You are on page 1of 6

Câu 1: Hãy so sánh sự khác nhau giữa hai loại hình văn hóa

phương đông và phương tây và lí giải nguyên nhân của sự khác


nhau đó?

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng của mình, đó là
tiêu chí quan trọng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Tuy nhiên, các
nền văn hóa của mỗi dân tộc dù phong phú và đa dạng đến mấy cũng đều có
nguồn gốc xuất phát từ một trong hai loại hình văn hóa gốc là văn hóa gốc
chăn nuôi du mục và văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt.

Giữa hai loại hình văn hóa này có sự khác nhau:


 Về điều kiện tự nhiên và môi trường:
 Loại hình văn hóa gốc ở phương Tây là chăn nuôi du mục, gồm toàn bộ châu
Âu, do điều kiện khí hậu lạnh khô, địa hình chủ yếu là thảo nguyên, xứ sở
của những đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi vì vậy nghề truyền thống của cư dân
phương Tây cổ xưa là chăn nuôi.
 Loại hình văn hóa gốc phương Đông là nông nghiệp trồng trọt, gồm Châu Á
và Châu Phi, điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có những con sông lớn,
những vùng đồng bằng trù phú, phì nhiêu thích hợp cho nghề trồng trọt phát
triển.

 Về đặc điểm:
 Loại hình văn hóa phương Tây do loại hình chăn nuôi gia súc đòi hỏi phải
sống du cư, nay đây mai đó lối sống thích di chuyển, trọng động, hướng
ngoại. Vì luôn di chuyển nên cuộc sống của dân du mục không phụ thuộc vào
thiên nhiên, nảy sinh tâm lý coi thường thiên nhiên và có tham vọng chinh
phục, chế ngự tự nhiên. Vì sống du cư nên tính gắn kết cộng đồng của dân du
mục không cao, đề cao tính cá nhân dẫn đến tâm lý ganh đua, cạnh tranh,
hiếu thắng, lối sống độc tôn, độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn trong đối
phó.

 Loại hình văn hóa phương Đông do nghề trồng trọt buộc con người phải sống
định cư, phải lo tạo dựng cuộc sống lâu dài, không thích di chuyển, thích ổn
định, trọng tĩnh, hướng nội. Do nghề trồng trọt phụ thuộc vào thiên nhiên nên
cư dân rất tôn trọng và sùng bái thiên nhiên, với mong muốn sống hòa hợp
với thiên nhiên. Văn hóa phương Đông đề cao tính cộng đồng do cuộc sống
nông nghiệp, phụ thuộc vào tự nhiên, buộc cư dân phải sống định cư, tính
cộng đồng gắn kết, liên kết sức mạnh.

 Do cuộc sống du cư nên cần đến sức mạnh để bảo vệ dân cư trong bộ tộc
chống lại sự xâm chiếm của các bộ tộc khác nên người đàn ông có vai trò
quan trọng, tư tượng trọng sức mạnh, trọng nam giới của loại hình văn hóa
phương Tây khác với loại hình văn hóa phương Đông lại trọng tình nghĩa,
trọng văn, trọng phụ nữ, vai trò của người phụ nữ được đề cao. Người phụ nữ
giữ vai trò quan trọng trong gia đình, chăm lo vun vén cho gia đình và làm
các công việc đồng áng.

 Loại hình văn hóa phương Tây thiên về tư duy phân tích, coi trọng vai trò của
các yếu tố khách quan, nghề chăn nuôi du mục đòi hỏi sự khẳng định vai trò
cá nhân, đối tượng tiếp xúc hằng ngày là đàn gia súc. Còn loại hình văn hóa
phương Đông thì thiên về tư duy tổng hợp – biện chứng, coi trọng các mối
quan hệ, thiên về kinh nghiệm chủ quan cảm tính hơn là coi trọng khách quan
và khoa học thực nghiệm do trồng trọt của cư dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như trời, đất, nắng, mưa…

Câu 2: Hãy chỉ ra đặc điểm của văn hóa gia đình Việt Nam truyền
thống, phân tích ưu, nhược điểm của các đặc điểm ấy và lí giải
nguyên nhân hình thành. Theo anh/ chị, trong bối cảnh hội nhập
toàn cầu hóa, những đặc điểm nào của văn hóa gia đình truyền
thống cần gìn giữ và phát huy, những đặc điểm nào cần thay đổi?

Gia đình là đơn vị xã hội nhỏ nhất trong cộng đồng , và là tế bào của xã hội ,
là nơi gắn kết giữa những người máu mủ ruột thịt trong cùng một nhà.
đặc điểm cả văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống chịu sự chi phối của
phương thức sản xuất nông nghiệp .
+ Tính cộng đồng vàlối sống trọng tình : Gia đình thường chung sống với
nhau bằng ba , bốn thế hệ, già trẻ lớn bé, nương tựa nhau , kính trên
nhường dưới , yêu thương quan tâm lẫn nhau . Gia đình theo chế độ phụ
quyền . Con cái thì mang họ bố, bốlàngười cóquyền lực lớn nhất , mọi thứđều
phải nghe theo bố, con trai thìcónghĩa vụthờcúng tổtiên , vàđược hưởng
quyền quyền thừa kếgia sản . Trong thời kỳphong kiến còn cóchếđộđa
thê( trai năm thêtứthiếp , gái chính chuyên một chồng ) .Quan hệgia đình tuân
theo tôn ti , thứbậc . Tư tưởng trọng nam khinh nữin sâu trong tiềm tức ( nhất
nam viết hữu , thập nữviết vô)
==> Ta có thể thấy , đây chính là những đặc điểm của gia đình Việt Nam
truyền thống . Tuy nhiên trong thời kỳ hiện đại ngày nay , có những đặc
điểm đã không còn phù hợp cần được bài trừ, và còn những giá trị đẹp đẽ
cần phải phát huy.
+ Bài trừ chế độ đa thê, thay bằng chế độ một vợ một chồng ( luật hôn nhân
và gia đình)
+ Bài trừ tư tưởng trọng nam khinh nữ, đối xử công bằng với cả con
trai lẫn con gái. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình , không sinh con quá 2
đứa con .
+ Cần tôn trọng ýkiến của con cái , không nên áp đặt , cưỡng ép những
việc chúng không muốn , lắng nghe con mình nhiều hơn vàhãy đểchúng
tựlập trên chính đôi chân của mình.

Câu 3: Chỉ ra cơ sở hình thành tính cộng đồng và biểu hiện của tính
cộng đồng trong văn hóa tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống và
tác động của nó đến lối sống và ứng xử của người Việt xưa và nay.

* Cơ sởhình thành của tính cộng đồng: Từ phương thức sản xuất nông nghiệp
lúa nước, phải sống định cư, người Việt đã sống quần tụ thành cộng động ,
gắn kết, nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất và đương đầu
với thiên tai .
* Biểu hiện của tính cộng đồng :
+ Kinh tế: Nhân dân trong cùng một cộng đồng tương trợ lẫn nhau trong
lao động sản xuất và chống chọi thiên tai .
+ Tình cảm : thường th ìsống cùng trong một cộng đồng có khi cómối quan
hệ thân tộc nên luôn giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn , buồn vui chia sẽ cùng nhau .
+ Phong tục: tín ngưỡng cả làng chung phong tục , tập quán , tín ngưỡng ,
cùng tham gia các hội hè, đình đám ....
+ Luật pháp : một người phạm tội là cả cộng đồng bị liên lụy.
==> Thế nhưng tính cộng đồng cũng có tác động đến 2 mặt đến lối sống và
ứng xử của người Việt Nam , đặc biệt là văn hóa ứng xử với pháp luật .

* Tích cực: lối sống giúp đỡ nhau lúc khó khăn , yêu thương , quan tâm chia
sẽ buồn vui với nhau .
* Tiêu cực : dễ bị hùa theo , một người ghét cả làng ghét theo , không có
chính kiến và dễ dẫn đến đa số ức hiếp thiểu số.
* Với pháp luật : tính cộng đồng làm đồng hóa tội phạm , một người có tội ,
cả làng chịu theo , điều này là không công bằng .
Câu 4: Cho biết cơ sở hình thành tính tự trị, biểu hiện của tính tự trị
trong văn hóa Việt truyền thống và tác động của nó đến lối sống và
ứng xử của người Việt xưa và nay.

Cơ sở hình thành tính tự trị: Từ phương thức sản xuất nông nghiệp trồng trọt
ở định cư và nền kinh tế tiểu nông tự cung, tự cấp, nên người Việt sống quần
tụ trong một không gian làng quê, hạn chế sự giao lưu với bên ngoài .
==> Xây dựng nên các bộ máy hành chính tự quản trong lòng như một tiểu
vương quốc .
* Biểu hiện của tính tự trị:
+ Không gian địa lý: mỗi làng sống quần tụ với nhau trong một không gian
có ranh giới là lũy tre và cổng làng bao quanh .
+ Kinh tế: mỗi làng tồn tại như một đơn vị kinh tế độc lập, tực cung, tự cấp, ít
có nhu cầu giao thương với bên ngoài .
+ Tình cảm: việc dựng vợ gả chồng thường được khuyến khích lấy nhau
cùng làng. Quan hệ giao lưu tình cảm tự đầy đủ, khép kín trong phạm vi làng.
+ Phong tục và tín ngưỡng: ngoài việc thờ thành hoàng làng là ông tổ của
làng ra, còn thờ những phong tục , tín ngưỡng riêng của làng , có lễ hội , đình
đám của làng,...
+Bộ máy hành chính : tự quản độc lập , giải quyết mọi việc trong lòng .
+ Luật pháp : mỗi làng vẫn có lệ làng riêng - hương ước là luật lệ của làng .
Bắt nguồn từ tập quán của từng làng phản ánh tâm lý, phong tục tập quán nếp
sống của làng .
==> Đôi khi luật tục của làng còn có hiệu lưc hơn luật pháp pháp của
nhà nước ( phép vua thua lệlàng ) .
* Tính tự trị có những tác động tích cực và tiêu cực cho văn hóa ứng xử với
pháp luật .

- Tích cực
+ rèn tính tự quản cao , ít xảy ra có vụ kiện tụng , tranh chấp .
+ phát huy tính hiệu quả cao trong việc quản lí xã hội , tạo thành nếp sống
chung của mỗi làng .
+Tạo cho con người tinh thần độc lập , tự chủ, ý thức tự lực , tực ường và đức
tính cần cù, chịu khó, tiết kiệm .

* Tiêu cực
+ Hình thành tư tưởng tiểu nông , tư hữu , ích kỹ.
+ Tư tưởng bè phái , địa phương cục bộ.
+ Tạo tư duy bảo thủ, trì trệ, tâm lý không thích sự thay đổi .

* Ứng xử với pháp luật


+ Tồn tại luật tục lệ làng tạo lối sống trọng lệ hơn luật "phép vua thua lệ
làng''. Ảnh hưởng khá nặng nề, tác động tiêu cực. Đến công cuộc xây dựng
nhà nước pháp quyền mà tinh thần thượng tôn pháp luật là một tiêu chí hàng
đầu.

You might also like