You are on page 1of 2

TUẦN 13.

XUÂN QUỲNH
I. ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ
1. Ví dụ (Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ “Tiếng gà trưa”)
+ “nghe” được lặp lại: nhấn mạnh cảm giác nghe tiếng gà trưa
+ “vì” được lặp lại: nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu
+ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 4 lần ở đầu 4 khổ thơ
→ Gợi kỷ niệm tuổi thơ của tác giả
→ Những từ được lặp đi lặp lại đó → Điệp ngữ
2. Ghi nhớ
Điệp ngữ:
- Biện pháp lặp lại từ ngữ
- Để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
II. CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ (3 dạng)
1. Điệp ngữ cách quãng (Trái ngược với điệp ngữ nối tiếp, loại này thường cách nhau một vài từ hoặc một
câu để bổ sung nghĩa cho nhau. Đây là loại điệp ngữ thường được sử dụng nhất trong thơ ca.)
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”
2. Điệp ngữ nối tiếp (Là loại điệp ngữ các từ lặp lại nối tiếp nhau, tạo điểm nhấn nổi bật về cảm xúc hoặc ý
nghĩa quan trọng. Đây là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau)
“Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm.
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.”
Từ “Trông” được lặp lại liên tiếp để nhấn mạnh sự phụ thuộc vào thời tiết khi làm nông
nghiệp lúc xưa.

3. Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng - điệp ngữ nằm ở cuối câu câu trước và lặp lại
ở đầu câu sau)

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,


Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
III. LUYỆN TẬP
(HS làm các bài tập SGK trang 153)

HẾT

You might also like