You are on page 1of 4

ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Nhận biết:
Câu 1: Giá trị đo của vonkế và ampekế xoay chiều chỉ:
A. Giá trị tức thời của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
B. Giá trị trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
Câu 2: Một thiết bị điện một chiều có các giá trị định mức ghi trên thiết bị là 110V. Thiết
bị đó phải chịu được hiệu điện thế tối đa là:
A. 110 2 .V B. 110V C. 220V D. 220 2 .V
Câu 3: Một thiết bị điện xoay chiều có các giá trị định mức ghi trên thiết bị là 110V.
Thiết bị đó phải chịu được điện áp tối đa là:
A. 220 2 .V B. 220V. C. 110 2 .V D. 110V
Câu 4: Giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều có biểu thức u 20 5 cos(100πt) V
là:
A. 220 5 .V B. 220V C. 110 10 .V D. 110 5 .V
Câu 5: Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức i= 2 3 cos(200πt + π/6)
là:
A. 2A B. 2 3 A C. 6 A D. 3 2 A.
Câu 6: Một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 4sin(100t +π/3)A Chọn phát biểu
đúng ?
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua mạch là 4 A.
B. Tần số dòng điện xoay chiều là 100 Hz.
C. Cường độ dòng điện cực đại của dòng điện là 4 A.
D. Chu kì dòng điện là 0,01 s.
Câu 7: Dòng điện xoay chiều có tần số f = 60 Hz thì trong 1 giây đổi chiều
A. 60 lần B. 120 lần C. 30 lần D. 180 lần
Câu 8: Một dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz thì trong mỗi giây dòng điện đổi chiều
mấy lần ?
A. 100 lần. B. 25 lần. C. 50 lần. D. 60 lần.
Câu 9: Một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2 2 cos(100πt + π/3) A. Kết luận nào
sau đây là không đúng ?
A. Cường dộ dòng điện hiệu dụng chạy qua mạch là 2A.
B. Tần số dòng điện xoay chiều là 50Hz.
C. Cường độ dòng điện cực đại là 2 2 A.
D. chu kỳ là 100 s
Câu 10: Chọn câu trả lời sai. Dòng điện xoay chiều là:
A. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng sin.
B. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng cos.
C. Dòng điện đổi chiều một cách tuần hoàn.
D. Dòng điện dao động điều hoà.
Câu 11: Chọn phát biểu đúng về vôn kế và ampe kế
A. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị hiệu dụng của điện áp và
cường độ dòng điện xoay chiều.
B. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị cực đại của điện áp và cường
độ dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị trung bình của điện áp và
cường độ dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị tức thời của điện áp và cường
độ dòng điện xoay chiều.
Câu 12: Một khung dây gồm N vòng dây quay đều với tần số góc  trong từ trường đều
B. Vecto cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Diện tích của mỗi vòng dây là S .
Suất điện động cảm ứng trong khung có giá trị cực đại là
A. E0 = NBS B. E0 =  NBS C. E0 = 2 NBS  D. E0 = 2 NBS
Thông hiểu:
Câu 13: Biểu thức của cường độ dòng điện trong một đoạn mạch là: i= 2 5 cos(200πt +
π/3) A. Ở thời điểm t =1/300 s cường độ trong mạch đạt giá trị
A. Cực đại B. Cực tiểu C. Bằng không D. 5
Câu 14: Một khung dây gồm 250 vòng dây quay đều trong từ trường đều B = 0,02T.
Vecto cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Diện tích của mỗi vòng dây là
400cm2. Suất điện động cảm ứng trong khung có giá trị cực đại là 12,56 V. Tần số suất điện
động cảm ứng trong khung là
A. 10 Hz B. 20 Hz C. 50 Hz D. 100 Hz
Câu 15: Một khung dây dẫn phẳng dẹt hình chữ nhật có 500 vòng dây, diện tích mỗi vòng
54 cm2. Khung dây quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung), trong từ
trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn 0,2 T. Từ thông cực
đại qua khung dây là
A. 0,27 Wb. B. 1,08 Wb. C. 0,81 Wb. D. 0,54 Wb.
Vận dụng:
Câu 16: Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0 cos(ωt – π/2). Trong
khoảng thời gian từ 0 đến 0,01s, cường độ tức thời có giá trị bằng 0,5Io vào những thời điểm:
A. 1/400s ; 2/400s B. 1/500s ;3/500s
C. 1/300s ;2/300s D. 1/600s ;5/600s
2.10−2
Câu 17: Từ thông qua một vòng dây dẫn là Φ = cos(100t + /4) (Wb) Biểu thức
π
của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là:
A e = 2cos(100t ) (V) B. e = -2cos(100t - /4) (V)
C e = -2cos(100t) (V) D. e = 2cos(100t - /4) (V)

Câu 18: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm2,
quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120 vòng/phút trong một từ trường
đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc
thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ.
Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là

A. e  48 sin(40t  ) (V). B. e  4,8 sin(4t  ) (V).
2

C. e  48 sin(4t  ) (V). D. e  4,8 sin(40t  ) (V).
2
Câu 19: Một khung dây dẹt hình vuông cạnh 20cm có 200 vòng dây quay đều trong từ
trường không đổi, cảm ứng từ 0,05T với tốc độ 50 vòng/s, xung quanh một trục nằm trong
mặt phẳng khung dây và vuông góc với từ trường. Tại thời điểm ban đầu, pháp tuyến của
khung dây ngược hướng với từ trường. Từ thông qua khung ở thời điểm t có biểu thức
A.   0, 4sin(100t) Wb. B.   0, 4cos(100t) Wb.
C.   0, 4cos(100t  ) Wb. D.   0,04cos(100t) Wb.
Câu 20: Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc  quanh một trục cố định nằm
trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có véctơ cảm ứng từ vuông góc với trục
quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức e  Eo cos(t   2) V.
Tại thời điểm t = 0, véctơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với véctơ cảm ứng từ
một góc bằng
A. 45o. B. 180o. C. 90o. D. 150o.

You might also like