You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Đề Tài:

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại


các ngân hàng thương mại Việt Nam
Subject : Phương Pháp Định Lượng
Lecturer : Ths. Nguyen Trung Thong
Ly My Quyen (Leader)
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nợ xấu là khoản tiền ngân hàng cho vay khách hàng, nhưng vì một số yếu tố chủ quan,
ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ gốc và lãi khi khoản vay đến hạn. Trong
những năm gần đây, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại đã được cải thiện đáng kể, tuy
nhiên vẫn còn rất nhiều khoản nợ xấu chưa được giải quyết dứt điểm. Đối với các ngân
hàng thương mại, nợ xấu là dấu hiệu của chất lượng cho vay kém và là nguyên nhân gây
ra rủi ro lãi xuất, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Việc nghiên cứu và xác định rõ được các nhân tố tác động đến nợ xấu ngân hàng sẽ giúp
các nhà quản trị ngân hàng có chính sách phù hợp
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Cơ sở lý thuyết
Giới thiệu về nợ xấu của ngân hàng
Các quan điểm về Nợ xấu của ngân hàng thương mại
Theo quốc tế:
Theo quan điểm về nợ xấu của NHTW Châu Âu (ECB) cho rằng: “Nợ xấu là những
khoản cho vay không có khả năng thu hồi hoặc là những khoản cho vay có thể không
thanh toán đầy đủ cho ngân hàng”
Trong khi đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2005) lại nhấn mạnh: “Một khoản cho vay được
coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90
ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay
gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ
việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”
Còn theo tiêu chuẩn kế toán và ngân hàng quốc tế IAS 39, khái niệm này thường được đề
cập đến như những khoản cho vay bị tổn thất hơn là cụm từ “nợ xấu”.
Theo Việt Nam:
Theo quan điểm của NHNN, Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn xảy ra khi khách hàng
bị nghi ngờ hoặc mất khả năng thanh toán nợ. Nợ xấu báo gồm các khoản nợ quá hạn trên
ba tháng và căn cứ vào khả năng thanh toán nợ của khách hàng để hạch toán các khoản
vay vào nhóm thích hợp.
Phân loại nợ:
Phương pháp định lượng:
Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi
đủ gốc và lãi và có thể phát sinh trong tương lai
Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ khoanh
chờ Chính phủ xử lý.
TCTD có quyền tự quyết định phân loại khoản nợ vào các nhóm nợ tùy thuộc vào khả
năng thanh toán nợ của khách hàng.
Phương pháp định tính:
Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi
đủ gốc và lãi và có thể phát sinh trong tương lai
Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: Các khoản nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ
gốc và lãi nhưng khách hàng lại có dấu hiệu suy giảm khả năng thanh toán nợ.
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ không có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi
Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: Các khoản nợ có khả năng gây tổn thất cao
Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ không còn khả năng thu hồi gốc và lãi.
Nợ xấu tác động đến NHTM
Giảm lợi nhuận của ngân hàng: Nguy cơ nợ xấu tăng cao khiến lợi nhuận của ngân hàng
giảm đi đáng kể do một số khoản nợ không thu được lãi vay, thậm chí có khả năng không
thu hồi được cả gốc lẫn lãi. Đồng thời còn phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nên
nhiều ngân hàng hiện nay rao bán tài sản thế chấp để tăng lợi nhuận.
Giảm uy tính của ngân hàng: Nợ xấu cao ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng làm cho
uy tín, tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy
động vốn của ngân hàng. 
Làm giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng: Nợ xấu càng cao dẫn đến khả năng sinh
lời của vốn và tài sản càng thấp, làm hạn chế mở rộng quy mô tín dụng cũng như kênh
phân phối dẫn đến làm giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Các nhân tố tác động đến nợ xấu của NHTM
Các nhân tố vĩ mô:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thể hiện nền kinh tế đang phát triển tốt, dẫn đến khả
năng thanh toán khoản nợ tốt hơn, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm đi đáng kể. Đồng thời, một
số các nghiên cứu thực nghiệm khác đều khẳng định mối liên hệ ngược chiều giữa tốc độ
tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Theo nghiên cứu của Filip (2015),
phân tích về mối tương quan giữa nợ xấu so với các nhân tố vĩ mô để xác định nguyên
nhân gây ra nợ xấu. Ngoài ra, Jimenez và Saurina (2006) cũng cho rằng tốc độ tăng
trưởng kinh tế và tỉ lệ nợ xấu có quan hệ ngược chiều từ đó giúp ngân hàng cải thiện các
khoản nợ xấu.

You might also like