You are on page 1of 7

Cô Thủy Anh – 0988 908706 – Fanpage: Tư liệu Văn cô Thủy Anh, Mỹ Đình

VĂN BIỂU CẢM


DẠNG 2: BIỂU CẢM VỀ CẢNH ĐẸP
Đề 1. Mùa em yêu.

“Gió heo may đã về


Chiều tím loang vỉa hè
Và gió hôn tóc thề
Rồi mùa thu bay đi”
Biết bao cảm xúc rồi có thể sẽ bị hao gầy, phai mòn theo năm tháng, nhưng tình
yêu tôi dành cho mùa thu thì sẽ mãi vẹn nguyên mỗi lần thu trở lại với đất với trời, và
với tôi cùng với những cơn gió heo may.
Tôi yêu mùa thu bởi tôi thích lặng ngắm vòm trời cao trong xanh vời vợi, vắt
ngang vài dải mây trắng lơ lửng trôi! Thứ màu trời trong biếc không thể tìm thấy ở bất kì
mùa nào khác trong năm. Chẳng thế mà xưa đại thi hào Nguyễn Du cũng từng có đôi câu
tuyệt bút:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
Tôi yêu mùa thu bởi tôi yêu cái nắng mùa thu sao dịu dàng, sánh vàng như mật
ngọt! Có lúc nắng thu như tơ trời óng ả phủ khắp mọi nơi. Vạn vật được đắm mình tha
hồ vùng vẫy trong cái nắng dịu, tươi sáng, trong trẻo ấy. Lá cùng vàng như nắng!
Cô Thủy Anh – 0988 908706 – Fanpage: Tư liệu Văn cô Thủy Anh, Mỹ Đình

Nắng thu không chói chang như nắng mùa hạ, không hanh hao, vàng vọt, yếu ớt
như nắng mùa đông. Có ai bảo: Sao giống nắng xuân đến thế! Nhưng không phải! Mùa
xuân nắng mong manh không thành màu, đâu trong sáng như nắng mùa thu. Cái thứ
nắng còn đánh thức cả lương tâm cây trái, báo hiệu một mùa quả chín mọng, vàng ươm
đang trĩu trên cành.
Mùa thu gợi nhắc trong tôi những cảm xúc nguyên sơ của thời hoa mộng. Thuở
đuổi bướm, hái hoa, lấm lem thơ bé, tôi được nghe những câu chuyện “Vỉ sao hoa cúc có
nhiều cành?” mà không khỏi xúc động trước tình cảm của em bé đối với bà mẹ. Phải
chăng bông hoa cúc vàng như ánh mặt trời mùa thu còn đọng lại ấy là minh chứng cho
tình mẫu tử cao đẹp. Vì loài hoa có ý nghĩa thiêng liêng ấy trở thành biểu tượng của mùa
thu của đất nước mà mùa thu cũng trở nên có ý nghĩa hơn, nhiều thi vị hơn. Có lẽ vậy
nên mỗi độ thu về, được ngắm loài Liêu Chi, lòng tôi lại trào dâng bao nỗi niềm khó tả,
nó đánh thức và nhắc nhở tôi bài học về lòng hiếu thảo.
Và ai đó liệu có hiểu được cảm giác của tôi khi ngắm nhìn hoa quỳnh nở dưới
trăng thu? Trên nền trời cao thăm thẳm, trăng dịu dàng như cô tiên nữ với chiếc váy
trắng óng ánh đang nô đùa cùng muôn ngàn sao lấp lánh. Khoảng giữa là không trung
bao la thoáng đãng, còn dưới mặt đất này, bầu không khi tĩnh lặng yên bình, được ngắm
hoa quỳnh nở trong cảnh gió mát trăng thanh còn gì thú bằng? Hoa cựa mình khẽ khàng,
rồi từ từ, từ từ nhẹ nhàng nở bung ra, tắm mình dưới ánh trăng ngân, thật đắm say lòng
người. Không chọn cho mình cái rộn ràng của buổi bình minh, không lựa lúc cuộc sống
ồn ào, hối hả ban ngày quỳnh chọn cho mình cái khoảnh khắc tĩnh mịch này để nhẹ
nhàng tỏa hương. Hương ngọt ngào quyến rũ hồn người, khiến lòng người bâng khuâng,
man mác. Và kìa! Trăng ngỡ ngàng, sững sờ, sà xuống hôn lên những cánh hoa trắng
muốt , tinh khôi, lưu lại đấy một phết vàng lung linh huyền ảo. Chao ôi, đẹp đến mê
người! Cũng chẳng mùa nào vầng nguyệt ấy lại có thể đẹp dường vậy.
Nhắc đến mùa thu tôi lại nhớ đến những chiều tà! Thật thanh thản khi thả mình
giữa những cơn mưa lá, bước dần lên thảm lá vàng rụng dày nơi những con đường Hà
Nội, đường Hoàng Diệu, đường Phan Đình Phùng, chẳng phải con đường có lá me bay
nhưng những chiếc lá xừ cừ rơi xuống cũng đủ tim tôi đập từng nhịp rộn ràng theo tiếng
khô giòn, tan dưới bước chân qua.
Tôi yêu mùa thu cũng hẳn bởi vào thu Hà Nội của tôi đẹp hơn bao giờ hết với mái
ngói thâm nâu nép mình trong những vòm hoa sữa trắng trời, trắng đất.
       Nhưng đặc biệt, tôi yêu mùa thu vì đây là mùa mà tôi cất tiếng khóc chào đời. Thật
hạnh phúc biết bao bởi từ lúc hé mắt nhìn cha mẹ, người thân, cuộc đời... tôi lại được
đón nhận khoảng trời thu, làn gió thu, ánh nắng thu... Cứ mỗi mùa thu, tôi lại háo hức
chờ đón ba ngày vui cùng lúc: một là ngày sinh nhật với riêng mình, hai là ngày tết trung
thu với cả niềm vui của trẻ con trên đời này và ngày thứ ba là ngày tựu trường tràn đầy
Cô Thủy Anh – 0988 908706 – Fanpage: Tư liệu Văn cô Thủy Anh, Mỹ Đình

hạnh phúc khi được ba mẹ đưa đến trường trên con đường thân thuộc - đến cái nơi mà
khi chiếc cổng mở ra là có biết bao điều kì diệu.
Bao bức tranh tôi đã từng được ngắm, được xem, song bức tranh thu trong tâm
hồn tôi mãi đẹp hơn cả. Yêu lắm, mùa thu ơi!

Đề 2. Biểu cảm về dòng sông quê hương

Bài làm:

Con sông Hồng chảy qua quê hương tôi, sông chảy giữa bãi mía bờ dâu xanh mát. Với
tôi và bao người dân Hà Nội, từ lâu, con sông đã là một người bạn vô cùng thân thiết.

Tôi yêu mỗi ngày cuối tuần được cùng bố tới cầu Long Biên, cây cầu “vừa dài vừa rộng
bắc ngang sông Hồng” để từ trên cao nhìn xuống, ngắm nhìn dải lụa đào mềm mại vắt hờ
hững qua thành phố, ngăn cách giữa nội đô và ngoại thành Gia Lâm, Long Biên ấy. Dải
lụa hồng tươi đã gắn bó với tuổi thơ ấu của biết bao đứa trẻ sinh ra từ những mảnh đất
hai bên triền sông, làm ấm lòng biết bao trái tim bé nhỏ. Xa xa, dáng nằm của con sông
Hồng vẫn muôn đời đỏ nặng phù sa, thế đứng hiên ngang như rồng cuộn hổ ngồi ngàn
năm hiện lên ấm màu hoài niệm. Tôi say sưa lặng ngắm những đường viền xanh mát dọc
hai triền sông. Đó là bãi mía, ruộng ngô, vườn cây ăn quả xanh ngút tầm mắt. Đôi chỗ,
cồn cát nổi lên giữa sông với bãi lau rậm rạp đem lại chút tiêu sơ cho cảnh sông nước,
mọi người thường gọi ấy là bãi giữa sông Hồng. Bạn hãy thử tưởng tượng cái cảm giác
rời xa náo nhiệt thành phố và đứng ở bờ bên này sông Hồng vào một buổi sớm mai, đắm
mình trong cái phẳng lặng, thấp thoáng trong sương một vẻ yên tĩnh lạ thường của mặt
sông mới thấy nhẹ lòng biết bao nhiêu! Lúc ấy cây cối hai bên bờ sông im lìm như còn
đang chìm vào giấc  ngủ. Các dãy thuyền chài sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm để chuẩn bị
ra khơi đánh cá. Thế rồi, nắng lên, cái thứ nắng cũng lấp lánh hồng tươi như mặt sông
mùa nước lớn ăm ắp nước, rộng mênh mang, nặng phù sa, vun đắp đôi bờ. Cái màu ấy
của mặt sông như màu thẹn thùng của đôi má thiếu nữ. Ngắm dòng sông long lanh dưới
nắng vàng, tôi tự hỏi sông đã bao nhiêu tuổi mà vẫn còn đó nét dịu dàng thướt tha đến
thế?

Nhiều lúc tôi vẫn thường nghĩ con sông có cuộc đời của nó, dài như cuộc đời của đất
nước tôi, thành phố tôi với bao biến động thăng trầm của lịch sử. Hồng Hà khởi điểm là
dòng viễn châu, dòng biên thùy xa xôi, sau một hải trình dài trước khi đổ ra biển đã gắn
bó với Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội và quãng sông đẹp nhất, với tôi, chính là ở nơi
đây. Con sông không chỉ soi bóng kinh thành Thăng Long, xa xa với những tháp ngói
thâm nâu ẩn hiện mà còn là nhân vật lịch sử, nhân chứng của thời kì đau thương mà liệt
Cô Thủy Anh – 0988 908706 – Fanpage: Tư liệu Văn cô Thủy Anh, Mỹ Đình

oanh. Con sông đã vùi chôn bao xác kẻ thù dưới thời xâm lược phương Bắc, con sông đỏ
ngầu giận dữ trong những ngày kháng chiến chống Pháp, cả trung đoàn Thủ đô ra đi:

“Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa

Cả đô thành nghi ngút khói sau lưng”.

Con sông “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”, con sông xanh ánh chớp
đạn bom trong những ngày không lực Mĩ xé rách bầu trời Hà Nội. Nhưng rồi sau chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không, sông trở lại là dòng êm đềm, phẳng lặng, là bà
mẹ phù sa vun đắp đôi bờ xứ sở. Mỗi lần đến đây, tôi có thể nghe thấy hơi thở của dòng
sông nơi tiếng rì rào của những con sóng nhỏ vỗ chân cầu và mang theo cả tiếng khua
nước rạt rào, nhộn nhịp của những chiếc thuyền đi thả lưới đánh cá; nơi tiếng người í ới,
tiếng hò, tiếng hát vang lên xáo động cả mặt sông. Trông kìa, các em bé té nước cho
nhau cười như nắc nẻ. Chúng bơi lội, chúng lặn ngụp như những chú cá heo. Sông dịu
dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ. Tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ, như hát, như
reo vui cùng với chúng. Phía xa, những con thuyền máy chạy chầm chậm tìm bến đỗ
trông như những chiếc lá ngả màu vàng úa đang trôi trên dòng sông. Cây cầu Long Biên
bắc ngang qua dòng sông như chiếc lược cũ kĩ cài lên mái tóc mãi xanh theo năm tháng
dòng sông.

Toàn bộ những cảnh ấy có thể bất cứ lúc nào cũng hiện ra sống động trước mắt tôi mỗi
khi tôi nghĩ về sông Hồng. Chẳng phải mường tượng nhiều. Bởi tôi yêu sông Hồng như
Hà Nội – nơi có “ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà tôi ở đó. Đêm lặng nghe trong gió tiếng sông
Hồng thở than”.

Dù mai này, tôi có đi đến mọi nẻo đường mà mình mơ ước đặt chân đến khi tôi trưởng
thành nhưng có một nơi tôi luôn muốn trở về, một khoảnh khắc tôi muốn mãi mãi là ấu
thơ yêu dấu, một ngày cùng cha tôi thả diều nơi bãi giữa sông Hồng. Phía trước là mặt
sông rộng dài mải miết trôi xa, cha tôi đã chỉ tay theo con nước mà đọc đôi câu thơ người
yêu thích:

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé.

Để con đi!”

Sông Hồng đã làm đẹp thêm những ngày xanh và chắp cánh ước mơ cho những đứa trẻ
như tôi, như vậy đó!

Đề 2: Biểu cảm về đêm trăng trung thu.


Cô Thủy Anh – 0988 908706 – Fanpage: Tư liệu Văn cô Thủy Anh, Mỹ Đình

Bài làm của học sinh: Bảo Ngọc – Hải Phòng


Tùng dinh dinh…. Tùng tùng tùng dinh dinh… tiếng trống rộn vang xen lẫn với tiếng
hát của mấy đứa trẻ thôn xóm nô nức í ới gọi nhau, trong tay cầm những chiếc đèn ông
sao rủ nhau đi phá cỗ. Lắng nghe những âm thanh ấy, lòng tôi chợt thấy xôn xao, rạo
rực…Bất giác, tôi nhìn lên bầu trời cao..Trăng hôm nay tròn và đẹp quá.. Trăng nhắc lại
những kí ức tươi đẹp của tôi và trăng trong đêm trung thu những năm còn thơ bé…
Bầu trời hôm ấy xanh trong, màn đêm nhẹ nhàng bao trùm khắp các nẻo đường, thôn
xóm. Vầng trăng kì ảo hiện lên, khiến bọn con nít chúng tôi đều phải hướng mắt đến cái
“vầng trăng huyền diệu” ấy. Đêm Trung thu trăng tròn lắm nhưng chẳng phải là một đêm
yên tĩnh,thanh bình và nên thơ như những đêm rằm khác trong năm. Đó là đêm nhộn
nhịp những người xuống phố, nhộn nhịp tiếng trẻ con náo nức vui đùa.
  Chúng tôi và các mẹ tíu tít cùng nhau bày mâm cỗ sao cho thật đẹp: quả bưởi vàng
rám nắng, cuống là tươi xanh được đặt ở giữa được tạc thành những chú chó, những con
vật vô cùng đáng yêu. Xung quanh đó là những quả hồng đỏ tươi, chín mọng, nải chuối
tiêu lốm đốm trứng cuốc. Đặc biệt nhất vẫn luôn là những chiếc bánh nướng hình mẹ con
đàn lợn nằm quây quần bên nhau trông mới ngộ nghĩnh làm sao!
Trên con đường làng, bọn tôi nối đuôi nhau rước đèn. Hàng chục chiếc đèn hình con
gà, con thỏ, con bướm được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi
sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc thật đẹp. Chúng tôi vừa đi vừa hát những bài hát
quen thuộc:
“ Tết trung thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Ánh đèn lấp lánh hòa cùng ánh trăng làm sáng cả vùng không gian mà chúng tôi đặt
chân qua. Những nụ cười giòn giã, hồn nhiên, những ánh mắt vui tươi, hạnh phúc ngập
tràn trong đêm trăng trung thu sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi. Sau khi rước
đèn, chúng tôi trở về đình làng xem văn nghệ và cùng bạn bè phá cỗ. Những câu hò,
tiếng hát vang xa trong đêm trăng trung thu, khoảnh khắc cùng bạn bè phá cỗ dưới ánh
trăng mãi là những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp trong tôi.
Sau khi phá cỗ cùng bạn bè, tôi trở về cùng gia đình. Năm nào cũng vậy, đêm trăng trung
thu bố mẹ đều đợi anh em chúng tôi trở về nhà để cùng nhau quây quần phá cỗ. Sau
những phút giây vui vẻ, sôi nổi cùng bạn bè, tôi về với sự đầm ấm, yên vui cùng bố mẹ.
Gia đình tôi cùng nhau ngắm trăng, cùng nhau trò chuyện và phá cỗ rất vui vẻ. Nhiều lúc
tôi thầm cảm ơn khoảnh khắc đêm trăng trung thu, nó không chỉ là dịp để tôi được
thưởng thức vẻ đẹp ánh trăng, được vui vẻ cùng bạn bè mà con là dịp để gia đình tôi
quây quần, hạnh phúc bên nhau.
Cô Thủy Anh – 0988 908706 – Fanpage: Tư liệu Văn cô Thủy Anh, Mỹ Đình

Kí ức về đêm trăng trung thu cứ thế bước vào tuổi thơ tôi như những lời ru, câu hát, mà
bà và mẹ thường hay kể. Giờ đây khi đã khôn lớn, trưởng thành, chỉ cần nghe một âm
thanh, thấy một dấu hiệu của thiên nhiên về đêm trung thu là lòng tôi lại rộn lên những
cảm xúc bồi hồi của quá khứ. Tôi tin chắc bây giờ và cho đến tận mai sau, kỉ niệm về
đêm trăng trung thu sẽ mãi không phải mờ trong trái tim tôi.

Đề 2. Biểu cảm về dòng sông quê hương

Bài làm:

Con sông Hồng chảy qua quê hương tôi, sông chảy giữa bãi mía bờ dâu xanh mát. Với
tôi và bao người dân Hà Nội, từ lâu, con sông đã là một người bạn vô cùng thân thiết.

Tôi yêu mỗi ngày cuối tuần được cùng bố tới cầu Long Biên, cây cầu “vừa dài vừa rộng
bắc ngang sông Hồng” để từ trên cao nhìn xuống, ngắm nhìn dải lụa đào mềm mại vắt hờ
hững qua thành phố, ngăn cách giữa nội đô và ngoại thành Gia Lâm, Long Biên ấy. Dải
lụa hồng tươi đã gắn bó với tuổi thơ ấu của biết bao đứa trẻ sinh ra từ những mảnh đất
hai bên triền sông, làm ấm lòng biết bao trái tim bé nhỏ. Xa xa, dáng nằm của con sông
Hồng vẫn muôn đời đỏ nặng phù sa, thế đứng hiên ngang như rồng cuộn hổ ngồi ngàn
năm hiện lên ấm màu hoài niệm. Tôi say sưa lặng ngắm những đường viền xanh mát dọc
hai triền sông. Đó là bãi mía, ruộng ngô, vườn cây ăn quả xanh ngút tầm mắt. Đôi chỗ,
cồn cát nổi lên giữa sông với bãi lau rậm rạp đem lại chút tiêu sơ cho cảnh sông nước,
mọi người thường gọi ấy là bãi giữa sông Hồng. Bạn hãy thử tưởng tượng cái cảm giác
rời xa náo nhiệt thành phố và đứng ở bờ bên này sông Hồng vào một buổi sớm mai, đắm
mình trong cái phẳng lặng, thấp thoáng trong sương một vẻ yên tĩnh lạ thường của mặt
sông mới thấy nhẹ lòng biết bao nhiêu! Lúc ấy cây cối hai bên bờ sông im lìm như còn
đang chìm vào giấc  ngủ. Các dãy thuyền chài sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm để chuẩn bị
ra khơi đánh cá. Thế rồi, nắng lên, cái thứ nắng cũng lấp lánh hồng tươi như mặt sông
mùa nước lớn ăm ắp nước, rộng mênh mang, nặng phù sa, vun đắp đôi bờ. Cái màu ấy
của mặt sông như màu thẹn thùng của đôi má thiếu nữ. Ngắm dòng sông long lanh dưới
nắng vàng, tôi tự hỏi sông đã bao nhiêu tuổi mà vẫn còn đó nét dịu dàng thướt tha đến
thế?

Nhiều lúc tôi vẫn thường nghĩ con sông có cuộc đời của nó, dài như cuộc đời của đất
nước tôi, thành phố tôi với bao biến động thăng trầm của lịch sử. Hồng Hà khởi điểm là
dòng viễn châu, dòng biên thùy xa xôi, sau một hải trình dài trước khi đổ ra biển đã gắn
bó với Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội và quãng sông đẹp nhất, với tôi, chính là ở nơi
đây. Con sông không chỉ soi bóng kinh thành Thăng Long, xa xa với những tháp ngói
thâm nâu ẩn hiện mà còn là nhân vật lịch sử, nhân chứng của thời kì đau thương mà liệt
oanh. Con sông đã vùi chôn bao xác kẻ thù dưới thời xâm lược phương Bắc, con sông đỏ
ngầu giận dữ trong những ngày kháng chiến chống Pháp, cả trung đoàn Thủ đô ra đi:
Cô Thủy Anh – 0988 908706 – Fanpage: Tư liệu Văn cô Thủy Anh, Mỹ Đình

“Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa

Cả đô thành nghi ngút khói sau lưng”.

Con sông “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”, con sông xanh ánh chớp
đạn bom trong những ngày không lực Mĩ xé rách bầu trời Hà Nội. Nhưng rồi sau chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không, sông trở lại là dòng êm đềm, phẳng lặng, là bà
mẹ phù sa vun đắp đôi bờ xứ sở. Mỗi lần đến đây, tôi có thể nghe thấy hơi thở của dòng
sông nơi tiếng rì rào của những con sóng nhỏ vỗ chân cầu và mang theo cả tiếng khua
nước rạt rào, nhộn nhịp của những chiếc thuyền đi thả lưới đánh cá; nơi tiếng người í ới,
tiếng hò, tiếng hát vang lên xáo động cả mặt sông. Trông kìa, các em bé té nước cho
nhau cười như nắc nẻ. Chúng bơi lội, chúng lặn ngụp như những chú cá heo. Sông dịu
dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ. Tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ, như hát, như
reo vui cùng với chúng. Phía xa, những con thuyền máy chạy chầm chậm tìm bến đỗ
trông như những chiếc lá ngả màu vàng úa đang trôi trên dòng sông. Cây cầu Long Biên
bắc ngang qua dòng sông như chiếc lược cũ kĩ cài lên mái tóc mãi xanh theo năm tháng
dòng sông.

Toàn bộ những cảnh ấy có thể bất cứ lúc nào cũng hiện ra sống động trước mắt tôi mỗi
khi tôi nghĩ về sông Hồng. Chẳng phải mường tượng nhiều. Bởi tôi yêu sông Hồng như
Hà Nội – nơi có “ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà tôi ở đó. Đêm lặng nghe trong gió tiếng sông
Hồng thở than”.

Dù mai này, tôi có đi đến mọi nẻo đường mà mình mơ ước đặt chân đến khi tôi trưởng
thành nhưng có một nơi tôi luôn muốn trở về, một khoảnh khắc tôi muốn mãi mãi là ấu
thơ yêu dấu, một ngày cùng cha tôi thả diều nơi bãi giữa sông Hồng. Phía trước là mặt
sông rộng dài mải miết trôi xa, cha tôi đã chỉ tay theo con nước mà đọc đôi câu thơ người
yêu thích:

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé.

Để con đi!”

Sông Hồng đã làm đẹp thêm những ngày xanh và chắp cánh ước mơ cho những đứa trẻ
như tôi, như vậy đó!

You might also like