You are on page 1of 5

Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam quy định các doanh nghiệp có thể lựa chọn lập

Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Chuẩn mực kế toán Việt Nam
số 24 (VAS 24) nói rằng theo phương pháp trực tiếp, các doanh nghiệp có thể tính toán dòng
tiền hoạt động kinh doanh theo 1 trong 2 cách:
(1) Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi từ
các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.
(2) Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán và các khoản mục khác trong báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh cho:
- Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt
động kinh doanh;
- Các khoản mục không phải bằng tiền khác;
- Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Trong thực hành kế toán tại Việt Nam đa số các doanh nghiệp niêm yết lập theo phương pháp
gián tiếp, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì phương pháp trực tiếp lại được sử dụng
nhiều hơn. Đối với các báo cáo tài chính được kiểm toán thì đa số Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
được lập theo phương pháp gián tiếp vì hầu hết các công ty kiểm toán xây dựng công cụ lập
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp – và lập theo phương pháp gián tiếp
cũng đơn giản hơn nhiều so với phương pháp trực tiếp.
Trong khi VAS 24 không ủng hộ phương pháp trực tiếp hay gián tiếp mà cho phép cả hai thì
IAS 7 lại ủng hộ phương pháp trực tiếp. Theo đoạn 19 IAS 7:
Các công ty được khuyến khích báo cáo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sử dụng phương
pháp trực tiếp. Phương pháp trực tiếp cung cấp các thông tin có thể hữu ích trong việc ước
tính về các dòng tiền trong tương lai mà phương pháp gián tiếp không thể mang lại được.
Các công ty lobby phản đối phương pháp trực tiếp, ủng hộ áp dụng phương pháp gián tiếp.
Các tổ chức cho vay thương mại lại ủng hộ mạnh mẽ phương pháp gián tiếp. Một số nghiên
cứu thực chứng cho thấy rằng phương pháp trực tiếp hữu ích hơn phương pháp gián tiếp trong
một số quyết định của người sử dụng.
Vậy phương pháp trực tiếp có những ưu điểm và nhược điểm nào? Tại sao Hội đồng chuẩn
mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội đồng chuẩn mực kế toán Mỹ (FASB) lại ủng hộ phương
pháp này?
Trong dự án phối hợp về trình bày báo cáo tài chính giữa IASB và FASB, các cơ này đề xuất
chỉ cho phép phương pháp trực tiếp. Tuy nhiên họ đã rút lại các đề xuất này, có nghĩa là các
công ty vẫn được lựa chọn phương pháp trực tiếp hay gián tiếp khi lập Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ.
  Phương pháp trực tiếp được lập căn cứ trực tiếp vào tiền thu, tiền chi của từng hoạt động. Sau
khi lập so sánh với sổ quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng số liệu đầu kỳ, cuối kỳ và phát sinh
trong kỳ khớp đúng là báo cáo phù hợp. Phương pháp gián tiếp được lập căn cứ từ lợi nhuận
trước thuế loại trừ các giao dịch không bằng tiền để đưa ra được các luồng lưu chuyển tiền tệ.
      Phương pháp trực tiếp được đánh giá là một phương pháp dễ lập và dễ so sánh, tuy nhiên
thì lượng thông tin cung cấp cho nhà quản trị không nhiều, trong khi đó phương pháp gián tiếp lại
cung cấp được nhiều thông tin kế toán quản trị  giúp cho những nhà quản lý doanh nghiệp và
quản lý tài chính có cái nhìn sâu và thực hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1. Căn cứ vào điều gì để chọn phương pháp phù hợp cho từng dòng tiền?
Phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp.
Về nguyên tắc hai phương pháp này không khác nhau. Chỉ có sự khác biệt duy nhất trong cách trình bày các thay đổi
trong tài sản thuần từ hoạt động kinh doanh. Cách trình bày về lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính không có sự khác biệt giữa hai phương pháp.

Note: Chỉ phân biệt phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp đối với việc trình bày luồng tiền từ hoạt động
kinh doanh
- Đối với phương pháp trực tiếp: Trình bày cụ thể các luồng tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi phí, phù hợp
với báo cáo kết quả kinh doanh. Đặc điểm của phương pháp này là cung cấp thông tin trực tiếp về luồng tiền thu,
chi từ hoạt động kinh doanh.
Hạn chế:
+ Không cho thấy được mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền từ hoạt động này
+ Các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ khó kiểm tra đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo khác
- Đới với phương pháp gián tiếp: Phương pháp này cho phép tính toán, xác định luồng tiền từ hoạt động kinh doanh
trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản thu, chi không phải bằng tiền, các thay đổi
trong vốn lưu động và các khoản tiền lưu chuyển không phải từ hoạt động kinh doanh.
ưu điểm:
+ Khắc phục được nhược điểm của phương pháp trực tiếp, tức cho thấy cụ thể mối liên hệ giữa kết quả hoạt động
kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền từ hoạt động này
+ Tính toán đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo tài chính khác.

Về nguyên tắc hai phương pháp này không khác nhau. Chỉ có sự khác biệt duy nhất trong cách trình bày các thay đổi
trong tài sản thuần từ hoạt động kinh doanh. Cách trình bày về lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính không có sự khác biệt giữa hai phương pháp.

Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam quy định các doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Căn cứ vào khả năng, yêu
cầu quản lý và đặc điểm kinh doanh của đơn vị mà Doanh nghiệp có thể lựa chọn và áp dụng
phương pháp thích hợp. Phương pháp lựa chọn cần được áp dụng một cách nhất quán, phù
hợp với qui định tại Chuẩn mực chung (VAS01).

Ưu điểm của phương pháp trực tiếp


Ưu điểm cơ bản của phương pháp trực tiếp là nó thể hiện các dòng thu và chi từ hoạt động
kinh doanh. Do vậy nó nhất quán hơn với mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cung cấp
thông tin về các khoản thu và chi tiền, trong khi phương pháp gián tiếp không báo cáo các
khoản thu và chi tiền của hoạt động kinh doanh.
Những người ủng hộ phương pháp trực tiếp cho rằng sự hiểu biết về các nguồn tiền cụ thể thu
được và mục đích của các khoản chi của hoạt động kinh doanh đã thực hiện trong quá khứ là
hữu ích trong việc ước tính dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai. Hơn nữa, thông
tin về các dòng thu chi chủ yếu của hoạt động kinh doanh sẽ hữu ích hơn thông tin tổng hợp
về mặt số học của chúng (dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh). Thông tin này sẽ cho biết
khả năng của một công ty trong việc (1) tạo ra đủ tiền từ hoạt động kinh doanh để thanh toán
các khoản nợ của mình, (2) để tái đấu tư vào các hoạt động kinh của mình, và (3) để chi trả
cho các chủ sở hữu.
Nhiều công ty cho thấy rằng họ không thể thu thập thông tin theo cách thức để cho phép họ
xác định các khoản thu từ khách hàng hay chi cho nhà cung cấp một cách trực tiếp từ hệ thống
kế toán của mình. Nhưng những người ủng hộ phương pháp trực tiếp lập luận rằng chi phí
phát sinh thêm để xác định các khoản thu và chi từ hoạt động kinh doanh là không lớn.
Ưu điểm của phương pháp gián tiếp
Ưu điểm chính của phương pháp gián tiếp là nó tập trung vào sự khác biệt giữa lợi nhuận
thuần và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Do vạy nó cung cấp thông tin hữu ích về
mối quan hệ giữa Báo cáo lưu chuyển tệ với Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế
toán.
Nhiều công ty lập luận rằng chi phí để điều chỉnh từ lợi nhuận thuần để có được dòng tiền
thuần hoạt động kinh doanh (phương pháp gián tiếp) sẽ ít tốn kém hơn so với báo cáo dòng
tiền gộp các khoản thu và chi hoạt động kinh doanh (phương pháp trực tiếp). Những người
ủng hộ phương pháp gián tiếp cũng cho rằng phương pháp trực tiếp, phương pháp mà báo cáo
thu nhập dựa theo cơ sở tiền hơn là theo cơ sở dồn tích, có thể làm cho người sử dụng nhầm
tưởng rằng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là thước đo kết quả hoạt động cũng tốt
như, hay thậm chí tốt hơn, lợi nhuận thuần.
2. Ưu nhược điểm phương pháp phân tích Các khoản mục dòng tiền của báo cáo lưu chuyển tiền
tệ
Phân tích dòng thu và chi tiền theo từng hoạt động giúp các đối tượng quan tâm có cái nhìn sâu
hơn về dòng tiền của doanh nghiệp, biết được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tăng
giảm vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền trong kỳ.

Dòng tiền trong công ty đi như thế nào? Đi từ đâu đến đâu, dùng tiền ở đâu, làm

cung cấp cho người sử dụng thông tin đánh giá được khả năng của doanh nghiệp
trong việc đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán, chỉ tra cổ tức, nâng cao năng lực
kinh doanh và tăng cường nguồn lực tài chính, dự báo được dòng tiền trong
tương lai
cũng giúp người sử dụng thông tin đánh giá được chất lượng của các khoản thu
nhập và mức độ phụ thuộc của thu nhập dựa vao các ước tính và giả định liên
quan đến các luồng tiền trong tương lai
Cũng qua phân tích dòng tiền, người sử dụng thông tin biết được tình trạng dòng
tiền thuần của doanh nghiệp và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Nói cách
khác việc phân tích dòng tiền sẽ chỉ rõ cho người sử dụng thông tin biết được
tiền của doanh nghiệp từ đâu mang lại và tiền được sử dụng cho mục đích gì. Từ
đó dự đoán được lượng tiền trong tương lai của doanh nghiệp, nắm được năng
lực thanh toán hiện tại cũng như biết được mối quan hệ giữa lãi (lỗ) thuần với
dòng tiền và mức độ ảnh hưởng của các HĐKD, HĐĐT, HĐTC tới dòng tiền
nhà quản trị có thể biết được mối quan hệ giữa dòng tiền thuần và lợi
nhuận. Tại báo cáo cũng phản ánh rõ ràng lý do của sự chênh lệch giữa
dòng tiền tệ vào và ra như thế nào giúp quản trị doanh nghiệp cân đối
thu chi hiệu quả.
giúp nhà quản trị nhận định và đánh giá chính xác khả năng tạo ra tiền
từ yếu tố nội hay ngoại sinh trong tương lai và cả khả năng trả nợ đúng
hạn, nhu cầu vốn bổ sung của doanh nghiệp nữa.
Thông tin cung cấp qua phân tích dòng tiền sẽ giúp người sử dụng thông tin đề
ra biện pháp điều chỉnh phù hợp, đảm bảo an ninh tài chính cho các hoạt động
của doanh nghiệp
Ưu điểm: việc phân tích chủ yếu dựa vào các số liệu trên BCTC (BCLCTT), nếu số liệu không
đáng tin cậy thì việc phân tích sẽ không có ý nghĩa, khiến nhà đầu tư, người sử dụng đưa ra các
quyết định sai lầm

 Báo cáo LCTT ko thể hiện được phần lợi nhuận của doanh nghiêp trong kỳ báo cáo.
 Báo cáo LCTT ko thể hiện được tình hình tài chính của DN ở cuối kỳ báo cáo

Câu 2. Phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản. So sánh sự khác nhau cơ bản giữa Phân tích
độ nhạy và phân tích kịch bản.
Trả lời:
Với phân tích độ nhạy, một biến được thay đổi với nhiều giá trị khác nhau từ đó cho ra nhiều
NPV khác nhau. Với phân tích viễn cảnh, nhiều biến sẽ được chọn để thay đổi ứng với mỗi
tình
huống khác nhau.
Phân tích độ nhạy và phân tích hòa vốn. Phân tích độ nhạy có quan hệ với phân tích
hòa vốn như thế nào?
Trả lời:
Phân tích độ nhạy có thể xác định điểm hòa vốn tài chính thay đổi như thế nào khi một số yếu
tố (như chi phí cố định, chi phí biến đổi hoặc doanh thu) thay đổi.

Một số thông số được lựa chọn để phân tích độ nhạy của huy động vốn là gì
Trả lời
Giá trị nợ vay
Lãi suất nợ vay
Kỳ hạn nợ vay

Phương pháp phân tích độ nhạy (tiếng Anh: Sensitivity analysis) là việc xem xét sự thay đổi của
các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi.

Khi thực hiện thẩm định dự án có thể sử dụng rất nhiều các phương pháp và kĩ thuật thẩm định
dự án khác nhau. Phương pháp phân tích độ nhạy là một trong những phương pháp thẩm định
được sử dụng phổ biến để thẩm định dự án.

Qui trình thực hiện phương pháp phân tích độ nhạy gồm ba bước sau:
Bước 1: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu hiệu quả xem xét
Bước 2: Cho các yếu tố đó thay đổi (tăng hoặc giảm) theo một tỉ lệ nhất định (thông thường là
5%,10% hoặc 15%)

Bước 3: Tính lại các chỉ tiêu hiệu quả và đưa ra kết luận Nếu có nhiều yếu tố bất lợi xảy ra đối
với dự án (như vượt tổng mức vốn đầu tư, công suất giảm, giá đầu vào tăng, giá tiêu thụ sản
phẩm giảm...) mà dự án vẫn đạt được hiệu quả thì dự án đó được coi là đạt hiệu quả vững chắc
về mặt tài chính.
Ưu nhược điểm và ứng dụng - Ưu điểm Giúp biết được dự án nhạy cảm với yếu tố nào để từ đó
có biện pháp quản lí phù hợp, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện dự án Giúp lựa chọn được
những dự án có độ an toàn cao Giúp đánh giá rủi ro tài chính dự án - Nhược điểm Chỉ xem xét
sự thay đổi của từng yếu tố trong khi kết quả lại chịu tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc
Điểm bắt đầu của phân tích độ nhạy là các giả định -Ứng dụng Được sử dụng để đánh giá rủi ro
của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

Ý nghĩa Giúp cho các nhà đầu tư biết được mức đô ̣ nhạy cảm của dự án và nhạy cảm đối với
yếu tố nào. Giúp cho nhà quản trị xem và hình dung sự biến đô ̣ng của các yếu tố chứ không hề
giúp cho họ dựa vào đó để ra mô ̣t quyết định cụ thể nào cả

Các phương pháp phân tích độ nhạy của dự án Phương pháp 1: Phân tích ảnh hưởng của từng
yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn cua
chỉ tiêu hiệu quả xem xét. Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố
(trong các tình hướng tốt xấu khác nhau) đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ
an toàn của dự án. Phương pháp 3: Cho các yếu tố có liên quan chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay
đổi trong giới hạn thị trường, người đầu tư và quản lý dự án chấp nhận được. Mỗi một sự thay
đổi ta có một phương án. Lần lượt cho các yếu tố thay đổi ta có hàng loạt các phương án. Căn
cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường, của người đầu tư hoặc quản lý để lựa chọn phương pháp
có lợi nhất. Phương pháp 4: Sử dụng độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên để phân tích độ nhạy.

Lưu ý: để thực hiện phân tích độ nhạy cảm, điều quan trọng là phải xem xét các mô hình hoạt
động lịch sử, những thay đổi trong điều kiện ngành và những thay đổi trong chiến lược cạnh
tranh của công ty.

Một cách tiếp cận có hệ thống để phân tích độ nhạy là bắt đầu với các giả định chính làm cơ sở
cho một tập hợp các dự báo, và sau đó kiểm tra độ nhạy của các dự báo đó đối với các giả định
có độ không chắc chắn lớn nhất trong một tình huống nhất định. Ví dụ: nếu một công ty đã từng
trải qua một mô hình biên lợi nhuận gộp thay đổi, điều quan trọng là phải đưa ra các dự báo
bằng cách sử dụng một phạm vi biên lợi nhuận. Ngoài ra, nếu một công ty đã thông báo về một
sự thay đổi đáng kể trong chiến lược mở rộng của mình, thì các giả định về việc sử dụng tài sản
có thể không chắc chắn hơn. Khi xác định nơi đầu tư thời gian của mình để thực hiện phân tích
độ nhạy, do đó, điều quan trọng là phải xem xét các mô hình hoạt động lịch sử, những thay đổi
trong điều kiện ngành và những thay đổi trong chiến lược cạnh tranh của công ty

You might also like