You are on page 1of 3

BÀI TẬP VỀ NHÀ SỐ 16

HS CHỌN 1 TRONG 2 ĐỀ SAU


______________________
ĐỀ 1: Dành cho học sinh thi vào 10 đại trà
Nhớ về những kỉ niệm tuồi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng
Việt viết:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1: 1.0 đ Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện
lịch  sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu
thêm điều gì về tuổi thơ của người cháu?
 - Số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ là: ''bốn tuổi''.
- Sự kiện lịch sử được nhắc tới trong những câu thơ trên là: Nạn đói năm
1945.
- Sự kiện này giúp em hiểu thêm về tuổi thơ của người cháu là một tuổi thơ
cơ cực, sống khó khăn khăn thiếu thốn trăm bề. Qua tìm hiểu, em biết được
nạn đói đã giết chết từ (400.000 - 2.000.000 con người) một con số quá
khủng khiếp với một đất nước. Nạn đói làm con người chết dần chết mòn,
cho thấy một tuổi thơ đầy u tối cho nên khi tác giả ''Nghĩ lại đến giờ sống
mũi còn cay''.
Câu 2: 1.0 đ Xét theo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
thuộc  kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?
 Câu thơ “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”:
- Kiểu câu: trần thuật
- Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc

Cáu 3: 2.0 đ Năm tháng và thời gian có trôi qua nhưng trong tâm trí của mình,
người cháu vẫn khắc ghi lời dặn dò của bà “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố/ Mày
có viết thư chớ kể này, kể nọ/Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Vì sao vậy? Câu nói
đó thể hiện phẩm chất gì ở người bà?
 Cháu mãi nhớ lời dặn dò của bà:
=> Thực chất làng bị giặc đốt nhà bị cháy nhưng bà vẫn dặn cháu nếu viết
thư cho bố thì nói rằng nhà vẫn bình yên để bố an tâm ở nơi xa xôi. Vì lời
dặn ấn tượng - dặn cháu nói sai sự thật; vì hiểu được lòng bà, những phẩm
chất tốt đẹp của bà... những điều đó đã khiến cho người cháy khắc ghi lời
dặn của bà dù năm tháng có trôi qua.
=> Câu nói thể hiện nét đẹp của người bà: Yêu thương, hi sinh vì con cháu,
kiên cường trước khó khăn là điểm tựa tinh thần của con cháu

Câu 4: 6.0 đ Từ nội dung bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một 
đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những sự hi
sinh  thầm lặng trong cuộc sống.

  Đức hi sinh là một phẩm chất cao đẹp của con người trong xã hội ngày nay.
Hiểu một cách đơn giản, hi sinh là sự chấp nhận chịu thiệt hại, mất mát
quyền lợi về vật chất, về tinh thần nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý
tưởng tốt đẹp vì người khác. Người có đức hi sinh là người luôn sẵn sàng vì
mọi người mà không toan tính đến thiệt hại của bản thân. Trong thời đại
ngày trước, khi đất nước có chiến tranh, các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã
chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng của bản thân, giục giã con lên đường
tham gia kháng chiến. Các mẹ, bằng một cách hi sinh thầm lặng, đã trở
thành hậu phương vững chắc cho người con của mình tham gia chiến đấu
bảo vệ Tổ Quốc. Không những vậy, những người mẹ nhìn bình thường như
vậy nhưng lại có một sức mạnh rất đỗi phi thường. Họ dành cả cuộc đời của
mình để chăm lo và yêu thương con cái. Mỗi khi con cái ốm đau, bệnh tật,
những người hung của gia đình này lại hết mực quan tâm và săn sóc tận tình.
Không chỉ có những người mẹ, ta còn thấy trong xã hội này rất nhiều hình
ảnh về con người đẹp. Đó là những bác lao công, đêm đêm vẫn cần mẫn với
công việc thầm lặng của mình, âm thầm dọn dẹp sạch các ngõ ngách đô thi,
là những người thợ xây không quản nắng mưa tạo lên những tòa nhà vững
chắc. Hằng ngày, vẫn có những con người có đức hi sinh thầm lặng mà cao
quý ấy cống hiến cho xã hội. Ta thật tự hào về họ và cũng cần thật thẳng
thắn nhìn nhận một nghiêm túc bản thân rằng mình đã làm được gì cống
hiến cho cuộc đời. Bởi vậy, mỗi chúng ta không cần phải làm những điều
quá lớn lao, chỉ cần ta biết quan tâm và yêu thương hơn đến những người
xung quanh , đấy cũng là một cách biểu hiện đức hi sinh rồi.

You might also like