You are on page 1of 19

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài:

PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ,


TỶ LỆ LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2020

Hà Nội - 2021

1
 Các thành viên nhóm:

STT – Lớp Họ và tên


39 – 02.1LT1 Lê Phương Anh
40 – 02.1LT1 Nguyễn Thị Phương Anh
10 – 02.1LT2 Trần Thị Hằng
12 – 02.1LT2 Bùi Văn Hiếu
13 – 02.1LT2 Nguyễn Trọng Hòa
20 – 02.1LT2 Tạ Thị Thùy Linh
21 – 02.1LT2 Trần Hải Long
22 – 02.1LT2 Vũ Tuấn Minh
27 – 02.1LT2 Nguyễn Đức Quỳnh
37 – 02.1LT2 Cao Thị Minh Phương

2
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 4
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................5
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA
DÂN SỐ, TỶ LỆ LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ (GDP)............................................................................................................ 5
1.1. Các khái niệm liên quan................................................................................. 5
1.2. Tác động của dân số , tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng
kinh tế......................................................................................................................6
1.2.1. Tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế..................................... 6
1.2.2. Tác động của tỷ lệ lạm phát đến tăng trưởng kinh tế..........................6
1.2.3. Tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế........................ 7
1.3. Mối quan hệ giữa dân số, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đến tăng
trưởng kinh tế.........................................................................................................7
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................8
2.1.1. Xây dựng số liệu thống kê.................................................................... 8
2.1.2. Lựa chọn mô hình nghiên cứu.............................................................9
2.1.3. Lập phương trình mô tả mối quan hệ của các biến............................ 9
2.1.4. Bảng kỳ vọng dấu..................................................................................9
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10
2.2.1. Phương pháp tổng hợp kế thừa..........................................................10
2.2.2. Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS (hồi quy bằng phần mềm
Eviews)...........................................................................................................10
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH.............11
3.1. Kết quả ước lượng mô hình......................................................................... 11
3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình............................................................ 12
3.2.1. Kiểm định hiện tượng đa công tuyến................................................. 12
3.2.2. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi............................. 13
3.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan................................................ 14
3.2.4. Kiểm định hiện tượng bỏ sót biến...................................................... 15
3.2.5. Kiểm định về phân bố chuẩn của sai số ngẫu nhiên.........................16
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................17
4.1. Kết luận..........................................................................................................17
4.2. Khuyến nghị.................................................................................................. 17
4.2.1. Về mặt dân số...................................................................................... 17
4.2.2. Về tỷ lệ lạm phát..................................................................................18
4.2.3. Về tỷ giá hối đoái.................................................................................18

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu
như: sự ổn định, tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội,…Trong đó, chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế là tiêu chí quan trọng hơn cả vì tăng trưởng kinh tế liên quan tới nhiều
khía cạnh của đất nước.
Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ
và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt
tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối
với mọi quốc gia trên con đường vươn lên khắc phục lạc hậu, hướng tới sự giàu có,
thịnh vượng.
Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ
thất nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, phục lợi xã hội.
Như vậy, tăng tưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia
nhưng sẽ không đúng nếu theo đuổi con đường tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực
tế cho thấy không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế như mong
đợi, đôi khi quá trình tăng trưởng có tính chất 2 mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng quá mức
có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế “quá nóng”, gây ra lạm phát cao.Vì vậy, đòi hỏi
mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự
tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt
mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất 20 - 30 năm) và giải
quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái luôn là các chỉ đạo
xuyên suốt của Đảng và nhà nước ta trong các thời kì.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta đánh giá qua tổng sản phẩm quốc nội
(GDP - Gross Domestic Product) trong năm hoặc 1 thời kì, chính xác hơn là GDP thực
tế. Nếu GDP thực tế của năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ nền kinh tế có sự tăng
trưởng phát triển. Nếu GDP thực tế năm sau thấp hơn năm trước, chứng tỏ nền kinh tế
không có sự tăng trưởng phát triển. GDP phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dân số, tỷ lệ
lạm phát và tỷ giá hối đoán,…Việc nghiên cứu chúng có ý nghĩa quan trọng đối với
Việt Nam. Vì vậy, nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự tác động
của dân số, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của
Việt Nam trong giai đoạn 2000-2020”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá sự tác động của dân số, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam.

4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của dân số, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đến
tăng trưởng kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Để đánh giá sự tác động của các yếu tố trên trong các năm
qua, nhóm chọn giai đoạn nghiên cứ từ năm 2000-2020 tại Việt Nam.

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA


DÂN SỐ, TỶ LỆ LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ (GDP)
1.1. Các khái niệm liên quan
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng
thời gian nhất định, thường là một năm.
+ GDP là số đo về giá trị của hoạt động kinh tế quốc gia.
+ GDP đánh giá kết quả của những hoạt động kinh tế xảy ra bên trong lãnh thổ
của đất nước. Những hoạt động này do công ty, doanh nghiệp của công dân nước đó
hay công dân nước ngoài sản xuất ra tại nước đó, nhưng lại không bao gồm kết quả
hoạt động của công dân nước sở tại tiến hành ở nước ngoài.
- Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một
không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội,
thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.
- Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ
lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá
tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng,
một quý, nửa năm hay một năm.
- Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Được hiểu là tỷ giá của
một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại tiền
tệ, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Theo Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (năm 1997), tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng Việt
Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung
cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác
định.

5
1.2. Tác động của dân số , tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế
1.2.1. Tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế
Dân số luôn luôn biến động, cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Sự biến động này
bị tác động bởi các yếu tố kinh tế, xã hội và ngược lại, các yếu tố kinh tế - xã hội cũng
tác động trở lại các yếu tố này.
- Tác động tích cực
Dân số vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Bởi vậy, số lượng, cơ cấu dân
số có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ, ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế của xã hội.
Quy mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào, là động lực tích cực thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.
- Tác động tiêu cực
Phân bố dân cư chưa hợp lí không những đã dẫn đến việc khai thác tài nguyên và sử
dụng lao động giữa các vùng miền chưa hợp lí mà còn góp phần tăng sự chênh lệch về
kinh tế - xã hội giữa các vùng miền
→ Dân số và phát triển kinh tế - xã hội có tác động tương hỗ lẫn nhau trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Ngày nay, nước ta đang đối mặt với thực tế là sự “bùng nổ
dân số” đã gây nhiều sức ép và cản trở đến sự phát triển kinh tế. Với quy mô và cơ cấu
dân số thích hợp thì dân số có tác động tích cực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển,
ngược lại, nó sẽ trở thành lực cản của quá trình này.
1.2.2. Tác động của tỷ lệ lạm phát đến tăng trưởng kinh tế
- Tỷ lệ lạm phát có tác động đáng kể và mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam
+ Khi tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và có lợi cho nền
kinh tế Việt Nam.
+ Nếu tỷ lệ lạm phát trên ngưỡng tiêu chuẩn thì sẽ cản trở đến tăng trưởng kinh tế
và gây hại cho nền kinh tế Việt Nam.
- Trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng. Nghĩa là muốn
tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận 1 tỷ lệ lạm phát nhất định. Trong giai
đoạn này tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng chiều.
Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đâỷ tăng trưởng thì
GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm đi, từ đó GDP bình quân đầu người
cũng giảm theo.

6
1.2.3. Tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế
Nếu tỷ giá hối đoái tăng đồng nghĩa với giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó
trở nên rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được
nâng cao. Sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, từ đó giúp
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ kìm hãm
sự tăng trưởng kinh tế.
1.3. Mối quan hệ giữa dân số, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng
kinh tế
Mối quan hệ giữa dân số, tỷ giá hối đoái, lạm phát đến sự tăng trưởng kinh tế là mối
quan hệ liên quan và tác động qua lại với sự tăng trưởng kinh tế, tương hỗ lẫn nhau
trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội , có tác động theo 2 chiều đến sự tăng
trưởng kinh tế. Đồng thời những yếu tố này đóng một vai trò rất quan trọng, chúng
giúp cho tăng trưởng kinh tế phát triển trông thấy và phát triển theo hướng bền vững.
→ Ba yếu tố đều có mối quan hệ chặt chẽ đến nền kinh tế nước ta.

7
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.1.1. Xây dựng số liệu thống kê
Bài nghiên cứu sử dụng bộ số liệu thứ cấp được tổng hợp qua từng năm với nguồn
số liệu từ . Bảng số liệu thống kê với 3 biến độc lập đó là dân số Việt Nam, tỷ lệ lạm
phát và tỷ giá hối đoái, cùng với đó là biến phụ thuộc : Tổng sản phẩm trong nước.
Bảng số liệu sau đây cho chuỗi thời gian từ năm 2000 - 2020 về dân số Việt Nam
(DS - Đơn vị : triệu người), tỷ lệ lạm phát (LP – Đơn vị: %), tỷ giá hối đoái (TG - Đơn
vị : VNĐ/USD) và cuối cùng là tăng trưởng kinh tế (GDP - Đơn vị : Tỷ USD).
Tổng sản phẩm quốc Tỷ lệ lạm phát Tỷ giá hối đoái
Năm Dân số (DS)
nội (GDP) (LP) (TG)

2000 31,173 77,11 -0,6 14168

2001 32,685 78,12 0,9 14725

2002 35,064 79,08 4,1 15280

2003 39,553 80 3,1 15510

2004 45,428 80,95 9,8 15746

2005 57,633 81,91 8,8 15859

2006 66,372 84,11 6,7 15994

2007 77,414 85,12 12,6 16105

2008 99,13 86,16 19,9 16302

2009 106,015 86,02 6,5 17065

2010 115,932 86,93 11,7 18613

2011 135,539 87,84 18,1 20510

2012 155,82 88,78 6,8 20828

2013 171,222 89,71 6,0 20935

2014 171,222 90,73 1,8 21151

2015 193,241 91,7 0,6 21683

2016 205,276 92,7 4,7 21932

2017 223,780 93,68 2,6 22373

2018 245,214 94,67 3,0 22606

2019 261,921 96,5 5,2 23045

2020 271,158 97,58 0,2 23208

8
2.1.2. Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Để đánh giá được tác động của dân số, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2020, chúng tôi sử dụng phương pháp bình
phương nhỏ nhất OLS được hồi quy dựa trên phần mềm Eviews 8. Sau khi tiến hành
hồi quy chúng tôi sẽ đánh giá các biến β1; β2; β3 có phù hợp với lý thuyết kinh tế
không. Sau đó chúng tôi tiến hành kiểm định khuyết tật của mô hình và cuối cùng sẽ
đưa ra mô hình hoàn chỉnh cùng các kết luận phân tích kèm theo.

2.1.3. Lập phương trình mô tả mối quan hệ của các biến

GDP  0  1DS   2 LP  3TG  U

Biến phụ thuộc: GDP: Tăng trưởng kinh tế GDP


Biến độc lập:
DS: Dân số
LP: Tỷ lệ lạm phát
TG: Tỷ giá hối đoái
�0 : Hệ số chặn - Nó chính bằng giá trị trung bình của biến phụ thuộc GDP khi
biến độc lập nhận giá trị bằng 0.

1 ,  2 , 3 : Các tham số chưa biết của mô hình.

U: Sai số ngẫu nhiên

2.1.4. Bảng kỳ vọng dấu


Biến Định nghĩa biến Đơn vị tính Kỳ vọng dấu
Biến phụ thuộc

GDP Tăng trưởng kinh tế GDP Tỷ USD +

Biến độc lập

DS Dân số Triệu người +

LP Tỷ lệ lạm phát % -

TG Tỷ giá hối đoái VNĐ/USD +

9
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tổng hợp kế thừa
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp trên cơ sở dữ liệu của Tổng
cục thống kê với các chỉ tiêu theo chuỗi thời gian từ 2000 tới 2020. Các chỉ tiêu được
đưa ra là Tăng trưởng kinh tế ( tỷ USD), Dân số ( triệu người), Tỷ lệ lạm phát (%), Tỷ
giá hối đoái (VNĐ/USD). Sau khi dữ liệu được thu thập, nhóm đã tiến hành mã hóa và
đưa vào phần mềm Eviews để phân tích và đánh giá tác động của dân số, tỷ lệ lạm phát
và tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 - 2020.
Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu cũng đã kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo
đánh giá về tác động của dân số, tỷ lệ lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
cũng như đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế nói chung và
của Việt Nam nói riêng. Từ đó tổng hợp và phát triển, đưa ra kết luận khái quát chung
về tác động của cả ba yếu tố nêu trên đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn
từ 2000 – 2020 đồng thời là những khuyến nghị và giải pháp kèm theo đó.
2.2.2. Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS (hồi quy bằng phần mềm Eviews)
Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS (ordinary least squares – OLS) là phương
pháp được sử dụng rộng rãi nhất để ước lượng các tham số trong phương trình hồi quy.
Để tối thiểu hoá tổng bình phương của các khoảng cách theo phương thẳng đứng
giữa số liệu thu thập được và đường (hay mặt) hồi quy. Sử dụng phương pháp này kèm
theo một vài giả thiết, các ước lượng thu được có tính chất đặc biệt nhờ đó mà phương
pháp này là phương pháp mạnh nhất và được nhiều người thích sử dụng.
Số liệu trong bài nghiên cứu được tổng hợp từ tổng cục thông kê qua từ năm 2000
đến năm 2020 (n=21) để nghiên cứu sự tác động của dân số, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá
hối đoái đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Từ hàm hồi quy tổng thể ta có hàm hồi quy mẫu:
  ˆ  ˆ DS  ˆ LP  ˆ TG
GDPi 0 1 i 2 i 3 i

Theo phương pháp OLS, ta cần tìm các giá trị 1 , 2 , 3 sao cho tổng bình phương
phần dư là bé nhất.
Dựa trên kết quả chạy mô hình OLS cho thấy tất cả các biến giải thích được phần
trăm sự biến đổi của tổng sản lượng quốc nội, cho phép chúng ta dự báo được những
thay đổi về tổng sản phẩm quốc nội trong tương lai,…

10
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH
3.1. Kết quả ước lượng mô hình
Số liệu trong bài nghiên cứu được tổng hợp từ Tổng cục thống kê, The World Bank từ
năm 2000 đến năm 2020 (N=21) để nghiên cứu sự tác động của dân số, tỷ lệ lạm phát
và tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Ghi chú : Có giá trị thống kê ở mức ý nghĩa 5%


 Mô hình hồi quy mẫu :
 
GDPi    DS  
 LP  
 TG  e
0 1 i 2 i 3 i i

GDPi  809.6254  9.369722 DSi  1.419977 LPi  0.007126TGi  ei

 Ý nghĩa kinh tế :
  9.369722 : cho biết khi dân số tăng 1 triệu người thì tổng sản phẩm quốc
+  1

nội tăng trung bình 9.369722 tỷ USD, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
  1.419977 : cho biết khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì tổng sản phẩm quốc
+  2

nội giảm trung bình 1.419977 tỷ USD, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
  0.007126 : cho biết khi tỷ giá hối đoái tăng 1VNĐ/USD thì tổng sản phẩm
+  3

quốc nội tăng trung bình 0.007126 tỷ USD, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

11
3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
 Kiểm định sự phù hợp:
H0 : Mô hình không phù hợp

H1 : Mô hình phù hợp

R 2 / ( k  1)
 Tiêu chuẩn kiểm định: F  2
 F ( k 1;n  k )
(1  R ) / (n  k)

Ta thấy: Prob(F-statistic) = 0.000000 < α = 0.05

 Bác bỏ H0 , thừa nhận H1 . Vậy mô hình hồi quy phù hợp.


3.2.1. Kiểm định hiện tượng đa công tuyến
 Kiểm định dựa trên mô hình hồi quy phụ :

 Kiểm định cặp giả thuyết :


H0 : Mô hình ban đầu không có đa cộng tuyến

H1 : Mô hình ban đầu có đa cộng tuyến

R 2j / ((k  1)  1)
 Tiêu chuẩn kiểm định : F   F (k  2, n  k  1)
(1  R 2j ) / (n  (k  1))

Ta thấy : Prob(F-statistic) = 0.000000 <   0.05

 Bác bỏ H0 và thừa nhận H1 .


Vậy mô hình ban đầu có khuyết tật đa cộng tuyến.

12
 Nhân tử phóng đại phương sai:

Ta thấy VIF (TG)  13.84938  10

Vậy mô hình có đa cộng tuyến cao.


3.2.2. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Dùng kiểm định White ta thu được kết quả trong bảng:

13
 Thu được mô hình hồi quy phụ:
2
ei  31761.71  1090.4DS  7.804819DS 2  144.5256LP  0.684563LP 2
1.713311TG  (7.84 E  0.6)TG 2  1.201465 DS * LP  0.01555 DS * TG  0.0014 4 LP *TG

 Kiểm định cặp giả thuyết :


H0 : Mô hình ban đầu không có khuyết tật phương sai sai số thay đổi
H1 : Mô hình ban đầu có khuyết tật phương sai sai số thay đổi
Từ kiểm định White ta thấy các giá trị của Prob. F-statistic = 0.1454 và lớn hơn mức
ý nghĩa 0.05 nên thừa nhận H0 .

 Mô hình ban đầu không có khuyết tật phương sai sai số thay đổi.

3.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan


Dựa vào kiểm định Breusch – Godfrey để kiểm định xem mô hình có hiện tượng tự
tương quan hay không. Ta thu được kết quả sau:

14
 Kiểm định cặp giả thuyết:
H0 : ρ = 0 (Mô hình không có tự tương quan bậc 1)

H1 : ρ ≠ 0 (Mô hình có tự tương quan bậc 1)

Theo báo cáo, ta thấy : Probability = 0.2055 > α = 0.05


 Chưa có cơ sở bác bỏ H0 .

Vậy mô hình không có tự tương quan bậc 1.


3.2.4. Kiểm định hiện tượng bỏ sót biến
Dựa vào kiểm định Ramsey để kiểm tra xem mô hình có bị bỏ sót biến hay không.
Ta thu được từ kiểm định Ramsey bảng dưới đây:

15
 Từ kiểm định Ramsey ta ước lượng được mô hình hồi quy phụ:

2
  467.0931  5.146658 DS  0.052818 LP  0.006356TG  0.00133GDP
GDPi i

 Kiểm định cặp giả thuyết:

H0 : Mô hình không bị bỏ sót biến

H1 : Mô hình bị bỏ sót biến

Từ kiểm định Ramsey ta có Prob.F-statistic = 0.0028 < α = 0.05 nên bác bỏ giả
thuyết H0 . Do đó mô hình mắc khuyết tật bỏ sót biến.
3.2.5. Kiểm định về phân bố chuẩn của sai số ngẫu nhiên
 Thực hiện kiểm định Jarque – Bera cho mô hình này ta thu được kết quả sau:

9
Series: Residuals
8 Sample 2000 2020
Observations 21
7

6 Mean 4.76e-14
Median -0.731831
5 Maximum 16.48521
Minimum -16.55019
4 Std. Dev. 8.021747
3
Skewness 0.319158
Kurtosis 2.887504
2
Jarque-Bera 0.367589
1 Probability 0.832107
0
-20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20

 Kiểm định cặp giả thuyết:


H0 : U có phân phối chuẩn

H1 : U không có phân phối chuẩn

 Tiêu chuẩn kiểm định:

 S 2 ( K  3) 2 
JB  n      2(2)
6 24 

Ta thấy Probability = 0.832107 > α = 0.05 nên chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 .

Vậy sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.

16
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu lâu dài mà mỗi quốc gia đều hướng tới trong đó có
Việt Nam. Để đánh giá tác động của dân số, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đến tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam (2000-2020) chúng tôi đã tiến hành phân tích mô hình hồi
quy trên phầm mềm Eview8 với 3 biến: Dân số, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái. Dựa
vào kết quả hồi quy, chúng tôi nhận thấy có sự tương quan giữa các biến độc lập với
nhau tức là mô hình đang mắc khuyết tật đa cộng tuyến.
Tiếp theo chúng tôi kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi trên mô hình
gốc bằng kiểm định White, nhận thấy mô hình không bị mắc khuyết tật về phương sai
sai số thay đổi.
Dựa vào kiểm định Breusch – Godfrey, chúng tôi thấy mô hình đang xét không bị
mắc khuyết tật tự tương quan.
Sau đó, chúng tôi dùng kiểm định Ramsey để kiểm tra xem mô hình có bị bỏ sót
biến hay không thì chúng tôi thu được kết quả là mô hình bị bỏ sót biến. Để khắc phục
hiện tượng này chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát lại các biến độc lập có thể giải thích cho
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2000-2020.
Cuối cùng, chúng tôi tiến hành ước lượng mô hình hồi quy gốc thu được đồ thị phần
dư để xác định xem sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn hay không. Kết quả cho thấy
sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
4.2. Khuyến nghị
Trên đây là những nghiên cứu cơ bản về ứng dụng mô hình kinh tế lượng trong sự
phát triển của tốc độ phát triển nền kinh tế GDP. Mô hình đã xác định được 3 yếu tố có
nhiều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế, đồng thời, mô hình cũng định lượng
được mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đó. Qua đó, chúng tôi đề xuất giải pháp để
nâng cao tốc độ phát triển kinh tế GDP như sau:
4.2.1. Về mặt dân số
Dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, do đó, nâng cao chất
lượng dân số sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần
phát triển kinh tế đất nước.
Một là, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở theo
hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; củng cố mạng lưới và đổi mới phương thức
cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để góp phần thực hiện tốt chính sách dân số
nhằm nâng cao chất lượng dân số.

17
Hai là, nâng cao nhận thức, hành động về dân số và phát triển về các vấn đề duy trì
vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng.
Ba là, tập trung vào kế hoạch hóa gia đình giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả
về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số.
Bốn là, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các mô hình, đề án nâng
cao chất lượng dân số như sàng lọc trước sinh và sơ sinh; mô hình tư vấn và khám sức
khỏe tiền hôn nhân.
4.2.2. Về tỷ lệ lạm phát
Muốn tăng GDP, ta cần :
- Tăng lạm phát trong mức độ cho phép ( khi tốc độ lạm phát tự nhiên được duy trì
ổn đinh từ 2% đến 5%), khi đó tốc độ phát triển kinh tế khá ổn định. Khi xuất hiện lạm
phát phi mã hay siêu lạm phát, Chính phủ phải có phương án giảm bớt tiền lưu thông
trên thị trường, sử dụng các chính sách tài khóa,....
- Tiếp tục giữ ổn định chính sách tiền tệ, mặt bằng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát
cơ bản. Đồng thời tăng cường kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực nóng, tiềm ẩn nhiều
rủi ro như chứng khoán, bất động sản. Có các giải pháp điều tiết nhằm tạo sự ổn định
cho thị trường bất động sản, không để xảy ra hiện tượng sốt giá, thổi giá.
- Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao ngay lập tức ngân hàng trung ương ngừng thực hiện các
nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, dừng mua vào các
chứng khoán ngắn hạn,…
- Thi hành chính sách tài chính thắt chặt, cân đối lại ngân sách và giảm chi tiêu đến
mức có thể.
- Khuyến khích tự do mậu dịch giảm nhẹ thuế quan, tăng cường đi vay và xin viện
trợ nước ngoài, cải cách tiền tệ.
- Thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng lưu trữ hàng hóa để giới hạn
chế độ phát triển và duy trì sự ổn định tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân.
4.2.3. Về tỷ giá hối đoái
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thông qua việc xây dựng và ban hành các văn bản về
quản lý ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
- Kịp thời thực hiện các giải pháp điều hành nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ và thị
trường vàng.
- NHNN không chỉ là điều hành tỷ giá trung tâm mà còn kết hợp nhiều giải pháp
công cụ như tiền đồng, lãi suất, thanh khoản... Các yếu tố này có tác động qua lại chặt
chẽ, đan xen với nhau.

18
- NHNN cần biên độ tỷ giá hối đoái, đồng thời tạo điều kiện cho thị trường tự điều
chỉnh theo yêu cầu ngoại tệ.
- Sử dụng một số công cụ để phòng rủi ro tỷ giá như: hợp đồng quyền chọn, giao
dịch kỳ hạn để giảm thiểu rủi ro tỷ giá.
- Thực hiện đa dạng ngoại tệ.
- Sử dụng có hiệu suất công cụ xuất hiện để tác động đến giá tỷ lệ, phủ chính phải
tiến hành bước tự động hóa.

19

You might also like