You are on page 1of 6

Năm học 2021 - 2022 NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

HÓA HỌC 8

A. LÝ THUYẾT
1. Phát biểu quy tắc hóa trị . Viết biểu thức.
2. Cách lập công thức hóa học, xác định hóa trị của một nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử của chất.
3. Phản ứng hóa học: Khái niệm, điều kiện xảy ra phản ứng hóa học, dấu hiệu nhận biết.
4. Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng, công thức khối lượng.
5. Cách lập phương trình hóa học. Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học.
6. Định nghĩa mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích chất
khí và lượng chất.
7. Tỉ khối của chất khí.
8. Tính toán theo công thức hóa học.
9. Tính theo phương trình hóa học.
B. BÀI TẬP
Câu 1: Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: khí hidro, nước , đường saccarozo (C 12H22O11 ), nhôm oxit
(Al2O3), đá vôi (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), dây đồng, bột lưu huỳnh.
- Đơn chất: khí hidro (H2), dây đồng (Cu), bột lưu huỳnh (S)
- Hợp chất: nước (H2O), đường saccarozo (C12H22O11), nhôm oxit (Al2O3), đá vôi (CaCO3), khí cacbonic
(CO2), muối ăn (NaCl)

Câu 2: Hoàn thành các công thức hóa học tạo bởi các kim loại và các nhóm nguyên tử vào bảng sau:
-NO3 = SO4 ≡ PO4 - OH
Na NaNO 3 Na 2 SO4 Na 3 PO4 NaOH
Fe (III) Fe(NO3)3 Fe2(SO4)3 FePO4 Fe(OH)3
Zn Zn(NO3)2 ZnSO4 Zn3(PO4)2 Zn(OH)2

Câu 3: Khi nung nóng 2,22 g quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành 1,6 g đồng (II) oxit CuO, 0,18 g hơi
nước và khí cacbonic. Tính khối lượng của khí cacbonic thu được.
Bài giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mmalachite = mCuO + mH2O + mCO2
2,22g = 1,6g + 0,18g + mCO2
2,22g = 1,78g + mCO2
mCO2 = 2,22g – 1,78g
mCO2 = 0,44g

Câu 4: a. Lập PTHH của các phản ứng sau:


(1). Sắt + Khí Clo  Sắt (III) clorua
2Fe + 3Cl2  2FeCl3

(2). Đồng(II) oxit + Amoniac (NH3)  Đồng + Khí Nitơ + Nước


3CuO + 2NH3  3Cu + N2 + 3H2O

(3). Magie + Axit clohiđric  Magie clorua + Khí Hidro


Mg + 2HCl  MgCl2 + H2

(4). Nhôm + Khí Oxi  Nhôm oxit


6Al + 3O2  3Al2O3

(5). Kẽm + Axit sunfuric  Kẽm sunfat + Khí hidro


Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
(6). Natri + Nước  Natri hidroxit + Khí hidro
2Na + 2H2O  2NaOH + H2

b. Cho biết ý nghĩa của PTHH (3)


- Phương trình hóa học số 3 biểu diễn ngắn gọn phương trình hóa học magie phản ứng với axit clohidric tạo ra magie
clorua và khí hidro.
- Ở phương trình hóa học số 3, tỉ lệ số nguyên tử magie : số phân tử axit clohidric : số phân tử magie clorua : số phân
tử khí hidro = 1 : 2 : 1 : 1

c. Cho biết tổng hệ số nguyên tối giản của PTHH (2)


- Tổng hệ số nguyên tối giạn của phương trình hóa học số 2 là: 3 + 2 + 3 + 1 + 3 = 12

Câu 5: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp điền vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các PTHH sau:
(1) CO2 + Ba(OH)2  BaCO3 + H2O
(2) Al + 3AgNO3  Al(NO3)3 + 3Ag
(3) 2HCl + Na2CO3  2NaCl + H2O + CO2
(4) Fe + 2HCl  FeCl2 + H2

Câu 6: a. Hãy tính:


1. Tính số mol Fe có trong 8,4 g Fe
2. Tính thể tích của 8 gam O2 (đktc)
3. Tính khối lượng của 4,48 lit khí H2S (đktc).
b. Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2; 2,5 mol khí N2; 1,5.1023 phân tử H2 và 6,4 g khí SO2.
- Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc.
- Tính khối lượng của hỗn hợp khí trên.
Bài giải
m 8,4
a) Số mol Fe có trong 8,4g Fe là: n = = =0,15(mol)
M 56
Khối lượng mol của O2 là: M = 16 × 2 = 32 (g/mol)
m 8
Số mol của 8g O2 là: n = = =0,25(mol)
M 32
Thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của 8 gam O2 là: V = n × 22,4 = 0,25 × 22,4 = 5,6 (l)
V 4,48
Số mol của 4,48 lít khí H2S là: n = = = 0,2 (mol)
22,4 22,4
Khối lượng mol của H2S là: M = 1 × 2 + 32 = 34 (g/mol)
Khối lượng của 4,48 lít khí H2S là: m = n × M = 0,2 × 34 = 6,8 (g)
b) Thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của 1,5 mol khí O2 là: V = n × 22,4 = 1,5 × 22,4 = 33,6 (l)
Khối lượng mol của 1,5 mol khí O2 là: M = 16 × 2 = 32 (g/mol)
Khối lượng của 1,5 mol khí O2 là: m = n × M = 1,5 × 32 = 48 (g)
Thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của 2,5 mol khí N2 là: V = n × 22,4 = 2,5 × 22,4 = 56 (l)
Khối lượng mol của 2,5 mol khí N2 là: M = 14 × 2 = 28 (g/mol)
Khối lượng của 2,5 mol khí N2 là: m = n × M = 2,5 × 28 = 70 (g)
1,5× 1023
Số mol phân tử H2 có trong 1,5 × 1023 phân tử H2 là: n = = 0,25 (mol)
6× 1023
Thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của 0,25 mol phân tử khí H 2 là: V = n × 22,4 = 0,25 × 22,4 = 5,6 (l)
Khối lượng mol của H2 là: M = 1 × 2 = 2 (g/mol)
Khối lượng của 0,25 mol khí H2 là: m = n × M = 0,25 × 2 = 0,5 (g)
Khối lượng mol ở điều kiện tiêu chuẩn của khí SO2 là: M = 32 + 16 × 2 = 64 (g/mol)
m 6,4
Số mol khí SO2 có trong 6,4g khí SO2 là: n = = = 0,1 (mol)
M 64
Thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của 0,1 mol khí SO2 là: V = n × 22,4 = 0,1 × 22,4 = 2,24 (l)
Thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của hỗn hợp khí đó là: 33,6 + 56 + 5,6 + 2,24 = 97,44 (l)
Khối lượng của hỗn hợp trên là: 48 + 70 + 0,5 + 6,4 = 124,9 (g)

Câu 7: 1. Tính tỉ khối của :


a) Khí metan (CH4) so với khí oxi.
b) Hỗn hợp khí 20% O2 và 80% khí N2 (về thể tích) so với khí CO2.
c) Hỗn hợp khí 1 so với hỗn hợp khí 2. Biết xét về thể tích, hỗn hợp 1 có 25% khí C2H4 và 75% khí C3H8, hỗn
hợp 2 có 40% khí H2 và 60% khí N2.
2. Hợp chất A có công thức RO3. Biết tỉ khối của A đối với khí metan (CH4) là 5. Xác định công thức hóa học
của A?
Bài giải
a) Khối lượng mol của khí metan là: M = 12 + 1 × 4 = 16 (g/mol)
Khối lượng mol của khí oxi là: M = 16 × 2 = 32 (g/mol)
M CH 4 16
Tỉ khối của khí metan (CH4) so với khí Oxi là: dCH4/O2 = = =0,5
M O 2 32
b) Khối lượng mol của hỗn hợp khí 20% O 2 và 80% khí N2 là: Mhỗn hợp = 20% × (16 × 2) + 80% × (14 × 2) = 28,8
(g/mol)
Khối lượng mol của khí CO2 là: MCO2 = 12 + 16 × 2 = 44 (g/mol)
Tỉ khối của hỗn hợp khí 20% O2 và 80% khí N2 so với khí CO2 là:
M hỗn hợp khí 28,8
dhỗn hợp khí/CO2 = = ≈ 0,6545
M CO 2 44
c) Giả dụ mỗi hỗn hợp có 1 mol khí.
 Trong hỗn hợp 1 có số mol khí C2H4 là: 25% × 1 = 0,25 (mol)
 Trong hỗn hợp 1 có số mol khí C3H8 là: 75% × 1 = 0,75 (mol)
 Trong hỗn hợp 2 có số mol khí H2 là: 40% × 1 = 0,4 (mol)
 Trong hỗn hợp 2 có số mol khí N2 là: 60% × 1 = 0,6 (mol)
Vậy khối lượng mol của hỗn hợp 1 là: M = 0,25 × (12 × 2 + 1 × 4) + 0,75 × (12 × 3 + 1 × 8) = 40 (g)
Vậy khối lượng mol của hỗn hợp 2 là: M = 0,4 × (1 × 2) + 0,6 × (14 × 2) = 17,6 (g)
M HH 1 40
Tỉ khối của hỗn hợp 1 và hỗn hợp 2 là: dHH1/HH2 = = ≈ 2,2727
M HH 2 17,6
d) Khối lượng mol của CH4 là: MCH4 = 12 + 1 × 4 = 16 (g/mol)
MA MA
Vì dA/CH4 = = =5
M CH 4 16
 MA = 5 × 16 = 80 (g/mol)
 Phân tử khối của A là 80 đvC
Mà mA = mR + mO3 = mR + 48 = 80
 mR = 80 – 48 = 32 (đvC)
Vì R có nguyên tử khối là 32 đvC => R là nguyên tố lưu huỳnh.
 Công thức hóa học của A là: SO3

Câu 8: Dựa vào tỷ khối của chất khí, giải thích các cách làm sau :
a) Khí N2 và khí CO2 đều không duy trì sự cháy, tại sao trong thực tế không dùng khí N2 để chữa cháy mà lại dùng khí
CO2.
b) Thu khí O2 bằng cách đặt đứng bình thu còn thu khí CH4 bằng cách úp ngược bình thu.
c) Dùng khí H2 (đắt hơn) để bơm vào bóng bay mà không dùng khí CO2 (rẻ hơn).
Bài giải
a) Khối lượng mol của khí nitơ là: MN2 = 14 × 2 = 28 (g/mol)
M N 2 28
Tỷ khối giữa khí nitơ và không khí là: dN2/kk = = ≈ 0,9655
29 29
Vậy nitơ nhẹ hơn không khí vì tỷ khối bé hơn 1 (0,9655 < 1).

Khối lượng mol của khí CO2 là: MCO2 = 12 + 16 × 2 = 44 (g/mol)


M CO 2 44
Tỷ khối giữa khí CO2 và không khí là: dCO2/kk = = ≈ 1,517
29 29
Vậy CO2 nặng hơn không khí vì tỷ khối lớn hơn 1 (1,517 > 1).
Trong thực tế, người ta không dùng khí N 2 để chữa cháy vì nitơ nhẹ hơn không khí, nên khi phun ra sẽ bay mất,
khó để có thể bao trùm vụ cháy và không thể dập tắt đám cháy. Ngược lại, khí cacbonic nặng hơn không khí nên
khi phun ra sẽ nhanh chóng bao phủ đám cháy, ngăn không cho đám cháy lan rộng. Vì vậy, người ta không dùng
khí N2 để chữa cháy mà dùng khí CO2.
b) Khối lượng mol của khí oxi là: MO2 = 16 × 2 =32 (g/mol)
M O 2 32
Tỷ khối giữa khí oxi và không khí là: dO2/kk = = ≈ 1,103
29 29
Vậy oxi nặng hơn không khí (1,103 > 1).
Vì Oxi nặng hơn không khí nên chúng sẽ có thiên hướng bay xuống => Để thu được oxy chúng ta sẽ phải đặt
đứng bình thu.

Khối lượng mol của khí CH4 là: MCH4 = 12 + 1 × 4 = 16 (g/mol)


M CH 4 16
Tỷ khối giữa khí CH4 và không khí là: dCH4/kk = = ≈ 0,55
29 29
Vậy CH4 nhẹ hơn không khí (0,55 < 1).
Vì CH4 nhẹ hơn không khí nên chúng sẽ có thiên hướng bay lên => Để thu được CH 4 chúng ta sẽ phải úp ngược
bình.
Câu 9: So sánh hàm lượng (% theo khối lượng) của nguyên tố N trong các loại phân đạm sau :
a) Đạm amoni nitrat NH4NO3.
b) Đạm amoni sunfat (NH4)2SO4.
c) Đạm urê CO(NH2)2.
Bài giải
a) Phân tử khối của NH4NO3 là: 14 + 1 × 4 + 14 + 16 × 3 = 80 (đvC)
Khối lượng nitơ trong NH4NO3 là: 14 × 2 = 28 (đvC)
mN 28
%N trong NH4NO3 là: %N = ×100 %= ×100 %=35 %
mNH 4 NO 3 80

b) Phân tử khối của (NH4)2SO4 là: (14 + 1 × 4) × 2 + 32 + 16 × 4= 132 (đvC)


Khối lượng nitơ trong (NH4)2SO4 là: 14 × 2 = 28 (đvC)
mN 28
%N trong (NH4)2SO4 là: %N = ×100 %= ×100 %=21,21 %
m(NH 4) 2 SO 4 132
c) Phân tử khối của CO(NH2)2 là: 12 + 16 + (14 + 1 × 2) × 2 = 60 (đvC)
Khối lượng nitơ trong CO(NH2)2: 14 × 2 = 28 (đvC)
mN 28
%N trong CO(NH2)2 là: %N = ×100 %= × 100 %=46,667 %
mCO (NH 2)2 60
Vậy hàm lượng của nguyên tố N trong phân đạm urê CO(NH 2)2 > phân đạm amoni nitrat NH4NO3 > phân
đạm sunfat (NH4)2SO4.

Câu 10: Hợp chất khí A có thành phần theo khối lượng là 38,71% C và 16,13% H, còn lại là Nitơ.
a. Công thức của hợp chất, biết tỉ khối của A đối với H 2 là 15,5.
b. Tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1,12 lít khí A (đktc).
Bài giải
a) Khối lượng mol của khí H2 là: MH2 = 1 × 2 = 2 (g/mol)
MA M
Vì tỉ khối của A đối với H2 là: 15,5 => d A / H 2 = = A = 15,5
MH 2 2
 Khối lượng mol của hợp chất khí A là: 15,5 × 2 = 31 (g/mol)
Vậy phân tử khối của hợp chất khí A là 31 đvC
Khối lượng của cacbon trong hợp chất khí A là: 31 × 38,71% = 12 (đvC)
Số nguyên tử cacbon trong hợp chất khí A là: 12 / 12 = 1 (nguyên tử)
Khối lượng của hidro trong hợp chất khí A là: 31 × 16,13% = 5 (đvC)
Số nguyên tử hidro trong hợp chất khí A là: 5 / 1 = 5 (nguyên tử)
Khối lượng của nitơ trong hợp chất khí A là: 31 – 12 – 5 = 14 (đvC)
Số nguyên tử nitơ trong hợp chất khí A là: 14 / 14 = 1 (nguyên tử)
 Công thức của hợp chất khí A là: CH5N
V 1,12
b) 1,12 lít khí A có số mol khí A là: n = = =0,05 (mol)
22,4 22,4
Vì có 0,05 mol khí A
 Có 0,05 mol Cacbon
Số nguyên tử cacbon là: AC = nC × N = 0,05 × 6 . 1023 = 0,3 . 1023 (nguyên tử cacbon)
 Có 0,25 mol khí Hidro
Số mol nguyên tử hidro là: nH = 2nH2 = 2 × 0,25 = 0,5 (mol)
Số nguyên tử hidro là: AH = nH × N = 0,5 × 6 . 1023 = 3 . 1023 (nguyên tử hidro)
 Có 0,05 mol khí Nitơ
Số mol nguyên tử Nitơ là: nN = 2nN2 = 2 × 0,05 = 0,1 (mol)
Số nguyên tử nitơ là: AN = nN × N = 0,1 × 6 . 1023 = 0,6 . 1023 (nguyên tử nitơ)

Câu 11: Để điều chế 6,72 lít hidro ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng a gam nhôm phản ứng đủ với dung dịch có chứa
b gam axit clohidric. Ngoài hidro còn thu được x gam nhôm clorua.Tính a,b,x?
Bài giải
Phản ứng hóa học: 2Al + 6HCl  3H2 + 2AlCl3
V 6,72
Số mol hidro cần điều chế là: n = = =0,3 ¿ )
22,4 22,4
Có phản ứng: 2Al + 6HCl  3H2 + 2AlCl3
2 mol 6 mol 3 mol 2 mol
0,2 mol 0,6 mol 0,3 mol 0,2 mol
Khối lượng nhôm cần để điều chế 6,72 lít H2 là: m = n × M = 0,2 × 27 = 5,4 (g)
Vậy cần 5,4 gam nhôm để điều chế 6,72 lít H2 => a = 5,4

Khối lượng mol của axit clohidric là: M = 1 + 35,5 = 36,5 (g/mol)
Khối lượng axit clohidric cần để điều chế 6,72 lít H2 là: m = n × M = 0,6 × 36,5 = 21,9 (g)
Vậy cần 21,9 gam axit clohidric để tạo ra 6,72 lít hidro => b = 21,9
Khối lượng mol của nhôm clorua là: M = 27 + 35,5 × 3 = 133,5 (g/mol)
Khối lượng nhôm clorua thu được khi phản ứng xảy ra là: m = n × M = 0,2 × 133,5 = 26,7 (g)
Vậy thu được 26,7 gam nhôm clorua => c = 26,7g

Các bài tập dưới bài học trong sách giáo khoa và bài tập trong sách bài tập thuộc:
Chương 2: Phản ứng hóa học; Chương 3: mol và tính toán hóa học.

Chúc các con ôn tập tốt!

You might also like