You are on page 1of 6

ÔN TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG 1

PHẦN 1
Câu 1. Cho biết alen lặn là alen đột biến thì cơ thể có kiểu gen nào sau đây là thể đột biến?
A. AaBb. B. AABB. C. aaBb. D. AaBB.
Câu 2: Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hầu hết các đột biến đa bội lẽ đều không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ).
B. Thể tam bội có hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào tăng lên gấp 3 lần so với dạng đơn bội.
C. Thể đột biến đa bội bị cách li sinh sản với các dạng lưỡng bội sinh ra nó.
D. Trong tự nhiên, cả thực vật và động vật đều có thể đột biến tứ bội với tỉ lệ như nhau.
Câu 3. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 10. Xét 5 cặp gen nằm trên 5 cặp NST tương đồng là Aa, Bb, Dd,
Ee, Gg. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể AaBbDDdEeGg là thể ba.
II. Cơ thể AaBbDDEeGg là thể lưỡng bội.
III. Cơ thể AaBDdEeGg là thể một.
IV. Cơ thể AAaBBbDddEeeGFg là thể tam bội.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 4. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột
biến.
B. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể thường dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
C. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại cho thể
đột biến.
Câu 5. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Một thể đột biến của loài này có kiểu gen AABBDdEEe. Thể
đột biến này được gọi là
A. Thể ba kép. B. Thể tam bội. C. Thể bốn. D. Thể ba.
Câu 6. Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của NST?
A. Đột biến điểm. B. Thể một. C. Thể đa bội. D. Đảo đoạn.
Câu 7. Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, khi không có lactôzơ gen
nào vẫn phiên mã bình thường?
A. Gen điều hòa. B. Gen Z. C. Gen Y. D. Gen A.
Câu 8. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu sau đây sai?
A. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
B. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
C. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.
D. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
Câu 9. Lai xa kèm theo đa bội hóa tạo nên dạng đột biến nào sau đây?
A. Thể ba. B. Song nhị bội. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.
Câu 10. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba.
B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội so với dạng ban đầu.
C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật.
D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 11. Đột biến thay thế 1 nucleotit ở triplet nào sau đây không làm xuất hiện mã mở đầu?
A. 3’TTX5’. B. 3’TGG5’. C. 3’TAG5’. D. 3’AAX5’.
Câu 12. Gen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu alen a quy định tổng hợp protein có chức năng mới thì cá thể mang a được gọi là thể đột biến.
B. Đột biến sẽ làm cho alen a nằm ở một vị trí cách xa alen A.
C. Nếu alen a không có chức năng thì cơ thể mang alen a thường có kiểu hình bình thường.
D. Nếu alen a không có chức năng thì đột biến này là trung tính.
Câu 13. Khi nói về đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể là chỉ chuyển cho nhau các đoạn trong nội bộ của một nhiễm sắc thể.
B. Chuyển đoạn lớn ở nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật.
C. Chuyển đoạn không tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang nhiễm sắc thể khác và ngược
lại.
D. Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn của nhiễm sắc thể hoặc cả một nhiễm sắc thể này sát nhập vào nhiễm
sắc thể khác.
Câu 14. Đột biến thay thế 1 nucleotit ở triplet nào sau đây có thể sẽ làm xuất hiện côđon kết thúc sớm quá
trình dịch mã?
A. 3’AAA5’. B. 3’AAT5’. C. 3’AGG5’. D. 3’GXA5’.
Câu 15. Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST
B. Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn, thể không.
C. Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống.
D. Đột biến NST không phải là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
Câu 16. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
B. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
C. Enzym ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
D. Tính theo chiều tháo xoắn, mạch mới bổ sung với mạch khuôn có chiều 3’ – 5’ được tổng hợp gián đoạn.
Câu 17. Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể?
A. Đột biến lặp đoạn. B. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.
C. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ. D. Đột biến gen.
Câu 18. Đột biến thay thế 1 nucleotit ở triplet nào sau đây không làm xuất hiện côđon 5’AUG3’ ở trên phân
tử mARN?
A. 3’TGX5’. B. 3’TXG5’. C. 3’TAT5’. D. 3’XAX5’.
Câu 19. Một gen có tổng số 1200 cặp nucleotit và trên mạch 1 có %A - %X = 20% và có %T - %X = 30%;
%G - %X = 40%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trên mạch 1 của gen, số nucleotit loại T chiếm 32,5%.
II. Trên mạch 2 của gen, số nucleotit loại X chiếm 42,5%.
III. Gen có 540 nucleotit loại G.
IV. Gen có 2940 liên kết hiđrô.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 20: Thể ba nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng
A.thiếu 2 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó.
B.thừa 2 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó.
C. thừa 1 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó.
D. thiếu 1 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó.

PHẦN 2
Câu 1. Một loài có 2n = 24, tế bào sinh dưỡng của một thể đột biến có 36 NST và gồm 12 nhóm, mỗi nhóm
có 3 NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thể đột biến này không có khả năng sinh sản.
B. Thể đột biến này thường tạo quả có nhiều hạt hơn so với quả của dạng lưỡng bội.
C. Thể đột biến này có kích thước cơ thể nhỏ hơn dạng lưỡng bội.
D. Thể đột biến này có thể được phát sinh do giao tử n của bố kết hợp với giao tử 2n của mẹ.
Câu 2. Loại đột biến NST nào sau đây làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào?
A. Đột biến tam bội. B. Đột thể một.
C. Đột biến thể không. D. Đột biến mất đoạn.
Câu 3. Ở thực vật lưỡng bội, hợp tử mang bộ NST 2n -1 có thể phát triển thành thể đột biến nào sau đây?
A. Thể ba. B. Thể một. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.
Câu 4. Côđon 5’UAA3’ có triplet tương ứng là:
A. 3’AUU5’. B. 5’AUU3’. C. 5’UAA3’. D. 3’ATT5’.
Câu 5. Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của NST?
A. Đột biến điểm. B. Thể một. C. Thể đa bội. D. Lặp đoạn.
Câu 6. Loại enzim nào sau đây có khả năng tháo xoắn một đoạn phân tử ADN?
A. ADN polimeraza. B. ARN polimeraza. C. Ligaza. D. Recstrictaza.
Câu 7. Loại đột biến nào sau đây không làm tăng hàm lượng ADN có trong nhân tế bào?
A. Đột biến tam bội. B. Đột biến lệch bội thể ba.
C. Đột biến lặp đoạn NST. D. Đột biến gen dạng thay thế 1 cặp nucleotit.
Câu 8. Nhận định sau đây sai khi nói về cơ thể đa bội chẵn?
A. Cơ quan sinh dưỡng to hơn dạng lưỡng bội khởi nguyên.
B. Hàm lượng các thành phần hóa sinh nhiều hơn dạng lưỡng bội khởi nguyên.
C. Quả thường có hạt và to hơn dạng lưỡng bội khởi nguyên.
D. Không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Câu 9. Đột biến nào sau đây gây ra bệnh Đao ở người?
A. Đột biến lệch bội thể một. B. Đột biến đa bội.
C. Đột biến lệch bội thể ba. D. Đột biến mất đoạn NST.
Câu 10. Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc sẽ gây ra dạng đột biến
A. đảo đoạn NST. B. mất đoạn và lặp NST.
C. đa bội. D. lệch bội.
Câu 11. Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
B. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể dạng đa bội sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
C. Đột biến đa bội lẽ thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 12. Khi nói về đột biến gen, phát biểu sau đây đúng?
A. Đột biến gen xảy ra ở các loài động vật mà ít gặp ở các loài thực vật.
B. Những biến đổi trong cấu trúc của protein được gọi là đột biến gen.
C. Đột biến gen chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục, không xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
D. Tần số đột biến ở từng gen thường rất thấp nhưng tỉ lệ giao tử mang gen đột biến thường khá cao.
Câu 13. Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
B. Đột biến cấu trúc NST thực chất là sự sắp xếp lại những khối gen trên và giữa các NST.
C. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một NST.
D. Có thể sử dụng đột biến đa bội để xác định vị trí của gen trên NST.
Câu 14. Nucleotit loại uraxin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. Protein. B. Lipit. C. ARN. D. Cacbonhidrat.
Câu 15. Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các
riboxom này được gọi là
A. polinucleoxom. B. poliribôxôm. C. polipeptit. D. polinucleotit.
Câu 16. Ở một loài lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài
này là bao nhiêu?
A. 16. B. 17. C. 18. D. 19.
Câu 17. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì không thể phát sinh đột biến gen.
B. Cơ thể mang gen đột biến luôn được gọi là thể đột biến.
C. Đột biến gen luôn được di truyền cho thế hệ sau.
D. Quá trình tự nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung thì thường phát sinh đột biến gen.
Câu 18. Quá trình nào sau đây có thể làm phát sinh đột biến gen?
A. Nhân đôi ADN. B. Phiên mã. C. Dịch mã. D. Điều hòa hoạt động gen.
Câu 19. Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
B. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
C. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau.
D. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
Câu 20. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, được kí hiệu là AaBbDdEe. Trong các thể đột biến số
lượng nhiễm sắc thể sau đây, loại nào là thể ba?
A. AaBBbDDdEEe. B. AaaBbDdEe. C. AaBbDdEee. D. AaBDdEe.
Câu 21. Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, phát biểu nào đây
đúng?
A. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình.
B. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
C. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen không làm thay đổi vật chất di truyền của tế
bào.
D. Trong cùng một tế bào, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.
Câu 22. Một loài thực vật có bộ NST (2n = 20) và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4pg.
Trong
một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng NST và hàm lượng ADN

trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Thể đột biến M có thể là đột biến lệch bội thể ba.
II. Thể đột biến N có thể là đột biến lặp đoạn NST hoặc đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST.
III. Thể đột biến P có thể là đột biến tam bội.
IV. Thể đột biến Q có thể là đột biến mất đoạn NST hoặc đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 23: Bằng phương pháp gây đột biến tứ bội, từ các hợp tử có kiểu gen AA, Aa và aa không tạo ra các
hợp tử có kiểu gen nào sau đây?
A. Aaaa, AAAa. B. Aaaa, Aaaa. C. AAAA, AAaa. D. AAaa, aaaa.
Câu 24: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng
thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?
A. AAAa x AAAa. B. AAaa x AAaa C.AAaa x AAAa . D.AAaa x Aaaa.
Câu 25. Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, mỗi gen quy định một tính trạng và
alen trội là trội hoàn toàn. Cây AAaa giao phấn với cây nào sau đây thì đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình
11:1?
A. AAAa. B. Aaaa. C. AAaa. D. aaaa.
Câu 26: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả vàng, cây tứ bội giảm phân
chỉ sinh ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây sẽ cho đời
con có tỉ lệ kiểu hình 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng?
A. AAaa × AAaa. B. Aa × Aaaa. C. AAaa × Aa. D. AAAa × aaaa.
Câu 27. Có bao nhiêu loại đột biến sau đây không làm tăng số lượng nhiễm sắc thể nhưng có thể làm tăng
hàm lượng ADN có trong nhân tế bào?
I. Đột biến tam bội. II. Đột biến chuyển đoạn NST.
III. Đột biến lặp đoạn NST. IV. Đột biến gen dạng mất cặp.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

You might also like