You are on page 1of 6

Tổng hợp nghiên cứu: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA

GIỚI VĂN NGHỆ SỸ

1. Bài báo “Psychological characteristics of art specialists with a highly


productive creative imagination” (“Đặc điểm tâm lý của những người hoạt
động nghệ thuật với trí tưởng tượng, sáng tạo mức độ cao”)
Đăng trên tạp chí Tâm lý học ở Nga: Nghệ thuật đương đại tập 11, số 2,
2018 - Hiệp hội Tâm lý học Nga
Nhóm tác giả: Igor S. Dikiy, Liudmila A. Dikaya, Viktorija V. Karpova,
Anastasiya Y. Lavreshina và Margarita R. Kagramanyan - Đại học Liên bang
miền Nam Rostov, Liên bang Nga
Trang: 134 - 147
DOI: 10.11621 / pir.2018.02010
ISSN 2074-6857 (In) / ISSN 2307-2202 (Trực tuyến)
Lý do chọn đề tài: Bất kể dạng thức khác nhau của nghệ thuật, nguồn gốc
của quá trình sáng tạo, động lực ban đầu của nó, hình tượng nghệ thuật và sự sáng
tạo luôn được kết nối chặt chẽ với trí tưởng tượng. L.Vygotsky cho rằng sáng tạo
nghệ thuật có tầm quan trọng to lớn trong diễn trình phát triển tổng thể. Về vấn đề
này, cần nghiên cứu vai trò kích thích và xác định tiềm năng sáng tạo của các đặc
điểm tâm lý cá nhân và chỉ ra khuynh hướng hoạt động nghệ thuật của cá nhân.
Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu đặc điểm tâm lý cá nhân của những
người hoạt động nghệ thuật có trí tưởng tượng, sáng tạo mức độ cao.
Khách thể nghiên cứu: 240 người được tuyển chọn tham gia nghiên cứu là
những người đã hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật (nghệ sỹ, diễn viên) và
những ngươig không hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật. Nghiên cứu thực
nghiệm bao gồm: đánh giá mức độ tưởng tượng sáng tạo và kiểm tra tâm lý. Tất
cả những người tham gia, trong phạm vi nghề nghiệp của họ, được chia thành
các nhóm mức độ cao và mức độ thấp. Các chuyên gia đánh giá mức độ tưởng
tượng, sáng tạo thông qua các tác phẩm nghệ thuật mà những người tham gia
nghiên cứu thực hiện bằng kỹ thuật monotype. Để kiểm tra tâm lý, các phương
pháp sau đã được sử dụng: Kiểm kê tính cách Freiburg (FPI); Kiểm kê tự kiểm
soát có điều kiện của A. Zverkov và E. Eidman; bài kiểm tra “Chọn bên” của E.
Torrance; bài kiểm tra phụ “Những con số chưa hoàn thành” của E. Torrance; và
kỹ thuật so sánh cặp của V. Skvortsov. Xử lý dữ liệu thống kê được thực hiện
trên cơ sở phân phối phần trăm và phân tích so sánh bằng cách sử dụng thử
nghiệm t (tham số Student). Nhóm tác giả đã sử dụng phần mềm STATISTICA
13.0.
Kết quả: Các tác giả nhận thấy một số đặc điểm tâm lý ở những người
hoạt động nghệ thuật có trí tưởng tượng sáng tạo mức độ cao: dao động cảm xúc
cao, có khuynh hướng sống thiên về tình cảm, hay lo lắng và dễ bị kích động, họ
có nhu cầu cao về tự nhận thức. Các nghệ sĩ có trí tưởng tượng sáng tạo mức độ
cao đặc trưng bởi sự đắm chìm trong cảm xúc của chính mình, xa lánh tâm linh,
độ nhạy cảm cao, linh hoạt, khéo léo, mạnh về bán cầu não phải, các loại tư duy
kết hợp và mức độ sáng tạo phi ngôn ngữ cao. Các diễn viên có trí tưởng tượng
sáng tạo mức độ cao được đặc trưng bởi sự ổn định, thư giãn, hài lòng với bản
thân và khả năng sáng tạo phi ngôn ngữ trung bình; kiểu tư duy hỗn hợp chiếm
ưu thế trong nhóm này.
Kết luận: Sự khác biệt về các đặc điểm tâm lý của đại diện các nhóm nghề
nghiệp khác nhau này có thể được xác định bởi mức độ tưởng tượng, sáng tạo
của họ. Chúng tôi đã phát hiện ra những đặc điểm tâm lý chung và riêng (tùy
thuộc vào hoạt động nghề nghiệp) ở những người hoạt động nghệ thuật với trí
tưởng tượng sáng tạo mức độ cao.
2. Bài báo “Personality traits and psychological symptoms of Music and
Art students” (“Các đặc điểm tính cách và các nét tâm lý của sinh viên âm
nhạc và nghệ thuật”) của
Đăng trên tạp chí tạp chí Nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo tập 5, số 7,
2017
Nhóm tác giả: Sadık Yöndem, Zeynep Deniz Yöndem, Meral Pe - Đại học
Bolu Abant Izzet Baysal, Thổ Nhĩ Kỳ
Trang: 53 - 59
DOI: 10.11114/jets.v5i7.2431 - ISSN: ISSN-2324-805X
Các phẩm chất của nghệ sỹ và nhạc sỹ đã thu hút sự chú ý của các nhà
tâm lý học nhân cách và các nhà nghiên cứu về sự sáng tạo. Các hoạt động nghệ
thuật được một số người coi là liệu pháp có thể mang lại tác dụng đệm đối với
sức khỏe tâm lý. Mặt khác, nghiên cứu đôi khi cho thấy mối quan hệ tích cực
giữa khả năng sáng tạo và rối loạn tâm lý khi hoạt động nghệ thuật. Nghiên cứu
này nhằm mục đích điều tra các đặc điểm tính cách và các nét tâm lý của sinh
viên nghệ thuật và âm nhạc, đồng thời so sánh giữa các lĩnh vực nghệ thuật khác
nhau. Nghiên cứu hiện tại được thiết kế như một nghiên cứu mô tả và so sánh.
Những người tham gia bao gồm 245 sinh viên đại học (79 nam và 166 nữ), bao
gồm 120 sinh viên âm nhạc và 125 sinh viên nghệ thuật. Trắc nghiệm Big Five,
Tiểu thang đo triệu chứng và biểu mẫu thông tin cá nhân đã được cung cấp cho
tất cả những người tham gia. Bài kiểm tra Mann-Whitney U, phương pháp phân
tích mô tả được sử dụng để kiểm tra xem sinh viên từ hai lĩnh vực nghệ thuật có
điểm nào khác nhau trong tính cách và nét tâm lý của họ hay không.
Kết quả cho thấy các sinh viên từ cả hai lĩnh vực nghệ thuật có mức điểm
tương đương nhau cho năm mặt: hướng ngoại, cởi mở với trải nghiệm mới, dễ
chịu, tận tâm và rối nhiễu tâm lý. Các nghiên cứu cho thấy rối nhiễu tâm lý ở
các sinh viên âm nhạc và sự tận tâm ở sinh viên nghệ thuật có mức độ cao hơn
so với sinh viên các ngành khác. Đối với các nét tâm lý, sinh viên âm nhạc báo
cáo rối nhiễu tâm lý, lo âu với mức điểm cao; nhận thức hình ảnh bản thân cũng
cao hơn đáng kể so với các sinh viên nghệ thuật.
Kết quả của nghiên cứu đã được thảo luận dựa trên các tài liệu liên quan.
3. Bài viết “Psychological profile of an artist” (“Chân dung tâm lý của
một nghệ sỹ”)
Website: NSP-IE.org
Thời gian đăng bài: 2021
Link dẫn bài: https://en.nsp-ie.org/perfil-psicologico-de-un-artista-
408e8e-2a06c6
Bản thể con người là duy nhất và không ai giống ai. Khi chúng ta đề cập
đến chân dung tâm lý, chúng ta đang nói về việc mô tả những đặc điểm và đặc
trưng xác định tính cách, thái độ, năng khiếu và cách người đó nhận thức về môi
trường xung quanh. Nó mô tả phong cách sống và mối quan hệ với những người
khác mà người đó có. Khi phân tích chân dung tâm lý của họ, chúng tôi nhận
thấy nhiều điều thú vị cần được nghiên cứu. Trong bài viết này trên góc độ Tâm
lý học, chúng tôi sẽ mô tả chi tiết chân dung tâm lý của một nghệ sỹ.
Thế nào là nghệ sỹ trên góc nhìn Tâm lý học?
Như chúng tôi đã đề cập trước đó, có một số đặc điểm mà những người
cống hiến cho nghệ thuật nói chung đều có. Tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập chi
tiết đến từng đặc điểm tính cách mà nghệ sỹ sở hữu bao gồm những gì.
Trí tưởng tượng tuyệt vời
Một trong những đặc điểm chính của nghệ sỹ và không thể nghi ngờ, một
trong những đặc điểm quan trọng nhất là họ có trí tưởng tượng tuyệt vời. Nghĩa
là, các nghệ sỹ có khả năng kết hợp tuyệt vời giữa thực tế và mường tượng, hư
cấu, vì vậy họ là người tạo ra các tình huống, hình ảnh, kịch bản mới tốt nhất,
giúp họ dễ dàng hơn trong việc tạo ra những ý tưởng mới và trên hết là phát
triển và hiện thực hóa chúng.
Tính độc đáo
Đây là những người mà bản chất họ luôn tìm cách bứt phá khỏi các tiêu
chuẩn và chuẩn mực xã hội. Họ thường không đồng ý với những gì xã hội quy
định và có xu hướng hành động dựa trên các tiêu chí của cá nhân họ. Họ luôn cố
gắng đổi mới và do đó để trở nên độc đáo về các tác phẩm và sáng tạo của họ, vì
vậy họ luôn tránh “đụng hàng” với những người khác.
Khả năng tổng hợp
Họ là những người có khả năng hiểu các khía cạnh khác nhau của các vấn
đề hoặc các tình huống phức tạp, vì vậy họ thường dễ dàng tìm ra các giải pháp
thông minh và sáng tạo. Điều đó có nghĩa là, họ không rập khuôn với cùng một
giải pháp, mà thường xuyên cởi mở với trải nghiệm, do đó có khả năng tìm kiếm
các giải pháp mới để giải quyết vấn đề.
Đặc điểm tâm lý của một nghệ sĩ: chân dung sáng tạo
Mặc dù thực tế là mỗi cá nhân khác nhau và tất cả chúng ta đều khác biệt
với nhau, tuy nhiên việc mô phỏng chân dung tâm lý của mỗi người có thể tìm
thấy một số điểm tương đồng giữa một số người và những người khác. Loại
tương đồng này có thể được tìm thấy ở những người có cùng nghề nghiệp hoặc
sở thích, trong trường hợp các nghệ sỹ cũng vậy. Khám phá thêm ở đây những
đặc điểm tạo nên tâm lý của một nghệ sỹ:
Tham vọng
Họ là những người thích nổi bật hơn người khác và mong muốn có được
sự công nhận cũng như ảnh hưởng trong xã hội. Họ luôn được thúc đẩy bởi
mong muốn cải thiện bản thân và muốn làm tốt hơn. Họ không hài lòng với
những thành tựu nhỏ và luôn khao khát nhiều hơn thế, điều này cũng khiến họ
tràn đầy tự tin và cảm giác yên bình và hạnh phúc.
Chủ nghĩa hoàn hảo
Đây là những người cực kỳ cầu toàn, họ không thể bình tĩnh nếu họ luôn
cảm thấy rằng họ đã không làm mọi thứ hoàn toàn đúng hoặc họ có thể đã làm
tốt hơn. Họ cực kỳ đòi hỏi ở bản thân và họ sẽ không thoải mái cho đến khi họ
cảm thấy rằng họ đã cố gắng hết sức.
Tận tâm
Nói chung, các nghệ sỹ cực kỳ đam mê với những gì họ làm và do đó rất
tận tâm. Họ thích được đối mặt liên tiếp với những thách thức mới và phấn đấu
để đạt được các mục tiêu cá nhân. Điều này vô cùng thuận lợi bởi vì họ làm
những gì họ thích bất cứ lúc nào và do đó có thể nói rằng họ thấy mình ở trong
“trạng thái đang hoạt động”.
Sáng tạo
Tất cả chúng ta đều là những người có khả năng sáng tạo ở một mức độ
nào đó. Nói cách khác, chúng ta tạo ra nội dung có bản chất khác. Tuy nhiên,
chúng ta định nghĩa nghệ sỹ là những người vô cùng sáng tạo và đổi mới vì tâm
trí của họ hầu như luôn hướng đến việc tạo ra chất liệu nghệ thuật mới.
Sự kiên cường
Các nghệ sỹ, ít nhất là những người thành công, cuối cùng đều phải học
cách trở nên kiên cường hơn. Nói cách khác, khả năng đối mặt với nghịch cảnh,
đối mặt với vấn đề và không cho phép mình bị khuất phục, tăng lên theo từng
tình huống khó khăn mà họ gặp phải. Điều này có được do tính chất công việc
của họ, họ thường xuyên gặp thất bại vì sáng tạo nghệ thuật là một quá trình vô
cùng gian khổ cho đến khi đạt được những kết quả như dự định,
Vì vậy, nét tính cách này đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và khả năng quản trị
cảm xúc tốt. Cuối cùng, người nghệ sỹ để tăng khả năng phục hồi của mình và
có đủ ý chí để đối phó với tình huống thất bại phải học được rằng mỗi lần “thất
bại” là một bước cần thực hiện để tiến gần hơn với thành công, do đó họ có
được cách giải quyết phù hợp hơn. Tuy nhiên, nếu một nghệ sĩ không chịu được
cảm giác mình đã sai lầm và quản trị cảm xúc kém sẽ không bao giờ phát huy
được tính kiên cường của mình, do đó họ cảm thấy còn lâu mới đạt được thành
công như mình mong muốn.

You might also like