You are on page 1of 6

Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng viết rằng: "" Đời chúng ta nằm

trong vòng chữ Tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu, càng đi sâu, càng
thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta say trong trường tình cùng
Lưu Trọng Lư, ta điên cùng Hàn Mặc Tử, ta đắm say cùng Xuân
Diệu…". Không bộc bạch khát vọng yêu đương mãnh liệt như Xuân
Diệu, không mộc mạc chân quê như Nguyễn Bính, không mang một nỗi
sầu man mác như Huy Cận, Hàn Mặc Tử bộc bạch với đời với người
bằng một tiếng thơ đầy điên loạn, thế nhưng đó là tiếng lòng của một
con người yêu cuộc sống và gửi tới đời một tình yêu đầy da diết và đau
đớn. Giữa một rừng thơ ma quái và kì dị - nơi những vần thơ điên loạn
với ngập tràn ý tượng của hồn, trăng, và máu, lại mọc lên một bông hoa
trong sáng tinh khôi, còn vương bao hương sắc ở đời. Bông hoa ấy Hàn
đặt tên “Đây thôn Vĩ Dạ”, trong nó chứa chở bao cảm xúc và hoài nhớ
về một miền quê từng gắn bó biết bao…
Khi được gọi tên cho Phong trào thơ mới, Đỗ Lai Thúy đã gọi đó là
một “Cây nấm lạ trên gia hệ của văn mạch dân tộc”. Cái “lạ” của thơ
mới, có người biết, có người chưa biết, nhưng cái “lạ” mà người thi sĩ
Hàn Mặc Tử mang theo khi bước vào làng thơ, thì hẳn ai cũng rõ. Thơ
Hàn Mặc Tử thường có những bước nhảy đột ngột về ý. Ý nọ cách ý kia
một khoảng lớn, có lúc tưởng chừng như không liên kết gì với nhau
nhưng thực ra lại gắn bó rất chặt chẽ ở các trạng thái của cảm xúc.Đây
thôn Vĩ Dạ là bài thơ nổi tiếng, được coi là viên ngọc quý trong thơ ca
Việt Nam. Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt của thi
sĩ, thể hiện qua tình cảm thiết tha đối với cảnh vật và con người. Dẫu có
thoáng nét ngậm ngủi và sự chia lìa, tan vỡ của tình yêu song cảm xúc
ấy đã thăng hoa, làm giàu thêm đời sông tình cảm của con người. Có
thể coi bài thơ là lời tỏ tình với cuộc đời của một trái tim yêu thương và
luôn luôn hy vọng:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Mở đầu bài thơ bằng một câu hỏi tu từ, như lời trách nhẹ nhàng, không
có chút giận hờn nào của một cô gái Huế với chàng trai mà cô thầm
thương trộm nhớ. Câu thơ còn chứa đựng sự mong đợi, mong chờ, sao
lâu rồi anh không về chơi thôn Vĩ. Tác giả dùng tư "chơi" một cách thân
mật khác hẳn từ "về thăm" mang tính chất xã giao, cách dùng từ ấy phù
hợp với một lời mời chân tình, gần gũi. Đó còn là một lời mời “dịu ngọt”,
thôn Vĩ hiện lên, vẻ đẹp không mang nét hùng vĩ như cảnh “Đèo Ngang”
hay mang trong mình sự huyền bí hư không, dưới ngòi bút của chính tác
giả, hiện lên với vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ, đúng chất Huế. Cái đẹp
được tả từ ánh nắng ban mai “nắng mới”, ánh sáng tinh khiết nhẹ nhàng
buổi sớm soi rọi xuống những “hàng cau” xanh mướt như đón lấy những
tia nắng đầu tiên đó. Tất cả như được phủ kín với ánh sáng, một thử
ánh sáng tinh khôi, dưới ánh sáng đó tất cả vạn vật như rực lên sức
sống đang tuôn trào.
Nhìn nắng hang cau nắng mới lên
Hai từ “ nắng “ được lặp lại liên tiếp tạo ấn tượng về cái nắng bao trùm.
Có điều ở đây cái nắng không phải miêu tả bình thường mà rất cụ thể:
” nắng hàng cau “. Trong những khu vườn ở Huế, người ta vẫn thường
thấy những cây cau cao hơn tất cả. Nó vươn lên mạnh mẽ để chiếm lấy
cái sâu thẳm của bầu trời và mỗi bình minh, nó cũng là loài thức dậy
đầu tiên để đón nhận tia nắng mới. Hai chữ “ nắng mới “ không chỉ làm
ta nghĩ đến cái nắng phơn phớt nhẹ nhàng mà khiến ta hình dung về
những ánh ban mai hồng ấm áp thân mật. Hình ảnh nắng là hình ảnh
quen thuộc trong thơ hàn Mặc Tử. Nhưng ở những bài khác thường là
nắng “ tươi “, nắng “ ửng “, nắng “ chang chang “... còn bài này là nắng
mới trinh nguyên làm dậy lên vẻ đẹp mộng mơ của bức tranh thiên
nhiên thôn Vĩ Dạ. Vẻ đẹp ấy còn được nói ở câu sau:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Nếu câu trên ánh mắt thi sĩ hướng lên cao thì câu này tầm nhìn đã hạ
xuống thấp và thi sĩ đang bao quát theo chiều rộng. Ấn tượng về khu
vườn được nói đến qua từ “ mướt quá “. Mướt quá chứ không phải là
mượt quá. Nếu mượt quá chỉ đơn thuần gợi sự mềm mại, mịn màng
thì mướt quácòn mang dáng vẻ non tơ lóng lánh. Chữ “mướt” ở đây
được dùng rất khéo, nói lên cái tốt tươi của sự sống trong khu vườn, nói
“mướt” là nói đến trạng thái mượt mà, mềm dịu đang độ phát triển tơ
non. Màu “xanh như ngọc” là màu xanh như được lọc qua ánh sáng rất
đẹp và gợi cảm. Đó là màu xanh được miêu tả ban mai hoặc khi bầu trời
đang bừng sáng thì mới có một màu xanh như ngọc.Có lẽ vào mỗi buổi
sớm mai, khi cảnh vật vừa được tắm gội trong sương đêm thanh sạch
thì ánh sáng ngày mới chiếu vào làm nó sáng lên màu ngọc bích, vừa kỳ
ảo, vừa huyền hồ. Câu thơ làm ta liên tưởng đến câu thơ của nhà thơ
Xuân Diệu: Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
( Trích: Thơ Duyên – Xuân Diệu )
Cái khác ở chỗ Xuân Diệu chủ yếu nhấn mạnh sắc xanh còn Hàn Mặc
Tử dùng so sánh để nhấn mạnh sự quý giá, trong trẻo, nõn là. Và tất cả
sự quý giá, nõn là này đều thuộc về vườn ai. Chữ “ ai “ trong nhiều
trường hợp gợi ra sự yêu thương ngọt ngào song ở đây có cái gì xa xôi,
khó xác định. Vậy là câu thơ thứ ba rất khác với câu hai. Câu hai cảnh
sắc chân thực, rõ ràng, câu ba nhuốm màu hư ảo. Câu hai niềm vui
dâng trào khi tận hưởng sắc nắng, câu ba với chữ “ ai “ chỉ quan hệ sở
hữu thì sắc xanh ấy đã không thuộc về nhà thơ nữa rồi. Niềm vui vừa
bừng lên lại rơi vào se lạnh. Vì se lạnh nên càng cảm thấy khát khao,
gắn bó với vẻ đẹp kia. Và thế là những hình ảnh khác lại miên man sống
dậy: Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Chữ “ che ngang “ vừa gợi sự đan xen, vừa gợi sự hài hòa trong cảm
nhận của nhiều người. Cụm từ “ mặt chữ điền “ đem đến nhiều cách
hiểu khác nhau.  Những khu vườn ở thôn Vĩ có những ô cử hình chữ
điền để trang trí trên tường rào. Lá trúc ở trong vườn thấp thoáng lúc ẩn
lúc hiện ở những ô cửa trang trí đó nên tác giả viết “ Lá trúc che ngang
mặt chữ điền”. Câu thơ có ý nghĩa tả thực làm nổi bật vẻ sinh động của
cây lá trong những khu vườn ở thôn Vĩ. Có người cho đây là khuôn mặt
đàn ông, có người hiểu đây là khuôn mặt đàn bà, lại có người xem ấy
chính là khuôn mặt của Hàn Mặc Tử ( Ý kiến này của Chu Văn Sơn vì
ông thấy Hàn Mặc Tử hay vẽ mặt mình ). Thực ra trong văn chương có
cái “ bất khả tri “, người ta không thể biết chính xác nói về ai mà biết
cũng chẳng để làm gì. Chỉ cần biết người Huế có những câu ca dao
này:
Mặt em vuông tự chữ điền
Da em thì trắng áo em mặc ngoài
Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung.
Như vậy, khuôn mặt chữ điền biểu hiện cho sự chung thủy, nghĩa tình
quý giá của con người. Khuôn mặt ấy ẩn hiện trong dáng trúc nên càng
đẹp hơn.Ba câu thơ đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ tuyệt diệu,
con người Vĩ Dạ cũng thật đáng yêu mà sao anh không về? Thì ra câu
đầu hình thức là câu hỏi nhưng không phải để tìm kiếm câu trả lời mà
làm sống dậy, để đánh thức kỷ niệm về thôn Vĩ Dạ trong lòng thi nhân: “
Kỷ niệm về một thời học trường dòng Pellerin ở Huế “, kỷ niệm về một
ngày đến thăm người trong mộng, chỉ dám đứng đầu ngõ không dám
vào... Câu đầu có bảy chữ nhưng có tới sáu thanh bằng nên gợi cái gì
trong tâm tưởng. Có người cho đây là câu hỏi của Hoàng Cúc song có
lẽ không phải bởi thơ Hàn Mặc Tử là thứ thơ hướng nội nên đây chỉ có
thể là sự phân thân để tự hỏi lòng mình. Hỏi để nhớ lại người xưa cảnh
cũ, hỏi để nuối tiếc một thời gian đã qua. Mà bây giờ đã thành kỷ niệm,
thậm chí thành cái ray rứt trong lòng người: Thôn Vĩ Dạ đẹp thế mà sao
anh không về? Một câu hỏi đầy ám ảnh mà như còn bao chứa một dự
cảm đau lòng: Thôn Vĩ mãi mãi chỉ là một kỷ niệm trong tâm tưởng mà
thôi. Gió theo lối gió mây đường mây
Nhịp 4/3 đã bẻ gãy câu thơ, đẩy gió về một hướng, mây về một phương.
Gió ẩn mình trong gió, mây cuộn mình trong mây. Trong thực tế, gió và
mây luôn cùng đường. Ở đây, tác giả đã mượn cái phi lí để nói xa cách
của lòng người. Hay đó cũng có thể là lòng người buồn vị li biệt nên
nhìn đâu cũng cảm thấy biệt li.
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.
Buồn thiu nghĩa là hắt hiu tĩnh lặng. Chữ buồn thiu đặt sau dòng nước
làm dòng Hương Giang kia không còn là dòng sông vô chi mà là một
sinh thể có linh hồn mang tâm trạng. Nhịp điệu câu thơ chậm gợi điều
chảy chậm, vừa cho thấy nhịp tâm hồn nhưng cái hay nhất là động từ “
lay “. Đây là động từ vốn không vui, không buồn. Nhưng ở cảnh ngộ này
nó lại buồn hiu hắt. Phải chăng, nó đã phụ họa cho nỗi buồn của nàng
gió hay chính mây gió và dòng sông đang tỏ nỗi buồn và ngọn tóc phất
phơ? Hay là nỗi buồn của ca dao thưở trước đã quay ngược thời gian
đếp nhập vào tiếng thơ Hàn Mặc Tử. 
Ai về Giuồng Nứa qua truông
Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em.
Ta không biết trăng, chỉ biết rằng chữ lay kia đã tô đậm thêm nỗi buồn,
lay động trái tim bao độc giả. Còn với nhân vật trữ tình, chữ lay ấy nhắc
nhở một niềm hi vọng.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay.
“Thuyền ai” phải chăng đó là con thuyền của cô gái Huế, con thuyền mà
nhà thơ đang mơ ước chở trăng và phải chăng trăng chính là tình yêu
mà nỗi chờ mong của Hàn Mặc Tử. “Tối nay” là tối nào, phải chăng đây
là giới hạn cuối cùng của cuộc đời nhà thơ – khi mà cuộc sống của nhà
thơ là cuộc chạy đua với thời gian. “Tối nay” phải chăng chính là ranh
giới của sự sống và cái chết. Khác với cái nhìn có vẻ tươi vui của câu
hỏi ở khổ thơ đầu, câu hỏi ở khổ thơ thứ hai ẩn chứa trong khoảng lặng
của nó một cái nhìn dự cảm, một sự gấp gáp đầy khổ đâu: “Có chở
trăng về kịp tối nay?”. Trăng là biểu tượng cho thế giới ngoài kia, thế
giới của cuộc sống và ánh sáng, khác hẳn với thế giới trong này, thế
giới của bóng tối và bệnh tật, của những đớn đau, của thể xác và linh
hồn tan rã… Chạm vào khoảng lặng gửi gắm trong chữ “kịp” trái tim
người đọc như thắt lại. Tại sao lại băn khoăn về chữ “kịp”, tại sao ở đây
lại có cái gấp gáp về thời gian, và có cái gì đó bùi ngùi như thể mất mát?
Phải chăng thi nhân đã có dự cảm chẳng lành? Hay phải chăng đó là
tâm trạng đau khổ tự ti của một con người bị cuộc đời quay lưng? Ẩn
trong ngôn từ là những nỗi niềm chua xót, những nỗi niềm tủi phận, của
một tâm hồn đáng thương. Hàn Mặc Tử gấp gáp, nhưng lại là gấp gáp
để được hưởng những điều tối thiểu của cuộc đời. Cái tình cảnh ấy đau
xót như những vết cứa vào tim, khiến ta không sao kìm nổi nước mắt.
Khoảng lặng ở đây ôm ấp những xúc cảm bi kịch và đầy day dứt, ảm
ảnh và mờ nhòa như một vết thương tâm tưởng… Sông trăng – Ánh
trăng khỏa đầy dòng sông hay chính ánh trăng đã tạo lên dòng sông
trăng. Cảnh vật thiên nhiên tràn ngập ánh sáng, một ánh trăng vàng
sáng loáng chiếu xuống dòng sông, làm cho cả dòng sông và những bãi
bồi lung linh, huyền ảo. Cảnh nên thơ quá, thơ mộng quá! Và cũng đa
tình quá! Dòng nước buồn thiu đã hoá thành dòng sông trăng lung linh,
con thuyền khách đã trở thành thuyền trăng. Tác giả đã gửi gắm một
tình yêu khát khao, nỗi ngóng trông, mong nhớ vào con thuyền trăng,
vào cả dòng sông trăng. Thơ lồng trong ngôn ngữ thơ thật là tài tình,
thật là đẹp với xứ Huế mộng mơ. Tác giả đã lướt bút viết nên những
câu thơ nhẹ nhàng, sâu kín nhưng hàm chứa cả tình yêu bao la, nồng
cháy đến vô cùng. Vầng trăng trong hai câu thơ này là vầng trăng
nguyên vẹn của thi nhân trước mảnh tình yêu chưa bị phôi pha. Thuyền
đậu, thuyền đi trên sông Hương trong đêm trăng là chuyện bình thường,
nhưng bến sông trăng thì chi có trong thơ Hàn Mặc Tử. Thuyền chở
trăng về kịp tối nay thì cuộc hẹn hò sẽ trọn vẹn. Có rượu, có trăng, có
những người yêu nhau thì đời đẹp biết bao! Bù lại cảnh tượng ngăn
cách, buồn bã ở hai câu trên, đây là hi vọng của cuộc gặp gỡ hòa hợp
mát lành, cho dù hi vọng ấy cũng chẳng khác chi sương khói.Bốn câu
thơ khổ này là bức tranh tâm cảnh. Gió, mây chia đường, bạn tình rẽ
đôi. Buồn đến cả dòng sông, ngọn bắp. Thuyền ai đó hay thuyền em mà
sáng đầy trăng? Hãy chở trăng vê kịp tối nay để ta gặp nhau lần cuối.
Nhưng đó chỉ là ước mong, dẫu chân thành tha thiết mà mờ ảo, mông
lung.
“ Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra”
Nhịp thơ 4/3 và điệp ngữ “Khách đường xa” được lặp lại hai lần thể hiện
tâm trạng khắc khoải chờ đợi và niềm khát khao đến mãnh liệt. Từ “mơ”
nằm đầu câu đã thể hiện rõ tâm trạng mong chờ ấy của thi nhân. “Mơ”
chứ không phải là “mong”, vì không mong được nên mơ, vì sống trong
mơ có lẽ sẽ bớt đi nỗi cô đơn thì phải. “Khách đường xa” có lẽ chính là
cô gái Huế, và khách đường xa xuất hiện trong màu áo trắng. Màu trắng
tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng tinh khôi của cô gái Huế – nhất là
Hoàng Cúc từng là nữ sinh của trường Đồng Khánh. Trong sự đa nghĩa
của câu thơ, màu trắng còn là sắc màu chỉ sự trong trắng của mối tình
đơn phương; màu trắng ở đây vượt lên trên mức bình thường nên đã
hóa thành màu của ảo ảnh và chính vì nhìn vào ảo ảnh nên hình bóng
của giai nhân cứ mờ nhoè, hư ảo.
 “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”
      “Ở đây” – nơi nhà thơ dưỡng bệnh – nơi mà Hàn Mặc Tử luôn xem
là lãnh cung giam lỏng mình. “Ở đây” và “ngoài kia” có xa xôi mấy đâu
vậy mà một lần về thăm thôi cũng là điều không tưởng. Bởi thế câu thơ
như vừa thực vừa mơ, còn kỷ niệm cứ chìm dần vào Huế – nơi đó giai
nhân trong mộng đang lẫn trong màu khói sương của kỷ niệm.  Câu hỏi
cuối khổ thơ vang lên đầy hoài nghi, đầy khắc khoải về một mối tình vô
vọng: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Ai là ai? Là em không biết tình anh
đậm đà? Hay là liệu tình em có đậm đà với anh? Cảm xúc cứ day dứt,
cứ xoay vòng, cứ xoáy sâu như một cơn lốc, đầy băn khoăn, đầy trăn
trở, nhưng thực ra lại chính là những khao khát sống, những yêu
thương, găn bó với cuộc đời của một con người ở vực thẳm của sự
tuyệt vọng. Đây là sự hoài nghi của người yêu đời tha thiết. Nhà thơ
trong trạng thái bị dày vò vì khát khao tình yêu, vì trái tim đang rơi vào
trống trải. Câu hỏi như một tiếng kêu đau đớn, mang theo nỗi buồn vô
vọng và những uẩn khúc của Hàn Mặc Tử – một tâm hồn đau thương
chới với, bất lực trong mặc cảm chia lìa nhưng cũng hết lòng thiết tha
với cuộc đời.
Đây thôn vĩ đạ là 1 bài thơ chứa đầy khoảng lặng. Những khoảng
lặng ấy được sáng tạo bằng những câu hỏi tu từ, băn khoăn day dứt.
Hỏi, nhưng không phải hỏi, bản thân câu hỏi đã có câu trả lời. Hỏi, như
tiếng lòng khắc khoải cứ mãi trở trăn, hỏi đấy, mà thực ra, chính là
những xúc cảm đang cất lời. Hình tượng dòng sông trăng, hình tượng
sương khói nhân ảnh đều vẽ ra những khoảng lặng man mác, khoảng
lặng của cõi trời nước mênh man, khoảng lặng của ánh trăng trầm mặc,
khoảng lặng của màn đêm thăm thẳm, khoảng lặng của sương khói, của
cõi mộng, cõi điên…Nhưng tác dụng tạo khoảng lặng đáng kể nhất phải
kể đến những đại từ phiếm chí. Cụ thể ở đây là đại từ phiếm chỉ “ai”.
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”.
“Ai biết tình ai có đậm đà”. Về mặt ngữ nghĩa những đại từ phiếm chỉ
làm cho nhòe nghĩa, làm đối tượng mờ dần đi, nhạt nhòa dần đi, tính cá
thể trở nên không rõ ràng, như phủ một lớp màn sương khói lên tất cả.
Điều này tạo ra những khoảng trống mênh mông khi hình tượng nghệ
thuật, thông qua ngôn từ nghệ thuật, tác động và tâm tưởng người đọc
và tạo ra những hình ảnh trong tâm trí họ. Những khoảng trống mênh
mông ấy, những khoảng lặng ấy, như thể những khoảng trống trong
những bức tranh thủy mặc, luôn mang môt sức gợi lớn lao, như cuốn
hút người đọc vào khám phá một miền bí ẩn nào ấy, khiến họ tích cực
khi tiếp nhận tác phẩm, và khiến tác phẩm ở sâu trong lòng họ. 

You might also like