You are on page 1of 11

SỞ GD& ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

TRƯỜNG THCS & THPT LÊ QUÝ ĐÔN CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

I. NỘI DUNG ÔN TẬP

Bài 1: Chí công vô tư


Bài 2: Tự chủ
Bài 3: Dân chủ và kỉ luật
Bài 4: Bảo vệ hòa bình
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Bài 8: Năng động, sáng tạo
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Người có phẩm chất chí công vô tư luôn công bằng, không thiên vị, luôn
xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân và

A. giải quyết công việc theo lẽ phải.


B. đề cao tất cả quyền lợi của mọi người.
C. thường xuyên coi trọng tình cảm cá nhân.
D. đặt mọi quyền lợi của mình lên trước.
Câu 2. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công
bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ

A. lợi ích riêng. B. lợi ích chung. C. lợi ích cá nhân. D. lợi ích tập thể.

Câu 3. Chí công vô tư đem lại lại ích cho

A. cá nhân B. nhiều người C. cộng đồng xã hội D. gia đình

Câu 4. Quan điểm nào sau đây là không đúng với phẩm chất chí công vô tư?

A. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.


B. Không bao che cho những việc làm sai trái.
C. Bảo vệ sự công bằng và lẽ phải.
D. Thiên vị khi nhận xét, đánh giá về người khác.

Câu 5. Tự chủ là

A. A.làm chủ được bản thân.


B. kiểm soát được người khác.
C. tự làm theo ý mình.
D. làm chủ công việc.

Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây là thiếu tự chủ?

A. Có thái độ hòa nhã, từ tốn trong giao tiếp.


B. Biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân.
C. Có lập trường rõ ràng trước các sự việc.
D. Nóng nảy, vội vàng trong hành động.

Câu 7. Tự chủ giúp con người

A. đứng vững trước khó khăn cám dỗ.


B. dễ gây mâu thuẫn với bạn.
C. dễ mắc sai lầm trong cuộc sống.
D. bột phát khi giải quyết công việc.

Câu 8. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tính tự chủ?

A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo


B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
D. Ăn chắc mặc bền.

Câu 9. Câu ca dao: "Bề trên ở chẳng kỉ cương/ Cho nên kẻ dưới lập đường mây
mưa" phê phán việc làm nào dưới đây?

A. Chí công vô tư
B. Dân chủ
C. Không chí công vô tư
D. Không thực hiện tốt dân chủ

Câu 10. Thực hiện tốt nội dung nào dưới đây sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận
thức, ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển và
nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội?

A. Kỉ luật và hương ước


B. Đạo đức và kỉ luật
C. Đạo đức và dân chủ
D. Dân chủ và kỉ luật

Câu 11. Thực hiện tốt dân chủ sẽ

A. tạo cơ hội tốt cho mọi người phát triển.


B. làm việc theo ý mỗi người.
C. xây dựng được tình bạn đẹp.
D. đem lại cuộc sống ấm no.

Câu 12. Kỉ luật tốt làm cho

A. Áp lực học tập và công việc nặng nề


B. Quyền lực người quản lí tăng lên
C. Chất lượng và hiệu quả công việc tăng cao
D. Con người tự tin trong cuộc sống

Câu 13. Hòa bình là

A. tranh chấp lãnh thổ của nhau.


B. sự bất hợp tác giữa các dân tộc .
C. không tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của nhau.
D. tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Câu 14. Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của

A. những nước lớn.


B. những nước có tiềm năng quân sự.
C. của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
D. những nước đang xảy ra chiến tranh.

Câu 15. Biểu hiện của lòng yêu chuộng hòa bình là

A. giải quyết các mâu thuẫn bằng lực lượng vũ trang.


B. kêu gọi đoàn kết, chống chiến tranh.
C. tham gia các cuộc xung đột giữa các dân tộc .
D. gây bè phái, chia rẽ tôn giáo.

Câu 16. Mối quan hệ giữa Việt Nam–Cu Ba là một trong những ví dụ tiêu biểu về

A. quan hệ đồng minh chiến lược.


B. quan hệ láng giềng đồng chí.
C. tình cảm thủy chung gắn bó.
D. tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Câu 17. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là

A. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
B. quan hệ bình đẳng giữa các nước.
C. quan hệ ngoại giao giữ các nước.
D. quan hệ đôi bên cùng có lợi.

Câu 18. Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài
với thái độ, cử chỉ, việc làm là

A. tôn trọng, bình đẳng.


B. xây dựng mối quan hệ thân thiện.
C. tôn trọng và thân thiện.
D. hợp tác và giao lưu hai bên cùng có lợi.

Câu 19. Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp
bằng hình thức nào trong các nội dung dưới đây?
A. Thương lượng hòa bình.
B. Chiến tranh
C. Kích động bạo loạn lật đổ
D. Tạm đình chỉ việc giao lưu

Câu 20. Nhiều trường đại học ở Việt Nam thành lập khoa quốc tế và triển khai
chương trình giáo dục tiên tiến cho sinh viên là thể hiện quan hệ nào sau đây?

A. Đơn phương.
B. Hữu nghị.
C. Phụ thuộc.
D. Trái chiều.

Câu 21. “Quan hệ hợp tác giữa dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này với
quốc gia khác” được gọi là

A. hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.


B. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
C. xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.
D. xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

Câu 22. Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục
đích chung được gọi là

A. quan hệ.
B. giao lưu.
C. đoàn kết.
D. hợp tác.

Câu 23. Cơ sở quan trọng của hợp tác là

A. bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.


B. hợp tác, hữu nghị.
C. giao lưu, hữu nghị.
D. hòa bình, ổn định.

Câu 24. Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở

A. tự nguyện chấp nhận thua thiệt.


B. bình đẳng cùng có lợi.
C. cá lớn nuốt cá bé.
D. không bên nào có lợi.

Câu 25. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành
trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. địa phương này sang địa phương khác.


B. thế hệ này sang thế hệ khác.
C. đất nước này sang đất nước khác.
D. lãnh thổ này sang lãnh thổ khác.

Câu 26. Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là công dân
đã

A. đề cao tư tưởng mê tín dị đoan.


B. sung bái tập quán địa phương.
C. góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
D. phổ cập tín ngưỡng vùng miền.

Câu 27. Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nói đến truyền thống
nào của nước ta?

A. Yêu thương con người


B. Hiếu thảo
C. Hiếu học
D. Chống giặc ngoại xâm

Câu 28. Công dân thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Sao chép tài liệu ngoài luồng.


B. Lên án chính quyền sở tại.
C. Phản bác quan điểm trái chiều.
D. Gìn giữ các làn điệu dân ca.

Câu 29. Năng động là tích cực, chủ động và luôn

A. làm theo sự hướng dẫn.


B. từ chối sự giúp đỡ.
C. dám nghĩ, dám làm.
D. kiên định, khuôn mẫu.

Câu 30. Để rút ngắn thời gian đạt được mục đích đã đề ra và có thể vượt qua
những ràng buộc của hoàn cảnh cá nhân cần

A. năng động, sáng tạo.


B. dập khuôn máy móc.
C. tuân theo mọi sự góp ý.
D. từ chối mọi mối quan hệ.

Câu 31. Bạn Y cùng các bạn học sinh lớp 9A bàn bạc và thống nhất thành lập
“Biệt đội giải cứu thức ăn”. Sau các buổi học, cả nhóm lại đến các nhà hàng xin
phần thức ăn còn lại rồi đóng gói cẩn thận để mang vào các bệnh viện phát miễn
phí cho những bệnh nhân có điều kiện kinh tế khó khăn. Việc làm của bạn Y đã
thực hiện nội dung nào sau đây của đức tính năng động, sáng tạo?

A. Làm việc theo cảm tính.


B. Phụ thuộc vào hoàn cảnh.
C. Từ chối sự giúp đỡ.
D. Chủ động và tích cực.

Câu 32. Trên đường cùng các bạn đến thăm gia đình bà mẹ Việt nam anh hùng ở
miền núi, gặp thời tiết mưa nắng thất thường, A đã dùng cành cây cọ để làm ô che
cho mọi người. Việc làm của A đã thể hiện phẩm chất nào sau đây?

A. Chí công vô tư.


B. Năng động, sáng tạo.
C. Thực hành tiết kiệm.
D. Cần, kiệm, liêm, chính.

Câu 33. Để giúp mẹ trả nợ, chị M buộc phải cưới anh K theo yêu cầu của mẹ dù
không có tình cảm với anh. Chị M và anh K đã vi phạm quy định nào sau đây của
pháp luật về hôn nhân và gia đình?

A. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.


B. Một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
C. Luôn tôn trọng nhân phẩm, danh dự của nhau.
D. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

Câu 34. Pháp luật nước ta quy định, người thuộc trường hợp nào sau đây chưa đủ
điều kiện kết hôn?

A. Mang thai ngoài ý muốn.


B. Đã từng đơn phương ly hôn.
C. Mất năng lực hành vi dân sự.
D. Đang mắc bệnh truyền nhiễm.

Câu 35. Sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự
nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia
đình hạnh phúc là nội dung khái niệm

A. hợp tác.
B. tương trợ.
C. đoàn kết.
D. hôn nhân.

Câu 36. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc
bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và

A. đáp ứng mọi nhu cầu cá nhân.


B. xây dựng một gia đình hạnh phúc.
C. đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu.
D. thỏa mãn đầy đủ mọi sở thích.

Câu 37. Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh cần có thái độ phê phán

A. mọi quan điểm cá nhân.


B. những hành động vụ lợi.
C. mọi phong tục tập quán.
D. những suy nghĩ cổ điển.

Câu 38. Lan và Hòa là đôi bạn thân. Lan là cờ đỏ, khi kiểm tra bài tập của các bạn
thì thấy Hòa làm thiếu bài tập, nhưng Lan vẫn báo cáo với lớp là Hòa làm bài đủ.
Nếu là Lan, em sẽ chọn cách cư xử nào dưới đây là đúng với phẩm chất chí công
vô tư?
A. Báo cáo trung thực về thiếu sót của Hòa.
B. Góp ý riêng với Hòa để bạn khắc phục ngay.
C. Nói Hòa thông cảm vì công việc phải báo cáo đúng và động viên Hòa cố
gắng sửa chữa khuyết điểm.
D. Bỏ qua, coi như không biết.

Câu 39. Trong đợt bình xét cuối năm , bạn K lớp trưởng và bạn V lớp phó đưa
danh sách ba bạn có thành tích tốt nhất để bình xét thi đua cấp trường nhưng lại bị
Y và X chê bai là dại, không đưa nhiều bạn vào danh sách để lấy thành tích cho
lớp. Thấy vậy, S đã giải thích cho Y và X hiểu thì bị X và M xúc phạm và tung tin
xấu lên mạng xã hội. Những ai trong tình huống trên KHÔNG thực hiện đúng
phẩm chất đạo đức chí công vô tư?

A. Bạn K, bạn V
B. Bạn V, bạn X
C. Bạn Y, bạn X, bạn M
D. Bạn K, bạn V, bạn M

Câu 40. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về tính tự chủ. Hãy chọn ý đúng:

A. Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao
tiếp.
B. Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác.
C. Người tự chủ luôn hành động theo ý mình.
D. Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn.

Câu 41. Học sinh cần rèn luyện tính tự chủ bằng cách nào sau đây?

A. Dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.


B. Tham gia đầy đủ các nghi lễ tôn giáo.
C. Bác bỏ mọi quan điểm trái chiều.
D. Tập trung suy nghĩ trước khi hành động.

Câu 42. Trong giờ sinh hoạt, bạn A lớp trưởng có ý kiến phê bình bạn B thường
xuyên mất trật tự trong giờ học gây ảnh hưởng đến thi đua của lớp. Là bạn thân của
B, bạn C đã phản đối gay gắt và nói xấu A nên bị bạn A đã chặn đường đánh.
Chứng kiến sự việc bạn D đã báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Những học sinh nào
sau đây đã vi phạm kỉ luật?
A. Bạn A, B và bạn C.
B. Bạn A và bạn D.
C. Bạn A, B và bạn D.
D. Bạn D và bạn C.

Câu 43. M là một học sinh lớp 9. M thường hay tổ chức nhóm bạn sang gây gổ với
các bạn lớp khác. Có hôm M đánh một bạn bị chảy máu mũi. Gia đình và cô giáo
chủ nhiệm rất buồn phiền, lo lắng vì những việc làm của M. Việc làm đó cho thấy
M là người

A. yêu thích võ thuật.


B. thiếu tôn trọng kỉ luật.
C. năng động, sáng tạo.
D. có sức khỏe tốt.

Câu 44. Bảo vệ hòa bình là

A. gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên.


B. từ bỏ mọi tư tưởng trái chiều.
C. trực tiếp tham gia mọi hoạt động chung.
D. từ chối thương lượng, đàm phán.

Câu 45. Theo em, thái độ nào dưới đây cần phê phán?

A. Chế nhạo ngôn ngữ, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của nước
khác.
B. Quyên góp đồ dùng học tập để tặng các bạn học sinh ở Cu Ba.
C. Tham gia giao lưu với các thanh niên quốc tế.
D. Cổ vũ cho các đội tuyển nước ngoài khi họ đến Việt Nam thi đấu thể thao.

Câu 46. Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề
nghiêm trọng thì cần thực hiện nội dung nào dưới đây?

A. Lặng im
B. Báo với chính phủ nước ngoài
C. Thông báo với người nhà
D. Liên hệ với đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài
Câu 47. Công trình nào dưới đây của nước ta không phải là thành quả của sự hợp
tác quốc tế?

A. Cầu Nhật Tân.


B. Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình.
C. Cầu Long Biên.
D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên.

Câu 48. Nội dung nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
trong hợp tác quốc tế?

A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.


B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Câu 49. Chị B cùng bạn học phổ thông về thăm lại trường cũ và tri ân thầy cô vào
mỗi khi dịp lễ tết. Chị B và các bạn thể hiện phẩm chất nào dưới đây?

A. Xây dựng trường học thân thiện.


B. Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật.
C. Tôn thờ chủ nghĩa cá nhân.
D. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 50. Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ
chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ Việt
Nam anh hùng. Điều đó thể hiện truyền thống nào dưới đây?

A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.


B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống nhân ái.

You might also like