You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ


MINH
BÀI HỌC

Tâm Lí Lứa Tuổi Đầu Thanh Niên


Bộ môn: Tâm Lí Học Giáo Dục
Giáo viên hướng dẫn: VÕ MINH THÀNH
Nhóm thực hiện: 1. Nguyễn Minh Triết
2. Trấn Xuân Huy
3. Huỳnh Minh Nghĩa
4. Nguyễn Hồng Thắm
5. Võ Hồng Tân Tiến
6. Lê Thị Cẩm Ly
7. Phạm Ngọc Hải Yến
8. Lê Võ Như Ngọc
9. Nguyễn Hòa Thủy Tiên

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2021

1
MỤC LỤC
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý lứa tuổi đầu thanh niên...................................................................3
3.1.1.Sự phát triển về mặt sinh lí.................................................................................................................................3
3.1.2. Điều kiện sống và hoạt động..............................................................................................................................5
Trong gia đình..........................................................................................................................................................5
Trong nhà trường.....................................................................................................................................................5
Ngoài xã hội.............................................................................................................................................................6
3.2. Hoạt động chủ đạo của tuổi đầu thanh niên ( hoạt động học tập - hướng nghiệp)...................................................8
3.3 Đặc điểm về hoạt động nhận thức của lứa tuổi đầu thanh niên.................................................................................9
3.3.1: Tri giác..............................................................................................................................................................9
3.3.2: Trí nhớ...............................................................................................................................................................9

2
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI ĐẦU THANH NIÊN
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý lứa tuổi đầu thanh
niên
Tuổi thanh niên thường chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu thanh niên (15 – 18 tuổi),
giai đoạn giữa thanh niên (18 – 22, 23 tuổi) và cuối thanh niên (22, 23 – 25, 28 tuổi). Giai đoạn
đầu thanh niên các em chủ yếu học tập tại các cơ sở giáo dục khác nhau. Và giai đoạn này các em
có sự trưởng thành về mặt cơ thể nhưng về mặt xã hội thì chưa.
3.1.1.Sự phát triển về mặt sinh lí
Sự phát triển về mặt sinh lý ở tuổi đầu thanh niên tương đối êm ả, đi dần đến sự hòa thiện
các bộ phận và chức năng trong cơ thể. Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ:
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm dần:
o Nữ thường dừng lại sau tuổi 17, 18.
o Nam thường dừng lại sau tuổi 22, 23.

- Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, cân nặng của một thanh niên 16, 17 tuổi có thể gấp đôi
một thiếu niên 11, 12 tuổi.
- Hệ cơ tiếp tục phát triển, sức mạnh cơ bắp tăng nhanh, lực cơ của em trai 16 tuổi gấp 2 lần
so với năm 12 tuổi  Các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng
cường.

3
- Hệ tim mạch hoạt động nhịp nhàng, nhịp tim 70-75 lần/phút.
 Điều đó giúp cho các em có sức chịu đựng bền bỉ hơn, khả năng làm chủ cảm xúc và tâm
trạng của mình tốt hơn.
- Hệ thần kinh, não bộ phát triển gần như tối ưu để phát triển các loại tư duy trừu tượng, tư
duy logic.

- Các tuyến nội tiết hoạt động ổn định. Đa số các em qua thời phát dục với những biểu hiện
giới tính rất rõ ràng từ hình thức bên ngoài đến các chức năng bên trong của cơ quan sinh
dục.
Ví dụ: “ Tuổi mười sáu trăng tròn”, “ Tuổi mười bảy bẻ gãy
sừng trâu”,…
- Tuy nhiên, vẫn có một số em vẫn gầy ốm như thiếu niên.

4
 Vì vậy, việc hướng dẫn các em biết cách ăn uống, ngủ nghỉ và tập luyện để đạt được
sự phát triển toàn vẹn nhất là nhiệm vụ quan trọng của các bậc phụ huynh và các
thầy cô giáo.
Ví dụ: Chính vì sự phát triển về sinh lý này mà các em có được tự tin, bản lĩnh hơn về tâm lý do
có sự thay đổi mạnh mẽ của cơ thể, trong như một người lớn trưởng thành, mọi người
cũng từ đó mà có cách khác so với trước kia.
3.1.2. Điều kiện sống và hoạt động
Vai trò và vị trí xã hội của các em ngày một nâng cao. Các em không còn là trẻ con nhưng
chưa phải là người lớn thật sự. Hoạt động của các em đa dạng và phong phú kể cả nội dung
và hình thức.
Trong gia đình
- Cha mẹ bắt đầu xem các em là người lớn, giao cho các em một số quyền hành, được cùng tham
gia bàn bạc một số việc trong gia đình, được hỏi ý kiến khi có việc quan trọng, nhiều quyền lợi
hơn, đồng thời trách nhiệm cũng cao hơn.
- Đa số các em đã biết quan tâm đến cuộc sống gia đình, có ý thức chia sẻ công việc nhà, thậm
chí một số em đã đi làm kiếm tiền phụ giúp ba, mẹ.
- Tuy vậy, các em vẫn đang tuổi lớn, lo ăn học là chủ yếu, về vật chất còn lệ thuộc hoàn toàn vào
cha mẹ nên chủ thể tự lập.
- Các em đặc biệt quan tâm đến lối sống đạo đức của cha mẹ. Đó là điều ảnh hưởng rất mạnh đến
sự phát triển nhân cách của các em giai đoạn này.

Ví dụ: Cha mẹ sẽ là người mà các em học hỏi noi theo, từ đó tự tin bước vào đời, nhưng một số
trường hợp ba mẹ có biểu hiện tiêu cực như ly hôn , gay gõ, dùng vũ lực để giải quyết vấn đề,...
ảnh hưởng đặc biệt đến tâm lý, mất niềm tin, tủi thân, dễ buông bỏ.
Trong nhà trường
- Càng lớn thì nội dung học tập ngày càng sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn.
- Phải tích cực, sáng tạo, năng động và vận dụng trí lực nhiều hơn. (Vd : Nghệ thuật ứng dụng lý
thuyết vào thực hành )

5
- Thái độ học tập phát triển cao hơn và có chọn lọc hơn. Hứng thú học tập sâu, rộng và bền vững
hơn. (Chẳng hạn : Khi học sinh đặt ra những mục tiêu , những định hướng cùng với thái độ học
tập nghiêm túc , luôn cầu tiến bản thân và tinh thần tự học cao thì học sinh sẽ đạt thành tích cao
trong học tập )
- Động cơ học tập có tính thực tiễn và gắn liền với xu hướng nghề nghiệp. (Vd: Với sinh viên
ngày nay , động cơ học tập có vai trò quyết định đối với chất lượng, hiệu quả học tập của SV.
Hơn thế nữa, động cơ học tập còn có những ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đến việc hình thành
phẩm chất năng lực và nhân cách SV trong quá trình học tập , từ đó định hướng nhân cách của
mỗi bản thân )
- Có hiện tượng học lệch, các em chỉ chú ý đến những môn học chính và xem nhẹ các môn học
phụ
Vì thế, nhiệm vụ của giáo viên là phải giúp các em hiểu rõ vai trò và chức năng của giáo dục
phổ thông là hướng đến sự phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh.
Để hình thành thái độ học tập đúng đắn ở thanh niên học sinh, cần có những biện pháp mang
tính phối hợp và đồng bộ trong suy nghĩ và hành động của những nhà quản lí xã hội, những nhà
quản lí giáo dục, của các bậc cha mẹ và thầy cô giáo.
Ví dụ: Các em thường quan tâm đến các môn học mà mình yêu thích, tìm hiểu sâu, kĩ càng hơn
nhưng bù lại các em dành ít thời gian với các môn không hứng thú, do vậy chúng ta cần tạo thêm
nhiều môi trường học tập phù hợp với thế mạnh của các em.
Ngoài xã hội
- Đa số các em có tinh thần và tính tích cực hoạt động xã hội.
- Quan tâm nhiều hơn đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa trong và ngoài nước
tìm hiểu, đánh giá, nhìn nhận, trao đổi và bày tỏ thái độ với các vấn đề đó.
- Sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với sở trường như thi thố tài năng, thể dục, thể
thao, thi học sinh thanh lịch, tham gia các hoạt động tình nguyện, bảo vệ môi trường…
- Thông qua các hoạt động xã hội, các em được tiếp xúc rộng rãi với nhiều tầng lớp trong xã hội,
tạo lập được nhiều mối quan hệ xã hội hơn, được mở mang tầm nhìn, hứng thú.
- Có điều kiện gặp gỡ trao đổi, học hỏi những người nổi tiếng thông qua các hoạt động như kết
bạn qua Facebook và các trang mạng xã hội giao lưu, sự kiện…
- Tâm lý chung là các em thích làm những việc lớn lao, có ý nghĩa xã hội, không thích làm những
việc nhỏ, vụn vặt ( nấu cơm, rửa chén,…)
- Các em tham gia các hoạt động chủ yếu vì vui  Khi không hoàn thành nhiệm vụ, hết vui
chán nản cần phải tạo các sân chơi, hoạt động có nội dung và hình thức hấp dẫn đối với các em.
- Xã hội nhìn nhận các em như những công dân sắp trưởng thành, có vị trí xã hội gần như người
lớn.

6
- Cuối lứa tuổi, các em có quyền công dân và phải thực hiện một số nghĩa vụ công dân đối với xã
hội: nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự,…  Tạo ra động lực để các em cố gắng nổ lực phấn
đấu, rèn luyện bản thân trên các phương diện để trưởng thành.

Ví dụ: Hiện nay, mạng xã hội đang rất phổ biến, các em ở lứa tuổi cũng thường xuyên cập nhật
nhiều thông tin trên mạng phục vụ cho việc học, cũng như học hỏi quan tâm nhiều vấn đề của xã
hội hơn.
3.1.3. Sự chín muồi về tâm lý
- Trong giai đoạn từ cuối tuổi thiếu niên sang đầu tuổi thanh niên các em đã đạt được những
thành tựu nổi bật về sự phát triển tâm lý như: tư duy trừu tượng và tính chủ định trong nhận thức
và tình cảm.
- Tự ý thức và khả năng tự đánh giá phát triển, bắt đầu biết suy nghĩ khi hành động.
- Có nhu cầu được tôn trọng và đối xử bình đẳng.
- Sẵn sàng dấn thân để chứng tỏ bản thân và được công nhận là người lớn đang hừng hực trong
các em.
Đó chính là những điều kiện tâm lý thúc đẩy sự hình thành và phát triển tâm lý ở lứa tuổi đầu
thanh niên.
- Sự phát triển cơ thể ổn định, hài hòa, cân đối, sự thay đổi điều kiện sống và hoạt động của
một công dân sắp trưởng thành; sự thừa kế quá trình phát triển về cấu trúc và chức năng
tâm lý cuối tuổi thiếu niên là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển tâm lý ở tuổi đầu thanh
niên.

7
Ví dụ: Ở lứa tuổi này, các em được phát triển toàn diện nhu cầu được thể hiện bản ngã càng
cao, có thể tự tin tham gia các hoạt động xã hội, văn nghệ ở trường hay band nhạc acoustic,
cũng như bộc lộ năng khiếu tại các cuộc thi nổi tiếng.

3.2. Hoạt động chủ đạo của tuổi đầu thanh niên ( hoạt động học tập -
hướng nghiệp)
- Hoạt động học tập hướng nghiệp chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách của các em và
được thể hiện rõ qua xu hướng nghề nghiệp .
- Đây là nét cấu tạo tâm lý mới trung tâm trong nhân cách của tuổi đầu thanh niên.

Ví dụ: Các em thường trăn trở các vấn đề như: nghề gì sẽ phù hợp với mình và liệu mình có
thành công hay không? Liệu mình có đủ khả năng theo đuổi nghề đó hay không?
- Các em chủ động tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp bằng nhiều cách: trao đổi với người thân,
tìm hiểu qua sách báo và các phương tiện truyền thông, tham gia các ngày hội hướng nghiệp…
- Có nhiều yếu tố chi phối học sinh khi các em chọn nghề và chọn bậc học cho mình.
- Ý kiến , hướng dẫn của cha mẹ , thầy cô, kết quả tự đánh giá bản thân, tác động của bạn bè,…là
những yếu tố chi phối các em
// Làm các em dễ bói rối trước những ý kiến đa chiều . Vì thế sự phối hợp giữa gia đình, nhà
trường và xã hội là cần thiết để giúp các em cân nhắc và lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn trên nhu
cầu, sở thích cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.

8
- Chọn nghề có ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên, học sinh nếu sớm xác định được một nghề
nghiệp phù hợp với bản thân sẽ chủ động hơn trong tìm kiếm những phương thức và điều kiện hỗ
trợ cho nghề nghiệp bản thân
* Giải pháp : Vì thực trạng ngày nay định hướng nghề nghiệp ở các em học sinh , sinh viên
không rõ ràng , không có chính kiến và chọn sai nghề dẫn tới những hậu quả khó lường . Vì thế ,
ngay từ khi học sinh đang học tập ở bậc phổ thông thì bản thân gia đình , nhà trường , các tổ chức
xã hội cần tổ chức khoa học , kịp thời , hiệu quả cho hoạt động hướng nghiệp của các em .

3.3 Đặc điểm về hoạt động nhận thức của lứa tuổi đầu thanh niên
3.3.1: Tri giác
- Là tri giác có mục đích và hệ thống. Khi quan sát 1 đối tượng các em có thể nhận biết được chi
tiết nào là quan trọng và chủ yếu, chi tiết nào ít quan trọng và thứ yếu.
Ví dụ; Khi quan sát 1 bức tranh các em tìm được những gì trọng tâm của bức tranh biết phân biệt
chi tiết quan trọng và không quan trọng.

-Tuy vậy, 1 số em vẫn còn hay nhầm lẫn vì thế giáo viên cân hướng dẫn các em quan sát vào
mục tiêu nhất định, không vội vàng kết luật khi chưa tích lũy đủ điều kiện. Trong xã hội giáo
viên nên hướng dẫn cho các em chọn bạn tốt để chơi chọn lời để nói…
9
3.3.2: Trí nhớ
- Ghi nhớ có chủ định phát triển mạnh mẽ đóng vai trò chủ đạo. Ghi nhớ có chủ định thường thể
hiện như các e đọc trước bài ở nhà chủ động tìm kiếm thông tin chủ động tìm kiếm theo các
thông tin bài học, chủ động ghi nhớ theo cách riêng… Từ đó việc học tập các e có hiệu quả hơn.

- Ghi nhớ có ý nghĩa, ghi nhớ logic ngày 1 tăng cao tạo nên tính logic và tính hệ thống
trong nhận thức, các em biết tóm tắt ý chính biết so sánh biết phân biệt các dữ liệu cái gì
cần nhớ cái gì cần hiểu. Tuy vậy 1 số em vẫn chưa tôn trọng việc học tập vẫn còn ghi nhớ
máy móc , đại khái chung
- Giáo viên cần nhận biết đặc điểm này và hướng dẫn các em ghi nhớ có ý nghĩa và hệ
thống. Cần thiết kế các bài giảng, chú trọng tính chủ định trong ghi nhớ bài học tính ý
nghĩa và tính logic và tính hệ thống trong trí nhớ của các em.
3.3.3: Tư duy
- Tư duy trừu tượng tư duy phát triển lý luận mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong cấu
trúc tư duy của các em. Tư duy của các e có căn cứ và khá quyết đoán có óc phê phán và tính
hoài nghi khoa học. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho các em thức hiện các thao tác toán
tu duy toán học phức tạp, …Đây là cơ sở quan trọng để hình thành nên thế giới quan khoa
học .
- Các phẩm chất quan trọng của tư duy như: Tính độc lập, tính sáng tạo, tính mềm dẻo của tư duy
cũng phát triển mạnh mẽ. Các em biết vận dụng sự hiểu biết của mình vào những lĩnh vực khác
nhau đặc biệt là những lĩnh vực mới mẻ. Cơ sở hình thành nên năng lực sáng tạo, phát triển năng
lực tìm hiểu và đặt vấn đề. Do vậy học kém chưa chắc là tư duy chưa phát triển
Ví dụ: các em sẽ vận dụng những kiến thức mình học được và tự tìm hiểu thêm từ đó các em sẽ
tự muốn sáng tạo cho mình 1 món đồ từ những kiến thức trên.
10
- Tuy nhiên học sinh đạt trình độ tuy duy đặc trưng cho lứa tuổi chưa cao các em còn kết
luận vội vàng cảm tính. Nhiều em còn dựa dẫm vào giáo viên. Vì vậy giáo viên cần tập chung
phát triển các phẩm chất tư duy cho học sinh. ( Bằng cách lựa chọn các phương pháp dạy học
tích cực và thiết kế nội dung đa dạng)

3.4 Đặc điểm xúc cảm-tình cảm của thanh niên học sinh
- Đời sống các em mang tính xúc cảm cao. Xúc cảm các em thường ổn định và ít thay đổi hơn so
với thiếu niên, biết kiềm chế và che giấu xúc cảm của mình, thái độ với người khác mang tính ổn
định. Hình thức đối xử có lựa chọn tình cảm dần trở nên sâu sắc mặn nồng.
- Các loại tình cảm cấp cao có sự phát triển và phân hóa. Phát triển mạnh các loại tình cảm, muốn
trau dồi các phẩm chất tốt đẹp. Khi phạm lỗi các em biết ăn năn hối lỗi và muốn được chuộc lỗi,
khi thấy người khác phạm lỗi các e tỏ ra bất bình. Say mê văn học, thể thao, giải trí..trong tình
cảm trí tuệ các e phát triển hứng thú nhận thức say mê tìm tòi cái mới…
*Tình bạn
Nhu cầu kết bạn tâm tình các em tăng lên rõ rệt, phạm vi giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa
ngày càng mở rộng. Các em tích cực tham gia giao lưu và kết bạn một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp. Vd: các em kết bạn trên trường ngoài đời hay là trên các trang mạng xã hội
-Tình bạn của các em khá bền vừng và kéo
dài.Có những tình bạn kéo dài suốt cả cuộc đời,
còn mang tính xúc cảm cao, có sự quyến luyến
về mặt cảm xúc khiến các ít nhận ra những
khuyết điểm thực tế ở bạn
- Cha mẹ và thầy cô nên thấu hiểu và phải biết
phân tích và hướng dẫn cho các em. Cha mẹ nên
để ý đến nhóm bạn thân và định hướng cho các
em có tình bạn đẹp.

11
* Tình yêu
- Ở tuổi đầu thanh niên quan hệ nam nữ được tích cực hóa 1 cách rõ rệt. Phạm vi quan hệ
bạn bè được mở rộng xuất hiện thêm nhiều nhóm bạn bè pha trộn. Do vậy nhu cầu tìm bạn
khác giới được tăng cường. Xuất hiện tình đầu. Mối tình đầu thường có những đặc điểm
đặc trưng như: Rất trong sáng và giàu cảm xúc nhiều em lẹ thầm kín, thẹn thùng và bối
rối...

- Tình yêu đẹp đã giúp các em có thêm động lực qua và vượt qua khó khăn và học tập
trong cuộc sống bên cạnh đó vẫn còn tồn tại hậu quả. Do vậy bậc phụ huynh và nhà giáo
dục cần để ý và quan tâm giáo dục giá trị tình yêu cho các

3.5. Đặc điểm nhân cách của tuổi đầu thanh niên:
3.5.1. Sự hình thành thế giới quan khoa học:
Sự hình thành thế giới quan khoa học mang tính khoa học và hệ thống là một nét cấu tạo tâm
lý mới đặc trưng của tuổi đầu thanh niên.
(Các em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan
điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con
người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái
ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ
trách nhiệm…)
Ví dụ: những cuộc tranh luận các vấn đề về đúng-sai, thiện-ác, đẹp-xấu được biểu hiện rõ nét
trong những cuộc thi hùng biện của học sinh THPT, những lần thuyết trình hay phát biểu quan

12
điểm trước lớp,…

Các bạn học sinh THPT được khám phá và mở rộng thế giới quan phong phú hơn.
Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trong
những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các em lại thiếu tin tưởng vào những hành vi
đó. Vì vậy, giáo viên phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những vấn đề, hình ảnh còn lệch lạc để
giúp các em chọn cho mình một hình ảnh đúng đắn để phấn đấu vươn lên.

13
3.5.2. Sự phát triển của tự ý thức:
Các em có nhu cầu tìm hiểu bản thân, đánh giá bản thân và xây dựng hình ảnh bản thân. Các
em không chỉ phân tích ngoại hình mà còn đánh giá nội tâm của mình. Ngoài ra , các em còn tích
cực quan tâm đến vai trò và vị trí xã hội, tìm hiểu phẩm chất, năng lực riêng,…
Các em đã có khả năng nhận thức và đánh giá một cách tổng hợp các thuộc tính của nhân cách.
Sự đánh giá của các em dựa trên các chuẩn độc lập, các em có quan điểm riêng trong việc nhìn
nhận, đánh giá bản thân và người khác. Ở các em bắt đầu hình thành năng lực tự ý thức. Các em
không chỉ phân tích và đánh giá bản thân trong hiện tại mà còn cả trong tương lai.
Đa số các em có khả năng nhìn nhận, đánh giá bản thân chính xác, tuy vậy nhiều em vẫn có
biểu hiện sai lầm trong đánh giá. Vì vậy, giáo viên chúng tôi phải lắng nghe ý kiến của các em,
giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình nhằm giúp cho sự tự
đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá.
Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện
nhân cách của bản thân.
Ví dụ: các em có thể nhìn nhận rõ những điểm mạnh-điểm yếu của bản thân để chọn ngành
nghề đúng đắn cho tương lai, tự ý thức được việc đậu Đại Học là quan trọng từ đó các em đặt
mục tiêu, lên kế hoạch hành động cho chính mình, cảm thấy tức giận với chính mình đã có những
việc làm sai trái,…

3.5.3. Sự phát triển nhu cầu


Nhu cầu là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của các em về vật chất và tinh thần.
Trong đó, nhu cầu được tôn trọng, được độc lập và được bình đẳng trong giao tiếp với mọi người
là nhu cầu quan trọng và phổ biến.
Các em không chỉ cần bạn bè đồng trang lứa tôn trọng mà đặc biệt rất cần người lớn tôn trọng
ý kiến của mình và đối xử bình đẳng với mình.
14
Ví dụ: hiện nay ba mẹ luôn bận rộn với công việc nên ít có cơ hội để hiểu con, khi con đưa ra ý
kiến liền phủ nhận, bác bỏ vì cho rằng con còn nhỏ, các em sẽ cảm thấy không được tôn trọng và
không muốn bộc bạch, chia sẽ nữa.
Ứng dụng vào việc dạy học: Khi đặt câu hỏi, nêu lên một vấn đề nào đó, học sinh mong muốn
được bày tỏ quan điểm, ý kiến, cách nhìn nhận riêng của mình thì giáo viên cần lắng nghe, tôn
trọng kể cả khi câu trả lời chưa đáp ứng yêu cầu, nếu bị bác bỏ, phản đối, các em sẽ ngại phát
biểu, chán nản với tiết học..v.v..
Bên cạnh đó, thể hiện bản thân cũng là một nhu cầu nổi bật. Có 2 hướng thể hiện bản thân ở
lứa tuổi này: tích cực và tiêu cực.
Ví dụ 1: Tích cực: Các em cố gắng học thật giỏi, luôn đáp ứng và thậm chí vượt cao hơn yêu
cầu thầy cô giao để được bạn bè ngưỡng mộ, thầy cô tán thưởng.

Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT


Ví dụ 2: Tiêu cực: Các em thường đi theo các trào lưu để chứng tỏ mình là người sống kịp
thời đại hoặc làm những điều không giống ai để tạo nên sự khác biệt cho bản thân.

15
Ứng dụng vào việc dạy học: Đối với hướng thể hiện tích cực, đó là những hành vi vì mục đích
tốt, nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với đạo đức xã hội thì giáo viên cần ủng hộ, biểu dương các em để
các em tiếp tục phát huy. Đối với hướng thể hiện tiêu cực, giáo viên cần có những biện pháp giúp
các em sửa chữa, thay đổi, không phê phán để làm ảnh hưởng đến tâm lí của các em.
3.5.4. Sự hình thành lý tưởng sống
Lý tưởng sống là mục tiêu cao đẹp và hoàn chỉnh mà mỗi cá nhân mong muốn đạt được, là kết
quả của quá trình nhận thức sâu sắc, là động cơ thúc đẩy cá nhân hành động tích cực nhằm đạt
được mục tiêu đề ra.
Các em mong muốn tìm kiếm cho mình một “mẫu hình lí tưởng”, nhưng đến tuổi trưởng thành
mẫu hình này không còn gắn liền với các cá nhân mà bắt đầu có tính khái quát cao về các phẩm
chất, tâm lý, nhân cách điển hình của nhiều cá nhân mà các em quý trọng, ngưỡng mộ.
Ví dụ: Khi còn đi học, do môi trường tiếp xúc còn hạn hẹp, các em có xu hướng lấy lý tưởng
dựa vào hình mẫu của những người nghệ sĩ nổi tiếng nhưng theo thời gian, trưởng thành các em
có nhiều sự trải nghiệm dẫn đến thay đổi cách nhìn, đòi hỏi một lý tưởng cao hơn, phù hợp hơn.

16
(Lý tưởng học tập tốt để thay đổi hoàn cảnh của nữa sinh Hà Tĩnh)
Ứng dụng vào dạy học: Thực trạng ngày nay có rất nhiều học sinh chưa xác định được lý
tưởng sống cho mình, không biết đi học để làm gì, giáo viên cần giúp các em định hướng đúng
đắn, khơi dậy được tinh thần học tập của các em.

17

You might also like