You are on page 1of 11

BÀI THUYẾT TRÌNH SỐ 2

A. NỘI DUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHIỆP


HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN
TRI THỨC
I. Nội dung
  Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào
kinh tế tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri
thức mới nhất của nhân loại.
 Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của
đất nước, ở từng vùng, địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội.
 Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.
 Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực,
nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

II. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế
trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển tri thức
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng
bộcác vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
 
- Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Vấn đề nông thôn và
nôngdân là một vấn đề lớn của quá trình công nghiệp hóa đối với tất cả các nước tiến
hành
Công nghiệp hóa trên thế giới, bởi vì công nghiệp hóa là quá trình thu hẹp khu vực
nông
nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và đô thị.
Nôngthôn chiếm đa số dân cư ở thời điểm khi bắt đầu công nghiệp hóa. Vì vậy, quan
tâm đến
nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của
quátrình công nghiệp hóa. Trong những năm tới, định hướng phát triển cho quá trình
này là:
 
> Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị
gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ
khoa học –
 kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượngvà sức
cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương.
> Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ;
giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.
 
- Về quy hoạch phát triển nông thôn:
 
> Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình
xây
dựng nông thôn mới; xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh,
môitrường lành mạnh.
 
> Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội đồng bộ như
thủylợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu
điện, chợ<
 
> Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình
độdân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, đảm bảo an ninh trật tự và
an toànxã hội.
 
- Về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn:
 
> Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng có sử
dụngđất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu
đô thịmới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng
lao độnglàm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều
kiện để laođộng nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả đi lao
động nước ngoài.
> Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo,
 
nhất là ở các vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
 -
Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Tính quy luật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tỷ trong của nông nghiệp giảm,
cònnông nghiệp, dịch vụ thì tăng lên. Vì vậy, nước ta chủ trương phát triển nhanh hơn
côngnghiệp, xây dựng và dịch vụ.
 
+ Đối với công nghiệp và xây dựng.
 
> Khuyến khích các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công
nghiệpphần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh
 
tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu vàthu hút nhiều lao động; phát triển một số khu
kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng caohiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế
xuất. Khuyến khích và tạo điều kiện để cácthành phần kinh tế tham gia phát triển các
ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vàhàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất
quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hútđầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn
nước ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia.
 
> Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư và thực hiện các dự án quan
trọngvề khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ
bản, phân bón, vật liệu xây dựng; có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô; thu
hút chuyêngia giỏi, cao cấp của nước ngoài
 
và trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài.
 
> Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế  -xã hội nhất là các sân bay quốc
tế,cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung cấp
điện, hạtầng kỹ thuật và hạ tầng các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nướ; Phát
triển côngnghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng; tăng nhanh năng
lực và hiệnđại hóa bưu chính –
 viễn thông.
 
+ Đối với dịch vụ:
 
> Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất
lượngcao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành dịch vụ
cao hơntốc độ tăng GDP. Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bước
phát triểnngành “công nghiệp không khói” này; tiếp tục mở
 
rộng và nâng cao chất lượng các ngànhdịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân
hàng, bưu chính viễn thông, du lịch;phát triển mạnh các dịch vụ sản xuất nông –lâm-
ngư nghiệp phục vụ đời sống ở khu vựcnông thôn.
> Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.
Nhànước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi
cho các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, cạnh tranh bình đẳng trên
thịtrường dịch vụ.
 -
Phát triển kinh tế vùng
 
Cơ cấu kinh tế vùng là một trong những cơ cấu cơ bản của nền kinh tế quốc dân, xác
địnhđúng đắn cơ cấu vùng có ý nghĩa quan trọng. Nó cho phép khai thác có hiệu quả
các lợithế so sánh của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả
nước. Để phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng trong những năm tới, cần phải:
 
+ Có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh trên
cơsở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên
vùng,
 đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao, khắc phục
tìnhtrạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính.
 
+ Xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam
thànhnhững trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đóng góp
ngày cànglớn cho sự phát triển chung của cả nước. Trên cơ sở phát triển các vùng kinh
tế trọngđiểm, tạo ra động lực và sự lan tỏa đến các vùng khác và trợ giúp các vùng khó
khăn, đặc biệt các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nguyên, Tây Nam, Tây Bắc; Có chính sách
trợ giúpnhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó khăn; Bổ sung chính sách
khuyếnkhích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp nước
ngoài đếnđầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn.
 -
Phát triển kinh tế biển
 
+ Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm,
cótrọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu
vực,gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.
 
+ Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển,
khaithác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển, đảo.
Đẩymạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển, đồng thời hình thành một số
hànhlang kinh tế ven biển.
 -
Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ
 
Để chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu công nghệ trong quá trình công nghiệp
hóa,hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức cần phải:
+ Phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn nhân lực đồng bộ và chất lượng cao, tỷ lệ
laođộng trong khu vực nông nghiệp hợp lý.
 
+ Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách
mạngkhoa học và công nghệ; lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số
ngành, lĩnhvực then chốt; Chú trọng phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và công
nghệ sử dụngnhiều lao động để giải quyết việc làm; Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng
dụng thành tựu khoahọc và công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và
hiệu quả, trong từngngành, lĩnh vực của nền kinh tế.
 
+ Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để
thựcsự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiệnđại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài,
các nhàkhoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề
và côngnhân kỹ thuật có tay nghề cao.
 
+ Đổi mới cơ bản về cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài
chính phù
hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công nghệ.
 
Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.
 
Xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp
hóa,
 hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, vấn đề bảo vệ, sử dụng tài nguyên và
cảithiện môi trường tự nhiên được xác định:
 
+ Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất, nước, khoáng
sảnvà rừng; Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường, khắc phục
tìnhtrạng xuống cấp môi trường ở các lưu vực sông, đô thị, khu công nghiệp, làng
nghề, nơiđông dân cư và có nhiều hoạt động kinh tế; Quan tâm đầu tư cho lĩnh vực
môi trường,nhất là các hoạt động thu gom, tái chế và xử lý chất thải, phát triển và ứng
dụng côngnghệ sạch hoặc công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường; Hoàn chỉnh hệ thống
luật pháp,tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên;
Thực hiệnnguyên tắc người gây ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc chi trả cho việc xử lý
ô nhiễm.
 
+ Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng –thủy văn, chủ độngphòng
chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.
+ Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ
môi
trường, bảo đảm phát triển bền vững.
 
+ Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên,
chútrọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
B. PHẠM VI : CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG
NGHIỆP VÀ KINH TẾ NÔNG THÔN.
Chủ đề : VẤN
ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO
NGHÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH
Nội dung :
1. Thực trạng
A.Hạn chế :
Thứ nhất, Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ng ành c ủa Tỉnh còn chậm , thể hiện ở:
 Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo 3 nhóm ngànhchậm (m ục tiêu Tỉnh đặt ra là đến năm 2010:
tỷ trọng LĐNN còn 53%, L Đ CN 30% và LĐDV 17%; trong khi thực tế năm 2012 ở Thái
Bình đạt được là: LĐNN 58,34%, lao động CN 25,40%, LĐDV 16,26 %).
Thứ hai, Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Tỉnh chưa phù hợp và chưa
đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch CCKTtheo hướng CNH, HĐH và hội nhập.
 Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh đã theo hướng gắn với thay đổi cơ cấu chuyên môn,
kỹ thuật nhưng vẫn còn hạn chế, thể hiện ở tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến nay là 42%,
song đào tạo nghề mới chỉ chiếm 29%, điều này đồng nghĩa với chất lượng chuyển dịch
CCLĐ theo ngành không cao, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông.
 Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đưa đến NSLĐ cao,trong khi NSLĐ
chung các ngành giai đoạn 2005 -2010 tăng gần 72,7%, ngành CN -XD tăng 135,3% thì
ngành dịch vụ tăng 56,4% và ngành nông nghiệp chỉ tăng 34,4%. Đến nay,NSLĐ chung các
ngành của Tỉnh mới đạt 12,45 triệu đồng/người/năm, trong đó NSLĐ ngành nông nghiệp
thấp nhất, chỉ đạt 6,87 triệu đồng/người/năm, ngành công nghi ệp đạt17,79 triệu
đồng/người/năm và cao nhất l à ngành dịch vụ đạt 25,10 triệu đồng/nười/năm .
 Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đảm bảo việc làm, giải phóng sức lao động.
Mức độ toàn dụng lao động ở Tỉnh còn thấp. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành chưa đảm bảo
việc làm đầy đủ cho lao động trong độ tuổi, chưa thực sự giải phóng sức lao động để phát
huy vai trò của nguồn lao động cho PTKT. Hiện nay, thời gian sử dụng lao động ở khu vực
nông nghiệp chỉ đạt 75%. Tính đến 2012, tỷ lệ thất nghiệp toàn Tỉnh k hoảng 2,15%, trong
đó ở thành thị còn khá cao, khoảng 12%. Vấn đề GQVL cho lao động mất đất bằng chuyển
đổi nghề, di chuyển lao động sang các ngành khác chưa hiệu quả, thiếu ổn định, còn mang
tính mùa vụ.

Thứ ba, Chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Tỉnh thấp, thể hiện
ở:
 Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đưa đến NSLĐ cao,trong khi
NSLĐ chung các ngành giai đoạn 2005 -2010 tăng gần 72,7%, ngành CN -XD tăng
135,3% thì ngành dịch vụ tăng 56,4% và ngành nông nghiệp chỉ tăng 34,4%. Đến nay,
NSLĐ chung các ngành của Tỉnh mới đạt 12,45 triệu đồng/người/năm, trong đó
NSLĐngành nông nghiệp thấp nhất, chỉ đạt 6,87 triệu đồng/người/năm, ngành công
nghiệp đạt 17,79 triệu đồng/người/năm và cao nhất l à ngành d ịch vụ đạt 25,10 triệu
đồng/ng ười/năm .
 Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đảm bảo việc làm, giải phóng sức lao
động. Mức độ toàn dụng lao động ở Tỉnh còn thấp. Chuyển dịch CCLĐ theongành
chưa đảm bảo việc làm đầy đủ cho lao động trong độ tuổi, chưa thực sự giải phóng sức
lao động để phát huy vai trò của nguồn lao động cho PTKT. Hiện nay, thời gian sử
dụng lao động ở khu vực nông nghiệp chỉ đạt 75%. Tính đến 2012, tỷ lệ thất nghiệp
toàn Tỉnh k hoảng 2,15%, trong đó ở th ành thị c òn khá cao, khoảng 12%. Vấnđề
GQVL cho lao động mất đất bằng chuyển đổi nghề, di chuyển lao động sang cácngành
khác chưa hiệu quả, thiếu ổn định, còn mang tính mùa vụ
B.Làm được :
Động thái thay đổi tỷ trọng lao động theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Bình
Năm 2005, tổng số lao động của tỉnh là 945,9 nghìn người, tăng 0,66% so với năm
2001(939,7 nghìn người). Trong khi đó, năm 2010, tổng số lao động của tỉnh là
1.005,5 nghìn người, tăng 6,3% so với năm 2005 và đến năm 2012 là 1012,0 nghìn
người. Động thái thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành cụ thể như sau:
- Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong 3 nhóm ngành: Lao động trong khối ngành N, L,
TS đã giảm từ 75,12% tổng lao động của Tỉnh năm 2001 xuống còn 60,76% năm 2010
và đến năm 2012 còn 58,34%. Số lao động làm việc trong các ngành CN - XD và TM -
12 DV tăng lên, cụ thể: năm 2001, ngành CN - XD là 12,97%, ngành TM - DV là
11,91% thì đến năm 2010, tỷ lệ này lần lượt là 24,12%; 15,13% và năm 2012 là
25,40%; 16,26%.
Thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình thể hiện qua bảng sau:
- Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong nội bộ từng nhóm ngành:
+ Trong nội bộ ngành N, L, TS: từ chỗ năm 2001, LĐNN chiếm trên 99,5% tổng
số lao động N, L, TS của Tỉnh đã giảm xuống còn khoảng 95% năm 2010 và 2012; lao
động lâm nghiệp từ chỗ quá nhỏ bé, không có trong số liệu thống kê của Tỉnh giai
đoạn 2001-2005 thì đến năm 2010 đã chiếm 0,23% và 2012 là 0,44%; lao động thủy
sản của Tỉnh có chuyển biến, từ chỗ chiếm 0,45% năm 2001 đã tăng lên 4,28% năm
2010, năm 2012 giảm xuống còn 3,63%.
+ Trong nội bộ ngành CN - XD: năm 2001, lao động ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo là 90,3 nghìn người, tương đương 74,06% trong tổng số lao động CN - XD, thì
đến năm 2010, tăng lên 188,3 nghìn người (77,65%) và năm 2012 là 198,84 nghìn
người, tương đương với 77,35%; lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện…,
cung cấp nước và quản lý và xử lý rác thải, năm 2001, chiếm 0,82% và 0,08% thì đến
năm 2012 tăng lên là 1,03% và 0,4%; lao động ngành xây dựng giảm mạnh, năm 2001

24,06% thì năm 2010 và năm 2012 là 20,45% và 20,63%.
+ Trong nội bộ ngành TM - DV: phần lớn lao động trong ngành đều tăng lên (cả
tuyệt đối và tương đối), nhất là các ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống, từ chỗ năm 2001
là 2,4 nghìn người lên 12,2 nghìn người năm 2010 và 13,85 nghìn người năm 2012,
tăng lần lượt từ 2,14% lên 8,02% và 8,42%; ngành Kinh doanh bất động sản tăng từ
0,63% năm 2001 lên 1,27% năm 2012; tương tự ngành Khoa học và công nghệ tăng
từ
0,09% lên 0,95% nghìn người; Làm thuê giúp việc gia đình tăng từ 1, 25% lên 5,06%
người; Vận tải kho bãi tăng từ 5,9% lên 7,3% trong cùng giai đoạn. Một số ngành tăng
ít như ngành Kinh doanh bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, có một số ngành
giảm nhẹ như ngành Nghệ thuật, vui chơi, giải trí và ngành Dịch vụ khác.

Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình
Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012 như sau:
Giai đoạn từ năm 2001 - 2002 đến năm 2007 - 2008, tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ
theo ngành của Tỉnh biến động ít, điều này chứng tỏ sự thay đổi tỷ trọng lao động
trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh không nhiều; giai đoạn 2009 - 2010, tỷ lệ
chuyển dịch CCLĐ giữa các ngành kinh tế ở mức thấp nhất, là 1,7129% (do LLLĐ
giảm đột biến từ 997,7 nghìn lao động năm 2008 xuống còn 949,8 nghìn lao động năm
2009, giảm 44,9 nghìn lao động ). Tuy vậy, xét trong cả giai đoạn từ năm 2001- 2012,
lao động giữa các ngành luôn có sự chuyển dịch theo hướng từ các ngành N, L, TS
sang các ngành CN - XD, TM - DV.

2. Nguyên nhân :
Thứ nhất, Thiếu quy hoạch và chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành.
Tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh vùng ĐBSH và cả nước chưa có quy hoạch nhân
lực, quy hoạch chuyển dịch CCLĐ một cách hiệu quả. Gần đây, tỉnh Thái Bình mới có
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 -2020 và được phê duyệt cuối
tháng 7 năm 2012. Ở Tỉnh còn thiếu nhiều chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ
theo ngành, nhiều chính sách đã ban hành nh ưng hi ệu quả còn thấp như chính
sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút các nhà đầu t ư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
(KCN, CCN); chính sách bồi th ường khi thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
của Tỉnh cũng chưa thỏa đáng; chính sách quy hoạch đất đai canh tác chưa hợp lý và
thiếu đồng bộ.
Thứ hai, Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá và hội nhập của Tỉnh chậm, thể hiện ở
các KCN, CCN của Tỉnh chưa phát triển; tốc độ đô thị hóa của Tỉnh còn chậm. Quá
trình ĐTH ở Tỉnh không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố T hái Bình, còn lại
các thị trấn ởcác huyện đều là đô thị nhỏ, mật độ dân cư đô thị thấp, hạ tầng KT -XH
còn nhiều hạn chế, đô thị hình thành chủ yếu mang tính hành chính mà chưa gắn với
PTKT.
Thứ ba, Các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn
nhiều hạn chế , ở chỗ: Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo CMKT của
người lao động ở Tỉnh còn thấp.
3. Giải pháp

Thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động theongành theohướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóavà hội nhập quốc tế của địa phương
Thứ nhất, Đẩy mạnh CNH, HĐH tại địa phương , dựa trên việc khai thác triệt để tiềm
năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển công nghiệp; tập trung xây dựng hoàn chỉnh hạ
tầng kỹ thuật 6 KCN, 30 CCN đã được quy hoạch chi tiết; tiếp tục đẩy mạnh phát triển
các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề trên địa bàn thành phố và các
huyện.
Thứ hai, Đẩy nhanh tốc độ ĐTHvà HNQTc ủa Tỉnh , thông qua việc phát triển đô thị
và các điểm dân cư nông thôn ở Tỉnh; quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Thái Bình; tiếp tục
phát triển một số tuyến trục kinh tế; phát triển Hệ thống trung tâm của Tỉnh; phát triển
vùng ven biển... theo hướng CNH, HĐH và đẩy mạnh HNQT ở địa phương.
Nhóm giải pháp tạo lập nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ng
ành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế
của địa phương
Thứ nhất, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển TTLĐđáp ứng yêu
cầu chuyển dịch CCKTcủa Tỉnh.Đây là giải pháp cần phải được nhấn mạnh và thực
hiện ở mức độ "đột phá" do tính chất quyết định của trình độ học vấn phổ thôn g cũng
như kỹ năng của người lao động ở Tỉnh trong việc chuyển dịch lao động sang khu vực
phi nông nghiệp một cách bền vững. Các giải pháp Tỉnh cần thực hiện là: nâng cao
trình độ học vấn phổ thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật (nhất là đào tạo nghề) ;
phát triển TTLĐ nhằm gắn kết cung -cầu lao động .
Thứ hai, Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KT -XH
của Tỉnh.Giải pháp huy động nguồn vốn phải được cụ thể đến từng loại vốn: vốn trong
nước; vốn nước ngo ài và cần tiếp tục phát triể n mạnh các hình thức tín dụng cho
người dân chuyển đổi nghề.
Thứ ba, Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH -CNvào phát triển KT – XH của Tỉnh,
theo hư ớng: Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các
dịch vụ nông nghiệp để đưa KH-CN, kỹ thuật mới, tiến bộ ,nhất là công nghệ sinh
học với những giống cây, con có năng suất cao vào SX, KD,Phát triển công nghiệp
chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, rau quả ở Tỉnh; Kết hợp cải tiến công nghệ
hiện có, công nghệ sử dụng nhiều lao động với phát tri ển các ng ành công nghiệp công
nghệ cao ,đáp ứng nhu cầu thị trường; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện
đại, đổi mới phương thức tổ chức, quản lý khoa học các ngành d ịch vụ để mở rộng và
nâng cao chất lượng các dịch vụ cơ bản...
Nhóm giải pháp hoàn thiện và thực thi các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu lao động theo ngành
Một là , Chính sách thu hút đầu tư. Tỉnh cần tiếp tục bổ sung một số chính sách
khuyến khích đầu t ư phát triển ngành nông nghiệp theo chiều sâu, áp dụng rộng rãi
công nghệ sinh học, các thành t ựu khoa học về giống , bảo quản, chế biến nông sản,
hệ thống thủy lợi…; Tăng cường đầu tư hoàn thiện các KCN, CCN, làng ngh ề tiểu thủ
công nghiệp ở các huyện và thành phố Thái Bình theo qui hoạch; Khuyến khích, hỗ trợ
vốn và lãi suất cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ SX, KD những ngành thu hút
nhi ều lao động, tạo việc làm;
Tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ tốt nhất cho
chuyển dịch CCLĐ...
Hai là, Chính sách phát triển các ngành Tỉnh cần thực hiện đầy đủ, đồng bộ
chính sách phát triển ngành đối với ngành nông nghi ệp, CN - XDvà dịch vụ.Chính
sách về đào tạo nhân lực (cho ng ành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch...) gắn với
kinh tế biển ,chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ,chính sách phát triển nông
nghiệp nuôi trồng và khai thác, chế biến thủy sản gắn với kinh tế biển...
Ba là, Chính sách phát triển nguồn nhân lực. nhằm phát triển nguồn nhân lực đủ về số
lượng, hợp lý về cơ c ấu, chất lượng ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
và HNQT.Bổ sung,hoàn thiện và phát huyhiệu quả chính sách thu hút và sử dụng nhân
tài, nhân lực có trình độ cao của Tỉnh
Năm là, Chính sách giải quyết việc làm . Bảo đảm thực hiện tốt các chính sách bảo
hiểm, trợ cấp, hỗ trợ về nhà ở, về đào tạo và đào tạo lại cho người lao động. Đồng thời
có chính sách khuyến khích, động viên người lao động phát huy khả năng sáng tạo
trong lao động SX,KD,chính sách thu hút nhân tài
Thuận lợi:

- Thuận lợi từ điều kiện tự nhiên


Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưở ng Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nên Thái Bình có điều kiện phát triển, giao lưu kinh tế
với các tỉnh lân cận và thủ đô Hà Nội. Tỉnh có thế mạnh thủy sản với ba thủy vực:
nước ngọt, nước lợ và nước mặn, tạo điều kiện khai thác nguồn lợi biển khá lớn;
mỏkhí đốt Tiền Hải với sản lượng khai thác mỗi năm hàng chục triệu m 3 khí phục vụ
cho11sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng…, trong lòng đất còn có
than nâu, thuộc bể than nâu vùng ĐBSH, được đánh giá có trữ lượng rất lớn (trên 30 tỷ
tấn).

- Thuận lợi từ điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội


Thời gian gần đây, Tỉnh đã có tốc độ tăng trưởng và PTKT khá tốt, chuyển dịch CCKT
đã có nhiều bước chuyển biến. Một số ngành nghề và làng nghề thủ công truyền thống
ở Tỉnh đã tồn tại và phát triển hàng t răm năm nay như làng nghề đúc đồng, chạm bạc
Đồng Xâm, chiếu cói Tân Lễ, dệt vải Phương La, dệt đũi Nam Cao... Kết cấu hạ tầng ở
Thái Bình khá phát triển. Thêm vào đó, Thái Bình lại có dân số và nguồn lực lao ộng
khá dồi dào, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KT - XH của Tỉnh.

4. Khó Khăn:
Một là, Thái Bình là tỉnh có xuất phát điểm kinh tế thấp, kinh tế phát triển chưa vững
chắc, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa ra khỏi danh sách những tỉnh
nghèo của cả nước.
Hai là, Định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT chưa được thực hiện hiệu
quả, tốc độ chuyển dịch chậm, chưa đạt mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ
XVIII đề ra.

Ba là, Chất lượng nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ thiếu việc làm còn cao. Đây là một trong
những khó khăn khiến tốc độ cũng như chất lượng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở
tỉnh Thái Bình thời gian qua chậm, cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế
(PTKT) ở Tỉnh.

You might also like