You are on page 1of 487

0 | 484

TINH THẦN KHAI MINH


Tủ sách Nhập môn Triết học Chính trị QUYỂN

VỀ ĐỘC TÀI
VÀ TOÀN TRỊ

0 | 484
VỀ ĐỘC TÀI
VÀ TOÀN TRỊ
---

Biên soạn: Minh Anh – Vi Yên

[Nhóm Tinh Thần Khai Minh]

1 | 484
MỤC LỤC

Lời nói đầu......................................................................................... 4

Chế độ toàn trị - tương lai tươi sáng hay là quá khứ tối tăm ................ 5

Nhà nước toàn trị ............................................................................... 118

Nhà nước đảng trị – nền chuyên chính của đảng là linh hồn, trí tuệ và bản
chất của hệ thống ............................................................................... 146

Tìm hiểu chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa chuyên chế ......................... 161

Chế độ hậu toàn trị - so sánh với toàn trị và độc tài ............................ 198

Thời kỳ khó khăn và sụp đổ chế độ: phản ứng của chế độ chuyên chế với
suy thoái kinh tế ................................................................................. 226

Chủ nghĩa toàn trị trong cơn khủng hoảng: liệu có thể chuyển biến êm
thấm để đến với dân chủ? ................................................................... 265

Phải chăng chủ nghĩa chuyên chế đang thắng thế? .............................. 314

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh ................................ 339

2 | 484
Những giới hạn co giãn của toàn trị .................................................... 371

Đe dọa quyền tối thượng của đảng ...................................................... 395

Huyền thoại về mô thức độc tài .......................................................... 420

Nước nga thời tổng thống Putin: sự hình thành nhà nước KGB mới... 449

Chủ nghĩa tư bản phi tự do: Nga và Trung Quốc vạch lối đi riêng....... 471

3 | 484
LỜI NÓI ĐẦU
Tủ sách “Nhập môn Triết học Chính trị” bàn về các chủ đề cơ bản trong
lĩnh vực Triết học chính trị như cá nhân, nhà nước và các quyền; do
nhóm Tinh Thần Khai Minh biên tập từ các bài viết của các học giả trong
và ngoài nước. Chúng tôi rất cám ơn các học giả đã dày công viết nên
những bài viết chất lượng, bổ ích.

Quyển “Về Độc tài và Toàn trị là tập hợp các bài viết giới thiệu về chế độ
độc tài và toàn trị, cũng như các phiên bản đương đại của nó ở Nga và
Trung Quốc. Các chế độ độc tài và toàn trị đã gây ra rất nhiều thảm kịch
trong lịch sử nhân loại. Ngày nay, hình thức cai trị này vẫn còn phổ biến ở
nhiều nơi, gây ra thách thức lớn cho nền dân chủ toàn cầu. Hiểu về độc
tài và toàn trị là điều kiện tiên quyết để vượt qua những thách thức ấy.

Quý độc giả có thể tìm đọc các tài liệu khác của nhóm Tinh Thần Khai
Minh tại http://tinhthankhaiminh.org

Mọi thắc mắc, góp ý xin liên hệ email tinhthankhaiminh@gmail.com. Xin


cám ơn quý độc giả.

Trân trọng,

Nhóm Tinh Thần Khai Minh

4 | 484
BÀI MỘT

CHẾ ĐỘ TOÀN TRỊ - TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG


HAY LÀ QUÁ KHỨ TỐI TĂM
Tác giả: Mikhail Magid

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

Phần I
Chế độ toàn trị trong thế kỉ XX

Thế kỉ XX đã đi vào lịch sử như là thế kỉ của các chế độ toàn trị. Đấy là
một giai đọan lịch sử mà tại nhiều quốc gia bộ máy nhà nước đã khuất
phục được tất cả các thiết chế xã hội cũng như từng công dân riêng lẻ.
Trong hàng chục năm, tại các nước này mọi lĩnh vực họat động trong đời
sống cá nhân cũng như xã hội đều nằm dưới sự quản lí toàn diện và triệt
để của chính quyền.

Đấy là giai đoạn mà việc giết người đã trở thành một công việc thường
ngày, giống như công việc của một chiếc máy cơ khí. Trong đại chiến thế
giới thứ II bè lũ phát xít đã giết hàng triệu người Do thái, người Slav và
các dân tộc khác trong các trại tập trung và các trại lao động khổ sai. Vụ

5 | 484
diệt chủng này được thực hiện với những lời tuyên bố như sau: “Giữa
chúng ta với nhau, chúng ta có thể gọi đúng tên các sự kiện…Ý tôi muốn
nói…việc tiêu diệt giống Do thái…Đa số các vị phải hiểu rằng đấy là khi có
100, hay 500 hay 1000 xác chết nắm thành hàng, liền nhau. Chịu đựng
điều đó đến cùng mà vẫn là người đứng đắn, lương thiện…chính điều đó
làm cho các vị trở thành những người cứng rắn” (Trích bài nói chuyện của
Heinrich Himmler với các tướng lĩnh SS tại thành phố Poznan – Balan
ngày 4 tháng 10 năm 1943). Hay: “Một cải tiến khác được chúng tôi thực
hiện, đó là các buồng hơi ngạt có thể xử lí hai ngàn người một lúc, trong
khi tại Treblinka có hàng chục buồng có thể tiêu diệt hai trăm người mỗi
buồng” (Trích lời khai của Rudolf Hess, trưởng trại Osvenzim [1] , tại
phiên tòa ở Nürnberg)

Ta có thể thấy thái độ tương tự của chế độ bolsevic ở Liên xô đối với
các nạn nhân của nó: “Cuộc bạo loạn rộng khắp của nông dân tỉnh Riazan
bắt nguồn từ tệ đoan của chính chúng ta”, Ovsianikov, đại diện của Ban
chấp hành trung ương Liên xô đã viết. “Cuộc bạo loạn không ảnh hưởng
đến hai huyện là Skopinski, chính sách ở đây mềm dẻo và huyện
Dankovski, nơi chính sách khủng bố khốc liệt đã đè bẹp tất cả....Đối với
nông dân chỉ có hai cách, hoặc là cái bánh hoặc là nện cho đến ngất xỉu”.
“Không nghi ngờ gì là quan điểm có tính nguyên tắc của chúng ta rằng

6 | 484
dân Cô dắc là thành phần xa lạ đối với chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng Xô
viết là hoàn toàn đúng”, Reinold, một cán bộ bolsevic cao cấp khác, viết
năm 1919. “Người Cô dắc, hay là đa số người Cô dắc trước sau gì cũng sẽ
bị tiêu diệt, đơn giản là giết về mặt thể xác, nhưng cần phải khôn khéo,
cần phải rất thận trọng, cần phải ve vãn dân Cô dắc. Không một phút giây
nào được quên rằng chúng ta đang phải đối mặt với một dân tộc hiếu
chiến”.

Chế độ toàn trị đặt ra trước nhân lọai nhiều câu hỏi mới. Tại sao
chuyện đó lại có thể xảy ra? Tại sao người ta lại có thể phạm những tội ác
khủng khiếp đến như vậy? Sau những gì đã thấy, ta có thể nói về tiến bộ
trong quan hệ giữa người với người và tiến bộ trong quan hệ xã hội sau
hàng ngàn năm phát triển được không? Hay là ngược lại, cần phải nói về
sự suy đồi và thoái hoá của giống người?

Nhưng nhiều người lại cũng nói rằng dưới chế độ toàn trị họ cảm thấy
tình đoàn kết, cảm giác được tham dự vào các sự kiện vĩ đại, giữa người
với người không có sự ghẻ lạnh như hiện nay. Thể chế xã hội ấy là gì mà
có thể kết hợp được những khía cạnh tưởng chừng không thể kết hợp nổi
như: sự man rợ lạnh lùng với tình đoàn kết và niềm tin vào hạnh phúc
chung?

7 | 484
Chế độ toàn trị, một hình thức chính quyền mới

Chúng ta có thể nhận thấy rằng các tư tưởng gia của các chế độ toàn trị có
thể phủ nhận hoàn toàn (như ở Liên xô trước đây) hoặc ngược lại, công
khai công nhận tính chất toàn trị của nó, hơn nữa còn cố gắng xác định
những đặc trưng cơ bản của hình thức cai trị ấy. Lãnh tụ phong trào
phát-xít Ý, Mussolini, từng nói: “...Đối với một người phát-xít thì tất cả
đều nằm trong nhà nước, không có gì là nhân tính hay tinh thần có thể
tồn tại, hơn nữa có thể có giá trị bên ngoài nhà nước. Trong ý nghĩa này
thì chủ nghĩa phát-xít là toàn trị, và nhà nước phát-xít đóng vai trò như
một cơ chế tổng hợp và hợp nhất các giá trị, luận giải và phát triển toàn
bộ đời sống của dân chúng cũng như tăng tốc nhịp điệu của nó”. Như vậy
là các lí thuyết gia cũng như những người thiết lập nên các chế độ toàn trị
đã nêu lên một trong những đặc trưng cơ bản nhất của chế độ toàn trị:
các chế độ này là biểu hiện cực đoan nhất của xu hướng nhà nước hoá, xu
hướng thống trị của nhà nước đối với xã hội. Xã hội bị nhà nước nuốt
chửng chính là mô hình “tổng thể”, nghĩa là một nhà nước bao hàm tất
cả, bao trùm tất cả, nuốt tất cả các thể xã hội vào trong bộ máy của mình.
“Xuất phát điểm của chế độ chuyên chế hoàn toàn trái ngược với chế độ
toàn trị về mọi khía cạnh”, Hannah Arendt, một nhà nghiên cứu về chế
độ toàn trị viết. “Chế độ chuyên chế dưới mọi hình thức luôn luôn lấn át
hay là hạn chế tự do nhưng không bao giờ thủ tiêu tự do. Chế độ toàn trị,
8 | 484
không phụ thuộc vào mức độ bạo ngược, có mục đích thủ tiêu tự do chứ
không phải là giới hạn tự do”. Hướng đến một quyền lực không giới hạn
“là bản chất của các chế độ toàn trị. Chính quyền như vậy chỉ đứng vững
khi tất cả mọi biểu hiện của đời sống cá nhân của tất cả mọi người, không
có ngoại lệ nào, đều bị kiểm soát một cách có hiệu quả”.

Khác với các chế độ độc tài hay chuyên chế thường gặp trong quá khứ,
những chế độ này cho phép sự tồn tại các đơn vị phụ thuộc và liên kết lại
với nhau vào cùng một trục dọc (hương ấp, hiệp hội, liên minh) bên trong
hệ thống, nhà nước toàn trị cố gắng tiêu diệt một cách có ý thức tất cả các
mối liên kết phi chính thống theo chiều ngang giữa các thành viên và
không cho phép tồn tại những khoảng trống thiếu sự bảo trợ của nhà
nước. Trong trường hợp này chính quyền nhà nước được coi như cỗ máy
điều tiết hay quản lí tất cả các quan hệ xã hội, kể cả các quan hệ riêng tư
nhất (ở Liên xô trước đây các quan hệ gia đình nhiều khi được mang ra
giải quyết tại các cuộc họp chi bộ đảng). Điều kì lạ là các phong trào có
tính quần chúng của các chính phủ toàn trị lại nhận được sự ủng hộ nhiệt
tình từ dưới lên.

Toàn trị là “nô dịch tích cực”

9 | 484
Khi nói về chế độ toàn trị người ta thường chú ý đến hiện tượng xã hội là
các cá nhân sống trong đó bị bộ máy nhà nước nuốt gọn. Nhưng đây chỉ là
cái vỏ bên ngoài của chủ nghĩa toàn trị. Cốt lõi của chủ nghĩa toàn trị
chính là hiện tượng mà Yaakov Oved, nhà nghiên cứu chính trị học Israel,
gọi là “nô dịch tích cực”. Khác với các chế độ chuyên chế cổ điển dựa trên
nguyên tắc “nô dịch thụ động”, nghĩa là cấm “làm một điều cụ thể nào
đó”, chế độ toàn trị thiết lập nguyên tắc “nô dịch tích cực” nghĩa là nó cố
gắng đưa từng cá nhân hoặc cả một tập thể đến một tình trạng mà họ “tự
làm cái được phép”.

Hiện tượng này là kết quả của quá trình thôi miên quần chúng theo
một ý thức hệ cụ thể mà kết quả là họ trở thành những người tự nguyện,
thường khi là những người tham gia tích cực vào chính sách cũng như tội
ác của chính chế độ ấy. Nhưng điều đó không thể nào thực hiện được nếu
chế độ toàn trị không dành cho quần chúng một sự đền bù nhất định về
mặt tâm lí. Chế độ toàn trị đưa cho người ta một niềm tin, một hệ toạ độ
hoàn chỉnh, sự đồng nhất, tình đồng chí và cuối cùng là cảm giác say sưa
khi được tham gia vào đám đông hân hoan và phấn khích đầy thù hận.

Sự cưỡng ép và kiểm soát toàn diện của bộ máy nhà nước đối với xã hội
cùng với tính tích cực của phong trào quần chúng do chính bộ máy đó

10 | 484
điều khiển, hai hiện tượng này là cốt lõi và cũng là điểm khác biệt của nó
với các chế độ chuyên chế khác.

Đề tài “nô dịch tích cực” đã được nhiều nhà nghiên cứu về chế độ toàn
trị khảo sát. Tất nhiên lãnh tụ của các phong trào này chính là những
người đầu tiên đề cập tới vấn đề đó. Chính Lênin là đã xác định trật tự
bolsevic ở Nga là sự kết hợp giữa chuyên chính vô sản (chính quyền của
đảng bolsevic và bộ máy nhà nước do nó lãnh đạo) và “sự sáng tạo sống
động của quần chúng”. Adolf Hitler, khi còn trẻ, trong lúc chứng kiến
cuộc biểu tình do những người dân chủ xã hội tổ chức có hàng triệu công
nhân tham gia ở Viên đã cảm thấy vô cùng hoảng sợ và sau đó là thích
thú. Hoảng sợ vì cái đám đông quần chúng được một số lãnh tụ dẫn dắt
đó có thể dễ dàng đè bẹp đối phương (hắn tự coi mình là đối phương của
đám đông đó). Thích thú vì hắn bỗng hiểu rằng có thể lái sức mạnh của
các phong trào quần chúng đó vào hướng cần thiết.

Khi nói đến những người không chấp nhận chế độ toàn trị thì trước
tiên người ta nghĩ đến những thành viên cuộc khởi nghĩa trên đảo
Kronshtadt năm 1921 (đảo ở gần thành phố Leningrad – Saint Peterburg
hiện nay – ND), cuộc khởi nghĩa chống chế độ toàn trị đầu tiên trong thế
kỉ XX. Trong số báo do Ủy Ban Cách Mạng Lâm Thời Kronshtadt xuất
bản vào tháng 3 năm 1921 có đoạn viết: “...Nhưng việc nô dịch về tinh

11 | 484
thần nhục nhã và tội lỗi nhất của những người cộng sản là: họ can thiệp
cả vào thế giới nội tâm của quần chúng lao động, bắt quần chúng phải suy
nghĩ như họ”.

Vsevolod Volin, một người vô chính phủ, thành viên tích cực của cách
mạng Nga và là một trong những người phê phán không khoan nhượng
Liên xô, một trong những người đầu tiên quan tâm đến hiện tượng là tại
một số nước trên thế giới đã hình thành những điều kiện làm cho các
phong trào quần chúng tiếp thu tư tưởng chuyên chính, ông cũng là
người nhận ra sự tương đồng giữa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng
sản và như vậy đã mở ra phương hướng tư duy về chế độ toàn trị và nô
dịch tích cực. Ông đã viết trong cuốn sách Chủ nghĩa phát xít đỏ xuất bản
đầu những năm 30 của thế kỉ trước như sau: “Nếu tư tưởng chuyên chính
– tàn bạo hay bọc đường - được công nhận và ủng hộ rộng rãi thì có nghĩa
là con đường cho sự xâm nhập của tâm lí, tư tưởng và hành động phát xít
đã mở rộng rồi… Khi ý tưởng này được… các nhà tư tưởng của các giai cấp
vô sản nắm lấy và đưa vào thực hiện như là phương tiện giải phóng cho họ
thì ta phải công nhận rằng đấy là…một sự lầm lẫn nguy hiểm. Thực chất
đấy là tư tưởng phát xít, nếu được thực hiện nhất định sẽ dẫn đến một tổ
chức xã hội hoàn toàn mang tính phát xít”. Tất nhiên là các chế độ
chuyên chế khác cũng cần được xã hội mà nó cai trị công nhận chứ không

12 | 484
thể chỉ dựa vào báng súng. Nhưng các chế độ này chỉ cần các thần dân
thoả hiệp với chính sách của nó chứ không cố gắng nắm cả “trái tim và
khối óc dân chúng”, không đòi hỏi sự ủng hộ nhiệt tình và sự tham gia
trực tiếp của dân chúng vào đường lối cũng như tội ác của chế độ.

Tâm trạng đặc trưng cho trạng thái “nô dịch tích cực” được nữ văn sĩ
Nga, Evghenia Melser, viết ngay từ cuối những năm 20 của thế kỉ trước
như sau: “Ghenia rất thích những ngày lễ 7 tháng 11 và 1 tháng 5. Đấy là
những cột mốc trong đời sống đất nước, cột mốc trong hành trình như vũ
bão tiến về phía trước, cũng là cột mốc trong cuộc đời của chính cô, cô
cho rằng mình có những tình cảm đặc biệt và sẽ nhớ những ngày ấy theo
một cách cũng thật là đặc biệt. Sau đó là cảm giác không gì so sánh được,
cảm giác được hòa tan vào đám đông quần chúng được khích lệ bởi niềm
hân hoan chiến thắng, khi tất cả cùng thở một nhịp, cùng một suy nghĩ,
cùng một khí thế”. Ở đây điều đáng lưu ý không chỉ là cảm giác say sưa
khi được hoà tan vào đám đông, mà ta sẽ thấy trong phần trình bày sau,
có thể là hình thức tồn tại cổ sơ, tiền công nghiệp của con người. Điều
đáng buồn nhất và có thể cũng là vô lí nhất trong trường hợp này là dân
chúng đã ăn mừng “chiến thắng” trong một đất nước nghèo nàn, đói khát,
trong một đất nước đang chìm ngập trong những đợt thanh trừng tàn bạo
cả về qui mô và mức độ tàn nhẫn do nhà nước tiến hành. Họ mừng chiến

13 | 484
thắng của nhà nước đối với chính mình, mừng sự thất bại thảm hại của
chính mình. Ở đây chúng ta bắt gặp một trong những khía cạnh quan
trọng nhất của hiện tượng nô dịch tích cực: khi bạo lực trở nên không thể
chịu đựng được mà dân chúng lại không có cách nào né tránh thì họ đành
phản ứng bằng cách yêu ngay những kẻ đang thi hành bạo lực. George
Orwell, dựa vào lời kể của những người từng bị các chế độ toàn trị đàn áp
đã chỉ ra sự gắn bó một cách kì quặc giữa nạn nhân và những tên đao phủ.
Một nhà nghiên cứu chế độ toàn trị nổi tiếng khác, ông Erich Fromm, đã
gọi hiện tượng đó “biểu hiện của bệnh tự làm khổ mình và làm khổ
người".

Một khía cạnh quan trọng nữa của hiện tượng nô dịch tích cực là
nguyên tắc trách nhiệm tập thể và cảm giác tội lỗi tập thể. Tại sao các chế
độ toàn trị lại cần giành được sự ủng hộ của toàn dân đối với tất cả các
họat động của nó, đặc biệt là các họat động thanh trừng? Tạo sao nó phải
thường xuyên tổ chức các buổi mít tinh đông người tại các công xưởng,
nhà máy, hoặc các buổi diễu hành trên đường phố, nơi thường vang lên
các khẩu hiệu đòi tiêu diệt kẻ thù giai cấp hay các dân tộc hạ đẳng? “Đoàn
kết, đoàn kết - một nhân vật trong truyện ngắnTrên công trường xây dựng
Vạn lí trường thành của Franz Kafka reo lên - tất cả đứng, vai kề vai, cùng
nắm tay nhau, máu không chỉ chảy trong huyết quản từng cá nhân riêng

14 | 484
lẻ nữa mà chảy trong khắp nước Trung hoa rộng lớn để rồi cuối cùng lại
trở về với chính bạn”. Ta có thể thấy ẩn ý của từ máu trong tiếng reo mà
nhà văn gắn vào miệng nhân vật của những “công trình xây dựng vĩ đại”.
Máu ở đây tượng trưng cho những vụ giết người hàng loạt, những vụ giết
người nhằm tăng cường sự thống nhất trong một nhà nước toàn trị. Khi
máu đã trở thành chất kết dính mọi người với nhau thì không thể nào lùi
được nữa, muộn rồi, cảm giác tội lỗi quá lớn, chỉ còn mỗi một cách là tiến
lên.

Kết quả của nô dịch tích cực là con người như nó vốn là biến mất, nó
đã trở thành một chiếc đinh ốc nhỏ trong bộ máy đàn áp của nhà nước
toàn trị. Con người bị bộ máy to lớn đó nghiền nát, một bộ máy không
cho người ta thể hiện tất cả các chiều kích vốn có của cá nhân mình,
không cho người ta suy nghĩ, cảm thụ độc lập, một bộ máy làm cho cá
nhân con người tan ra trong sự thần phục lãnh tụ, tan ra trong cơn phấn
khích của lòng hi sinh. Chủ nghĩa toàn trị, dù dựa trên tinh thần dân tộc
hay giai cấp, thực chất là “một vụ tranh chấp không bao giờ dứt”.

Cơ cấu xã hội tiền công nghiệp

Ngay từ khởi thủy con người đã sống trong những cộng đồng nhỏ, phù
hợp với bản năng xã hội về sự tương trợ nằm tận đáy sâu tâm hồn họ. Trải

15 | 484
suốt chiều dài của lịch sử, cuộc sống tập thể đã được biểu hiện dưới nhiều
hình thức: dòng họ, bộ lạc, cộng đồng…Lao động, sinh hoạt và các hoạt
động khác của con người trong hàng ngàn năm được qui định theo truyền
thống, sự khác nhau liên quan đến hoạt động giữa các thành viên của xã
hội chỉ mang tính tạm thời và không tạo ra đặc lợi. Những nhiệm vụ quân
sự và nhu cầu phối hợp trong hoạt động sản xuất của cộng đồng đã thúc
đẩy việc hình thành và củng cố dần dần quyền lực vào tay các lãnh tụ và
các thày tư tế. Quyền lực đã được thiết lập bằng cách đó và chính từ đây
năm, sáu ngàn năm trước bộ máy nhà nước đã ra đời. Nhưng mặc dù ngày
nay chúng ta coi những hệ thống chính trị thời tiền công nghiệp là những
chế độ chuyên chế thì sự can thiệp của nhà nước vào đời sống của các làng
xã nông nghiệp hay các tổ chức thủ công cũng rất hạn chế. Ở châu Âu
thời trung cổ các cộng đồng nông nghiệp và hiệp hội thợ thủ công, xưởng
và các hiệp hội trực thuộc nhà thờ vẫn giữ được một sự tự trị nhất định,
nhà nước ít khi can thiệp vào đời sống của các tổ chức đó.

Sự phát triển của các dân tộc và các nền văn hoá đi theo những con
đường khác nhau, đôi khi hơi giống nhau. Nếu ở châu Âu, do chính sách
của các chính quyền chuyên chế, đã xuất hiện những thiết chế tư hữu để
từ đó hình thành chủ nghĩa tư bản hiện đại thì tình hình ở phần còn lại
của thế giới lại hoàn toàn khác. “Nhà nước” – Karl Marx viết về các nước

16 | 484
phương Đông – “là chủ sở hữu tối thượng của đất đai. Quyền lực tối
thượng ở đây là sở hữu ruộng đất được tập trung trên qui mô toàn
quốc.…Trong trường hợp này không hề có sở hữu tư nhân về đất đai mặc
dù có việc sử dụng tư nhân hoặc cộng đồng”. Vì thời thượng cổ đất đai là
phương tiện sản xuất chủ yếu cho nên có thể nói rằng nhà nước và nhà
vua không chỉ nắm quyền lực chính trị mà còn nắm quyền lực kinh tế, áp
đảo cả xã hội và cá nhân. Đa số tuyệt đối cư dân là các cộng đồng nông
dân, sống chủ yếu bằng tự cấp tự túc (kinh tế tự nhiên) được quyền sử
dụng đất (nhưng không phải là quyền sở hữu) và canh tác trên cơ sở chủ
nghĩa tập thể và tương đối bình đẳng về tài sản (mặc dù ở một số vùng ở
phương Đông đã có các trung tâm đô thị nơi các quan hệ buôn bán và tiểu
thủ công nghiệp đã phát triển). Marx gọi đấy là “chuyên chế châu Á”. Có
thể đọc những bản báo cáo, phân tích kĩ lưỡng cơ cấu xã hội loại này
trong các tác phẩm của nhà nghiên cứu nổi tiếng người Đức Karl
Wittfogel, nhà sử học-phương đông học người Nga Leonid Vasiliev và
nhiều nhà nghiên cứu khác nữa.

Chế độ chuyên chế Á châu thường cố kết bằng những truyền thống văn
hoá rất mạnh. Ở Nga, đấy là chính quyền của Sa hoàng đựơc nhà thờ tôn
vinh như là “người chủ của đất Nga”, mà hoàn toàn không phải theo
nghĩa bóng của từ này vì ngoài những khoảnh đất mênh mông là tài sản

17 | 484
của chính Sa hoàng, các điền chủ, ở một khía cạnh nào đó, cũng được coi
là người quản lí đất đai của nhà nước. Mặc dù họ có quyền mua bán đất
đai, nhưng nhà nước vẫn thường can thiệp vào quan hệ ruộng đất. Trong
khi đó tuyệt đại đa số dân chúng là nông nô của nhà nước và địa chủ.

Trong các nước Hồi giáo ruộng đất được coi là của Thượng đế, Halif và
Sultan chỉ là những người đại diện cho Thượng đế quản lí mà thôi. Nền
văn hoá Trung quốc trong suốt hơn hai ngàn năm chịu ảnh hưởng mạnh
của tư tưởng Khổng giáo, một học thuyết xã hội mà nền tảng của nó là sự
phục tùng bậc huynh trưởng; quan niệm vua là thiên tử, có quyền sinh sát
và quản lí đất đai thông qua bộ máy quan liêu và cuối cùng là quan niệm
bình quân chủ nghĩa về công bằng xã hội.

Nhưng không nên nghĩ rằng phương Đông là thế giới nằm dưới sự cai
trị tuyệt đối của nhà nước. Ngay ở đây vẫn tồn tại một sự tự trị nhất định
của các làng xã nông nghiệp, vốn tương đối tự trị trong nhiều lĩnh vực, là
một thế giới khép kín, sống theo những truyền thống và nguyên tắc có từ
lâu đời. Khi nhà nước can thiệp quá mức vào quan hệ làng xã hoặc áp bức
quá mức về kinh tế (thuế khóa) thì làng xã có thể phản ứng bằng những
hành động bạo loạn để lập lại công bằng.

Những thiết chế xã hội truyền thống ở phương Tây đã bị đặt dưới áp
lực của chủ nghĩa tư bản đang phát triển được nhà nước ủng hộ và giúp

18 | 484
đỡ. Kết quả là những mối liên kết xã hội dựa trên sự tương trợ đã bị nhoà
dần hoặc phá hủy. Chế độ tư bản-công nghiệp đã phát triển và hoàn thiện
trong các nước phương Tây, sau đó mở rộng dần ra các nước, các lục địa
khác dưới những hình thức khác nhau, đôi khi thật là lố bịch.

Tăng tốc công nghiệp hoá

Các nhà nghiên cứu chủ nghĩa toàn trị thường gắn việc bành trướng
khuynh hướng toàn trị và vai trò điều tiết của nhà nước trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội cũng như những vụ trấn áp tập thể với tiến trình tăng
tốc công nghiệp hoá. Alvin Toffler, một nhà nghiên cứu chính trị hiện đại
Mĩ cho rằng quá trình phát triển công nghệ của xã hội loài người diễn ra
theo hình sóng và có thể chia thành ba làn sóng thay đổi công nghệ. Làn
sóng thứ nhất là cuộc cách mạng nông nghiệp đã bắt đầu và cũng đã hoàn
thành từ rất lâu, cuộc cách mạng này chấm dứt thời kì hái lượm, đưa loài
người đến những quan hệ mới và lập ra những nền văn minh đầu tiên
trong lịch sử. Làn sóng thứ hai là cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu
cách đây khoảng ba trăm năm, dựa trên sản xuất công nghiệp đánh dấu
việc hình thành những hình thức tổ chức xã hội mà ta đã biết. Toffler coi
một trong những đặc trưng quan trọng nhất của nền sản xuất công nghiệp
là sự tách rời giữa sản xuất và tiêu thụ và ưu thế của sản xuất so với tiêu

19 | 484
thụ. Khác với các xã hội thủ công-nông nghiệp tiền công nghiệp, sản xuất
tự cấp tự túc không còn nữa, thay vào đó là sản xuất hàng hoá, nghĩa là
sản phẩm dành cho những người tiêu thụ vô danh và có mục đính tìm
kiếm lợi nhuận (nói cách khác là sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa tư bản).

Theo quan điểm của Toffler thì sự xuất hiện của các chế độ toàn trị gắn
liền với quá trình công nghiệp hoá. Xã hội công nghiệp với bộ máy quan
liêu, bệnh sùng bái tổ hợp lớn, tiêu chuẩn hoá, và vô danh đã sinh ra các
chế độ toàn trị. Các nhà máy cực lớn đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
chủ nghĩa quan liêu trong xã hội, đòi hỏi tăng cường vai trò điều tiết của
nhà nước, nhà nước phải theo dõi một cách gắt gao sự tuân thủ, vâng lời
của hàng triệu công nhân đang phải làm những công việc đơn điệu đến
kiệt sức. Xu hướng này càng tăng cường thêm khi xuất hiện phương pháp
“Ford”, phương pháp sản xuất theo dây chuyền được đưa vào đầu tiên
trong các nhà máy của hãng Ford. Đấy là hình thức tổ chức lao động
trong nhà máy có chuyên môn hoá cao, phân chia quá trình lao động
thành rất nhiều bước nhỏ, tương đối đơn giản, cấp dưới tuyệt đối phục
tùng cấp trên cùng với các biện pháp khen thưởng và kỉ luật nhằm hợp lí
hoá sản xuất. Hệ thống tổ chức lao động như thế có thể dẫn đến và trong
một số trường hợp (Liên xô, nước Đức phát xít) đã dẫn đến sự xuất hiện
các hình thức chính quyền chuyên chế dựa trên cơ sở quản lí toàn bộ đời

20 | 484
sống của xã hội. Tại các nước đó người ta từng hi vọng rằng cùng với việc
tăng nhanh tiềm năng công nghiệp họ có thể đóng vai trò bá chủ thế giới
hoặc chí ít cũng có thể ngang hàng với các nước công nghiệp phát triển
khác trên vũ đài chính trị quốc tế.

Khác với Toffler, chúng tôi không cho rằng việc phát triển công nghiệp
là nguyên nhân chủ yếu và duy nhất của sự xuất hiện chế độ toàn trị. Tuy
nhiên không nghi ngờ gì rằng các xu hướng toàn trị có một mối liện hệ
nhất định đối với quá trình công nghiệp hoá.

Liên Xô

Hệ thống gọi là “Chủ nghĩa xã hội hiện thực” ở Liên xô cũng như các hệ
thống toàn trị khác đã tiến hành tăng tốc hiện đại hoá nền công nghiệp
theo kiểu của mình. Những người bolsevic đã xây dựng ở nước Nga cơ sở
của hệ thống công nghiệp với tốc độ rất nhanh, bằng phương pháp thực ra
là sự tiếp tục và cấp tiến hơn của chính sách công nghiệp hoá khởi đầu từ
thời Nga hoàng. Từ những năm 60 của thế kỉ XIX chính quyền Nga
hoàng đã hiện đại hoá nền công nghiệp, tuy qui mô không thể nào so
sánh được với thời Xô viết. Tín dụng của chính phủ đóng vai trò quan
trọng đối với công nghiệp khai khoáng, dệt và luyện kim, nếu không có
tín dụng thì cũng không thể nào xây dựng được hệ thống đường sắt to lớn

21 | 484
như vậy. Chính phủ Nga có hai nguồn cung cấp tín dụng chính. Thứ nhất
là trái phiếu của chính phủ trên các thị trường Đức, Pháp, Bỉ và Anh. Thứ
hai là chính sách thuế khoá, cụ thể là tăng thuế gián thu đối với hàng hoá
tiêu dùng. Mức thuế là gánh nặng đối với dân chúng, cả thành thị và nhất
là nông dân vốn là phần dân cư chủ yếu của đất nước. Nông dân bị phá
sản, họ phải di cư vào các trung tâm công nghiệp, đảm bảo cho các xí
nghiệp đang phát triển sức lao động rẻ mạt. Ở một khía cạnh nào đó, điều
này có nghĩa là nền công nghiệp Nga đã phát triển chủ yếu nhờ vào việc
bóc lột cộng đồng nông dân từ phía nhà nước và tất nhiên điều đó không
thể không tạo ra căng thẳng xã hội cả ở nông thôn vì cuộc sống ở đấy đã
bị đảo lộn, cả ở thành thị vì ở đó đang có hàng triệu người tức giận vì bị
phá sản, bị đẩy ra khỏi môi trường sống quen thuộc, bị tước đoạt điều
kiện sống và lao động quen thuộc.

Sergei Pavliutrenkov, nhà sử học hiện đại Nga từng viết: “Cái gọi là
“Chủ nghĩa cộng sản thời chiến” (chính sách kinh tế và xã hội của chế độ
bolsevic trong những năm 1918-1921) xuất hiện một cách tự nhiên từ nhà
nước nông nô truyền thống, từ nền công nghiệp công và tư được nuôi
dưỡng bằng chế độ thuế khóa nặng nề đối với các tầng lớp trung lưu và hạ
lưu. Đầu thế kỉ XX chỉ có nước Nga là có các tiền đề lịch sử cần thiết và
nền tảng để có thể tiến hành một cuộc thí nghiệm trên qui mô rộng lớn

22 | 484
về việc tăng cường về chất vai trò của nhà nước trong việc quản lí và can
thiệp sâu vào quá trình phát triển xã hội. Không có một nước nào có thể
cung cấp cho các nhà cách mạng những đòn bẩy quyền lực mạnh mẽ như
vậy”. Nước Nga, với một nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá như năm 1918
thì trật tự xã hội toàn trị với sự tập trung hoá nền kinh tế và các lĩnh vực
khác vào tay nhà nước và việc cướp lúa mì bằng vũ lực do chính quyền
bolsevic áp đặt đã là một trong những phương án tổ chức xã hội khả dĩ.
Như vậy là những người bolsevic đã thực hiện công việc cải tạo do hoàn
cảnh chiến tranh đưa lại. Nhưng các biện pháp này đã bị một bộ phận
công nhân và hàng triệu nông dân lao động chống đối quyết liệt. Năm
1921 chính quyền chuyên chế bolsevic suýt nữa thì bị làn sóng khởi nghĩa
của nông dân nhấn chìm và buộc phải từ bỏ chính sách đó (cộng sản thời
chiến – ND). Việc cướp bóc nông dân một cách trực tiếp và trên diện
rộng đã chấm dứt. Người nông dân được tự do sử dụng thành quả lao
động của mình: bán hay trao đổi trực tiếp lấy sản phẩm của công nghiệp.
Bắt đầu thời kì chính sách kinh tế mới, một giai đoạn ngưng chiến trước
một làn sóng tấn công mới vào quyền lợi của người lao động ở cả thành
thị và nông thôn. Trong suốt những năm 20 các làng xã nông dân tiếp tục
tồn tại và kháng cự, đôi khi khá cương quyết, chính sách thuế khóa của
chính quyền bolsevic.

23 | 484
Cuối những năm 20 Liên xô vẫn còn là nước kém phát triển, chủ yếu
vẫn là một nước nông nghiệp. Gần 80% dân cư sống ở nông thôn, sản
phẩm nông nghiệp chiếm 2/3, công nghiệp chỉ đóng góp 1/3 sản phẩm
kinh tế quốc dân. Nền công nghiệp mới bắt đầu vượt qua mức trước chiến
tranh. Nắm được chính quyền ở một đất nước to lớn, bộ máy cầm quyền
thực chất đã ở vào đúng vị trí của chế độ Sa hoàng trước đây. Bộ máy đó
cũng muốn thực hiện chính sách đế quốc, nhưng cơ sở vật chất lại quá
yếu. Để thực thi chính sách đó thì cần phải hiện đại hoá đất nước về tất cả
các mặt, phải xây dựng cho được nền công nghiệp nặng và công nghiệp
quốc phòng mạnh. Chính quyền cho rằng đây không chỉ là cách giải quyết
các vấn đề quốc nội mà còn bảo đảm được nền độc lập và sức mạnh quốc
gia cũng như khả năng bành trướng của nó và điều đó cũng có nghĩa là sự
ổn định và đặc quyền cho giai cấp cầm quyền. “Anh lạc hậu, anh yếu, thì
anh sai, nghĩa là có thể bị đánh, có thể bị nô dịch. Anh mạnh thì anh có
lí, nghĩa là người ta phải tránh anh. Đấy là lí do vì sao chúng ta không thể
lạc hậu thêm được nữa” – Stalin từng tuyên bố như vậy.

Bộ máy quan liêu của đảng và nhà nước hi vọng rằng: “Dựa vào việc
quốc hữu hoá đất đai, nhà máy, phương tiện vận tải, ngân hàng, thương
mại, thực thi chế độ tiết kiệm tối đa, có thể tích lũy được đủ kinh phí cần
thiết cho việc khôi phục và phát triển công nghiệp nặng” (Stalin). Đây rõ

24 | 484
ràng là công cuộc công nghiệp hoá do nhà nước tiến hành, trong đó bộ
máy nhà nước hoạt động giống như một nhà máy duy nhất cực kì to lớn.
“Sự biến đổi lớn lao” trong kinh tế đòi hỏi một sự tích tụ và đưa về một
mối sức người, sức của, sự tập trung quyền lực về kinh tế và trấn áp vào
tay giới cầm quyền chóp bu và các cơ quan kế hoạch nhà nước, việc áp
dụng phương pháp chỉ huy-hành chính cũng như lao động khổ sai của
hàng triệu tù nhân, không một công trường xây dựng lớn nào thời Stalin
là không sử dụng lao động của tù nhân. Người ta đã thiết lập được một bộ
máy quản lí và kế họach hoá nền kinh tế quốc gia, dựa trên các kế hoạch
phát triển kinh tế năm năm. Công cuộc hiện đại hoá tiến kịp theo các
nước phát triển được thực hiện bằng cách cướp bóc nông dân, trả lương
thấp cho công nhân (sức mua của đồng lương từ năm 1928 đến năm 1940
đã giảm đi ba lần), xuất khẩu nguyên liệu và lúa mì, tăng thuế và bán
thêm rượu.

Và ở Đức

Việc tăng cường vai trò của nhà nước trong một loạt nước phươg Tây
trong những năm 20-30 của thế kỉ XX là kết quả của những biến chuyển
xã hội và kinh tế. Áp dụng sản xuất theo dây chuyền đã dẫn đến việc giảm
đột ngột nhu cầu về nhân lực, bần cùng hoá quần chúng, suy giảm nhu

25 | 484
cầu có khả năng thanh toán và cuộc “Đại khủng hoảng” đã làm cho căng
thẳng xã hội tăng thêm. Người ta đã không giải quyết được những vấn đề
đó trong khuôn khổ của hệ thống thị trường tự do. Trong khi cuộc cạnh
tranh một mất một còn với các nước khác và việc củng cố sức mạnh chính
trị và kinh tế đòi hỏi phải cải tạo nhanh chóng nền công nghệ cũng như
gấp rút ổn định chính trị. Nhà nước buộc phải thực hiện những biện pháp
nhất định, nếu không thì xã hội không còn là một thực thể thống nhất
nữa. Các qui tắc có tính cách hành chính được áp dụng không chỉ trong
lĩnh vực đời sống mà còn được đưa vào trong kinh tế thông qua hệ thống
trợ cấp, thuế khóa, điều tiết giá cả và tiền lương, kế họach hoá và quốc
hữu hoá. Những vấn đề đó thể hiện rõ nhất đối với các nước thất trận
trong thế chiến thứ nhất và đang bị áp lực cả về kinh tế và chính trị từ
phía các nước thắng trận trong việc đền bù chiến phí và hạn chế phát triển
công nghiệp quốc phòng cũng như quân đội.

Ngoài ra, việc bành trướng của tư bản Đức ra nước ngoài đã bị ngăn
chặn bởi chính sách bảo hộ của nhiều chính phủ để phản ứng lại cuộc
khủng hoảng kinh tế, còn việc đầu tư vào những lĩnh vực phi quân sự thì
không có lời vì nạn thất nghiệp cao và sức mua thấp. Các thế lực công
nghiệp liên kết chặt chẽ với đảng phát xít và đảng này đã nhận được
nguồn tài trợ rất lớn. Trong một loạt cuộc gặp với giới công nghiệp,

26 | 484
Hitler, đảng trưởng Đảng phát xít, đã thuyết phục được giới này rằng chỉ
có chính quyền do hắn cầm đầu, thực hiện việc tăng cường vũ trang, mở
rộng các xí nghiệp công nghiệp mới có thể giải quyết được vấn đề đầu tư
và đàn áp được mọi sự chống đối của quần chúng lao động.

Năm 1936 đảng phát xít đưa kế hoạch phát triển kinh tế 4 năm ra thực
hiện. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch này là tái cấu trúc
nền kinh tế Đức để có thể sống còn trong điều kiện bị bao vây về kinh tế.
Theo kế hoạch, người ta đã thành lập những nhà máy cực lớn chuyên sản
xuất vải, cao su, nhiên liệu tổng hợp và các sản phẩm khác bằng nguyên
liệu trong nước. Những nhà máy luyện thép cực lớn dựa vào quặng rẻ nội
địa cũng được xây dựng. Một phần chi phí cho việc thành lập và mở rộng
các lĩnh vực công nghiệp mới được thanh toán bằng các kì phiếu “mefo”
do ngân hàng quốc gia phát hành và được nhà nước bảo lãnh. Như thế
nghĩa là sự phát triển của nền kinh tế Đức được thực hiện bằng công trái
mà các thế hệ tương lai sẽ phải thanh toán. Nền công nghiệp bị bao vây
bởi một loạt các qui định của nhà nước. Tiến sĩ Funk, năm 1937 giữ chức
bộ trưởng bộ kinh tế Đức, đã từng tuyên bố: “Hiện nay báo cáo chính
thức chiếm hơn một nửa các thư từ giao dịch của các nhà doanh nghiệp”.
Dưới áp lực của chính phủ, các công ty tư nhân buộc phải liên hết thành
hiệp hội. Phòng kinh tế của đế chế là do các nhà tài phiệt, mà đứng đầu là

27 | 484
một quan chức, nắm. Các kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện
thông qua tổ chức này. Công ty tư nhân nào có mức lợi tức vượt 6% thì
bắt buộc phải mua trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên phải nói thêm rằng
nhà nước phát xít dù có hạn chế và định hướng hoạt động của các cơ sở tư
nhân nhưng không hủy bỏ sở hữu tư nhân như Liên xô đã làm. Sự phát
triển một loạt ngành kinh tế và việc cấm các cuộc biểu tình gây nhiều tổn
thất đã có ảnh hưởng tích cực đối với thu nhập của phần đông giới tư sản
nên dù cảm thấy khó chịu với những qui định gò bó, giai cấp này đã ủng
hộ chế độ phát xít.

Quân sự hoá

Cần phải nhấn mạnh rằng chính sách của Liên xô thời Stalin và của nước
Đức phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX là nhằm chuẩn bị cho
cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới trong tương lai. Hannah Arendt
cho rằng nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị hay là sự cưỡng chế toàn diện
đối với cá nhân nằm trong sự bành trướng mang tính đế quốc chủ nghĩa.
“Chúng ta đang tiến dần đến cuộc chiến đấu đòi hỏi một năng suất lao
động cao nhất của mỗi chúng ta” – Herman Hering nói năm 1936 –
“Chưa thấy giới hạn của công cuộc tái vũ trang. Chỉ có một lựa chọn -
chiến thắng hay là bị tiêu diệt....Chúng ta đang sống trong một thời kì mà

28 | 484
trận chiến đấu quyết định cuối cùng không còn xa nữa. Chúng ta đang
đứng trên ngưỡng cửa của chiến tranh và động viên...” Trong thời gian đó
các lãnh tụ Liên xô không tuyên bố công khai như thế. Nhưng trong các
bộ phim tuyên truyền sản xuất năm 1938 các nhân vật đã nói đến ước
muốn có “một cuộc chiến tốt mà sau đó Liên xô sẽ gồm từ 30 đến 40
nước cộng hòa” (lúc đó mới có 11 nước).

Các đặt vấn đề như vậy đòi hỏi sự cố kết xã hội một cách vô điều kiện
và thủ tiêu mọi thành phần bất mãn. Trường học ở Liên xô và ở Đức bắt
buộc học sinh tham gia các khóa huấn luyện quân sự. Hầu như toàn bộ
nền công nghiệp thời bình đều được tổ chức theo cách để sao cho có thể
nhanh chóng chuyển sang phục vụ cho mục đích quân sự. “Chỉ cần phóng
tầm mắt vào chính cuộc sống của chúng ta” – nhà văn Đức, Ernst Jünger,
đã viết – “nhìn vào cái kỉ luật nhẫn tâm của nó, với những khu vực khói
lửa ngút trời, với cách vận hành và cơ chế vận hành của nó, với các động
cơ, máy bay và những thành phố có hàng triệu dân của nó thì ta sẽ có cảm
giác ngạc nhiên mà hiểu rằng ở đây không có một nguyên tử nào không
họat động, và chính chúng ta nữa, thực chất là chúng ta đã bị cái quá
trình điên rồ này khống chế mất rồi. Không phải con người thực hiện
cuộc động viên toàn diện này mà là nó tự thực hiện, nó là biểu hiện của
một đòi hỏi bắt buộc và ẩn danh mà cuộc sống trong thời buổi của máy

29 | 484
móc và đám đông này bắt ta phải theo cả trong thời chiến cũng như thời
bình.”

Các biện pháp khủng bố ở cả Liên xô và ở nước Đức phát xít đã được
thực hiện trong hoàn cảnh như thế. “Năm 1937 là cần thiết” – V. Molotov
đã nói với nhà văn F. Truev như vậy – “Nếu biết rằng sau cách mạng
chúng ta đã băm cả bọn tả lẫn bọn hữu và đã chiến thắng, nhưng tàn dư
của kẻ thù đủ mọi xu hướng thì vẫn còn...Vì có năm 1937 mà trong chiến
tranh ta đã không bị đội quân thứ năm quấy nhiễu”. Ba triệu người là nạn
nhân của các cuộc đàn áp trong những năm 1937-1938, trong đó gần một
triệu người bị xử bắn.

Đồng hoá tư tưởng và chủng tộc

Hannah Arendt cho rằng chế độ toàn trị là một “cái ác tuyệt đối” do
chính con người tạo ra. Arendt quan tâm đặc biệt đến mối liên hệ giữ hệ
tư tưởng và khủng bố. Theo bà, hệ tư tưởng toàn trị là “logic của một tư
tưởng đơn giản duy nhất”, tư duy toàn trị dựa hoàn toàn vào tư tưởng này.
Đấy là tư tưởng về tính ưu việt của một chủng tộc hay đấu tranh giai cấp.
Đấy là thế giới quan bắt buộc đối với tất cả mọi người. Trên thực tế, một
hệ tư tưởng được tiêu chuẩn hoá, duy nhất được coi là bộ khung cho thế
giới quan của tất cả công dân của nhà nước toàn trị. Hệ thống tư duy này

30 | 484
có những đặc điểm một bên là tình đoàn kết và chủ nghĩa tập thể và bên
kia là hình ảnh kẻ thù, kẻ thù có thể là một giai cấp, một chủng tộc hay
một nước. Tư duy toàn trị luôn luôn là tư duy chia cắt, nó coi thế giới
như một sơ đồ đen-trắng: một bên là “ta” – nhân dân hay giai cấp duy
nhất, tuân theo ý chí của lãnh tụ và lí tưởng cao đẹp, bên kia là địch, kẻ
chịu mọi trách nhiệm trước tập thể “ta”. Chúng phải chịu trách nhiệm về
cả những khó khăn và tổn thất của chính “ta”. Đối với nước Đức thì
“địch” là người Do thái, đối với Liên xô thì đấy là: “kẻ thù của nhân dân”
hay “kẻ thù giai cấp”.

“Một đất nước, một dân tộc, một lãnh tụ” – là khẩu hiệu của Đảng
phát xít. “Ai không theo ta là chống lại ta” - những người bolsevic khẳng
định. Cấu trúc ngôn ngữ và tư duy tiêu chuẩn hoá phù hợp với nhiệm vụ
quản lí một đất nước như là một cỗ máy duy nhất, đảm bảo sự cố kết xã
hội trên cơ sở những tư tưởng và nguyên tắc đơn giản, duy nhất. Cũng vì
lí do như vậy mà tất cả các chế độ toàn trị đều thực hiện chính sách đồng
hoá các chủng tộc. Các dân tộc thiểu số hoặc là bị xào xáo trong một cái
chảo của nền văn hóa chính thức duy nhất (như được tuyên bố ở Liên xô
những năm 30, nơi người ta cố gắng tạo ra một mẫu văn hoá chung gọi là
“nhân dân Xô viết”) hoặc là bị hoà tan vào một nền văn hoá của một dân
tộc (chính nền văn hoá này cũng bị đồng nhất và cải biên một cách thô

31 | 484
bạo) mà nhà nước toàn trị lấy làm cơ sở (chính sách Nga hoá sau thời kì
chiến tranh thế giới thứ II) hoặc là bị tiêu diệt hoàn toàn (như người Do
thái và người Di gan ở Đức). Ngay cả khi chế độ toàn trị tuyên bố theo
chủ nghĩa quốc tế, nó vẫn theo đuổi xu hướng đồng hoá. “Nước Nga vĩ đại
đoàn kết đến muôn đời Liên bang bền vững của các nước cộng hòa độc
lập, tự do” - lời mở đầu của Quốc ca Liên xô cho ta thấy ngay quan hệ lệ
thuộc của các nước cộng hoà thành viên so với nước Nga. Nhưng chính
nền văn hoá của dân tộc “cơ sở” này cũng bị cải biên một cách thô bạo,
nhiều tầng văn hóa liên quan đến những tìm tòi mang tính tôn giáo, văn
học và kí ức lịch sử đã bị cố tình loại bỏ. Lịch sử nước Nga bị viết đi viết
lại nhiều lần cho hợp gu với ý thức hệ của chế độ toàn trị, ngôn ngữ cũng
bị bộ máy tuyên truyền chính thức và hệ thống giáo dục cải biên. Các
chính sách và biện pháp tương tự đối với văn hoá cũng được tiến hành ở
Đức và ở các nước theo chế độ toàn trị khác.

Và hậu quả

Chính sách như vậy nhất định đòi hỏi một cơ chế xã hội đặt biệt, một
mặt đấy là lòng nhiệt tình của quần chúng được định hướng từ bên trên
và mặt khác, đấy là những cuộc trấn áp có tính tập thể. Phá hủy một cách
triệt để nếp sống của phần lớn cư dân, tăng tốc tiến trình công nghiệp hoá

32 | 484
– các biện pháp này đòi hỏi sự kiểm soát gắt gao từ phía nhà nước. Cần
thực hiện những biện pháp mạnh để có thể tiêu diệt tư tưởng bất tuân
ngay từ trong trứng nước. Tại Liên xô, trong những xí nghiệp tập thể ở
nông thôn, trong các hợp tác xã người ta đã áp dụng hình thức tổ chức lao
động giống như tại các xí nghiệp công nghiệp: đứng đầu là một chủ tịch
do chính quyền bổ nhiệm, đến lượt mình, ông ta bổ nhiệm lãnh đạo các
đội sản xuất dưới quyền. Trên thực tế, toàn bộ lương thực, thực phẩm sản
xuất ra đều phải nộp cho nhà nước, xã viên chỉ được nhận những tờ biên
lai gọi là “ngày công”. Tất cả công việc sản xuất phải theo kế hoạch do cấp
trên đưa xuống, không hoàn thành thì bị phạt nặng. Xã viên phải xin
phép mới được đi khỏi nơi cư trú [1] . Những người không chịu vào hợp
tác xã bị coi là “địa chủ” hoặc “tay sai địa chủ” và bị đàn áp khốc liệt. Cuối
năm 1929 Stalin tuyên bố rằng nông dân “xin” vào hợp tác xã “từng làng,
từng xã, đôi khi từng huyện” một lần và hạ lệnh “tiêu diệt giai cấp địa
chủ”. “Địa chủ” và “tay sai địa chủ” bị tịch thu hết tài sản, cả gia đình bị
đầy lên phương Bắc hay sang Sibirie. “Người ta tịch thu từ cái tã, giật từ
chân trẻ con.” - một nhân chứng đã viết như vậy. Theo lời của Isaak
Steinberg, một đảng viên Xã hội cách mạng theo đường lối tả khuynh thì
“thực ra là người ta đã tuyên bố một cuộc đàn áp toàn thể nông dân, kể cả
tầng lớp dân nghèo. Trung bình có 10-15% số hộ bị tịch thu, nhiều tỉnh
có đến 40%”. Những làng giàu có bị cho đi đầy tất. Những người nông
33 | 484
dân còn sót lại bị buộc phải vào hợp tác xã. Sau này Stalin từng thú nhận
với Churchill rằng “chính sách tập thể hoá là một cuộc đấu tranh khủng
khiếp”, phải chiến đấu với “hàng chục triệu nông dân”, phải chiến đấu với
“những con người nhỏ bé”. “Chuyện khủng khiếp đó kéo dài bốn năm.
Thật là khó khăn và khủng khiếp, nhưng là việc cần thiết”. Chỉ trong mấy
năm đầu công nghiệp hoá và tập thể hoá đã có 10 triệu nông dân trốn nạn
đói, chạy vào thành phố và như vậy đã cung cấp cho nền công nghiệp quốc
doanh đang phát triển như vũ bão sức lao động rẻ mạt. Năm 1930 nông
dân đã phản ứng với chính sách đó bằng những cuộc bạo loạn. Trong năm
đó, năm tập thể hoá toàn diện đã xảy ra 1375 cuộc bạo động với sự tham
gia của 3,5 triệu nông dân. Cuộc phản kháng của nông dân Ukraine là
kiên cường và mãnh liệt nhất - tổng cộng có 4098 cuộc nổi dậy ở Ukraine.
Những vùng kiên cường khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt: trong những năm
1932-1933 người ta đã cố tình gây ra nạn đói giết chết 4 đến 5 triệu nông
dân Ukraine.

Ở nước Đức, Trong những năm 30-40 việc kiểm soát của nhà nước đối
với kinh tế không quá mức như ở Liên xô, vẫn còn các ngành công nghiệp
tư nhân, tuy các ngành này ngày càng bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn.
Ngoài ra, việc tăng tốc hiện đại hoá công nghiệp không làm giảm mức
sống mà ngược lại đã tạo ra hàng triệu việc làm mới, tình trạng thất

34 | 484
nghiệp gần như được thanh toán. Nhưng đấy trước hết là do tăng cường
đầu tư vào các tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Chính điều đó đã giúp
nước Đức phát động thế chiến thứ II. Các tổ hợp quốc phòng không làm
ra hàng hoá tiêu dùng mà dân chúng cần, nhưng lại không thể họat động
chỉ để họat động, nếu thế nó sẽ tạo ra tình trạng khủng hoảng trong nền
kinh tế Đức. Phải sử dụng cơ hội do việc tăng cường vũ trang đưa lại để
tiến hành chiến tranh xâm lược (Liên xô cũng đặt ra nhiệm vụ như vậy).
Các biện pháp phát triển công nghiệp đi kèm với quá trình quân sự hoá
lao động, cột người lao động với xí nghiệp không khác gì nông nô. Ở
Liên xô người ta sử dụng những cuốn sổ gọi là sổ lao động. Nếu lãnh đạo
xí nghiệp không đồng ý cho người lao động chuyển sang xí nghiệp khác
thì họ không đưa cho người lao động cuốn sổ, xí nghiệp có ý tuyển dụng
không thể nhận người lao động này.

Nạn nhân của các cuộc đàn áp ở Đức ít hơn ở Liên xô, chỉ có khoảng
một trịêu người bị đưa vào trại tập trung, mấy trăm ngàn người bị thủ
tiêu. ...Nhiều tầng lớp dân cư - đại diện các đảng phái chính trị, các nhà
họat động công đoàn, giới trí thức đối lập, người Do thái, người Di gan.
Cuộc thanh trừng nội bộ không lớn như ở Liên xô. Nước Đức lúc đó đã là
một nước công nghiệp phát triển, nó không cần thực hiện một cuộc tấn
công dữ dội đến như thế vào nếp sống của người dân như ở Liên xô. Đàn

35 | 484
áp phát xít diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ II. Bọn phát xít muốn
thiết lập một trật tự mới ở châu Âu, nghĩa là kiểm soát các cơ sở sản xuất
chủ yếu, các nguồn tài nguyên quan trọng và phân bố lại dân cư trên
những vùng đất chiếm được. Hàng triệu người dân Ukraine, Bạch nga, Ba
lan, Nga và các nước khác bị lùa sang làm việc khổ sai tại Đức, một số đã
chết vì phải làm trong những điều kiện quá tồi tệ. “Lúc đó [2] ”– Himler
nói – “chúng ta chưa đánh giá đúng nguồn nhân lực dồi dào như ta đánh
giá hôm nay[3] . Đấy cũng không phải là điều đáng lấy làm tiếc nếu ta suy
nghĩ theo những phạm trù của các thế hệ, nhưng việc mất mát lực lượng
lao động, nghĩa là việc tù binh bị chết một lúc hàng chục, thậm chí hàng
trăm ngàn vì kiệt sức và vì đói, ngày nay phải coi là việc phi lí”. Chế độ
phát xít bị qui tội giết chết 6 triệu người Do thái, tiêu diệt rất nhiều
người Slav, cưỡng bức di dân và di chuyển một lực lượng lao động to lớn.
Người ta còn định chuyển một số dân Đức đến định cư ở một số vùng đất
bị chiếm đóng.

Một điều đáng chú ý nữa là quân chiếm đóng phát xít đã không giải tán
các hợp tác xã nông nghiệp tại các khu vực chiếm được của Liên xô mà
tiếp tục sử dụng các hợp tác xã đó như là phương tiện để cướp bóc lương
thực cho nhu cầu chiến tranh.

36 | 484
Toàn trị ở phương Đông

Nhiệm vụ tăng tốc quá trình công nghiệp hoá đất nước và hiện đại hoá
quân đội cũng được ban lãnh đạo maoist của Trung quốc giải quyết trong
những năm 50-60 của thế kỉ trước. Ở đây tình hình cũng gần giống Liên
xô – Trung quốc vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu cho nên chính
sách hiện đại hoá phần lớn cũng sao chép các phương pháp của Liên xô.
Chế độ cộng sản Trung quốc đã xây dựng được một nền công nghiệp
quốc phòng hiện đại, thậm chí chế tạo được cả bom nguyên tử. Đa số
nông dân bị thúc ép vào các công xã, thực chất là các xí nghiệp quốc
doanh, tương tự như các hợp tác xã ở Liên xô, dĩ nhiên là cũng bằng các
biện pháp tương tự như ở Liên xô. Cái giá phải trả thật là khủng khiếp:
theo một vài thống kê thì số người bị đàn áp lên đến 100 triệu (dân số
Trung quốc lúc đó khoảng 600 triệu).

Trong thế giới Hồi giáo, sau khi được giải phóng khỏi chế độ thực dân
hồi những năm 50-70, các phong trào dân tộc đã giành được chính quyền.
Các chế độ đó, cũng giống như những người maoist ở Trung quốc, đã làm
mọi cách để phát triển công nghiệp để có thể nói chuyện tay đôi với các
nước phát triển phương Tây, và họ đã dựa vào truyền thống độc tài Á
đông, nghĩa là dựa vào bộ máy nhà nước quan liêu bao trùm lên toàn xã
hội. Hầu như toàn bộ nền công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ xã hội

37 | 484
cũng như đất đai trong các nước này đều do nhà nước kiểm soát và quản
lí. Cũng giống như ở Liên xô và Trung quốc, phe đối lập ở đây bị thủ tiêu
về mặt thể xác. Như vậy nghĩa là các phong trào giải phóng dân tộc sau
khi đã giành chính quyền ở những nước này đã thi hành các chính sách có
thể coi là toàn trị tuy mức độ không bằng Trung quốc. Các vụ cải tạo đó
không phá vỡ được các cộng đồng cư dân nông nghiệp, tuy có làm lung
lay vai trò và ảnh hưởng của nó đối với xã hội. Các cơ sở của truyền thống
làng xã được đạo Hồi cố kết tỏ ra mạnh hơn so với một số nước khác trên
thế giới.

Một số biện pháp toàn trị đặc thù cũng được nhà nước Do thái thực
hiện. Sau khi thành lập vào năm 1947, nhà nước này cũng cố gắng thành
lập một nền công nghiệp quốc phòng mạnh do nhà nước bảo trợ và quản
lí. Đời sống xã hội bị quân sự hoá, tất cả đàn ông và phần lớn phụ nữ phải
tham gia nghĩa vụ quân sự. Một nền văn hoá đồng nhất dựa trên tiếng
Ivrit (một ngôn ngữ được tạo lập trên cơ sở tiếng Do thái cổ) để có thể
đưa “một dân tộc của những người thợ thủ công và buôn bán” thành “dân
tộc của các nông dân, công nhân và bộ đội” như các khẩu hiệu chính thức
thường kêu gọi. Các ngôn ngữ có nguồn gốc châu Âu, được hình thành
một cách tự nhiên như Yiddish, Espanol-Ladino, Jude-Arab bị loại bỏ. Có
thể đây chính là một cuộc thí nghiệm được tiến hành một cách hệ thống

38 | 484
nhất đối với ngôn ngữ trong toàn bộ lịch sử loài người. Các cố gắng nhằm
thành lập một nhà nước đồng chủng được thực hiện cùng với việc trục
xuất 750 ngàn người Palestin, những vụ diệt chủng như vụ giết người tàn
bạo tại làng Deir-Yasin vào năm 1948, việc phá huỷ và lăng mạ các đền
thờ Hồi giáo và các biểu tượng của nền văn hoá A-rập khác. Cho đến nay
vẫn chưa thể khắc phục được những hậu quả của nhà nước toàn trị Do
thái, cuộc sống của hàng triệu người cả Do thái và A-rập, những người
đang tham gia vào những cuộc xung đột thường xuyên và không biết bao
giờ mới chấm dứt ở Trung Đông.

Trong các nền văn minh phương Đông chỉ có Ấn độ là tránh được chế
độ độc tài. Tất nhiên chính phủ nước này ở một mức độ nào đó cũng
kiểm soát kinh tế, cũng định hướng sự phát triển công nghiệp, cũng tăng
cường bộ máy quân sự, cũng đàn áp đối lập, bóc lột nông dân. Nhưng về
chiều rộng và chiều sâu của các biện pháp thì không thể nào so sánh với
Liên xô, Trung quốc và một số nước Hồi giáo khác. Đa phần nông dân
Ấn độ vẫn sống ở nông thôn, tuy các thiết chế cộng đồng ở đây cũng đã
lung lay rất nhiều.

Nguyên nhân là do thiết chế nhà nước ở Ấn độ chưa bao giờ mạnh mẽ
như ở Nga và Trung quốc. Vai trò điều tiết của nhà nước còn thấp, cộng
đồng nông dân cũng như thợ thủ công ở thành thị đóng vai trò lớn hơn

39 | 484
so với các nền văn minh phương Đông khác. Mặt khác, truyền thống do
phong trào Quốc dân Đại hội Ấn độ do Mahatma Gandhi thiết lập trong
giai đoạn đấu tranh giải phóng: tự quản, bất bạo động, như là biện pháp
giải quyết các bất đồng chính trị đã có ảnh hưởng nhất định.

Chủ nghĩa tư bản nhà nước, độc tài kiểu châu Á hay là thể
chế xã hội mới?

Các nhà nghiên cứu chế độ toàn trị chưa tìm được tiếng nói chung xem
nên coi chế độ toàn trị là hình thức đặc biệt của chủ nghĩa tư bản (chủ
nghĩa tư bản nhà nước) hay chế độ chuyên chế kiểu châu Á trong thời đại
công nghiệp hoá hay thể chế xã hội hoàn toàn mới.

Các nhà Đông phương học tại Liên xô trước đây, những người bảo vệ
luận điểm cho rằng đây là chế độ chuyên chế kiểu châu Á (họ còn viện
dẫn cả Karl Marx và đã bỏ qua một số hiện tượng của lịch sử cận đại Nga,
chỉ chú trọng vào lịch sử cổ đại Trung quốc và Assiria), đã bị đàn áp khốc
liệt. Đa số các nhà khoa học này đã bị giết trong các cuộc thanh trừng
thời Stalin và học thuyết của Karl Marx về nền chuyên chế châu Á đã bị
khoa học lịch sử Xô viết bỏ qua. Người ta còn sáng chế ra năm hình thái
(cộng sản nguyên thuỷ, chiếm nô, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa)
– và tuy không được các sự kiện lịch sử xác nhận và dĩ nhiên là chẳng phải

40 | 484
do Marx tìm ra, vẫn được gắn với tên tuổi của ông và được coi là lí thuyết
lịch sử toàn năng. Nói chung lí thuyết về nền chuyên chế châu Á là một lí
thuyết đặc biệt: người ta coi Karl Marx là thiên tài không ai vượt qua nổi
về kinh tế học và chính trị học, nhưng đồng thời người ta lại cố tình cắt
xén một loạt tư tưởng của ông. Nguyên nhân: các mô tả của Karl Marx về
nền chuyên chế châu Á rất giống với xã hội Xô viết đương thời. Cũng là
chuyên chế về chính trị trị kết hợp với việc kiểm soát của nhà nước đối với
hoạt động kinh tế. “Trong các nước xã hội chủ nghĩa”, nhà Đông phương
học Nga, Leonid Vasiliev, viết “người ta thấy trước hết chính quyền và nạn
bạo hành do nó tạo ra....Theo ý nghĩa này thì các nước xã hội chủ nghĩa
chỉ là biến thể của cơ cấu phương Đông truyền thống. Tất nhiên công
cuộc hiện đại hoá và tiến bộ kĩ thuật, quá trình công nghiệp hoá và đô thị
hoá đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của những nước này. Xuất hiện ảo
tưởng rằng giữ nguyên cơ cấu nội tại, dựa trên sự đàn áp và quyền hành vô
giới hạn của nhà nước người ta vẫn có thể vượt được chủ nghĩa tư bản.
Nhưng ảo tưởng này không thể đứng vững nổi khi ta phát hiện ra những
khiếm khuyết của một hệ thống phi nhân”. Như vậy, theo quan điểm của
các lí thuyết gia này thì đấy chỉ là sự thiết lập hay tiếp tục của nền chuyên
chế Á Đông trên một cơ sở mới, cơ sở của nền công nghiệp. “Khi toàn
thế giới kinh ngạc theo dõi các cuộc thí nghiệm của Mao, người định đẩy
cả một đất nước rộng lớn vào trại lính thì ở chính Trung quốc, dù trong
41 | 484
tiểu tiết có thể chưa hoàn toàn thống nhất thì về đại thể người ta lại cho
rằng đấy là công cuộc tìm kiếm một xã hội công bằng, một nhà nước hoà
hợp, do một lãnh tụ sáng suốt lãnh đạo”, Vasiliev viết tiếp. “Nói một cách
khác, truyền thống…đã có ảnh hưởng gần như quyết định". Lí thuyết này
giải thích được một số hiện tượng tại Liên xô, tại nước Trung hoa maoist
trước đây cũng như một loạt các nước khác, nhưng thứ nhất còn nhiều
vấn đề chưa được lí giải, thứ hai, lí thuyết này không thể giải thích được
sự xuất hiện các chế độ toàn trị ở châu Âu (Đức, Ý). Thật khó có thể coi
chủ nghĩa phát xít là biểu hiện của chế độ chuyên chế Á châu vì nước Đức
nằm giữa lòng châu Âu chứ không phải châu Á.

Chính vì vậy có một số người không đồng tình với lí thuyết trên. Một
số nhà nghiên cứu ngày nay lại coi chế độ toàn trị là chủ nghĩa tư bản nhà
nước hay hình thức đặc biệt của chủ nghĩa tư bản (Robert Kurz). Họ đã
nhận thấy sự giống nhau giữa quá trình phát triển tư bản-công nghiệp
trong giai đoạn đầu ở một loạt nước với quá trình công nghiệp hoá và tập
thể hoá nông thôn ở Liên xô dưới thời Stalin: đều được tiến hành dưới sự
bảo trợ của nhà nước và bằng việc cướp bóc và phá hoại các cộng đồng
nông nghiệp.

Cội nguồn chủ nghĩa tư bản Âu châu không phải là "nâng cao mức
sống", mở rộng quan hệ thị trường mà là cơn khát tiền bạc không cùng

42 | 484
của nhà nước chuyên chế để đầu tư cho bộ máy chiến tranh. Chính quyền
lợi của bộ máy đó, một bộ máy lần đầu tiên trong lịch sử choàng được lên
đầu lên cổ xã hội cái ách quan liêu, đã thúc đẩy sự phát triển giới thương
gia và tư bản vượt ra ngoài các quan hệ buôn bán truyền thống. Chỉ có
như thế tiền mới trở thành động lực trung tâm của xã hội, lao động mới
trở thành trừu tượng nghĩa là không phụ thuộc vào tiêu thụ.

Đa số người tham gia vào quá trình sản xuất cho thị trường cũng có
nghĩa là cho nền kinh tế tiền tệ không phải là tự nguyện mà là do cơn
khát tiền của nhà nước chuyên chế đã bắt họ phải nộp thuế bằng tiền,
đồng thời tăng thuế lên mức chưa từng có trước đây. Họ "kiếm tiền"
không phải cho mình mà là cho bộ máy nhà nước được trang bị bằng vũ
khí nóng, để nuôi sống và quan liêu hoá chính bộ máy nhà nước đó. Đấy
chính là lí do xuất hiện hiện tượng tích tụ tư bản như là mục đích tự thân
và lao động trở thành lao động cho nhu cầu của thị trường, bị tha hoá.

Nhưng chẳng bao lâu sau thì sưu thuế cũng không đủ nữa. Các viên
chức của nhà nước chuyên chế và tư bản tài phiệt bắt đầu dùng sức mạnh
để tổ chức chính con người thành một loại vật tư của guồng máy xã hội
nhằm biến lao động thành tiền. Lối sống cũng như phương tiện kiếm
sống truyền thống bị phá vỡ, nhưng không phải là dân chúng tự nguyện
“phát triển” trên cơ sở quyền tự quyết của họ mà vì rằng “vật liệu” người

43 | 484
cũng phải được làm cho khớp với guồng máy tích luỹ tư bản đã được khởi
động. Để có chỗ nuôi cừu lấy lông, người ta đã dùng vũ lực đuổi dân
chúng khỏi những cánh đồng họ vẫn canh tác. Các quyền có từ xa xưa
như tự do săn bắn, tự do đánh cá, tự do nhặt củi đã bị bãi bỏ. Trở thành
những người vô gia cư lang thang, ăn xin và ăn cắp, họ lại bị đưa vào các
trại lao động và nhà máy. Ở đây, những người ngày hôm qua còn là nông
dân bị máy móc hành hạ đến kiệt sức và bị nhồi vào đầu cái tâm lí của kẻ
nô lệ làm thuê, không khác gì súc vật.
Giai cấp tư sản hiện đại, những kẻ kế thừa của chế độ chuyên chế, có
nguồn gốc hoàn toàn không phải từ những thương lái trên những con
đường buôn bán thuở xa xưa. Họ chính là hậu duệ của những đầu lĩnh
đánh thuê, những viên chức nhà tù và trại lao động, những viên chức thuế
vụ, những cai thầu và những tên giết người khác. Các cuộc cách mạng tư
sản thế kỉ XVIII và XIX hoàn toàn không phải là để giải phóng xã hội,
chúng chỉ sắp xếp lại quan hệ quyền lực bên trong hệ thống cưỡng bách
đã định hình, chúng chỉ giải phóng các thiết chế xã hội khỏi những dòng
họ đã lỗi thời mà thôi. Chính cuộc Cách mạng tư sản Pháp đã nhiệt liệt
biểu dương nghĩa vụ lao động và bằng cách đưa ra luật “chống ăn xin” nó
đã thể chế hoá môt hình thức cưỡng ép lao động mới: nhà tù.

44 | 484
“Trong giai đoạn phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá ở phương
Tây và cuộc cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế”, Kurz viết trong cuốn
“Collapse of Modernisation”, “bất kì cố gắng hiện đại hoá nào ở những
khu vực chưa phát triển của thế giới nhất định sẽ mang tính chất chạy đua
khốc liệt, trong đó vai trò của nhà nước, vốn đặc trưng cho giai đoạn đầu
của thời đại mới, sẽ không chỉ tái xuất hiện mà còn thể hiện dưới dạng
khắc nghiệt hơn, triệt để hơn so với các nguyên mẫu phương Tây trong
quá khứ....Tính chất bạo lực khốc liệt của công cuộc hiện đại hoá...Xô viết
là do cả một thời đại phát triển công nghiệp của phương Tây kéo dài 200
trăm năm: chủ nghĩa trọng thương, Cách mạng tư sản Pháp, quá trình
công nghiệp hoá và nền kinh tế đế quốc chủ nghĩa đã hoà làm một và bị
dồn ép vào trong một giai đoạn cực kì ngắn” .

“Người ta có thể thấy ngay rằng chính quyền cộng sản đặc biệt khốc liệt
ở những nơi mà ý chí hiện đại hoá được thể hiện rõ, và đồng thời giai
đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá lại đòi hỏi phải di chuyển một số
lượng cư dân nông nghiệp to lớn cũng như thiếu nguồn tích luỹ tư bản”,
nhà nghiên cứu người Nga, Aleksandr Kustarev, viết. “Sự phát triển tư bản
chủ nghĩa ở Anh là hình mẫu cho các nhà cải cách. Người ta không quan
tâm đến các nạn nhân, còn những ai “cản trở” tiến bộ sẽ bị tiêu diệt, sau
đó người ta đã tìm ra lí lẽ cao cả cho các các cuộc thanh trừng (hệt như

45 | 484
những người bolsevic vậy...). Thế kỉ thứ XVII ở Anh có rất nhiều làng xã,
nhưng một thế kỉ sau thì đã biến mất gần hết. Quá trình đô thị hoá ở
Anh cũng được tiến hành bằng những biện pháp và có chung mục đích
với việc tịch thu tài sản của giai cấp địa chủ ở nước Nga.”

Ngoài ra, những người theo lí thuyết chủ nghĩa tư bản nhà nước còn
viện dẫn luận điểm sau đây: tổ hợp sản xuất vĩ đại với tên gọi là Liên xô
đã hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Liên xô bán ra nước ngoài nguyên
liệu, trong những năm 30 của thế kỉ XX thì đấy là vàng, do tù nhân khai
thác và lúa mì, tước đoạt của nông dân trong các hợp tác xã và sau này thì
bán dầu hoả, khí đốt, gỗ, vàng, kim cương, v.v. Tiền thu được từ xuất
khẩu được dùng để trang trải cho quá trình công nghiệp hoá (chỉ trong
các năm từ 1931 đến 1936 tiền thu được từ xuất khẩu lúa mì và vàng đã
trang trải các hợp đồng Xô-Đức, cung cấp rất nhiều máy móc cho các nhà
máy đang được xây dựng tại Liên xô) và giữ vững ổn định cho chế độ.
Chuyên chế châu Á bao giờ cũng dựa trên nền sản xuất tự cấp, tự túc,
nghĩa là bế quan toả cảng, ức thương, trong khi Liên xô không thể tồn tại
nếu không dựa vào nền kinh tế thế giới, và mặc dù nền kinh tế Xô viết là
nền kinh tế do nhà nước quản lí, đối với bên ngoài thì nó là nền kinh tế
thị trường. Còn nền kinh tế của nước Đức và nước Ý phát xít thì rõ ràng
là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rồi bởi vì các chính phủ ở đấy chưa bao

46 | 484
giờ tiến hành các biện pháp nhằm triệt hạ sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất, còn sự can thiệp của nhà nước, tuy ngày càng tăng, vẫn mang tính
chất hạn chế. Ngay cả nếu nền kinh tế Đức có bị quốc hữu hoá hoàn toàn
thì đấy cũng không có nghĩa là chủ nghĩa tư bản đã biến mất.

Cuối cùng, có một số nhà nghiên cứu coi chủ nghĩa toàn trị là một thể
chế xã hội hoàn toàn mới. Đấy là George Orwell, Max Schachtmann,
André Gorz, Hannah Arendt. Hannah Arendt cho rằng hệ thống toàn trị
bao gồm các thành phần chủ yếu sau: quần chúng “hạt nhân” (đám đông
bao gồm những cá thể bị cắt lìa khỏi những mối dây liên lạc cũ và tách
biệt với nhau – ND), các tổ chức toàn trị, tuyên truyền theo kiểu toàn trị,
quản lí toàn diện và tuyệt đối, thống nhất về tư tưởng và khủng bố, cảnh
sát mật và trại tập trung. Bà cho rằng chưa hề có hình mẫu nào tương tự
như vậy trong lịch sử.

Chúng tôi chia sẻ quan điểm của những người theo trường phái chủ
nghĩa tư bản nhà nước, nhưng cho rằng ý kiến của họ cũng chưa thật đầy
đủ. Chủ nghĩa toàn trị là một thể chế xã hội hoàn toàn mới, nhưng nó
không xuất hiện trong chân không mà phát sinh từ những xã hội đã tồn
tại từ trước, nó mang trong mình những đặc trưng của các xã hội ấy, trước
hết là xã hội tư bản công nghiệp hoá. Trong lịch sử nhân loại chưa hề có
một thể chế xã hội nào tương đồng với chế độ toàn trị với những đặc

47 | 484
trưng cơ bản là nhà nước bao trùm lên tất cả và nô dịch tích cực. Nhưng
cái mới không phải xuất hiện một cách bất thình lình và ngay lập tức.
Chúng tôi cho rằng toàn trị là một hình thức thống trị mới, tinh vi hơn
tất cả các hệ thống cai trị đã từng tồn tại từ trước tới nay vì nó tạo ra một
hình thức cai trị toàn diện của tầng lớp nắm quyền không chỉ đối với
hành vi mà còn đối với tư tưởng và tình cảm của con người.

Nói chung, cuộc tranh luận xem toàn trị là hậu duệ của chế độ nào tự
nó đã bị chính trị hoá. Có vẻ như đấy là cuộc tranh luận về việc chế độ
toàn trị xuất phát từ đâu: phương Tây với chủ nghĩa cá nhân và công
nghiệp hoá hay phương Đông với truyền thống chuyên chế và tinh thần
tập thể?

Chúng tôi cho rằng chế độ toàn trị có thể xuất hiện ở những nơi mà
công cuộc hiện đại hoá theo đường lối tư bản-công nghiệp các xã hội
truyền thống được thực hiện với tốc độ quá nhanh, nhưng không chỉ ở
những nơi đó. Trong những xã hội khi mà sự tương trợ giữa các cá nhân
với nhau bị phá vỡ, con người mất hết phương hướng và mục đích sống,
trở thành những người lang thang, cô đơn, chuyển động một cách hỗn
loạn thì khi đó chế độ toàn trị có thể trở thành nhu cầu, thành hình thức
tái lập trật tự cần thiết và được chờ đợi. Chế độ toàn trị xuất hiện ở
những nơi có xung đột giữa hai cách nghĩ, hai cách sống: tư bản-công

48 | 484
nghiệp-hạt nhân và tập thể-làng xã. Nó dĩ nhiên là sản phẩm của nền
công nghiệp tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng là phản ứng của những tầng
văn hoá và tư duy tiền công nghiệp đối với hiện tượng này.

Tư duy tiền công nghiệp và chế độ toàn trị

Cơ cấu chủ yếu của xã hội tiền công nghiệp là các cộng đồng cư dân nông
nghiệp, một tổ chức tập thể được xây dựng trên cơ sở tự quản, các hiệp
hội khác như hiệp hội thợ thủ công v.v. cũng được xây dựng trên cở sở
tương tự. Tư duy ở đây dựa trên cơ sở sự đoàn kết, tương trợ và bình đẳng
về kinh tế. Tất nhiên là cũng có tâm lí hám lợi và tham lam, nhưng xu
hướng chủ đạo vẫn là tình đoàn kết. Căn nguyên của cuộc xung đột đóng
vai trò quyết định đối với thời đại chúng ta nằm ở chỗ này.

Xã hội tư bản-công nghiệp hoá dù ở phương Đông hay ở phương Tây


đều mang tính cá thể, nó phá vỡ các mối liên hệ cộng đồng, thày-thợ, hay
nghề nghiệp cũ, thậm chí nó phá vỡ luôn cả các quan hệ họ hàng mà thay
vào đó là các quan hệ manh tính chức năng, xã hội hoá cứng nhắc. Hàng
triệu người được cột chặt vào những chiếc máy cái, bên cạnh những người
chưa hề quen biết nhau, công việc mỗi người, thường là rất đơn điệu, lại
bị cấp trên quản lí một cách gắt gao. Người ta bị đưa vào những thành
phố lớn, sống cạnh những người xa lạ, trong những khối nhà với những

49 | 484
căn hộ hoàn toàn giống nhau. Ở đâu cũng là các vật liệu tổng hợp, tất cả
đều là màu xám. Cô đơn và trầm uất ngự trị khắp nơi. "Các thành phố
rộng lớn, trong đó các cá nhân mất hết phương hướng, những dãy nhà cao
tầng, như những dãy núi”, Erich Fromm viết, “tiếng loa phát thanh oang
oang, các tiêu đề báo chí thay đổi ba lần trong một ngày, tất cả đã làm cho
người ta không thể xác định được cái gì là chính yếu, cá nhân đối diện với
những giá trị to lớn, nằm ngoài anh ta, làm cho anh ta cảm thấy mình
như một hạt cát". Công nghiệp hoá là kết quả của những sáng kiến cá
nhân, tinh thần doanh nghiệp và tự do cạnh tranh, nó cũng tạo ra trong
các xã hội truyền thống một khoảng không gian cho tự do cá nhân mà
trước đây có thể chưa có. Nhưng phải trả giá như thế nào! “Rõ ràng là
nguyên tắc sáng kiến cá nhân đã thúc đẩy quá trình cá nhân hoá”, Erich
Fromm viết, “và người ta luôn nói đấy là một đóng góp quan trọng vào sự
phát triển của nền văn hoá đương đại. Nhưng trong khi thúc đẩy tự do
(khỏi những tổ chức có tính cục bộ - chú thích của tác giả), nguyên tắc
này đồng thời cũng phá vỡ các mối liên kết giữa các cá nhân, tách biệt con
người khỏi đồng bào của mình”

Khái niệm con người cá nhân có từ thời Hi lạp cổ đại và từ thời Trung
cổ. Ngay Thiên chúa giáo cũng đã đặt vấn đề lựa chọn cá nhân và trách
nhiệm cá nhân. Cá nhân tính không phải được hình thành một cách đột

50 | 484
ngột và ngay lập tức mà là trong hàng ngàn năm, đây là một quá trình chứ
không phải là một vụ bùng nổ. Chủ nghĩa tư bản công nghiệp không tạo
ra cá nhân tính mà là tạo cho nó, phát triển trong nó xu hướng bệnh
hoạn, đấy là tự khẳng định mình trên lưng đồng loại. Vì vậy, trong thế
giới ngày nay cái vẫn được gọi là tự do lại có thể chính là sự giam hãm
trong tù ngục cô đơn. Không hiểu sao ít lí thuyết gia theo trường phái tự
do nghĩ rằng tình trạng này kéo dài còn nặng nề hơn cuộc sống trong
những xã hội cục bộ phân chia theo đẳng cấp (sau này ta sẽ thấy cũng có
một số người hiểu được ở một mức độ nào đó).

Cần phải nhấn mạnh rằng quá trình cá nhân hoá, hạt nhân hoá liên
quan đến sự phát triển các quan hệ thị trường, chủ nghĩa tư bản và công
nghiệp hoá tác động không chỉ đến những người thường xuyên sống ở
thành thị mà cả những người bị cuốn hút vào quá trình cải tạo công
nghiệp ví dụ các công nhân làm theo thời vụ và có tác dụng phá hoại đối
với các cộng đồng nông nghiệp và nghề thủ công truyền thống.

Phương pháp tư duy của chúng ta được hình thành trong hàng ngàn
năm, nó không thể phù hợp ngay lập tức với những biến đổi đó. Hơn nữa,
tại sao lại phải phù hợp? Như nhiều nhà nghiên cứu đã thừa nhận, trong
tư duy cũng như trong nền văn hoá của chúng ta có nhiều tầng xưa cũ,
liên quan đến hàng ngàn năm sinh hoạt trong các cộng đồng cục bộ. Một

51 | 484
trong những tư tưởng gia của chủ nghĩa Tân Tự Do, Friedrich August
von Hayek, cho rằng hành vi của con người được xác định bởi nhiều tầng
văn hoá và truyền thống, thấm sâu trong những hành vi và ngôn ngữ được
lưu truyền từ đời này sang đời khác. Loài người, F.A. von Hayek nói,
không đột ngột nhảy ngay vào những thể chế xã hội dựa trên quan hệ thị
trường và sở hữu tư nhân như hiện nay. Trước đó người ta đã sống hàng
ngàn năm trong những cộng đồng nhỏ, thường khi tách rời nhau, những
cộng đồng được xây dựng trên nguyên tắc tương trợ tập thể và công bằng
xã hội. Trong ý thức của con người thời nay vẫn còn những tầng văn hoá
cổ xưa liên quan đến thời quá khứ xa xôi ấy. Chúng không chỉ còn mà
nhiều khi quyết định động cơ hành động của chúng ta. Hayek so sánh xã
hội đó với xã hội tư bản hiện đại dựa trên quan hệ thị trường, nơi con
người hành động một cách trực tiếp, trên cơ sở qui luật cung cầu chứ
không phải trên cơ sở của các quan hệ cá nhân. Hayek còn không chịu gọi
chủ nghĩa tư bản là “xã hội” để tránh một sự “lầm lẫn nguy hiểm” và đề
nghị một tên gọi của chính mình là: “thiết chế mở rộng”. “Hiệp hội
những cá nhân giữ những mối liên hệ gắn bó với nhau và cấu trúc được
thiết lập bởi hàng triệu người, chỉ liên kết với nhau qua các tín hiệu, các
tín hiệu này lại đi qua hàng loạt mắt xích – là những cơ cấu hoàn toàn
khác nhau, tên gọi chung không những là một sai lầm mà còn gợi ra
trong ta ước muốn làm cho “thiết chế mở rộng” thành ra giống như cái
52 | 484
hiệp hội của những bằng hữu mà ta yêu thương. Bertrand de Jouvenel đã
gọi rất đúng rằng đấy là tình cảm tiếc nuối nhóm nhỏ, khi ông nói: “môi
trường khởi kì thuỷ con người đã sống vẫn có sức hấp dẫn không thể nói
hết, nhưng tất cả những cuộc gán ghép các đặc trưng của nó cho toàn thể
xã hội bao giờ cũng là không tưởng và dẫn đến bạo hành”. Nếu những mơ
ước này được thực hiện thì ta phải giã từ tư hữu và thị trường (Hayek nói
rất đúng rằng những cái này không hề có mặt trong “cộng đồng nhỏ cổ
xưa”, chúng trái ngược với “hiệp hội của những bằng hữu mà ta yêu
thương”), cũng có nghĩa là phải giã từ tự do, mà theo ý kiến của Hayek là
không thể tách với các thể chế đó [4] . Như vậy là xu hướng toàn trị, theo
Hayek, liên quan mật thiết đến những ước muốn sâu xa về việc xoá bỏ sự
ghẻ lạnh trong quan hệ giữa người với người, vượt qua nỗi cô đơn và bất
bình đẳng về kinh tế của chính quần chúng.

Nhưng như thế nhất định xuất hiện câu hỏi: nếu tự do mâu thuẫn với
“tình cảm tiếc nuối nhóm nhỏ” như các lí thuyết gia Tân Tự Do khẳng
định thì thắng lợi cuối cùng của “tự do” có dẫn đến việc thủ tiêu hoàn
toàn các đặc trưng của con người như nhân hậu, vị tha, tương trợ, đoàn
kết? Chả lẽ “xã hội tự do” lại là một xã hội lạnh lùng và ích kỉ đến nỗi
ngoài các lí thuyết gia của chủ nghĩa Tân Tự Do ra sẽ chẳng còn ai muôn
sống trong đó nữa? Ngoài ra, cũng theo F.A. von Hayek thì những tầng

53 | 484
văn hoá cổ xưa là bất tử, “có sức hấp dẫn không thể nói hết” và có vai trò
to lớn trong đời sống con người thì có cần phải đấu tranh chống lại chúng
hay không? Hay hợp tự nhiên hơn chính là tìm cách dung hoà giữa xu
hướng tập thể và tự do cá nhân?

Và cuối cùng, có thể cho rằng các phong trào toàn trị chỉ là một cố
gắng nhằm tái lập hình thức quan hệ tiền công nghiệp giữa người với
người? Theo quan điểm của chúng tôi vấn đề phức tạp hơn rất nhiều.
Đúng là chế độ toàn trị mang trong mình nó một số hình thức của chủ
nghĩa tập thể. Chỉ cần ta nhớ lại những đám đông hàng triệu người lòng
tràn ngập hân hoan hoặc hận thù, hàng triệu người khác mong muốn
được hoà tan vào những đám đông đó, và sự phê phán biểu hiện cá nhân
chủ nghĩa do các phong trào đó tiến hành là ta phải công nhận kết luận
nêu trên là đúng. Nhưng chế độ toàn trị không hề khôi phục các cộng
đồng nông nghiệp hay thủ công nghiệp, thắng lợi của chế độ toàn trị
cũng không dẫn tới việc tái lập các quan hệ xã hội thời tiền công nghiệp.
Ngược lại, gần như ở đâu chế độ toàn trị cũng tiến hành hiện đại hoá theo
hướng công nghiệp hoá một cách cấp tốc. Vấn đề ở chỗ là các hoài vọng
tập thể cổ xưa được chồng lên cái thực tế ghẻ lạnh lạnh lùng của đời sống
của mỗi chúng ta. Cơ chế hoà tan của cá nhân là thông qua “sự tự đồng
nhất cái tôi của mình” - triết gia người Đức Martin Heidegger, đã viết –

54 | 484
“với một chủ thể tập thể nào đó”, chủ thể chung đó có thể là dân tộc, giai
cấp hay nhà nước. Từ lúc đó trở đi người ta bắt đầu đồng nhất cái tôi của
mình với quyền lợi của cái toàn thể. Nhưng cái toàn thể mà ta nói tới ở
đây khác hẳn với các tập thể thời tiền công nghiệp. Trước kia thì đấy là
tình cảm họ hàng hay làng xóm hoặc hiệp hội thủ công, các thành viên
của nó đã sống suốt đời bên nhau, quan hệ với nhau gắn bó như là họ
hàng hay bạn bè gần gũi. Nhưng nay thì đấy là sự hoà tan vào đám đông
những người vô danh. “Nếu trước đây người ta hoà tan vào các hệ thống
nhóm nhỏ, các cộng đồng tôn giáo hay các mối liên hệ khác thì nay người
ta phải một mình đối diện với cả thế giới và vì vậy người ta cảm thấy vô
cùng lạc lõng và đánh mất ý nghĩa của chính cuộc đời mình”- một nhà
nghiên cứu chủ nghĩa toàn trị hiện đại Nga, Vadim Damier, đã nhận xét
như thế. Erich Fromm cho rằng con người có thể lấy những sức mạnh
ngoại tại như quốc gia, dân tộc, phong trào, lãnh tụ hay lí tưởng mà anh
ta có thể đồng nhất mình vào để thay thế cho những quan hệ xã hội đã
mất. “Tình cảm gắn bó với những nơi chốn thân yêu, gọi là “quê hương
bé nhỏ” không liên quan gì đến chủ nghĩa yêu nước thời hiện đại”, Vadim
Damier viết. “Đa số người (tuy không phải tất cả) có tình cảm gắn bó với
những điều gần gũi thời thơ ấu, với phong cảnh thiên nhiên lúc thiếu
thời, với những bài hát mẹ ru ngày thơ bé, nói một cách khác họ gắn bó
với những hồi ức. Tất cả đều là những điều cụ thể, có thể yêu thương.
55 | 484
Không ai lại nghĩ có thể sát sinh hay chết vì vẻ đẹp phong cảnh hay căm
thù chỗ này vì yêu chỗ kia. Nhưng những khái niệm trừu tượng, lạnh lùng
như quốc gia, dân tộc không gợi cho người ta tình yêu, nó tạo ra những
tình cảm hoàn toàn khác: sùng bái và phục vụ, tuân phục chính quyền,
thái độ hung hãn đối với tất cả những người không nằm trong nhóm”.
Như vậy nghĩa là trong những biểu hiện đó của chủ nghĩa tập thể đã ẩn
tàng khả năng bị các đảng phái, các chế độ theo xu hướng toàn trị giật dây
rồi.

Các tổ chức toàn trị đã lợi dụng những khát vọng sâu xa của con người
về sự gần gũi, hợp tác, trương trợ và những phản ứng của họ đối những
điều tệ hại do công nghiệp hoá và cuộc sống cô đơn trong xã hội ngày nay,
khi người ta chỉ biết lo cho mình, luôn luôn phải đấu tranh, giành giật
nguồn lực và thị trường. Các chế độ toàn trị đã biến các động lực ấy thành
cái ngược lại với chính nó, huy động những khả năng tiềm tàng của con
người cho công cuộc hiện đại hoá xã hội một cách triệt để, cho chiến
tranh và các cuộc trấn áp địch thủ. Nếu xã hội loài người là một cái gì đó
toàn vẹn, giống như một cái lò xo lớn thì không thể nào kéo mãi nó ra,
làm cho khoảng cách giữa người với người tăng mãi lên được. Khi kéo đến
một mức nào đó thì nó sẽ tự co lại bất chấp khó khăn, bất chấp lí lẽ.

56 | 484
Điểm đặc biệt của chủ nghĩa phát xít Đức là nó không chỉ kết hợp
được những động lực đó một cách trực tiếp, dưới dạng chủ nghĩa tập thể,
tương tự như ở nước Nga bolsevic, mà còn kêu gọi trở về với tự nhiên, với
cuộc sống ở làng quê, với các hình thức lao động mang tính tự cấp tự túc.
Có khả năng là sau khi tiêu diệt hết người Slave ở phía đông (nếu Đức
thắng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II) thì dần dần những điền chủ
người Đức sẽ định cư tại những vùng đất bỏ hoá đó.

Chúng tôi không cho rằng hiện tượng này là yếu tố duy nhất đưa đến
sự phát triển và thắng lợi của các phong trào toàn trị ở một số nước. Nó
phải phối hợp với nhiều yếu tố khác như sự mất ổn định về kinh tế,
những cuộc khủng hoảng chính trị, các tiến trình văn hoá phức tạp và quá
trình hiện đại hoá nữa. Qui cuộc sống vào một nhân tố nào đó là một suy
diễn sai lầm. "Các sự kiện lịch sử”, nhà sử học hiện đại người Nga,
Mikhail Leonov, đã viết, “được thực hiện trong một không gian đa chiều
và là kết quả tương tác của nhiều yếu tố. Tách một yếu tố cụ thể nào đó ra
như là yếu tố quyết định để xây dựng một mô hình nhất quán tuyến tính
với mục đích định sẵn sẽ dẫn đến sự đơn giản hoá và xuyên tạc các hiện
tượng tượng lịch sử". Nhưng chúng tôi cho rằng các phong trào và các chế
độ toàn trị đã liên kết được các khát vọng cộng đồng phi giai cấp của quần
chúng và đấy chính là nguyên nhân chủ yếu đưa đến chủ nghĩa toàn trị, là

57 | 484
lí giải cơ bản cho hiện tượng toàn trị - kết hợp giữa sự ép buộc của nhà
nước với "sáng tạo sống động của quần chúng” (Lênin), nghĩa là nô dịch
tích cực.

Chủ nghĩa toàn trị và quyền lực của đám đông

Các tư tưởng toàn trị - Hannah Arendt nói - là vô hại và không nguy
hiểm khi chưa chiếm được lòng tin tuyệt đối. Nhưng khi các tư tưởng này
đã biến thành bộ khung của các hệ thống logic, là nền tảng, là xuất pháp
điểm, dù đấy có là đấu tranh giai cấp, hay đấu tranh chủng tộc thì cuối
cùng cũng sẽ xuất hiện một cách giải thích đơn giản mọi vấn đề. (Ở Liên
xô tất cả các tiến trình văn hoá và xã hội được lí giải từ quan điểm đấu
tranh giai cấp, còn ở Đức thì trên quan điểm đấu tranh dân tộc và chủng
tộc.) Lòng tin mù quáng và nguyên tắc "đảng bao giờ cũng đúng" được
nhồi sọ chính trên nền tảng tư tưởng đó. Nhưng chuyện đó xảy ra trong
hoàn cảnh nào? Nó xảy ra trong hoàn cảnh khi mà xã hội biến thành một
đám đông hỗn loạn, khi các mối liên hệ cộng đồng tương trợ giữa các cá
nhân bị chặt đứt và quá trình này lại rơi đúng vào lúc quần chúng gặp
những khó khăn vô cùng to lớn về kinh tế. Đấy là nước Nga đầu thế kỉ
XX, khi tiến trình công nghiệp hoá và thương mại hoá do chính quyền Sa
hoàng tiến hành đã phá vỡ nền tảng cộng đồng cư dân nông nghiệp, sau

58 | 484
đó là cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội vô cùng nặng nề gây ra bởi
chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đấy là Liên xô những năm 30 của thế kỉ
trước, mà theo lời của nhà Xô viết học người Pháp, Nikol Vert, thì xã hội
đã biến thành "những hạt cát di động", quá trình tập thể hoá đã đẩy một
khối quần chúng to lớn khỏi nếp sống truyền thống, phải di cư vào những
trung tâm công nghiệp đang phát triển. Việc đưa phương pháp sản xuất
theo dây chuyền trong những năm 20 và 30 của thế kỉ trước và nạn thất
nghiệp đã làm cho tiến trình "hạt nhân hoá" ở nước Đức đạt đến những
giới hạn chưa từng có. Xã hội tư bản-công nghiệp đã mang sẵn mầm
mống toàn trị trong lòng. Nhưng chủ nghĩa toàn trị chỉ trở thành một
nhu cầu khi xã hội ấy rơi vào khủng hoảng sâu sắc.

Trong số những yếu tố đưa đến sự xuất hiện các phong trào toàn trị,
ngoài công nghiệp hoá và thương mại hoá phải kể đến khủng hoảng kinh
tế - xã hội và sự bần cùng hoá của quần chúng. Ở đây ta thấy một tính
chất bất ngờ nhất của các phong trào và chế độ toàn trị: chúng tự tạo ra
chỗ dựa cho mình. Điều đó không có nghĩa là các phong trào và chế độ
đó không nhận được sự ủng hộ của các nhóm xã hội đã hình thành trong
xã hội "trước toàn trị". Nhưng chúng ta sẽ không thể hiểu được động
năng của chủ nghĩa toàn trị nếu không nói đến việc nó tự tạo ra chỗ dựa
cho mình từ những người bị bần cùng hoá. Chỗ dựa của các phong trào và

59 | 484
các chế độ toàn trị chính là các tổ chức quần chúng đông đảo hoặc các
đơn vị dân quân vũ trang. Những kẻ trung thành nhất của các tổ chức này
được thoả mãn không những về mặt tâm lí mà còn nhận được quyền lợi về
mặt vật chất và xã hội khi họ chui vào được bộ máy quan liêu của chế độ.

Ở nước Nga

Như đã nói ở trên, sự phát triển của nền công nghiệp công và tư, việc các
nhà sản xuất nhỏ bị đẩy khỏi thị trường, sưu cao thuế nặng buộc người
nông dân phải rời bỏ làng mạc đi vào thành phố kiếm việc làm, công cuộc
tư nhân hoá ruộng đất bằng vũ lực do Stolưpin tiến hành và cuối cùng là
khủng hoảng kinh tế, nạn đói, thất nghiệp hàng loạt và bần cùng hoá gây
ra bởi cuộc thế chiến thứ nhất đã tạo ra phản ứng bằng cuộc cách mạng
Nga vĩ đại. Một mặt ta thấy đấy là những cố gắng của công nhân, nông
dân và một bộ phận trí thức trong việc tổ chức đời sống thông qua các Xô
viết, các Uỷ ban của giai cấp thợ thuyền và Liên đoàn lao động của nông
dân, các hợp tác xã và các tổ chức tự quản khác. Nhưng mặt khác cuộc
khủng hoảng cũng đẩy một bộ phận dân chúng cần lao (đấy là những
người công nhân, nông dân mặc áo lính hoặc nông dân nghèo) đi tìm một
điểm tựa mới là nhà nước mạnh và những tập thể tổ chức theo lối cũ có
thể thay thế cho cái xã hội gồm những con người hạt nhân đang ở thời kì

60 | 484
tan rã. Họ nhận thấy điểm tựa là Đảng của những người bolsevic. Những
cuộc mít tinh và tuần hành có rất nhiều người tham gia do Đảng tổ chức
trước và sau khi nắm được chính quyền, yêu cầu tuyệt đối phục tùng lãnh
tụ, hi sinh quyền lợi riêng cho mục đích chung, những lời kêu gọi theo
kiểu của Lênin "ủng hộ những cuộc trấn áp hàng loạt" nhằm chống lại kẻ
thù của cách mạng, việc hình thành chính phủ siêu tập quyền trong đó
hàng trăm ngàn công nhân và nông dân không chỉ tìm thấy những kẻ
cùng hội cùng thuyền với mình mà còn được nhận chức vụ nữa, nói cách
khác họ đã có quyền và có tiền - tất cả những điều đó đã trở thành cơ sở
của chính quyền bolsevic. Năm 1919, một phần ba trong số sáu trăm ngàn
đảng viên Đảng cộng sản Nga (bolsevic) đã trở thành các quan chức của
chính quyền Xô viết, đa số họ vốn là công nhân hoặc nông dân.

"Khi hàng loạt nhà máy và công xưởng bị đóng cửa”, Viktor Trernov,
một nhà cách mạng theo đường lối xã hội viết năm 1918, “thì trên thực tế
đa số công nhân ở đấy đã là những người phi giai cấp. Trong thời gian
chiến tranh giai cấp công nhân đã mất bộ phận giá trị nhất, đấy là những
người công nhân đứng tuổi, có kinh nghiệm, không hiểu sao lại bị đẩy ra
mặt trận…Thay thế cho số mất mát đó là những người nông dân, tiểu thị
dân, đày tớ, lao công…". Nông dân cũng bị bần cùng hoá, thế mà đa số
binh lính vốn là nông dân. "Rất nhiều người bị tách khỏi quá trình sản

61 | 484
xuất (nông nghiệp - tác giả chú thích) trong một thời gian quá dài. Chiến
tranh thì liên miên. Trở thành vô nghề nghiệp, họ cũng dễ dàng trở
thành những kẻ vô luân. Trong thiên truyện ngắn "Mishanka" tác giả Glev
Uspenski đã vẽ lên một bức tranh sống động quá trình những gã trai làng
khoẻ mạnh, tư cách, trong môi trường lao động quen thuộc (làng xã, chú
thích của tác giả) vốn là những người mẫu mực, nhưng khi bị đẩy khỏi
môi trường quen thuộc, rơi vào vòng xoáy của đời sống xa lạ trong thành
phố, họ bị mất phương hướng và những đầu óc tối tăm đó không còn
phân biệt được đâu là thiện đâu là ác nữa. Hậu phương rồi sẽ trở thành
những phòng thí nghiệm thực sự của đám lính phi giai cấp này…"

Dung nham được các phong trào toàn trị tung ra rồi sẽ nguội đi và
cùng với thời gian sẽ vón thành kết cấu vững chắc lập nên bộ máy quan
liêu. Nhưng các chế độ toàn trị bao giờ cũng cố gắng giữ tâm trạng quần
chúng luôn luôn ở trạng thái căng thẳng. Quá trình huỷ hoại các mối liên
kết xã hội độc lập với nhà nước, theo chiều ngang, việc phá huỷ chính xã
hội (bản thân xã hội chỉ còn là xã hội khi còn những mối liên kết theo
chiều ngang giữa người với người) dẫn đến những hiện tượng suy đồi
nghiêm trọng. Quần chúng mất phương hướng và tách khỏi mọi liên hệ
sẽ dễ dàng trở thành đám đông hung hăng và dễ điều khiển, họ sẵn sàng
tuân theo chỉ thị của lãnh tụ một cách mù quáng và tham gia bằng cách

62 | 484
này hay cách khác vào những hành động tội ác của đám lãnh tụ đó. "Tập
thể hoá bằng vũ lực và công cuộc hiện đại hoá cấp tốc (trong những năm
30) đã tạo ra một làn sóng di dân to lớn”, nhà sử học người Pháp, Nikol
Vert, viết. “Xã hội Xô viết đã trở thành một trại tạm cư của dân du mục,
trở thành xã hội của "những hạt cát di động". Tại nông thôn cơ sở hạ
tầng làng xã và nếp sống truyền thống đã bị phá huỷ hoàn toàn. Đồng
thời, ở thành phố đã hình thành một tầng lớp công nhân trẻ vốn là
những người nông dân trốn hợp tác xã đi ra thành thị". Nói chung, đặc
trưng của Liên xô những năm 30 của thế kỉ trước là sự năng động rất cao:
nền công nghiệp non trẻ cần rất nhiều cán bộ quản lí mới, ngoài ra các vụ
thanh trừng lại giải phóng nhiều vị trí trong bộ máy lãnh đạo chính
quyền, đảng và quân đội, và đương nhiên những người nắm giữ các vị trí
mới hoặc các vị trí do các quan chức bị thanh trừng để lại cũng là những
người xuất thân từ nhân dân hoặc từ các tầng lớp thấp của bộ máy quan
liêu, những người này phải biết ơn giai đoạn "bước ngoặt" và lãnh tụ thiên
tài Stalin.

Tất nhiên tính tích cực của quyền lực đám đông toàn trị lúc này đã nắm
dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ và nhà nước chứ không còn được thả lỏng
như thời kì đầu cách mạng nữa. Họ đã khéo léo định hướng và sử dụng

63 | 484
các hoạt động đó nhằm nâng cao năng suất lao động và phục vụ quốc gia
trên mặt trận "lao động và sản xuất".

Chúng tôi phần nào đồng ý với Hannah Arendt khi bà viết: "Stalin phải
tự tạo ra một xã hội hạt nhân mà hoàn cảnh lịch sử đã tạo sẵn cho bọn
phát xít ở nước Đức", nhưng chúng tôi cho rằng việc hình thành và phát
triển của chủ nghĩa bolsevic ngay từ khởi thuỷ đã là phản ứng của xã hội
đối với việc huỷ hoại cộng đồng nông dân và nền sản xuất thủ công truyền
thống dưới chế độ quân chủ.

Và ở Đức

Tại Đức trong những năm Đại khủng hoảng đã xảy ra hiện tượng bần
cùng hoá quần chúng và hạt nhân hoá xã hội một cách sâu sắc, mọi người
đều bị cuốn hút vào cuộc đấu tranh sinh tồn. Nổi lên một tầng lớp xã hội
bao gồm chủ yếu là các doanh nhân nhỏ có sử dụng lao động làm thuê
(nghĩa là đã có kinh nghiệm lãnh đạo), những người sản xuất và buôn bán
cá thể. Bị chèn ép bởi một bên là các xí nghiệp độc quyền lớn và bên kia là
các nghiệp đoàn lao động làm thuê mạnh (do những người dân chủ - xã
hội và cộng sản lãnh đạo), tầng lớp này rất cần một tổ chức riêng để đấu
tranh chống lại cả hai sức ép nói trên. Ngay từ khởi thuỷ bọn phát xít đã
tập trung chú ý đến giai tầng này và dần dần đã nhận được chỗ dựa và sự

64 | 484
ủng hộ tích cực của chính tầng lớp ấy. Đến lượt mình các nhà doanh
nghiệp nhỏ nhận thấy đảng phát xít và các tổ chức bán vũ trang của đảng
này chính là người bảo vệ của mình. Nhưng dĩ nhiên đấy không chỉ là vấn
đề kinh tế, chủ nghĩa tập thể toàn trị phát xít có sức hấp dẫn vì người ta
cho rằng đấy chính là cách trốn chạy khỏi sự trống rỗng và lạnh lùng của
đời sống trong một xã hội hạt nhân mà họ đối diện hàng ngày. "Trong
nhóm người lập thành điểm tựa của phong trào phát xít”, Erich Fromm
viết, “những người có tuổi lập thành tầng lớp thụ động, trong khi con cái
họ là những chiến sĩ tích cực. Tư tưởng phát xít, thực chất là tuyệt đối
phục tùng lãnh tụ, căm thù các dân tộc và quan điểm của thiểu số, khát
khao chinh phục và áp bức, tán dương nhân dân Đức có một sức hấp dẫn
rất lớn đối với họ". Về thành phần xã hội thì đám đông ở Đức khác hẳn
đám đông ở Liên xô.

Các tầng lớp đặc quyền đặc lợi tính rằng chủ nghĩa phát xít sẽ chĩa mũi
dùi vào đúng hướng, đồng thời sẽ buộc cả dân tộc Đức phục vụ cho lợi
ích kinh tế của họ. "Nói chung”, Erich Fromm viết, “hi vọng của họ đã
được đáp ứng, tuy họ có mắc sai lầm về tiểu tiết…họ phải chia sẻ quyền
lực với bộ máy quan liêu phát xít và trong nhiều trường hợp đã phải khuất
phục chúng…Nhưng dù sao chủ nghĩa phát xít cũng bảo vệ quyền lợi của
những tập đoàn kinh tế mạnh nhất của Đức". Còn đối với doanh nghiệp

65 | 484
nhỏ thì Hitler, ban đầu đã hứa sẽ đóng cửa các cửa hàng bách hoá lớn
nhưng rồi không làm. Nhưng "điều quan trọng là rất nhiều nhà tư sản
nhỏ trong các điều kiện bình thường sẽ không thể nào trở thành giàu có
và có quyền lực nhanh được thì sau khi trở thành thành viên của bộ máy
phát xít đã nghiễm nhiên vừa có tiền vừa có quyền vì đã buộc các giai cấp
hữu sản chia "bánh" cho họ"

Nhưng không nên nghĩ rằng chỉ có các nhà doanh nghiệp vừa và nhỏ
cũng như giai cấp tư sản công nghiệp lớn là những thành phần duy nhất
ủng hộ tư tưởng phát xít. Rất nhiều công nhân lao động tham gia phong
trào phát xít. Theo đánh giá của Otto Rulle, một nhà hoạt động khuynh
tả Đức, thì rất nhiều công nhân đã được Đảng cộng sản chuẩn bị về mặt
tâm lí để tiếp thu chủ nghĩa toàn trị phát xít bởi vì Đảng này cũng giáo
dục lòng trung thành với lãnh tụ và phục tùng kỉ luật của bộ máy đảng.
Ngoài ra, lãnh đạo đảng phát xít còn đưa ra những chỉ thị đặc biệt trong
việc thu nạp những người cộng sản vào hàng ngũ phát xít vì theo Hitler
thì những người này đã được đào tạo và có kỉ luật. Mặt khác nhiều công
nhân bị thất nghiệp trong cuộc Đại khủng hoảng cho rằng Hitler và đảng
của hắn có khả năng lập lại trật tự, đảm bảo ổn định và thống nhất quốc
gia.

66 | 484
"Sau khi Hitler giành được quyền hành”, Erich Fromm viết, “lòng
trung thành với chính phủ phát xít càng tăng vì lí do sau: hàng triệu
người bắt đầu đồng nhất chính phủ của Hitler với "nước Đức". Trong tay
hắn là cả bộ máy nhà nước, vì vậy chống hắn nghĩa là tự loại mình ra khỏi
cộng đồng dân Đức; khi tất cả các đảng phái khác đã bị giải tán và đảng
phát xít "trở thành" nước Đức, đối lập với đảng cũng có nghĩa là đối lập
với nước Đức. Chắc rằng đối với một người trung bình thì không có gì
nặng nề hơn là cảm giác cô đơn, cảm giác không thuộc một nhóm lớn
nào. Là Công dân Đức, dù anh ta có không ưa chủ nghĩa phát xít đến
đâu, anh ta vẫn phải lựa chọn: cô độc hay hoà đồng với nước Đức và đa số
đã chọn hoà đồng"

Có lựa chọn khác?

Có thể tránh được chủ nghĩa toàn trị không? Có lựa chọn nào khác, thí
dụ, để thay thế cho chủ nghĩa bolsevic trong cuộc cách mạng Nga hay
không? Có thể kết hợp tự do và tự chủ của cá nhân với khát vọng hoà
nhập vào đám đông vốn là bản chất của con người được không? Đấy là
những câu hỏi còn bỏ ngỏ. Như chúng ta đã thấy, một mặt chủ nghĩa tập
thể toàn triệt đưa đến chủ nghĩa toàn trị, kết quả là cá nhân con người tan
biến vào xã hội, vào nhà nước như một giọt nước trong đại dương bao la,

67 | 484
mặt khác, đấy là sự cô đơn, ích kỉ của xã hội công nghiệp hoá. Có thể cá
nhân và tập thể không phải là hai thái cực đối lập nhau mà là hai mặt của
đời sống con người, của nền văn minh, hai cực tạo nên cái tinh cầu bảo
bọc chính cuộc sống của chúng ta? Đã đến lúc phải công nhận, như
Aleksandr Gerzen đã nói, cá nhân và tình huynh đệ "không phải là thiện
cũng chẳng phải là ác; đấy là bản năng của con người". Nếu đúng là như
thế thì những cố gắng hợp nhất chúng nhất định sẽ đem lại kết quả. Các
cuộc tìm kiếm về mặt tư tưởng của phong trào dân tuý Nga trong thế kỉ
XIX và đầu thế kỉ XX không chỉ giới hạn bởi hiện thực ở nước Nga và
phương Tây, cũng như chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. Đấy là sự
kết hợp giữa nền tảng tập thể làng xã với tư tưởng tự do cá nhân được
đưa đến từ phương Tây.

Sự kết hợp đó đã có (và có!) ý nghĩa không chỉ về mặt lí luận mà cả


thực tiễn nữa, nó được tiến hành không chỉ bởi các nhà lí luận của chủ
nghĩa dân tuý, mặc dù đa số trường hợp được sự tham gia và cổ vũ của họ.
Đấy là phong trào hợp tác xã hồi đầu thế kỉ trước, với sự tham gia của đại
diện nhiều trào lưu dân tuý khác nhau, đã lôi cuốn hàng chục triệu người.
Thí dụ nông dân có thể sử dụng công cụ lao động chung (mua bằng tiền
hợp tác xã tín dụng) để làm đất riêng, có thể tham gia hợp tác cung tiêu,
có thể cùng làm (tham gia hợp tác xã sản xuất)…Các tập thể tự quản nhỏ,

68 | 484
các vấn đề quan trọng đều được quyết định trong các cuộc họp toàn thể,
đã góp phần củng cố quan hệ hỗ tương giữa người với người, cũng như
tăng cường trách nhiệm và sự năng động của mỗi cá nhân vì từng người
phải có trách nhiệm trong việc tham gia giải quyết các vấn đề hệ trọng của
tập thể. Đến lượt mình các hợp tác xã nhỏ lại có thể tham gia vào liên
hiệp các hợp tác xã lớn. Đến đầu năm 1918 đã có một nửa trong số một
trăm triệu nông dân Nga tham gia vào phong trào hợp tác xã với những
hình thức khác nhau. Hàng triệu cư dân thành thị đã tham gia vào các
hợp tác xã (hợp tác xã tiêu thụ). Như vậy là hàng triệu người cả ở thành
thị và nông thôn đã tham gia vào một hệ thống hợp tác xã đa chức năng,
hệ thống này ngày một lớn mạnh, giúp giải quyết được nhiều vấn đề kinh
tế và xã hội.

Việc phát triển nhanh chóng các hợp tác xã ở cả nông thôn và thành
thị là do sự phá vỡ các cơ cấu làng xã, hiệp hội thủ công truyền thống của
xã hội Nga trước sức ép của thị trường cạnh tranh và công nghiệp hoá do
nhà nước tiến hành bằng sưu cao thuế nặng bổ lên đầu nông dân. "Nơi
nào không có làng xã thì phải thành lập các tổ chức thay thế cho nó”,
Lazarev E.E., đảng viên Đảng Cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã viết như
thế vào năm 1918, “là các hợp tác xã, cả sản xuất và tiêu thụ, các hợp tác
xã mua bán, các hợp tác xã tín dụng, bảo hiểm…v..v...Hợp tác xã mọc lên

69 | 484
như nấm sau mưa". Còn nhà kinh tế học nổi tiếng Traianov thì viết:
"Theo dõi sự phát triển của phong trào hợp tác xã ở nông thôn mười năm
lại đây, chúng ta phải công nhận rằng nó đã đẩy được hình thức tư bản
chủ nghĩa khỏi một số vị trí trong nền kinh tế quốc dân, nó đã dần dần
trở thành một trong những cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế và
chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng nó sẽ tạo ra một hệ thống kinh tế song
hành với chủ nghĩa tư bản và cùng tồn tại với hình thức tư bản chủ
nghĩa". Hợp tác xã là một thí dụ cụ thể về giải pháp thay thế cho chủ
nghĩa toàn trị. Đấy là cách tái tạo lại xã hội đã bị nền công nghiệp và kinh
tế thị trường phá vỡ, đấy là sự thiết lập lại tình đoàn kết, thống nhất
thông qua các tập thể tự quản không lớn, các tập thể đó tự giải quyết các
vấn đề của mình mà không cần các ông chủ hay các "thủ trưởng". Đấy là
nơi có thể kết hợp quyền tự do cá nhân với sự tương trợ, là nơi mà mọi
người đều quen nhau, thường xuyên tiếp xúc với nhau tôn trọng quyền và
sự độc lập của nhau.

Chúng ta cũng có thể thấy sự kết hợp đó trong các cuộc khởi nghĩa
nông dân trong thời cách mạng Nga 1917-1921 chống lại cả Bạch vệ lẫn
Hồng quân. Cần phải nhấn mạnh rằng các phong trào này gắn bó trực
tiếp với các phong trào hợp tác xã, thí dụ cương lĩnh của cuộc nổi dậy ở
tỉnh Tambov ghi: "thực hiện việc buôn bán thông qua hệ thống hợp tác

70 | 484
xã", hay đằng sau cuộc khởi nghĩa có hàng trăm ngàn người tham gia ở tây
Xibia là liên hiệp các hợp tác xã Xibia. Trong quá trình đấu tranh nông
dân đã lập nên cái gọi là "hiệp hội nông dân lao động", một kiểu công
đoàn. Công đoàn là một hình thức mới lạ ở Nga lúc đó, nó chứng tỏ có sự
kết hợp giữa các trào lưu Tây phương và cộng đồng làng xã truyền thống ở
Nga. Có rất nhiều nhóm chính trị thuộc mọi xu hướng tham gia các
phong trào này (tả khuynh, hữu khuynh, vô chính phủ…) nghĩa là đã tồn
tại đa nguyên chính trị và bên cạnh các khẩu hiệu và đòi hỏi về kinh tế
còn có cả những đòi hỏi về tự quản, hợp tác, tự do ngôn luận, tự do hội
họp nữa.

Cần phải ghi nhận rằng các phong trào và xu hướng tương tự đã tồn tại
ở cả các nước khác nữa. Chúng ta có thể thấy các phong trào công đoàn và
hợp tác xã tự quản ở phương Tây, trong các công xã ở tỉnh Aragon, Tây
ban nha năm 1936, trong các làng của người do thái ở Palestine, trong các
uỷ ban công nhân ở Hungari năm 1956. Dù sao mặc lòng, các phong trào
này đã không thành công. Nhưng sự tồn tại và cuộc đấu tranh kiên cường
của chúng cũng chứng tỏ rằng có thể có những lựa chọn khác. Không
phải vô tình mà hai cuộc cách mạng (khởi nghĩa) chống toàn trị rõ rệt
nhất trong thế kỉ XX, đấy là cuộc các mạng Hung năm 1956 và cuộc khởi
nghĩa ở Kronshtadt năm 1921 lại giống nhau đến thế: cả hai nơi đều hình

71 | 484
thành hệ thống xã hội mới trên cơ sở nền dân chủ trực tiếp, bình đẳng xã
hội, tương trợ và tôn trọng quyền con người.

Từ quá khứ đến hiện tại

Trong thế kỉ XX hàng chục triệu người đã là nạn nhân của các cuộc đàn
áp của các chế độ toàn trị, các cuộc đàn áp dã man và tinh vi đến mức
những người may mắn không bị rơi vào guồng máy đó, dù có tất cả bằng
chứng trong tay cũng không thể nào tin rằng điều đó đã xảy ra. Nhưng
đấy lại là sự thật. Chúng ta phải làm gì với sự thật đó? Có vẻ như các chế
độ toàn trị đã là dĩ vãng [1] và chúng ta đang sống trong một thế giới chưa
thể nói là hoàn thiện nhưng cũng không còn Osvenzim và Gulag nữa.
Những nỗi sợ hãi và khóc than của các thế hệ trước có ý nghĩa gì đối với
chúng ta? Chúng ta còn phải giải quyết những vấn đề của chính mình và
đều là những vấn đề lớn cả, còn toàn trị, hãy để cho các nhà làm sử
chuyên nghiệp, họ ăn lương để làm việc đó cơ mà.

Nhưng nếu nhìn kĩ một chút thì chúng ta sẽ thấy vấn đề không hoàn
toàn như vậy. Mới gần đây thôi hàng triệu người đã cảm thấy kinh hoàng
và sau đó thì chuyển thành căm thù tập thể khi nhìn thấy những toà nhà
bỗng chốc hoá thành tro bụi. Sau đó nhiều người đã cầu nguyện cho
những cuộc chiến tranh và ca ngợi những kẻ thực hiện cuộc diệt chủng cả

72 | 484
một dân tộc. Ngay hôm nay đây, theo ý kiến của các nhà hoạt động nhân
quyền của cả Nga và nước ngoài làm việc ở Chechnya thì số thường dân bị
thiệt mạng dưới mưa bom bão đạn của quân Nga đã lên đến hàng ngàn,
trong số đó có cả trẻ em. Số liệu chính xác thì không có vì không có cơ
quan nào của Nga thu thập cả. Vì họ nói tất cả "chúng" đều là những tên
khủng bố, tốt hơn hết là giết sạch miễn sao ta được sống yên ổn là được.

Hàng triệu người dân Liên xô, dân nước Đức phát xít, dân Trung hoa
maoist đã từng lí luận như vậy. Họ cũng đã từng tìm kiếm kẻ thù để gán
cho chúng mọi tội lỗi có thể tưởng tượng được, họ cũng đã từng áp dụng
trách nhiệm tập thể đối với những dân tộc khác. Họ cũng đã từng hân
hoan khi các nhà lãnh đạo của họ tuyên bố chiến tranh, phá huỷ các
thành phố và đầy "kẻ thù của nhân dân" vào trại tập trung.

Ước muốn của quần chúng có một điểm tựa vững chắc dưới dạng quốc
gia, dân tộc và tư tưởng "bàn tay sắt" cũng như việc phát triển lòng thù
hận - tất cả những điều đó đều là hậu quả của quá trình phá vỡ cơ cấu xã
hội, hạt nhân hoá xã hội dưới chính quyền Xô viết hoặc là kết quả của cải
cách thị trường và "liệu pháp sốc" mà ra.

Như vậy là vấn đề toàn trị vẫn còn tính thời sự. Như Hannah Arendt
từng nhận xét: "Các giải pháp mang tính toàn trị có thể vẫn sống bình
thường ngay cả sau khi các chế độ toàn trị đã sụp đổ, chúng có sức quyến

73 | 484
rũ và sẽ tái lập khi không thể giải quyết được các vấn đề chính trị và xã
hội hoặc khi không thể giảm nhẹ được những khó khăn về kinh tế bằng
cách biện pháp xứng đáng với con người."

Phần II
Chủ nghĩa toàn trị mới

Việc gia tăng các cuộc xung đột chủng tộc và tôn giáo trong thế giới ngày
nay tạo ra nguy cơ xuất hiện các nền chuyên chính mới trong các nước và
các khu vực đối địch nhau, các phương tiện truyền thông điện tử và các
phương tiện thông tin đại chúng khác càng làm cho xã hội dễ bị điều
khiển hơn, tất cả những điều đó và còn nhiều điều khác nữa là những tín
hiệu đáng báo động về khả năng tái xuất hiện chủ nghĩa toàn trị. Điều đó
không có nghĩa là sự xuất hiện của chế độ toàn trị là không tránh khỏi.
Điều đó chỉ có nghĩa là chủ nghĩa toàn trị hoàn toàn có khả năng xuất
hiện trong thế kỉ mới.

Phương Đông ngày nay: Giữa đất và trời

Trong những năm 70-80 của thế kỉ trước người ta đã thấy rõ là phương
Đông đã thua trong cuộc thi đua giành quyền bá chủ thế giới. Làn sóng
tự do hoá kinh tế lan tràn khắp địa cầu. Biên giới “của các hệ thống bế

74 | 484
quan toả cảng” với các nến kinh tế quốc doanh đã bị các tập đoàn siêu
quốc gia chọc thủng, công cuộc đột phá đó trong một số trường hợp lại
được sự giúp đỡ của lãnh đạo chính các quốc gia phương Đông vì mô hình
phát triển kinh tế mà họ lựa chọn tỏ ra không hiệu quả, không những
không thắng được các nước phát triển về kĩ thuật ở phương Tây mà còn
không đáp ứng được nhu cầu của chính dân chúng nước mình. Kết quả là
các nước phương Đông, ít hay nhiều, đều mở cửa đối với thị trường thế
giới. Việc tư nhân hoá các xí nghiệp công nghiệp, ngân hàng, ruộng đất và
thương mại hoá đã trở thành hiện thực khách quan trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Các chính phủ phương Đông tính rằng họ có thể
thu hút được đầu tư của nước ngoài vào nền kinh tế, xây dựng được một
nền công nghiệp tiên tiến bằng tiền của các nhà đầu tư ngoại quốc. Một
phần ước mơ này đã thành hiện thực. Trong hai mươi năm vừa qua đầu tư
nước ngoài đã đổ vào Trung quốc 500 tỉ USD. Nam Triều tiên, Indonesia,
Thái lan, Ấn độ cũng đang phát triển rất nhanh trên cơ sở của chủ nghĩa
tư bản và công nghệ hiện đại.

Nhưng không thể nói công cuộc hiện đại hoá mới này là bình lặng,
không có xung đột. Thương mại hoá và thị trường tự do đã dẫn đến sự
tan rã của xã hội truyền thống của các cộng đồng dân cư nông nghiệp, các
hiệp hội thương mại và tiểu thủ công nghiệp, đồng thời buộc các xí

75 | 484
nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ phải đóng cửa. Cuộc cạnh tranh giữa
những nhà sản xuất trong các nước phương Đông cũng như với những
nhà sản xuất quốc tế đã làm hàng triệu người sản xuất nhỏ ở cả nông thôn
và thành thị lâm vào tình trạng phá sản, phá hoại các cộng đồng nông
nghiệp tự cấp tự túc và đã xuất hiện những cùng đinh mới, sống bên lề
các thành phố. Nợ nước ngoài của các nước phương Đông cũng ngày một
lớn. Để có thể thu hút thêm đầu tư ngoại quốc cần phải tạo ra những điều
kiện hấp dẫn: xây thêm đường xá, đảm bảo cung cấp nguyên liệu đến khu
vực đầu tư, đào tạo chuyên gia. Như vậy là phải cần vay thêm tiền ở các
ngân hàng ngoại quốc. Nợ nước ngoài của phương Đông đã là hàng ngàn
tỉ dollar. Lãi suất phải trả hiện đang là một trong những khoản chi chính
của nhiều chính phủ phương Đông, chi phí cho chính sách xã hội bị giới
hạn là vì thế.

Hiện nay không phải mọi người đều tin rằng thị trường có khả năng
mang lại sự thịnh vượng cho đa số dân cư các nước phương Đông, hoặc ít
nhất cũng tạo cho họ những điều kiện sống nhân bản. Ngược lại, công
cuộc cải cách thị trường đưa đến sự phân hoá giàu nghèo một cách nhanh
chóng. Xuất hiện tầng lớp dân cư mới: những người bị đẩy ra bên lề cuộc
sống. Điều này tạo ra khả năng bùng nổ những cuộc xung đột mới. Thí
dụ, Ấn độ, trong số một tỉ người thì có tới 700 triệu là nông dân, Trung

76 | 484
quốc có 800 triệu nông dân trong số một tỉ hai trăm triệu người. Kết quả
của quá trình công nghiệp hoá, thương mại hoá, và cải cách nông nghiệp
(dẫn đến phá vỡ các cộng đồng nông nghiệp, phá vỡ các định chế tương
trợ, tư nhân hoá ruộng đất, củng cố các trang trại nông nghiệp, hàng loạt
hộ nông dân sẽ bị phá sản trong cuộc cạnh tranh với các trang trại loại
này) là rất nhiều người sẽ di chuyển vào các thành phố, sống trong các
khu nghèo khổ, các khu nhà ổ chuột; sự bùng nổ xã hội với một sức công
phá chưa thể lường trước được có thể là việc không thể tránh khỏi.
Indonesia, nước với hai trăm triệu dân cách đây không lâu được coi là hình
mẫu của các cuộc cải cách kinh tế có thể là một thí dụ điển hình. Năm
1998 hàng loạt các cuộc tuần hành phản đối chính phủ với hàng triệu
người tham gia rồi sau đó biến thành các cuộc bạo loạn, cướp phá, giết
người do mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo bùng lên khắp nơi. Đến lượt
mình, các cuộc bạo loạn kiểu đó có thể dẫn đến việc thiết lập các chế độ
chuyên chế. Từ sự hỗn loạn mà phương Đông cổ kính đang chìm vào có
thể sẽ xuất hiện một trật tự toàn trị mới.

Nói chung, cần phải thấy rằng trong các nước phương Đông vẫn còn
tồn tại một truyền thống văn hoá mạnh, chí ít cũng đủ sức hạ nhiệt tư
tưởng làm giàu cá nhân, ích kỉ và hạt nhân hoá của xã hội công nghiệp.
Nhờ có truyền thống mà người ta có thể coi những sự kiện hiện thời như

77 | 484
là sự phá sản của cái thế giới quen thuộc, gần gũi, cái thế giới, trong đó
họ đã sống tuy nghèo khổ nhưng được cộng đồng, làng xóm, nhà nước
bảo vệ khỏi những phong ba bão táp của cuộc đời. Nếu công nghiệp hoá
diễn ra nhanh chóng ở đúng những nơi mà hoài vọng cộng đồng còn
mạnh thì các phong trào toàn trị có thể xuất hiện. Thực ra giai cấp cầm
quyền có thể tập hợp được một phần dân chúng cùng đinh nhờ mô hình
gọi là “hương nghiệp” (xem phần: Hiện đại hoá hậu công nghiệp và nô
dịch tích cực). Nhưng dù sao cũng phải cần rất nhiều thời gian mới có thể
đưa hàng trăm triệu cùng đinh, thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp đang
sống lay lắt qua ngày vào hệ thống hiện hành.

Hai mươi năm cuối thế kỉ XX đã trở thành giai đoạn bộc phát, có thể
nói là bùng nổ của các phong trào tôn giáo chính thống, đặc biệt là trong
thế giới Hồi giáo. Cuộc cách mạng Hồi giáo do giới tăng lữ lãnh đạo đã
giành thắng lợi ở Iran vào năm 1979. Tại nước này bên cạnh kinh tế quốc
doanh vẫn còn tồn tại khu vực kinh tế tư nhân mạnh mẽ. Nhưng mạng
lưới trợ giúp về mặt xã hội và kinh tế, đặc biệt là đối với những người sẵn
sàng chiến đấu chống lại “kẻ thù của Hồi giáo” theo tiếng gọi của giới
tăng lữ, đã ăn sâu bén rẽ khắp nơi. Mạng lưới này là biểu hiện của chủ
nghĩa tập thể toàn trị, bao gồm đủ loại các “uỷ ban cảnh giác Hồi giáo”,
“uỷ ban bảo vệ cách mạng Hồi giáo” và đảng viên “Đảng của Allah”

78 | 484
(Hizbullah) – là xương sống và điểm tựa của chế độ có đến 3 triệu thành
viên. Năm 1999, phong trào sinh viên đối lập đưa ra yêu cầu dân chủ hoá
đã bị lực lượng phản-biểu tình có đến một triệu rưỡi những kẻ cuồng tín
theo lời hiệu triệu của giới tăng lữ đập tan.

Năm 1990 tổ chức cấp tiến là Mặt trận cứu nguy Hồi giáo (FIS) đã
thắng trong các cuộc bầu cử quốc hội tự do tại Algérie. Giới quân nhân đã
huỷ bỏ kết quả bầu cử và cho đến nay ở đây vẫn đang diễn ra cuộc nội
chiến giữa những người Hồi giáo quá khích và lực lượng đối lập. Ở cả
Algérie và Palestine trong những năm 80 đã có một phong trào Hồi giáo
chính thống mạnh là HAMAS, những người Hồi giáo đã thành lập được
một hệ thống bảo trợ xã hội cho những thành phần nghèo khổ, họ còn
mở trường dạy học, thành lập các xí nghiệp nhỏ, tạo hi vọng cho những
người cùng đinh. Nhưng đổi lại, những người tham gia hệ thống trợ giúp
này được yêu cầu phải tuyệt đối trung thành với các lãnh tụ Hồi giáo
chính thống. Đồng thời họ tung ra các lời kêu gọi đấu tranh với kẻ thù
của Hồi giáo, với tư tưởng nhà nước thế tục và giáo dục thế tục, với toàn
cầu hoá mà trụ cột là Mĩ. Kết quả là hàng loạt những vụ khủng bố đẫm
máu: bom nổ ở nơi công cộng, những thôn làng không ủng hộ hành động
của những kẻ cực đoan bị phá huỷ.

79 | 484
Các cuộc phản đối cải cách thị trường và hiện đại hoá cũng đang tăng
lên ở Trung quốc. Cải cách kinh tế bắt đầu ở nước này vào cuối những
năm 70. Các công xã sản xuất đã bị giải tán và điều đó dẫn đến việc tái lập
làng xã nông nghiệp truyền thống. Công cuộc công nghiệp hoá dưới thời
Mao không mạnh mẽ bằng ở Liên xô những năm 30 và đa số dân Trung
quốc hiện vẫn sống ở nông thôn. Nhưng sau đó các cuộc cải cách đã đưa
đến sự phát triển mạnh mẽ quan hệ thị trường, tư bản tư nhân và dần dần
tan vỡ cộng đồng truyền thống.

Năm 1999 ở Trung quốc, theo đánh giá có tất cả 6 ngàn cuộc tụ tập
chống chính phủ, bao gồm nhiều triệu người, nhiều gấp mấy lần năm
1998. Theo Karl-Heinz Roth, hiện ở Trung quốc có khoảng 100 triệu
nông dân không có ruộng đất. Rất nhiều người đang tập trung ở những
“vùng nghèo khổ” - đấy là ngoại vi các thành phố lớn, dân chúng nông
thôn chạy đến đây với hi vọng tìm việc làm. Thế là đã xuất hiện các điểm
nóng về mặt xã hội. Theo đánh giá thì trong 5 năm tới sẽ có khoảng 200
triệu nông dân lâm vào tình trạng phá sản. Đồng thời tại các thành phố
cũng sẽ xảy ra hiện tượng giảm biên hàng loạt trong các xí nghiệp quốc
doanh, kết quả là thêm 50 triệu người nữa bị mất việc làm. Thực ra là
kinh tế Trung quốc đang phát triển nhanh, chừng 7% một năm. Nhưng

80 | 484
nếu trong 5 năm tới có tạo ra hàng chục triệu việc làm trong lĩnh vực
thương mại đi nữa thì vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

Chưa thể biết sự phản kháng sẽ ra sao, nhưng rõ ràng là nước này đang
đứng trước ngưỡng cửa của những sự bùng nổ xã hội vô cùng to lớn. Năm
1989 Trung quốc đã trải qua một cơn chấn động chính trị có hàng triệu
người tham gia. Lúc đó đã xuất hiện các tổ chức tự quản của sinh viên và
công nhân, tuyên bố ý nguyện thay đổi điều kiện sống trong nước. Nhưng
không loại trừ những khả năng xấu hơn. Lịch sử Trung hoa từng biết
nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, trong đó cùng với khẩu hiệu đòi công
bằng xã hội, phân chia bình quân ruộng đất và các tài sản khác là yêu cầu
lập lại “quyền lực của Thiên tử”. Theo ý nghĩa đó thì mối nguy lớn nhất
hiện nay là tổ chức tôn giáo toàn trị có tên là Pháp Luân Công. Đấy là
một nhánh Phật giáo và là một tổ chức chính trị bí mật có tham vọng
giành chính quyền. Pháp Luân Công, có thể có hàng trăm ngàn giáo đồ,
đã bị chính phủ Trung quốc cấm hoạt động. Các cuộc khởi nghĩa lật đổ
một vương triều đã mất tín nhiệm lại đưa lên ngai vàng một trong số
những lãnh tụ phong trào kiểu như Pháp Luân Công. Một trong những
cuộc khởi nghĩa đó đã đưa những người cộng sản lên nắm quyền vào cuối
những năm 40....

81 | 484
Tại Ấn độ nông dân cũng đang bị phá sản hàng loạt, tình hình cũng
gần giống với Trung quốc. Nhưng nước này vẫn còn các đẳng cấp và đa số
dân chúng thuộc các đẳng cấp thấp, có thể họ không coi sự khốn khó về
kinh tế là một cái gì đó trái tự nhiên. Tuy nhiên ở Ấn độ cũng có các
phong trào tôn giáo chính thống mà điển hình là BJP, một đảng Ấn giáo
cực đoan, được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng. Trong những năm 90
BJP đã thực hiện nhiều vụ xung đột vũ trang với người Hồi giáo.

Tại Nga giới tăng lữ chính thống giáo cũng ngày càng tăng cường ảnh
hưởng, kể cả trong lĩnh vực chính trị. Những hỗn loạn do công cuộc cải
cách kinh tế tạo ra đã dẫn đến những yêu cầu các chính khách theo đường
lối dân tộc đang nắm quyền “lập lại trật tự bắng mọi giá”.

Đối trọng của các xu hướng chính thống toàn trị ở phương Đông là gì?
Có phải đấy là “Tây hoá” vội vàng hay không? Nga, Ấn độ, Trung quốc,
thế giới Hồi giáo - đấy là những nền văn minh lâu đời, có những quan
niệm riêng, khác hẳn với phương Tây, về thế giới. Có thể vấn đề cần thảo
luận không phải là sự đối đầu giữa các nền văn minh, không phải là cuộc
đấu tranh một mất một còn và nô dịch trái đất mà là sự kết hợp giữa các
truyền thống văn hoá. Thí dụ đấy là sự kết hợp giữa tư tưởng tự do các
nhân, năng động cá nhân, thảo luận công khai với truyền thống phương
Đông như tính cộng đồng, tình đoàn kết, tương trợ.

82 | 484
Cực hữu - toàn trị mới ở phương Tây

Có thể thấy sự phát sinh và phát triển các vấn đề toàn cầu qua thí dụ về
hiện tượng nhập cư và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Quá trình thương
mại hoá và công nghiệp hoá phát xuất từ "thế giới thứ nhất" đã giáng một
đòn chí tử vào các xã hội truyền thống trên khắp hoàn cầu. Tình trạng
ngặt nghèo tại các nước thuộc "thế giới thứ ba" nợ nần và các nước mà
trước đây bị các chế độ độc tài đóng cửa đã buộc hàng triệu người rời bỏ
quê hương để đi đến các nước phát triển công nghiệp tìm kiếm công ăn
việc làm. Nhưng rất nhiều người sống tại những vùng khá giả hơn lại sợ
rằng dòng người nhập cư sẽ tước mất của họ việc làm và các bảo đảm xã
hội khác. Vì những người nhập cư thường đến từ những vùng có nền văn
hoá khác cho nên những lo âu về xã hội và kinh tế dễ bị lái theo hướng
thù ghét ngoại nhân và phân biệt chủng tộc. "Có hiện tượng "phân biệt
chủng tộc bình dân", thể hiện mâu thuẫn xã hội ngay trong lòng giai cấp
vô sản, nhà sử học và chính trị học người Đức, Karl-Heinz Roth, nói.
“Tôi sống ở Saint-Pauli. Có một công trường xây dựng rất lớn ở Millertor.
Bệnh nhân của tôi gồm đủ hạng người, từ những công nhân Ba lan làm
công nhật cho đến những công nhân bậc cao người Đức. Vấn đề sẽ xảy ra
khi, thí dụ người ta sa thải 50 công nhân Đức và tuần sau người ta lại

83 | 484
nhận 50 hoặc 70 công nhân đến từ đông Âu với mức lương chỉ bằng một
phần ba mức lương của người Đức. Mọi người sẽ bị sốc: những người thất
nghiệp thấy rằng công nhân Ba lan đã chiếm mất việc làm của họ với đồng
lương chết đói. Nếu không có phong trào đoàn kết, giải thích cho mọi
người và đưa ra những yêu sách đúng đắn (thí dụ đảm bảo mức lương tối
thiểu cho một loại công việc không phụ thuộc vào sắc tộc) thì rất có thể
sự bất mãn của những người bị mất việc sẽ bị lợi dụng. Bọn cực hữu sẽ
đến và tuyên bố: "Các bạn thấy chưa? Bọn Ba lan cút về nước đi!"
Bọn cực hữu cũng thành lập các dịch vụ xã hội, các tổ chức tương thân
tương ái, giúp tìm kiếm việc làm, tổ chức học tập và nghỉ ngơi..v..v..khi
những thiết chế tương tự của nhà nước bị chính sách Tân Tự Do phá vỡ.
Nhưng dĩ nhiên là các tổ chức mới này chỉ "phục vụ" những người thuộc
"dân tộc" mình mà thôi.

Kết quả là trên khắp châu Âu các đảng phái cực hữu, những đảng phái
có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và giải quyết các vấn đề theo lối toàn trị
càng ngày càng tranh thủ được sự ủng hộ của dân chúng. Ở Đức các
phong trào thanh niên theo đường lối phát xít mới, các phong trào này
thường tấn công người nhập cư và các trung tâm văn hoá của họ, ngày
càng có nhiều ảnh hưởng. Ngay ở những nước như Pháp, Áo, Thuỵ
sĩ…các phong trào phân biệt chủng tộc cũng nhận được từ 15% đến 30%

84 | 484
phiếu trong các kì bầu cử. Đại diện của đảng cực hữu gọi là "Đảng tự do"
do triệu phú Haider, người từng công khai phát biểu ủng hộ chính sách xã
hội của Hitler, cầm đầu, hiện tham gia chính phủ Áo.

Toàn trị dưới dạng «phát xít sinh thái»

Trong thế kỉ mới loài người có thể sẽ phải đối mặt với thảm hoạ sinh thái
toàn cầu. Tình hình đó sẽ có những ảnh hưởng kinh tế và xã hội như thế
nào? Một trong số các kịch bản khả dĩ là sự thiết lập chế độ phát xít sinh
thái. Lí lẽ của những người coi đây là một nguy cơ nhãn tiền như sau:

Việc phá vỡ môi trường tự nhiên, việc đưa vào môi trường tự nhiên các
hoá chất độc hại, các chất thải phóng xạ v.v. sẽ dẫn đến những thay đổi
không thể đảo ngược, có khả năng là không còn phù hợp đối với cuộc
sống của loài người nữa. Những dự báo khoa học hoàn toàn nghiêm túc đã
tiên đoán chính một tương lai như vậy (Câu lạc bộ Rome và các tổ chức
khác). Hơn nữa việc phá huỷ môi trường tự nhiên đang diễn ra với tốc độ
ngày càng nhanh hơn. Giáo sư Karl Kapp trong cuốn sách đã trở thành
kinh điển: "Chi phí xã hội của doanh nghiệp tư nhân" (xuất bản năm
1960) đã đi đến kết luận rằng: "Kinh tế tư nhân phải được coi là kinh tế
của những khoản chi phí không được thanh toán…vì rằng doanh nhân đã

85 | 484
bỏ qua nhiều khoản chi phí. Các khoản chi này bị trút cho những người
khác, cho xã hội, cho môi trường".

Người ta có thể phải trả thêm tiền nếu muốn có một môi trường trong
lành. Thí dụ người tiêu dùng phải trả thêm tiền nếu muốn có những sản
phẩm sạch về mặt sinh thái, hoặc là mua nhà ở những khu vực an toàn
hơn về sinh thái hay chỉ đi nghỉ ở những khu không bị ô nhiễm…Vấn đề
là trong nền kinh tế thị trường tất cả những điều đó (không khí trong
lành, cảnh quan tự nhiên, các vùng bờ biển không bị ô nhiễm) sẽ trở
thành đối tượng mua-bán và chỉ những người có khả năng thanh toán
mới được hưởng mà thôi. Sẽ xuất hiện các khu vực được rào dậu kín đáo,
chỉ có những người thuê hoặc chủ mới được tới, đấy là các công viên, các
khu rừng, bờ biển, đảo thuộc về tư nhân và các khu ngoại ô được chăm
sóc kĩ càng. Những khu vực này sẽ ngày càng mở rộng, quyền tự do đi lại
như vậy cũng không còn và một bộ phận dân nghèo sẽ bị đẩy vào những
khu có mức ô nhiễm cao.

Đồng thời các công ty xuyên quốc gia lại cố gắng đưa các xí nghiệp gây
nhiều ô nhiễm sang các vùng hoặc các nước nơi mà ý thức bảo vệ môi sinh
của người dân còn thấp, còn đời sống thì nghèo đến nỗi người ta sẵn sàng
làm bất cứ việc gì miễn là có thể sống qua ngày. Trong các nước hoặc các
khu vực giàu có môi trường sẽ được cải thiện còn các khu vực có vấn đề về

86 | 484
mặt sinh thái thì ngày một xấu thêm. Nhưng tình hình đó không thể cứ
tiếp tục mãi được. Chúng ta đang sống trên cùng một hành tinh, thảm
hoạ ở vùng này nhất định sẽ ảnh hưởng đến vùng khác.

Tai hoạ là ở chỗ không ai chịu nghĩ đến ngày mai. Bất hạnh ở vùng này
có thể hoàn toàn không có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng khác. Có thể
nhiều thế hệ ở một khu vực nào đó vẫn có thể sống đến đầu bạc răng
long. Trong thời gian đó, biết đâu đấy, các nhà bác học có thể sẽ phát
minh ra những phương pháp giải quyết vấn đề. Ngoài ra, người ta không
có thói quen nhìn về phía trước 5-10 năm. Để làm gì? Cầm đèn chạy
trước ô tô mà làm chi trong khi các vấn đề của ngày hôm nay cũng đã đủ
"oải" rồi. Mua thêm việc làm gì? Liệu có cần mở hầu bao để giúp các khu
vực đang gặp tai hoạ về sinh thái không?

Hàng triệu người có thể sẽ ủng hộ yêu cầu thanh lọc những người nhập
cư nghèo đói, thanh lọc những người "ngoại chủng", những người "thừa"
vì lí do an toàn sinh thái. Có thể sẽ xuất hiện nguy cơ thanh lọc sắc tộc và
chủng tộc và sau đó là thiết lập chế độ toàn trị trên cơ sở các phong trào
quần chúng theo đường lối hữu khuynh. Hiện nay nhiều phong trào và
đảng phái phát xít mới ở châu Âu đã tích cực sử dụng các khẩu hiệu bảo
vệ sinh thái và giành được sự ủng hộ ngày càng rộng rãi.

87 | 484
Ngoài ra có thể còn một số lí do nữa như sau: Thật khó có thể ngăn
chặn được quá trình phá huỷ môi sinh trong khuôn khổ hệ thống thị
trường và công nghiệp hoá vì động lực chủ yếu của nó không phải là bảo
đảm sự cân bằng giữa sản xuất và môi trường mà là lợi nhuận kinh tế và
mở rộng công nghiệp hoá, liên tục đấu tranh để mở rộng thị trường tiêu
thụ, giành giật người tiêu dùng, mở rộng sản xuất và tăng lượng hàng hoá
đổ vào thị trường. Thị trường đặt ra "yêu cầu không khoan nhượng "phát
triển …hay là chết" - nhà sinh thái - xã hội học Murey Bukchean đã viết
như thế.

Theo đuổi mục đích duy nhất là lợi nhuận, André Gorz nói, từng cá
nhân riêng lẻ hoặc các tập đoàn đang đưa xã hội tiến gần đến thảm hoạ.
Xã hội công nghiệp hoá và thị trường hạt nhân (nghĩa là chia nhỏ thành
những phần tử-hạt nhân), nơi tất cả mọi người đều bị lôi kéo vào cuộc
đấu tranh triền miên, không ai nhường ai, vì thị trường, hàng hoá, dịch vụ
và công ăn việc làm; xã hội như thế không có khả năng tự điều chỉnh, cần
phải có một thiết chế kiểm soát và điều tiết, đấy chỉ có thể là nhà nước.
Đây là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng và khi các lực li tâm
trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội đã đủ mạnh thì cuộc đấu tranh giữa
người với người, công ty với công ty, chủng tộc với chủng tộc sẽ ngày một
gay gắt hơn. Cuộc sống trong xã hội thị trường và công nghiệp hoá dần

88 | 484
dần sẽ trở thành rối loạn, ngoài vòng kiểm soát. Vì vậy sớm muộn gì việc
phá huỷ xã hội và môi trường cũng đặt ra yêu cầu phải có một nền chuyên
chính mới (có thể dưới dạng phát xít sinh thái). Nhà nước sẽ buộc phải
can thiệp để tránh một cuộc huỷ diệt chung cuộc. Kết quả của quá trình
này có thể chính là cơn ác mộng, khi tất cả đều bị nhà nước nuốt chửng,
như G. Orwell đã mô tả.

Khmer đỏ: Kịch bản của tương lai

Lịch sử loài người chưa từng chứng kiến chế độ phát xít sinh thái. Nhưng
cũng có thể coi cuộc thí nghiệm do "Khmer đỏ" tiến hành vào giữa những
năm 70 của thế kỉ trước như một hình mẫu. Dựa vào sự ủng hộ của một
bộ phận nông dân, Khmer đỏ đã quyết định lùa hết dân thành thị về nông
thôn. Họ đã lợi dụng lòng căm thù của nông dân đối với thị trường,
những khó khăn của họ khi sự tương trợ cộng đồng bị phá huỷ và có
người còn coi thành phố như là nguồn gốc của cái xấu, của tham những,
thuế khoá nặng nề, của cải phi pháp và nguốn gốc ô nhiễm môi trường
sinh thái. Khmer đỏ tuyên bố diệt trừ các thành phố và văn hoá thành
phố vì đấy là nguồn gốc mọi tệ đoan, mọi thói xấu trong xã hội. Các
thành phố đều trở thành chỗ không người, dân chúng bị lùa hết về các
"công xã" sản xuất ở nông thôn. Đấy là các trại lao động được tổ chức

89 | 484
theo mô hình của nhà máy công nghiệp, được điều khiển từ một trung
tâm duy nhất, bên dưới là các đội sản xuất gồm 12 đến 15 người, nhưng
không có máy móc. Người già và người ốm bị loại bỏ theo kiểu "chọn lọc
tự nhiên". Người ta phải làm những công việc nặng nhọc và chết hàng
trăm, thậm chí hàng ngàn một lúc; họ chết vì bệnh, vì đói và kiệt sức, vì
bị bọn cai hành hạ. Bên cạnh các trại lao động còn có cả các trại giết người
nữa. Riêng trại S-21 đã giết chết 30 ngàn người. Chỉ có 7 tù nhân trại này
sống sót.

Tôn giáo, các bài dân ca và phong tục cổ truyền đều bị cấm. Thiết chế
gia đình cũng không được tha. Tất cả các gia đình đều bị coi là bất hợp
pháp. Lãnh đạo các công xã tự chỉ định vợ chồng cho mỗi người và các
cặp cũng chỉ được gặp nhau có 6 lần trong một năm. Các thành viên gia
đình không được sống cùng nhau: trẻ con phải tách khỏi cha mẹ ngay từ
năm lên 6 tuổi để đưa vào các trại giáo dưỡng nhằn đào tạo lớp người
tuyệt đối trung thành với chế độ mới.

Sách bị coi là có hại và đem đốt hết. Giai cấp nông dân mới phải làm
việc 18 giờ mỗi ngày, lao động khổ sai còn đi kèm với giáo dục cải tạo
theo tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin. Những người bất đồng chính kiến
hoặc tỏ ra có cảm tình với trật tự cũ đếu bị giết hết. Trí thức, giáo viên,
giảng viên đại học và nói chung những người biết chữ đếu bị thủ tiêu vì

90 | 484
họ có thể đọc các tài liệu thù địch với lí tưởng Mácxít - Lêninít và có thể
tuyên truyền các tư tưởng có hại trong quần chúng lao động. Tầng lớp
tăng lữ, các nhà chính trị thuộc mọi xu hướng khác với đảng cầm quyền,
những người có của cũng bị coi là những người thừa và bị thủ tiêu. 62
ngàn trong số 65 ngàn tu sĩ phật giáo bị giết trong 4 năm Khmer đỏ cầm
quyền.

Mục đích của chế độ là xây dựng một nhà nước trên một ý thức hệ duy
nhất và đồng chủng. Chính Pol Pot, lãnh tụ Khmer đỏ đã ra sắc lệnh về
việc triệt hạ các dân tộc ít người. Sử dụng tiếng Thái, tiếng Việt và tiếng
Hoa bị coi là mắc tội tử hình. Dân tộc Chăm bị thiệt hại nặng nề nhất:
trong số hai trăm ngàn người vào năm 1975, sau khi chế độ Khmer đỏ sụp
đổ chỉ chưa đầy một trăm ngàn người sống sót.
Theo đánh giá chung thì chế độ Khmer đỏ đã làm chết tổng cộng khoảng
2 triệu người, một số bị chết khi di chuyển từ thành phố về nông thôn
(trước cuộc thí nghiệm 40% trong số 7 triệu dân Cămpuchia sống ở thành
thị), một số bị chết vì không chịu nổi điều kiện sống quá ư thiếu thốn,
vất vả, một số thì bị giết. Cuộc thí nghiệm kinh hoàng này chứng tỏ rằng
việc phá huỷ một cách có hệ thống nền công nghiệp và bắt buộc mọi
người phải trở về với đời sống nông nghiệp không những không đem lại

91 | 484
hoà bình hạnh phúc của cuộc sống nông nghiệp cổ truyền mà chỉ gây ra
biết bao tang tóc đau thương.

Các cuộc cải cách càng cấp tiến bao nhiêu thì việc đàn áp càng quyết
liệt bấy nhiêu. Cuộc cải tạo ở Cămpuchia có thể coi là siêu cấp tiến, chưa
từng có trong lịch sử loài người. Chưa có chế độ nào, kể cả trước và sau
đó, từng tiến hành việc chặn đứng vòng quay của tiến bộ công nghệ như
chế độ Khmer đỏ đã từng làm. Chưa bao giờ có những cuộc cải cách xã
hội và diệt chủng tàn bạo đến như vậy. Trên thực tế chúng đã tổ chức
được một lực lượng cảnh sát toàn trị, kết hợp được tư tưởng phát xít và
chủ nghĩa bolsevic: tiêu diệt một cách có hệ thống các dân tộc ít người,
nguyên tắc chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn (những điểm cơ bản
của tư tưởng phát xít) và đàn áp tôn giáo một cách khốc liệt, trên thực tế
chúng đã tiêu trừ hoàn toàn truyền thống tôn giáo và các phong tục cổ
truyền khác, can thiệp sâu vào đời sống riêng tư của người dân (chủ nghĩa
bolsevic). Chưa có chế độ nào trong thế kỉ XX từng giết đến 28% dân của
chính nước mình, Khmer đỏ có thể đã giật giải quán quân về lĩnh vực này
(chính Pol Pot từng nói rằng Cămpuchia chỉ cần khoảng 1 triệu người là
đủ). Nếu việc hạt nhân hoá và sự tương trợ giữa các cá nhân trong xã hội
ngày một giảm thiểu đến mức lối sống tập thể toàn trị trở thành hấp dẫn,
còn cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu buộc chính phủ nhiều nước phải

92 | 484
thay đổi triệt để điều kiện sống của dân chúng, đưa dân về sống ở nông
thôn thì việc cải tạo xã hội và trấn áp sẽ sâu và rộng đến mức nào?

Đối trọng: Cộng đồng của các cộng đồng

Theo các nhà nghiên cứu thì trong tương lai có thể xảy ra hai khả năng:
hoặc là nền kinh tế thị trường-công nghiệp hoá phải tự giới hạn, tự điều
chỉnh hay sẽ nằm dưới quyền điều hành của các tổ chức sinh thái tự quản,
các tổ chức này sẽ đặt ra các nguyên tắc kinh tế và tổ chức xã hội hoàn
toàn mới, trên cơ sở phi công nghiệp hoá và phi thị trường; hoặc là nhà
nước sẽ phải can thiệp, nhà nước sẽ đặt ra các hạn chế đối với công
nghiệp, thậm chí giành toàn quyền quản lí xã hội (đấy chính là chủ nghĩa
phát xít sinh thái).

Như vậy là đối trọng với chủ nghĩa phát xít sinh thái chính là tư tưởng
thành lập các cộng đồng nhỏ, các cộng đồng này liên kết với nhau thành
một hệ thống thông qua các dự án về kinh tế, văn hoá và xã hội. Dựa trên
nguyên tắc do thành viên của các cộng đồng đặt ra như "phù hợp tự
nhiên", tự hạn chế, tương trợ, sản xuất đủ dùng và trên cơ sở dân chủ trực
tiếp cũng như tôn trọng quyền của các nhóm thiểu số; hệ thống này có
thể giúp tránh được vực thẳm của cuộc khủng hoảnh sinh thái trong
tương lai. Để làm được việc này thì điều cần thiết là đa số dân chúng phải

93 | 484
hiểu các vấn đề sinh thái và tự nguyện đưa ra các giải pháp cho sự phát
triển của xã hội và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các giải pháp được
chọn. Đây không phải là một dự án nhất thành bất biến mà có thể chỉ là
một hình thái sinh tồn mới của loài người, trong đó sự phát triển và sáng
kiến cá nhân được kết hợp một cách hài hoà với sự đoàn kết và đùm bọc
của cộng đồng. Hiện nay ý tưởng "cộng đồng của các cộng đồng" chỉ là
một giả thuyết về một trong những con đường phát triển của nhân loại
mà thôi. Nhưng theo ý kiến của Gorz, Bukchean ở đọan trên?) và nhiều lí
thuyết gia về chủ nghĩa xã hội sinh thái và chủ nghĩa vô chính phủ sinh
thái thì các sáng kiến về việc thành lập các cộng đồng văn hoá xã hội kiểu
đó đã được hưởng ứng ở châu Âu và châu Mĩ trong ba mươi năm qua cho
phép ta nghĩ rằng hình thái xã hội như vậy là một lựa chọn có thể được
chấp nhận trong tương lai.

Mối đe doạ của chủ nghĩa phát xít sinh thái đã được nhiều nhà văn, nhà
xã hội học, triết học, sinh thái học cảnh báo. Hiện không ai có thể nói xác
suất xuất hiện chủ nghĩa phát xít sinh thái lớn đến mức nào. Nhưng chỉ
nội khả năng là điều đó có thể xảy ra cũng buộc chúng ta phải chú ý đến
những quá trình đang diễn ra trên thế giới này, buộc chúng ta phải lưu ý
đến những hành vi và thái độ của chính mình.

94 | 484
Mà cũng có thể tiến bộ công nghệ sẽ giúp loài người giái quyết được
các hậu quả của khủng hoảng môi sinh và quá trình quan liêu hoá xã hội
hoặc là ngăn chặn được chính những quá trình này?

Hậu công nghiệp: Đối trọng của chế độ quan liêu toàn trị

"Cuộc cách mạng hậu công nghiệp đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta",
Alvin Toffler đã viết như thế. Đi kèm với nó là các hiện tượng khủng
hoảng đang diễn ra nhãn tiền khắp thế giới bởi vì các cuộc cải cách cấp
tiến bao giờ cũng tạo ra khổ đau và không phải tất cả mọi người đều có
thể suy nghĩ và thích nghi kịp với những biến đổi đang diễn ra nhanh
chóng hàng ngày. Nhiều thứ sẽ phải chết đi và nhiều thứ khác sẽ còn được
sinh ra. Nhưng công nghệ cao (hi tech) sẽ làm cho con người ngày một tự
do hơn. Các chế độ toàn trị đã cáo chung cũng vì lí do đó. Kim tự tháp
quan liêu quá nhiều tầng nấc, quá nhiều nhánh đã làm cho các chế độ này
mất hết hiệu năng trong xã hội thông tin công nghệ cao hậu công
nghiệp.
Công nghệ hậu công nghiệp là gì và có thể sử dụng chúng để thúc đẩy quá
trình giải phóng con người được không? Đây trước hết là công nghệ vũ
trụ, là việc sản xuất người máy và các máy tính công suất lớn và việc ứng
dụng chúng vào công nghiệp và cuộc sống thường ngày; rồi các nguồn

95 | 484
năng lương mới, công nghệ sinh học và các phương tiện chuyển tải và lưu
trữ thông tin mới, v.v. Theo Toffler và Bell thì đặc trưng cơ bản của công
nghệ mới là: trí thông minh nhân tạo, nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng.
Thái độ đối với công việc sẽ không còn như xưa, làm việc không còn là
những động tác nhàm chán lặp đi lặp lại nữa, mà một quá trình chủ động,
sáng tạo, người lao động sẽ có thể chủ động quyết định thời gian biểu của
mình. Sẽ không còn những dây chuyền sản xuất hàng loạt nữa, thay vào
đó là các chuyên gia có thể làm việc với các máy móc phức tạp và có thể tự
mình ra quyết định. Thay cho những nhà máy với những dây chuyền to
lớn, chuyên sản xuất ra các sản phẩm tiêu chuẩn hoá là những đơn vị sản
xuất nhỏ, sạch về mặt sinh thái với các chuyên gia có tay nghề cao. Thay
vì những thiết bị năng lượng đồ sộ tàn phá môi sinh sẽ là những thiết bị
nhỏ, gọn, sử dụng năng lượng của gió, thuỷ triều, các dòng hải lưu, mặt
trời..v..v.. Nhưng đấy chỉ là sự khởi đầu. Còn sau đó… Dân tộc, quốc gia,
các tổ hợp công ty, công nghiệp độc quyền, trung tâm truyền hình thống
nhất, các tổ hợp tôn giáo bao gồm hàng triệu người - tất cả đều là sản
phẩm của quá khứ, là kết quả của quá trình công nghiệp hoá. Trung ương
tập quyền, bộ máy quan liêu, phương pháp quản lí toàn trị phù hợp với
giai đoạn sản xuất công nghiệp với tối đa hoá, tập quyền hoá, tiêu chuẩn
hoá và chuyên môn hoá v.v. Tất cả sẽ đi dần vào quá khứ. Sẽ xuất hiện các
quan hệ xã hội mới dựa trên cơ sở các khu vực nhỏ, tự trị, các đơn vị sản
96 | 484
xuất không lớn, các tổ chức tôn giáo và văn hoá gọn nhẹ v.v. Đấy sẽ là các
tổ chức bao gồm những người gần gũi với nhau về quan niệm, quyền lợi
và nghề nghiệp v.v. Công nghệ mới sẽ giúp họ thu xếp cuộc sống riêng
của mình, họ chỉ liên hệ với các nhóm khác khi thật cần thiết. Các hội
đoàn như vậy sẽ hình thành và tan rã, sẽ liên kết với nhau thành mạng
lưới, đồng thời phương tiện sản xuất và truyền thông hiện đại cho phép
phát triển các mạng như thế trên toàn thể địa cầu. Ngoài các đặc trưng
khác, đấy sẽ là một cơ cấu toàn cầu.

Thị trường và nền sản xuất hướng theo thị trường sẽ nhường chỗ cho
sản xuất đơn chiếc, theo đơn đặt hàng do các cá nhân hoặc những nhóm
nhỏ thực hiện bởi vì "hi tech" cho phép dễ dàng điều chỉnh các thông số
của sản phẩm. Máy tính và các phương tiện truyền thông hiện đại cho
phép kết nối tức thời giữa người sản xuất và người tiêu thụ nghĩa là có thể
phát hiện được nhu cầu của dân chúng bằng phương pháp dân chủ trực
tiếp. Sự chia tách giữa sản xuất và tiêu thụ vốn là đặc trưng cơ bản của
thời kì công nghiệp hoá sẽ bị xoá bỏ. Thay cho quảng cáo sẽ là sự liên hệ
trực tiếp, thực chất là xoá bỏ biên giới giữa sản xuất và tiêu thụ, người sử
dụng có thể quyết định các thông số của sản phẩm hoặc là trực tiếp tham
gia vào quá trình sáng tạo ra sản phẩm.

97 | 484
Thay cho các tổ chức buôn bán, công nghiệp, tài chính to lớn là các tổ
chức hoàn toàn mới, các tổ chức dựa trên cơ sở phi tập trung hoá, gồm
nhiều trung tâm tài chính nhỏ phân bố theo khu vực, buôn bán lẻ, v.v.
Nền dân chủ đại diện cũng sẽ trở thành dân chủ trực tiếp hoặc bán trực
tiếp dựa trên cơ sở tìm hiểu nguyện vọng và quyền lợi của từng cá nhân
riêng lẻ hay của nhóm nhỏ bằng máy tính và các phương tiện truyền
thông khác. Như vậy là nhiều vấn đề liên quan đến việc cá nhân bị cơ cấu
công nghiệp quan liêu to lớn đè nén sẽ trở thành quá khứ vì chính các cơ
cấu này sẽ trở thành quá khứ, thay vào đó sẽ là các thiết chế xã hội mới,
dân chủ hơn nhiều.

...Hay là nguy cơ một nền chuyên chế toàn trị mới?

Chưa thể nói quan điểm của Alvin Toffler và các môn đệ là đúng hay sai.
Nhưng cần phải ghi nhận một điều là có vẻ như ông đã không chú ý đến
một trong những mâu thuẫn cơ bản nhất của nền văn minh hiện đại - đấy
là sự bất tương xứng giữa thiết bị công nghệ cao và trình độ văn hoá và
đạo đức thấp của loài người hiện nay. Con người có biết cách sử dụng các
công nghệ mới để mang lại hạnh phúc cho chính mình? Chiến tranh thế
giới thứ hai, trại tập trung và hệ thống toàn trị… tất cả dường như mới
xảy ra gần đây. Còn gì đáng sợ hơn một kẻ dã man được trang bị hệ thống

98 | 484
máy tính và công nghệ sinh học? Tổng thống Bush đã tỏ ra ngạc nhiên
khi nói rằng có nhiều người không chia sẻ "các giá trị Mĩ" rồi sau đó hạ
lệnh cho máy bay đi bắn phá Iraq. Một uỷ viên Ban chấp hành trung ương
Đảng cộng sản Trung quốc công nhận rằng theo quan điểm của ông ta thì
người Âu châu không bằng một con chó vì "dù sao chó cũng không giả bộ
làm người". Hơn nữa liệu nền công nghệ mới, một nền công nghệ sinh ra
trong lòng xã hội hiện đại có mục đích giải quyết những nhiệm vụ đặc
trưng của chủ nghĩa tư bản, có thể góp phần vào việc giải phóng con
người không? Cuối cùng, công nghệ có dẫn đến việc hình thành những hệ
thống quản lí xã hội mới, cực kì phức tạp, cung cấp cho hệ thống quan
liêu những phương tiện nô dịch mới, làm cho nó ngày một mạnh thêm?

Các cuốn sách của Alvin Toffler ra đời cách đây hơn hai mươi năm, đã
đến lúc đánh giá một số kết luận được nêu trong đó. Đúng là với việc áp
dụng tự động hoá trong những năm 60 và 70, cách mạng máy tính và hệ
thống internet trong những năm 90, việc áp dụng "hi tech" trong tất cả
các lĩnh vực như sản xuất, giáo dục, y học…đã làm diện mạo trái đất thay
đổi hoàn toàn. Đúng là một số công nghệ mới chứa trong lòng nó tiềm
năng mà Toffler và những lí thuyết gia về hậu công nghệ đã viết. Thí dụ
số người tự sản xuất, những người có quyền làm chủ các kết quả công việc
của mình đang ngày một tăng lên. Số lượng các đơn vị sản xuất nhỏ, tự

99 | 484
chủ với các biện pháp tự quản cũng ngày một tăng. Internet đã tạo điều
kiện cho người dân ở những vùng khác nhau, những nước khác nhau có
thể liên lạc trực tiếp và tư do trao đổi ý kiến.

Nhưng còn một khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng.
Thay cho các chính phủ quốc gia với những bộ máy quan liêu là siêu nhà
nước-lục địa với những bộ máy siêu quan liêu của chúng. Bộ máy quan
liêu tập quyền của Liên hiệp Âu châu đã kịp đưa ra hàng loạt cấm đoán và
"chỉ thị quan trọng”, thí dụ như những hướng dẫn về kích thước bao cao
su hay đường kính quả cà chua. Hay tổ chức IMF, theo nhà kinh tế học và
chính trị học Nga, Boris Kagarliski, thì "quá nhiều chỉ đạo đến nỗi gần
đây đối với một số nước hợp tác với tổ chức này thì nội việc nuôi bộ máy
quan liêu đủ sức xử lí số liệu cũng đã trở thành vấn đề rồi". Cũng khó mà
khác được bởi vì nền kinh tế thống nhất toàn cầu đòi hỏi phải có một hệ
thống điều tiết toàn cầu.

Chỉ có các công ty lớn mới đủ sức áp dụng các sáng kiến mới, đòi hỏi
nhiều vốn đầu tư (chỉ có các công ty này đủ vốn), các công ty nhỏ, xây
dựng theo sơ đồ mạng đã thành hiện thực, nhưng đồng thời trong những
năm 80 và 90 cũng có một làn sóng hợp nhất các công ty chưa từng xảy ra
trong lịch sử. Hiện nay 2/3 nền kĩ nghệ thế giới nằm trong tay khoảng
500 tập đoàn siêu quốc gia, tất nhiên là quyền lực kinh tế và chính trị

100 | 484
cũng tập trung vào tay các tập đoàn này. Trong khi đó hàng ngàn những
nhóm sản xuất nhỏ và hàng triệu những "người sản xuất riêng lẻ mới" sẽ
buộc phải cạnh tranh với nhau trong việc nhận hợp đồng từ những trung
tâm tài chính và như vậy họ cũng không còn được độc lập với các tập đoàn
siêu quốc gia cả về mặt kinh tế lẫn chính trị nữa.

Máy tính không chỉ được sử dụng để tìm hiểu nhu cầu của xã hội mà
còn có thể được các chính phủ và các tập đoàn kinh tế lớn lợi dụng nhằm
tăng cường sự kiểm soát đối với xã hội. Đối với các tập đoàn kinh tế và
chính trị thì càng ngày con người càng trở nên "trong" hơn: nhờ bộ nhớ
của máy tính người ta có thể tìm thấy trong chớp mắt một khối lượng
thông tin khổng lồ, từ phiếu của bác sĩ tâm lí đến thư từ trao đổi giữa các
cá nhân với nhau. Tất nhiên là có luật điều chỉnh việc sử dụng máy tính
trong việc kiểm soát. Nhưng luật cũng chẳng có nghĩa lí gì, nhất là khi
một người nào đó bị những tổ chức của chính phủ hay tư nhân quan tâm.
Hậu công nghiệp cho đến nay vẫn không giải quyết được vấn đề sinh thái.
Vẫn còn đó cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa các tập đoàn với
nhau nhằm giành giật thị trường hàng hoá và dịch vụ, vẫn còn đó việc mở
rộng sản xuất nhằm tăng cường quyền lực kinh tế và chính trị của các tập
đoàn, vẫn còn đó ưu thế của sản xuất so với tiêu thụ, kết quả là tiêu thụ
vẫn ngày một tăng thêm; tất cả những điều vừa kể nhất định sẽ dẫn đến

101 | 484
việc tăng như cầu về năng lượng. Lại phải xây thêm những thiết bị sản
xuất năng lượng to lớn hơn nữa vì các nguồn năng lương mới chưa đáp
ứng được như cầu của công nghiệp. Nguy cơ ô nhiễm các chất phóng xạ,
trái đất bị nóng lên, v.v. vẫn còn đó.

"Marketing" hậu công nghiệp càng làm cho sản xuất tăng cường ưu thế
của nó so với tiêu thụ. Trước đây nếu mỗi loại hàng hoá chỉ có vài kiểu
mẫu đã được tiêu chuẩn hoá thì ngày nay các công ty đang đổ lên đầu
người tiêu thụ hàng trăm kiểu mẫu, có thể hoàn toàn khác nhau. Nhưng
điều đó không có nghĩa là vai trò của người tiêu thụ đang tăng lên, ngược
lại, chính khả năng lèo lái dư luận của người sản xuất đang được tăng
cường. Ngay trong khi tạo ra sản phẩm cũng như khi quảng cáo chất
lượng của nó người ta đã sử dụng tất cả: từ nhu cầu có thật cho đến tình
cảm, tính tự tôn, sự lo lắng của người tiêu dùng; tất cả đều được đẩy đến
cao trào miễn sao người tiêu thụ mua sản phẩm là được. Như vậy là hậu
công nghiệp không hoá giải được đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện
đại, đấy là ưu thế của sản xuất so với tiêu thụ. Ngược lại, nó đang phát
triển thêm xu hướng được mô tả trong tất cả cách sách giáo khoa về
marketing: "các công ty không đáp ứng mà là tạo ra như cầu". Từng
người, sau khi đã bị "xử lí" sẽ chỉ còn thấy ý nghĩa duy nhất của cuộc đời
là mua sản phẩm tiêu dùng (của hãng cụ thể nào đó). Phải tìm được cơ

102 | 484
chế tâm lí để có thể "giam" anh ta vào hàng hoá của công ty mình, làm
cho hắn "nghiện" hàng của mình như nghiện ma tuý vậy. Rồi còn nền
công nghiệp quảng cáo hùng hậu nữa, nó cũng tác động vào tâm lí người
tiêu dùng. Nó thôi miên vào đầu óc người ta: "Hãy làm như quảng cáo
nói, hãy mua cái quảng cáo bảo, chỉ có như vậy ngươi mới thành người
hấp dẫn hay ít nhất ngươi cũng giữ được cái độc đáo của cá nhân mình".

Việc phát triển mạng lưới truyền hình không chỉ tạo ra các "hệ thống
truyền hình khu vực" như Toffler tiên đoán mà còn dẫn đến việc thành
lập nhiều tập đoàn thông tin toàn cầu, những tập đoàn này liên tục đổ lên
đầu khán, thính giả của chúng biết bao nhiêu quảng cáo về kinh tế và
chính trị. Thực ra hiện nay thương mại và chính trị cũng chẳng khác gì
nhau, ở đâu cũng là những cuộc trình diễn (show), ở đâu cũng áp dụng kĩ
nghệ marketing. Đấy là chưa nói lợi nhuận trong kinh doanh và chính trị
còn hoà quyện với nhau thành lợi ích chung của ai đó.

Các phương tiện truyền thông đại chúng đã trở thành phương tiện
chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nữa. Năm 1990, trong thời gian chuẩn
bị chiến tranh chống Iraq, hãng thông tấn PR của Mĩ đã nhận được đơn
đặt hàng của chính phủ trong việc tổ chức chiến dịch tuyên truyền chống
kẻ thù tương lai. Người ta đã cho phát tán thông tin về việc dường như
binh lính Iraq tàn sát trẻ con Kuwait, sau này mới rõ là đấy chỉ là tin vịt.

103 | 484
Nhưng bằng những cách tuyên truyền có chủ đích như vậy người ta đã lái
được công luận và cả quốc hội ngả sang ủng hộ cuộc chiến. Trong thời
gian chiến tranh ở Bosnia và Herzegovina trong thập kỉ 90 các phương
tiện truyền thông đại chúng và các hãng thông tấn khối NATO đã tung ra
các thông tin một chiều có lợi cho những người hồi giáo Bosnia, tạo ra
cảm giác rằng chỉ có những nhóm vũ trang người Serbi là có lỗi trong
những hành động bạo ngược chống lại thường dân. Đấy chính là lí do để
người ta ném bom vào khu vực người Serbi. Năm 1998-1999, tại Kosovo
tình hình cũng tương tự như vậy nhưng mức độ nghiêm trọng hơn: các
phương tiện thông tin đại chúng đã thuyết phục được dân chúng phương
Tây rằng hành động của người Serbi ở Kosovo có thể so sánh với những
hành động tàn bạo của bọn phát xít trong thế chiến thứ hai, đồng thời
những hành động bạo ngược của người Albania thì bị dấu nhẹm đi. Sau
đó chính phủ các nước NATO tiến hành ném bom Nam tư, dường như để
"đáp ứng nguyện vọng của xã hội". "Kosovo là cuộc chiến tranh thông tin
đầu tiên", người phát ngôn của NATO, ông Shia, đã nói."Các nhà báo,
giống như binh sĩ, họ có trách nhiệm giảng giải cho xã hội biết ý nghĩa
quan trọng của cuộc chiến này. Nhiệm vụ của tôi là động viên họ thể hiện
sự chân thành của những động cơ và hành động của chúng ta”

104 | 484
Truyền hình Nga, đặc biệt là các hãng thân chính phủ như ORT và
RTR cũng có hành động tương tự khi loan tin về những hành động tàn
bạo của du kích chống chính phủ ở Chechnya, trong khi lờ đi những tội
ác chống lại loài người trong các vụ oanh kích của không quân Nga vào
các khu dân cư hoặc trong thời kì “thanh lọc”. Tính chất khách quan giả
tạo của truyền hình có sức thuyết phục bởi vì nó không chỉ thông báo các
sự kiện mà còn chiếu các đoạn phim kèm theo lời bình. Tất nhiên phim
và bình luận bổ sung cho nhau, tạo ra một bức tranh nhất định về sự kiện,
tất cả những gì vượt ra ngoài bức tranh ấy đều bị bỏ qua, không có trong
phim cũng chẳng được đưa vào lời bình. Cũng như quảng cáo, khán giả bị
ép phải xem một bức tranh nhất định, vị trí cũng như kịch bản hành vi
của anh ta cũng được xác định trước rồi. Đây không phải là đặc trưng
riêng của quảng cáo và các buổi tuyên truyền chính trị mà là của mọi lĩnh
vực trong đời sống xã hội. Như vậy là người ta không cảm nhận các sự
kiện một cách trực tiếp mà là gián tiếp, không sống bằng trái tim và khối
óc của mình mà là đóng vai khán giả hoặc diễn viên của một vở diễn do
người khác làm đạo diễn. Vấn đề không phải là và không chỉ là vô tuyến
nói dối mà trước hết là nó tạo ra một thế giới ảo, trong đó mỗi người
không còn là các cá nhân độc lập nữa mà đã trở thành những khán giả và
diễn viên của những vở kịch. Một tờ báo bán tương đối chạy ở Nga, tờ
“Ngày nay”, từng viết: “...Không được quên rằng truyền hình là một bộ
105 | 484
điều tiết xã hội đầy quyền năng, một trong những đòn bảy quyền lực, nó
làm cho hành vi của dân chúng trở thành dự đoán được, nó tạo ra khung
hành vi...”

Hiện thực hậu công nghiệp chứa trong mình nó không chỉ những tiềm
năng mà Toffler đã mô tả một cách đầy nhiệt tình mà còn chứa những xu
hướng, thí dụ như nhà văn Nga Dinoviev đã viết: “Công nghệ mới đã mở
rộng vô cùng vô tận tiềm năng của con người...nhưng cũng đặt con người
đối diện với nguy cơ của tình trạng nô lệ mới dựa trên sự kiểm soát bằng
máy tính, mánh khoé của quảng cáo và hiện thực ảo của các phương tiện
truyền thông đại chúng. Thực chất của tình trạng này là người ta trở
thành “trong suốt” trước chính quyền và các tổ hợp công ty và bị xỏ mũi
một cách triệt để”.

Nô dịch tích cực và hiện đại hoá hậu công nghiệp

Việc áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất đã làm cho hình thức quản
lí hành chính quan liêu bao cấp trở thành không hiệu quả. Trong công
nghiệp các tầng nấc trong bộ máy càng ngày càng ít đi, quản lí càng ngày
càng mềm dẻo hơn. Việc đưa các nhóm gọi là “nhóm chất lượng” vào hoạt
động trong các xí nghiệp Tây Âu, đặc biệt là tại Nhật đã trở thành lí do để
các môn đồ của lí thuyết hậu công nghiệp nói đến việc tăng cường vai trò

106 | 484
và ảnh hưởng của từng các nhân cũng như của các đội sản xuất nhỏ. Vậy
nhóm chất lượng là gì? Đấy là các nhóm nhân viên họp lại với nhau để
cùng thảo luận các sáng kiến cải tiến kĩ thuật và đề đạt với cấp trên. Tất
nhiên là người quản lí sẽ có quyết định cuối cùng. Nhưng ý kiến của các
nhân viên đã được lắng nghe và trong trường hợp áp dụng thành công
sáng kiến thì các nhân viên có công sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
Như vậy là, theo các lí thuyết gia hậu công nghiệp, vai trò của các cá nhân
và tập thể đã được nâng lên và cũng có nghĩa là lao động của họ đã có tính
sáng tạo. Nhưng lại cũng có ý kiến cho rằng việc động viên năng lực của
nhân viên trong nền sản xuất hiện đại không làm cho họ được tự do hơn,
mà ngược lại, lại tạo ra những cơ chế kiểm soát và động viên có tính toàn
trị mới.

Nguy cơ này đặc biệt rõ ở những nơi có các loại xí nghiệp gọi là “hương
nghiệp” (chủ yếu là ở những nước như Nhật, Nam Triều tiên, Trung
quốc, tuy nhiên công nghệ quản lí kiểu này cũng đang được áp dụng và
ngày càng mở rộng ở Tây Âu, Mĩ, Nam Mĩ và cả nước Nga nữa). Công
nghệ gì vậy? Đấy là một hình thức quản lí hiện đại, trong đó người nhân
viên phải đồng nhất quyền lợi của mình với quyền lợi của doanh nghiệp và
ban lãnh đạo doanh nghiệp. Mục đích và ý nghĩa cuộc đời của anh ta là sự
hiệu quả và sự thịnh vượng của doanh nghiệp. Không quản lí nhân viên

107 | 484
theo kiểu hành chính quan liêu được nữa thì ngược lại, cần phải cho anh
ta thể hiện sáng kiến với hi vọng rằng anh ta sẽ đồng hoá mình với doanh
nghiệp, với ban lãnh đạo, để anh ta trung thành tuyệt đối và tận tuỵ phục
vụ chăng?

“Trong “các nhóm chất lượng” công nhân được huấn luyện để tự cảm
thấy mình không chỉ là một phần của “của công ty” mà còn xem xét công
ăn việc làm của mình trên quan điểm của người quản lí nữa”, Karl-Heinz
Roth đã viết. “Nhà doanh nghiệp phải thường xuyên can thiệp và “hướng
dẫn” công tác của các nhóm này cho đến khi trong đó xuất hiện những
“con diều hâu” thường xuyên đề đạt kiến nghị lên cấp trên. Một đội
trưởng thường đảm trách luôn chức vụ nhóm trưởng và tổ trưởng công
đoàn và đấy chính là điểm tựa của chế độ toàn trị của ban quản lí xí
nghiệp đối với doanh nghiệp. Các nhóm chất lượng buộc công nhân phải
làm hết sức mình, còn những người vì lí do nào đó mà cản trở sản xuất sẽ
bị tập thể phê bình và cắt tiền thưởng”.

Đấy chính là “hệ thống quản lí bằng stress”, nó có thể tồn tại lâu như
vậy là do ban quản trị các doanh nghiệp đã tạo lập được một sự quản lí
toàn diện và có tổ chức đối với tập thể người lao động. Mọi hành vi vượt
ra khỏi qui ước hoặc bất kì biểu hiện chống lại quyết định nào của “nhóm
chất lượng” hay tổ chức công đoàn đều bị xử lí nghiêm khắc. Ví nếu

108 | 484
không có sự đồng thuận của tất cả mọi người, ngay cả người làm công
nhật thì toàn bộ hệ thống không thể hoạt động được. Những thủ tục như
đồng ca bài hát truyền thống của doanh nghiệp, xếp hàng chào nhau buổi
sáng, v.v., giống như thời phát xít đều có chung mục đích là loại trừ mọi
“điểm nóng”. Công nhân hãng Nissan từng kể trong một hội nghị công
đoàn ở Barcelona (1991) rằng ở Nhật đang có biểu hiện của một cuộc
khủng hoảng đã cận kề. Theo lời họ thì “stress cả về thể xác và tâm hồn
đè lên các tập thể lao động đã vượt mọi giới hạn và đang trở thành vấn
đề”. Điều lí thú là nếu trong những năm 50 các quan hệ như thế là nhằm
làm cho người lao động gắn bó với xí nghiệp, họ không bao giờ bị cho
thôi việc thì hiện nay sự đồng thuận mang tính toàn trị đi liền với việc
cho thôi việc hàng loạt.

Vở kịch sản xuất trong đó mỗi người được giao một vai, việc tự đồng
hoá với doanh nghiệp, lời thề trung thành với nó; tất cả những điều đó
hoà quyện với vở kịch tiêu thụ các hàng hoá hoặc tin tức chính trị như đã
nói ở trên. Vòng tròn đã khép kín. Mỗi cá nhân sinh ra trong xã hội hậu
công nghiệp ngay từ tuổi ấu thơ đã là người tham gia và con tin của các
“đại hí trường”. Hoàn toàn có khả năng là trong tương lai, trên khắp mọi
ngóc ngách của hành tinh, dù dưới những mặt nạ khác nhau, đâu đâu
cũng là một “hí trường” ồn ào, mà nội dung chính của nó là lợi ích vật

109 | 484
chất và ước muốn nô dịch toàn diện. Mặt trái của nó là sự suy kiệt cả về
thể chất lẫn tinh thần của người dân, sự xuống cấp của văn hoá, là chiến
tranh do sự đụng độ quyền lợi giữa các thế lực đang điều khiển thế giới, và
khủng hoảng sinh thái. Không được quên rằng chúng ta đã phần nào
thuộc về chính cái tương lai đó.

Đối trọng

G. Orwell, tác giả của rất nhiều tiểu luận về các vấn đề văn học, xã hội học
và triết học, nổi tiếng với tác phẩm «1984», mô tả xã hội toàn trị. Nhưng
ít người biết rằng Orwell cũng không hoàn toàn ưu ái xã hội dân chủ tự
do đương thời, ông gọi đấy là xã hội băng đảng. Theo quan niệm của
Orwell, chỉ có phong trào chống đối có tính quần chúng thỉnh thoảng lại
làm nổ tung xã hội dân sự phương Tây mới có thể ngăn chặn nó trượt
xuống tình trạng bạo ngược của chế độ toàn trị. Đồng thời những thũ
lĩnh băng đảng-cầm quyền cũng nhận thức được hậu quả của các phong
trào chống đối đó, họ sẽ phải cố giữ cho mọi việc nằm trong “khuôn khổ”,
không dám làm những việc có thể đưa đến sự giận dữ của toàn xã hội.

Hannah Arendt cũng có quan niệm phê phán đối với xã hội hạt nhân
phương Tây, cũng như nguyên tắc dân chủ đại diện và phổ thông đầu
phiếu. Lí tưởng của bà là nền dân chủ và tự do của các thành phố-quốc

110 | 484
gia Hi lạp cổ đại chứ không phải là các nước Âu, Mĩ ngày nay. Theo quan
niệm của bà chính các thành phố-quốc gia Hi lạp cổ đại, nhỏ bé, nơi các
vấn đề quan trọng sống còn được giải quyết trong các cuộc hội nghị toàn
dân mới đúng là “vương quốc của tự do”. Dân chủ tại các quốc gia đó
được xây dựng trên cơ sở sự tham gia của toàn dân vào đời sống xã hội,
trong khi ngày nay người ta chỉ chú ý đến đời sống riêng tư. “Tham gia”
đòi hỏi người ta phải nỗ lực và tích cực chứ không đơn thuần là đi bỏ
phiếu. Tương tự như các thành phố-quốc gia, Arendt cho rằng môi
trường thuận lợi nhất cho người ta “tham gia” chính là các tổ chức tự
nguyện ở địa phương được thành lập theo sáng kiến của chính người dân.
Không phải ngẫu nhiên mà bà coi một trong những hậu quả nghiệm
trọng nhất của chế độ toàn trị chính là việc đàn áp sáng kiến tự do, tự
phát của con người và chính những sáng kiến đó là biểu hiện của tinh
thần cuộc chiến đấu chống lại chế độ toàn trị. Một nhà nghiên cứu nổi
tiếng khác, ông Erich Fromm cũng có quam điểm tương tự. Nhà nghiên
cứu chế độ toàn trị người Pháp, Guy Debord, coi những cuộc hội nghị của
người lao động và các hội đồng đại biểu của họ là phương cách duy nhất
để thiết lập mối liên kết sống động giữa người với người và đấy cũng là
quá trình tạo lập sự quản lí xã hội một cách trực tiếp.

111 | 484
Liệu có mâu thuẫn không? Chính các hệ thống toàn trị cũng đã từng
lợi dụng tính tích cực của quần chúng – “sáng tạo sống động của quần
chúng”, như V. Lênin từng viết và Hitler từng sử dụng. Nhưng tất cả
những sáng kiến của quần chúng trong các chế độ và phong trào toàn trị
là được tổ chức, hướng dẫn, điều khiển từ bên trên, bởi lãnh tụ, còn
những người bị lôi kéo vào chỉ là những con rối chứ không phải là những
người tự nguyện tham gia để góp phần tổ chức chính đời sống của mình,
theo ý mình.

Ngoài ra liệu có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc hạt
nhân hoá xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp, sự ghẻ lạnh của con
người với nhau, sự phát triển của bộ máy quan liêu và các phương tiện
điều khiển dư luận nếu không quay về với đời sống phù hợp tự nhiên.

Một người vô chính phủ, thành viên tích cực của phong trào FORA
(một liên hiệp công đoàn có khoảng 200.000 đoàn viên, có thời là liên
hiệp công đoàn lớn nhất Argentina) Abad de Santilian từng tuyên bố:
“Không chỉ chủ nghĩa phát xít mà ngay nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa
cũng là một hình thức bạo hành nguy hiểm nhất.... Bộ máy tư bản, nếu
nó vẫn cứ còn như hiện nay thì trong tay chúng ta nó sẽ không phải là
phương tiện để giải phóng con người, con người sẽ vẫn bị cái cơ chế này
đè nén”. Santilian còn tuyên bố: “Công nghiệp hoá không phải là điều

112 | 484
kiện cần. Con người đã sống hàng ngàn năm không có công nghiệp hoá,
hạnh phúc của con người không phụ thuộc vào công nghiệp hoá”. Một
người vô chính phủ Argentina khác, ông Ismael Marti, từng nói: “Không
được chỉ nghĩ đến sản xuất mà phải nghĩ nhiều đến con người. Không
phải con người sống vì xã hội mà xã hội có là vì con người”. Ông còn kêu
gọi «trở về với tự nhiên, trở về với đời sống nông nghiệp. Chỉ có như vậy
ta mới có thể vượt qua được nền sản xuất hàng hoá và trở về với cách phân
phối tự nhiên”.

Có thể giả định rằng một phần nào đó của công nghệ hiện đại sẽ được
sử dụng vào mục đích giải phóng con người và xã hội, nhưng tất cả các
công nghệ đó sẽ chẳng mang lại điều gì khác hơn là tái tạo lại sự ghẻ lạnh
giữa người với người và sự mất tự do (dù là dưới một dạng khác). Vì rằng
những tập thể tự quản nhỏ sẽ không thể nào kiểm soát được quá trình sản
xuất và trao đổi cực kì phức tạp, vốn là một phần tất yếu của các hệ thống
công nghiệp và hậu công nghiệp toàn cầu hiện nay, họ không thể nào
hiểu được bản chất của quá trình này. Việc hiểu biết một cách vụn vặt, rời
rạc chứ không phải tổng thể cả quá trình sẽ đưa đến việc quá chuyên môn
hoá và nhóm nọ không thể nào hiểu được mục đích cũng như quyền lợi
của các nhóm khác (như thế sẽ không thể nào quản lí được xã hội). Như
vậy là nhất định phải thành lập một bộ máy quan liêu-kĩ trị, bộ máy đó sẽ

113 | 484
làm nhiệm vụ điều tiết toàn bộ xã hội. Công nghệ hậu công nghiệp sẽ
cung cấp cho bộ máy đó những khả năng chưa từng có và sẽ dẫn tới
những hình thức kiểm soát xã hội toàn trị mới về chất.

Lịch sử hiện đại phương Tây đã từng biết đến các phong trào quần
chúng mạnh mẽ bao gồm cả các thành tố tự quản. Nhờ kết hợp các hành
động bất tuân dân sự (biểu tình phản đối, bãi công, phong toả các con
đường…) và các hoạt động có tính xây dựng như thành lập các hiệp hội
độc lập, các quĩ tương trợ, các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ, trường học,
chính quyền tự quản, các trung tâm văn hoá, nên các phong trào này đôi
khi đã giành được những thành tích đáng kể. Như vậy là, quần chúng,
một mặt đã cố gắng điều chỉnh hành vi của chính quyền, nhưng mặt khác
đã cố gắng thành lập ra những hệ thống xã hội trên cơ sở đồng thuận và
tôn trọng quyền cũng như sự tự do của mỗi thành viên. Nói một cách
khác đây chính là những nhóm nhỏ trong đó mọi người quan hệ với nhau
một cách thân thiện và gắn bó với nhau nhờ sự tương đồng về quyền lợi.
Các nhóm đó tạo cho người ta điều kiện tham gia trực tiếp vào việc giải
quyết các vấn đề, sống một cách trọn vẹn chứ không chỉ là người tham gia
vào các vở kịch do các phương tiện thông tin đại chúng, nhà nước và các
công ty lớn đạo diễn nữa.

114 | 484
Trong những năm 70 và 80 ở Cộng hoà dân chủ Đức đã từng có những
phong trào quần chúng rộng lớn trong việc bảo vệ môi sinh, chủ yếu là để
chống lại việc xây dựng các nhà máy điện và các cơ sở hạt nhân khác. Đã
có hàng triệu người tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối và phong toả
các công trường xây dựng. Phong trào này đã xây dựng được các cơ sở hạ
tầng song hành với những cơ sở chính thức, của nhà nước. Hàng chục
ngàn người tham gia vào các hợp tác xã. Trên thực tế những người tham
gia phong trào không chỉ ngăn chặn chương trình hạt nhân mà trong
nhiều trường hợp đã tự xây dựng được những cơ sở mới cho cuộc sống của
cá nhân mình.

Năm 1985 ở Pháp đã có phong trào phản đối chương trình cải cách giáo
dục, đánh vào túi tiền của tầng lớp sinh viên nghèo. Tất cả các trường đại
học đều tham gia bãi khoá, riêng ở Paris đã có hơn một triệu sinh viên
tham gia biểu tình phản đối. Kết quả: nhiều mục của chương trình cải
cách đã phải huỷ bỏ.

Năm 1988 ở Anh có phong trào chống lại cải cách thuế khoá của chính
phủ Thatcher. Chương trình này rõ ràng là một sự thụt lùi vì nó bổ một
mức thuế đổ đồng theo đầu người, không phụ thuộc vào thu nhập thực
tế. Hàng trăm ngàn người đã xuống đường biểu tình. Mười bốn triệu
người không chịu đóng thuế. Tại trung tâm London có 250 ngàn người

115 | 484
tham gia biểu tình và đụng độ với cảnh sát. Kết quả: mức thuế không
được lòng dân bị bãi bỏ.

Năm 1995 tại Pháp 2 triệu công nhân và sinh viên đã tham gia một
cuộc bãi công, bãi khoá kéo dài đòi huỷ bỏ một loạt cải cách hướng đến
cắt bớt các ưu đãi xã hội và giảm hưu bổng. Các hiệp hội công nhân và
sinh viên xuất hiện khắp nơi. Chính các tổ chức này chứ không phải bộ
máy công đoàn chính thức, quan liêu quyết định phương sách đấu tranh
và tiến hành đàm phán với chính quyền. Kết quả là chính phủ phải đưa
một loạt sửa đổi chương trình cải cách.

Như nhà sử học và chính trị học hiện đại người Ý, Marco Revelli, đã
viết: “Ta không nói về các cuộc cải tạo lớn, về đường sắt cao tốc, là những
công trình có đầu tư lớn và hệ thống trung ương tập quyền. Ta nói về y tế
cơ sở. Về giao thông trong các khu đô thị, về vệ sinh công cộng, về tổ
chức thời gian rỗi, về giáo dục và nâng cao tay nghề, những việc đó có thể
được các tổ chức tự quản hay các cá nhân riêng lẻ thực hiện, trên cơ sở tự
nguyện... Khi đó sẽ cần đặt địa phương lên trước trung ương. Đồng thời
sẽ phải công nhận “giá trị như nhau” của những khác biệt, sự thống nhất
trong đa dạng và tiến đến một tình đoàn kết bình đẳng trong xã hội”

Những phong trào như vậy có trở thành một phản-lực mà từ đó sẽ xuất

116 | 484
hiện các quan hệ phi độc đoán, phi toàn trị, các quan hệ dựa trên sáng
kiến của chính quần chúng, dựa trên phong trào tự quản? Các sáng kiến
đó có đủ sức ngăn chặn cuộc tấn công của làn sóng toàn trị mới? Chỉ có
thời gian mới trả lời được mà thôi.

Nguồn: Mikhail Magid. Chế độ toàn trị - tương lai tươi sáng hay là quá khứ
tối tăm (bản dịch của Phạm Nguyên Trường). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://phamnguyentruong.blogspot.com/2011/06/mikhail-magid-che-o-
toan-tri-tuong-lai_14.html>

117 | 484
BÀI HAI

NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ


Tác giả: Nadegda Kuznetsova

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

Khái niệm chung về chế độ toàn trị

Chế độ toàn trị không ngừng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu.

Đây là một trong những đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa chính
trị học hiện đại. Đối với nước ta thì vấn đề này không chỉ mang ý nghĩa
hàn lâm.

Nghiên cứu chủ nghĩa toàn trị có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn chuyển
tiếp của nước Nga từ chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ.

Hệ thống chính trị được hiểu là toàn bộ các thể chế chính trị, các chủ
thể quyền lực và quan hệ gữa các chủ thể đó, các quá trình diễn ra trong
các chủ thể đó khi thực thi quyền lực. Tổ chức chính trị bao gồm tổ chức
bộ máy quyền lực, quan hệ giữ nhà nước và xã hội.

118 | 484
Các thể chế và tổ chức chính trị (chính phủ, đảng phái…) là những
thành phần của hệ thống chính trị.

Chính phủ, cơ quan thực thi quyền lực là thể chế quan trọng nhất, các
thể chế khác phải quần tụ xung quanh nó.

Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì quan hệ chính trị, chế độ
chính trị, tính chất chính thống của chính quyền và các hoạt động chính
trị cũng phải được coi là thành phần của hệ thống chính trị.

Dưới đây hệ thống chính trị của chế độ toàn trị sẽ luôn luôn đặt trong
tương quan với chế độ dân chủ-tự do, một đối cực của chủ nghĩa toàn trị.
Theo Friedrich von Hayek thì “bất cứ cái gì ngược với chủ nghĩa tự do thì
đều là toàn trị cả”.

Phân tích so sánh hai hệ thống trái ngược nhau – toàn trị và dân chủ tự
do (hay dân chủ lập hiến) – sẽ cho ta thấy rõ những đặc trưng cơ bản của
chế độ toàn trị.

Các chế độ toàn trị được đem ra so sánh là nước Đức phát xít và Liên
Xô.

Xin được nói thêm rằng Liên Xô dưới thời Stalin (1929-1953) gần với
mô hình toàn trị “lí tưởng” hơn là giai đoạn trước và sau đó. Nền chuyên
chính Bolsevich dưới thời Lenin và những năm ngay sau khi ông qua đời

119 | 484
cũng như chế độ hậu Stalin không phải là chế độ toàn trị “lí tưởng” như
dưới thời Stalin.

Trong trường hợp lí tưởng nhất chức năng của hệ thống chính trị
trong các nước dân chủ là phát hiện ra các quyền lợi khác nhau của xã hội,
tạo ra sự đồng thuận, “đưa về mẫu số chung”, tìm cách giải quyết một
cách dân chủ, một cách văn minh các mâu thuẫn xã hội.

Chỉ trong mối liên hệ với “môi trường bên ngoài”, với các lĩnh vực hoạt
động kinh tế, xã hội và tinh thần hệ thống chính trị mới có thể thực hiện
được chức năng nêu trên.

Bản thân hệ thống chính trị trong các nước dân chủ chỉ là một phần
(tiểu hệ thống) của cả hệ thống xã hội.

Nói chung toàn bộ xã hội có thể được coi là tập hợp của các hệ thống:
kinh tế, xã hội, tinh thần và chính trị (các lĩnh vực xã hội và tinh thần
đến lượt mình lại tạo thành hệ thống xã hội dân sự).

Trong đó hệ thống chính trị liên hệ với các hệ thống khác nhưng
không được đàn áp chúng để không dẫn tới sự thoái hoá toàn bộ xã hội
cũng như thoái hoá chính hệ thống chính trị.

120 | 484
Chúng ta phải ghi nhận ngay rằng trong chế độ toàn trị chỉ tồn tại có
một hệ thống, đấy là chính trị, ngoài ra không còn một tiểu hệ thống nào
khác.

Hệ thống chính trị đã nuốt chửng hệ thống xã hội, tinh thần và cả


kinh tế. Trong chế độ toàn trị không có xã hội dân sự, toàn bộ xã hội đã
bị khuất phục và hoàn toàn tuân phục nhà nước toàn trị (Đúng hơn phải
nói rằng toàn bộ xã hội và nhà nước đã bị độc đảng cầm quyền nuốt
chửng).

Tất cả các mặt của đời sống xã hội bị trộn lộn làm một. Đặc điểm quan
trọng nhất của chế độ toàn trị là sự hợp nhất một cách tuyệt đối tất cả các
lĩnh vực của đời sống. Chế độ toàn trị cố gắng xoá nhoà gianh giới giữa cá
nhân, gia đình, xã hội, nhà nước, lãnh tụ, đảng, quần chúng.

Cả nhà nước và xã hội đều bị đảng cầm quyền nuốt chửng, còn văn hoá
tinh thần, bao gồm văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức thậm chí cả
khoa học đều bị hệ tư tưởng toàn trị nuốt chửng.

Công cụ quan trọng nhất để biến xã hội thành đám đông vô tổ chức,
thành các cá nhân “hạt nhân” chính là khủng bố.

121 | 484
Sau khi mất hết các mối liên hệ theo chiều ngang giữa người với người,
các cá nhân trở thành đơn độc, trở thành một mình đối diện với đảng-nhà
nước.

Tất cả tổ chức đều phải bị giải tán bởi vì chúng có thể cản trở sự thống
trị của đảng cầm quyền, ngăn chặn quyền lực của nó đối với xã hội. “Chế
độ toàn trị luôn luôn biến các giai cấp thành đám đông”, Hannah Arendt
đã viết như thế.

Không gian chính trị (lĩnh vực hoạt động của chính trị, chính quyền và
tư tưởng) đã bao trùm lên toàn bộ xã hội, mọi biểu hiện của đời sống con
người đều bị đặt dưới sự giám sát của chính trị.

Trong chế độ toàn trị hoạt động chính trị là vô giới hạn cho nên không
gian chính trị cũng là vô cùng tận, không có biên giới.

Như vậy nghĩa là trong chế độ toàn trị khái niệm “phi chính trị” là
không tồn tại. Chỉ thị của chính quyền và tư tưởng của đảng cầm quyền
ngấm vào tất cả các tế bào của cơ thể xã hội, ngấm vào kinh tế, văn hoá,
và đời sống, kể cả riêng tư cũng như đời sống xã hội của cá nhân. Ngay các
giá trị đạo đức cũng được nhà nước toàn trị ấn định.

Tất cả các quyết định của chính quyền đều mang tính chất chính trị và
đều được biện giải về mặt tư tưởng (nhưng thực ra sự biện giải chỉ là để

122 | 484
che đậy lí do thực sự của những quyết định đó). Ngay Lenin, người tạo lập
cơ sở của nhà nước toàn trị đầu tiên trong lịch sử loài người đã đòi hỏi sự
kiểm soát toàn diện của đảng đối với đời sống xã hội:

“Hiến pháp Liên Xô cả về mặt luật pháp lẫn thực tiễn được xây dựng
trên cơ sở là đảng uốn nắn, ấn định và xây dựng theo một nguyên tắc duy
nhất”, ông đã tuyên bố như vậy vào năm 1920.

Cũng trong năm đó ông còn viết: “Không một vần đề chính trị hay tổ
chức nào do bất kì cấp chính quyền nào giải quyết mà không có chỉ đạo
của Ban chấp hành trung ương”.

Nhưng Lenin đã không đưa được sự kiểm soát toàn diện của đảng đối
với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội tới thắng lợi cuối cùng.

Từ đặc điểm của chế độ toàn trị là ngoài hệ thống chính trị ra, tất cả
các hệ thống khác của đời sống xã hội đều không tồn tại, chúng đã bị trộn
lộn vào làm một, được một hệ tư tưởng duy nhất thấm đẫm và cố kết, tất
cả đều được chỉ huy và kiểm soát từ một trung tâm, có thể rút ra đặc điểm
thứ hai của chế độ toàn trị: đấy là về nguyên tắc, chế độ này không thể
“học hỏi” được vì nó không có mối liên hệ ngược giữa quyết định của
chính quyền và phản ứng của xã hội.

123 | 484
Chính quyền chỉ tác động lên xã hội khi đưa ra một quyết định hay
thực hiện một bước đi nào đó; không có một tín hiệu nào theo hướng
ngược lại, những người ra quyết định không hề biết hay không cần biết
phản ứng của xã hội đối với quyết định của mình.

Một đặc điểm nữa của chế độ toàn trị là mặc dù xã hội bị chính trị hoá
từ trên xuống dưới, hoạt động chính trị thực sự chỉ xảy ra trên đỉnh cao
nhất của kim tự tháp quyền lực.

I. Cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của chế độ toàn trị

Sau khi đã xem xét các đặc trưng cơ bản của chế độ toàn trị chúng ta sẽ
tiến hành khảo sát cơ cấu và các nguyên lí hoạt động chủ yếu của nó.

Trước hết ta xét nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống chính trị trong chế độ
toàn trị. Nếu trong chế độ dân chủ lập hiến nhiệm vụ của hệ thống chính
trị là điều hoà và kết hợp các quyền lợi của các nhóm xã hội khác nhau, là
giải quyết các xung đột quyền lợi của các nhóm đó bằng con đường dân
chủ và văn minh thì trong chế độ toàn trị hệ thống chính trị có nhiệm vụ
tái tạo, củng cố và mở rộng quyền lực của nhóm quan liêu đương quyền.
Nếu trong chế độ dân chủ tự do, hệ thống chính trị phục vụ xã hội thì
trong chế độ toàn trị toàn bộ xã hội phải phục vụ hệ thống chính trị.

124 | 484
Hệ thống chính trị của chế độ toàn trị bao gồm bộ máy chính trị quan
liêu và một loạt phương tiện (bộ máy tuyên truyền, cảnh sát mật, v.v.) để
đảm bảo cho nó tiếp tục nắm giữ quyền lực.

Phương tiện quan trọng nhất là đảng toàn trị, còn đặc điểm nổi bật
nhất của hệ thống chính trị toàn trị là độc đảng và phù hợp với nó là tư
tưởng nhất nguyên.

Sau khi đã tiêu diệt các đảng phái khác, sau khi đã hợp nhất bộ máy
đảng với bộ máy nhà nước và đàn áp sinh hoạt có tính chất tự trị trong
nội bộ đảng, chính đảng toàn trị này trở thành trụ cột của bộ máy nhà
nước và bộ máy quản lí nằm trong tay những nhân vật chóp bu của đảng.

Trong hệ thống toàn trị, đảng chính là kênh cho người ta thăng tiến vì
nó nắm toàn quyền trong việc chỉ định các chức vụ từ lớn đến bé. Chỉ có
đảng viên mới được giữ các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước,
trong các đơn vị sản xuất, trong quân đội, trong lĩnh vực ngoại giao và tất
cả các lĩnh vực khác.

Vì vậy vào đảng là con đường duy nhất để có thể leo lên.

Như vậy đảng toàn trị (“Đảng ngoại vi”, theo cách gọi của George
Orwell) là đội hậu bị cho bộ máy đảng trị thành lập ra những bộ máy quan

125 | 484
liêu dưới quyền khác như hành chính, kinh tế, công đoàn, tư tưởng-văn
hoá, quân sự, v.v.

Ngoài ra “Đảng ngoại vi” còn là chỗ để lôi kéo những thành phần tích
cực, có chí tiến thủ của xã hội; nếu đảng không kết nạp họ thì những cá
nhân tích cực này sẽ là mối đe doạ tiềm ẩn đối với chế độ toàn trị.

“Không thể quản lí được khối quần chúng đã biến thành một lũ tiểu
nhân… nếu không phân tách chúng thành giai cấp. Chế độ đảm bảo cho
mình một cơ sở tự nguyện vững chắc bằng cách liên tục lôi kéo những
thành phần tích cực và tài năng từ nhân dân để lập nên tầng lớp thượng
lưu mới.”

Một điểm quan trọng cần phải nhấn mạnh là sau khi thiết lập được nền
chuyên chế độc đảng thì chính đảng lại phân thành “đảng nội bộ” (bộ máy
có đặc quyền đặc lợi) và “Đảng ngoại vi” (các đảng viên thường) theo thuật
ngữ của G. Orwell.

Như vậy nghĩa là nhóm cầm quyền đầu sỏ của đảng phát triển ngay từ
trong nội bộ đảng mà cơ sở của nó, đối với đảng Bolsevich thì là “những
người cách mạng chuyên nghiệp” của Lenin; còn đối với đảng phát xít thì
là bộ máy của Đảng Quốc Xã. Đặc quyền đặc lợi của những người cầm
quyền phụ thuộc trực tiếp vào vị trí của họ trên nấc thang quyền lực của
bộ máy.
126 | 484
Giai cấp cầm quyền đảng trị này (ở nước Đức phát xít họ được gọi là
“tập đoàn các nhà lãnh đạo chính trị”, còn ở Liên Xô thì gọi là
“nomenklatura”) tồn tại không phải trên cơ sở sở hữu tài sản mà là trên cơ
sở nắm giữ quyền lực.

Nếu trong các xã hội có giai cấp, được Karl Marx phân tích, thu nhập
của một người trong giai cấp bóc lột phụ thuộc trực tiếp vào số tài sản mà
hắn sở hữu thì trong chế độ toàn trị thu nhập phụ thuộc vào mức độ
tham gia của hắn vào bộ máy quyền lực, vào quyền lực mà hắn nắm giữ.

Chính sự tồn tại của giai cấp quan liêu nắm quyền lực chính trị này là
nguyên nhân sinh ra hiện tượng sùng bái lãnh tụ.

Lãnh tụ toàn trị được gán cho những tính chất siêu phàm: không bao
giờ sai, biết tuốt, sức mạnh vô địch, có thể suy nghĩ cho tất cả mọi
người…

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là bộ máy quan liêu đảng trị
cần có ở trên đầu mình một siêu trọng tài, bất khả xâm phạm, một người
có thể giải quyết mọi mâu thuẫn trong nội bộ nhóm chóp bu đương
quyền và đảm bảo cho nó quyền lực và đặc quyền đặc lợi.

“Thần thánh hoá Stalin là một thành tố tất yếu của chế độ”, Lev
Trotski đã viết như thế năm 1936. “Bộ máy quan liêu cần một trọng tài

127 | 484
bất khả xâm phạm, một cố vấn tối cao, nếu ta không muốn gọi đấy là một
vị hoàng đế, nó sẽ đặt ngay lên vai mình kẻ đáp ứng được tham vọng bá
chủ của nó”.

Milovan Djilas cũng có quan điểm tương tự: “Hôm nay tôi có thể nói
rằng việc thần thánh hoá Stalin, hay như người ta nói “tệ sùng bái cá
nhân” Stalin không phải chỉ do ông ta tạo ra mà chủ yếu là do những
người xung quanh ông ta, do bộ máy quan liêu cố tình tạo ra, bộ máy này
cần một lãnh tụ như vậy”.

Hitler đã nói thẳng như vậy với những đồng đảng của mình: “Tất cả
những gì các anh đạt được là nhờ có tôi. Tất cả những gì tôi đạt được là
nhờ có các anh”.

II. Lãnh tụ toàn trị – điều kiện cần của hệ thống toàn trị

Lãnh tụ toàn trị là trung tâm châu tuần những mục đích ích kỉ của những
người cầm quyền quan liêu và chính những người này tạo ra tệ sùng bái
lãnh tụ đối với cá nhân ông ta.

Max Weber là người đã nghiên cứu một cách kĩ lưỡng vấn đề lãnh tụ
siêu nhân và chỉ rõ rằng nếu lãnh tụ không còn đảm bảo quyền lợi cho các
đệ tử thì tiền đề cho việc mất uy tín đã hiện hữu.

128 | 484
Lí do thứ hai là đảng toàn trị có tham vọng trở thành người nắm được
chân lí tuyệt đối, không bao giờ sai.

Sự tự thần thánh hoá này của đảng được thể hiện trong sự sùng bái
lãnh tụ và gán những tham vọng nói trên của đảng cho lãnh tụ của mình.

Lí do thứ ba của việc thần thánh hoá lãnh tụ là ước muốn thần phục
chúa tể của đám đông hạt nhân hoá, đám đông muốn khuất phục ngay
một người có uy tín và nó lập tức biến người này thành một vị thánh sống
(Cơ chế tâm lí của hiện tượng này đã đuợc S. Freud phân tích trong tác
phẩm: “Tâm lí đám đông và phân tích cái Tôi” (“Massenpsychologie und
Ich-Analyse”)

Cần phải nhấn mạnh rằng sau khi lãnh tụ siêu nhân chết thì việc sùng
bái lập tức chuyển ngay sang người kế vị dù đấy chỉ là một kẻ rất tầm
thường.

Ở đây xảy ra hiện tượng mà M. Weber gọi là “chính thức hoá và phi cá
nhân hoá” tính chất thần thánh của lãnh tụ, nghĩa là tự động chuyển
những tính chất siêu phàm và uy tín đặc biệt của lãnh tụ sang cho người
kế nhiệm. Theo Weber tính chất thần thánh của lãnh tụ đã được “chính
thức hoá”, nghĩa là gắn kết với một chức vụ nhất định và lập tức chuyển
sang cho người nắm vị trí đó không phụ thuộc vào phẩm chất cá nhân của
hắn.
129 | 484
Hiện tượng này chỉ có thể quan sát được trong các chế độ cộng sản vì
chúng tồn tại trong một thời gian dài (so với chế độ phát xít).

Việc sùng bái người lãnh đạo mới của đảng xảy ra là vì sau khi lãnh tụ
thần thánh chết thì những nhân tố tạo nên việc thần thánh hoá đó lại tự
động được kích hoạt. Vì vậy đúng ra không nên nói đến tệ sùng bái cá
nhân lãnh tụ toàn trị vì cá nhân không có vai trò quan trọng mà phải nói
đấy là tệ sùng bái cái ghế, nghĩa là sùng bái chức vụ, sùng bái địa vị của
người lãnh đạo đảng.

“Tại sao lại gọi việc thần thánh hoá đó bằng một từ rất tù mù là sùng
bái cá nhân?”, V.A. Antonov-Ovseenko viết. “Sùng bái quyền lực, sùng bái
cái ghế của bí thư thứ nhất – gần với sự thật hơn”.

III. Cơ cấu của đảng toàn trị – cơ cấu của nhà nước toàn

Các nguyên tắc lãnh đạo đảng được Lenin chuyển thành nguyên tắc quản
lí nhà nước. “Mục đích được Lenin theo đuổi một cách nhất quán”, N. A.
Berdiaev đã viết, “là tạo ra một đảng mạnh, một thiểu số có tổ chức và kỉ
luật sắt, dựa trên thế giới quan mác-xít cách mạng hoàn chỉnh. Đảng phải
có một chủ thuyết trong đó mọi điều đều đã hoàn thiện và đảng phải
chuẩn bị để quản lí toàn diện xã hội. Bản thân đảng là một tổ chức cực kì
tập trung nghĩa là một nền chuyên chế trong một không gian hẹp. Mỗi
130 | 484
đảng viên phải khuất phục chế độ chuyên chế của trung ương. Đảng
Bolsevich do Lenin thành lập trong nhiều năm trời phải đóng vai trò mô
hình tổ chức cho cả nước Nga trong tương lai. Nước Nga quả thật đã được
tổ chức theo mô hình tổ chức của đảng Bolsevich. Tất cả nước Nga, toàn
thể dân tộc Nga phải chịu khuất phục không chỉ chế độ chuyên chế của
đảng cộng sản, ban chấp hành trung ương của nó mà còn phải khuất
phục, cả trong tư tưởng, cả trong tâm hồn, học thuyết của nền độc tài
cộng sản. Lenin phủ nhận tự do trong nội bộ đảng và sự phủ nhận này
được chuyển sang cho toàn thể nước Nga”.

Đấy chính là nền chuyên chế của một thế giới quan mà Lenin đã chuẩn
bị.

Như vậy nghĩa là đảng toàn trị ngay từ trước khi chiếm được chính
quyền đã thai nghén trong lòng nó hệ thống chính trị của chế độ toàn trị,
chế độ sinh hoạt đảng báo trước chế độ chính trị mà nó thiết lập, đảng
toàn trị là phôi thai, là “hạt mầm” nảy nở ra nhà nước toàn trị.

Tất cả các tổ chức còn lại trong chế độ toàn trị (thanh niên, công đoàn,
thể thao…) trên thực tế chỉ còn là những chi nhánh của đảng độc quyền,
đảng dùng những tổ chức này để kiểm soát tư tưởng và hành vi của những
người không phải là đảng viên.

131 | 484
Xã hội toàn trị được T. Riga gọi một cách chính xác là xã hội của chỉ
một tổ chức. Đó là một xã hội không có những tổ chức tồn tại một cách
độc lập.

Những tổ chức tồn tại trong xã hội chỉ là các công cụ của bộ máy quan
liêu của đảng, là những mắt xích trung gian giữa đảng và quần chúng.

Tất cả các tổ chức đó (trong chế độ toàn trị “toàn hảo” mọi người dân
đều phải tham gia vào một hoặc nhiều tổ chức nào đó) thực ra chỉ là
những bộ phận của một tổ chức to lớn duy nhất do bộ máy của đảng quản
lí.

Như vậy nghĩa là trong xã hội toàn trị, một mặt là một đám đông vô tổ
chức vì mọi liên kết theo chiều ngang giữa các cá nhân bị phá vỡ, nhân
dân bị biến thành đám đông ô hợp của những cá nhân hạt nhân hoá; mặt
khác lại được tổ chức theo chiều dọc vì tất cả mọi cá nhân đều phải tham
gia vào một tổ chức xã hội có tính chính thức nào đó. Xuất hiện một tổ
chức kết cấu vững chắc theo chiều dọc, nhưng các thành phần cấu tạo nên
tổ chức đó chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát dân chúng chứ không thể hiện
quyền lợi và cũng không bảo vệ các thành viên của mình.

Độc đảng (chuyên chính của một đảng) nhất định sẽ dẫn tới độc quyền
tư tưởng (một hệ tưởng chính thức buộc mọi người phải công nhận và
xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống con người). Hệ tư tưởng toàn trị
132 | 484
trước hết là phương tiện loè bịp quần chúng và củng cố quyền lực của bộ
máy đảng. Hệ tư tưởng toàn trị có thể được định nghĩa như là “nhận thức
sai lạc”, phản ánh chủ yếu quyền lợi vật chất của tầng lớp nắm quyền lực
chính trị và xuyên tạc các mối quan hệ xã hội, che dấu bản chất thật sự
của chính xã hội đó.

Chính tầng lớp chóp bu nắm quyền đứng trên học thuyết của mình và
chẳng có mối quan hệ gì với nó cả. Như H. Rauschning, một chiến hữu
của Hitler, sau này chạy sang Mĩ vì thất vọng với chủ nghĩa phát xít đã
nói: “Học thuyết là để dành cho quần chúng… Nó là phương tiện nô dịch
quần chúng. Giới tinh hoa đứng trên học thuyết. Giới tinh hoa sử dụng
nó để thực hiện tham vọng của mình”. Tất cả các lãnh tụ toàn trị đều biết
(hay chí ít cũng đoán được) rằng tất cả các phong trào quần chúng đều
cần huyền thoại, huyền thoại là để nô dịch quần chúng. Trong một bài
nói chuyện, Mussolini đã phát biểu về quan hệ của lãnh tụ toàn trị và tầng
lớp ưu tú đối với hệ tư tưởng (huyền thoại) mà nó tuyên truyền như sau:
“Chúng tôi tạo ra huyền thoại; huyền thoại là niềm tin, là lòng nhiệt tình;
nó không phải là hiện thực, nó là động lực và hi vọng, là niềm tin và lòng
dũng cảm”.

Lãnh tụ đứng đầu phong trào biết rõ”, Karl Mannheim đã viết, “rằng
tất cả các tư tưởng chính trị và lịch sử chỉ là huyền thoại. Ông ta tránh

133 | 484
được tác động của những tư tưởng đó, nhưng ông ta đánh giá cao chúng…
vì chúng… kích động lòng nhiệt tình, khởi động những tình cảm… những
tầng tâm thức phi lí trong con người và chính những tầng này đưa người
ta đến những hành động chính trị”.

Hành động của các viên chức quan liêu của đảng thường thường không
được quyết định bởi hệ tư tưởng chính thức mà được quyết định bởi ước
muốn củng cố và mở rộng quyền hành của mình.

Như vậy nghĩa là trong chế độ toàn trị dường như cùng một lúc tồn tại
hai hệ tư tưởng. Một là hệ thống giá trị dành cho bộ máy lãnh đạo chính
trị và thứ hai là để dành cho toàn bộ quần chúng còn lại.

IV. Công tác tư tưởng trong nhà nước toàn trị

Trong chế độ toàn trị công tác tư tưởng thực hiện một số chức năng sau:

1. Chức năng chính, chức năng chủ yếu là hợp thức hoá chế độ hiện
thời. Công tác tư tưởng phải thường xuyên biện giải cho việc nắm quyền
của đảng và lãnh tụ. Tán dương quá khứ, vẽ ra tương lai tươi sáng mà
đảng và lãnh tụ đang toàn tâm toàn ý xây dựng.

Tuyên truyền cả những qui luật (lịch sử và sinh học) nhờ đó mà dường
như chế độ hiện hành nhất định sẽ chiến thắng.

134 | 484
Hòn đá tảng trong hệ tư tưởng toàn trị là lời khẳng định rằng chế độ
xã hội hiện thời được thiết lập là do nhu cầu tất yếu của lịch sử và tự
nhiên. Trong trường hợp chủ nghĩa cộng sản thì đấy là chiến thắng tất
yếu của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản và chế độ xã hội chủ nghĩa
nhất định sẽ thành công.

Trong trường hợp chủ nghĩa phát xít thì đấy là khẳng định rằng động
lực của lịch sử là cuộc đấu tranh giữa các dân tộc và các giống người, trong
cuộc đấu tranh đó sẽ diễn ra quá trình chọn lọc tự nhiên, mạnh được yếu
thua.

Theo đó chủ nghĩa toàn trị xuất hiện là do nhu cầu của lịch sử (chủ
nghĩa cộng sản) hay nhu cầu sinh học (chủ nghĩa phát xít). Nó chỉ thực
hiện ý chí của lịch sử hay tự nhiên khi tiến hành tiêu diệt “các giai cấp bóc
lột” hay các “chủng tộc hạ đẳng” vì một chế độ hoàn thiện hơn mà thôi.

2. Chức năng thứ hai là động viên quần chúng thực hiện các nhiệm cụ
do chế độ đặt ra. Chế độ toàn trị cố gắng giữ cho quần chúng luôn ở
trong tình trạng khích động vì khi tình trạng căng thẳng xã hội giảm thì
sẽ xuất hiện vấn đề tự do chính trị. Vì vậy chế độ toàn trị luôn luôn giữ
vững và hướng dẫn tính tích cực của quần chúng, bằng cách tìm ra những
kẻ thù mới, chuẩn bị chiến tranh hay các phong trào, có khi là phong trào
thực hiện những kế hoạch kinh tế vĩ đại. Việc động viên quần chúng dĩ

135 | 484
nhiên là được thực hiện từ trên xuống bằng biện pháp cưỡng ép hoặc lừa
mị về tư tưởng.

3. Chức năng thứ ba, có thể gọi theo Aleksandr L’vovich Shapiro, là
“làm tê liệt về đạo đức”. Để có thể biến một người được giáo dục theo
tinh thần Cơ đốc giáo thành công cụ trong tay chế độ toàn trị nhằm buộc
anh ta thực hiện các kế hoạch tội lỗi của chế độ thì cần phải cung cấp cho
anh ta một tập hợp các tiêu chuẩn đạo đức, hay các điều răn mới (theo
Hannah Arendt thì điều răn đầu tiên là: “Ngươi phải giết”).

Hệ tư tưởng toàn trị gần giống với tôn giáo, nó có xu hướng không chỉ
cải biến hiện thực khách quan mà cải biến cả bản chất con người, nó cung
cấp cho người ta những nguyên tắc đạo đức và giá trị mới, sau khi đã tiếp
thu những giá trị này thì công dân của nhà nước toàn trị không hề cảm
thấy lương tâm dằn vặt khi thực hiện những tội ác mà nhà nước toàn trị
giao cho nữa.

Từ đó có thể thấy rằng hệ tư tưởng toàn trị làm cho người ta không
còn cảm thấy kinh tởm những hành động tội ác của chính quyền hay của
chính mình thực hiện nữa. Tư tưởng này biện hộ cho mọi hành động dã
man được thi hành nhằm chống lại kẻ thù.

Như vậy nghĩa là việc tách nhà thờ khỏi nhà nước chỉ để che đậy việc
hợp nhất nhà nước với nhà thờ kiểu khác, đấy chính là đảng toàn trị giả
136 | 484
tôn giáo. Đảng này trang bị cho mình hệ tư tưởng, giống như một giáo lí
trên cơ sở những quan niệm về trạng thái toàn thiện toàn mĩ cuối cùng
của xã hội mà loài người sẽ đạt đến bằng cách cải tạo triệt để xã hội hiện
tại.

Stalin từng tuyên bố: “Chủ nghĩa Marx là tôn giáo của giai cấp, là biểu
tượng của đức tin”. Hitler cũng cho rằng “giáo lí của nhà thờ đóng vai trò
thế nào đối với đức tin thì nguyên tắc đảng cũng có vai trò như thế đối với
một đảng chính trị kiểu mới”. Còn cương lĩnh của đảng là: “biểu tượng
chính trị của niềm tin”. Hệ tư tưởng toàn trị đã “trở thành một cái gì đó
giống như tôn giáo của nhà nước với những giáo lí đặc biệt, những cuốn
kinh, những vị thánh, những tông đồ, những vị thánh sống (lãnh tụ,
Führer, v.v.) và các buổi lễ trọng…”

Hệ tư tưởng toàn trị biện hộ cho tham vọng giải quyết được mọi vấn đề
vì nó chính là chân lí cuối cùng. Nhưng rõ ràng rằng khi tuyên bố là chân
lí tuyệt đối trong chính trị, nó đã tiêu diệt tính đa nguyên của các quan
điểm, tiêu diệt tự do lựa chọn. Tuyên bố chân lí tuyệt đối trong chính trị
nhất định sẽ dẫn đến phủ nhận tự do, phủ nhận dân chủ. Louis de Saint-
Just, một lãnh tụ phái tiền-toàn trị Jacobin, từng tuyên bố rằng: “Dưới
chế độ… dựa trên chân lí tuyệt đối… mọi đảng phái và mọi phe phái đều
là những hiện tượng lỗi thời đáng chê trách”. Chính vì vậy mà hệ tư tưởng

137 | 484
toàn trị có thái độ hoàn toàn bất dung đối với mọi trào lưu tư tưởng, mọi
quan điểm khác với nó và thái độ bất dung này ngấm vào toàn bộ hệ
thống chính trị. “Thế giới quan chân chính”, Hitler viết trong cuốn Cuộc
đấu tranh của tôi (Mein Kampf), “bất dung và không chấp nhận vai trò
“đảng giữa các đảng”; nó đòi một sự sự công nhận vô điều kiện và tuyệt
đối và đòi hỏi rằng toàn bộ đời sống xã hội phải được xây dựng trên cơ sở
những chỉ dẫn của nó. Một thế giới quan nhất quán vì vậy không thể
dung hoà với những người tiếp tục bảo vệ trật tự cũ”.

Mọi phương tiện thông tin: báo chí, đài phát thanh, phim ảnh đều
được sử dụng cho mục đích tuyên truyền; văn học nghệ thuật cũng không
thoát. Viêc nhồi sọ được thực hiện trong hệ thống giáo dục (có thể nói
rằng chế độ toàn trị xoá dần ranh giới giữa giáo dục và tuyên truyền),
trong các tổ chức chính thức mà trước hết là tổ chức của thanh thiếu
niên. Vì bộ máy đảng-nhà nước kiểm soát toàn bộ các phương tiện thông
tin đại chúng, các tổ chức xã hội và hệ thống giáo dục nên có thể nói hoạt
động tuyên truyền thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hoạt động tuyên truyền được lãnh đạo và phối hợp từ một trung tâm duy
nhất, ở Liên Xô thì đấy là một Ban trực thuộc Ban chấp hành trung ương
Đảng cộng sản Liên Xô, ở Đức thì đấy là Bộ giáo dục và tuyên truyền.

138 | 484
V. Đàn áp – một công cụ của chế độ toàn trị

Chế độ dựa trên sự độc quyền, độc đảng, độc tôn tư tưởng còn cần cả hệ
thống đàn áp để loại bỏ các đối thủ chính trị.

Cảnh sát mật do đảng thành lập có thể tiến hành thủ tiêu từng đối thủ
riêng lẻ cũng như từng nhóm xã hội, thậm chí cả các dân tộc mà chế độ
toàn trị muốn thủ tiêu.

Sau đó, như chủ nghĩa Stalin đã cho thấy, cảnh sát mật có thể được
lãnh tụ đảng sử dụng để tiêu diệt tận gốc các nhóm đối lập trong nội bộ
đảng cũng mọi đối thủ của đảng cầm quyền. Việc đàn áp kẻ thù của chế
độ có thể được thực hiện bên ngoài cũng như bên trong các cơ quan tư
pháp, mà chính các cơ quan này lại nằm dưới quyền kiểm soát toàn diện
của đảng và cảnh sát mật. Người ta đã lập ra cả một hệ thống các trại tập
trung để cách li các đối thủ chính trị. Việc đàn áp về mặt thể xác là đặc
trưng của thời kì đầu của các chế độ toàn trị. Khi các nhóm đối lập trong
xã hội cũng như trong đảng đã bị dẹp tan thì việc đàn áp dã man về thể
xác, như trong trường hợp Liên Xô đã cho thấy, có thể giảm đi và lùi lại
phía sau, nhường chỗ cho đàn áp về mặt tinh thần.

Đặc điểm của chế độ toàn trị cũng như việc đàn áp của nó là trong chế
độ toàn trị đàn áp về thể xác và tinh thần trở thành công cụ quản lí cũng

139 | 484
như các công cụ quản lí khác đều nằm trong tay bộ máy quan liêu của
đảng.

VI. Bầu cử trong chế độ toàn trị

Hệ thống chính trị của chế độ toàn trị còn có một số đặc trưng nữa.
Trước hết đấy là việc hợp thức hoá chế độ.

Chế độ toàn trị luôn luôn dựa vào sự công nhận của quần chúng đối với
tính chất hợp pháp của mình (bầu cử toàn dân). Về mặt hình thức, trong
chế độ toàn trị vẫn có quốc hội và các cuộc bầu cử, nhưng các cuộc “bầu
bán” này đã được ấn định sẵn, chỉ là một trò hề không hơn không kém.

Các ứng viên đã được bộ máy của đảng toàn trị cầm quyền chọn sẵn và
chỉ những người được bộ máy ấy thông qua mới được đưa vào danh sách.
Kết quả các cuộc “bầu bán” ấy đã được định đoạt từ trước và không thể có
tí bất ngờ nào. Luôn luôn có 99% cử tri tham gia và đảng cầm quyền bao
giờ cũng thu được trên 99% số phiếu bầu.

Kết quả các cuộc bầu cử phải luôn luôn chứng tỏ “sự thống nhất không
gì lay chuyển nổi” giữa đảng và nhân dân. Việc không tham gia bầu cử có
thể bị coi là hành động chống đối chế độ.

140 | 484
Nhà cầm quyền cần những cuộc bầu cử chỉ mang tính hình thức này là
để chứng tỏ rằng trong chế độ toàn trị, cũng như trong các chế độ dân
chủ thực sự, chính quyền là do dân, quần chúng ủng hộ đảng đương
quyền, không có đối lập chính trị, nghĩa là không có nhu cầu phải có
đảng đối lập. Điều này không chỉ để tác động đến dư luận xã hội trong các
nước dân chủ mà còn có tác dụng tuyên truyền trong nước nữa.

Ngoài ra, việc quần chúng tham gia vào các cuộc bầu cử, việc ủng hộ
chế độ và các tội ác do nó tiến hành ở một khía cạnh nào đó đã biến tất cả
mọi người đều là đồng phạm của các tội ác do chế độ thực hiện, tội lỗi
được chia đều cho tất cả mọi người.

Chế độ toàn trị dĩ nhiên rất quan tâm đến việc trút trách nhiệm về
đường lối chính trị mà nhóm chóp bu của đảng thực hiện sang cho tất cả
các công dân, việc gán ghép tội lỗi cho tất cả mọi người, làm cho mọi
người đều là đồng phạm chính là cơ sở tâm lí của lòng trung thành đối với
chế độ toàn trị.

Ngoài việc tham gia “bầu cử” việc hợp thức hoá còn được thực hiện
dưới những hình thức khác như: tham gia vào các cuộc mít tinh, biểu
tình, các cuộc “thảo luận toàn dân” (dưới sự kiểm soát của đảng) các tài
liệu từ bên trên đưa xuống, v.v.

141 | 484
VII. Nhóm đầu sỏ trong đảng

Một đặc điểm nữa của hệ thống chính trị trong chế độ toàn trị là việc hợp
nhất cả ba nhánh chính quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp vào tay
nhà độc tài và nhóm ưu tú của đảng.

Nhóm đầu sỏ đương quyền của đảng tự chọn ra thành phần của quốc
hội giả hiệu (lập pháp) ủng hộ mọi việc làm và thông qua mọi điều luật
mà bộ máy quan liêu của đảng cần.

Bộ máy lãnh đạo chính trị quan liêu của đảng chuyển các ý nguyện của
mình thành các nghị quyết, nghị định của chính phủ, một chính phủ
cũng gồm toàn các quan chức ao cấp của đảng. Đảng cũng kiểm soát công
tác của toà án, nhiều khi đảng viết sẵn cho các quan toà các bản án, đấy là
nói khi đảng cảm thấy cần có toà án.

“Như vậy nghĩa là ba nhánh quyền lực chỉ là những mắt xích… của
đảng, giống như các tổ chức của đảng.”

Một đặc điểm nữa của chế độ toàn trị là việc bất bình đẳng giữa các
công dân trước pháp luật và toà án, các công dân bị kì thị vì quan điểm
chính trị, vì thành phần và dân tộc xuất thân của người đó nữa.

Việc kì thị trong chế độ toàn trị – theo cách nói rất chính xác của ông
S. Milhaun-Delsol, một nhà nghiên cứu chính trị học người Pháp – là do

142 | 484
người ta “viện cớ rằng một số người xứng đáng với giống người hơn là
một số khác”. Nếu các cuộc cách mạng giải phóng (cách mạng của các xã
hội dân sự) tuyên cáo quyền bình đẳng giữa các công dân trước pháp luật
thì cách mạng Bolsevich tuyên cáo sự bất bình đẳng và tước quyền công
dân của “những kẻ bóc lột”. Ngay trong Hiến pháp đầu tiên được ban bố
năm 1918 đã nói rằng những người sống “không phải bằng lao động”,
những người buôn bán, các doanh nhân, giới tăng lữ bị tước tất cả các
quyền công dân.

Không chỉ người chủ mà tất cả các thành của gia đình tước hết quyền y
như thế. Cho đến giữa những năm 30 của thế kỉ trước những người có
nguồn gốc “tư sản” vẫn không được vào đại học, không được tham gia
công đoàn, “gốc gác tư sản” còn bị hạn chế trong việc lựa chọn nghề
nghiệp nữa.

Tương tự như vậy, luật pháp của nước Đức phát xít được thông qua ở
Nürnberg năm 1935 cũng tước quyền công dân của người Do Thái. Trong
những năm sau đó nhà nước Đức đã thông qua 13 nghị định, thực chất là
đặt người Do Thái ra ngoài vòng pháp luật. Người Do Thái bị cấm làm
nhiều nghề, cấm kết hôn người Đức, v.v.

143 | 484
Như vậy là chế độ toàn trị giết chết sự năng động của những người có
nguồn gốc giai cấp (chế độ cộng sản) hay chủng tộc (chế độ phát xít)
“không thích hợp”.

Trong các chế độ có ý định tiêu diệt “những giai cấp phản động” hay
“các chủng tộc” hạ đẳng thì nói đến vấn đề bình đẳng trước pháp luật là
thừa. Toà án bị bộ máy đảng và bộ máy đàn áp kiểm soát một cách toàn
diện và triệt để, toà án chỉ có mỗi một việc là thi hành chỉ thị của đảng
mà thôi, năm 1921 Lenin đã từng tuyên bố: “toà án của chúng ta mang
tính giai cấp, chống lại bọn tư bản”.

Như vậy là trong chế độ toàn trị không có chuyện bình đẳng của tất cả
các công dân trước pháp luật và toà án, không có chuyện nhà nước đối xử
một cách bình đẳng với các công dân (không phụ thuộc vào nguồn gốc xã
hội, tôn giáo, chủng tộc, quan điểm chính trị…), mà đây là một trong
những nguyên tắc quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền. Ngược lại,
có thể nói đã có sự kì thị, thậm chí giết hại những người thuộc thành
phần “tư sản” (chế độ cộng sản) hay chủng tộc “hạ đẳng” (chế độ phát
xít).

Trong khi đó thành phần lãnh đạo và lãnh tụ của các chế độ toàn trị lại
đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Pháp luật nhà nước không có hiệu lực
đối với đảng và các đảng viên. Điều đó có nghĩa là nhà nước đảng trị hành

144 | 484
động một cách phi pháp (vì không có một khung pháp lí tối thượng áp
dụng cho cả người cai trị và kẻ bị trị). Nếu chưa bị khai trừ thì đảng viên
đảng toàn trị không thể bị đưa ra toà, không thể bị kết án. Quyền lực của
lãnh tụ và nhóm đầu sỏ cầm quyền là vô giới hạn vì không có lực lượng
nào có thể ngăn cản, có thể buộc họ phải tuân thủ pháp luật cả.

Nguồn: Nadegda Kuznetsova. Nhà nước toàn trị (bản dịch của Phạm
Nguyên Trường). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://phiatruoc.info/nha-nuoc-toan-tri>

145 | 484
BÀI BA

NHÀ NƯỚC ĐẢNG TRỊ – NỀN CHUYÊN CHÍNH


CỦA ĐẢNG LÀ LINH HỒN, TRÍ TUỆ VÀ BẢN
CHẤT CỦA HỆ THỐNG
Tác giả: Milovan Djilas

Dịch giả: Phạm Minh Ngọc

C
ơ chế quyền lực cộng sản có thể là cơ chế đơn giản nhất mà người ta
có thể nghĩ ra được, kết quả là nó tạo ra những hình thức đàn áp
tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất.

Cơ chế này cực kì đơn giản, tại chóp bu của mọi hoạt động chính trị,
kinh tế và tư tưởng là một đảng duy nhất, đảng của những người cộng
sản. Xã hội giậm chân tại chỗ, hay vận động với tốc độ rùa bò hay lao vào
những khúc quanh chóng mặt, tất cả phụ thuộc vào các quyết định của tổ
chức đảng.

Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được
phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ

146 | 484
bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành “phương
hướng hành động” chung cho tất cả mọi người.

Ai cũng hiểu rằng quyền lực, bất chấp luật pháp, nằm trong tay các tổ
chức đảng và cảnh sát mật. “Vai trò lãnh đạo của đảng” không thấy ghi
trong bất kì điều luật nào, nhưng lại thấm vào mọi tổ chức và mọi lĩnh
vực hoạt động; không thấy ở đâu nói rằng cảnh sát mật của đảng có quyền
theo dõi các công dân, nhưng cảnh sát vẫn là lực lượng đầy uy quyền;
không có tài liệu nào nói rằng toà án và viện kiểm sát phải báo cáo với tổ
chức đảng và cảnh sát mật, nhưng sự thật là như thế. Sự thật là như thế
đối với nhiều người đã không còn là bí mật, đa số đều biết. Người ta cũng
biết rằng cái gì được phép, cái gì bị cấm và ai có quyền cấm. Đấy là lí do vì
sao người ta có thể thích ứng được với hiện thực và bất kì vấn đề gì họ
cũng giải quyết với tổ chức đảng hoặc tổ chức nằm dưới sự lãnh đạo của tổ
chức đảng.

Việc quản lí các tổ chức xã hội được thực hiện bằng một phương pháp
đơn giản sau đây: các đảng viên ở đó thành lập đảng đoàn và đưa ra mọi
quyết định sau khi đã thoả thuận với cấp lãnh đạo bên trên. Đấy chỉ là sơ
đồ chung. Trong thực tế, nếu tổ chức do một người có quyền lực trong
đảng lãnh đạo thì nó không cần phải thoả thuận về những vấn đề không
quan trọng với ai hết. Ngoài ra, những đảng viên đã quen với hệ thống sẽ

147 | 484
biết vấn đề nào là quan trọng, vấn đề nào không vì cấp trên chỉ quan tâm
đến những vấn chung, có tính nguyên tắc hay có tính chất đặc biệt mà
thôi. Đảng đoàn tồn tại để khi cần có tiếng nói cuối cùng của đảng, còn
những người bầu ra tổ chức ấy nghĩ gì thì nó không thèm quan tâm.

Cội nguồn của phương pháp quản lí và thực thi quyền lực của đảng,
cũng như của chế độ toàn trị cộng sản và giai cấp mới xuất phát từ giai
đoạn chuẩn bị cách mạng của đảng. Chính những đảng đoàn trước đây đã
phát triển, phân nhánh, hoàn thiện và đóng vai trò lãnh đạo trong các cơ
quan chính quyền và tổ chức xã hội. Chính lí thuyết về vai trò tiên phong
của đảng của giai cấp công nhân tạo ra “vai trò lãnh đạo của đảng” trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước cách mạng, lí thuyết này đã
trui rèn nên lực lượng cán bộ cho cách mạng, nay nó lại đóng vai trò biện
hộ cho chế độ toàn trị của giai cấp mới. Thật ra cũng có một chút khác
biệt. Trước đây, cách mạng và những hình thức của nó là việc không tránh
khỏi, thậm chí là nhu cầu của bộ phận xã hội nhằm hướng đến tiến bộ
kinh tế và kĩ thuật.

Nhưng thoát thai từ cách mạng, bạo lực toàn trị và ách thống trị của
giai cấp mới đã trở thành núi đá đè lên xã hội, làm cho xã hội kiệt sức vì
mất bao mồ hôi, xương máu. Một vài hình thức cách mạng đã trở thành
phản động. Đảng đoàn là một trong những hiện tượng như thế.

148 | 484
Việc điều hành dưới chế độ cộng sản được bộ máy nhà nước thực hiện
theo hai cách. Cách thứ nhất: theo chức năng như đã nói ở trên. Về
nguyên tắc đây là phương pháp chủ yếu. Nhưng trên trên thực tế phương
pháp thứ hai: một số chức vụ của chính quyền chỉ được giao cho các đảng
viên lại hay được áp dụng. Đấy là những vị trí được coi là quan trọng đối
với mọi chính quyền, đặc biệt là chính quyền cộng sản: cảnh sát, trước hết
là cảnh sát mật, ngoại giao đoàn và tầng lớp sĩ quan, nơi công tác chính trị
và tình báo được coi là công tác chủ yếu. Chỉ các cơ quan trung ương của
ngành tư pháp mới bị kiểm soát một cách nghiêm ngặt: cơ quan này
thuộc quyền các tổ chức đảng và cảnh sát nhưng lương thấp nên không
hấp dẫn. Xu hướng chung là làm cho ngành này trở thành hấp dẫn hơn,
có nhiều bổng lộc hơn để lôi kéo các đảng viên. Khi đó việc quản lí ngành
tư pháp sẽ dễ dàng hơn hoặc thậm chí không cần thiết nữa: toà án sẽ xử
theo đúng đường lối chung của đảng, nghĩa là theo đúng “tinh thần xã hội
chủ nghĩa”.

Chỉ có trong chế độ cộng sản mới có việc một số ngành chức năng (đã
liệt kê và cả những ngành khác nữa) mới bị các đảng viên hoàn toàn
khống chế. Chính quyền cộng sản dù mang tính giai cấp về nội dung lại
mang tính đảng về hình thức, quân đội của đảng, nhà nước do đảng lãnh

149 | 484
đạo. Nếu nói cho thật đúng thì người cộng sản có xu hướng coi nhà nước
và quân đội là vũ khí của riêng mình.

Dù không được thể hiện trên bất cứ tài liệu nào nhưng chỉ có đảng viên
mới có quyền trở thành cảnh sát, sĩ quan quân đội, trở thành các nhà
ngoại giao, nghĩa là các đảng viên và chỉ có các đảng viên mới có quyền giữ
các chức vụ quyền lực, thực thi quyền lực, điều đó không chỉ tạo ra một
tầng lớp quan liêu, tầng lớp ưu tú mà còn đơn giản hoá cơ chế quản lí.
Bằng cách đó đảng đoàn đã bao gồm ở mức độ này hay mức độ khác tất cả
những người làm việc trong các lĩnh vực này. Kết quả là các cơ quan đó trở
thành một trong những bộ phận của công tác đảng, đảng đoàn biến mất.

Vì vậy trong các chế độ cộng sản không có sự khác biệt của các cơ quan
đó với các tổ chức đảng, nhất là giữa đảng và cảnh sát mật. Đảng và cảnh
sát liên hệ mật thiết với nhau trong hoạt động hàng ngày, sự khác nhau
chỉ còn là phân công lao động. Đảng, có thời đã là người tổ chức quần
chúng, thì nay đã trở thành một bộ máy.

Toàn bộ cơ chế quyền lực được thực hiện theo sơ đồ sau: các cơ cấu
chính trị là đặc quyền của các đảng viên, các cơ quan ban ngành khác thì
hoặc do các đảng viên nắm giữ hoặc bị họ kiểm soát một cách gắt gao. Chỉ
cần ở trung ương diễn ra cuộc họp hoặc công bố một bài báo là toàn bộ

150 | 484
bộ máy sẽ đi vào vận hành. Chỉ cần một nơi nào đó có trục trặc là đảng và
cảnh sát sẽ can thiệp ngay.

2.

Nếu đảng cộng sản không phải là một đảng đặc biệt thì hình thức nhà
nước đó không thể nào tồn tại được.

Trên kia đã nói đến tính chất đặc biệt của đảng cộng sản. Nhưng vẫn
cần phải nói thêm một loạt biểu hiện đặc thù nữa ngõ hầu làm rõ bản
chất của nhà nước cộng sản.

Đảng cộng sản là đảng đặc biệt không chỉ vì nó là đảng cách mạng, tập
trung, có kỉ luật nhà binh, có những mục tiêu cụ thể… Tất cả những điều
vừa nói đều là những tính chất đặc biệt của nó cả.

Có cả những đảng khác với những tính chất gần như thế.

Nhưng chỉ có trong đảng cộng sản thì sự thống nhất về tư tưởng, sự
thống nhất về thế giới quan và quan điểm trong việc xây dựng xã hội mới
là bắt buộc với mọi đảng viên. Dĩ nhiên là mệnh lệnh này chỉ là bắt buộc
đối với các cơ quan đầu não, các cơ quan cấp cao mà thôi. Các cấp bên
dưới về hình thức cũng phải tuân thủ sự thống nhất về tư tưởng nhưng
thực ra trách nhiệm của họ chính là: thực thi các nghị quyết. Nhưng xu

151 | 484
hướng chung là phải nâng cao trình độ của cấp dưới để họ luôn nắm được
quan điểm của lãnh tụ.

Dưới thời Lenin sự bất đồng quan điểm vẫn còn được chấp nhận.
Lenin không cho rằng tất cả các đảng viên đều bắt buộc phải có quan
điểm hoàn toàn giống nhau, mặc dù chính ông là người khởi xướng việc
lên án và loại bỏ khỏi hàng ngũ của đảng những quan điểm mà ông cho
rằng không hoàn toàn mác-xít, hay thiếu tính đảng, nghĩa là những quan
điểm mà theo ý ông là không có tác dụng củng cố đảng. Ông đã xử lí các
nhóm đối lập trong đảng không phải theo kiểu của Stalin: không bắn giết
mà chỉ bịt miệng. Dưới quyền ông người ta còn được thảo luận và biểu
quyết. Chế độ toàn trị chưa hoàn toàn thắng thế.

Đối với Stalin thì sự thống nhất về tư tưởng, thống nhất về chính trị là
điều kiện để trở thành đảng viên. Đấy là đóng góp trực tiếp của Stalin vào
lí luận về đảng kiểu mới. Điều đáng chú ý là luận điểm về sự thống nhất
tuyệt đối về tư tưởng được ông ta phát biểu ngay từ khi còn rất trẻ. Dưới
triều Stalin sự thống nhất về tư tưởng là điều kiện bắt buộc của tất cả các
đảng cộng sản và điều đó vẫn còn tác dụng cho đến tận hôm nay.

Các lãnh tụ Nam Tư, ban lãnh đạo Liên Xô cũng như các đảng cộng
sản khác hiện vẫn giữ quan điểm như vậy. Sự kiên trì tính thống nhất về
tư tưởng trong đảng không chỉ là dấu hiệu của sự trì trệ mà còn chứng tỏ

152 | 484
rằng trong các ban “lãnh đạo tập thể” hiện nay không có sự trao đổi ý kiến
hoặc rất ít khi có trao đổi ý kiến.

Sự thống nhất bắt buộc như vậy nói lên điều gì và sẽ dẫn đến đâu?

Sẽ dẫn đến hậu quả thật là tai hại.

Trước hết là bất kì đảng nào, đặc biệt là đảng cộng sản, quyền lực cũng
nằm trong tay lãnh tụ hoặc các cơ quan lãnh đạo. Sự thống nhất là mệnh
lệnh (đặc biệt là đối với đảng cộng sản, một đảng có kỉ luật theo kiểu nhà
binh) nhất định sẽ dẫn tới việc bao cấp về tư tưởng của trung ương đối với
các đảng viên thường. Nếu dưới thời Lenin tư tưởng chỉ được thống nhất
sau các cuộc đấu tranh dữ dội ở các cấp cao nhất, thì Stalin bắt đầu tự
mình quyết định tư tưởng nào là đúng, còn “ban lãnh đạo tập thể” hiện
nay lại chỉ cần ngăn chặn không cho những tư tưởng mới xuất hiện là
được. Chủ nghĩa Marx đã trở thành lí luận của các ông trùm cộng sản như
thế đấy. Một chủ nghĩa Marx hoặc chủ nghĩa cộng sản khác không thể
nào xảy ra được, trong hiện tại và có thể cả trong tương lai nữa.

Hậu quả của sự thống nhất về tư tưởng thật là tai hại: nền chuyên chế
của Lenin dĩ nhiên là khắc nghiệt, nhưng nó chỉ trở thành toàn trị dưới
trào Stalin. Việc chấm dứt cuộc đấu tranh tư tưởng trong nội bộ đảng đã
dẫn đến sự tiêu diệt tự do trong toàn xã hội. Sự bất dung đối với các trào
lưu tư tưởng khác và việc khăng khăng khẳng định tính khoa học giả tạo
153 | 484
của chủ nghĩa Marx-Lenin đã tạo ra sự độc quyền tư tưởng của ban lãnh
đạo chóp bu của đảng và cuối cùng là sự thống trị tuyệt đối của nó đối với
xã hội.

Thống nhất về tư tưởng thực chất là sự đè nén mọi sáng kiến không chỉ
trong phong trào cộng sản mà trong toàn xã hội nữa. Tất cả những gì
mang tính mới mẻ đều phải được đảng cho phép, xã hội bị đặt hoàn toàn
dưới sự giám sát của đảng, còn trong đảng thì không có chút tự do nào.

Sự thống nhất về tư tưởng không xảy ra ngay lập tức, điều đó, cũng
như những điều khác trong chế độ cộng sản đã phát triển một cách tuần
tự và nó chỉ đạt được sức mạnh tuyệt đối khi các xu hướng khác nhau của
phong trào đấu tranh quyết liệt với nhau để giành quyền lực. Và không
phải vô tình mà vào giữa những năm 20 của thế kỉ XX chính Trotsky bị
yêu cầu từ bỏ quan điểm của mình. Stalin bắt đầu tập hợp lực lượng.

Sự thống nhất về tư tưởng là cơ sở của độc tài cá nhân, thiếu sự thống


nhất đó thì độc tài cá nhân không thể nào tồn tại được. Cái này tạo ra cái
kia và củng cố lẫn nhau. Điều này được giải thích như sau: tư tưởng là kết
quả của sự suy tư sáng tạo của từng cá nhân riêng biệt, còn sự độc quyền
tư tưởng chỉ là mặt nạ của chế độ độc tài. Mặc dù sự thống nhất về tư
tưởng và chế độ độc tài đã song song tồn tại ngay từ khởi thủy của phong
trào bolshevik, phong trào cộng sản hiện đại, nhưng chúng chỉ được củng

154 | 484
cố khi chế độ bước vào giai đoạn trưởng thành và sẽ là xu hướng chủ đạo
cho đến ngày diệt vong của chế độ đó.

Việc diệt trừ các quan điểm khác nhau trong ban lãnh đạo đảng tự động
dẫn đến việc loại bỏ các trào lưu, xu hướng trong nội bộ phong trào và
như vậy đồng nghĩa với việc giết chết dân chủ trong các đảng cộng sản.
Trong chế độ cộng sản “lãnh tụ là người biết tuốt” đã trở thành nguyên
tắc: những kẻ có quyền dù ngu dốt đến đâu cũng đều trở thành nhà tư
tưởng hết.

Khi người ta tiến hành các biện pháp nhằm tăng cường sự thống nhất
về tư tưởng trong đảng cũng là lúc sự độc tài cá nhân hay độc tài của một
nhóm những kẻ cầm đầu đang được củng cố. Nhóm này có thể tạm thời
thoả thuận với nhau hoặc cùng tồn tại khi có sự cân bằng lực lượng tạm
thời.

Trong quá khứ người ta đã từng thấy xu hướng thống nhất về tư tưởng
của các đảng khác nữa, đặc biệt là các đảng xã hội. Nhưng đây chỉ là xu
hướng và cũng không kéo dài như những đảng cộng sản. Đảng viên không
chỉ là một người mác-xít mà phải là mác-xít theo quan điểm và chỉ thị từ
trung ương. Từ một tư tưởng có tính cách mạng và tự do, chủ nghĩa Marx
đã trở thành một giáo lí không khác gì trong các chế độ độc tài phương

155 | 484
Đông, nơi vương triều có toàn quyền qui định và giải thích giáo lí, còn
nhà vua đóng luôn vai trò Giáo chủ.

Sự thống nhất bắt buộc về tư tưởng, đã phát triển qua nhiều giai đoạn
và mang nhiều hình thức khác nhau, đã và vẫn là đặc điểm cơ bản của
đảng bolshevik.

Nhưng sự thống nhất bắt buộc như thế sẽ không thể nào xảy ra được
nếu như đảng không phải là cha đẻ của giai cấp mới và nếu như nó không
đặt ra cho mình nhiệm vụ lịch sử chưa từng có.

Lịch sử hiện đại chưa có giai cấp nào hay đảng phái nào thực hiện được
sự thống nhất tuyệt đối về tư tưởng trong hàng ngũ của mình như đảng
cộng sản. Nhưng ngoài họ thì cũng chưa ai có ý định cải tạo toàn bộ xã
hội chủ yếu bằng các biện pháp chính trị và hành chính. Chỉ có những
người có niềm tin tuyệt đối, có niềm tin mù quáng vào sự đúng đắn và
trong sáng của các quan điểm và mục đích của mình mới dám làm những
việc như vậy. Nhiệm vụ này khó khăn đến nỗi nó đòi hỏi không chỉ thái
độ không khoan nhượng đối với các tư tưởng khác và các nhóm xã hội
khác mà còn đòi hỏi sự khuất phục của toàn xã hội và sự cố kết của chính
giai cấp cầm quyền. Đấy chính là lí do vì sao đảng cộng sản cần một sự ổn
định vững chắc về tư tưởng.

156 | 484
Sau khi đã đạt được rồi, sự thống nhất về tư tưởng sẽ trở thành một
định kiến. Người cộng sản được dạy rằng thống nhất về tư tưởng (thực ra
là các tư tưởng được truyền từ trên xuống) là điều thiêng liêng bất khả
xâm phạm, bè phái trong đảng là hoạt động xấu xa nhất.

Như vậy là không thể tạo được chế độ toàn trị nếu không đàn áp các
nhóm xã hội khác, cũng như sự thống nhất về tư tưởng không thể xảy ra
được nếu không tiến hành thanh trừng ngay trong hàng ngũ của mình.
Hai quá trình này diễn ra đồng thời và quyện chặt vào nhau một cách
“khách quan” trong nhận thức của những người sáng lập chế độ toàn trị,
mặc dù đấy là hai việc khác nhau, một đằng là tiêu diệt kẻ thù và mặt khác
là “giải quyết quan hệ” trong nội bộ. Dĩ nhiên Stalin biết rằng Trotsky,
Bukharin hay Zinoviev không phải là gián điệp hay những kẻ phản bội.
Nhưng việc họ bất đồng với ông ta đã tạo nhiều khó khăn cho việc thiết
lập chế độ toàn trị và ông ta phải tiêu diệt họ, tất cả chỉ có thế mà thôi.
Tội lỗi của ông ta đối với đảng chính là ông ta đã biến sự tranh chấp, bất
đồng khách quan về tư tưởng và đường lối chính trị trong đảng thành tội
lỗi chủ quan của từng người và từng nhóm khác nhau và vu cho họ những
hành động tội ác mà họ không phạm.

Nhưng đối với chế độ cộng sản thì đấy là con đường bắt buộc phải đi
qua. Có thể thiết lập chế độ toàn trị, nghĩa là tạo ra sự thống nhất về tư

157 | 484
tưởng, bằng những biện pháp mềm dẻo hơn biện pháp mà Stalin đã áp
dụng, nhưng thực chất vẫn chỉ là một. Ngay cả trong những trường hợp
khi mà công nghiệp hoá không phải là biện pháp cũng như điều kiện để
tạo ra chế độ toàn trị – Tiệp và Hung là những thí dụ – thì đảng cộng sản
vẫn áp dụng những biện pháp không khác gì những biện pháp được áp
dụng ở các nước chậm phát triển, thí dụ như Liên Xô. Đấy không phải là
do Liên Xô áp đặt cho các đảng đàn em mà là bản chất của các đảng cộng
sản, bản chất của tư tưởng cộng sản. Quyền lực tối thượng của đảng đối
với xã hội, đồng nhất chính quyền và bộ máy quyền lực với đảng, chỉ
những cấp nào đó mới được quyền có tư tưởng là những đặc thù của tất cả
các đảng cộng sản cầm quyền.

Đảng là sức mạnh của chính quyền và nhà nước cộng sản. Đảng là
người tạo nên tất cả, là cội nguồn và sức mạnh cố kết giai cấp mới, quyền
lực, tài sản và tư tưởng của giai cấp ấy.

Chính vì vậy mà trong chế độ cộng sản không thể xảy ra độc tài quân
sự mặc dù ở Liên Xô có vẻ như đã từng có các âm mưu cướp quyền của
giới tướng lĩnh. Nếu giả dụ chế độ độc tài quân sự có thuyết phục được xã
hội về sự cần thiết phải tập trung toàn bộ sức mạnh và chấp nhận hi sinh
trong một thời gian nào đó thì nó cũng không thể kiểm soát được toàn bộ
xã hội. Chỉ có một đảng duy nhất làm được chuyện đó, đấy là đảng tuyên

158 | 484
truyền cho những lí tưởng cao cả, sự độc đoán chuyên quyền của nó được
các đảng viên và tất cả những ai tin vào lí tưởng ấy coi không những là cần
thiết mà còn là hình thức tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội cao nhất.

Nếu xét theo khía cạnh tự do thì độc tài quân sự trong chế độ cộng sản
là một tiến bộ lớn. Nó đồng nghĩa với việc cáo chung của chế độ toàn trị
của đảng, của nhóm chóp bu nắm quyền của đảng đối với xã hội.

Về lí thuyết, độc tài quân sự chỉ xảy ra khi đất nước gặp thất bại năng
nề về quân sự hoặc có khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Lúc đó hình
thức khởi thuỷ của nó sẽ là độc tài của đảng hay dưới danh nghĩa độc tài
của đảng. Nhưng điều đó nhất định sẽ dẫn tới sự thay đổi của toàn bộ hệ
thống.

Chế độ độc tài toàn trị của nhóm đầu sỏ trong đảng trong các chế độ
cộng sản không phải là kết quả nhất thời của cuộc tranh chấp chính trị
mà là kết quả của một quá trình phức tạp và kéo dài. Sự cáo chung của
chế độ độc tài không chỉ có nghĩa là sự thay thế hình thức cai trị này bằng
hình thức cai trị khác mà còn là sự thay đổi, đúng hơn là khởi đầu của sự
thay đổi của cả hệ thống. Nền chuyên chính của đảng chính là hệ thống,
là linh hồn, trí tuệ và bản chất của cả hệ thống.

Dịch từ bản tiếng Nga, tại http://dzhilas-milovan.viv.ru/index.htm

159 | 484
Nguồn: Milovan Djilas. Nhà nước đảng trị – nền chuyên chính của đảng là
linh hồn, trí tuệ và bản chất của hệ thống (bản dịch của Phạm Minh Ngọc).
Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=5503&rb=08>

160 | 484
BÀI BỐN

TÌM HIỂU CHỦ NGHĨA TOÀN TRỊ VÀ CHỦ


NGHĨA CHUYÊN CHẾ
Tác giả: Edward Webb

Dịch giả: Phạm Hồng Anh

Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

B
ước sang thế kỷ 20, một vài di chứng đen tối của thời kỳ cách mạng
công nghiệp và chính trị cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 bắt đầu xuất
hiện: các nước hùng mạnh tiến hành những cuộc tàn sát bằng phương
pháp “được công nghiệp hóa” và khủng bố trên diện rộng nhắm đến chính
xã hội của mình. Những sự kiện như cuộc thảm sát người Do Thái
(Holocaust), cuộc Đại Thanh Trừng của Stalin (Stalin’s Terror), và cuộc
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc đã thôi thúc các nhà khoa học chính
trị lý giải cách thức và nguyên nhân tại sao các nhà nước đó lại vận hành
theo cách như vậy. Mặc dù về cuối thế kỷ, một làn sóng dân chủ hóa lan
rộng ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng các chế độ phi dân chủ dưới nhiều
dạng khác nhau, vốn từng phổ biến khắp nơi bên ngoài Tây Âu và Bắc
161 | 484
Mỹ, nay tuy đã thu hẹp nhưng vẫn còn duy trì với số lượng lớn. Trong thế
kỷ 21, khoa học chính trị phải tiếp tục phân tích những chế độ này, đồng
thời đặt ra các câu hỏi đã trở thành thách thức với nghiên cứu hàng thập
kỷ qua (ít nhất là kể từ sự trỗi dậy của chủ nghĩ phát xít, chủ nghĩa quốc
xã (Nazi), và chủ nghĩa Stalin trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới):

• Làm thế nào để phân loại và phân biệt một cách hữu hiệu nhất các
loại chế độ phi dân chủ?

• Các chế độ đó trỗi dậy như thế nào?

• Các chế độ này nắm và giữ vững quyền lực bằng cách nào?

• Trong hoàn cảnh nào thì các chế độ đó sụp đổ?

Chương này sẽ lý giải một số thách thức trong quá trình tìm kiếm định
nghĩa và mô tả một cách thỏa đáng các nhóm chế độ phi dân chủ, và giới
thiệu những quan điểm và cách tiếp cận mang tính lý thuyết xung quanh
vấn đề này. Phần tiếp theo sẽ giải quyết một số vấn đề thực nghiệm về sự
trỗi dậy, cách thức hoạt động và sự tàn lụi của các chế độ này ở thế kỷ 20
và đầu thế kỷ 21. Cuối cùng, chương này sẽ đưa ra một vài gợi ý về hướng
đi triển vọng cho những nghiên cứu về sau.

162 | 484
Các vấn đề lý thuyết và định nghĩa

Định nghĩa và phân loại

Mặc dù những nguồn gốc lý thuyết về chủ nghĩa chuyên chế hiện đại có
thể được tìm thấy trong các tác phẩm cổ điển về tư tưởng chính trị, bao
gồm “Nền cộng hòa” (Republic) của Plato, “Thủy quái” (Leviathan) của
Hobbes, và “Bàn về Khế ước xã hội” (On the Social Contract) của
Rousseau, phần lớn những phân tích khoa học chính trị hiện đại thường
(ngầm) dựa vào khái niệm “thẩm quyền chính đáng” (legitimate authority)
của Max Weber (1947/1964). Theo Weber,

Thẩm quyền chính đáng được chia làm 3 loại thuần túy. Giá trị của
những tuyên bố về tính chính đáng có thể dựa trên: 1. Nền tảng lý trí
được xây dựng trên niềm tin vào tính hợp pháp của mô hình gồm những
luật lệ quy phạm và quyền của những người lên nắm chính quyền đưa ra
mệnh lệnh trong phạm vi những luật lệ đó (legal authority - thẩm quyền
pháp lý); 2. Nền tảng truyền thống được xây dựng trên một niềm tin vững
chắc vào tính bất khả xâm phạm của những truyền thống xa xưa, và vào
tính chính đáng của thẩm quyền thực thi quyền hạn theo những truyền
thống đó (traditional authority - thẩm quyền truyền thống); hay cuối
cùng, 3. Nền tảng hấp dẫn dựa trên sự hy sinh cho những điều thiêng
liêng cụ thể và đặc biệt, nhân cách anh hùng hay tấm gương của một cá

163 | 484
nhân, và của những mẫu hình quy phạm về trật tự được khai mở hoặc quy
định bởi người đó (charismatic authority - thẩm quyền lôi cuốn) (tr. 328).

Nền dân chủ tự do hiện đại dựa trên nền tảng thẩm quyền pháp lý, hay
tính chính đáng được thừa nhận từ kết quả của những cuộc bầu cử tự do
và công bằng được tiến hành theo những thủ tục mà tất cả công dân đều
tán thành, ít nhất là về mặt khái niệm. Các chế độ hiện đại khác thì dựa
vào một danh sách dài hơn gồm những lý lẽ biện hộ cho sự cai trị của
mình. Điều này không có nghĩa rằng thẩm quyền các chế độ phi dân chủ
được xây dựng chỉ từ hai nguồn: thẩm quyền truyền thống hoặc thẩm
quyền lôi cuốn, mặc dù cả hai loại thẩm quyền này đều đã và đang tồn tại
trong các chế độ phi dân chủ, ví dụ như một số nước quân chủ ở Trung
Đông (những nước này đều là các chủ thể hiện đại vận dụng sự trung
thành với truyền thống), hay sức lôi cuốn của Hitler, Franco, hay Peron.
Một số nhà khoa học chính trị đã áp dụng khái niệm của Weber về cai trị
dựa trên truyền thống nhằm phát triển các phạm trù hiện đại như chế độ
tân gia trưởng (neopatrimonialism) hay chế độ quân chủ Hồi giáo
(sultanism) trong việc mô tả nhiều chế độ ở khu vực Trung Đông và Châu
Phi hạ Sahara, nhưng không phải mọi học giả về chế độ chuyên chế đều
dùng các thuật ngữ này.

164 | 484
Phần lớn các chế độ chuyên chế thường dựa trên nền tảng kết hợp tính
chính đáng và sự cưỡng chế. Những công cụ có thể được sử dụng bởi một
chế độ đang quản lý một quốc gia hiện đại nhằm truyền bá tính chính
đáng và đồng thời thực hiện áp bức phong phú hơn so với thời các bạo
chúa trong lịch sử, kể cả những quân vương chuyên chế như Vua Louis
XIV của Pháp. Các nhà nước hiện đại có khả năng tổ chức toàn thể xã hội
thông qua công nghệ truyền thông, bộ máy chính quyền rộng khắp, và
hỏa lực tuyệt đối, nếu đó là con đường các quốc gia này chọn lựa.

Những chế độ chuyên chế là những chế độ phi dân chủ. Nói cách khác,
chế độ chuyên chế là sự thiếu vắng hoặc hạn chế của hệ thống đa trung
tâm quyền lực (polyarchy) (Dahl, 1979) hoặc có sự giới hạn về chính trị
ngay trong bản thân chế độ:

Ở các chế độ chuyên chế, chỉ có duy nhất một dạng hạn chế của chính
trị, bởi sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong chế độ độc đảng
và những bất đồng trong quân đội hay bộ máy chính quyền không hề
giống như chính trị thực sự - chính trị được tiến hành trong bối cảnh một
nền văn hóa công dân (a civic culture). (Pye, 1990, tr. 15)

Mặc dù thiếu dân chủ là yếu tố cốt lõi trong định nghĩa về chế độ
chuyên chế, chúng ta không thể đơn giản đánh đồng chế độ này với sự
thiếu vắng của các cuộc bầu cử. Bầu cử là một công cụ chính đáng hóa

165 | 484
chính quyền được sử dụng bởi hầu hết các chế độ, nhằm đáp lại một nhu
cầu phổ biến rằng chính quyền sẽ thay mặt dân chúng điều hành đất
nước. Có rất nhiều cách để một cuộc bầu cử hoặc trưng cầu dân ý có thể
được thao túng để đạt được kết quả như ý cho các nhà chức trách, hoặc
nhằm hạn chế kết quả trong một phạm vi khả năng đă được khoanh vùng.
Ở nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, ứng viên cho các cơ quan nhà nước ganh
đua trong các cuộc bầu cử thực sự mang tính cạnh tranh, nhưng những
nhà cầm quyền tôn giáo đã loại bỏ rất nhiều ứng viên tiềm năng ra khỏi
cuộc đua. Tại Ai Cập, tổ chức Anh em Hồi Giáo bị cấm hoạt động như
một đảng chính trị, điều đó có nghĩa rằng những ứng cử viên từ tổ chức
này phải cạnh tranh như những ứng viên độc lập. Hơn nữa, quá trình bỏ
phiếu thường bị cản trở bởi nạn gian lận phiếu bầu, đe dọa người bầu cử,
hối lộ, và các tệ nạn khác. Đương nhiên ở các chế độ độc đảng, chỉ có ứng
cử viên của đảng cầm quyền mới có thể ứng cử. Nhưng không phải mọi
cuộc bầu cử trong những trường hợp trên đều vô nghĩa. Điều quan trọng
là những nhà chức trách cấp cao đã tìm cách tránh được sự cạnh tranh
hiệu quả thông qua hòm phiếu.

Vậy có bao nhiêu loại chế độ? Một sự phân chia rạch ròi giữa dân chủ
và phi dân chủ dường như còn khiến chính những lý giải phức tạp hơn.
Tuy nhiên, cách thức một sự phân loại chế độ được phát triển và áp dụng

166 | 484
nhằm đạt được những tiến triển trong lý luận và phân tích thực nghiệm là
một vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận giữa các nhà khoa học chính trị
và tiếp tục đưa ra những thách thức cho việc phát triển lý luận. Trong một
tranh cãi gần đây về vấn đề phân loại chế độ, Stephen Hanson và Jeffrey
Kopstein (2005) đã cảnh báo về việc phát sinh ra “số lượng cách thức phân
loại nhiều ngang số lượng các nhà nghiên cứu xã hội” (tr.77).

Một hướng tiếp cận là đưa ra cách phân loại tỉ mỉ, bao gồm nhiều phạm
trù riêng biệt. Ví dụ, chế độ độc tài có thể được phân loại thành chế độ
độc tài tuyệt đối – autodictatorship (không có bầu cử), chế độ độc tài độc
nhất – monodictatorship (bầu cử không có tính cạnh tranh), và chế độ
bán độc tài – semidictatorship (bầu cử chỉ có một phần cạnh tranh); và
tiếp đó mỗi loại lại có thể được chia nhỏ hơn thành độc tài quân sự, độc
tài đảng phái, hoặc độc tài cá nhân. Hoặc chúng ta có thể lựa chọn phân
chia theo nấc thang từ phi dân chủ đến dân chủ (Diamond, Linz và
Lipset, 1998). Cách tiếp cận này được sử dụng bởi các tổ chức như
Freedom House, nơi thường đánh giá mức “điểm dân chủ” của các chế độ
trên thế giới. Một hướng tiếp cận khác đưa ra một vài hạng mục lớn, sau
đó xác định các mục nhỏ trong các hạng mục lớn đó bằng các tính từ. Đây
là một cách tiếp cận được thiết kế để định rõ đặc điểm các chế độ khác
nhau đang nổi lên những năm gần đây [đồng thời] duy trì được giá trị về

167 | 484
mặt khái niệm bằng cách tránh lạm dụng chính các khái niệm” (Collier và
Levitsky, 1997, tr. 448). Cách tiếp cận này “sản sinh” ra những khái niệm
như chế độ chuyên chế “mềm” (soft authoritarianism) và nền dân chủ “phi
tự do” (illiberal democracy) (xem Chương 31, “Chế độ bán chuyên chế”
(Semi-Authoritarianism), và Chương 32, “Các hình mẫu dân chủ”
(Models of Democracy) trong quyển sách này).

Cách một người phân chia các chế độ khác nhau sẽ phụ thuộc vào
những tính chất mà người đó tin rằng thực sự quan trọng về mặt lý luận.
Trong một bài báo năm 2007, Axel Hadenius và Jan Teorell cho rằng các
biến số thể chế (institutional variables) là những dấu hiệu quan trọng nhất
chỉ ra chế độ chuyên chế nào sẽ có xu hướng tồn tại bền vững, chế độ nào
sẽ hướng đến dân chủ hóa. Cách phân loại này trước hết đặt ra một đường
phân chia rõ ràng giữa các chế độ dân chủ và các chế độ chuyên quyền,
tiếp đó chia chế độ chuyên quyền thành các chế độ: quân chủ, quân đội và
bầu cử, cho dù đó là bầu cử vô đảng, độc đảng, hay đa đảng hạn chế. Đối
lập với hai nhà nghiên cứu nói trên, Bradley Glasser (1995) đã phát triển
một cách phân loại các chế độ ở Trung Đông dựa trên sự tiếp cận các
nguồn lực tài nguyên, nhằm giải thích tính lâu bền của một số chế độ
chuyên chế ở khu vực này và sự tự do hóa tương đối của một số chế độ
khác.

168 | 484
Xác định cách phân loại nào hiệu quả nhất là một phần thách thức cho
nghiên cứu tương lai. Sách của Paul Brooker (2000) cung cấp một cái nhìn
tổng quát và thảo luận xuất sắc về nghiên cứu phân loại cho đến nay. Có
thể sẽ hữu ích khi chúng ta xác định những phân loại tổng quát về chế
độ, dựa trên cấu trúc thể chế, trước khi xem xét những vấn đề cụ thể mà
khái niệm chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) mang lại.

Chế độ đảng trị (party regimes) là những chế độ mà ở đó chính phủ do


một đảng duy nhất hoặc một đảng thống trị nắm quyền. Chế độ độc đảng
(single party regimes) có một đảng gắn liền với quốc gia và không cho
phép bất kì đảng nào khác hoạt động. Ngay cả trong nhóm chế độ này, có
thể tồn tại sự khác biệt đáng kể về hệ tư tưởng mà qua đó đảng biện minh
cho sự cầm quyền của mình, bất kể đảng đó có các cấu trúc an ninh hay
dân quân riêng hay không, cũng như các yếu tố khác nữa. Chế độ một
đảng thống trị (dominant party regime) cho phép các đảng khác cạnh
tranh một cách hạn chế. Các chế độ đảng trị có thể theo bất cứ hình thức
hệ tư tưởng nào, tuy nhiên hai hệ phổ biến nhất là cánh tả (cộng sản hoặc
xã hội chủ nghĩa), và cánh hữu (phát xít hoặc dân tộc chủ nghĩa). Các
đảng dân túy (populist) có thể kết hợp các yếu tố liên quan đến cả hai
cánh tả và hữu. Có thể nói hệ tư tưởng không phải là nhân tố hữu ích để

169 | 484
phân tích những chế độ này bằng việc xem yếu tố đảng phái chủ yếu như
là một công cụ để nắm giữ quyền lực.

Một dạng khác của hệ thống phi dân chủ là chế độ quân đội trị
(military regime). Ở đây một lần nữa tên gọi này bao gồm một phạm vi
rộng các hệ thống khác nhau, cả về mặt lý luận và thực tiễn. Quân đội có
thể cai trị trực tiếp, thông qua một độc tài hoặc một hội đồng cai trị.
Quân đội cũng có thể cai trị gián tiếp, thông qua liên minh với các chính
trị gia được lựa chọn và người cai trị được chỉ định. Sự cai trị cũng có thể
được thực hiện thông qua một đảng tiên phong (front party), đảng này
đương nhiên sẽ thể hiện bản chất của đảng đó và chế độ quân đội. Một
chế độ quân đội có thể đại diện cho cả quân đội hoặc chỉ một bộ phận
trong quân đội đó. Nó có thể mong muốn cai trị vĩnh viễn hoặc sử dụng
sự can thiệp vào chính trị như một biện pháp tạm thời để giải quyết một
vài vấn đề nguy cấp, như sự đe dọa đến an ninh quốc gia hay đe dọa đến
lợi ích của quân đội với tư cách một thể chế.

Dạng thứ ba của chế độ phi dân chủ là chế độ cá nhân trị (personalist
regime). Đây là chế độ độc tài của riêng một cá nhân và so với hai loại
trên, chế độ này có xu hướng dựa vào thẩm quyền truyền thống hay thẩm
quyền lôi cuốn hơn là thẩm quyền pháp lý. Một điểm khác biệt then chốt
giữa chế độ cá nhân trị với hai loại chế độ đã bàn luận đó là: nền tảng

170 | 484
tuyên bố cai trị nằm ở yếu tố cá nhân (những) kẻ thống trị, cho dù quyền
lực của họ là kết quả tự nhiên hay thành tích đạt được, hay thông qua việc
nối dõi, hoặc những mối liên hệ khác với thẩm quyền được người dân
sùng bái.

Một trong những tác phẩm kinh điển về các chế độ chuyên chế là cuốn
“Nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị” (The Origins of Totalitarianism) của
Hannah Arendt (1951/1973). Đã có nhiều cuộc tranh luận về việc liệu
thuật ngữ chủ nghĩa toàn trị có hữu ích cho việc phân tích trong vai trò
một khái niệm tách biệt so với khái niệm rộng hơn - chế độ chuyên chế -
hay không. Được viết sau thảm kịch Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, tác
phẩm của Arendt trước hết là một nỗ lực giải thích biến động lớn đã
khiến châu Âu đầu hàng chế độ Quốc xã. Con đường phát triển của nhân
loại đã đi trật bánh thảm hại như thế nào? Ít nhất một phần câu trả lời
nằm ở khả năng vô tiền khoáng hậu của các quốc gia và phong trào hiện
đại nhằm thống trị hoàn toàn xã hội và con người: “Chủ nghĩa toàn trị đã
khám phá ra một phương thức thống trị và khủng bố nhân loại từ bên
trong” (Arendt, 1951/1973, tr.325). Một vế khác của câu trả lời chính là
sự nổi dậy của chính trị quần chúng; của luật lệ theo số đông và sự thất
bại trong việc bảo vệ các quyền thiểu số và cá nhân; và của nỗ lực nhằm
đồng hóa con người trở thành một tập thể hoàn toàn thống nhất.

171 | 484
Một tác phẩm kinh điển khác ủng hộ đặc điểm khác biệt của chế độ
toàn trị là cuốn “Chủ nghĩa độc tài toàn trị và chế độ chuyên quyền”
(Totalitarian Dictatorship and Autocracy) của Carl Friedrich và Zbigniew
Brzezinski (1965). Các tác giả lập luận rằng tất cả các chế độ độc tài toàn
trị mang những tính chất sau:

1. Một hệ tư tưởng phức tạp, được cấu thành bởi một học thuyết
chính thức bao quát mọi mặt thiết yếu của sự tồn tại mà mọi người trong
xã hội phải gắn liền với… 2. Một đảng đại chúng điển hình được lãnh đạo
bởi một người, kẻ độc tài, và bao gồm một phần trăm rất nhỏ dân
chúng… 3. Một hệ thống khủng bố, tấn công cả thể xác lẫn tinh thần,
chịu ảnh hưởng của đảng lãnh đạo và cảnh sát mật… 4. Một sự độc quyền
kiểm soát về kỹ thuật và gần như tuyệt đối với tất cả các phương tiện
truyền thông đại chúng, nằm trong tay đảng và chính phủ… 5. Một sự độc
quyền kiểm soát về kỹ thuật và gần như tuyệt đối với việc sử dụng hiệu
quả tất cả các vũ khí dùng cho chiến đấu vũ trang. 6. Một sự kiểm soát và
định hướng cho toàn bộ nền kinh tế xuất phát từ trung ương. (tr. 22)

Họ không trình bày hết mọi khía cạnh của 6 đặc tính này nhưng tranh
luận rằng chúng đã “được xem rộng rãi như những nét đặc trưng của chế
độ độc tài toàn trị” (tr.23).

172 | 484
Chế độ toàn trị là một chế độ kiểm soát thành công mọi mặt của xã
hội, xóa bỏ sự khác biệt giữa nhà nước và tư nhân, thậm chí tham vọng
kiểm soát được cả những mặt riêng tư nhất của đời sống và suy nghĩ từng
cá nhân. Những bức chân dung lột tả chân thực và mạnh mẽ về những chế
độ như vậy có thể tìm thấy trong các cuốn sách “1984” của Orwell, “Thế
giới mới can đảm” (Brave New World) của Aldous Huxley, bộ phim
“Brazil” của Terry Gilliam, và các tác phẩm khác. Những người phản đối
việc sử dụng phạm trù này trong khoa học chính trị tranh luận rằng
những xã hội như vậy chưa từng tồn tại trong lịch sử, kể cả khi chế độ đó
có tham vọng đạt được sự kiểm soát ở mức cao như thế. Nếu chế độ toàn
trị đã từng tồn tại, thuật ngữ này có thể áp dụng gần nhất với Đệ tam đế
chế (Đức Quốc Xã), Liên Xô dưới thời Stalin, Iraq dưới thời Saddam
Hussein (còn tranh cãi), và có thể là Triều Tiên. Phát xít Ý không nên
được liệt vào danh sách này:

Chủ nghĩa phát xít có tham vọng “toàn trị”; trên thực tế Mussolini đã
đặt ra thuật ngữ này. Nhưng… sự kiểm soát của Mussolini với xã hội nước
Ý không cứng rắn, triệt để như Hitler hay Stalin, ảnh hưởng của ông ta
cũng không rộng khắp đến vậy. Phát xít Ý vẫn còn để trống nhiều lĩnh
vực xã hội rộng lớn. (Lyttelton, 1987, tr.1)

173 | 484
Một vài người đặt câu hỏi rằng dù có bộ máy tuyên truyền rộng rãi và
chiến dịch khủng bố nhà nước, ngay cả các chế độ của Hitler hay Stalin có
thực sự không bỏ sót bất cứ lĩnh vực quan trọng nào của đời sống xã hội
không? Chế độ Saddam với tệ sùng bá lãnh đạo cũng có ham muốn xâm
phạm tất cả các lĩnh vực đời sống, làm cho con cái chống lại cha mẹ, biến
tất cả mọi người thành mật thám, và thực sự đã thành công đến một mức
đáng kể (al-Khalil, 1990). Và thật khó để đưa ra một đánh giá chắc chắn
về Triều Tiên bởi nước này vẫn là một “vương quốc cô lập” – một xã hội
khép kín được cai trị bởi một “triều đại tự huyễn hoặc” (paranoid dynasty)
thông qua nhiều công cụ được sử dụng bởi các chế độ khác, nhưng rất
khó để cho người ngoài nghiên cứu và đánh giá (bộ phim tài liệu “A State
of Mind” của đạo diễn Daniel Gordon là một cơ hội hiếm hoi hé lộ về
những công cụ quản lý xã hội của chính quyền đầy bí ẩn này).

Một số người phản đối đã coi thuật ngữ chủ nghĩa toàn trị là trống
rỗng về mặt lý luận bởi, ví dụ như, nó đơn giản chỉ là một nhánh cụ thể
của chế độ chuyên chế (Barber, 1969). Tuy vậy nhiều người khác vẫn
muốn áp dụng thuật ngữ này rộng rãi trong việc xác nhận tham vọng của
nhiều chế độ chuyên chế hiện đại, ngay cả khi các chế độ này thất bại
trong việc quản lý toàn diện xã hội (Friedrich, 1969). Nhưng một trong
những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực này của Juan Linz (1975) là đưa

174 | 484
ra sự phân biệt giữa ba chế độ: toàn trị, chuyên chế và dân chủ (loại bỏ
những biến thể như chế độ chuyên quyền Hồi giáo), và lý luận rằng chế
độ toàn trị và chế độ chuyên chế là những thể loại khác biệt thuộc chế độ
phi dân chủ, thay vì chỉ là những ví dụ của cùng một hệ trục. Theo Linz,
chế độ chuyên chế có những đặc trưng riêng phân biệt với chế độ toàn trị,
đó là sự hạn chế về đa nguyên chính trị, sự rã đám, không vận động quần
chúng (demobilization), hoặc sự vận động quần chúng bị hạn chế hoặc bị
kiểm soát.

Các cách tiếp cận trên lý thuyết

Brooker đã tranh luận rằng không thể có một lý thuyết về bản thân chế
độ chuyên chế. Thay vào đó, chúng ta có thể nghiên cứu các dạng khác
nhau của chế độ này và cố gắng lý giải các mặt khác nhau của chúng – làm
thế nào chế độ tồn tại, giữ vững quyền lực và điều gì có thể khiến nó sụp
đổ. Tuy nhiên, cho tới nay, trong những nỗ lực giải thích những khía
cạnh khác nhau này, chúng ta có thể nhận thấy một vài hướng tiếp cận
lớn, bắt nguồn từ tâm lý học, từ việc phân tích các quan niệm và tư tưởng,
và từ cấu trúc và thể chế.

Một cách tiếp cận cũ hơn dựa trên tâm lý học, đặc biệt liên quan với
Trường phái Frankfurt, pha trộn các nhân tố tư tưởng Freud và Marx.
175 | 484
Một tác phẩm kinh điển theo hướng này là cuốn “Tính cách chuyên chế”
(The Authoritarian Personality) của Theodor Adorno và các cộng sự
(1950). Cách tiếp cận này coi bản thân các nét tính cách cá nhân, vốn là
sản phẩm của hoàn cảnh xã hội trong cuộc sống hiện đại, chính là điều
kiện tác động đến sự nổi lên của các phong trào quần chúng. Wilhelm
Reich (1970) ủng hộ quan điểm này:

“Chủ nghĩa Phát xít” chỉ là biểu hiện chính trị có tổ chức của kết cấu
tính cách của một người bình thường… thái độ cảm xúc cơ bản của một
người bị đàn áp bởi nền văn minh máy móc chuyên chế, cùng với những
quan niệm thần bí mang tính máy móc về cuộc sống. Chính tính cách
thần bí mang tính máy móc của con người hiện đại đã cho ra đời các đảng
phát xít, chứ không phải điều ngược lại. (tr. xiii)

Có một hướng tiếp cận khác theo cách diễn giải, sử dụng chính các ý
niệm và tư tưởng làm công cụ giải thích. Mặc dù là một tác phẩm xã hội
học và lịch sử, cuốn sách của Arendt (1951/1973) vẫn dành sự quan tâm
nhất định đến khía cạnh này. Gần đây hơn, Lisa Wedeen (1999) đã áp
dụng cái nhìn diễn giải đối với sự sùng bái lãnh đạo ở Syria và rút ra
những kết luận đáng chú ý về việc tôn sùng tưởng chừng rất vô lý và khó
tin kia đã trở thành một công cụ quyền lực ngăn cản sự tiến bộ của một
xã hội dân sự như thế nào.

176 | 484
Được đúc kết từ Marx và Weber, cách tiếp cận theo hướng lịch sử-thể
chế, hay xã hội học lịch sử, đã đóng góp khá nhiều công trình khả quan
trong lĩnh vực này. Tác phẩm của Skocpol về cách mạng xã hội là một
minh chứng rất thuyết phục cho hướng tiếp cận này. Tác phẩm của
Skocpol về các cuộc cách mạng xã hội là một ví dụ nhiều ảnh hưởng của
cách tiếp cận này, nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều nhà khoa học khác,
như Linz và Guillermo O’Donnell. Một vài ví dụ gần đây bao gồm những
đóng góp của họ cho số đặc biệt của tạp chí Comparative Politics tháng
1/2004 bàn về “Chế độ chuyên chế dai dẳng: Bài học từ Trung Đông cho
Lý thuyết So Sánh” (Enduring Authoritarianism: Lessons From the
Middle East for Comparative Theory) và công trình của Jason Brownlee
(2007), người nghiên cứu về các đảng cầm quyền.

Brooker (2000) đã đề xuất hướng tiếp cận mang tính mổ xẻ nguyên


nhân (forensic) đối với nghiên cứu sự nổi lên, duy trì và sụp đổ của các chế
độ phi dân chủ; nói cách khác, khi phân tích phải xem xét các động cơ,
phương tiện và cơ hội. Đây là một cách tiếp cận so sánh lịch sử khá rộng,
người nghiên cứu không bắt buộc phải đặt ưu tiên trước cho một yếu tố
nào, ví dụ như đơn vị so với cấu trúc hay ngược lại. Cách tiếp cận này
cũng cho phép so sánh trên diện rộng giữa các chế độ phi dân chủ với

177 | 484
nhau và giữa chúng với các chế độ dân chủ. Đây là một khuôn khổ mở
hữu ích, tạo điều kiện để có thể xem xét nhiều vấn đề cụ thể hơn.

Những vấn đề thực nghiệm

Nguồn gốc của các chế độ toàn trị và chế độ chuyên chế

Nhiều chế độ chuyên chế hiện đại là kết quả của các cuộc cách mạng, khởi
đầu với thời kỳ Khủng bố (the Terror) xảy ra sau cuộc Cách mạng Pháp,
và bao gồm Cách mạng Bolshevik năm 1917 tại Nga và cuộc cách mạng tại
Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo. Cuộc cách mạng của Mao đã
thiết lập một chế độ chuyên chế tồn tại vững chắc đến thế kỷ 21 ở quốc
gia đông dân nhất thế giới. Cách mạng Iran từ 1977 đến 1979 đánh dấu sự
bắt đầu của một dạng chính quyền bán dân chủ đặc biệt – đó là Cộng hòa
Hồi giáo.

Theda Skocpol (1979) đã lập một khung nghiên cứu về lịch sử cấu trúc
và so sánh để phân tích những cuộc cách mạng trong cuốn “Nhà nước và
Cách mạng xã hội” (States and Social Revolutions), một trong những tác
phẩm cần đọc trong lĩnh vực này. Bà đã kết luận rằng lời phỏng đoán kinh
điển của chủ nghĩa Marx về mâu thuẫn giai cấp dẫn đến biến chuyển cách
mạng đã không cân nhắc đầy đủ vai trò quyền lực nhà nước, và đã không
“giải thích thỏa đáng quyền lực tự trị, dù hay dù dở, của nhà nước trong
178 | 484
vai trò bộ máy hành chính và cưỡng chế được gắn vào một hệ thống nhà
nước quốc tế được quân sự hóa” (tr. 292). Cách mạng được tiến hành rộng
rãi do khả năng suy giảm của nhà nước trong việc độc quyền sử dụng vũ
lực hợp pháp, nguyên nhân thường xuyên là do sự kết hợp đồng thời giữa
áp lực quốc tế - trên tất cả là chiến tranh – và sức ép về kinh tế xã hội
trong nước. Bà cũng tranh luận rằng, đối lập với tiên đoán của chủ nghĩa
Marx về sự tàn lụi của nhà nước sau một cuộc cách mạng thành công, thì
“những nhà nước với chế độ mới ra đời ở Pháp, Nga và tương tự là Trung
Hoa thậm chí còn hùng mạnh hơn và tự trị hơn trong lòng xã hội” (tr.
285). Mặc dù hình thái tư tưởng và kinh tế-xã hội của ba chế độ hậu cách
mạng này tương đối khác nhau, nhưng sự lớn mạnh của nhà nước là một
kết quả đồng nhất cho cả ba trường hợp. Ở hai trường hợp sau, như trong
nhiều ví dụ về chế độ chuyên chế ở thế kỷ 20, thẩm quyền của nhà nước
được xem như một công cụ cần thiết để giải quyết vấn đề “đuổi kịp” các
nước có nền kinh tế phát triển hơn.

Cách mạng ở Iran đặt ra một thách thức với việc nghiên cứu cách mạng
xã hội, như Skocpol (1982) thừa nhận trong một bài luận xuất bản không
lâu sau tác phẩm năm 1979 của bà. Trái ngược với những đánh giá của
mình về các cuộc cách mạng trước, bà buộc phải công nhận các ý niệm và
tư tưởng đóng một vai trò nguyên nhân độc lập lớn hơn, và nhấn mạnh

179 | 484
vai trò của cơ quan tổ chức lên trên yếu tố cơ hội. Cách mạng Iran nổ ra
không phải trong hoàn cảnh nhà nước suy yếu vì chiến tranh, mà vào thời
điểm chế độ Shah (hay quốc vương Iran) được Mỹ chống lưng, tập trung
trong tay nguồn binh lính, cảnh sát và tình báo dồi dào. Cuộc cách mạng
này không chỉ đơn giản “nổ ra” mà chắc chắn đã được “tạo nên” bởi một
liên minh các lực lượng xã hội bất mãn với chế độ.

Giành chính quyền, sau đó sử dụng các thể chế như là công cụ để thay
đổi và hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn là những mục tiêu chung của
các cuộc cách mạng, bất kể những chi tiết cụ thể của tư tưởng vận động
quần chúng như thế nào. Thay vì tập trung vào hệ tư tưởng – hay sau đó
là “động cơ” theo cách tiếp cận của Brooker – có lẽ sẽ hữu ích hơn nếu
chúng ta nghiên cứu những vấn đề về phương tiện và cơ hội.

Cơ hội thường đến từ sự tan rã của trật tự chính trị và xã hội hiện
hành, bởi chiến tranh, nền kinh tế đứt mạch, và thất bại của các thể chế,
như đã xảy ra ở Ý và Cộng hòa Weimar của Đức giữa hai cuộc Chiến tranh
Thế giới. Trong những trường hợp này, cuộc cách mạng có thể hoàn toàn
mang tính xã hội theo nghĩa rằng nó được thúc đẩy bởi một phong trào
rộng lớn của quần chúng nhằm giành lấy quyền lực, mặc dù thông thường
chỉ là một nhóm nhỏ tận dụng được thời cơ lật đổ chính quyền cũ.
Nhưng trong nửa cuối thế kỷ 20, động lực này đã thay đổi bởi các thể chế

180 | 484
nhà nước, và trên tất cả, các công cụ cưỡng chế nhà nước đã trở nên mạnh
mẽ hơn trước. Chuyển đổi chế độ có xu hướng bị áp đặt qua lực lượng
quân đội, từ bên trong hoặc bên ngoài: “Một khi quá trình phi thực dân
hóa kết thúc, với những lực lượng quân đội hiện đại được thiết lập, các
cuộc cách mạng xã hội có xu hướng giảm dần – trong khi những cuộc đảo
chính quân sự ở nhiều dạng khác nhau vẫn xảy ra khá thường xuyên”
(Skocpol, 1979, tr. 290). Các nhà nước đã tăng cường khả năng giữ vững
trật tự, ngăn chặn những cuộc vận động quần chúng chống lại mình, nhờ
vào những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Viễn cảnh cho các cuộc cách mạng
xã hội theo đó cũng nhạt nhòa dần, bởi vậy một số phân tích gần đây ít
nhiều loại bỏ vai trò nổi trội của dân chúng trong sự hình thành các chế
độ chuyên chế, thay vào đó nhìn nhận chế độ này là sản phẩm từ những
quyết định của giới tinh hoa lãnh đạo, mà quần chúng là những người
ngoài cuộc vô tội chỉ mong mỏi một nền dân chủ (ví dụ, Bermeo, 2003).

Một biến thể khác là cách mạng từ giới tinh hoa lãnh đạo hay bộ máy
quan liêu, một ý tưởng gắn liền với khái niệm “chuyên chế quan liêu”
(bureaucratic authoritarianism) của O’Donnell (1973), dựa trên những
nghiên cứu của ông về Nam Mỹ, được phát triển và hoàn thiện trong các
tác phẩm sau đó. Nhưng loại cách mạng từ đỉnh này có nguồn gốc lâu đời
hơn thế, theo những phát hiện của Ellen Kay Trimberger (1978) khi bà

181 | 484
nghiên cứu về Minh Trị Duy tân thế kỷ 19 ở Nhật Bản, chế độ Ataturk –
chế độ đã thành lập nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại vào đầu thế kỷ 20, chế
độ của Gamal Abdel Nasser ở Ai Cập giữa thế kỷ 20, và chính quyền quân
sự Peru nắm quyền năm 1968. Đây là những ví dụ mà bà gọi bằng thuật
ngữ cách mạng từ bên trên, để phân biệt với những chế độ ra đời từ
phong trào cách mạng quần chúng hoặc từ các cuộc đảo chính quân sự.
Trimberger lý luận rằng cách mạng từ bên trên mang tính cách mạng ở
chỗ: thông qua vũ lực hoặc đe dọa vũ lực, một nhóm mới lên kiểm soát
nhà nước trung ương và phá hủy quyền lực kinh tế chính trị của nhóm xã
hội thống trị trước đó. Nhưng cách mạng từ bên trên khác biệt bởi những
người giành chính quyền là tướng lĩnh quân đội và quan chức; cùng với đó
sự tham gia của quần chúng nhân dân rất ít hoặc không có, hầu như
không có bạo lực; và hầu như không xảy ra sự đòi hỏi một tư tưởng cấp
tiến, thay vào đó là sự thay đổi thực dụng dần dần.

Điểm mà Trimberger chia sẻ với những người nghiên cứu trước về thay
đổi cách mạng, như Marx và Weber, là xem bộ máy quan liêu là một chủ
thể thay vì là một công cụ của các chủ thể khác (các nhà độc tài, đảng
phái, phong trào quần chúng) và đưa ra lý lẽ rằng mặc dù ở các nước đang
tiến hành công nghiệp hóa, nhiều bộ máy quan liêu có thể có xu hướng
bảo thủ, một số vẫn có thể trở thành lực lượng dẫn tới sự thay đổi hơn là

182 | 484
sự tiếp nối. Về vấn đề này, bà ủng hộ quan điểm của O’Donnell nhấn
mạnh tầm quan trọng của quan chức nhà nước – cả quân đội và công chức
– những kiến trúc sư của những thay đổi xã hội. Những chế độ ông
nghiên cứu ở Nam Mỹ, một khu vực có nhiều quốc gia với lịch sử dân chủ
lâu dài kể từ khi độc lập, thường theo mô hình một cuộc đảo chính quân
sự dẫn đến sự nắm quyền trực tiếp của quân đội, hoặc gián tiếp thông qua
một đảng hoặc tổ chức chính trị. Giống như Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không
như Ai Cập, những chế độ này giờ đây đã một lần nữa nhường đường cho
nền dân chủ, như đã xảy ra ở Hàn Quốc – một nước cũng đã từng được
mô tả như một chế độ chuyên chế - quan liêu.

Việc những cơ hội dẫn đến cách mạng xã hội đang mai một dần như
một hệ quả của sự lớn mạnh của các nhà nước có thể hướng chúng ta
quan tâm cụ thể hơn đến những phương tiện được áp dụng trong các chế
độ phi dân chủ. Hầu hết các cuộc cách mạng được tiến hành thông qua
việc sử dụng lực lượng quân đội, truyền thống hoặc phi truyền thống. Ví
dụ, Thomas Hammond (1975) đã kết luận từ cuộc Cách mạng Bolshevik
trở về sau, các chế độ Cộng sản lên nắm quyền chỉ với sự hỗ trợ của lực
lượng quân sự hùng mạnh. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất trong
trường hợp xuất khẩu cách mạng, Hồng quân Liên Xô hoặc sáp nhập lãnh
thổ trực tiếp vào Liên Xô, hoặc thiết lập các chế độ Cộng sản ở các nước

183 | 484
khác, phần nhiều ngay sau cuộc Thế chiến thứ hai. Điều này cũng đồng
thời được thể hiện qua các cuộc phản cách mạng (hay đàn áp nổi dậy –
NHĐ) tại Đông Đức (1953), Hungary (1956) và Tiệp Khắc (1968). Tất
nhiên đây không phải là những cuộc cách mạng xã hội giống như trong
phân tích của Skocpol: chúng không phải là sự lật đổ một trật tự kinh tế -
chính trị đã suy yếu bằng lực lượng xã hội có tổ chức từ bên dưới. Nhưng
các cuộc cướp chính quyền bản địa (indigenous takeovers) thực sự gần hơn
với các cuộc cách mạng xã hội cổ điển và cũng dựa vào lực lượng quân đội.
Mô hình phổ biến nhất là những người nổi dậy bắt đầu từ nông thôn và
dần trải rộng ra thành thị, trái ngược với dự đoán kinh điển của chủ nghĩa
Marx cho rằng giai cấp vô sản công nghiệp là động lực của cách mạng.
Trung Quốc dưới thời Mao, Nam Tư, Albania, và Việt Nam là những ví
dụ minh họa (Hammond, 1975). Hầu hết tất cả các trường hợp của lực
lượng Cộng sản bản xứ và cách mạng xuất khẩu đều xảy ra trong hoặc
ngay sau các cuộc chiến tranh quốc tế, khi chế độ tại vị bị suy yếu. Trong
các trường hợp của chế độ chuyên chế mới nổi, đảo chính quân sự là mô
hình phổ biến nhất, đặc biệt ở Mỹ Latinh và nhiều thuộc địa cũ ở châu
Phi.

Chế độ toàn trị và chế độ chuyên chế cai trị và tồn tại như thế nào?

184 | 484
Khi tìm hiểu những chế độ phi dân chủ nắm quyền hành ra sao, điều đầu
tiên chúng ta có thể nghĩ đến hiển nhiên là sự áp bức và sợ hãi – hình ảnh
của những trại cải tạo lao động ở Liên Xô (Gulag) hay các biệt đội ám sát
ở Nam Mỹ, hay tình trạng bất ổn an ninh lan rộng gây ra bởi các lực lượng
mật vụ. Chúng ta thực sự muốn biết được cách thức hoạt động của các kĩ
thuật nắm quyền và điều hành, nhưng chúng ta cũng cần nhận thức rằng
những công cụ sẵn có trong các nhà nước chuyên chế hiện đại thường có
phạm vi rộng hơn so với nhà nước cưỡng chế trực tiếp. Và chúng ta cũng
nên hiểu rằng ngay cả trong những chế độ có khả năng đàn áp dân chúng
rất dã man, thì con đường đảm bảo nhất để giữ vững quyền lực là tính
chính đáng, hay nói cách khác, là sự ủng hộ của tầng lớp bị trị.

Tuy chế độ phi dân chủ, theo định nghĩa, không có được tính chính
đáng đến từ bầu cử tự do và công bằng, điểm quan trọng và điển hình của
chế độ này là chính quyền tuyên bố thay mặt “nhân dân” và cai trị dưới sự
ủy quyền của “nhân dân”. Arendt (1951/1973) và nhiều học giả khác đã
nhắc đến chính trị quần chúng (mass politics), đối lập với đa nguyên dân
chủ (democratic pluralism): Chế độ chuyên chế thường coi khái niệm toàn
thể quần chúng như một thực thể đơn đồng nhất, thể hiện qua chế độ,
đảng phái, hoặc người đứng đầu. Điều này, khi đạt đến mức cực đoan -

185 | 484
như chế độ Đức Quốc Xã, có thể dẫn đến những kế hoạch trục xuất hoặc
tiêu diệt những “thành phần dị biệt”.

Làm sao các chế độ chuyên chế có thể giành lấy và duy trì tính chính
đáng trên thực tế? Đôi khi sức hút từ người lãnh đạo hay một lãnh đạo
khẳng định tính chính đáng thông qua dòng dõi hay uy quyền tôn giáo có
thể là nguồn gốc quyền lực của chế độ đó. Nhưng phổ biến hơn vẫn là sự
khẳng định tính chính đáng thông qua hiệu quả quản trị: chế độ phải giữ
vững cam kết của mình trong một thỏa thuận ngầm hay công khai –
trong đó sự tuân thủ của dân chúng được đổi lại bởi sự cung cấp phục vụ
từ phía nhà nước, cho dù là dưới hình thức phát triển (kinh tế), phúc lợi
xã hội hay sự đảm bảo về an ninh. Cũng có thể là sự cung cấp những thứ
mà chúng ta coi như thuộc về tâm lý, ví dụ như niềm tự hào dân tộc. Ý
tưởng cung cấp các lợi ích nhằm đổi lấy sự phục tùng này có thể liên hệ
một cách tự nhiên với những chế độ nghiêng về cánh tả. Nhưng một nhà
sử học nghiên cứu về chủ nghĩa phát xít thế kỉ 20 đã chỉ ra rằng những
chế độ cánh hữu cũng có xu hướng tìm kiếm tính chính đáng thông qua
hiệu quả quản trị, bằng cách hứa hẹn sẽ đem lại quá trình công nghiệp
hóa nhanh chóng và độc lập dân tộc mà không gây ra những rạn nứt xã
hội gắn liền với các quốc gia công nghiệp hóa trước đó, nhờ đó gây sức
hút với phái bảo thủ xã hội và sự gắn kết của người dân với trật tự xã hội.

186 | 484
Adrian Lyttelton (1978) đã mô tả chủ nghĩa phát xít Ý bằng những thuật
ngữ sau:

[Chủ nghĩa Phát xít] hướng đến quá trình hiện đại hóa phi hiện đại.
Nói cách khác, nó chỉ nhằm chiếm đoạt những lợi ích của tiến bộ kĩ thuật
và kinh tế, trong khi chối bỏ những thay đổi về chính trị, văn hóa, xã hội
đi cùng với quá trình công nghiệp hóa ở Anh và Mỹ… Chủ nghĩa phát xít
bắt nguồn từ những tiền đề tân tiến (trường phái vị lai - futurism) và kết
thúc bằng việc áp dụng những chính sách thiên về chủ nghĩa truyền thống
hơn (trường phái vị nông thôn – ruralism); chủ nghĩa xã hội dân tộc bắt
nguồn từ những tiền đề chống hiện đại hóa (“Máu và Đất” - “Blood and
Soil”), nhưng kết thúc bằng việc thúc đẩy công nghiệp hóa và đô thị hóa
nhanh chóng. (tr. 437, 438)

Việc vận dụng “quá trình hiện đại hóa phi hiện đại” đã ghi dấu ấn ở
nhiều chế độ đang phát triển sau này ở phương Nam. Thủ tướng
Mahathir Mohamad của Malaysia là một trong những người biết đến với
việc áp dụng học thuyết “giá trị Châu Á”, theo đó chế độ của ông sẽ mang
lại sự phát triển kinh tế mà không cần tự do hóa chính trị, điều mà theo
ông là không phù hợp với các giá trị và truyền thống xã hội. Dĩ nhiên
không phải tất cả đều đồng ý, nhưng cách tiếp cận này đã nhận được sự

187 | 484
ủng hộ của một số nhà kinh tế, chính trị và thể chế phương Tây
(Robinson, 1996).

Sự khó khăn đối với tính chính đáng dựa trên hiệu quả của chính
quyền tất nhiên nằm ở chỗ chế độ đó buộc phải hoạt động hiệu quả.
Trong những năm 1950 và đầu thập niên 1960, khoa học chính trị và
những ngành liên quan, cả giới hoạch định chính sách và chính trị đã hết
sức ủng hộ ý kiến cho rằng các chế độ chuyên chế có thể hỗ trợ quá trình
bắt kịp với những quốc gia công nghiệp phát triển hơn. Tuy thuyết hiện
đại hóa, phổ biến trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, cho rằng
phát triển kinh tế và chính trị luôn đồng hành cùng nhau theo hướng tự
do hóa hơn, nhưng ý tưởng về một nhà nước có thiên hướng chi phối và
can thiệp hơn có thể kích thích kinh tế tăng trưởng mau chóng lại được
chấp nhận rộng rãi. Ý kiến này được thừa nhận không chỉ bởi chính
những chế độ chuyên chế và những người ủng hộ, mà còn bởi những nhà
kinh tế phát triển và những nhà khoa học xã hội, đặc biệt là những người
nghiên cứu về Những con hổ châu Á – như Đài Loan và Hàn Quốc,
những quốc gia đã đạt được sự tăng trưởng tốc độ dưới các chế độ theo
chủ nghĩa can thiệp, phi tự do. Tuy vậy, có một quốc gia như Singapore,
thì cũng tồn tại một nước như Zaire (Cộng hòa Dân chủ Congo), một
minh chứng cổ điển về một nhà nước chiếm đoạt (predatory state), nơi mà

188 | 484
kẻ độc tài và bè lũ của mình bóc lột nguồn tài nguyên và bần cùng hóa
thay vì phát triển đất nước (Ngân hàng Thế giới đã mô tả những nhà nước
này bằng thuật ngữ các nền kinh tế chuyển giao (transfer economies), có
nghĩa là nhóm người nắm quyền lực chính trị quyết định sự chuyển giao
các nguồn tài nguyên bòn rút được từ xã hội sang tay một nhóm hay một
đẳng cấp phi năng suất). Nhiều chế độ quân sự thường gắn tính chính
đáng của mình với việc điều hành tốt hơn chế độ dân sự được cho là kém
hiệu quả mà chính mình thay thế. Nhưng đầu những năm 1970, một
phân tích xuyên quốc gia đã chỉ ra sự điều hành của các chế độ quân sự
cũng đa dạng y như các chế độ dân sự: chẳng có lý do gì để trông đợi vào
quy luật chung rằng chế độ quân sự sẽ thúc đẩy phát triển nhanh hơn và
hiệu quả hơn chế độ kia, ngay cả khi một vài chế độ cụ thể thuộc cả hai
loại chế độ này có thể hoạt động hiệu quả (McKinlay & Cohan, 1975).
Đối với những lập luận về các điều kiện mà theo đó can thiệp của nhà
nước mang tính thúc đẩy phát triển hơn là bóc lột, hãy tìm đọc tác phẩm
của Peter Evans (1995).

Nền kinh tế kế hoạch của khối Xô-viết đã hoàn thành công nghiệp hóa
nhanh chóng và đủ sức để cạnh tranh về quân sự với những nước công
nghiệp đi trước ở phương Tây. Nhưng dần dần, nhiều nỗ lực xây dựng nhà
nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô-viết đã không mang lại sự no đủ

189 | 484
hay sự giải phóng, thịnh vượng lẫn tự do. Một chủ tịch của Hiệp hội
Khoa học Chính trị Mỹ đã bày tỏ ý kiến trong bài phát biểu thường niên
khi Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Liên Xô:

Có một sự nhận thức lớn dần rằng chế độ chuyên chế có thể trở thành
một trở ngại trong quá trình phát triển, cho dù có theo chủ nghĩa Lenin
hay không. Ý tưởng về quyền lực tập trung nâng cao khả năng của nhà
nước trong việc hình thành xã hội đã bị gạt bỏ sau những ghi chép về
thành tích của những nhà nước cố áp dụng ý tưởng này ở mức cực đoan.
(Pye, 1990, tr.9)

Hệ tư tưởng và văn hóa của chế độ chuyên chế cũng là các công cụ hữu
ích cho những chế độ này. Mặc dù ngay cả các quốc gia toàn trị cũng
không đạt được tới cảnh tượng tồi tệ được mô tả trong cuốn “1984” của
Orwell: giám sát và tuyên truyền không ngừng nghỉ ở khắp mọi nơi, ngôn
ngữ bị tước bỏ ý nghĩa và mọi ý nghĩ của người dân đều bị kiểm soát bởi
nhà nước; nhưng phần lớn các chế độ chuyên chế đều can thiệp sâu rộng
vào lĩnh vực văn hóa và biểu đạt của dân chúng thông qua kiểm duyệt và
tuyên truyền, nhằm uốn nắn môi trường và các kênh thông tin công
chúng theo hướng có lợi. Một ví dụ điển hình về việc này là những buổi
biểu diễn quần chúng, khi bên trên ra lệnh cho dân chúng trình diễn
những tác phẩm phức tạp, nhằm thể hiện quyền lực của chế độ và cũng là

190 | 484
một kiểu rèn luyện kỷ luật cho bản thân những người trình diễn. Những
cuộc trình diễn này đã được nhà phê bình chủ nghĩa Marx người Đức
Siegfried Kracauer bàn luận về ý nghĩa trong tuyển tập bài luận của ông –
“The Mass Ornament” (Đồ trang trí tập thể) (1955), và có thể được xem
trong bộ phim tuyên truyền của Leni Riefenstahl – “Triumph of the Will”
(Chiến thắng của ý chí) – ghi lại những hình ảnh của Đại hội Đảng Quốc
xã tại Nuremburg năm 1934. Những ví dụ gần đây hơn về Triều Tiên và
Syria xuất hiện trong bộ phim “A state of Mind” (Một trạng thái tinh
thần) và được phân tích trong cuốn “Ambiguities of Domination” (Những
sự mập mờ của nền cai trị) của Wedeen (1999). Ngoài ra, mô hình quản lý
người dân thường nhật liên tục có thể đạt được thông qua những tổ chức
quy mô lớn như đảng chính trị, công đoàn dưới sự kiểm soát của chế độ,
và những thể chế tương tự có nhiệm vụ khép chặt kỷ luật nhưng không
nhất thiết phải huy động người dân (xem Kaszam, 1995; Unger, 1974).

Những công cụ đe dọa và cưỡng chế là một bổ sung quan trọng cho
tính chính đáng và vận động quần chúng. Lực lượng quân đội và bán quân
đội, cảnh sát ngầm và tình báo, các trại giam và phòng tra tấn là những
công cụ chủ lực của các chế độ chuyên chế thế kỷ 20 và vẫn giữ được tầm
quan trọng. Câu đố của mọi thời đại: quis custodiet ipsos custodes? – ai sẽ
giám sát những người giám sát? – được nêu lên ở đây. Saddam Hussein đã

191 | 484
duy trì một hệ thống cơ quan tình báo đối địch phức tạp, do thám lẫn
nhau cũng như dò xét dân thường, quân đội, v.v…, và cuối cùng báo cáo
lại cho một mình ông ta. Câu hỏi thú vị đặt ra không phải về chức năng
của những thể chế đó, mà về làm thế nào và tại sao chúng thất bại trong
một số trường hợp, nhưng vẫn vận hành trong một số trường hợp khác.
Tại sao lực lượng của Shah ngừng tấn công lực lượng cách mạng, trong
khi binh lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân lại thẳng tay đàn áp
những người biểu tình tại Thiên An Môn một thập kỷ sau đó?

Chế độ chuyên chế trong thời đại dân chủ hóa

Kể từ khi Liên Xô và các chế độ vệ tinh (satellite regime) của nó sụp đổ,
cùng với làn sóng tự do hóa ở Mỹ Latinh vốn tạo nên cái mà Samuel
Huntington (1993) mô tả là “làn sóng dân chủ hóa thứ ba”, quá trình quá
độ từ chế độ chuyên chế sang dân chủ nhận được nhiều sự quan tâm (xem
Chương 33, “Quá trình dân chủ hóa” (Processes of Democratization) trong
quyển sách này). Tuy nhiên, trái với những ý kiến xem kết thúc của Chiến
tranh Lạnh như là sự chấm dứt đối đầu ý thức hệ và bắt đầu một thời đại
mới, khi mà tự do dân chủ và thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản sẽ lan
khắp toàn cầu, những nhà khoa học chính trị quan tâm đến chế độ
chuyên chế vẫn có vô vàn tài liệu để nghiên cứu trong thế kỷ 21. Có

192 | 484
những quá trình chuyển giao nửa vời hoặc bị thui chột, đem lại cái mà
Fareed Zakaria từ kênh CNN gọi là “nền dân chủ phi tự do” hay chế độ
bán chuyên chế, ví dụ như nước Nga. Và mặc dù những quá trình chuyển
giao thực sự sang dân chủ diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, chế độ chuyên
chế vẫn tồn tại ở Trung Quốc, Triều Tiên, Trung Á, phần lớn ở Trung
Đông, và nhiều quốc gia tại Châu Phi hạ-Sahara.

Việc lý giải sự kháng cự của những chế độ chuyên quyền còn sót lại
trước áp lực tự do hóa trên toàn cầu, hay kháng cự lại tư duy về “sự cáo
chung của lịch sử” và phân tích chế độ chuyên chế qua các đặc trưng của
nó thay vì coi nó như một sự khác biệt, đã mang lại những thách thức thú
vị cho những người nghiên cứu chính trị so sánh. Ví dụ như nhiều người
đi sâu nghiên cứu Trung Đông đã dành sự quan tâm đến vấn đề này. Aziz
Al-Azmeh, nhà phân tích người Syria (1994) đã tranh luận về tầm quan
trọng của các tư tưởng và dòng quan điểm (discourse) trong việc hiểu được
sự duy trì nền chuyên chế ở thế giới Arab. Dòng quan điểm dân chủ đã
được các chế độ thu nạp một cách tình cờ hoặc có chủ ý theo hướng
không gắn với các tư tưởng hay giá trị cốt lõi của dân chủ. Thay vào đó,
một “dòng tư tưởng dân chủ theo hướng dân túy” (tr.121) đã trở nên chi
phối, và chủ nghĩa dân túy là một đồng minh của nền chuyên chế, chủ
yếu vì sự đánh đồng “dân chúng” với nhà nước. Bài phân tích xuyên khu

193 | 484
vực của Brownlee (2007) coi các thể chế, chứ không phải dòng quan điểm,
là cơ sở cho việc giải thích các chế độ chống cự lại với áp lực dân chủ hóa
như thế nào. Lập luận của ông cho rằng trong những trường hợp ông
nghiên cứu, chìa khóa cho sự tồn tại chế độ chính là việc lập nên một
đảng thống trị tạo động lực cho giới tinh hoa tiếp tục gắn kết với chế độ
và có thể trừng phạt những ai thoát ly. Sự thiếu vắng một thể chế như vậy
trong trường hợp của Iran có nghĩa là chính trị của giới tinh hoa ở đây
thường tản mát, bè phái, và nền chính trị nói chung năng động và cởi mở
hơn so với ở Ai Cập. Hướng tiếp cận dựa trên thể chế này cố ý so sánh các
trường hợp ở Trung Đông với ngoài khu vực, phủ nhận bất cứ lý giải dựa
trên chủ nghĩa biệt lệ nào về sự thiếu vắng dân chủ tự do. Tuy nhiên, các
học giả vẫn tiếp tục cố gắng giải thích vấn đề cụ thể về các quốc gia Arab,
“khu vực phi tự do nhất trên thế giới” (Schlumberger, 2007, tr.5). Các tác
giả trong tuyển tập được biên tập bởi Oliver Schlumberger trong quá trình
tìm kiếm lời giải thích đã cân nhắc thêm mối quan hệ nhà nước - xã hội,
cấu trúc của chính các chế độ, sự tác động qua lại của kinh tế và chính trị,
và sự tiếp xúc giữa nhà nước và bình diện quốc tế. Lĩnh vực này vẫn tràn
đầy tiềm năng nghiên cứu.

Hướng đi cho nghiên cứu tương lai

194 | 484
Nghiên cứu tương lai nên bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những
mối quan tâm về quá trình chuyển đổi từ chế độ chuyên chế (sang dân
chủ) và, ngược lại, là sự chống cự của nó với quá trình này; quan hệ nhà
nước - xã hội và vai trò của xã hội dân sự dưới các chế độ khác nhau; quan
hệ dân sự - quân sự; ý thức hệ; các dòng quan điểm; tuyên truyền; kiểm
duyệt; và chuyên chế văn hóa.

Một số vấn đề quan trọng cần tìm hiểu về quá trình chuyển đổi và
chống chuyển đổi bao gồm áp lực và ảnh hưởng từ quốc tế. Liệu có một
tác động domino đến quá trình dân chủ hóa, như những chiến binh
Chiến tranh lạnh của Mỹ đã từng lo ngại khi nhắc đến chủ nghĩa cộng
sản? Liệu có thể áp đặt dân chủ thành công không, như đã từng thử
nghiệm tại Iraq? Vai trò của các thể chế quốc tế và các tổ chức phi chính
phủ quốc tế là gì? Nền văn hóa công dân, hay xã hội dân sự, sự hiện diện
các hoạt động, ý kiến và cuộc sống của dân chúng được tổ chức nằm ngoài
tầm kiểm soát của nhà nước hay chế độ hiện nay được coi là những yếu tố
thiết yếu cho một nền dân chủ lành mạnh. Điều này khiến nhiều tổ chức
chính phủ và các tổ chức khác đóng góp những nguồn lực đáng kể để xây
dựng nên các tổ chức xã hội công dân (civic society organization) tại các
quốc gia phi dân chủ, và đạt được thành công lẫn thất bại, đặc biệt là bởi
các chế độ chuyên chế hoặc bán chuyên chế có thể dễ dàng mô tả các nỗ

195 | 484
lực đó như là sự “can thiệp bên ngoài” xấu xa (Grodsky, 2007). Đây là một
vấn đề cần đến nghiên cứu chính sách.

Kinh tế cũng có thể là một vấn đề lớn như ở nền chuyên chế thế kỷ 20.
Quan hệ giữa tự do kinh tế, hay ngược lại là bảo hộ kinh tế với tự do
chính trị hay nền chuyên chế là như thế nào? Liệu chỉ tự do hóa một lĩnh
vực và bỏ qua lĩnh vực còn lại có hiệu quả không? Vấn đề về tính chính
đáng thông qua hiệu quả quản trị trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn tồn tại.

Dưới chuyên đề rộng về quan hệ nhà nước - xã hội trong chế độ


chuyên chế, một lĩnh vực then chốt là quan hệ dân sự - quân sự, đặc biệt
quan trọng trong những xã hội đang chuyển đổi khỏi chế độ quân sự.
Một vấn đề khác vẫn chưa được quan tâm đầy đủ là tính hiệu quả của
tuyên truyền và kiểm duyệt, và sự phát triển kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh
vực truyền thông thông tin, ảnh hưởng đến khả năng thống trị người dân
của chế độ như thế nào, và ngược lại, phát triển kĩ thuật có thể thúc đẩy
xây dựng các tổ chức xã hội dân sự tự chủ và hiệu quả hơn tới mức độ ra
sao.

Kết luận

Chế độ phi dân chủ tồn tại và đem lại nhiều thách thức cho khoa học
chính trị. Những chế độ này đa dạng từ cấu trúc thể chế, tính chính đáng,
196 | 484
hệ tư tưởng, đến mức độ cởi mở, gây khó khăn cho những lý thuyết đang
được xây dựng về chế độ chuyên chế. Nhưng những vấn đề cốt lõi về cách
thức những chế độ đó trỗi dậy, nắm quyền, quản lý, và những trường hợp
mà chúng suy yếu, đã dẫn đến những con đường nghiên cứu thú vị và liên
quan tới chính sách thông qua nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau.

Nguồn: Trương. Tìm hiểu chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa chuyên chế. Truy
cập ngày 01.12.2016.

<http://nghiencuuquocte.org/2014/01/21/cn-toan-tri-va-cn-chuyen-che>

197 | 484
BÀI NĂM

CHẾ ĐỘ HẬU TOÀN TRỊ - SO SÁNH VỚI TOÀN


TRỊ VÀ ĐỘC TÀI
Tác giả: Juan Linz, Alfred Stepan

Dịch giả: Đông Phong

C
huyển đổi và củng cố dân chủ bao gồm sự dịch chuyển từ một chế
độ phi dân chủ sang chế độ dân chủ. Tuy nhiên, mỗi nền chính trị
có thể lại rất khác biệt về các lộ trình sẵn có cho chuyển đổi, cũng như các
nhiệm vụ dang dở mà nền dân chủ phải đối mặt, trước khi nó được củng
cố. Nỗ lực trung tâm của chúng tôi trong hai chương kế tiếp, là chứng
minh bằng cách nào và tại sao hầu hết -dù dĩ nhiên không phải là tất cả-
những biến tướng như thế đều có thể được giải thích bằng loại thể chế
trước đó.

Trong hơn một phần tư thế kỉ, cấu trúc khái niệm phổ biến của các
nhà phân tích quan tâm đến cách phân loại các hệ thống chính trị trên
thế giới vẫn là sự phân biệt bộ ba: dân chủ, độc tài và toàn trị. Các
paradigm (khung tư duy) mới ra đời, vì chúng giúp các nhà phân tích nhìn
198 | 484
thấy những điểm tương đồng và những hàm ý trước đây bị bỏ qua. Khi
Juan Linz viết bài báo “Một chế độ độc tài: Tây Ban Nha” vào năm 1964,
ông muốn kêu gọi sự chú ý đến thực tiễn là: giữa cái mà thời đó coi là hai
cực chính thể ổn định chủ yếu -cực dân chủ và cực toàn trị-, còn có một
dạng chính thể có logic nội tại và bền vững. Mặc dù dạng chính thể này là
phi dân chủ, nhưng Linz lập luận rằng nó khác về chất so với chế độ toàn
trị ở bốn chiều kích cơ bản -tính đa nguyên, ý thức hệ, quyền lãnh đạo, và
sự vận động quần chúng. Đương nhiên, đây là cái mà ông gọi là chế độ
độc tài. Ông định nghĩa chúng như là: “các hệ thống chính trị với đa
nguyên chính trị hạn chế và vô trách nhiệm; thiếu vắng một ý thức hệ
được minh định và mang tính dẫn đường, nhưng có lối nghĩ riêng; không
có vận động quần chúng sâu hay rộng, trừ một vài thời điểm trong quá
trình phát triển của nó; và trong đó một lãnh tụ -đôi khi là một nhóm
nhỏ-, thực thi quyền lực trong các giới hạn không được minh định,
nhưng thực tế lại khá dễ nhận biết”. [2]

Trong những năm 60, khi các nhà phân tích cố gắng xây dựng cách
phân loại để so sánh và đối chiếu tất cả các hệ thống trên thế giới, khái
niệm độc tài đã chứng tỏ rất hữu dụng. Khi paradigm mới chiếm lĩnh các
nhà phân tích, hai kết luận khá bất ngờ nổi lên. Một là, ngày càng rõ là có
nhiều chế độ mang tính “độc tài” hơn cả số “toàn trị” hay "dân chủ” cộng

199 | 484
lại [3] . Các chế độ độc tài, do đó, là một phân loại tiêu biểu của loại hình
chế độ trong thế giới hiện đại. Hai là, các chế độ độc tài không nhất thiết
phải đang trong quá trình chuyển đổi đến các loại hình chế độ khác. Như
các nghiên cứu của Linz về Tây Ban Nha trong những năm 50 và 60 đã
chứng tỏ, bốn chiều cạnh rõ ràng của một chế độ độc tài -đa nguyên hạn
chế, lối nghĩ, quyền lãnh đạo bị giới hạn ở mức độ nào đó, và vận động
quần chúng yếu- có thể gắn bó trong một thời kì dài như một hệ thống
hợp nhất, [các bộ phận của nó] hỗ tương cho nhau và tương đối ổn
định [4] .

Phân loại học phát triển hay suy tàn tùy thuộc vào tính hữu ích của
chúng cho các nhà nghiên cứu trong phân tích. Theo đánh giá của chúng
tôi, phân loại thể chế theo kiểu bộ ba chẳng những tỏ ra kém hữu dụng
cho các nhà lý thuyết và thực hành dân chủ so với trước [những thập niên
60, 70], mà còn trở thành một vật cản. Một lý do để thay đổi cách phân
loại này là từ những hệ quả của thế giới thực nghiệm mà chúng ta cần
phân tích. Một cách sơ lược, nếu chúng ta nhìn vào thế giới trong những
năm giữa thập kỉ 80, bao nhiêu nước có thể được gọi là “các nền dân chủ"
có tuổi thọ 10 năm? Và bao nhiêu nước rất gần với cực toàn trị trong giai
đoạn đó? Câu trả lời, hiển nhiên, phải bao gồm các chiều kích chủ quan,
đặc biệt là những yếu tố liên quan đến việc đánh giá các bằng chứng được

200 | 484
áp dụng để phân nhóm các nước, theo các tiêu chuẩn khác nhau trong
cách phân loại đó. Tuy nhiên, may mắn là có hai nghiên cứu -được tổ
chức độc lập nhau- đã cố gắng đo lường hầu hết các nước trên thế giới
theo các quyền chính trị và quyền tự do dân sự của chúng [5] . Tiêu chuẩn
áp dụng trong các nghiên cứu đó là rõ ràng, và mức độ đồng thuận giữa
các kết quả đó rất cao. Nếu chúng ta sử dụng những nghiên cứu này và sự
phân biệt loại hình chế độ kiểu bộ ba, thì kết quả là có tới hơn 90% các
chế độ phi dân chủ hiện đại sẽ cùng nằm trong một loại hình -“độc
tài” [6] . Rõ ràng là, với quá nhiều quốc gia khác nhau cùng chia sẻ một “vị
trí siêu sao” về loại hình, cách phân loại chế độ này không thể nói được
nhiều điều về mức độ khác biệt trong các con đường chuyển đổi khả thể,
và các nhiệm vụ củng cố [dân chủ] -vốn đặc biệt có ý nghĩa- mà chúng ta
tin rằng [sự khác biệt ấy] thực sự tồn tại. Nhiệm vụ của chúng tôi, trong
phần còn lại của chương này, là tái công thức hóa paradigm bộ ba về kiểu
chế độ, nhằm làm cho nó hữu ích hơn trong phân tích về các con đường
chuyển đổi và các nhiệm vụ củng cố [nền dân chủ].

Dân chủ

Để bắt đầu với loại hình chế độ dân chủ, hiển nhiên là có những biến thể
quan trọng ngay trong [các nền] dân chủ. Tất nhiên, chúng tôi tin rằng,

201 | 484
những phân loại quan trọng như “dân chủ cộng tác” (consociational
democracy) và “dân chủ đa số” (majoritarian democracy) là các tiểu loại của
dân chủ, và không phải là các loại hình chế độ khác nhau [7] . Theo chúng
tôi, dân chủ với tư cách là một loại hình chế độ có vẻ như đủ giá trị để
tiếp tục, và không cần các diễn giải thêm ở thời điểm này trong cuốn
sách.

Toàn trị

Chúng tôi cũng tin rằng khái niệm về chế độ toàn trị là một loại hình lý
tưởng, với một số [ví dụ] gần đạt tới hình mẫu lý tưởng trong lịch sử, có
giá trị lâu dài. Nếu một chế độ đã xóa bỏ hầu như toàn bộ sự đa nguyên về
xã hội, kinh tế, chính trị đã tồn tại trước đó, có một ý thức hệ utopia có
tính dẫn đường, được minh định và thống nhất, có vận động quần chúng
sâu rộng, và có quyền lãnh đạo, thường là dựa vào sức hấp dẫn [của cá
nhân lãnh tụ], không giới hạn và khó lường cho cả giới tinh hoa cũng như
không tinh hoa, thì đó, theo chúng tôi, nó vẫn còn có ý nghĩa về nhận
thức, cũng như lịch sử, để gọi chế độ đó là có xu hướng toàn trị mạnh
mẽ.

Nếu chúng ta thừa nhận rằng cách phân loại chế độ dân chủ và toàn trị
vẫn còn có ích, thì lĩnh vực cần phải có sự xét lại về loại hình là các chế độ

202 | 484
rõ ràng không phải là dân chủ hay toàn trị. Cho đến đầu thập kỉ 80, số
lượng các nước rõ ràng là toàn trị, hay cố gắng tạo ra chế độ toàn trị, trên
thực tế đã giảm xuống trong một thời gian. Trước khi các chế độ theo
kiểu Xô Viết bắt đầu thay đổi sau cái chết của Stalin năm 1953, chúng
không còn khớp với mô hình toàn trị nữa, như các nghiên cứu đã chỉ ra.
Thay đổi này tạo ra sự lúng túng về khái niệm. Một số học giả lý luận
rằng bản thân [việc đặt ra] loại hình toàn trị là sai. Một số khác muốn coi
các chế độ hậu Stalin là độc tài. Về mặt thực chứng, hiển nhiên là phần
lớn các hệ thống kiểu Xô Viết trong những năm 80 không còn là toàn trị.
Tuy nhiên, người ta sẽ không thể hiểu được sự khác biệt của các chế độ
“kiểu Xô Viết”, với ngoại lệ Ba Lan, khi gộp chúng vào nhóm các chế độ
độc tài.

Lý thuyết về các chế độ kiểu Xô Viết đã hướng sự chú ý -một cách


đúng đắn- tới các đặc tính về chế độ -vốn đã không còn mang tính toàn
trị- và mở ra các nghiên cứu mới đầy hứa hẹn về chính sách. Một trong
những quan điểm này là “đa nguyên thể chế” [8] . Tuy nhiên, theo đánh
giá của chúng tôi, nếu coi những nền chính trị hậu Stalin là đa nguyên, thì
sẽ bỏ sót nhiều đặc điểm vô cùng quan trọng của nó -những đặc điểm khó
có thể coi là đa nguyên. Lý thuyết dân chủ đa nguyên, đặc biệt là phiên
bản “lý thuyết nhóm,” được các tác giả như Arthur Bentley và David

203 | 484
Truman khai phá, bắt đầu với cá nhân trong xã hội dân sự, những người
tham gia vô số các nhóm lợi ích được thành lập một cách tự do, tương đối
đối lập, và thường đan chéo nhau. Nhiều nhóm trong xã hội dân sự cố
gắng tích hợp lợi ích của họ, và cạnh tranh với nhau trong xã hội chính
trị, để ảnh hưởng các chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, “đa nguyên thể
chế” mà một số tác giả nhận ra ở Liên bang Xô Viết khác cơ bản, hầu hết
các xung đột mang tính đa nguyên chỉ diễn ra trong các tổ chức nằm trong
nhà nước-đảng do chế độ nặn ra. Do đó, về mặt khái niệm, hình thức cạnh
tranh và xung đột này, trên thực tế, lại gần với cái mà các nhà lý thuyết
chính trị gọi là chính trị quan liêu hơn là chính trị đa nguyên. [9]

Thay vì ép các chế độ kiểu Xô Viết này vào loại hình đã tồn tại -toàn
trị, độc tài hay dân chủ-, chúng tôi tin rằng ta phải mở rộng cách phân
loại, bằng cách phát triển một loại hình chế độ mới, mà chúng tôi sẽ gọi
là hậu toàn trị. [10] Về mặt phương pháp luận, chúng tôi tin rằng loại hình
này có thể biện minh được. Bởi vì, trong từng chiều cạnh của loại hình
thể chế -đa nguyên, ý thức hệ, quyền lãnh đạo, và vận động quần chúng-,
có thể tồn tại một mẫu hậu toàn trị lý tưởng, khác biệt mẫu lý tưởng của
chế độ toàn trị, độc tài hay dân chủ [11] . […]

Để nhấn mạnh lập luận của chúng tôi một lần nữa, đầu tiên chúng tôi
sẽ trình bày một giản đồ về sự khác biệt của năm mẫu hình chế độ lý

204 | 484
tưởng -dân chủ, toàn trị, hậu toàn trị, và sultanic [12] -, trên bốn đặc điểm
cấu thành của kiểu chế độ. (bảng 3.1). Trong chương tiếp theo, chúng tôi
sẽ nói rõ, cái chúng tôi tin là những ẩn dụ của mỗi loại hình cho các con
đường chuyển đổi dân chủ, và các nhiệm vụ của củng cố nền dân chủ.

Hậu toàn trị

Nhiệm vụ của chúng ta ở đây là khám phá sự khác biệt của chế độ hậu
toàn trị với chế độ toàn trị và với độc tài, theo bốn chiều cạnh của loại
hình chính thể [13] . Khi thích hợp, chúng tôi cũng lưu ý độc giả về những
đặc điểm chưa được lí thuyết hóa của cả chính thể toàn trị và hậu toàn trị,
những cái tạo ra sức ép động cho các thay đổi thoát loại (out-of-
type change). Chúng tôi không theo quan điểm coi các loại hình chính thể
là bất biến.

Hậu toàn trị, theo bảng 3.1, có thể gồm một dải liên tục từ “hậu toàn
trị sớm”, qua "hậu toàn trị đóng băng,” đến “hậu toàn trị chín muồi”. Hậu
toàn trị sớm rất gần với loại hình lí tưởng của toàn trị, nhưng khác ít nhất
ở một chiều cạnh căn bản: thường là có các ràng buộc áp đặt lên người
lãnh đạo. Có thể tồn tại hậu toàn trị đóng băng mà trong đó, mặc dù có
sự khoan thứ kéo dài với một số chỉ trích chế độ từ phía xã hội dân sự,
hầu như toàn bộ các cơ chế kiểm soát khác của nhà nước-đảng vẫn tại vị

205 | 484
Dân chủ Độc tài Toàn trị Hậu toàn trị Sultanism

Đa Đa nguyên chính trị Hệ thống chính trị Không tồn tại đa Đa nguyên giới hạn, nhưng Đa nguyên kinh tế và xã hội
nguyên có trách nhiệm, với đa nguyên hạn nguyên chính trị, xã thiếu trách nhiệm, về thể không mất hẳn, nhưng chịu
được tái củng cố bởi chế và thiếu trách hội hay kinh tế đáng chế, xã hội và kinh tế. Hầu sự can thiệp tùy tiện và
các lĩnh vực rộng nhiệm. Thường có kể nào. Đảng hợp như không có đa nguyên chuyên quyền. Không có bất
khắp của tự trị đa đa nguyên kinh tế pháp có quyền lực chính trị, bởi vì về mặt hình kì cá nhân hay nhóm nào
nguyên trong nền và xã hội rộng rãi. theo luật (de jure) và thức, đảng vẫn còn độc trong xã hội dân sự, xã hội
kinh tế, xã hội, và Trong các chế độ trên thực tế (de quyền về quyền lực. Phần chính trị hay nhà nước thoát
đời sống bên trong độc tài, phần lớn đa factor). Đảng đã xóa lớn các biểu hiện của đa khỏi quyền lực chính quyền
của các tổ chức. Đa nguyên đã có bỏ phần lớn đa nguyên trong “nền chính trị của Sultan. Không có pháp
nguyên được pháp nguồn gốc trong xã nguyên đã từng tồn cào bằng” trỗi dậy từ cấu trị. Mức độ thể chế hóa thấp.
luật bảo vệ, phù hợp hội từ trước khi tại trước thời kì toàn trúc nhà nước được khoan Mức độ lẫn lộn giữa tư nhân
với “chủ nghĩa hợp chế độ [độc tài ấy] trị. Không có không nhượng, hoặc do các nhóm và công cộng cao.
tác xã hội" nhưng được thiết lập. gian cho nền kinh tế bất đồng chính kiến được
không phải với “chủ Thường có một thứ hai hay xã hội hình thành một cách có ý
nghĩa hợp tác nhà không gian nào đó song song. thức để chống lại nhà nước
nước” cho nửa-đối lập. toàn trị. Trong hậu toàn trị
chín muồi, đối lập thường
tạo ra “văn hóa thứ hai” hay

206 | 484
“xã hội song song”.

Ý thức Về mặt lý luận, cam Hệ thống chính trị Có một ý thức hệ Ý thức hệ dẫn đường vẫn Lạm dụng quá đáng các biểu
hệ kết ở mức độ cao về không có một ý được minh biện và có tồn tại một cách chính thức tượng. Đánh bóng lãnh tụ
chế độ công dân và thức hệ được tính dẫn đường, phân và là một phần của hiện quá mức. Không có ý thức hệ
các nguyên tắc về minh biện và có tích rõ utopia [14] khả thực xã hội. Cam kết với mang tính dẫn đường hay
thủ tục tranh luận. tính dẫn đường, thể. Phần lớn cảm utopia và lòng tin vào nó bị minh biện. Thậm chí không
Không mang tính nhưng có những lối nhận về sứ mệnh, suy yếu. Chuyển trung tâm có cả lối suy nghĩ đặc thù
cứu cánh luận. Tôn suy nghĩ đặc thù. tính chính đáng, và cả từ ý thức hệ sang đồng nào ngoài chủ nghĩa cá nhân
trọng quyền của chính sách cụ thể của thuận lập trình sẵn -được chuyên chế. Không có cố
thiểu số, nhà nước các lãnh tụ, cá nhân giả định là dựa trên việc gắng dựa trên ý thức hệ để
pháp quyền, và giá và các nhóm được rút thảo luận hạn chế và ra bào chữa cho các thay đổi
trị của chủ nghĩa cá ra từ sự cam kết của quyết định một cách duy lý, lớn. Viên chức, người bị trị
nhân họ với quan niệm mà không viện dẫn ý thức và thế giới bên ngoài không
mang tính thần thánh hệ quá nhiều. tin vào ý thức hệ giả cầy.
về nhân văn và xã hội.

Vận Tham gia qua các tổ Hệ thống chính trị Vận động quần chúng Những người tham gia vào Vận động quần chúng (mang
động chức của xã hội dân không có những rộng khắp vào một tổ chức vận động quần tính lòe bịp) thường ở mức
quần sự và xã hội chính cuộc vận động quang phổ rất rộng chúng, dù là lãnh tụ hay độ thấp, nhưng thỉnh thoảng

207 | 484
chúng trị tự hình thành, chính trị rộng lớn các tổ chức bắt buộc không, đều mất dần quan được thực hiện qua các hình
được đảm bảo bởi hay mạnh mẽ, trừ do chế độ tạo ra. Tập tâm. Việc vận động quần thức lễ nghi, bằng các
hệ thống pháp luật. một vài thời điểm trung vào sự năng chúng mang tính thủ tục phương pháp cưỡng bức hay
Coi tham gia của trong quá trình động của cán bộ và trong các tổ chức được nhà mua chuộc. Không có tổ
công dân là quan phát triển. chiến sĩ. Nỗ lực nhằm nước tài trợ nhằm đạt được chức bền vững [để vận động
trọng, trong khi vận vào vận động lòng mức độ tuân phục tối thiểu. quần chúng]. Có sự huy
động quần chúng nhiệt tình [của quần Nhiều “cán bộ” và “chiến sĩ” động định kì các nhóm gắn
của chế độ là không chúng]. Đời sống chỉ đơn thuần là những kẻ bó với nhà nước, những
quan trọng. Nỗ lực riêng tư bị công kích. cơ hội hay tham vọng. Sự người sẽ dùng bạo lực để
mang tính phân tán chán chường, rút lui, và cuối chống lại các nhóm bị Sultan
của chế độ nhằm cùng là riêng tư hóa các giá nhắm.
thúc đẩy chế độ trị của dân chúng trở thành
công dân và chủ thực tế được chấp nhận.
nghĩa yêu nước tích
cực.

Quyền Quyền lãnh đạo tối Một lãnh tụ hoặc Quyền lãnh đạo toàn Giới tinh hoa chính trị của Quyền lãnh đạo mang tính cá
lãnh cao được tạo ra qua một nhóm nhỏ trị không có giới hạn, chế độ toàn trị dần dần chú nhân và tùy tiện rất cao.
đạo bầu cử tự do, và thực thi quyền lực tính bất trắc lớn với trọng vào an toàn cá nhân. Không có các giới hạn về
phải được thực thi trong khuôn khổ cả thành viên [của chế Có sự giám sát quyền lãnh pháp lý-duy lý. Có khuynh

208 | 484
trong khuôn khổ các thông lệ, tuy độ] lẫn dân chúng. đạo tối cao, thông qua cấu hướng triều đại. Không có sự
hợp pháp và nhà không được minh Thường dựa vào sức trúc đảng, các thủ tục, và độc lập trong việc tiến thân
nước pháp quyền. định nhưng thực tế hướng dẫn của lãnh “dân chủ nội bộ”. Các lãnh trong nhà nước. Các lãnh tụ
lại khá dễ tiên liệu. tụ. Việc tuyển lựa vào tụ tối cao ít khi hấp dẫn không bị vướng bận bởi ý
Có cố gắng nhằm cấp lãnh đạo tối cao quần chúng. Tuyển mộ vào thức hệ. Sự tuân phục lãnh
thu hút các nhóm phụ thuộc nặng nề cấp lãnh đạo tối cao giới hạn tụ dựa trên việc mua chuộc
tinh hoa cũ. Có vào sự trung thành trong đảng, nhưng ít phụ cá nhân hay đe dọa. Nhân
mức độ đối lập trong tổ chức đảng. thuộc hơn vào việc tiến thân viên của nhà lãnh đạo được
nhất định trong các trong tổ chức của đảng. Các tuyển lựa từ thành viên trong
vị trí trong nhà lãnh tụ tối cao có thể đến từ gia đình, bạn bè, mối làm ăn,
nước và trong quân các nhà kĩ trị của đảng, đang hoặc những người liên quan
đội. làm việc trong bộ máy nhà trực tiếp trong việc dùng bạo
nước. lực để duy trì chế độ. Địa vị
của họ hoàn toàn phụ thuộc
vào sự quy phục cá nhân của
họ với nhà thống trị.

209 | 484
trong một thời gian dài và không tiến hóa (ví dụ như Czechoslovakia từ
1977 đến 1989). Hoặc có thể có hậu toàn trị chín muồi, trong đó tồn tại
những biến đổi đáng kể trên tất cả các chiều cạnh của chính thể hậu toàn
trị, ngoại trừ việc vai trò lãnh đạo của đảng vẫn là bất khả xâm phạm về
mặt chính trị (ví dụ như Hungary từ 1982 đến 1988, mà cuối cùng tiến
hóa rất gần đến một thay-đổi-thoát-loại [out-of-type change] vào cuối
1988).

Về đa nguyên, tính chất đặc trưng của toàn trị là không có đa nguyên
chính trị, kinh tế hay xã hội; các mầm mống của đa nguyên tồn tại từ
trước hoặc đã bị quét sạch, hoặc bị đàn áp một cách có hệ thống. Còn
trong một chính thể độc tài, đa nguyên chính trị có giới hạn thường tồn
tại ở một mức độ nào đó, và đa nguyên kinh tế và xã hội khá rộng rãi.
Trong chính thể độc tài, nhiều biểu hiện của đa nguyên chính trị có giới
hạn, cùng với đa nguyên kinh tế và đa nguyên xã hội rộng rãi, thường có
trước chính thể độc tài. Vậy đa nguyên trong các chính thể hậu toàn trị
tương phản với sự biến mất gần như hoàn toàn của đa nguyên trong các
chính thể toàn trị, và với đa nguyên có giới hạn trong các chính thể độc
tài.

Trong hậu toàn trị chín muồi, đa nguyên về thể chế bên trong nhà
nước có vai trò phức tạp và quan trọng hơn nhiều so với toàn trị. Bên

210 | 484
cạnh đó, ngược với toàn trị, hậu toàn trị thường có mức độ đa nguyên xã
hội quan trọng hơn nhiều, và trong hậu toàn trị chín muồi, thường có
một “nền văn hóa thứ hai,” hay “nền văn hóa song song”. Bằng chứng cho
chúng có thể tìm thấy trong những thứ như văn hóa samizdat chui, tồn
tại dai dẳng với các tạp chí ra nhiều kì, những thứ không thể có dưới chế
độ toàn trị. [1] Đa nguyên đang lớn dần này vừa là một nguồn gốc động
gây ra tính dễ tổn thương của của chế độ hậu toàn trị, vừa là nguồn gốc
động cho sức mạnh của đối lập dân chủ đang lên. Ví dụ, "nền văn hóa thứ
hai” này có thể mạnh đến mức, mặc dù các lãnh tụ của nền văn hóa song
song có thể thường xuyên bị bỏ tù, nhưng trong một chế độ hậu toàn trị
chín muồi, các lãnh tụ đối lập có thể có lượng quần chúng ủng hộ đáng
kể, và khởi xướng các tổ chức đối lập bền vững trong xã hội dân sự. Vì
thế, vào những lúc khủng hoảng, một chính thể hậu toàn trị chính muồi
có thể có một đội ngũ đối lập dân chủ dựa trên xã hội dân sự, có tiềm
năng thành lập đối lập chính trị với khuynh hướng dân chủ lớn hơn
nhiều, so với chính thể toàn trị. Một chính thể hậu toàn trị chín muồi
cũng có thể được biểu trưng bằng sự cùng tồn tại của một nền kinh tế kế
hoạch, với các thử nghiệm nửa thị trường rộng khắp trong khu vực nhà
nước, -cái có thể tạo ra một tầng lớp “tư bản đỏ” bao gồm các giám đốc
quốc doanh-, với một khu vực tư nhân tuy đang lên nhưng phụ thuộc, đặc
biệt là trong nông nghiệp, thương mại và dịch vụ.
211 | 484
Tuy nhiên, trong một chính thể hậu toàn trị, đa nguyên kinh tế và xã
hội như thế khác về mức độ và kiểu loại so với chính thể độc tài. Chúng
khác biệt về mức độ vì thường có đa nguyên kinh tế và xã hội rộng khắp
hơn ở trong các chế độ độc tài (đặc biệt là thường có một khu vực tư nhân
độc lập hơn, tự do tôn giáo lớn hơn và sự sản sinh văn hóa hợp pháp
nhiều hơn). Sự khác biệt về kiểu loại, xét về mặt phân loại học, còn quan
trọng hơn. Trong xã hội hậu toàn trị, điểm quy chiếu cho cả những kẻ
nắm quyền của chế độ và những người đối lập, là chế độ toàn trị trước đó.
Theo định nghĩa, sự tồn tại của một chính thể toàn trị trước đó có nghĩa
là phần lớn các nguồn mạch cho đa nguyên có tổ chức và trách nhiệm tồn
tại trước đó đã bị xóa bỏ hoặc đàn áp, và trật tự toàn trị đã được thiết lập.
Do đó, có một cố gắng tích cực để “phi toàn trị hóa” từ phía các phong
trào đối lập trong xã hội dân sự. Phần lớn các thôi thúc về tổ chức và tình
cảm của đối lập trong xã hội dân sự, vì vậy, được nhào nặn một cách hữu ý
để tạo những phương án thay thế (alternatives) cho các cấu trúc kinh tế,
xã hội, chính trị do chế độ toàn trị tạo ra, những cấu trúc vẫn còn có vai
trò chủ chốt trong xã hội hậu toàn trị. Bởi lẽ ấy, phần lớn nền văn hóa
song song không mang tính truyền thống trong hình thức, mà được sáng
tạo trong các phong trào mới, nảy sinh từ kinh nghiệm toàn trị. Cũng có
thể có sự “phi toàn trị hóa” do nhà nước chỉ đạo, trong đó tự chính quyền
bắt đầu xóa bỏ một vài đặc điểm cực đoan nhất của kinh nghiệm đơn
212 | 484
nguyên (monist). Do đó, nếu có một “đa nguyên thể chế” đang lớn dần,
hay sự tôn trọng các thủ tục và luật pháp ngày càng tăng, hoặc một khu
vực tư nhân mới được thả lỏng, thì nên hiểu chúng như là một kiểu đa
nguyên hình thành từ chế độ toàn trị trước đó.

Tuy nhiên, cả về mặt chính trị học và phân loại thể chế, chúng ta cần
nhấn mạnh rằng, có những hạn chế đáng kể về đa nguyên trong các xã hội
hậu toàn trị. Trái với chính thể độc tài, ở đây hoàn toàn không có đa
nguyên độc lập trong địa hạt chính trị công khai, dù chỉ ở mức độ tương
đối và hạn chế. Đảng chính thức (official party) trong hầu hết các chế độ
hậu toàn trị có vai trò lãnh đạo trong nền chính trị theo luật định. Không
được nhầm lẫn đa nguyên thể chế của chế độ hậu toàn trị với đa nguyên
chính trị; thay vào đó, đa nguyên thể chế chỉ được thực hành bên trong
nhà nước-đảng, hay trong nền văn hóa song song, hoặc bên trong nền
kinh tế thứ hai vừa mới được thả lỏng. Phải coi đa nguyên của nền văn
hóa song song, hay nền văn hóa thứ hai, là đa nguyên xã hội, cái có thể có
những hệ quả chính trị nhất định. Nhưng chúng ta phải nhấn mạnh rằng,
đảng và các lãnh đạo chính quyền trong các chế độ hậu toàn trị, trừ khi họ
đã trải qua thay đổi thoát loại, không bao giờ trao bất kì trách nhiệm nào,
hay thừa nhận tính chính nghĩa (legitimacy) của đa nguyên chính trị phi
chính thống. [2] Thậm chí sự đa nguyên hình thức của các đảng vệ tinh

213 | 484
[xung quanh đảng cộng sản] chỉ trở nên có ý nghĩa về mặt chính trị trong
những giai đoạn cuối cùng của chế độ, sau khi chuyển đổi đã diễn ra.

Khi chúng ta chuyển sang khía cạnh “quyền lãnh đạo”, chúng ta cũng
thấy những xu hướng chủ chốt phân biệt sự lãnh đạo hậu toàn trị với lãnh
đạo toàn trị. Lãnh đạo toàn trị thường không bị giới hạn bởi luật lệ và thủ
tục, mà dựa vào sức hấp dẫn quần chúng. Giới lãnh đạo có thể xuất phát
từ các phong trào hay đảng cách mạng, nhưng các thành viên hạt nhân
của nó cũng dễ bị tổn thương do các thay đổi đột ngột trong chính sách,
hay ý thức hệ của lãnh tụ, hệt như quần chúng (thậm chí còn rủi ro hơn,
nếu xét đến khả năng mất mạng) [3] . Ngược lại, theo phân loại của Linz,
sự lãnh đạo độc tài thường đặc trưng bởi một hệ thống chính trị, trong đó
một lãnh tụ, hay thường là một nhóm nhỏ, dùng quyền lực của mình
theo các thông lệ tuy không chính thức, nhưng thực tế lại dễ đoán trước.
Thường có các nỗ lực lớn để đưa các nhóm tinh hoa cũ vào các vị trí lãnh
đạo, và nghề nghiệp trong khối hành chính hay quân sự có sự độc lập
nhất định.

Cũng như trong chế độ toàn trị, lãnh đạo hậu toàn trị vẫn thường bị
giới hạn trong phong trào hay đảng cách mạng. Tuy nhiên, trái với chế độ
toàn trị, các nhà lãnh đạo hậu toàn trị thường có khuynh hướng quan liêu
và kĩ trị hơn là hấp dẫn quần chúng. Hhạt nhân trung tâm của chế độ hậu

214 | 484
toàn trị luôn cố gắng, và thường thành công, trong việc tăng sự an toàn
cho bản thân và giảm nỗi lo sợ của mình, bằng cách giảm biên độ các
quyết định tùy tiện của lãnh đạo tối cao.

Trái với các nhà nghiên cứu cho rằng chế độ toàn trị là một khái niệm
tĩnh, chúng tôi tin rằng, khi có cơ hội (ví dụ như khi lãnh tụ tối cao từ
trần), có thể thấy ngay rằng: mong muốn của giới tinh hoa chóp bu nhằm
hạn chế sự độc đoán tuyệt đối của lãnh tụ kế nhiệm, sẽ là một nguồn sức
ép cho các biến đổi thoát loại từ toàn trị sang hậu toàn trị. Do đó, sự lãnh
đạo hậu toàn trị, về mặt phân loại, gần với sự lãnh đạo độc tài về mặt này:
lãnh tụ trị vì trong những giới hạn dù không định trước, nhưng trên thực
tế là dễ phỏng đoán. Tuy nhiên, sự lãnh đạo trong hai kiểu chính thể này
vẫn khác nhau cơ bản. Nhóm lãnh đạo hậu toàn trị hoàn toàn được tuyển
mộ từ các đảng viên, những người lập nghiệp trong chính tổ chức đảng,
trong bộ máy quan liêu hay những cơ quan kĩ trị của nhà nước. Do đó, tất
cả bọn họ đều được tuyển mộ từ các cấu trúc do chính thể ấy tạo ra. Trái
lại, trong hầu hết các chính thể độc tài, thông thường chính thể tuyển mộ
phần lớn giới lãnh đạo từ các nhóm đã có quyền lực, đã tồn tại và có tính
chính nghĩa không phát sinh từ chính thể đó. Thật vậy, chính thể độc tài
thường do các phe phái hùng mạnh trong xã hội trước đó dựng lên. Trong
một số chính thể độc tài, để leo lên những vị trí cao nhất, sự trung thành

215 | 484
chính trị thậm chí còn không quan trọng bằng năng lực chuyên môn kĩ
thuật hay nghề nghiệp; và ở một mức độ nào đó, cạnh tranh thông qua
thi cử mở ra cho toàn xã hội. Trong chính thể hậu toàn trị chín muồi,
năng lực kĩ thuật càng trở nên quan trọng, nhưng chúng ta phải nhớ rằng,
việc lọt được vào đào tạo chuyên môn bị kiểm soát bởi các tiêu chuẩn
chính trị. Hơn nữa, năng lực được chấp nhận hay thừa nhận trong các hệ
thống hậu toàn trị là năng lực kĩ thuật hoặc quản lí, nhưng không gồm
một loạt năng lực khác được phát triển trong các lĩnh vực rộng hơn như
luật, tổ chức tôn giáo, hay các doanh nghiệp độc lập.

Sự đa nguyên đảng -quan liêu- kĩ trị hạn chế trong chế độ hậu toàn trị
không đem lại tính linh hoạt cho những thay đổi trong lòng chính thể
này, trong khi việc thu hút giới tinh hoa bên ngoài vào giới lãnh đạo của
nhiều chính thể độc tài đã tạo ra sự linh hoạt cho chính thể đó.

Ham muốn chống lại kiểu lãnh đạo độc đoán của Tổng bí thư-nhà luận
thuyết có thể khởi nguồn cho sự chuyển đổi từ toàn trị sang hậu toàn trị,
nhưng nó cũng có thể dẫn đến kiểu thiểu số trị vì (oligarchy) của những
lãnh đạo già, được ủng hộ bởi giới nomenklatura. Cố gắng trẻ hóa chóp
bu bằng cách thu hút người trẻ và phụ nữ từ bên ngoài thường rất hạn
chế. Trong những trường hợp cực đoan (như CHDC Đức và
Czechoslovakia sau 1968), chế độ hậu toàn trị đóng băng còn bộc lộ

216 | 484
khuynh hướng tôn sùng người già. Vì thế, những lúc khủng hoảng, sự bất
lực trong việc đổi mới lãnh đạo là một nguồn tiềm tàng cho những biến
đổi chính trị. Bởi vì trong những biến đổi đó, chính thể hậu toàn trị đóng
băng, với nền móng lãnh đạo già cỗi và hẹp hòi, có năng lực rất hạn chế
để đàm phán [nhằm duy trì sự tồn tại của nó]. Cấu trúc lãnh đạo đó, nếu
nó không có khả năng đàn áp đối thủ trong một cuộc khủng hoảng, thì
đặc biệt dễ bị sụp đổ. Một trong những lí do mà các cán bộ tầm trung
trong bộ máy đàn áp -từng một thời nắm quyền sinh sát, trong thời gian
khủng hoảng lại chấp nhận để cho chế độ sụp đổ hơn là bắn vào những
người đối lập dân chủ- liên quan đến vai trò của ý thức hệ trong chế độ
hậu toàn trị.

Sự tương phản về vai trò của ý thức hệ trong hệ thống toàn trị với hậu
toàn trị là rất lớn, nhưng nó là tương phản của hành vi và niềm tin, hơn là
của các tín điều chính thức. Trong địa hạt ý thức hệ, tiềm năng cho sự
chuyển đổi từ chế độ toàn trị sang chế độ hậu toàn trị, cả từ phía cán bộ
lẫn phía xã hội, là sự đứt gãy ngày càng tăng giữa ý thức hệ chính thức với
thực tế. Sự đứt gãy này làm giảm lòng trung thành của cán bộ với ý thức
hệ, và sự phê phán chế độ ngày càng tăng từ phía xã hội dân sự. Thực tế,
có nhiều lời chỉ trích mới đến từ hàng ngũ của những người trước đây
một lòng một dạ, những người lập luận rằng chế độ này không, hay thậm

217 | 484
chí tệ hơn, không thể thúc đẩy những mục tiêu của nó. Sức ép tạo ra bởi
xung đột giữa ý thức hệ và thực tiễn thường góp vào cú dịch chuyển thoát
loại: từ nỗ lực của chế độ toàn trị nhằm huy động nhiệt tình của dân
chúng sang nỗ lực của chế độ hậu toàn trị nhằm duy trì sự phục tùng. Trong
giai đoạn hậu toàn trị, ý thức hệ dẫn đường được sáng tạo dưới thời toàn
trị vẫn tồn tại như tín điều chính thức của nhà nước, nhưng giữa các nhà
lãnh đạo đã có sự sút giảm lòng tin và cam kết vào những điều không
tưởng. Trong phần đông dân chúng, những tín điều chính thức này được
xem như các lễ nghi bắt buộc, và trong các hội nhóm của “xã hội song
song” hay “nền văn hóa song song”, người ta thường xuyên nhắc tới chúng
như “lời nói dối đang sống” (living lie) [4] . Đây là một nguồn gây suy yếu,
khoét rỗng sức mạnh tưởng chừng rõ rệt của chế độ hậu toàn trị.

Vai trò của ý thức hệ trong chế độ hậu toàn trị, do đó, đã sa sút nhiều
so với vai trò của nó trong chế độ toàn trị, nhưng nó vẫn tương đối khác
vai trò của ý thức hệ trong một chế độ độc tài. Hầu hết các chế độ độc tài
đều có những tư tưởng phi dân chủ được phát tán, nhưng chúng không có
các ý thức hệ được trau chuốt cao độ về vai trò lãnh đạo của đảng, về
nhóm lợi ích, về tôn giáo và nhiều mặt khác của xã hội dân sự, xã hội
chính trị, nền kinh tế và nhà nước –những thứ vẫn còn tồn tại trong chế
độ mà ta có thể gọi là hậu toàn trị. Do đó, một sự tương phản cơ bản giữa

218 | 484
chế độ hậu toàn trị với độc tài là: trong chế độ hậu toàn trị vẫn sừng sững
một di sản ý thức hệ không thể phớt lờ và không thể truy vấn chính thức.
Ý thức hệ mà nhà nước bảo vệ có biểu hiện xã hội của nó trong đời sống tổ
chức của nền chính trị hậu toàn trị. Dù cho nó tự thể hiện mình trong
mạng lưới dày đặc các tổ chức được nhà nước tài trợ, hay trong địa hạt của
các tổ chức tuy đang chết dần chết mòn, nhưng về hình thức vẫn do nhà
nước kiểm soát, thì ý thức hệ là một phần của hiện thực xã hội trong chế
độ hậu toàn trị với mức độ lớn hơn nhiều so với trong hầu hết các chế độ
độc tài.

Sự phi ý thức hệ hóa một cách tương đối của các chế độ hậu toàn trị,
cùng với sự suy giảm niềm tin vào các lí tưởng không tưởng với tư cách là
cơ sở chính nghĩa của chế độ, hàm ý rằng phải có một nỗ lực ngày càng
tăng trong nền chính trị hậu toàn trị nhằm mục đích hợp thức hóa chế
độ, trên cơ sở các tiêu chuẩn thành tích/hiệu quả, hệt như đã xảy ra trong
nhiều chế độ độc tài. Khoảng cách giữa các yếu tố không tưởng khởi thủy
của ý thức hệ, và sự tăng dần của các nỗ lực khẳng định tính chính nghĩa
trên cơ sở tính hiệu quả [của chế độ], đặc biệt là sau thất bại của nó, là
một trong những điểm yếu của các chế độ hậu toàn trị. Trái lại, các nền
dân chủ, ngoài việc dựa vào các thành tích hoạt động của chính mình, còn
có một nền tảng thứ hai cho tính chính đáng của nó. Đó là sự tuân thủ

219 | 484
các thủ tục (procedural foundation) của chế độ công dân dân chủ. Chính
vì nền tảng thứ hai này, các nền dân chủ đã tạo cho mình một một lớp
ngăn cách an toàn mỗi khi các nền dân chủ ấy vận hành không tốt - điều
mà các chế độ độc tài và hậu toàn trị không có được. Sự suy yếu của ý
thức hệ không tưởng - vốn là đặc trưng của chế độ hậu toàn trị-, do đó đã
hé mở cho ta thấy động học về tính dễ tổn thương của chế độ -hay, từ
góc nhìn của chuyển đổi dân chủ, là những cơ hội mới- mà đối lập dân
chủ có thể tận dụng. Ví dụ, sự trật khớp giữa một bên là sự lặp đi lặp lại
tầm quan trọng của ý thức hệ, với một bên là sự vô dụng của ý thức hệ đối
với chính sách ngày càng tăng, hay tồi tệ hơn, sự mâu thuẫn hiển nhiên
của nó với hiện thực xã hội vốn đang xói mòn lòng tin và cam kết của các
cán bộ tầm thấp và tầm trung của chế độ. Tình huống kiểu này có thể
đóng góp vào sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ, nếu các cơ cấu tầm
trung của bộ máy đàn áp thực sự nghi ngờ về quyền được bắn vào các công
dân đang chống lại chế độ và ý thức hệ của nó, như chúng ta sẽ thấy khi
bàn về các sự kiện năm 1989 ở Đông Đức và Czechoslovakia [5] .

Sự khác biệt cuối cùng về loại hình mà ta cần nghiên cứu là “huy động
quần chúng”. Hầu hết các chế độ độc tài không bao giờ phát triển mạng
lưới các tổ chức phức tạp và dung nạp toàn xã hội, với mục đích là huy
động quần chúng. Chúng có thể có những giai đoạn ngắn có huy động

220 | 484
trên diện rộng, nhưng những cuộc huy động này thường không có cường
độ cao như trong chế độ toàn trị, và không toàn diện như trong chế độ
hậu toàn trị. Tuy nhiên, trong các chế độ toàn trị, có sự huy động vừa
toàn diện vừa cao độ toàn xã hội vào hàng loạt các tổ chức và các hoạt
động mà chính thể đó đẻ ra. Vì những mục tiêu không tưởng là sinh tử
với chế độ, nên phải có nỗ lực to lớn nhằm khơi dậy nhiệt tình thúc đẩy
cán bộ, và hầu hết các nhà lãnh đạo đều nảy ra từ những cán bộ này.
Trong hệ thống toàn trị, các cá nhân tư sản “yếm thế” –những người chọn
cách ở nhà vui thú với gia đình và bạn bè trong một nhóm nhỏ- thường bị
dè bỉu.

Trong các chế độ hậu toàn trị, mạng lưới chằng chịt thiết chế của các
cỗ máy huy động quần chúng cho chính thể đẻ ra vẫn còn thống trị đời
sống liên đới. Tuy nhiên, nó đã mất đi cường độ. Tư cách thành viên vẫn
là bắt buộc, nhưng nó thường gây ra sự nhàm chán hơn là hứng khởi. Việc
làm mang tính kĩ trị cho nhà nước là một lựa chọn thay thế cho giải pháp
hăng hái chính trị như là một sự nghiệp thành công, chừng nào người ta
vẫn còn sự tham gia “đúng mực” vào các tổ chức chính thức. Thay vì khơi
dậy lòng nhiệt tình, vốn là nguyên tắc hoạt động chính trong chế độ toàn
trị, các mạng lưới vận động đã bị lễ nghi hóa trong chế độ hậu toàn trị có
thể gây ra “chi phí” về thời gian, mất đi từ các hoạt động kĩ trị của các

221 | 484
chuyên gia, và chi phí về sự chán chường, hay sự rút lui vào đời sống riêng
tư của nhiều người khác. Khi không có khủng hoảng cấu trúc, và đặc biệt
là khi không có cảm nhận về sự tồn tại một khả năng thay thế, sự “riêng
tư hóa” như thế không nhất thiết là một vất đề cho chế độ hậu toàn trị.
Vì thế, câu nói nổi tiếng của Kadar “Ai không chống lại ra là ủng hộ ta” là
một lời tuyên bố chỉ có thể hiểu được trong chế độ hậu toàn trị, dứt
khoát không phải trong chế độ toàn trị. Tuy nhiên, nếu thành tích của
chế độ hậu toàn trị quá kém so với thời kì toàn trị, đến nỗi những lợi ích
của đời sống riêng tư bị xói mòn, thì riêng tư hóa và sự lãnh đạm lại có
thể góp vào một động học mới -đặc biệt là nếu người ta nhìn thấy các giải
pháp thay thế khả thi -về các khủng hoảng của “thoát li”, “lên tiếng” và
“trung thành” [6] .

Chúng ta hãy kết thúc bàn luận về chế độ hậu toàn trị với một bản
tổng kết những điểm yếu ý thức hệ và chính trị của nó. Chúng ta làm điều
này để góp phần làm giàu thêm cuộc tranh luận xoay quanh việc giải thích
tại sao các chế độ sụp đổ nhanh chóng đến thế, một khi chúng lâm vào
tình trạng bế tắc kéo dài và Liên Xô rút bỏ sự ủng hộ to lớn bằng sức
mạnh của nó. Trong chương 17, “những biến thể của các chế độ hậu toàn
trị,” chúng ta sẽ phát triển lập luận lí thuyết và thực nghiệm về tại sao các

222 | 484
chế độ hậu toàn trị đóng băng lại dễ sụp đổ hơn các chế độ toàn trị hay
chế độ độc tài.

Chế độ toàn trị, dân chủ và thậm chí nhiều chế độ độc tài, được xác lập
bằng tính chính nghĩa “tổng quát” ở những người ủng hộ nòng cốt của nó
trong hoàn cảnh lịch sử có trước. Ngược lại, các chế độ hậu toàn trị không
có tính chính nghĩa nền tảng như thế, bởi chúng xuất hiện từ quá trình
thủ tục hóa (routinization), thối rữa hay do sự sợ hãi tầng lớp tinh hoa của
chế độ toàn trị. Các chế độ hậu toàn trị, do các nguồn bạo lực mà chúng
thừa hưởng và những điểm yếu có liên quan của đối lập có tổ chức, có thể
phô diễn sự ổn định giống, hoặc thậm chí hơn cả những chế độ toàn trị;
nhưng nếu hỗ trợ từ bên ngoài bị rút đi, sự phá sản về mục tiêu và cam
kết từ bên trong sẽ làm chúng dễ bị sụp đổ tan tành.

Chính trị hậu toàn trị một phần là hệ quả của việc xa dần chủ nghĩa
Stalin, nhưng mặt khác cũng là kết quả của những biến đổi xã hội trong
các xã hội Cộng sản. Các chế độ hậu toàn trị đã từ bỏ những khía cạnh tồi
tệ nhất của đàn áp, nhưng cùng lúc duy trì hầu hết các cơ chế kiểm soát.
Mặc dù ít đẫm máu hơn so với chủ nghĩa Statin, sự tồn tại của các cơ
quan an ninh -như Stasi ở CHDC Đức- đôi khi lại trở nên rộng khắp
hơn. Chế độ hậu toàn trị đáng lẽ đã có thể dẫn đến những cải cách vừa
phải trong nền kinh tế, như những cuộc cải cách được thảo luận trong

223 | 484
thời kì Mùa xuân Praha, nhưng sự phục hồi của Brezhnev đã chặn đứng
quá trình thích nghi ở Liên Xô và ở hầu hết các hệ thống kiểu Liên Xô,
chỉ trừ Hungary và Ba lan.

Cả trong chế độ hậu toàn trị, giới tinh hoa thống trị, và nhất là tầng
lớp cán bộ tầm trung, có lẽ được hưởng tính chính nghĩa ít hơn so với
một hệ thống có tính toàn trị cao hơn. Sự tiêu vong yếu tố không tưởng
của ý thức hệ, và sự dựa dẫm nhiều hơn vào thành tích hoạt động (cái đã
chấm dứt sau những thành công ban đầu), đã đẩy các chế độ này vào tình
trạng dễ tổn thương, và rốt cuộc đã làm cho việc sử dụng bạo lực quy mô
lớn trở lên khó biện minh. Sự phục tùng thụ động và chủ nghĩa nghề
nghiệp mở toang cánh cửa rút lui vào lối sống riêng tư, làm suy yếu chế độ
để, cuối cùng, lực lượng đối lập có thể buộc nó phải đàm phán hay sụp đổ
khi nó không còn có thể dựa trên bạo lực.

Điểm yếu của các chế độ hậu toàn trị vẫn chưa được phân tích và giải
thích đầy đủ, nhưng có lẽ chỉ có thể hiểu được khi ta lưu ý đến những hi
vọng và năng lượng to lớn mà ban đầu đi cùng với chủ nghĩa Marx-Lenin,
cái trong quá khứ đã từng biện minh cho sự xuất hiện của chủ nghĩa toàn
trị và tính thuyết phục của nó. [7] Nhiều trí thức phương Tây có ảnh
hưởng đã ngưỡng mộ và tha thứ cho chủ nghĩa Lenin, và thậm chí trong
những năm 30, tha thứ cả cho chủ nghĩa Stalin, nhưng rất ít trí thức cánh

224 | 484
tả phương Tây có thể tập hợp được sự ủng hộ cho chế độ hậu toàn trị ở
Liên Xô, hay thậm chí cho cải tổ (perestroika) và công khai hóa
(glasnost).

(Trích dịch từ Chương 3: Các chế độ phi dân chủ hiện đại, trong Các
vấn đề của chuyển đổi và củng cố dân chủ. Linz & Stepan. Nhà xuất bản
Johns Hopkins -1996. Dịch giả lược bỏ phần nói về Sultanism. Tiêu đề do
dịch giả tạm đặt.)

Nguồn: Juan Linz, Alfred Stepan. Chế độ hậu toàn trị-so sánh với toàn trị
và độc tài (bản dịch của Đông Phong). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4842&rb=0402>

225 | 484
BÀI SÁU

THỜI KỲ KHÓ KHĂN VÀ SỤP ĐỔ CHẾ ĐỘ:


PHẢN ỨNG CỦA CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ VỚI
SUY THOÁI KINH TẾ
Tác giả: Dag Tanneberg

Christoph Stefes

Wolfgang Merkel

Dịch giả: Phạm Thị Kim Ngân

Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

C
ác học giả xếp những trục trặc về kết quả phát triển kinh tế vào
hàng những lí do quan trọng nhất cho sự sụp đổ của các chế độ độc
tài. Bài nghiên cứu này cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết khảo sát tác
động của rủi ro kinh tế đến những thất bại của chế độ độc tài, sử dụng
mẫu của 160 chế độ chuyên chế từ năm 1981 đến năm 2008.* Hơn nữa,
bài báo này xác định sự đàn áp và thu nạp [người chống đối] như những

226 | 484
biến số về chính trị có khả năng giảm nhẹ những hậu quả xấu của rủi ro
kinh tế. Trong khi sự đàn áp bảo vệ chế độ

chuyên chế khỏi những đe dọa theo chiều dọc như các cuộc biểu tình
quy mô lớn, thì sự thu nạp giúp giải quyết các mối đe dọa theo chiều
ngang thể hiện dưới dạng chia rẽ tầng lớp tinh hoa. Theo như phân tích,
hạn chế quyền tự do chính trị (đàn áp mềm) phục vụ những kẻ độc tài tốt
hơn việc xâm phạm sinh mạng cá nhân (đàn áp cứng) hoặc biện pháp thu
nạp. Ngoài ra, trái với những phân tích khác, không có bằng chứng cho
thấy hình thức thu nạp dưới dạng các thể chế mang hình thức dân chủ sẽ
ngăn chặn được sự thất bại của chế độ.

1. Mở đầu

Những cuộc khủng hoảng kinh tế đóng vai trò như những chất xúc tác
mạnh mẽ của những biến động chính trị lớn trong suốt lịch sử. Từ sự tan
rã của đế chế La Mã và cuộc lật đổ vua Louis 16 đến thất bại của nền
Cộng hòa Weimar và sự sụp đổ từ bên trong của Liên Xô, suy giảm kinh
tế đã góp phần thúc đẩy sự ra đi của những chế độ chính trị tồn tại từ lâu
đời. Do đó những nền dân chủ vững chắc sẽ thành công hơn [trong việc
duy trì chế độ] so với các chính thể chuyên chế. Những cuộc bầu cử tự do,
công bằng và cạnh tranh được tổ chức định kỳ đóng vai trò như những

227 | 484
chiếc van an toàn, cho phép những công dân bất mãn thay đổi những
người cầm quyền mà không cần phá hủy những thể chế nòng cốt của
chính quyền dân chủ và mạo hiểm hi sinh mạng sống hay sự tự do của họ.
Theo như logic này, kết quả kinh tế tệ hại sẽ gây ra những đe dọa nghiêm
trọng đến chế độ độc tài, vốn có đặc điểm là thiếu những cơ chế phản hồi
dân chủ như những cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nhưng có thực sự
như vậy không? Có thật là khi những điều kiện khác không đổi [ceteris
paribus], khả năng tồn tại của chế độ độc tài phụ thuộc chủ yếu vào kết
quả kinh tế? Và sẽ ra sao nếu như không phải tất cả những điều kiện khác
không đổi? Liệu có những giải pháp khác mà những nhà cầm quyền độc
tài có thể dùng để bảo vệ chế độ của họ khỏi những thách thức xuất hiện
trong thời kì kinh tế xuống dốc?

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi không cho rằng những nhà cầm
quyền độc tài chỉ đơn giản là nạn nhân của số phận kinh tế. Thay vào đó,
chúng tôi lập luận rằng trong những thời kỳ thành tích kinh tế kém cỏi,
giới cầm quyền độc tài vẫn có những công cụ có thể sử dụng khác cho
phép họ tác động trở lại và thay đổi nền chính trị và chính sách thường
ngày. Trong số những công cụ đó là đàn áp và thu nạp (Gerschewski et al.,
2013). Chúng tôi đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của các chế độ độc
tài trong thời gian suy thoái kinh tế. Cụ thể hơn, chúng tôi sử dụng bộ dữ

228 | 484
liệu “Chế độ Chính trị Toàn cầu” của Geddes et al. (2012) kết hợp với
những số liệu thống kê kinh tế từ “Penn World Tables” để khảo sát tác
động của suy giảm kinh tế đến sự bền vững của các chế độ độc tài. Từ đó
chúng tôi cho thấy rằng các chế độ độc tài có những phương tiện cụ thể
để phản ứng lại những rủi ro kinh tế. Bằng cách sử dụng những phương
pháp đàn áp mềm hoặc cứng và thu nạp những nhân vật quan trọng trong
nhà nước, xã hội và nền kinh tế vào chế độ thông qua những lợi ích vật
chất và chính trị, tầng lớp cầm quyền chuyên chế có thể khắc chế lại
những tác động gây bất ổn của rủi ro kinh tế. Chúng tôi cũng cho rằng
không giống như đàn áp mềm, đàn áp cứng không mang lại hiệu quả. Sự
sử dụng vũ lực trắng trợn có khuynh hướng tạo nên những hiệu quả
không rõ ràng cho những nhà cầm quyền độc tài. Một mặt, tăng cường
đàn áp cứng sẽ làm tăng mạnh một cách tức thời thiệt hại của những
người dân chống lại chế độ. Mặt khác, vũ lực tàn bạo có thể dẫn đến
những trọng điểm làm giảm mạnh hơn nữa tính chính danh vốn đã mỏng
manh của chế độ độc tài và khuyến khích sự đối lập. Vì thế đàn áp cứng là
một con dao hai lưỡi (Linchbach 1987, Opp và Ruhl 1990, Hess và Martin
2006). Tóm lại, mối quan tâm của chúng tôi tập trung vào những biến số
chính trị thường bị bỏ qua vốn có thể làm dung hòa sự tương tác giữa cấu
trúc kinh tế vĩ mô với sự ổn định của các chế độ độc tài (Gasiorowski,
1995).
229 | 484
Bài viết được tổ chức như sau. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình
bày khung lý thuyết dựa vào các nghiên cứu đương thời về thể chế độc tài.
Sau đó, chúng tôi cung cấp một số thống kê miêu tả các mẫu nghiên cứu
của chúng tôi. Phần thứ tư và thứ năm lần lượt trình bày mô hình thống
kê và kết quả. Chúng tôi kết thúc bài viết bằng cách tóm tắt và thảo luận
các kết quả nghiên cứu của chúng tôi và đề xuất các hướng nghiên cứu
tương lai.

2. Những quan điểm lý thuyết

Bởi vì chúng tôi dựa trên bộ dữ liệu của Barbara Geddes và những cộng sự
của bà cho nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi cũng chấp nhận định
nghĩa của họ về sự thất bại của chế độ độc tài. Chúng tôi cho rằng một bộ
máy độc tài nên bị coi là thất bại bất cứ khi nào một trong ba trường hợp
cụ thể sau xảy ra: (a) một chính phủ lên cầm quyền sau một cuộc bầu cử
cạnh tranh mà chính phủ đó không giống với hoặc liên minh với chính
phủ độc tài trước đó;

(b) chính phủ độc tài đương nhiệm bị phế truất bởi những biện pháp
“trái hiến pháp” như đảo chính, nội chiến hay cách mạng; (c) những quy
trình để lựa chọn lãnh đạo và chính sách được thay đổi đến một mức độ
mà tập hợp các cá nhân đủ tư cách nắm các chức vụ lãnh đạo trong bộ

230 | 484
máy chính quyền và tập hợp các chính sách được cân nhắc bởi giới lãnh
đạo độc tài thay đổi một cách rõ rệt (Geddes et al., 2012, pp.6f.). Ba
trường hợp này không loại trừ lẫn nhau mà bổ sung cho nhau. Vì thế, mặc
dù định nghĩa này có vẻ hơi rộng thì vẫn không thể phủ nhận được rằng
trong cả ba trường hợp, các luật chơi căn bản đặc trưng cho một chế độ
tài đã bị bãi bỏ hay thay đổi đáng kể - đó chính là những luật lệ điều
chỉnh sự tiếp cận và thực hành quyền lực chính trị.

Vì nhiều lí do có cơ sở, nhiều học giả cho rằng suy thoái kinh tế là một
nguyên nhân nổi bật cho sự thất bại của chế độ độc tài. Theo cách nói của
Geddes, khủng hoảng kinh tế “thường được xem như là lí do quan trọng
duy nhất cho sự tan vỡ chế độ” (Geddes 2004, p.26). Tác động gây bất ổn
chế độ của khủng hoảng kinh tế nằm ở sự gia tăng các mối đe dọa theo
chiều dọc và chiều ngang đối với ổn định chế độ. Nói cách khác, trong
những thời điểm kinh tế khó khăn, người dân có nhiều khả năng chống
lại chính quyền hơn (đe dọa theo chiều dọc), đồng thời tầng lớp tinh hoa
cầm quyền cũng có xu hướng chia rẽ nhiều hơn (đe dọa theo chiều
ngang), quay lại chống lại lẫn nhau, hay từ bỏ chế độ khi đối mặt với các
cuộc biểu tình lớn (O’ Donnell và Schmitter 1986, Przeworski 1991).

Tập trung vào những tính toán chi phí – lợi ích của những chủ thể
chính trị, Acemoglu và Robinson tranh luận rằng khủng hoảng kinh tế

231 | 484
làm tăng nguy cơ chia rẽ tầng lớp lãnh đạo cũng như khả năng diễn ra các
cuộc nổi dậy của dân chúng bởi vì những người chống đối có ít thứ để
mất hơn nếu như tình hình kinh tế của họ vốn đã xấu đi. Theo cách nói
của các tác giả: “những thay đổi chế độ thường xảy ra nhiều hơn trong
những thời kỳ khủng hoảng kinh tế bởi vì phí tổn của sự bất ổn chính trị
cho cả người giàu và người nghèo đều thấp hơn trong những thời kỳ như
vậy” (Acemoglu và Robinson 2001, p.939). Hơn thế nữa, hai tác giả tiếp
tục cho rằng nguy cơ người dân nổi dậy thường đặc biệt cao nếu suy thoái
kinh tế diễn ra trong những xã hội được cai trị độc tài nơi mà của cải được
phân chia rất bất bình đẳng. Bất bình đẳng kinh tế càng cao, thì những
người nghèo bị tước quyền bầu cử lại càng sẵn sàng thay đổi số phận của
họ thông qua một cuộc cách mạng (dân chủ) (Acemoglu và Robinson
2001, pp.938f).

Quay sang những mối đe dọa theo chiều ngang, Geddes (2004) chỉ ra
rằng “đối với dạng thường thấy nhất của khủng hoảng chế độ, gây ra bởi
khó khăn kinh tế, tầng lớp tinh hoa cầm quyền trong bất kì chế độ độc tài
nào cũng đều chia rẽ thành những kẻ đấu tranh chính trị không khoan
nhượng và những người ôn hòa khi họ phải quyết định làm thế nào để
ứng phó” (p.17) với những thách thức kinh tế. Những người ôn hòa có
khả năng sẵn lòng đối mặt với những áp lực kinh tế bằng cách đưa ra

232 | 484
những nhượng bộ để xoa dịu những người chống đối – một đối sách mà
những người không khoan nhượng sẽ cực lực phản đối, những người này
thay vào đó chọn cách gia tăng đàn áp (O’Donnel và Schmitter 1986).
Ngoài ra, những vấn đề kinh tế làm bùng nổ những xung đột về phân
phối [của cải] khi chính phủ cần quyết định phải cắt giảm và tăng đầu tư
vào chỗ nào để ứng phó với việc nguồn thu thuế bị thu hẹp, cũng như đầu
tư và tiêu dùng bị đình trệ. Thế nên, mặc dù các nhà cầm quyền độc tài có
khả năng ngăn chặn những cuộc nổi dậy của quần chúng, họ vẫn “phải
đem lại lợi ích cho nhóm người ủng hộ thường hạn hẹp của họ để có thể
bảo toàn quyền lực” (Geddes 2004, p.4).

Thực tế là những mối đe dọa theo chiều ngang và chiều dọc thường
củng cố lẫn nhau, khiến cho các nhà cầm quyền độc tài càng khó níu kéo
quyền lực hơn. Những chia rẽ trong tầng lớp lãnh đạo càng làm cho
những người hoạt động chống đối trở nên bạo dạn hơn, cũng như các
cuộc nổi dậy của quần chúng sẽ khuyến khích những người trong tầng lớp
lãnh đạo rời khỏi con tàu có vẻ sắp chìm này, vì thế làm cho nhận thức
của họ về sự sụp đổ chế độ sắp tới như là một lời tiên tri tự trở thành sự
thật. Rốt cuộc, sau những diễn biến đó chính là sự sụp đổ thực sự của chế
độ độc tài.

233 | 484
Thế nên lý thuyết về tác động gây bất ổn chế độ của suy thoái kinh tế
là rõ ràng. Nhưng những nghiên cứu thực nghiệm có ủng hộ những giả
định lý thuyết này không? Geddes (2004, p.4) có đúng chăng, khi bà tuyên
bố “tương đối chắc chắn […] rằng những kết quả kinh tế kém cỏi trong
ngắn hạn góp phần vào sự sụp đổ của các chế độ độc tài”? Rất nhiều
nghiên cứu đã tìm thấy những bằng chứng ủng hộ xác đáng. Ví dụ như
Huntington (1991) tranh luận rằng những cuộc khủng hoảng kinh tế gây
ra bởi sự leo thang của giá dầu trong thập niên 1970 đã đẩy nhanh tiến độ
sụp độ của các chế độ chuyên chế ở Mỹ Latinh (chương 2). Hơn nữa,
những cuộc khủng hoảng kinh tế cũng góp phần cho thất bại của các chế
độ chuyên chế ở châu Á (Merkel 2010, pp.271ff). Sau cùng, suy thoái kinh
tế kéo dài của những nền kinh tế Xô-viết ở Đông Âu trong suốt những
năm 1980 cũng có thể được coi như một nguyên nhân chính dẫn đến sự
sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản vào đầu thập kỉ 1990 (Kotz và Weir 1997).

Áp dụng hình thức nghiên cứu với số lượng mẫu lớn, John Londregan
và Keith Poole (1990) tìm ra rằng đảo chính, một tập hợp con của những
trường hợp sụp đổ chế độ theo định nghĩa của Geddes, thường xảy ra ở
các nước nghèo hơn là các nước giàu. Kết quả của họ cho thấy rằng
khuynh hướng đảo chính giảm rõ rệt ở những nước có thu nhập bình
quân đầu người vào khoảng $2.300 (tính theo đô la Mỹ năm 1980) và trên

234 | 484
mức đó. Tương tự, Charles Boix và Susan Stokes (2003) cho thấy xác suất
của sự chuyển đổi dân chủ thấp hơn rõ rệt ở các chế độ chuyên quyền với
thu nhập bình quân đầu người đạt mức $6.000 và hơn, nếu so với các nước
độc tài có thu nhập thấp và trung bình.2 Cả hai nghiên cứu này đều gây
chú ý tới thực tế là tính dễ tổn thương của chế độ chuyên chế thay đổi
theo mức độ phát triển kinh tế. Longregan và Poole (1990) cũng như Boiz
và Stokes (2003) cung cấp những bằng chứng thực nghiệm đầy thuyết
phục rằng không có một mối liên hệ trực tiếp đơn giản nào giữa tăng
trưởng kinh tế và sự kết thúc của những chế độ độc tài. Tuy nhiên, cần
phải chú ý rằng tất cả các nghiên cứu kể trên chỉ đánh giá tác động của
quá trình kinh tế dài hạn đến tính dễ bị tổn thương của những chế độ
chuyên chế. Trọng tâm của chúng tôi khác, vì chúng tôi đánh giá tác động
của những biến động kinh tế tức thời đến sự ổn định chế độ chuyên chế.
Hơn nữa, chúng tôi nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế tiêu cực chứ
không phải tích cực.

Theo hiểu biết của chúng tôi, chỉ có một nghiên cứu trực tiếp kiểm tra
sự dễ bị tổn thương của chế độ chuyên chế dưới điều kiện khó khăn kinh
tế. Tuy nhiên nghiên cứu này có vẻ mâu thuẫn với những giả thiết của
chúng tôi. Trong bài nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi của mình,
Gasiorowski (1996, p.882) phản biện lại “ý tưởng rằng các cuộc khủng

235 | 484
hoảng kinh tế có thể gây ra thay đổi chế độ”. Phân tích diễn biến chính
trị ở 75 quốc gia đang phát triển trong một khoảng thời gian kéo dài, ông
phát hiện ra ít bằng chứng cho thấy các chế độ độc tài bị ảnh hưởng tiêu
cực bởi suy thoái kinh tế. Nhưng cách hiểu của Gasiorowski về khái niệm
sụp đổ chế độ là khá hẹp. Ông chỉ quan tâm đến những trường hợp
chuyển đổi dân chủ. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu của chúng tôi,
chuyển đổi từ thống trị chuyên chế sang dân chủ chỉ tạo nên một trong số
các trường hợp thất bại của chế độ chuyên chế mà thôi. Hơn nữa,
Gasiorowski đưa ra rất ít những giải thích về lý thuyết cho những phát
hiện của ông. Với sự xem xét khá hẹp đối với biến phụ thuộc trong
nghiên cứu của Gasiorowski cũng như sự thiếu giải thích về mặt lý thuyết
một cách thuyết phục cho những phát hiện của ông, chúng tôi vẫn dự
đoán rằng các cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ gia tăng những mối đe dọa
theo chiều ngang lẫn chiều dọc đối với chính quyền độc tài và từ đó
thường xuyên dẫn đến sự sụp đổ của các chế độ đó. Giả thuyết thứ nhất
của chúng tôi vì thế được phát biểu như sau:

Giả thuyết 1: Nếu những yếu tố khác không đổi, suy giảm kinh tế càng
sâu sắc thì các chế độ chuyên chế càng dễ sụp đổ.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã đưa điều kiện “những yếu tố khác không
đổi” vào bài kiểm tra và đã phát hiện những biến bị bỏ qua. Ví dụ như,

236 | 484
dựa trên những nghiên cứu của Przeworski (1886, 1991) và nghiên cứu của
Acemoglu và Robinson, Ora John Reuter và Jennifer Gandhi cho thấy
trong thời kỳ suy thoái kinh tế, rủi ro của sự chia rẽ tầng lớp lãnh đạo và
các cuộc nổi dậy của người dân sẽ đặc biệt cao ở các nền chuyên chế tổ
chức bầu cử thường xuyên. Do các cuộc bầu cử cho phép những thành
viên bất mãn trong giới cầm quyền “lợi dụng sự bất mãn trong quần
chúng và giới tinh hoa”, họ có thể chuyển sự bất mãn lan rộng đối với chế
độ vào các chiến dịch tranh cử (Reuter và Gandhi, 2011, p.84). Ngoài ra,
trong bài phân tích sâu sắc của ông về tác động chính trị của khủng hoảng
tài chính châu Á cuối những năm 1990, Pepinsky (2009) chứng minh một
cách thuyết phục rằng những chế độ chuyên chế nào mà có thể xây dựng
được các liên minh xuyên giai cấp và tạo ra được những phản ứng chung
đối với khủng hoảng, thì có thể tồn tại. Khi không có một liên minh như
thế, chế độ chuyên chế sẽ sụp đổ.

Cả hai bài nghiên cứu đều cho thấy các biến số chính trị đều làm xoa
dịu tác động của khủng hoảng kinh tế đến sự ổn định chế độ chuyên chế.
Chúng tôi lấy ví dụ của Reuter và Gandhi cũng như của Pepinsky để tìm
ra những biến số bị bỏ sót. Tuy nhiên phân tích của chúng tôi tập trung
vào sự đàn áp và thu nạp. Chúng tôi xem cả hai như là những biến số
chính trị bổ sung có khả năng xoa dịu các vấn đề về thành tích kinh tế.

237 | 484
Đàn áp và thu nạp là một phần thiết yếu trong kho vũ khí của chính
quyền độc tài, có thể làm giảm rủi ro của các nguy cơ theo chiều ngang
lẫn chiều dọc (Gerschewski et al. 2013).

Dựa theo nghiên cứu của Selznick (1949), chúng tôi định nghĩa sự thu
nạp là một quá trình mà qua đó các chế độ chuyên chế cố gắng bảo vệ và
gìn giữ sự ủng hộ của những nhân vật (chính trị) mà nguồn lực của họ
được chế độ chuyên chế coi là cốt yếu cho việc thực thi và giữ gìn quyền
lực của mình. Qua biện pháp thu nạp, các nhà lãnh đạo chính trị đưa vào
cân nhắc sự phân bố quyền lực thực tế và xoa dịu những người có khả
năng chống đối. Họ làm điều này bằng cách phân bố chiến lợi phẩm, và
thậm chí hơn thế, bằng cách chia sẻ quyền lực thông qua những dàn xếp
thể chế như đưa những nhân vật mới tham gia vào các nhóm ra quyết
định chính thức, ví dụ như các đảng phái và nghị viện. Thông qua những
dàn xếp chia sẻ quyền lực này, thông tin được chia sẻ, niềm tin được xây
dựng, và những cam kết đáng tin cậy được đưa ra (Gandhi và Przeworski
2007, Gandhi 2008, Wright 2008a, Arriola 2009).

Đối mặt với những vấn đề kinh tế, việc đưa những nhân vật then chốt
tham gia vào các nhóm đưa ra quyết định có hiệu quả bởi nó có thể giảm
thiểu rủi ro chia rẽ trong tầng lớp cầm quyền. Trước hết, một đấu trường
với những luật lệ và quy trình đã được định trước nhằm giải quyết các đấu

238 | 484
tranh nội bộ của tầng lớp cầm quyền đã tồn tại sẵn, và không phải xây
dựng lại từ đầu. Thứ hai, do có sự tồn tại trước đó của một đấu trường
chính trị như thế, các chính trị gia đã hợp tác với nhau từ trước khi nảy
sinh những vấn đề kinh tế. Kết quả là, sự tin tưởng lẫn nhau và niềm tin
đã được tích lũy, thuận tiện cho việc tìm kiếm thỏa hiệp và hình thành
các phản ứng chung. Sau cùng, việc tham gia vào các nhóm đưa ra quyết
định đó làm tăng cường “tinh thần đồng đội” của những người được thu
nạp và làm tăng sự gắn bó của họ với chế độ (Brownlee 2008, p.97). Do đó
chúng tôi cho rằng:

Giả thuyết 2: Thu nạp làm dịu bớt tác động xấu của tăng trưởng kinh
tế tiêu cực.

Trong khi sự thu nạp đặc biệt nhằm chống lại những đe dọa theo chiều
ngang thì đàn áp chủ yếu nhằm đương đầu với những thách thức theo
chiều dọc. Theo Davenport (2007), chúng tôi định nghĩa đàn áp là “sử
dụng hoặc đe dọa sử dụng những hình phạt chống lại một cá nhân hay tổ
chức” (p.2). Những hình phạt này có mức độ tàn bạo khác nhau. Ví dụ,
Lucan Way và Steven Levitsky (2006, p.392) phân biệt giữa “những hành
động bạo lực hoặc lạm dụng quyền hành có thể quan sát được (bởi cả
quốc tế và người dân trong nước), thường áp dụng cho những nhân vật
nổi bật hay các nhóm lớn” và “những cố gắng khó quan sát hơn (nhưng

239 | 484
thường rất có hệ thống) nhằm giám sát và đàn áp những hoạt động chống
đối”. Tương tự, những học giả khác phân biệt giữa những loại đàn áp
“cứng so với mềm”, “công khai/có thể quan sát so với tinh vi/không thể
quan sát được” hay nói về các biện pháp “đàn áp so với hạn chế” (Earl
2003, Escriba-Folch 2011).

Đàn áp mềm bao gồm nhiều dạng khó chịu mà chế độ chuyên chế sử
dụng để làm nhụt tinh thần của những người chống đối và để phá hoại
nguồn lực tổ chức của họ. Vì những biện pháp này ảnh hưởng tới những
người hoạt động khác nhau vào những thời điểm khác nhau, đàn áp mềm
làm cản trở hành động tập thể của phe chống đối (Tucker 2007). Nếu
được dùng hiệu quả, đàn áp mềm có thể ngăn chặn phe chống đối lợi
dụng thời cơ mà suy thoái kinh tế mang lại. Theo cách nói của Soifer,
“điều kiện cho phép” của khó khăn kinh tế không đi kèm với “điều kiện
hiệu quả” của một phong trào đối kháng được tổ chức tốt và có quyết tâm
(Soifer 2012, p.1580). Do đó, đàn áp mềm có thể ngăn chặn khó khăn
kinh tế trở thành một thời điểm biến cố quan trọng.

Đàn áp cứng bề ngoài cũng phục vụ mục đích tương tự. Bằng cách nào
đó, đáng lẽ ra nó phải hiệu quả hơn, khi mà đàn áp cứng dẫn đến mối đe
dọa tức thì đối với sinh mạng và sức khỏe cá nhân [người đối kháng]. Tuy
nhiên đàn áp cứng cũng có những nhược điểm nghiêm trọng. Thứ nhất,

240 | 484
đàn áp cứng rất tốn kém, vì nó đòi hỏi tạo ra những bộ máy trấn áp lớn.
Hơn nữa, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, những chế độ đàn áp mạnh
mẽ - ít nhất là những chế độ không có tài nguyên thiên nhiên quý giá –
đã mất sự ủng hộ từ các quốc gia bảo trợ bên ngoài. Thay vào đó, các nước
phương Tây đã ban hành những lệnh cấm vận và trừng phạt kinh tế đối
với nhiều chế độ như vậy (Marinov 2005, Allen 2008). Đàn áp cứng do đó
có thể góp phần dẫn đến suy thoái kinh tế thảm hại với những hậu quả
chính trị mà các chế độ đó không mong muốn.

Thứ hai, đàn áp cứng rất dễ quan sát. Nó tạo ra nhiều nạn nhân – có
khi thậm chí là cả những người sẵn sàng chấp nhận cái chết. Vì thế,
những hành động đàn áp tàn bạo có thể trở thành tiêu điểm giúp phe đối
lập vượt qua được những vấn đề hành động tập thể, thúc đẩy các làn sóng
cách mạng (Kuran 1991, Tucker 2007). Vì những điều này và các lí do liên
quan, đàn áp cứng được cho là kém hiệu quả trong việc kiềm chế những
cuộc biểu tình của người dân (Opp và Ruhl 1990, Muller et al. 1991). Sau
cùng, đàn áp cứng có khả năng kích động sự chia rẽ tầng lớp lãnh đạo.
Giết hại hàng loạt thường dân – đặc biệt là nếu người dân biểu tình một
cách hòa bình – có thể dẫn đến sự đào ngũ ở những thành viên cấp cao
cũng như cấp thấp trong bộ máy an ninh, như chúng ra đang chứng kiến
tại Syria (Ulfelder 2005, Chenoweth và Stephan 2011).

241 | 484
Tóm tắt những thảo luận về tác động của đàn áp cứng và mềm, chúng
tôi đưa ra hai giả thiết cuối cùng:

Giả thuyết 3a: Đàn áp mềm làm dịu những hậu quả xấu của tăng
trưởng kinh tế tiêu cực.

Giả thuyết 3b: Đàn áp cứng không làm dịu những hậu quả xấu của tăng
trưởng kinh tế tiêu cực.

Tóm lại, chúng tôi cho rằng các chế độ chuyên chế dễ bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các mối
đe dọa theo chiều ngang và dọc đến chính thể chuyên chế sẽ xuất hiện.
Nhưng các lãnh đạo chuyên chế có thể đối đầu với những thách thức theo
chiều ngang thông qua các dàn xếp chia sẻ quyền lực được thể chế hóa
(thu nạp), và những thách thức theo chiều dọc bằng cách làm nhụt ý chí
và khả năng của những người đối kháng trong việc lợi dụng sự bất mãn
lan rộng trong thời kì suy thoái kinh tế (đàn áp mềm). Tuy nhiên, kể cả
khi hiệu quả của đàn áp mềm và biện pháp thu nạp đối với sự tồn tại của
chế độ chuyên chế có vẻ đáng tin cậy về mặt lý thuyết, nó vẫn cần phải
được kiểm tra thực nghiệm. Tương tự, kể cả khi đàn áp cứng đáng lý ra
không giúp những người cầm quyền chuyên chế giữ được quyền lực, giả
thuyết có vẻ đúng đó vẫn cần phải được khảo sát.

242 | 484
3. Dữ liệu và thống kê mô tả

Từ bộ dữ liệu “Chế độ chính trị toàn cầu” (Geddes et al. 2012), chúng tôi
lấy ra 160 chế độ chuyên chế từ 110 nước. Dữ liệu của chúng tôi bao gồm
khoảng thời gian từ 1981 đến 2008. Dựa vào Geddes et al. (2012, p.6) các
nước được mã hóa là chuyên chế nếu (a) nhánh hành pháp đạt được quyền
lực bằng những phương pháp phi dân chủ; (b) một chính quyền được bầu
chọn dân chủ tiến hành hạn chế đáng kể sự cạnh tranh chính trị ở cuộc
bầu cử tiếp theo; hay (c) quân đội can thiệp để thay đổi kết quả của những
cuộc bầu cử đáng ra dân chủ. Tất cả những biến số mang tính giải thích
được phân tích đều có độ trễ khoảng một năm để làm giảm các vấn đề nội
sinh. Bảng 1 tóm tắt những dữ liệu của chúng tôi.

Một khía cạnh quan trọng trong phân tích của chúng tôi là sự sử dụng
những biến phụ thuộc mang tính bao quát cao. Thất bại của chế độ có giá
trị là 1 bất cứ khi nào: (a) sau bầu cử cạnh tranh, một chính phủ khác với
chính quyền chuyên chế hiện tại được phép nhận nhiệm vụ; (b) chính
phủ bị phế truất bởi những cách thức trái hiến pháp ví dụ như đảo chính;

(c) tầng lớp cầm quyền thay đổi về căn bản “những luật lệ để chọn ra
những người lãnh đạo và chính sách đến mức làm thay đổi yếu tố nhận
dạng của nhóm mà từ đó lãnh đạo có thể được chọn hay nhóm có thể
chọn những thay đổi lớn về chính sách” (Geddes et al. 2011, p..8). Trong

243 | 484
tất cả các trường hợp khác, ngay cả khi đối mặt với những cố gắng đảo
chính hay là những cuộc cách mạng thất bại, chúng tôi cũng không mã
hóa chúng là chế độ thất bại. Việc mã hóa này nhấn mạnh rằng mặc dù
những sự kiện như vậy gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng, chúng không
đụng đến những nguyên tắc thể chế cũng như bộ máy chính trị. Tuy
nhiên, mặc dù chúng tôi đã mã hóa một cách khá rộng, các chế độ thất
bại vẫn hiếm khi xảy ra, chỉ chiếm 5% trong số các cặp quốc gia - năm
trong bộ dữ liệu. Do đó chúng tôi phải lựa chọn kĩ càng khi đưa ra những
biến bổ sung.

Để có được kết quả kinh tế và trình độ phát triển kinh tế, chúng tôi
dựa vào những dữ liệu từ “Penn World Table 7.1” (Heston et al. 2012).
Kết quả tăng trường có xu hướng biến động rất nhiều theo thời gian
(Easterly et al. 1993) và các nước thường phải chịu những giai đoạn đi
xuống và đình trệ, cũng như những giai đoạn tăng trưởng có thời gian
khác nhau (Pritchett 2000). Do đó, chỉ lần theo tăng trưởng kinh tế trên
phương diện sự khác biệt về tỉ lệ trong Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
mỗi năm sẽ không làm rõ được sự suy thoái kinh tế rõ ràng. Thay vào đó,
chúng tôi thấy rằng sẽ hợp lý hơn nếu nhấn mạnh vào tăng trường kinh tế
trong thời gian dài hơn với những dấu hiệu tương đương. Vì mục đích đó,
chúng tôi tính toán số năm liên tiếp đạt kết quả kinh tế tích cực hay tiêu

244 | 484
cực trước khi thất bại của chế độ xảy ra rồi nhân số này với tỉ lệ tăng
trưởng. Kết quả tính toán này làm tầm quan trọng của tỉ lệ tăng trưởng
càng tăng khi thời gian phát triển hoặc suy thoái kinh tế của chế độ
chuyên chế càng dài.3 Chúng tôi tính toán trình độ phát triển kinh tế
chung bằng cách sử dụng GDP trên đầu người dựa trên sức mua tương
đương (PPP) theo giá trị không đổi của đồng đô la Mỹ năm 2005. Do
chênh lệch quá mức, chỉ số sau đã được ghi lại trong bài phân tích.

245 | 484
Chúng tôi dựa vào “Bảng dữ liệu về quyền con người CIRI’’ (Cingranelli
và Richards 2010) để tính toán mức độ đàn áp. Chính quyền chuyên chế
bóp nghẹt sự phản kháng của công chúng bằng cách kiềm chế các quyền
tự do chính trị như quyền công nhân, quyền tự quyết bầu cử cũng như
quyền tự do ngôn luận và hội họp. Chúng tôi coi những trường hợp này là
đàn áp mềm. Đảo ngược và cộng tổng kết quả từng mục CIRI, chúng tôi
xây dựng một thang đo 9 điểm từ 0 điểm khi chính phủ hoàn toàn tôn
trọng những quyền này tới 8 điểm nếu chính phủ vi phạm toàn bộ chúng.
Qua bảng 1, có thể thấy rõ là tất cả các cấp độ đàn áp mềm đều được trình
bày trong mẫu của chúng tôi và điểm trung bình 5.8 cho thấy phần lớn
các chế độ khá hạn chế về quyền tự do chính trị. Bức tranh này khác biệt
một chút đối với đàn áp cứng. Sử dụng thông tin CIRI về các vụ tra tấn,
hành quyết không qua xét xử, mất tích, cầm tù chính trị, chỉ số này cho
thấy sự thiếu tôn trọng của chính phủ tới quyền toàn vẹn sinh mạng cá
nhân sử dụng cùng thước đo như đàn áp mềm. Một lần nữa, tất cả các
mức độ đàn áp cứng đều có mặt trong mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên các chế
độ chuyên chế có xu hướng ít sử dụng đàn áp cứng, thể hiện ở điểm trung
bình 4.1.

Số lượng các đảng tham gia quốc hội được cung cấp bởi bộ dữ liệu
“Dân chủ và độc tài’’ (Cheibub et al. 2010) là cách thức chúng tôi đo

246 | 484
lường mức độ thu nạp. Jennifer Gandhi và Adam Przeworski (2007,
p.1280) cho thấy “các cơ quan lập pháp có nhiều đảng phái kết nạp các thế
lực đối lập tiềm tàng, mang lại cho họ một số lợi ích trong việc duy trì sự
tồn tại của chính quyền’’ (xin so sánh với Gandhi và Przeworski 2006). Do
đó, để ước lượng mức độ thu nạp, chúng tôi giả thiết rằng có càng nhiều
các đảng tham gia quốc hội thì chứng tỏ chế độ chuyên chế càng chịu khó
đầu tư để các chủ thể chính trị khác có một phần lợi ích trong việc đảm
bảo sự tồn tại của chế độ. Tương tự với kết quả của những nghiên cứu
khác (Svolik 2012, chương 6), phần lớn các chế độ chuyên chế đều cho
phép sự tồn tại nhiều đảng phái chính trị trong quốc hội. Những chế độ
chỉ có một hoặc không có đảng phái nào tham gia quốc hội mỗi loại chỉ
chiếm khoảng một phần tư số mẫu được khảo sát.

Chúng tôi kiểm soát các loại chế độ bằng cách sử dụng cách phân loại
chế độ sụp đổ của Geddes et al. (2011)4 để xem xét các động lực khác
nhau có thể ảnh hưởng đến xác suất thất bại của chế độ. Một quan điểm
chủ yếu trong các nghiên cứu đương thời về các chế độ chuyên chế là các
động lực chính trị trong các chế độ phi dân chủ thay đổi rõ rệt theo từng
loại. Chúng khác nhau một cách hệ thống về nguồn gốc (Smith 2004,
2005, Wright 2008a), mô hình tương tác của tầng lớp ưu tú (Geddes

247 | 484
1999), khả năng duy trì sự tồn tại (Hadenius và Teorell 2007, Magaloni và
Kricheli 2010), và kết quả chính trị của chúng (Wright 2008b,

Frantz và Ezrow 2011, Gehlback và Keefer 2010). Đối với nghiên cứu
của mình, chúng tôi coi loại chế độ là một biến số khả dĩ có thể bao hàm
tất cả những động lực trên vốn có thể cạnh tranh với ảnh hưởng của kết
quả phát triển kinh tế, đàn áp, và thu nạp. Tuy nhiên, mức độ đáng tin
cậy của sự phân loại đó vẫn còn gây tranh cãi (Svolik 2012, pp. 21ff). Như
bảng 1 cho thấy, các chế độ dựa trên đảng phái chiếm một nửa số mẫu của
chúng tôi, tiếp đó làm các chế độ cá nhân. Các chế độ quân sự và quân
chủ mỗi loại chiếm gần 10% trong tổng số mẫu.

Thời gian tồn tại liên tục của chế độ t giúp xây dựng mô hình phụ
thuộc thời gian của dữ liệu. Dựa trên phương pháp đề xuất bởi Carter và
Signorino (2010), chúng tôi bắt đầu nghiên cứu từ năm 1981 và tiếp tục
quan sát đến khi một chế độ thất bại hay khi thời hạn quan sát kết thúc
năm 2008. Các chế độ chuyên chế trong mẫu có thời gian tồn tại trong
khoảng từ 1 năm đến 28 năm.

4. Mô hình

Thất bại của chế độ chuyên chế như được định nghĩa ở trên là một sự
kiện trừu tượng dưới dạng dân chủ hóa, thay đổi kiểu chế độ hay những
248 | 484
thay đổi đáng kể trong đội ngũ lãnh đạo chính trị. Chúng tôi kết hợp
những sự kiện này trong một biến phụ thuộc nhị nguyên và sử dụng phép
hồi quy logistic để phân tích tác động của những yếu tố quyết định về
kinh tế, đàn áp, thu nạp và kiểu chế độ. Mô hình cơ bản của chúng tôi
được thể hiện trong phương trình (1):

Trong đó ni là xác suất của thất bại chế độ thấy được trong quan sát i
dựa trên tập các biến độc lập x cho quan sát i , þ là các hệ số hồi quy, α là
hệ số chặn (intercept term), và e là hằng số tự nhiên. Vì mẫu được quan
sát có dạng chuỗi thời gian cắt ngang hàng năm, có khả năng các quan sát
riêng lẻ tạm thời tương quan, vi phạm những giả thiết thống kê cơ bản.
Điều này thường dẫn đến “những kết luận quá mức lạc quan” (Beck et al.
1998, p.1261). Trong thập kỉ vừa qua, khoa học chính trị thường tuân
theo những hướng dẫn của Beck et al. (1998) để phác họa mô hình phụ
thuộc thời gian với sự trợ giúp của các biến giả và độ dốc splines. Tuy
nhiên, khi thời gian quan sát kéo dài hơn, các biến giả về thời gian trở nên
khó kiểm soát và chịu ảnh hưởng bởi vấn đề phân tách, trong khi việc
diễn giải độ dốc splines yêu cầu rất nhiều công sức. Do đó, chúng tôi dựa
vào phương pháp đưa ra bởi Carter và Signorino 92010), sử dụng các đa

249 | 484
thức bậc 3 của thời gian tồn tại liên tục của chế độ để xác định động lực
thời gian của dữ liệu. Mô hình kết quả được xác định ở phương trình (2),
trong đó t là khoảng thời gian tồn tại liên tục của chế độ và tất cả những
yếu tố khác giữ nguyên cách định nghĩa như ở trên :

Một điểm cuối cùng cần phải được đề cập trước khi đi đến những kết
quả thực nghiệm của chúng tôi. 102 trong số 160 chế độ chuyên chế
trong mẫu đã bị sụp đổ ở một thời điểm nào đó. Điều này có vẻ như là tạo
thuận lợi cho việc ước lượng thống kê. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi một
khi chuỗi thời gian tự nhiên của dữ liệu được đưa vào. Kết quả là 102 chế
độ thất bại giờ được so sánh với 1959 cặp nước-năm mà không có chế độ
nào thất bại. Do đó, biến phụ thuộc của chúng tôi thay đổi chỉ trong
khoảng 5% của số quan sát hàng năm. Các quy trình phổ biến của phân
tích số liệu thống kê, chẳng hạn như phép hồi quy logistic của chuỗi thời
gian nhị nguyên sử dụng ở đây “có thể đánh giá quá thấp xác suất của
những sự kiện hiếm” (King và Zeng 2001, p.138). Nói đơn giản, nhìn
chung mô hình không nói được hết tầm quan trọng của các biến giải
thích của chúng tôi. Vì thế, chúng tôi không trực tiếp chú trọng vào độ
lớn tuyệt đối của tác động dự kiến, mà chỉ quan tâm tới việc mọi yếu tố

250 | 484
tiên đoán có diễn ra như dự kiến hay không và liệu kết quả tăng trưởng
kinh tế có phải là một yếu tố có khả năng tiên đoán sự thất bại của các
chế độ hay không, nếu chúng ta đã tính tới các yếu tố đàn áp và thu nạp.

5. Kết quả

Nghiên cứu của chúng tôi trải qua rất nhiều bước. Trước tiên, chúng tôi
bỏ 5% số cặp nước- năm, bởi vì một số lượng nhỏ các quan sát làm sai
lệch rất lớn sự phân bố tốc độ tăng trưởng đã được điều chỉnh. Thực tế,
95% các giá trị nằm trong khoảng -23 đến 80, ít hơn đáng kể phạm vi tối
đa được ghi nhận trong Bảng 1. Để làm giảm ảnh hưởng của những quan
sát xa phạm vi đó, chúng tôi cắt gọn mẫu tại các điểm phân vị 2.5% và
97.5%. Thứ hai, để công việc diễn giải dễ dàng hơn, chỉ số tăng trưởng
được đảo ngược, nhân với -1. Kết quả là những số lớn hơn thể hiện vấn đề
tăng trưởng kinh tế càng nghiêm trọng hơn. Thứ ba, chúng tôi bỏ tất cả
những quan sát thiếu dữ liệu về bất cứ biến nào để giữ cho quy mô mẫu
ổn định. Quyết định này cho phép chúng tôi so sánh tầm quan trọng của
từng hệ số trên khắp các mẫu. Sau hai vòng loại bỏ bớt các trường hợp,
còn lại 1.675 cặp nước-năm. Cuối cùng chúng tôi ước tính một mô hình
cơ sở chỉ gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế đã được điều chỉnh và đảo ngược
và các chỉ số phụ thuộc thời gian. Tất cả những yếu tố tiên đoán khác

251 | 484
được đưa vào phân tích từng bước một. Bảng 2 trình bày kết quả của
chúng tôi sử dụng các chế độ dựa trên đảng phái như là nhóm quy chiếu
về dạng chế độ, và các quốc hội độc đảng như là nhóm quy chiếu cho yếu
tố thu nạp.

Về suy giảm kinh tế, các kết quả khẳng định giả thuyết đầu tiên của
chúng tôi. Hệ số tốc độ tăng trưởng kinh tế được điều chỉnh và đảo ngược
là dương và đáng kể về mặt thống kê trong mô hình cơ sở cũng như khi
tính tới các loại chế độ. Do đó khi các chế độ chuyên chế đối mặt với các
vấn đề tăng trưởng kinh tế càng dài và càng nghiêm trọng thì càng có xu
hướng dẫn đến thất bại chế độ. Nhưng việc đưa vào các thông tin về đàn
áp và thu nạp ở mô hình III làm tăng gấp đôi trị số p của tăng trưởng
kinh tế từ 0.03 lên 0.06. Kết quả là, tác động này không còn đáng kể về
mặt thống kê ở mức tin cậy thông thường nữa.5 Hơn thế, các kiểm tra
Likelihood-ration bổ sung cho thấy mô hình III khớp với các dữ liệu hơn
nhiều so với hai mô hình giản lược kia. Do đó chúng tôi tìm thấy bằng
chứng thực nghiệm cho giả thuyết rằng các chế độ chuyên chế có các
phương tiện khả dụng cho phép họ khắc chế vấn đề thành tích kinh tế
yếu kém. Xem xét kĩ lưỡng những phương tiện đó cho thấy những kết quả
thú vị.

252 | 484
Trước hết, đàn áp mềm và đàn áp cứng là những công cụ có công dụng
khác nhau đối với việc duy trì quyền lực. Phù hợp với giả thiết H3, hệ số
về vi phạm quyền tự do chính trị là âm và đáng kể về mặt thống kê.

Vì thế, bằng việc kiểm soát những yếu tố khác, các chế độ chuyên chế
càng ít có xu hướng thất bại thì chúng càng hạn chế nhiều hơn quyền của
người lao động, quyền tự quyết bầu cử cũng như tự do ngôn luận và hội
253 | 484
họp. Ngược lại, hệ số về tính toàn vẹn sinh mạng cá nhân là dương. Do
đó, càng ít tôn trọng những quyền con người cơ bản, như “quyền được
sống và an ninh cá nhân”, thì chế độ chuyên chế càng dễ thất bại
(Davenport 2007, p.2). Do tác động này không đáng kể về mặt thống kê,
nó không trái ngược với giả thiết H3b của chúng tôi. Tuy nhiên nó phản
ánh câu nói của người Tây Ban Nha rằng bạn có thể tận dụng những lưỡi
lê theo nhiều cách nhưng bạn không thể ngồi lên nó.

Về thu nạp, kết quả của chúng tôi ở một mức độ nào đó là khá bất ngờ.
Hệ số âm ở bảng 2 nói lên rằng so với các chế độ chỉ có một đảng, các chế
độ không có các đảng tham gia nghị viện và các chế độ có nhiều đảng
tham gia nghị viện đều ít có nguy cơ thất bại chế độ hơn. Trong trường
hợp có nhiều đảng tham gia nghị viện thì điều này là dễ hiểu, nếu như
chúng ta kết luận rằng khi có nhiều đảng sẽ có trường hợp một số lực
lượng chính trị có tổ chức sẽ “sẵn sàng tham gia nắm quyền mà không cần
phải thách thức chế độ” (Linz 1973, p.191). Vì thế chúng tôi có thể nói
rằng nhóm này đại diện cho trường hợp các chế độ có tính thu nạp cao.

Theo logic này, những chế độ không có các đảng trong quốc hội ít thực
hiện việc thu nạp hơn và vì thế có xu hướng gặp phải thất bại nhiều hơn.
Nhưng kết quả của chúng tôi không ủng hộ giả định này. Hơn nữa, các hệ
số trong cả hai trường hợp đều không đáng kể về mặt số liệu, làm cho giả

254 | 484
thuyết H2 của chúng tôi không được xác thực. Điều này có thể là kết quả
của khoảng thời gian quan sát, vốn do những hạn chế dữ liệu về đàn áp,
chỉ bắt đầu vào năm 1981 và chứng kiến các chế độ thất bại mà không ghi
nhận sự thành công của chế độ cai trị độc đảng ở Liên Xô và các nước
tương tự. Tuy nhiên, cũng có thể là việc xác định yếu tố thu nạp chỉ dựa
trên số lượng các đảng tham gia nghị viện là quá hẹp, chưa tính tới các
dạng thu nạp khác thành công hơn (Schmotz và Tanneberg 2012).

6. Thảo luận

Kết quả thực nghiệm đầu tiên trong nghiên cứu của chúng tôi xác nhận
các công trình thực nghiệm và lí thuyết trước đó cho rằng các chế độ
chuyên chế sẽ không hoạt động tốt nếu gặp phải khó khăn kinh tế kéo
dài. Các chế độ chuyên chế thiếu những chiếc van an toàn dưới dạng các
cuộc bầu cử dân chủ và chúng không có gì khác ngoài kết quả phát triển
kinh tế để biện minh cho sự phủ nhận các quyền và tự do căn bản nếu
như nguồn hỗ trợ ý thức hệ đã bị cạn kiệt hay không tồn tại ngay từ đầu.
Thực tế, sự đánh đổi giữa các quyền chính trị với sự no ấm về vật chất
thường là đặc điểm cốt lõi của các nhà nước chuyên chế, dựa trên phát
triển kinh tế và phi ý thức hệ. Nếu như sự đánh đổi này chuyển thành
những lời hứa hão không mang lại cho công dân bất cứ điều gì khác ngoài

255 | 484
giới lãnh đạo bất tài và đàn áp, thì các chế độ chuyên chế trở nên đặc biệt
dễ bị tổn thương bởi suy thoái kinh tế và vì thế dễ sụp đổ hơn.

Dĩ nhiên là có những ngoại lệ cho quy luật này. Bắc Triều Tiên – một
trong các chế độ chuyên chế nghèo nhất, đàn áp nhất và tồn tại dai dẳng
nhất ngày nay – xuất hiện trong suy nghĩ của chúng ta, nhưng ngoài ra
còn có Cuba, Uzbekistan, và một vài nhà nước khác. Bởi vì Bắc Triều Tiên
và Cuba là những pháo đài cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản còn tồn tại
đến nay, có thể hiểu được rằng tính chính danh của hai chế độ này không
bắt nguồn chủ yếu từ sự “hỗ trợ cụ thể” mà kết quả phát triển kinh tế
mang lại, mà xuất phát từ sự “hỗ trợ phân tán” được tạo ra bởi nền tảng ý
thức hệ mạnh mẽ, các truyền thống và giáo dục tư tưởng (Easton
1979[1965]). Đáng tiếc là khi thiếu những dữ liệu đáng tin cậy, chúng ta
không thể đưa vào xem xét các yếu tố “hỗ trợ phân tán” này hay kiểm tra
trực tiếp xem liệu hệ tư tưởng có thể bù đắp cho việc tăng trưởng kinh tế
yếu kém hay không. Vì vậy, trừ khi chúng tin rằng tính chính danh hoàn
toàn không quan trọng đối với sự tồn tại của các chế độ chuyên chế
(Przeworski 1992, p.107), chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn về “các nền
tảng của tính chính danh” của các chế độ chuyên chế.

Những nghiên cứu sau này cũng có thể hữu dụng khi so sánh những
kết quả của chúng tôi với những kết quả thực nghiệm của Gasiorowski

256 | 484
(1995). Nếu chúng tôi lặp lại bài nghiên cứu của ông ấy 20 năm sau mà
vẫn cho thấy những rủi ro kinh tế hiếm khi dẫn tới các quá trình chuyển
đổi dân chủ, thì chúng ta sẽ gặp phải một hệ quả thú vị: các cuộc khủng
hoảng kinh tế làm gia tăng viễn cảnh thất bại của các chế độ chuyên chế
nhưng hiếm khi dẫn tới quá trình chuyển đổi sang dân chủ. Điều này trái
ngược với những phương pháp tiếp cận coi thất bại của chế độ chuyên chế
sau các cuộc suy thoái kinh tế là ngòi nổ kích động những người dân
không có quyền bầu cử nổi dậy chống lại chế độ độc tài đã mất tính chính
danh (Acemoglu và Robinson 2001). Thay vào đó, nó sẽ gợi lên rằng rối
loạn kinh tế thường dẫn đến thất bại của chế độ chuyên chế thông qua sự
chia rẽ của tầng lớp lãnh đạo (Geddes 1999). Các nghiên cứu bổ sung với
một biến phụ thuộc phân tách có thể đưa ra những câu trả lời chắc chắn
hơn.

Nhưng không chỉ biến phụ thuộc có thể được phân biệt chi tiết hơn
mà phía bên phải của phương trình cũng cần bổ sung thêm các yếu tố
khác. Điều này đặc biệt đúng đối với tăng trưởng kinh tế. Các chế độ
chính trị quá phức tạp để có thể mô hình hóa số phận của chúng bằng
một hàm số duy nhất dựa trên chỉ các tham số kinh tế. Chúng tôi đã lập
luận ở đầu bài rằng không phải cấu trúc mà là hành động chính trị, bị giới
hạn bởi các kết cấu cơ hội cụ thể, quyết định sự tồn tại hay sụp đổ của các

257 | 484
chế độ chuyên chế. Phân tích của chúng tôi nói lên điểm đó. Việc đưa vào
xem xét yếu tố đàn áp và thu nạp đã làm thay đổi kết quả phương trình
kinh tế đơn giản một cách rõ ràng, cho thấy tầm quan trọng của các biện
pháp hành động mà tầng lớp lãnh đạo chuyên chế thực hiện.

Thu nạp được xem như là phương tiện chính mà các nhà cầm quyền
chuyên chế sử dụng để cố gắng chống lại mối đe dọa theo chiều ngang của
sự chia rẽ tầng lớp lãnh đạo mà Geddes và những người khác đã nghiên
cứu. Thật ra, các nghiên cứu gần đầy về sự ổn định của các chế độ chuyên
chế gần như chỉ chú trọng vào tầng lớp tinh hoa cầm quyền và cách các
chế độ chuyên chế cố gắng gìn giữ sự gắn kết của tầng lớp này. (Geddes
2004, Gandhi và Przeworski 2007, Magaloni 2008, Boix và Svolik 2013).
Những kết quả của chúng tôi không xác nhận tầm quan trọng của biện
pháp thu nạp như là một phương tiện bảo vệ sự tồn tại chế độ dưới áp lực
kinh tế. Tuy nhiên, khái niệm thu nạp của chúng tôi chỉ bao gồm hai thể
chế hợp tác chính thức – đó là các đảng phái và các quốc hội. Tuy nhiên
các thể chế chính thức và không chính thức khác cũng có thể đóng vai trò
quan trọng (Stefes 2006, Darden 2008).

Mặc dù vậy, chúng tôi không được phép giả thiết rằng tất cả các thể
chế đều tiến hành cùng một chức năng tốt như nhau tại mọi thời điềm,
hay trong bất cứ hoàn cảnh nào. Những nghiên cứu gần đây chứng minh

258 | 484
rõ rằng, tùy vào nguồn gốc của chúng và những yếu tố bên ngoài, các thể
chế như bầu cử, nghị viện, đảng phái, và tòa án có thể giúp ổn định nhưng
cũng có thể gây bất ổn cho các chế độ chuyên chế (Osborne và Rubinstein
1994, Smith 2005, Brownlee 2007, Ginburg và Moustafa 2008, Lindberg
2009). Vì thế chúng tôi không phủ nhận rằng sự thu nạp có khả năng làm
dịu các ảnh hưởng xấu của suy thoái kinh tế đến các chế độ chuyên chế.
Tuy nhiên, các kết quả từ nghiên cứu với số mẫu lớn của chúng tôi vẫn
mâu thuẫn với nhận thức thông thường rằng thu nạp là một công cụ hiệu
quả của tầng lớp tinh hoa cầm quyền chuyên chế nhằm vượt qua khó khăn
kinh tế. Thu nạp có thể là một công cụ hiệu quả để ổn định hóa các chế
độ chuyên chế trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn và trung hạn sau
suy thoái kinh tế, nó có vẻ là một vũ khí không đủ sắc bén để có thể cứu
vãn chế độ chuyên chế khỏi sụp đổ.

Nói đến đàn áp, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chắc chắn rằng đàn
áp mềm đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thu những tác động
gây bất ổn của suy thoái kinh tế. Chúng tôi sử dụng các hạn chế quyền tự
do chính trị, vốn về biểu hiện bao gồm một phạm vi đáng kể các hình hức
đàn áp mềm. Tuy nhiên số cách thức khôn khéo nhằm bóp nghẹt hoạt
động chống đối lớn hơn hiều, từ đóng băng tài khoản công ty, đình chỉ
hay rút giấy phép kinh doanh để bảo đảm duy trì lòng trung thành của

259 | 484
tầng lớp tinh hoa kinh tế, đến các vụ kiện tội vu cáo nhằm bịt miệng
những nhà báo hay phê phán, và những chuyến thăm thường xuyên của
các vị thanh tra thuế nhằm làm kinh sợ các tổ chức phi chính phủ. Ví dụ,
những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng kiểm soát của các nước đối với nền
kinh tế có vẻ làm củng

cố thêm chế độ chuyên chế (O’Donnell 1996, Way 2012).7 Cần phải có
một nghiên cứu chi

tiết hơn về tác động của đàn áp mềm để làm vững chắc thêm những giả
định lý thuyết và kết quả thực nghiệm của chúng tôi.

Một phát hiện khác của nghiên cứu này liên quan đến tác động của đàn
áp cứng. Trong khi giả định lý thuyết rằng đàn áp cứng có thể phản tác
dụng là có lí, thì các bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ điều này lại rất ít và
không đáng kể về mặt thống kê. Hơi nữa, chúng tôi cần phải ghi nhớ
rằng chúng tôi xem xét đàn áp cứng chỉ trong thời gian ngắn ngay trước
khi chế độ sụp đổ, và thời gian này nhìn chung diễn ra cùng lúc với những
rối loạn kinh tế. Tuy nhiên, các lãnh đạo chuyên chế có thể tăng mức độ
đàn áp cứng nếu lường trước rối loại kinh tế sẽ diễn ra. Trong trường hợp
đó, chúng ta có khả năng chứng kiến các cuộc đào ngũ của binh lính và sự
rạn nứt trong giới lãnh đạo cấp cao của lực lượng vũ trang, bởi quân đội
không phải luôn được huấn luyện để đàn áp người dân trên quy mô lớn.

260 | 484
Quân đội từng là một công cụ đàn áp hiệu quả ở Mỹ Latinh, Syria, Trung
Quốc và một số nước châu Á khác, nhưng nó trở nên vô dụng đối với
những nhà cầm quyền chuyên chế ở Ai Cập,

Tunisia và các nước cộng sản Đông Âu. Nói cách khác, sẽ khá là ngây
thơ khi cho rằng các nhà cầm quyền chuyên chế luôn có thể sử dụng đàn
áp cứng nếu như các cấu trúc quy trình chưa được thiết lập từ trước. Tuy
nhiên, nếu đàn áp cứng đã ăn sâu vào máu thịt của chế độ chuyên chế, nó
có thể sẽ có tác dụng tốt như là một công cụ duy trì ổn định chế độ - một
lần nữa, có thể lấy Bắc Triều Tiên và Uzbekistan làm ví dụ cho điều này.

Quan sát này đưa chúng ta đến một điểm cuối cùng. Các bộ máy
chuyên chế có thể dựa vào nhiều phương tiện khác nhau để bảo vệ chúng
trước tác động gây bất ổn của tăng trưởng kinh tế tiêu cực. Tuy nhiên,
những phương tiện này không có sẵn ngay bất cứ chỗ nào hay khi nào
cần. Ví dụ, như đã nói đến ở trên, sức mạnh của các thể chế thu nạp có
thể biến đổi đáng kể và các nhà hoạt động chính trị thường không thể
thay đổi chúng trong thời gian ngắn. Một chế độ chuyên chế vì thế có thể
trông bề ngoài vững chắc hơn thực tế. Các điểm yếu của nó rốt cuộc bị
phơi bày trong những khoảng thời gian khủng hoảng (kinh tế)
(Gerschewski et al. 2013). Như Gourevitch (1986) đã nói rất hay rằng:
“Những thời điểm khó khăn làm phơi bày những ưu và nhược điểm, cho

261 | 484
phép những người quan sát nhìn thấy những mối quan hệ thường bị che
khuất trong những thời kì thịnh vượng, khi mà mọi thứ tốt đẹp làm dịu
các xu hướng tranh giành và thách thức [quyền lực]” (p.9). Suy nghĩ này
khiến chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về nền tảng thể chế của chính thể
chuyên chế, với lưu ý rằng các nhà cầm quyền chuyên chế không phải là
những nạn nhân kém may mắn của những diễn biến kinh tế bất lợi.

7. Kết luận

Các học giả xếp những trục trặc về kết quả phát triển kinh tế trong số các
lí do quan trọng nhất cho sự sụp đổ của các chế độ chuyên chế. Bài
nghiên cứu này không phải là một ngoại lệ. Như đã trình bày, số phận của
các chế độ chuyên chế và nền kinh tế của chúng có liên hệ chặt chẽ. Suy
giảm kinh tế càng mạnh thì các mối đe dọa theo chiều ngang và chiều dọc
càng dễ xuất hiện, làm suy yếu một cách sâu sắc khả năng nắm giữ quyền
lực của chế độ chuyên chế. Quan sát 160 chế độ chuyên chế từ năm 1981
đến 2008, nghiên cứu của chúng tôi đưa đàn áp và thu nạp vào thành
những biến số chính trị có khả năng làm dịu tác động bất lợi của khó
khăn kinh tế.

Theo kết quả của chúng tôi, nhiều phương pháp đàn áp mềm khôn
khéo có thể làm suy yếu khả năng của phe chống đối trong việc huy động

262 | 484
lực lượng chống lại chế độ và từ đó giúp chế độ chuyên chế bám giữ quyền
lực ngay cả trong thời điểm suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, các hành động
đàn áp cứng không có hiệu quả và thậm chí có thể phản tác dụng. Hơn
nữa, nghiên cứu của chúng tôi mâu thuẫn với nhiều nghiên cứu đã xuất
bản vốn cho rằng các thể chế mang hình thức dân chủ như nghị viện và
đảng phái giúp bình ổn các chế độ chuyên chế bằng cách thu nạp những
nhà hoạt động có năng lực hoặc ngăn chặn sự chia rẽ tầng lớp tinh hoa
cầm quyền. Người ta có thể nghi ngờ những kết quả bất ngờ này bằng
cách viện dẫn mẫu nghiên cứu và cách định nghĩa của chúng tôi về sự thu
nạp. Tuy nhiên, cũng rõ ràng không kém là tác động của các thể chế
mang hình thức dân chủ phụ thuộc phần lớn vào bối cảnh, không thể
nhận thấy được trong nghiên cứu sử dụng số lượng mẫu lớn.

Không có những câu trả lời dễ dàng nào khi đi tìm các nguyên nhân
giúp ổn định hay làm xói mòn các chế độ chuyên chế. Tuy nhiên, rõ ràng
là khủng hoảng kinh tế làm tổn thương nỗ lực nắm giữ quyền lực của các
nhà độc tài. Nhưng mệnh đề này chắc chắn cần dựa vào điều kiện là khả
năng đàn áp và thu nạp người đối kháng của họ. Những điều kiện này,
đến lượt chúng, lại khơi nguồn cho những nỗ lực nghiên cứu mới có thể
cung cấp thêm những thông tin chi tiết hơn về chính trị chuyên chế.

263 | 484
Nguồn: Dag Tanneberg, Christoph Stefes, Wolfgang Merkel. Thời kỳ khó
khăn và sụp đổ chế độ: phản ứng của chế độ chuyên chế với suy thoái kinh tế
(bản dịch của Phạm Thị Kim Ngân). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://nghiencuuquocte.org/2013/06/23/hard-times-regime-failure>

264 | 484
BÀI BẢY

CHỦ NGHĨA TOÀN TRỊ TRONG CƠN KHỦNG


HOẢNG: LIỆU CÓ THỂ CHUYỂN BIẾN ÊM
THẤM ĐỂ ĐẾN VỚI DÂN CHỦ?
Tác giả: Vladimir Bukovsky

Dịch giả: Mọt Sách Già

Đ
ể có thể định nghĩa thế nào là toàn trị thường người ta phải viết cả
một tập sách lý thuyết dầy về cấu trúc chính quyền, xã hội của một
nhà nước toàn trị. Đó là một công việc cực nhọc nhưng lại hay không
được đánh giá cao, bởi vì ngoài việc những cuốn sách đó luôn là quá khó
hiểu đối với những người bình thường không có hiểu biết nhiều về chính
trị mà còn vì những định nghĩa mang tính hàn lâm (về toàn trị) không
thể chỉ ra được những đặc điểm mang tính bản chất của chế độ toàn trị đó
là tính phi nhân tính của nó, sự nguy hiểm của nó đối với nhân loại, mức
độ sợ hãi và tuyệt vọng của người dân trong những chế độ đó phải trải
qua. Không những thế việc định nghĩa hay xác định khái niệm về chế độ
toàn trị thường dễ trở nên rối rắm và phức tạp do thường được đem ra so

265 | 484
sánh với chế độ dân chủ tự do. Với cách tiếp cận kiểu như vậy thường dẫn
con người ta đến sự bế tắc. Sự khác biệt là quá lớn đến độ mọi sự so sánh
sẽ dẫn đến đơn giản hoá, bóp méo, và dẫn tới kết luận “như nhau về mặt
đạo lý” mà có thể tóm tắt bằng kiểu lập luận thông thường như thế
này:”Bọn chúng là quân ăn thịt, nhưng chúng ta cũng có phải những
người ăn chay ngoan đạo đâu?”.

Cách tiếp cận tốt hơn để định nghĩa một chế độ toàn trị là so sánh nó
với một chế độ độc tài thông thường (authoritarianism - ND). Mặc dù sự
khác biệt vẫn rất lớn, nhưng có lẽ dễ chấp nhận và nắm bắt hơn. Lấy ví
dụ, dưới một số chế độ độc tài thông thường (như độc tài quân sự –ND),
công đoàn bị cấm hoạt động và đó là việc vi phạm quyền tự do lập hội
đoàn của công dân. Trong những chế độ toàn trị thì còn tệ hơn nữa, họ
luôn có 100% công nhân tham gia công đoàn, nhưng công đoàn chỉ là
“cánh tay nối dài” của Đảng nhằm kiểm soát chặt chẽ gắt gao lực lượng lao
động và ngăn cản không cho những hoạt động công đoàn nghiêm chỉnh
và chính đáng diễn ra. Điều đó có nghĩa là đối với bất kỳ ai muốn đứng ra
đấu tranh nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân, họ không những phải
đối mặt với chủ lao động, mà bản thân việc này đã là khó rồi, mà còn phải
đối đầu với một tổ chức khổng lồ những kẻ mánh khoé chuyên nghiệp và
có trong tay quyền lực không giới hạn. Nhưng nếu chúng ta tiếp cận bằng

266 | 484
cách so sánh “công đoàn” trong các chế độ toàn trị với công đoàn trong
các chế độ dân chủ tự do, thì sự khác biệt sẽ bị xoá nhoà và đánh lạc
hướng bởi một loạt so sánh chi tiết về cấu trúc, thủ tục,… dễ gây khó
hiểu, khó nắm bắt cho những người không có chuyên môn. Hệ quả của
việc so sánh “thấy cây không thấy rừng” như vậy dễ dẫn đến một cảm
tưởng sai lầm là cả hai hệ thông công đoàn đều giống nhau, và nếu có
khác gì thì là chế độ toàn trị không giống như các chế độ độc tài thông
thường ở điểm nó cho phép công đoàn hoạt động.

Điều tương tự như vậy cũng xảy ra nếu chúng ta so sánh bất cứ tổ chức,
xã hội nào trong chế độ toàn trị với những bộ phận “tương ứng” trong các
chế độ tự do dân chủ. Chính vì vậy chế độ toàn trị có thể xem là chế độ
độc tài mà đã tiến thêm một bước dài trên con đường độc tài. Thay vì
đóng cửa, xoá bỏ những tổ chức xã hội dân sự (như đối với một số chế độ
độc tài quân sự – ND), chế độ toàn trị thay thế chúng bằng các tổ chức xã
hội dân sự giả hiệu có vẻ giống như trong các chế độ tự do dân chủ, nhằm
ngăn cản bất cứ một hành động độc lập nào ngoài vòng kiểm soát của
Đảng trong xã hội. Chính vì thế chế độ độc tài toàn trị còn tồi tệ và độc
tài hơn rất nhiều so với những chế độ độc tài thông thường. Không giống
như những chế độ độc tài thông thường, chế độ độc tài toàn trị luôn kiểm
soát mọi mặt của cuộc sống trong xã hội. Nó không những buộc con

267 | 484
người trong chế độ phải sống như những nô lệ (của nhà nước toàn trị –
ND) mà còn buộc họ phải sống thường xuyên trong những sự giả dối.
Trên hết nó làm cho toàn xã hội băng hoại đến mức độ việc quay trở lại
với tự do và dân chủ là gần như không thể.

Quả vậy, trong khi chưa có một chế độ độc tài toàn trị nào chuyển đổi
trong hoà bình sang dân chủ (trừ phi do có sự can thiệp và chiếm đóng
quân sự của nước ngoài), rất nhiều các chế độ độc tài thông thường đã
làm được như vậy trong vòng mười, mười lăm năm qua. Hơn nữa sự
chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ ở các nước này thường diễn ra rất nhẹ
nhàng, nhanh chóng và hoà bình, thường bắt đầu bằng cái chết của nhà
độc tài (như ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), hay bằng một cuộc đảo chính
(ở Paraguay), hoặc do không thể đàn áp nổi lực lượng đối lập (ở
Philipine), do sức ép của cộng đồng quốc tế (Nam Triều Tiên, Chilê),
thậm chí đôi khi do chính những nhà độc tài tự nguyện từ bỏ quyền lực
độc tài của mình (như ở Thổ Nhĩ Kỳ, Achentina). Nhưng đối với những
quốc gia toàn trị, những chuyện trên hoàn toàn không thể xảy ra. Lãnh tụ
tối cao chết (diễn ra thường xuyên) hay bị hạ bệ, nhưng hệ thống chính
trị vẫn không đổi, vẫn sẵn sàng nghiền nát mọi sự đối lập, chống đối với
mức độ tàn bạo vốn có. Các chế độ toàn trị không những không chịu sức
ép quốc tế mà thậm chí còn được ủng hộ, được đối xử đặc biệt bởi các

268 | 484
nước tự do dân chủ. Chẳng có một quốc gia tự do dân chủ nào dám áp đặt
sức ép lên chế độ toàn trị ở quốc gia láng giềng của mình.

Phần lớn trong những xã hội độc tài chuyển sang dân chủ kể trên,
những ảnh hưởng của thời gian nằm dưới chế độ độc tài còn tồn tại, kéo
dài hàng năm, thậm chí hàng thập kỷ. Như Plato đã nói mọi chế độ dân
chủ đều có mầm mống độc tài và mọi chế độ độc tài đều có mầm mống
dân chủ. Bởi độc tài và dân chủ đều là sản phẩm của văn minh nhân loại.

Nhưng điều đó có lẽ không đúng lắm đối với một chế độ độc tài toàn
trị. Cái xã hội orwen (Orwen là nhà văn Anh có những kiệt tác văn học về
các chế độ toàn trị như Animal Farm, 1984 – ND) đó được xây dựng trên
nền tảng một học thuyết, như một thứ tôn giáo, được cài đặt vào mọi tế
bào trong cấu trúc xã hội. Cho dù đến lúc mà cả xã hội không còn ai tin
tưởng vào cái học thuyết ấy nữa, thì hệ thống chính trị của nó vẫn tồn tại
cho đến khi nó vắt cạn của xã hội “toàn bộ của cải, tài nguyên, đất đai, và
nguồn lực” (1)

I. Xem xét dưới góc độ chính trị

Với những sự kiện diễn ra trong thập kỷ qua, không nghi ngờ gì nữa
chúng ta đang chứng kiến ngày tàn của các chế độ xã hội chủ nghĩa, các
chế độ toàn trị được xây dựng trên công thức “chủ nghĩa xã hội khoa học”
269 | 484
này đang đi vào cơn khủng hoảng. Bản thân khái niệm “chủ nghĩa xã hội
khoa học” đã là khái niệm gây tranh cãi, phản khoa học ngay từ đầu thế kỷ
này, nó cũng chỉ như những giấc mơ Utopia khác của nhân loại (Utopia là
xã hội lý tưởng trong tác phẩm cùng tên của Sir Thomas Moore ở thế kỷ
16. Trong lịch sử triết học của nhân loại trường phái dựa vào các xã hội lý
tưởng (utopia dream) gồm có Plato (Utopia là xã hội Athen cổ đại),
Khổng Tử (Utopia của ông là xã hội nhà Chu (đời Chu Công)), và Marx –
Angel (Utopia là “chủ nghĩa xã hội khoa học”)… – ND). Những kết quả
của khoa học tự nhiên hiện đại về Gene và Thần kinh học đã chứng minh
rằng việc tạo ra những “con người mới” hoàn hảo bằng cách tạo ra môi
trường sống hoàn hảo là không thể, những kết quả mà Stalin đã phải gọi
là “khoa học dởm của bọn tư bản”. Trái ngược với lý thuyết Marxit, hệ
thống “lao động tập thể” đã tỏ ra vô cùng kém hiệu quả so với hệ thống
lao động khuyến khích cá nhân. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ, những
dự đoán về “chủ nghĩa xã hội khoa học” đều đã sai, trong khi việc “tư bản
dãy chết trên toàn thế giới” vẫn chưa thấy xảy ra.

Mặc dù vậy hệ thống xã hội toàn trị vẫn còn tiếp tục tồn tại và gây ảnh
hưởng. Những động lực bên trong, sự thiếu hụt cơ chế kiểm soát ngược
(trừ cơ chế tự động đàn áp đối lập), sự bám chắc lấy quyền lợi của tầng lớp
thống trị, vẫn giữ cho chúng tiếp tục hiện diện. Tuyên truyền thay thế

270 | 484
cho những thành tựu, cưỡng bức thay thế cho niềm tin, sự sợ hãi và lãnh
cảm thay thế cho những nhiệt tình cách mạng. Về mặt đối nội, hầu như
không thể có sự thách thức đáng kể từ phía nhân dân vì nhà nước toàn trị
quá mạnh mẽ và tàn bạo. Về mặt đối ngoại các nhà nước toàn trị nhận
được sự cảm thông về mặt tư tưởng và nỗi ám ảnh chiến tranh hạt nhân
giúp chúng không bị thách thức trên trường quốc tế.

Tuy nhiên có hai yếu tố sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ toàn trị đó là
sự hữu hạn của tài nguyên trong nước và gánh nặng cạnh tranh quốc tế
ngày càng tăng. Cho dù các chế độ toàn trị có cố tỏ ra hiền từ đến bao
nhiêu đi nữa thi sự tồn tại các chế độ dân chủ phú cường và khả năng tự
bảo vệ của họ sau chiến tranh cũng đã là thách thức đáng kể cho việc
giành quyền bá chủ thế giới của hệ thống toàn trị độc tài. Thêm vào đó,
sự mở rộng ảnh hưởng của các chế độ toàn trị ra thế giới thứ ba tạo ra
những quốc gia sản xuất không hiệu quả (theo lối XHCN –ND), không
thể tồn tại nếu không có sự trợ giúp từ các quốc gia lớn hơn trong hệ
thống toàn trị. Tất cả những chi phí để trợ giúp các nước toàn trị nghèo
hơn cộng với những sự lãng phí ghê gớm của những nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa tại nội địa cuối cùng cũng đã làm cạn kiệt tài nguyên của thế
giới toàn trị. Hệ thống toàn trị không còn có thể tồn tại theo dạng truyền

271 | 484
thống để mà “một mình thực hiện nhiệm vụ lịch sử cao cả là giải phóng
nhân loại khỏi bóng đêm tư bản” được nữa.

Một điều đáng chú ý ở đây là sự khủng hoảng của chủ nghĩa toàn trị
trùng hợp với sự hồi sinh kinh tế của thế giới phương Tây và điều đó lại
càng làm cho tuyên bố về “sự dẫy chết của tư bản” khó xảy ra. Hơn thế
nữa sự hồi phục kinh tế này lại đạt được nhờ biết đảo ngược các xu thế xã
hội chủ nghĩa trong lòng các nước này bằng việc thắt chặt chính sách
quản lý tiền tệ, giảm thuế thu nhập, tư hữu hoá một loạt các ngành công
nghiệp mà trước đó còn là công hữu, cũng như đưa ra những biện pháp
nhằm giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của nhà nước lên nền kinh tế. Sự
thành công đáng kể của đường lối phục hồi kinh tế này của một số quốc
gia tư bản phương Tây là sức lôi cuốn khó cưỡng lại đối với những nước
khác. Thậm chí ngay tại những quốc gia như Pháp, Australia, New
Zealand, những nơi mà các đảng dân chủ xã hội đang nắm quyền, họ vẫn
buộc phải từ bỏ những nguyên lý xã hội chủ nghĩa và tiến hành những
chính sách tương tự nhằm giữ được sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Thật không có gì ngạc nhiên khi các chế độ toàn trị – nơi mà chủ
nghĩa xã hội không những chỉ là một lý tưởng mà còn được thể hiện vào
từng cấu trúc nhỏ của xã hội – chính là những kẻ bại trận thảm hại nhất.
Đột nhiên khoảng cách giữa họ với các nước phát triển trở nên khổng lồ.

272 | 484
Trong khi các nước phát triển đang đi vào giai đoạn phát triển hậu công
nghiệp thì những quốc gia toàn trị vẫn còn đang phải vật lộn để hoàn
thành giai đoạn công nghiệp hoá. Trong khi nền kinh tế của thế giới tự
do đang mở rộng, thì nền kinh tế của những quốc gia toàn trị trao đảo,
chẳng còn tài nguyên thiên nhiên và con người cho họ thực hiện những
bước “đại nhảy vọt” nữa. Do đó có thể tóm tắt lại rằng sự lựa chọn hiện
nay đối với những chế độ toàn trị chỉ còn bó hẹp lại hai đó là: hoặc là phải
tự thay đổi hoặc là bị sụp đổ. Thế cho nên không có gì là lạ khi phần lớn
trong số đó đang tiến hành cải cách, tái cấu trúc, tái hiệu chỉnh.

Mặc dù vậy không rõ là những kẻ cai trị ở các chế độ toàn trị đã hiểu
được hoàn toàn sự khủng hoảng này chưa và sẽ sẵn sàng cải cách, thay đổi
đến mức nào. Như chúng ta đã biết một vài quốc gia toàn trị đã bắt đầu
quá trình này khá sớm so với những quốc gia khác và đến lúc này đã tiến
được xa hơn. Ví dụ như Hungary, Nam Tư, Ba Lan đã phá bỏ chế độ hợp
tác xã từ những năm 50, trong khi đó sự chấm dứt của các công xã ở
Trung Quốc chỉ diễn ra sau cái chết của Mao, còn Liên Xô hiện nay mới
đang dự tính phá bỏ các nông trang. Tuy nhiên ngay ở các nước Đông Âu
hiện nay, ngoại trừ Hungary, các đảng CS nắm quyền vẫn chưa đánh giá
hết được mức độ khủng hoảng của hệ thống chính trị toàn trị, vẫn cố
nắm vững quyền lực và bắt mọi cải cách phải vào cái “khuôn khổ của chủ

273 | 484
nghĩa xã hội” (giống như cụm từ “định hướng XHCN” –ND). Tại Đông
đức, sự phản kháng của công chúng đã giúp lật nhào một chế độ toàn trị
cứng rắn và bảo thủ. Trong khi đó Liên Xô và Trung Quốc vẫn hy vọng
rằng chế độ có thể tiếp tục tồn tại với những hiệu chỉnh bên trong, nhất
là Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn đang cố củng cố thành luỹ. Mô
hình cải cách ở Liên Xô và Trung Quốc hoàn toàn bỏ qua những bài học
thực tế ở Đông Âu, mô hình Đông Âu đã từng được thử và thất bại dẫn
đến hai nước này phải tiến hành những cải cách cơ bản hơn với tốc độ
mỗi nước khác nhau.

Thật mỉa mai, ngay cả khi lực lượng đối lập đủ mạnh như ở Balan, cũng
chấp nhận theo “khuôn khổ chủ nghĩa xã hội” và do đó đánh mất tư cách
là một lực lượng chính trị thực sự có thể đưa ra một con đường đi hoàn
toàn mới. Cho dù đây chỉ là chiến thuật “lùi một bước tiến hai bước” của
lực lượng đối lập hay thực sự họ tin vào một “loại chủ nghĩa xã hội khác”
thì kết cục cũng giống nhau mà thôi. Một lực lượng đối lập mà thay vì
đưa ra một con đường mới đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng lại chỉ cố
gắng giành quyền lực từ một chính quyền thối nát đã mất hết lòng tin của
nhân dân thì sớm hay muộn cũng sẽ đánh mất lòng tin của nhân dân
(điều này thì tác giả đã đoán đúng vì Công đoàn đoàn kết hiện đã thất bại
và mất quyền ở Balan –ND). Những kiểu lực lượng đối lập như vậy có lẽ

274 | 484
chỉ có tác dụng để đối lập với sự độc quyền lãnh đạo của đảng toàn trị hơn
là niềm hy vọng của nhân dân.

Chính vì vậy tình hình Balan hiện nay cho thấy cả hai phía cùng đang
rất thoả mãn với vai trò mới của mình trong cuộc mua bán mặc cả. Những
người cộng sản, những người rõ ràng không còn có thể độc quyền cai trị
được nữa, thì cho rằng họ đã tìm ra một lối thoát lý tưởng để có thể vẫn
giữ được quyền lực của mình mà không phải dùng đến quân đội để đàn áp
bằng cách tham gia làm đối tác cao cấp trong công ty với 65 phần trăm cổ
phiếu trong tay; trong khi đó phe đối lập nghĩ rằng họ có thể làm quyền
lực của đảng cộng sản giảm dần cho đến độ nó chỉ còn là hình thức và lúc
đó sẽ giải thể chủ nghĩa xã hội mà không cần phải đối đầu với chính
quyền và do đó không phải đổ máu.

Quá để ý đến đối tác của mình nên cả hai bên đều không thèm để ý đến
câu trả lời cho những câu hỏi: thái độ của người dân đối với hợp đồng của
họ là như thế nào? Liệu những người dân có đáp ứng lại bằng việc nhiệt
tình tăng năng xuất sản xuất và hiện đại hoá nền kinh tế mà không lo
lắng đến cuộc sống trước mắt? trong khi cả thế giới đang vỗ tay với những
gì gọi là “cách mạng nhung” diễn ra ở Balan thì không ai hỏi liệu thoả ước
mới giữa hai bên này là một lời giải hay chỉ là kéo dài cơn đau?

275 | 484
Những “thoả thuận bàn tròn” vừa được ký, người dân đã phản đối nó.
Hậu quả là chúng ta phải chứng kiến một tình huống chưa từng có trong
lịch sử nhân loại: Bên đối lập đang thắng cuộc phải đi thuyết phục quần
chúng đang ngại ngùng để bỏ phiếu cho bên chính quyền đang thua để
tránh không giành chiến thắng. Liệu chúng ta có thể tưởng tượng ra hài
kịch tương tự diễn ra trong những cuộc bầu cử có Marcos ở Philipine hay
những cuộc trưng cầu dân ý ở Chile? Liệu những động thái kiểu như vậy
của phe đối lập mà diễn ra ở các quốc gia trên thì thế giới có vỗ tay?

Tình huống còn có thể xấu hơn nữa: người dân Balan sẽ bầy tỏ sự
khinh thị của mình với bản hợp đồng giữa phe đối lập và chính quyền
cộng sản. Sự suy sụp và khủng hoảng về kinh tế sẽ dẫn đến những làn
sóng đình công và lộn xộn. Liệu lúc đó công đoàn đoàn kết có tay trong
tay với cảnh sát để “làm cho công nhân bình tĩnh trở lại” hay họ lại tham
dự vào phong trào đấu tranh của công nhân và do đó mất quyền lãnh đạo
chính phủ? Tóm lại, bằng việc ký “thoả thuận bàn tròn” với chính phủ
công đoàn đoàn kết đã tự đưa mình vào tính huống không thể thắng; do
đó trong tương lai không xa công đoàn đoàn kết sẽ bị mất uy tín đã được
gây dựng của mình hoặc sẽ phải đối mặt trực diện với những người cộng
sản theo cái cách mà ngay từ đầu họ đã muốn tránh.

276 | 484
Mặc dù có cố tỏ ra thật lạc quan, tôi vẫn phải cho rằng kịch bản đáng
buồn này sẽ có nhiều khả năng xảy ra (thực tế đã xảy ra đúng như tác giả
dự báo –ND). Tháo dỡ chế độ xã hội chủ nghĩa không phải là một việc
đơn giản và dễ dàng. Magret Thatcher đã phải mất 10 năm để làm được
điều đó ở Anh quốc, cho dù chủ nghĩa xã hội ở đó chưa bám rễ sâu như ở
các nước Đông Âu. Ngay cả như thế, quá trình diễn ra ở Anh quốc cũng
khá trắc trở, lúc đầu nó làm cho nhiều người dân hết sức khó chịu, và
nhiệm vụ này vẫn còn đang phải tiếp diễn. Dó đó nếu quá trình này diễn
ra ở các nước xã hội chủ nghĩa thuần tuý, thì những gì mà người dân phải
chịu đựng còn kinh khủng hơn gấp nhiều lần. Quá trình thoát khỏi chủ
nghĩa xã hội càng diễn ra từ từ, xã hội càng phải chịu đựng nhiều hơn.
Hơn nữa, như kinh nghiệm của Hungary cho thấy, cải cách càng từ từ,
mức độ thành công càng thấp. Do đó sự chuyển đổi thoát khỏi chủ nghĩa
xã hội càng diễn ra chậm rãi bao nhiêu, kết quả kinh tế càng thấp và sự
phản kháng của xã hội càng cao bấy nhiêu. Điều này đặc biệt đúng với
Liên Xô, nơi tình hình tồi tệ hơn các nước Đông Âu rất nhiều, đối với họ
không còn thời gian cho những thử nghiệm và lần mò nữa.

Nếu như người dân Anh quốc sẵn sàng chấp nhận một giai đoạn khó
khăn trong lúc tháo dỡ chủ nghĩa xã hội, thông qua một cuộc bầu cử tự
do, dân chủ và công bằng, và sau đó cùng nhau bình thản đón chờ khó

277 | 484
khăn, thì sự khó khăn do một chính phủ cộng sản bị căm ghét áp đặt lên
toàn xã hội, không bao giờ được toàn xã hội xem như là một loại “thuốc
đắng giã tật” họ giành cho mình, ngay cả khi điều đó được phe đối lập
ủng hộ. Một đảng đã đè nén, bóc lột người dân đến hàng thập kỷ (và cuối
cùng cũng chính vì họ mà có sự khủng hoảng) không còn đáng được
người dân tin cậy nữa. Đặc biệt người ta không thể mong những nhà tư
sản, những nhà thầu khoán, đối tượng bị công kích và đàn áp ghê nhất
của những người cộng sản trong thời gian họ nắm quyền, và là những
thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – lại có
thể bắt đầu đẻ những quả trứng vàng vào cái tổ của cộng sản. Những
người dân Xôviết hiện nay hẳn không thể quên được số phận của những
người đã tin vào những khẩu hiệu của chính quyền cộng sản trong những
năm 20 để “tự làm giầu bản thân”, để trở thành những chủ nông trại,
những nhà kinh doanh tư sản. Hàng triệu người trong số đó đã kết thúc
cuộc đời của mình trong những trại tập trung ở Siberia sau khi chính sách
tân kinh tế (NEP) bị Stalin đóng cửa (xem thêm cuốn Sách Đen Chủ
Nghĩa Cộng Sản – Phần về Liên Xô - ND). Những kinh nghiệm kiểu như
vậy cũng đã lặp đi lặp lại nhiều lần tại các nước đông Âu, các chính quyền
cộng sản nhanh chóng chấm dứt các sở hữu tư nhân. Do đó, như lãnh đạo
đảng cộng sản Hungary Imre Pozegay phát biểu gần đây, hệ thống cộng
sản không thể chuyển đổi được mà chỉ có thể bị giải tán.(2)
278 | 484
Tuy nhiên kết luận này thậm chí được coi là không thể chấp nhận được
ngay cả ở Vaxava chứ đừng nói đến ở Maxcơva hay Bắc Kinh. Đảng cộng
sản cầm quyền, như ta vẫn thấy ở Trung quốc trong mùa xuân năm nay,
vẫn sẵn sàng giết chóc và đàn áp “vì chủ nghĩa xã hội” (hay vì để cố nắm
vững lấy quyền lực độc tôn – cũng vậy cả thôi). Và tất nhiên họ có lý khi
làm việc đó, bởi cái “giai cấp mới” (từ của Milovan Djilas) này ngay từ khi
ra đời đã phạm không biết bao nhiêu tội ác với dân tộc và một khi không
còn quyền lực trong tay họ sẽ bị nhân dân đưa ra toà để phán xét. Hiếm
có một gia đình nào dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mà không bị ảnh hưởng
bởi sự đàn áp từ phía đảng cộng sản nắm quyền qua các giai đoạn lịch sử,
sự thù hận trong các xã hội xã hội chủ nghĩa chất cao như núi. Giai cấp
thống trị ở các nước này dĩ nhiên không có con đường nào khác là phải
bằng mọi giá bám vào quyền lực và để làm như vậy họ lại càng tạo ra thêm
tội ác.

Cũng chính vì vậy mà các lực lượng đối lập ở các nước xã hội chủ nghĩa
thường không giám kêu gọi đối đầu trực diện với chính quyền hay đứng
lên làm cách mạng. Không giống như trong một chế độ độc tài thông
thường, nơi mà nhóm thống trị chỉ là một dúm người, chế độ độc tài toàn
trị tạo ra hẳn một giai cấp những kẻ thống trị. Tại Liên Xô, Gorbachov đã
ước tính số lượng thành viên của đẳng cấp quan liêu này là 18 triệu, kèm

279 | 484
theo một bộ máy đàn áp khổng lồ. Người ta có thể đầy Ferdinan Marcos
(nhà độc tài của Philipine – ND) và mấy cận thần của ông ta ra Hawai,
hay tống ngục mấy viên tướng độc tài ở Achetina, nhưng 18 triệu người
thì biết đuổi đi đâu? và hãy luôn nhớ rằng 18 triệu con người đó sẽ đấu
tranh đến cùng để bảo vệ mạng sống và đặc quyền, đặc lợi của mình. Cho
nên một cuộc cách mạng nếu nổ ra ở một chế độ toàn trị thì kết quả sẽ là
cái gì nếu không phải là một bể máu?

Vì vậy một sự dịch chuyển dễ dàng và êm thấm từ toàn trị sang dân chủ
là điều gần như không thể xảy ra. Bởi vì chế độ toàn trị đã tái cấu trúc lại
toàn bộ xã hội đến từng chi tiết theo hệ tư tưởng của mình, nó đã thay
thế tất cả những tổ chức chính quyền và xã hội bằng những tổ chức giả
hiệu. Bằng việc làm đó nó đã tạo ra cả một giai cấp những kẻ tổ chức,
giám sát, và cai trị chuyên nghiệp nhưng không có khả năng làm việc gì
khác (có nghĩa là chỉ biết làm chính trị, làm công tác đảng hay hội đoàn
(của đảng) mà không hề biết làm chuyên môn – ND). Những kẻ này
không chỉ gắn với chế độ toàn trị do những đặc quyền đặc lợi mà nó đem
lại cho họ mà còn bởi vì chính mạng sống của họ gắn liền với sự tồn vong
của chế độ do chế độ toàn trị thường kéo cả một bộ phận con người trong
xã hội cùng tham gia vào các hoạt động tội ác của nó. Trong các nước
cộng sản, cũng giống như trong tác phẩm “những kẻ bị ma ám” của đại

280 | 484
văn hào Dotoievski, một công nghệ xã hội phức tạp (“đấu tranh giai cấp”)
được xử dụng để gắn giai cấp thống trị vào cái vòng sinh sát. Những kẻ cai
trị ngoài việc “quản lý nhà nước bằng các mệnh lệnh” ra không biết cách
quản lý nào khác thực sự đã trở thành trở ngại của sự tiến bộ của xã hội,
nhưng vẫn là một lực lượng mạnh không dễ gì bị tước bỏ quyền lực. Họ là
nhà nước trong nhà nước, họ như là lực lượng chiếm đóng nhưng lại
không thể bị lật đổ bằng đảo chính hay bị buộc phải thoái lui vì họ chẳng
có chỗ nào mà lui cả. Trong kỷ nguyên của vũ khí nguyên tử, khó có thể
tưởng tượng được sự chiếm đóng của lực lượng ngoại bang đối với các
quốc gia toàn trị (như trường hợp Đức quốc xã -ND), do đó chế độ toàn
trị chỉ có thể bị sụp đổ hoàn toàn bằng một cuộc nội chiến hay sự sụp đổ
của nền kinh tế (hoặc cả hai). Một lực lượng đối lập có tổ chức tốt và đủ
mạnh có thể giúp giảm thiểu bạo lực, nhưng những lực lượng đối lập như
thế khó có thể tồn tại trước sức mạnh của các chế độ toàn trị.

Tuy thế, tôi cũng phải thừa nhận rằng có những điểm khác biệt giữa
các chế độ toàn trị đang tồn tại và sự khác biệt này có thể sẽ đóng vai trò
quan trọng trong giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng. Vì vậy Hungary sẽ
có cơ hội để chuyển sang dân chủ một cách êm thấm và hoà bình hơn so
với các nước khác vì ít nhất ba lý do sau đây. Thứ nhất chế độ cộng sản ở
đây, trong vòng 30 năm qua, có tự do hơn so với các nước khác; do đó giai

281 | 484
cấp thống trị ở đó – những người không dính tay nhiều vào các cuộc đàn
áp – có thể buớc xuống khỏi vũ đài chính trị mà không sợ bị nhân dân
đưa ra toà. Lý do thứ hai là khi cơn khủng hoảng ập đến đối với các chế
độ toàn trị, thì Hungary đã tiến trước các nước khác từ rất lâu trong việc
cải cách nền kinh tế và tháo dỡ chủ nghĩa xã hội. Lý do thứ ba là dường
như giai cấp thống trị tại Hungary nhận thức được mức độ của cuộc
khủng hoảng hiện tại và chấp nhận khả năng nhường lại quyền lực.

Các nước Đông Âu nói chung sẽ có cơ hội phục hồi tốt hơn so với
Liên Xô. Không hẳn bởi họ thực hiện cải cách kinh tế trước Liên Xô mà
do họ đến với chủ nghĩa xã hội chậm hơn nhiều so với Liên Xô và chưa
tiến quá xa trên con đường chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, đặc biệt là
trong lĩnh vực nông nghiệp. Hơn thế nữa sự thù hận đối với cộng sản và
chủ nghĩa cộng sản ở đó thấp hơn nhiều so với ở Liên Xô, bởi đối với họ
xét cho cùng chủ nghĩa xã hội là do “người Nga” mang đến. Tuy vậy, nếu
ai đó hy vọng sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ cộng sản sau cái chết của
“học thuyết Bredơnhev” thì họ có lý do để thất vọng. Chỉ cần nhìn vào
Afganistan sau khi quân Liên Xô đã rút hết cũng có thể thấy tầm quan
trọng của cái “giai cấp mới” kia trong chế độ toàn trị là như thế nào. Sự
khác biệt giữa một quốc gia truyền thống và một quốc gia cộng sản là vô
cùng lớn, cũng giống như sự khác biệt giữa độc tài toàn trị và độc tài

282 | 484
thông thường, giữa chiếm đóng và tự chiếm đóng vậy. Điểm mấu chốt ở
đây không phải là ai đã mang chủ nghĩa cộng sản hay bằng cách nào mà
nó vào được một quốc gia, một khi nó đã cắm rễ ở đó. Cho dù đã có rất
nhiều đổi thay gần đây trong các chế độ toàn trị, quá trình chuyển đổi từ
toàn trị sang dân chủ còn lâu nữa mới được hoàn thành.

Không cần phải nói cũng có thể biết, sự dịch chuyển khó khăn nhất sẽ
diễn ra tại Liên Xô, cái nôi của chủ nghĩa xã hội, nơi mà đã có ít nhất 3
thế hệ sinh ra và lớn lên dưới sự cai trị của chế độ toàn trị. Những vấn đề
về sắc tộc sẽ càng làm cho vấn đề thêm phức tạp. Đất nước này chậm chân
hơn nhiều các quốc gia láng giềng trong việc đổi mới kinh tế những đã
tiến xa hơn rất nhiều trong việc đàn áp. Nhưng ngay cả khi có một phép
lạ xảy ra khiến tất cả những người cộng sản biến mất hoàn toàn trong các
nước xã hội chủ nghĩa thì chúng ta cũng đừng ngây thơ mà tin rằng
khủng hoảng đã được giải quyết, bởi không như một chế độ độc tài thông
thường, chế độ toàn trị để lại một xã hội tổn thương và biến dạng, một
nền kinh tế bị phá huỷ, những nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, và một sự
thoái hoá tổng thể.

II. Xem xét dưới góc độ kinh tế

283 | 484
Ngay cả những chế độ độc tài ngu xuẩn nhất và luôn bị ám ảnh bởi quyền
lực cũng không bao giờ ra mệnh lệnh buộc nhà sản xuất phải sản xuất
theo cách nó mong muốn hay buộc thương gia phải buôn bán theo cách
mà nhà nước đã định sẵn. Vậy mà trong các chế độ xã hội chủ nghĩa với
nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì việc sản xuất từ cái kim, sợi
chỉ đều theo kế hoạch định sẵn của chính quyền trung ương, tất cả đã
được chính quyền quyết định từ trước: sản xuất như thế nào, sản xuất lúc
nào, ở đâu, chất lượng bao nhiêu, số lượng bao nhiêu, giá cả thế nào.
Không những thế những công dân trong các chế độ xã hội chủ nghĩa được
dạy rằng hạnh phúc chỉ có thể đến với nhân loại nếu tất cả mọi thứ từ cây
kim, sợi chỉ được kế hoạch hoá như vậy, nếu không như vậy thì sẽ là chiến
tranh, đói nghèo, nô lệ những thứ mà con người nào có ai muốn?

Đế có thể hiểu được cơ cấu kinh tế xã hội chủ nghĩa ta nên đọc Kafka
trước sau đó chỉ cần đọc Marx, bởi chỉ có làm như thế ta mới hiểu được
mối liên hệ giữa quá trình sản xuất trong các nước xã hội chủ nghĩa và quá
trình biến con người thành sâu bọ.

“Phương thức sản xuất vật chất quy định cuộc sống xã hội, chính trị, và tri
thức. Nhận thức của con người không quyết định sự tồn tại của họ mà ngược
lại sự tồn tại xã hội của họ quyết định nhận thức. (3)

284 | 484
Nền công nghiệp hiện đại tạo ra quá trình sản xuất xã hội có tổ chức cao
vượt ra ngoài phạm vi sản xuất gia đình đã tạo ra một nền tảng kinh tế mới...
Hơn nữa rõ ràng rằng sự hình thành những nhóm lao động tập thể bao gồm
nhiều cá thể với giới tính, lứa tuổi khác nhau, trong những điều kiện thích hợp
trở thành hướng phát triển về phương thức sản xuất của nhân loại” (4)

Do đó Marx lập luận rằng sự phát triển của “chủ nghĩa tư bản” sẽ tất
yếu dẫn đến “cách mạng vô sản” và dẫn tới sự ra đời của “chủ nghĩa xã
hội”.

“Cùng nhau xây dựng sự tập trung của tư liệu và công cụ lao động hay
chính là sự tước đoạt của thiểu số tư sản, làm xuất hiện sự cộng tác trong quá
trình lao động, ứng dụng các thành tựu khoa học, áp dụng các phương pháp
canh tác đất đai, biến đổi công cụ lao động thành công cụ lao động chung của
xã hội, tiết kiệm tư liệu sản xuất bằng việc sử dụng chúng như là tư liệu sản
xuất của lực lượng lao động chuyên sâu và kết hợp, sự liên hệ, phụ thuộc lẫn
nhau của con người trên thị trường quốc tế, và đó là đặc trưng quốc tế của các
chế độ tư bản. Cùng với sự suy giảm số lượng các trùm tư bản kếch xù, những
kẻ lợi dụng và độc quyền giành lấy tất cả những lợi thế từ quá trình chuyển đổi
này, thì đồng thời cũng làm tăng lên sự nghèo đói, đau khổ, bị áp bức và bóc lột
của giai cấp lao động, nhưng cũng làm giai cấp lao động lớn mạnh hơn, kỷ luật
hơn, đoàn kết hơn, được tổ chức hơn nhờ vào chính quá trình sản xuất tư bản.

285 | 484
Sự độc quyền của giai cấp tư sản ngày càng trở thành lực cản cho quá trình sản
xuất mà từ đó nó ra đời và phát triển. Sự tập trung hoá cao độ tư liệu sản
xuất và sự chuyên biệt hoá trong phân công lao động xã hội sẽ tiến tới điểm mà
nó không còn có thể nằm bó buộc trong cái vỏ tư bản chật chội được nữa. Cái
vỏ đó tất yếu phải bị vỡ ra làm nhiều mảnh. Đó là sự cáo chung của tư hữu tư
bản. Những kẻ đi tước đoạt lại bị tước đoạt. (5)”

Không khó để có thể nhận ra rằng cả ba tập “tư bản luận”, được Marx
viết ra là để làm “luận cứ khoa học” cho giấc mơ thời trai trẻ của ông về
một cuộc cách mạng vô sản. Đơn giản là ông đã tưởng tượng ra một mô
hình phát triển kinh tế mà theo đó sẽ tất yếu dẫn tới cuộc cách mạng.
Chính vì vậy ông vứt bỏ đi phần quan trọng nhất của kinh tế thị trường
đó chính là bản thân thị trường, với cơ chế xác lập giá riêng của chính nó
– mà thay vào đó ông tưởng tượng ra một thứ “giá trị” kỳ quái của sản
phẩm của quá trình sản xuất được đo bằng “thời gian lao động cần thiết
trung bình của xã hội” đối với sản phẩm này:

“Thời gian lao động cần thiết của xã hội là thời gian lao động cần thiết để
sản xuất ra giá trị sản phẩm trong điều kiện sản xuất bình thường của một xã
hội với cường độ lao động và kỹ năng lao động trung bình vốn có trong xã hội”
(6)

286 | 484
Tất cả là giá trị lao động bằng sức con người, còn những phát minh
sáng chế, sáng kiến thì không được tính đến trong công thức của Marx, và
do đó cách duy nhất để những tên tư bản “khốn kiếp” có thể kiếm được
lợi nhuận (giá trị thặng dư) là bóc lột người lao động bằng cách trả lương
thấp hơn giá trị lao động của anh ta (và do đó bóc lột giá trị thặng dư –
ND). Nếu đúng là nền kinh tế tư bản phát triển như vậy thì Marx hoàn
toàn đúng. Nền kinh tế sẽ phát triển rộng hơn nữa và ngày càng tiêu tốn
tài nguyên và kém lợi nhuận, đồng thời số lượng những người vô sản sẽ
tăng tỷ lệ thuận với sự phát triển đó và mức sống của họ sẽ suy giảm đến
mức cùng khổ. Trong khi đó cách duy nhất để chiến thắng được trong
cạnh tranh là tăng tập trung tư liệu sản xuất và độc quyền sản xuất, và
cách duy nhất để tăng năng xuất lao động sẽ là đẩy mạnh hơn nữa quá
trình phân công lao động, xây dựng công nghiệp quy mô, và cơ giới hoá,
cho đến khi hầu như toàn bộ xã hội đã trở thành vô sản. Và tất nhiên điều
dễ thấy, một xã hội như vậy khó mà tồn tại được lâu, với một nền kinh tế
tự cung tự cấp thay vì là kinh tế hàng hoá, với nguồn tài nguyên ngày càng
cạn kiệt và lợi nhuận suy giảm nhanh chóng, và với một lượng khổng lồ
những người lao động đói khổ, lại làm việc quá sức lúc nào cũng sẵn sàng
nổi dậy.

287 | 484
Tuy nhiên cả trăm năm sau khi Marx qua đời, cái thế giới mà Marx gọi
là “tư bản” đó đã không phát triển theo hướng mà Marx tiên đoán. Trên
thực tế nền kinh tế thị trường tự do của thế giới phát triển theo hướng
ngược lại với những suy đoán của Marx. Mỉa mai thay, những tiên đoán
của Marx lại trùng khớp với mức độ chính xác đến kinh hoàng với sự phát
triển của các nước xã hội chủ nghĩa, những nước dùng “phương thuốc
chữa trị xã hội tư bản” của ông. Đây là một sự thật vừa bi và vừa hài.

Thực ra không khó để có thể hiểu làm thế nào và tại sao vở bi hài kịch
đó lại diễn ra. Trong khi mục đích là xây dựng “thiên đường xã hội chủ
nghĩa”, những đệ tử của Marx ở thế kỷ 20 lại tạo ra chính cái xã hội tư
bản suy đồi mà Marx tưởng tượng ra và muốn xoá bỏ. Bởi vì theo Marx,
mọi điều kiện, đặc tính, bao gồm cả “nhận thức xã hội chủ nghĩa” của giai
cấp vô sản, đều được chuẩn bị bởi chủ nghĩa tư bản. Và nhiệm vụ của
những người vô sản chỉ là loại trừ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hay
nói theo ngôn từ của Marx là “tước đoạt lại kẻ tước đoạt”

“Cái mà chúng ta có ở đây là một xã hội cộng sản không có cơ sở riêng mà


hình thành từ chính xã hội tư bản; chính vì mậy mà xét trên mọi mặt của xã
hội như kinh tế, đạo đức, tri thức, vẫn còn mang dấu ấn của xã hội cũ, nơi
thai nghén ra nó” (7)

288 | 484
Trong khi hệ thống chính trị cần phải thay đổi sang “nền chuyên chính
vô sản”, hầu như không có thay đổi gì nhiều đối với cơ cấu kinh tế, ngoại
trừ việc phân phối sản phẩm công bằng hơn. Cho đến khi tới giai đoạn
tiếp theo, khẩu hiệu của chủ nghĩa xã hội là “Làm theo năng lực, hưởng
theo lao động”.

Do đó, sẽ không còn có “giá trị thăng dư” cho bọn tư bản bóc lột;
người lao động sẽ được trả toàn bộ giá trị lao động của anh ta dựa trên
“thời gian lao động xã hội cần thiết”. Thêm vào đó vì lao động tập thể
được xem là tiến bộ và hiệu quả hơn, nên cần phải có hệ thống khen
thưởng tập thể thông qua các phúc lợi xã hội và loại bỏ được sự bất bình
đẳng. Nhưng thật mỉa mai và cũng chẳng có gì ngạc nhiên, khi Liên Xô đi
theo công thức của Marx đã có được một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
ngày càng lớn, ngày càng dùng nhiều tài nguyên, và cũng ngày càng kém
hiệu quả. Trên thực tế thì làm gì có ai làm việc vì phần thưởng tập thể cơ
chứ? Tại sao một người lao động lại phải làm việc tích cực hơn người khác
khi mà giá trị sản phẩm của anh ta lại được tính theo “Thời gian lao động
cần thiết trung bình của xã hội ... trong điều kiện sản xuất bình thường của
một xã hội với cường độ lao động và kỹ năng lao động trung bình vốn có trong
xã hội”?

289 | 484
Xã hội mới xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không chấp nhận thị trường,
nơi bị coi là nguồn gốc của những bất công, lợi nhuận phi nhân tính, và
thối nát. Thay vào chỗ của thị trường ở Liên Xô, sau khi quốc hữu hoá tất
cả nhà máy, xí nghiệp, là cơ quan kế hoạch tập trung của nhà nước
(Gosplan), nơi ra mệnh lệnh và điều phối tất cả quá trình sản xuất và phân
phối sản phẩm của quốc gia theo tinh thần của sự bình đẳng tuyệt đối mà
Marx đưa ra. Độc quyền như chúng ta thấy là điều tệ hại trong xã hội tư
bản, thì nay lại trở thành điều tốt trong xã hội xã hội chủ nghĩa vì nó giúp
tổ chức lực lượng lao động theo phương thức xã hội chủ nghĩa.

Trong bất cứ nước xã hội chủ nghĩa nào, nhà nước là chủ lao động duy
nhất, và ông chủ này luôn thích cho xây dựng những ngành công nghiệp
nặng tốn kém, những nhà máy vĩ đại, những con đập, kênh đào quy mô
thay vì tạo ra những xí nghiệp nhỏ hơn và có khả năng cạnh tranh với
nhau. Tại sao lại không làm như thế cơ chứ? Chẳng phải là Marx đã dự
đoán rằng chủ nghĩa xã hội là một tất yếu của lịch sử đó sao? vậy thì ai đi
trước người ấy lợi. Ngoài ra việc xây dựng một nhà máy khổng lồ rõ ràng
là rẻ hơn so với việc tạo ra hàng chục hay hàng trăm cái nhỏ hơn, đồng
thời việc quản lý nó cũng dễ dàng hơn trong một nền quản lý tập trung kế
hoạch hoá đến từng cây kim, sợi chỉ.

290 | 484
Cuối cùng việc xây dựng nên những “công trình thế kỷ”, những “công
trình vĩ đại của thế giới”, những “đại công trường của chủ nghĩa xã hội” là
những bằng chứng hiển hiện cho thấy sự ưu việt của chế độ xã hội chủ
nghĩa so với chế độ tư bản. Những công xã của những người vô sản phải
luôn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, thể hiện sức mạnh vô địch của
mình trong những việc như bắt sông phải chảy ngược, hay biến cả sa mạc
thành vườn hoa muôn sắc.

Chính vì vậy, trong khi “bọn tư bản” ngày càng đi xa cái mô hình mình
Marx gán ghép cho chúng bằng cách loại trừ độc quyền trong công
nghiệp, khuyến khích phát triển những xí nghiệp vừa và nhỏ, hiện đại hoá
máy móc, công cụ sản xuất, tăng năng xuất thông qua khuyến khích cá
nhân trong lao động, thì các nước xã hội chủ nghĩa lại nhanh chóng lâm
vào khủng hoảng đúng như dự đoán của người thầy của họ.

Chúng ta hãy thử so sánh hai nền kinh tế đặc thù của hai bên là Mỹ và
Liên Xô dựa trên những dấu hiệu mà Marx đưa ra. Marx tiên đoán rằng
chủ nghĩa tư bản sẽ dẫn đến: (a) Sự tăng nhanh về mặt lượng của giai cấp
vô sản, ngày càng nhiều người phải trở nên phụ thuộc và phải làm việc
cho những nhà tư sản kếch xù; (b) Sự bần cùng hoá đến mức tột cùng của
những người vô sản; © độc quyền, tập trung hoá, giảm lợi nhuận, tăng
lượng hàng hoá sản xuất do sự cạnh tranh buộc nhà tư bản phải cơ giới

291 | 484
hoá sản xuất để tồn tại; (d) phương thức sản xuất trở thành sự cản trở cho
lực lượng sản xuất tiên tiến.

A. Giai cấp vô sản tăng nhanh

Không ai có thể tìm được ở nước Mỹ một sinh vật nào gọi là “vô sản”,
nhưng nếu chúng ta dùng định nghĩa gốc của Marx về vô sản là những
người công nhân trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp (bao gồm
công nhân trong các ngành lâm nghiệp, đánh cá, hầm mỏ, xậy dựng, giao
thông, truyền thông) thì con số trong năm 1986 là 39, 493, 000 trong
tổng số dân số là 238,740,000 tức là chiếm 16.24 phần trăm dân số. Mặc
dù vậy không phải tất cả trong số này đều là “vô sản” bởi trong đó gồm cả
những người làm công tác quản lý, nhân viên văn phòng, và chính cả
những chủ tư bản.

Liên Xô vào thời điểm cách mạng tháng 10 chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ
những người vô sản (khoảng 3% dân số, xem thêm cuốn Black Book of
Communism –ND), vậy mà vào cùng năm đó (1986), con số là 61.7% là
công nhân, 12.1 % là nông trang viên (xã viên hợp tác xã - ND), và 26.2%
“trí thức” trong tổng số 278,800,000 dân.

Cho dù chúng ta có không tính nông trang viên vào mục “vô sản” thì tỷ
lệ những người vô sản ở Mỹ và Liên Xô tại năm 1986 vẫn là 1:3.79. Nếu
292 | 484
tính cả số nông trang viên, mà trên thực tế chính là những người vô sản,
thì tỷ lệ này sẽ là 1:4.5.

Như vậy phát triển công nghiệp trong các nước xã hội chủ nghĩa đã làm
tăng nhanh giai cấp vô sản, tăng đến mức khó có thể tăng hơn nữa. Điều
đó hoàn toàn trùng khớp với dự đoán của Marx về chủ nghĩa tư bản. Nước
Mỹ có lượng người vô sản ít hơn 4.5 lần so với Liên Xô, cộng thêm 7
triệu người thất nghiệp, trong khi đó Liên Xô thì lại thiếu người lao động
và điều đó ảnh hưởng đến tăng trưởng công nghiệp.

B. Sự bần cùng hoá của giai cấp vô sản

Tại thời điểm năm 1986, lương tối thiểu ở Mỹ là 3.35 Đô la/giờ. Với lịch
làm việc 8 giờ một ngày, 5 ngày một tuần thì lương tối thiểu một tháng là
589.60 Đôla. Trong khi đó lương tháng tối thiểu ở Liên Xô là 70 rúp. Giả
sử ta có chấp nhận tỷ giá chuyển đổi một Đô la ăn một rúp thì tỷ lệ chênh
lệch giữa hai nước là 8.4:1. Nếu lấy, tỷ giá chuyển đổi chính thức của nhà
nước Liên Xô đi nữa thì tỷ lệ này vẫn là 5:1, mặc dù khó ai có thể tin rằng
sức mua của 60 rúp lại bằng được 100 đô la như nhà nước quy định. Còn
nếu lấy tỷ giá ngoài chợ đen thì tỷ lệ trên là 58:1.

Nhưng vì trên thực tế chúng ta khó có thể biết được có bao nhiêu “nhà
vô sản” nhận lương tối thiểu nên có sẽ là thiết thực hơn nếu xem xét
293 | 484
lương trung bình. Con số đưa ra của cục thống kê nhà nước Liên Xô là
lương trung bình là 210 rúp, được tính trên mọi đối tượng từ nông trang
viên cho đến các vị đại tướng. Trong khi đó con số từ cục thống kê Mỹ
không phải là lương trung bình của toàn nước mà là lương trung bình của
công nhân trong các ngành công nghiệp. Con số đó vào năm 1985 là
19,300 đô la/năm. Nếu so sánh thì các con số đó vẫn cho ta tỷ lệ là 1:4.8
nếu tỷ giá chuyển đổi của nhà nước được sử dụng. Còn nếu chúng ta tính
1 rúp bằng 1 đô la thì tỷ lệ đó là 1:8 (còn tỷ giá chợ đen sẽ đưa tỷ lệ này
thành 1:56). (8)

Như chúng ta đã thấy tỷ lệ trên nhất quán cho cả lương tối thiểu lẫn
lương trung bình, cho dù chúng ta định tỷ giá chuyển đổi kiểu gì thì ở
Liên Xô con số vẫn thấp hơn ít nhất 5 lần so với ở Mỹ.

Tuy nhiên những con số về lương vẫn chưa hoàn toàn cho thấy rõ mức
độ nghèo khổ của những người vô sản ở Liên Xô. Báo chí Liên Xô gần
đây đưa ra con số 35% dân số sống dưới mức nghèo khổ, “thậm chí nhiều
gia đình có mức thu nhập bằng hay thấp hơn 50 rúp trên đầu người một
tháng” (9).

Theo con số của thứ trưởng bộ tài chính Victor Semenov, người dân
Xô Viết chỉ phải trả thuế thu nhập trực tiếp là 8.6%, nhưng phải trả thuế
gián tiếp lên đến 60%. Số tiền thuế 60% phải trả này nằm trong giá bán

294 | 484
buôn, bán lẻ dưới dạng thuế lợi nhuận của các xí nghiệp. Chúng ta buộc
phải hỏi ở đây liệu đó có phải là “giá trị thặng dư”?

Nhưng ngay cả các con số về thu nhập trung bình của gia đình cũng
chưa thể mô tả hết về bức tranh đói nghèo ở Liên Xô, sự thiếu hụt nhà
cửa và chỗ ở (nhiều gia đình phải ở chung nhau trong cùng một căn hộ),
tỷ lệ lạm phát được ước tính 12%/năm, nạn nghiện rượu (dĩ nhiên làm
giảm thêm thu nhập gia đình), thường xuyên phải trả giá chợ đen để có
được những hàng hoá cần thiết, phải hối lộ để được sự phục vụ của hệ
thống công quyền, và nhiều thứ chi phí nữa nếu được gộp vào sẽ cho một
bức tranh chi tiết hơn về đời sống của các công dân Xô viết. Đó là cái gì
nếu như không phải là “sự bần cùng hoá của giai cấp vô sản” mà Marx đã
nói đến?

C. Khuynh hướng tích luỹ tư bản

Như đã đề cập ở trên, sự độc quyền trong quá trình sản xuất đã không trở
thành đặc trưng của “chủ nghĩa tư bản” mà lại trở thành bản chất của
“chủ nghĩa xã hội”. Thế còn các đặc trưng khác của “tích luỹ tư bản” thì
sao?

Trong nền kinh tế thị trường tự do thì không có sự phân biệt giữa “tư
liệu sản xuất” và hàng hoá (do hàng hoá sản xuất ra của ngành này lại được
295 | 484
coi là tư liệu sản xuất của ngành khác –ND); tất cả đều là hàng hoá và ai
cũng có thể mua được. Quá trình sản xuất chúng đều mang lại lợi nhuận,
và vào thời đại này ai còn có thể phân biệt được chúng nữa? Máy tính là
gì? Xe hơi là gì? Máy khâu là gì? Máy giặt là gì? chúng là “tư liệu sản xuất”
hay là hàng hoá tiêu dùng?

Vậy mà trong nền kinh tế của Liên Xô, có cả một sự phân nhóm rõ
ràng các ngành công nghiệp:”nhóm A” (sản xuất ra tư liệu sản xuất) và
nhóm B (sản xuất ra hàng hoá tiêu dùng). Điều này là hoàn toàn hợp lý ở
một quốc gia Marxit, vì có thể mới đảm bảo tất cả tư liệu sản xuất phải
“nằm trong tay của toàn dân”. Và nếu theo suy đoán của Marx về chủ
nghĩa tư bản thì tỷ trọng nhóm A phải tăng nhanh trong khi tỷ trọng
nhóm B phải giảm nhanh. Điều dự đoán đó đã hoàn toàn đúng với Liên
Xô, khi mà tỷ trọng của nhóm A và nhóm B là 39.5% và 60.5% vào năm
1928; trong năm 1940 tỷ trọng này là 61% và 39%; năm 1970, chúng đã là
72.5% và 27.5%; năm 1980 là 73.8% và 26.2%; năm 1985 là 74.8% và
25.2%; năm 1986 là 75.3% và 27.3%.

Hơn thế nữa, như các nhà kinh tế Liên Xô đã phân tích gần đây, hầu
như tất cả tăng trưởng đều nằm trong nhóm A và do đó không gây được
ảnh hưởng gì đối với mức sống của người dân. Con số thống kê về tăng

296 | 484
trưởng kinh tế do nhà nước đưa ra chỉ là những con số huyền thoại mang
ý nghĩa chính trị. Nền kinh tế vẫn cơ bản là tự cung tự cấp. (10)

Mặc dù vậy, số lượng những nhà máy, dự án xây dựng công nghiệp vẫn
tăng nhanh cho dù không thể có đủ các tài nguyên để hoàn thành chúng
được. Sự mở rộng điên dồ này dẫn đến nhiều sự thiếu hụt. Sự thiếu hụt
đầu tiên là lực lượng lao động. Tất cả những người có thể biến thành vô
sản thì đã biến rồi.

Lấy ví dụ về ngành tài nguyên năng lượng. Các tính toán cho thấy
lượng tài nguyên sử dụng trong vòng mười bốn năm qua đã vượt quá
lượng này của cả thế kỷ trước. Và sự thiếu hụt năng lượng trầm trọng đến
độ nhiều chuyến bay phải huỷ bỏ, xe tải không thể vận chuyển hàng hoá
do thiếu xăng, dù lượng dầu khai thác hàng năm là 600 triệu tấn.

Liên Xô sản xuất ra lượng thép, điện tiêu dùng, và máy cày nhiều hơn
nước Mỹ, vậy mà vẫn là chưa đủ. Cho dù số lượng giầy dép được sản xuất
với số lượng khổng lồ (800 triệu đôi một năm) thì cũng chẳng ai thèm
dùng vì chất lượng quá tồi tệ. Và dĩ nhiên 800 triệu đôi giầy này vẫn phải
sản xuất không thể thiếu một đôi do nhà nước đã lên kế hoạch trước,
người công nhân vẫn nhận được lương và thưởng, các con số GNP và thu
nhập của quốc gia vẫn tính con số 800 triệu này, nhưng chẳng ai thèm
mua cả.

297 | 484
Trong khi đó, đúng như Marx đã dự đoán trong cuốn “tư bản luận” của
mình, lợi nhuận sẽ bị suy giảm. Quả vậy con số suy giảm lợi nhuận được
các nhà kinh tế Xô viết đưa ra là 3% năm, tương đương với 40 tỷ rúp (11).
Tạp chí uy tín nhất của Đảng, tờ “tạp chí cộng sản” đã tổng kết như sau:

“Nếu cứ tiếp tục như hiện tại với lực lượng lao động trực tiếp, nguyên
liệu thô và tài nguyên thiên nhiên suy giảm sẽ làm tăng chỗ làm không có
người đảm nhận, làm tăng cao chi phí của giao thông vận chuyển hàng
hoá, hầm mỏ khai quặng, và bảo vệ môi trường. Cách thức phát triển như
hiện nay hoàn toàn bế tắc: càng đầu tư nhiều càng ít kết quả. Với hiện
trạng hiện nay đó sẽ là ngõ cụt.” (12)

Dĩ nhiên đó là ngõ cụt, cái ngõ cụt của nền kinh tế mà Marx đã gọi là
“làm cạn kiệt mọi tài nguyên khoáng sản của quốc gia bao gồm cả đất đai
và con người”

D. Sự phát triển của lực lượng lao động tiên tiến

Như chúng ta đã biết, nền kinh tế thị trường không hề là lực cản cho bất
cứ “lực lượng lao động tiên tiến”, công nghệ mới, hay phương pháp quản
lý mới nào. Trên thực tế kinh tế thị trường không thể tồn tại nếu không
khuyến khích sự phát triển của chúng. Nền kinh tế thị trường có khả

298 | 484
năng tự hiệu chỉnh của “tư bản” hoá ra không có dấu hiệu gì cho sự
khủng hoảng.

Tại Liên Xô thì không được như vậy. Nhà kinh tế học Xô viết xuất sắc
Tatyana Zaslavskaya viết:

“Trong khoảng 12 đến 15 năm tới chúng ta sẽ chứng kiến sự suy giảm
đáng kể trong tăng trưởng kinh tế quốc gia. Trong kế hoạch 5 năm lần
thứ 8 con số tăng trưởng là 7.5%, đối với lần thứ 9 chỉ còn 5.8%, đến lần
thứ 10 con số này rớt xuống 3.8%, trong những năm đầu của kế hoạch 5
năm lần thứ 11 con số này chỉ còn là 2.5% (trong khi dân số tăng
0.8%/năm). Tăng trưởng suy giảm làm suy giảm mức sống của người dân
và làm cho việc hiện đại hoá quá trình sản xuất gặp khó khăn” (13)

Hơn thế nữa bà chỉ ra nguyên nhân của sự khủng hoảng này là “Sự tụt
hậu của các quan hệ sản xuất phản ánh trong cơ chế quản lý kinh tế nhà
nước tập trung quan liêu bao cấp, thực sự nó đã không theo kịp sự phát
triển của lực lượng lao động.” (14)

Một kết luận như thế chưa bao giờ được áp dụng cho một nước xã hội
chủ nghĩa (bởi theo học thuyết của Marx, không thể có sự mâu thuẫn
giữa hệ thống quan hệ sản xuất và sự phát triển của lực lượng sản xuất
trong chủ nghĩa xã hội, bởi hệ thống quan hệ sản xuất chủ nghĩa xã hội là
dạng quan hệ sản xuất tiên tiến nhất. Sự mâu thuẫn này chỉ có thể xuất
299 | 484
hiện trong xã hội phong kiến và tư bản. Và như đã nói ở trên sự mâu
thuẫn này theo Marx sẽ tất yếu dẫn đến cách mạng vô sản). Theo Marx
một kết luận như trên chỉ có thể áp dụng cho một xã hội tư bản. Mặc dù
vậy, vẫn theo Tatyana Zaslavskaya, “điều này sẽ dẫn đến một giai đoạn đại
hồng thuỷ trong kinh tế và chính trị, nhằm đổi mới triệt để các quan hệ
sản xuất với phương thức sản xuất mới, nếu không sẽ dẫn tới sự sụp đổ
hoàn toàn bởi cuộc cách mạng xã hội” (15)

“Thay đổi và cải tổ mạnh mẽ việc quản lý nền kinh tế sẽ làm ảnh huởng
tới nhiều nhóm xã hội, đối với nhóm này cải tổ đem lại sự cải thiện đời
sống của họ, đối với nhóm kia đó có thể làm mất vị trí xã hội của họ”. Vậy
cái nhóm xã hội đó (mà gọi một cách không lịch sự thì là “kẻ thù giai
cấp”) từ đâu mà ra khi mà chủ nghĩa xã hội đã cắm rễ đến 70 năm trên đất
nước của giai cấp công nhân và nông dân vậy? Rõ ràng nhóm xã hội này
vẫn luôn tồn tại ở đó với tư cách là “những người cận vệ tiên tiến nhất của
giai cấp vô sản”.

Andrei Nuikin, một nhà kinh tế học Xô viết khác viết “Chưa bao giờ kể
cả thời Ivan bạo chúa, hay trong bất cứ quốc gia nào hiện nay mà không
có quốc hữu hoá tài sản tư nhân, mà chính quyền hành chính có thể điều
khiển được toàn bộ tư liệu sản xuất. Không phải không có cơ sỏ khoa học
khi mà vào những năm 20 của thế kỷ, người ta đã bắt đầu nói đến sự hình

300 | 484
thành trong xã hội ta một “giai cấp quan chức quan liêu”. Sự sở hữu tư
liệu sản xuất dẫn đến sự phân chia xã hội ra thành các giai cấp” (16)

***

Vì vậy sau khi so sánh hai nền kinh tế của Liên Xô và Mỹ và các
khuynh hướng kinh tế-xã hội của chúng theo các tiêu trí đưa ra bởi Marx,
chúng tôi buộc phải đi đến kết luận rằng chính những nước xã hội chủ
nghĩa đi theo học thuyết của Marx, lại đã và đang tạo ra mô hình xã hội
“tư bản” bệnh hoạn và suy đồi mà Marx đã tưởng tượng ra. Chính trong
các xã hội xã hội chủ nghĩa sự phân chia giai cấp diễn ra: giai cấp của
những kẻ bóc lột và giai cấp của những người bị bóc lột, giai cấp của
những kẻ tước đoạt và giai cấp của những người vô sản. Cũng chính trong
các xã hội xã hội chủ nghĩa, những độc quyền kinh tế được nảy nở và sinh
sôi, dẫn đến việc biến nền kinh tế theo hướng tự cung tự cấp và kéo theo
sự lãng phí và khai thác đến kiệt cùng những nguồn tài nguyên khoáng
sản quốc gia.

Cuối cùng chính hệ thống xã hội chủ nghĩa lại là hệ thống quan hệ sản
xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tiền tiến. Chính vì vậy
sự khủng hoảng mà Marx tiên đoán không diễn ra ở các nước có nền kinh
tế thị trường tự do mà ở chính những nước xã hội chủ nghĩa theo Marx.
Trong thời đại của chúng ta, một trăm năm sau khi Marx qua đời, người

301 | 484
ta vẫn có thể thấy những dấu hiệu và bóng dáng của cuộc cách mạng vô
sản vĩ đại mà ông đã tiên liệu là sẽ xảy ra nhưng mà là xảy ra ở thế giới của
các nước xã hội chủ nghĩa từ Havana đến Hà nội, từ Belgrade đến Bắc
Kinh.

Đối mặt với ngày tận thế đang ngày một cận kề, những nhà lãnh đạo
cộng sản đã sẵn sàng chấp nhận những tội lỗi và sai lầm trong quá khứ,
sẵn sàng “cải tổ” và xin lỗi, nếu như xin lỗi có thể thay đổi mọi thứ trong
hiện tại. Họ thậm chí sẵn sàng hy sinh cả sự tinh khiết của hệ tư tưởng
cao cả mà họ tôn thờ, sẵn sàng uốn cong nó theo yêu cầu của tình hình.
Vậy thì lời giải nằm ở đâu? làm sao có thể đưa được sự cạnh tranh “tư bản”
vào những ngành, nhà máy, xí nghiệp lớn nhất thế giới và thường là độc
quyền duy nhất trong quốc gia? giải quyết ra sao những con đập, con
kênh, hồ nhân tạo khổng lồ đã được tạo ra với cái giá là sự huỷ hoại thiên
nhiên môi trường mà lượng điện cung cấp vẫn không đủ cho xã hội? làm
thế nào mà thiết lập được nền kinh tế thị trường trong một xã hội mà
trong cả 60 năm chưa hề có thị trường cũng như chưa có nền kinh tế theo
đúng nghĩa? đâu là thời điểm bắt đầu tiến hành tháo dỡ chủ nghĩa xã hội
một cách từ từ, khi mà mỗi một ngày trôi qua là lại một ngày nó đến gần
hơn đến vực thẳm? Cho nên, như đã nói ở trên, cho dù có phép lạ làm

302 | 484
biến mất hoàn toàn những người cộng sản đi nữa thì cuộc khủng hoảng
vẫn còn đó và không thể giải quyết được trong ngày một ngày hai.

Không ai có lỗi ở đây cả, không phải lỗi của Stalin, không phải lỗi của
Brezhnev, thậm chí cũng chẳng phải là lỗi của Lenin. Họ có phát minh ra
việc “tước đoạt lại kẻ tước đoạt” hay “đấu tranh giai cấp” đâu. Không phải
lỗi của ai cả, trừ Marx, vì một sai lầm nhỏ; con người cuối cùng không
giống như sâu bọ và không phản ứng lại điều kiện xã hội. Nhân loại
không đặt công bằng lên trên tự do. Nhưng mà ai có thể biết trước được
điều đó cơ chứ?

III. Xem xét dưới góc độ con người và thiên nhiên

Ngoài một xã hội biến dạng, một nền kinh tế tiêu điều, và tài nguyên cạn
kiệt, những người cộng sản còn để lại những di sản gì? đó là đất đai nứt
nẻ, những đầm lầy hôi thối, một cộng đồng dân cư bị băng hoại, mà trong
đó những công dân lao động hăng say chăm chỉ gần như bị tuyệt chủng.
Bởi không như một chế độ độc tài thông thường, chế độ toàn trị không
chỉ đơn thuần là dùng khủng bố để bám lấy quyền lực (tất nhiên điều này
thì nó thường làm rất tốt) mà còn tạo ra một công nghệ xã hội đạt được
bằng khủng bố. Tất cả mọi mặt trong cuộc sống, tâm lý của xã hội đều
phải tuân theo công nghệ xã hội này. Chẳng phải vì chúng gây hại cho

303 | 484
những kẻ cai trị, mà vì chế độ toàn trị luôn mong muốn thay đổi đến từng
tế bào của xã hội. Đó là một kiểu “chọn lọc không tự nhiên” (“unatural
selection”) với “sự tồn tại của những phần tử không mạnh khoẻ (“survival
of the unfittest” – ngược với thuyết chọn lọc tự nhiên (natural selection)
của Darwin với sự tồn tại của những phần tử mạnh khoẻ biết thích nghi
(survival of the fittest) – ND). Nhiều kỹ năng và ngành nghề bị biến mất,
sự sợ hãi dường như đã ăn vào Gene. Chúng ta không nên quên rằng ở
Liên Xô đã có ba thế hệ sinh ra và lớn lên trong chế độ hiện tại, họ được
chứng kiến sự huỷ hoại từ từ đất nước, nền văn hoá, và con người (đối với
các nước xã hội chủ nghĩa khác là khoảng hai thế hệ). Không giống như ở
Hungary hay Trung Quốc, ở Liên Xô không có nông dân, chỉ có xã viên
hợp tác xã trong ngành nông nghiệp. Thế hệ những người nông dân biết
cách tự canh tác trên đất đai của mình đã chết hết. Đó chính là một trong
những lý do tại sao cuộc cải tổ và tháo dỡ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực
nông nghiệp có thể thành công ở Trung quốc, nhưng khó có thể ở Liên
Xô.

Không ai có thể biết được chính xác con số những nạn nhân bị sát hại
của chế độ cộng sản ở Liên Xô kể từ cách mạng tháng 10: 30, 50, thậm
chí có thể là 60 triệu, nhưng chắc chắn con số đủ lớn để gọi bằng từ “diệt
chủng”. Và chúng ta cũng không nên quên một lượng khổng lồ những

304 | 484
công dân đã bị giam cầm trong các trại lao động khổ sai, mà ở đó lao động
là cưỡng bức, là theo luật, cho nên mọi lao động ở đó đối với họ đều là sự
trừng phạt. Ngay cả các điều kiện lao động ở ngoài xã hội cũng không
khác mấy so với lao động cưỡng bức, nó tạo ra những thói quen tương tự
của người lao động.

Bên cạnh đó chính quyền Xô viết luôn tìm cách làm cho dân chúng
thấy rằng họ không thể chiến thắng được chính quyền toàn trị, không có
lối thoát nào ra khỏi cuộc sống đau khổ hiện tại của họ cả về mặt thể xác
lẫn tâm hồn, không có phương cách cải thiện cuộc sống cho họ kể cả việc
chốn ra nước ngoài. Mọi cố gắng đều bị chế độ toàn trị làm cho thành vô
vọng. Điều này cũng tương tự như hiện tượng “bất lực do huấn luyện”
(learned helplessness) trong tâm lý học thực hành. Trong đó khi một sinh
vật thí nghiệm bị ngăn cản và trừng trị mỗi khi nó tìm cách chốn chạy,
dẫn đến làm cho sinh vật này lâm vào tình trạng tâm lý bất lực và không
có khả năng tìm cách chốn chạy ngay cả khi có cơ hội. Sự thật là đã ba thế
hệ qua, người dân Xô viết bị buộc phải nghe và chỉ nghe những điều giả
dối trên các phương tiện thông tin tuyên truyền. Sự mẫu thuẫn trái
nghịch thường xuyên giữa thực tế xã hội và thông tin tuyên truyền trong
quốc gia toàn trị, bản thân nó, đã có thể tạo ra những cú âp tâm lý ghê
gớm, chưa nói đến những nỗi sợ hãi bất tận, sự nghi kỵ và nỗi khổ đau.

305 | 484
Hiện trạng con người hiện nay ở Liên Xô (và đúng với tới một mức độ
nào đó với các nước toàn trị khác), không phải chỉ là thờ ơ và lãnh cảm,
mà là suy kiệt về mặt tâm lý, một sự mệt mỏi thân xác đến tận cùng. Dấu
hiệu của nó được thể hiện ở tỷ lệ trẻ sơ sinh chết cao, tỷ lệ sinh thấp (số
âm ở một số nước công hoà và gần 0 ở Nga), tuổi thọ trung bình là 60.
Một tỷ lệ rất cao trẻ sơ sinh khi sinh ra đã bị dị dạng cả về thể xác lẫn trí
não (6-7% ở cuối thập niên 70 và nếu ngoại suy đến cuối thập niên 90 con
số này sẽ là 15%). Đó là hậu quả của sự ô nhiễm môi trường và tệ nạn
nghiện rượu. Một tài liệu mật bị đánh cắp và đưa ra ngoài Liên Xô vào
năm 1985 đã công bố con số 40 triệu người được “cấp chứng nhận y tế vì
nghiện rượu”, con số ngoại suy cho năm 2000 sẽ là 80 triệu.

Thậm chí ngay cả thiên nhiên cũng đã quá cạn kiệt sau 73 năm cai trị
của chính quyền cộng sản. Không giống như trong các nước phương Tây,
nơi mà ý kiến và phong trào của quần chúng có thể ngăn không cho các
nhà máy, xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm môi trường một cách quá
đáng, ở Liên Xô, không có một lực lượng nào dám đứng ra để đấu tranh
với chế độ toàn trị để bảo vệ môi trường. Bởi vì mệnh đề “con người bảo
vệ thiên nhiên” là quá xa lạ đối với triết lý của cách mạng. “Chúng ta đừng
đợi thiên nhiên ưu ái, mà hãy lấy sự ưu ái từ thiên nhiên thông qua việc
biến đổi nó” - đấy là một khẩu hiệu phổ biến trong chế độ xã hội chủ

306 | 484
nghĩa, mà ý nghĩa có nó được cho là, nếu điều kiện cho phép, chúng ta có
thể biến quá lê thành quả táo, biến con gà trống thành ngài bộ trưởng.
Sáu mươi năm sau, cái triết lý đó đã để lại cho đất nước một thảm hoạ
môi trường.

Vào cuối những năm 70, ô nhiễm không khí đã lên cao đến mức “rất
nguy hiểm” ở hơn 1000 thành phố, “mức đe doạ sức khoẻ” ở hơn 100
thành phố, cao hơn gấp 10 lần so với mức “nguy hiểm” ở 10 thành phố.
Sự tổn hại cho ô nhiễm không khí và nguồn nước gây ra, theo con số
chính thức của chính quyền Xô viết, là 20 tỷ rúp, và con số này đến năm
1990 có thể là 120 tỷ. Những con sông của Liên Xô mang ra biển Baltic
lượng chất ô niễm cao hơn 20 lần so với sông Rhine (ở Đức - ND) mang
ra biển bắc. Do việc khai khẩn đất đai rất tốn kém, nên chỉ có 8-12% diện
tích đất đai bị phá huỷ do khai thác hầm mỏ được khai hoang hàng năm.
Vậy nên vào cuối những năm 70 đã có 77,200 dặm vuông đất đai bị phá
huỷ vì khai khoáng mà không được khai khẩn trở lại, hàng năm con số
này được tăng lên 400 dặm vuông.

Lượng đất đai còn bị phá huỷ nhiều hơn nữa với việc xuất hiện những
biển, hồ nhân tạo nhằm phục vụ cho các nhà máy thuỷ điện. Tổng số diện
tích những hồ nhân tạo kiểu này là 46,320 dặm vuông, kéo theo sự xói
mòn đất đai làm cho 243,180 dặm vuông những vùng đất phì nhiêu,

307 | 484
những đồng cỏ, trở nên gần như không thể canh tác được nữa (với năng
xuất mùa màng bị giảm từ 80 đến 90%). Những dự án thuỷ điện khổng lồ
nói trên không những phá huỷ những diện tích canh tác phì nhiêu khổng
lồ mà còn huỷ hoại cả những con sông, biến chúng thành những cái đầm
hôi thối và ô nhiễm. Và cuối cùng những trạm thuỷ điện này vẫn không
cung cấp đủ lượng điện cần thiết khi mực nước hạ thấp. Quá trình bay
hơi, việc dùng nguồn nước và việc tưới tiêu cho nông nghiệp, và sự bành
trướng của các ngành công nghiệp càng làm vấn đề chở nên tồi tệ thêm.
Những biển và hồ tự nhiên Aral, Azov, Caspi có thể sẽ biến mất trong thế
kỷ tới. Hệ sinh thái biển đen đã bị huỷ hoại rất nhiều và sẽ tiếp tục bị huỷ
hoại thêm nữa. Việc thiếu nước trầm trọng sẽ gây ảnh hưởng đến việc
trồng các cây nông nghiệp và công nghiệp.

Một vấn đề nghiêm trọng nữa là nạn phá rừng bừa bãi. Ngay cả chính
quyền Xô viết cũng thừa nhận rằng diện tích rừng bị biến mất do con
người chặt phá ngang bằng với do cháy rừng, con số đó là khoảng 100,000
dặm vuông mỗi năm. Và hậu quả là ngày càng nhiều vùng đất bị xói mòn
hay bị biến thành đầm lầy.

Diện tích đất bị mất bằng cả diện tích của Anh, Pháp, Italy, Tây Đức,
Thuỵ Sỹ, Lucxembua, Bỉ, Hà Lan cộng lại (17). Phải cần khoảng từ 100
đến 200 năm để phục hồi lại chúng.

308 | 484
***

Kết luận, chúng ta chỉ có thể cố gắng lạc quan hơn. Nếu con người có
thể chịu đựng được sự huỷ hoại, đau khổ, trầm luân kéo dài đến thế mà
không bị hoàn toàn khuất phục vẫn dám đứng lên vì tự do và phẩm giá, vì
sự thật và sự trung thực, thì họ sẽ chịu đựng được cả giai đoạn cuối của
cuộc khủng hoảng. Nó có thể phải mất một thế hệ hay hai thế hệ, có thể
phải trả một giá rất đắt, nhưng cuộc đấu tranh giải trừ chế độ toàn trị phải
chiến thắng. Bởi nếu tâm hồn của con người đã sống sót quá muôn vàn
tăm tối, như những ngọn nến không tắt trong gió, thì nó phải là trường
tồn.

Sự im lặng tuyệt đối đã tưởng như là sự phản ứng duy nhất của nhân
dân khi chế độ toàn trị bắt đầu thoái trào. Nhưng không phải như vậy, từ
biển Baltic đến miền núi vùng Capcadơ, từ sông Danube đến Siberia,
những quốc gia thành phần đã đứng lên đòi lại quyền độc lập dân tộc.
Ngay cả tại Nga, trong những cuộc “bầu cử” gần đây dù đầy những toan
tính, cưỡng bức và dối lừa, lá phiếu của người dân vẫn cho thấy, Đảng
cộng sản đã hoàn toàn bị nhân dân tẩy chay. Làn sóng lạm phát, đình
công đang gia tăng. Gần đây ngay cả cảnh sát ở Leningrad cũng chuẩn bị
đình công. Nói tóm lại tất cả mọi nơi, mọi người dân đều đồng thanh lên
tiếng: Chúng tôi muốn có dân chủ. Cái họ muốn không phải thứ “dân

309 | 484
chủ xã hội chủ nghĩa” mà là thứ dân chủ truyền thống cho tất cả mọi
người. Không ai còn có thể ngăn cản được họ nữa.

Vết sẹo do một chế độ toàn trị để lại cho xã hội vừa sâu vừa lâu dài.
Thật bất hạnh cho một quốc gia nào mà việc nói lên sự thật đã được coi là
một hành động anh hùng, thật nhục nhã cho một quốc gia mà việc nói
lên sự thật bị coi là hành động điên rồ, bởi ở những nơi đó, những cánh
đồng sẽ không thể sản xuất ra bánh mỳ. Thật thống khổ cho một dân tộc
nếu tất cả mọi người đã mất đi ý niệm về phẩm hạnh, bởi ở đó sẽ chỉ có
thể sinh ra những đứa trẻ què quặt về tâm hồn. Nhưng nếu trong những
xã hội ấy, chỉ cần có một người sống khác đi thì nó sẽ không bị diệt vong.

Đó là lý do tại sao không bao giờ có thể tìm được một định nghĩa đầy
đủ cho chế độ toàn trị, bởi mức độ tồi tệ nó gây ra đối với một dân tộc
còn hơn cả một cuộc thảm sát hạt nhân.

___________________________

Về tác giả: Vladimir Bukovsky là một nhà bất đồng chính kiến nổi
tiếng người Nga đang sống tại phương Tây. Ông được xem như là một
chuyên gia, một nhà tiên tri nền kinh tế chính trị Liên Xô đương đại. Sau
khi tốt nghiệp đại học tổng hợp Matxcơva, Bukovsky đã tích cực tham gia
đấu tranh vì quyền con người và đòi tự do cho những tù nhân chính trị
đang bị giam cầm ở Liên Xô. Chính vì vậy ông nhanh chóng trở thành cái
310 | 484
gai trong mắt chính quyền. Trong vòng 14 năm từ năm 21 tuổi đến 34
tuổi, ông đã nhiều lần bị bắt, bị giam trong các nhà tù, trại lao động khổ
sai, và cả bệnh viện tâm thần. Cuối cùng ông bị trục xuất khỏi Liên Xô
vào năm 1976.

Sau khi rời khỏi Liên Xô, Bukovsky đã học qua các trường Cambridge
và Standford và tham gia nghiên cứu tại khoa tâm lý học thuộc đại học
Standford. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách như: Short Stories of
Russian Other Writers (1970), Oposition – Eine Neue Geisteskrandheit in
des USSR (1972); A Manual on Psychiatry for Dissenters (1974); cuốn
tiểu sử tự viết: To Build a Castle: My Life as a Dissenter (1978); Cette
lacininante douleur de la liberte (1981) [Bản dịch tiếng Anh: “To choose
freedom” (1987)]; và The Peace Movement and the Soviet Union (1982).

Chú thích

1. Karl Marx, Tư bản luận, tập 1 (nhà xuất bản Maxcơva 1974), trang 474-
475.

2. Trong buổi trả lời phỏng vấn đài Châu âu tự do vào ngày 29-5-1989.

3. Karl Marx, Một đóng góp vào việc phê phán kinh tế chính trị, Marx &
Angels tuyển tập, tập 1 (nhà xuất bản Maxcơva 1973), trang 504.

311 | 484
4. Tư bản luận, trang 454.

5. Tư bản luận, trang 714-715.

6. Tư bản luận, (nhà xuất bản Penguin Books, 1976), trang 129.

7. Phê phán cương lĩnh Gotha, Marx & Angel tuyển tập, tập 2, (nhà xuất
bản Maxcơva 1962), trang 33.

8. Các con số lấy từ cuốn The Statesman’s Year-Book: Statistical and


Historical Annual of the State of the World for the Year 1988-1989, nhà
xuất bản Macmillan.

9. Trud, 26-6-1989.

10. V. Selyunin, “Tempy Rosta na Vesakh Potreblenia”, Socialisticheskaya


Industria, 5-1-1988.

11. V. Tomashkevich, Socialisticheskaya Industria, 30-8-1988.

12. Kommunist, 11 (1985), trang 22.

13. Tài liệu Novosimbirk, thư viện Samizdat #5042, trang 3.

14. Tài liệu Novosimbirk, thư viện Samizdat #5042, trang 4.

15. Tài liệu Novosimbirk, thư viện Samizdat #5042, trang 4.

16. Novy Mir, #1, 1989.

312 | 484
17. Boris Komarov, Sự huỷ hoại thiên nhiên ở Liên Xô, (White Plains:
Sharpe 1980).

Nguồn: Vladimir Bukovsky. Chủ nghĩa toàn trị trong cơn khủng hoảng: liệu
có thể chuyển biến êm thấm để đến với dân chủ? (bản dịch của Mọt Sách Già).
Truy cập ngày 01.12.2016.

< https://www.danluan.org/tin-tuc/20120909/chu-nghia-toan-tri-trong-
con-khung-hoang-lieu-co-the-chuyen-bien-em-tham-de-den-v-0>

313 | 484
BÀI TÁM

PHẢI CHĂNG CHỦ NGHĨA CHUYÊN CHẾ ĐANG


THẮNG THẾ?
Tác giả: Michael Ignatieff

Dịch giả: Lê Xuân Hùng

V
ào những năm 30 của thế kỷ trước, du khách trở về từ nước Ý của
Mussolini, nước Nga của Stalin hay nước Đức của Hitler thường ca
ngợi lòng nhiệt thành với lý tưởng chung mà họ được chứng kiến tại các
quốc gia này. So với tinh thần đó, chế độ dân chủ ở đất nước họ dường
như thật yếu đuối, bất lực và hèm kém.

Các nền dân chủ hiện đại cũng đang trải qua một gian đoạn của lòng
ghen tị và chán nản (từ phía người dân – ND) như thế. Đối thủ của họ –
những nền chính trị chuyên chế lại đang rạng rỡ với niềm tự tin đến kiêu
ngạo. Trong thập niên 1930, người phương Tây đến Nga để chiêm ngưỡng
các ga tàu điện ngầm của Stalin tại Moscow; ngày nay họ đến Trung Quốc
để lên những chuyến tàu cao tốc từ Bắc Kinh đến Thượng Hải.

314 | 484
Và giống như những năm 1930, họ tự hỏi làm thế nào các chế độ độc
đoán chỉ qua một đêm mà xây xong đường sắt cao tốc như vậy, trong khi
các nền dân chủ phải tốn đến 40 năm mới có thể đi đến quyết định là họ
thậm chí không thể bắt đầu những công việc này. Dấu ấn của Francis
Fukuyama vào năm 1989 – khi ông nói với người dân các nước phương
Tây rằng chế độ dân chủ tự do là dạng thức cuối cùng mà tất cả các nền
chính trị đều phấn đấu trở thành – lúc này không khác gì một di vật lạ
lùng thuộc về một thời khắc đơn cực (unipolarity moment) đã lùi vào dĩ
vãng.

Lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, bước tiến của chủ
nghĩa dân chủ hợp hiến (democratic constitutionalism) đã phải ngừng lại.
Quân đội đã tiến hành đảo chính ở Thái Lan, còn ở Miến Điện thì vẫn
chưa rõ liệu các tướng lĩnh quân đội có cho phép chế độ dân chủ bén rẽ
hay không. Với mỗi quốc gia châu Phi như Ghana, nơi mà các thể chế dân
chủ dường như đã khá vững vàng, lại có một Mali, một Bờ Biển Ngà, hay
một Zimbabwe, nơi mà nền dân chủ vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Tại châu Mỹ Latinh, chế độ dân chủ đã chắc rễ ở Chile, nhưng ở


Mexico và Colombia, nó vẫn đang bị đe dọa bởi bạo lực, còn ở Argentina
thì nó đang nỗ lực để trút bỏ di sản của chủ nghĩa Peron.[2] Tại Brazil,
dường như việc hàng triệu người xuống đường biểu tình để phản đối nạn

315 | 484
tham nhũng trong tháng sáu vừa qua không hề có tác động gì đến chủ
nghĩa thân hữu (cronysim) trong chính quyền Brasilia. Tại khu vực Trung
Đông, chế độ dân chủ đã có được chỗ dựa vững chắc tại Tunisia, nhưng
hỗn loạn vẫn đang tiếp diễn ở Syria; tại Ai Cập, nền chính trị độc tài dân
cử (plebiscitary authoritarianism)[3] đang thống trị; còn tại các nhà nước
quân chủ (như Ả-rập Saudi – ND), chủ nghĩa chuyên chế (absolutism)
đang trên đà tiến lên.

Tại châu Âu, trong khi giới tinh hoa chính trị vẫn kiên định rằng liều
thuốc cho những khó khăn của châu lục này là “tăng cường châu Âu hóa”
thì một phần ba cử tri của họ lại tỏ ra không hề thiết tha với điều này. Từ
Hungary đến Hà Lan, ở cả Pháp và Anh, phe cánh hữu chống châu Âu
đang củng cố sức mạnh bằng chính sách phản đối Liên minh châu Âu nói
chung, và chống nhập cư nói riêng. Tại Nga, thời khắc dân chủ trong
những năm 1990 giờ đây chỉ xa vời như giai đoạn quân chủ lập hiến 1905
– 1914.

Cái bắt tay gần đây giữa Vladimir Putin và Tập Cận Bình không chỉ
nhằm ghi nhận một vụ mua bán khí đốt lớn; hơn thế nữa, nó báo trước sự
trỗi dậy của một liên minh giữa các nhà nước độc tài, với dân số 1,6 tỉ
người sống trên một dải không gian Á-Âu rộng lớn, trải dài từ biên giới

316 | 484
với Ba Lan đến Thái Bình Dương, từ Bắc Cực đến biên giới giáp với
Afghanistan.

Khu vực này bao gồm cả những quốc gia phụ thuộc (client state) ương
ngạnh như Bắc Triều Tiên và những chế độ chuyên chế gia trưởng
(patriarchal despotism) như các nước cộng hòa Hồi giáo thuộc Liên Xô cũ.
Nó cũng bao gồm những đất nước không dễ bảo như Gruzia, Armenia, và
Moldova, nơi mà khát vọng độc lập và dân chủ của người dân đang bị
những nhà lãnh đạo độc tài lên tiếng ngăn cản trong thời gian gần đây –
một phần rút ra từ bài học mà Ukraine đang phải lãnh chịu.

Ukraine là nơi diễn ra cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa những
nền dân chủ bạc nhược của phương Tây và những “quần đảo chuyên chế”
đang trỗi dậy ở phương Đông. Nếu như Ukraine không được phép lựa
chọn con đường dân chủ cho chính mình, một số quốc gia có đường biên
giới với Nga cũng sẽ bị ngăn chặn nếu muốn tiến vào con đường này – đặc
biệt là những nước có các nhóm thiểu số nói tiếng Nga.

Sự cạnh tranh giữa chủ nghĩa chuyên chế và dân chủ

Người ta nói rằng xung đột giữa chủ nghĩa chuyên chế và chế độ dân chủ
không phải là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, vì những chế độ độc tài
ngày nay không có một hệ tư tưởng bành trướng như chủ nghĩa cộng sản.
317 | 484
Điều đó không đúng. Chủ nghĩa cộng sản với tư cách là một hệ thống
kinh tế có thể đã hết thời, nhưng với tư cách là một mô hình thống trị
của nhà nước đối với xã hội, thì nó vẫn còn sống khỏe ở cả Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa lẫn nhà nước cảnh sát của Putin.

Chủ nghĩa độc tài mới này cũng chẳng thiếu một chiến lược phát triển
kinh tế. Mục tiêu của nó là một phương thức hiện đại hóa quen thuộc:
bảo đảm những lợi ích của hội nhập toàn cầu mà không phải hy sinh
quyền thống trị về mặt chính trị và tư tưởng trong nước. Mô hình kinh tế
của nó là chủ nghĩa tư bản có sự can thiệp của nhà nước (price-fixing state
capitalism). Thay vì chế độ pháp quyền, hệ thống pháp lý của nó lại chịu
sự điều hành bằng mệnh lệnh (thường là những mệnh lệnh biến chất). Hệ
luân lý của nó từ chối thuyết đạo đức phổ quát (moral universalism), và
khẳng định rằng các nền văn minh của Trung Hoa và Nga là những hệ
thống luân lý hoàn chỉnh và khép kín. Thế nên việc truy tố những người
đồng tính luyến ái không phải là những hành vi thái quá nhất thời, mà
thuộc về bản chất lý tưởng muốn ngăn chặn chủ nghĩa cá nhân từ phương
Tây của họ.

Dù tầm nhìn chiến lược của Nga và Trung Quốc xuất phát từ những
kinh nghiệm lịch sử khác nhau, nhưng những thông điệp mà họ rút ra từ
lịch sử đất nước mình lại khá tương đồng. Cả hai đều ghi nhớ những mối

318 | 484
sỉ nhục mà phương Tây gây ra cho đất nước họ. Cả hai đều thẳng thừng
chối bỏ mô hình chính trị dân chủ tự do. Cả hai đều quả quyết rằng kinh
nghiệm về những cuộc cách mạng và nội chiến trong thế kỷ hai mươi đòi
hỏi họ phải có một chế độ trung ương tập quyền và trị vì với một “bàn tay
sắt”.

Những biến thể của phương thức hiện đại hóa theo chủ nghĩa chuyên
chế tại Trung Quốc và Nga sử dụng những nguồn lực khác nhau, và cả hai
vẫn là những đối thủ cạnh tranh xét về chiến lược địa chính trị
(geostrategic) – một nước đang trỗi dậy, còn nước kia thì đang cố ngăn cản
sự tụt dốc của mình – nhưng trong trung hạn, cả hai bên đều có những lý
do thích hợp liên kết lợi ích với nhau. Sự tương đồng về lợi ích (giữa hai
nước này – ND) khá là nổi bật – cả hai bỏ phiếu như nhau trong Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đều truy tố những người bất đồng chính
kiến trong nước, và cùng nhau ủng hộ chế độ độc tài cuồng sát tại Syria.
Chia sẻ sự phẫn uất đối với trật tự thế giới do Hoa Kỳ thống trị, Trung
Quốc và Nga đã nói chung một giọng kể từ ngày người Mỹ ném bom đại
sứ quán Trung Quốc tại Belgrade (thủ đô Nam Tư cũ, nay là thủ đô
Serbia – ND) vào năm 1999.

Những chế độ độc tài mới nổi này chỉ ra cho giới tinh hoa của châu Phi
và đại lục Á-Âu một con đường khác với phương Tây để phát triển trong

319 | 484
thời hiện đại: tăng trưởng nhưng không có dân chủ và tiến bộ mà không
cần tự do. Đó là bản nhạc mê hồn mà một vài nhân vật trong giới tinh
hoa chính trị – đặc biệt là những tên tham quan (kleptocrat) – tại Á, Phi,
và Mỹ Latinh luôn sẵn sàng lắng nghe.

Sự suy đồi của mô hình chính trị Hoa Kỳ

Đối mặt với sự hồi sinh của những chế độ độc tài, nước Mỹ lại làm một
tấm gương xấu cho các nước đồng minh và các quốc gia thân hữu noi
theo. Bộ máy pháp quyền của đất nước này từng được ngưỡng mộ trên
khắp thế giới trong suốt hai thế kỷ. Giờ đây, trong tay các phe phái chính
trị tại Washington và trong nội bộ hai đảng, nó chỉ gây ra tình trạng tê
liệt. Những người nước ngoài hâm mộ nước Mỹ có thể chấp nhận thực tế
rằng đồng tiền có tiếng nói trong chính trị tại Washington, vì tiền bạc
luôn có tiếng nói trong bất cứ nền chính trị nào, nhưng họ không thể coi
sự biện minh cuồng nhiệt về mặt tư tưởng cho quyền lực của đồng đô la
tại Washington là điều bình thường. Lý luận của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ
cho rằng đồng tiền trong chính trị cần được bảo vệ y như quyền tự do
ngôn luận là một lý thuyết điên rồ trong mắt người dân của các quốc gia
dân chủ tự do khác. Đối với những nền dân chủ khác ở phương Tây, tiền

320 | 484
chỉ đơn giản là quyền lực chứ không thể thay thế ngôn luận, và nó cần
phải được điều tiết để bảo đảm sự tự do của người dân.

Khó có thể bảo vệ nền dân chủ tự do ở hải ngoại một cách hăng hái
nếu như nó hoạt động kém đến vậy ngay trong nước. Suy nghĩ này khiến
Chủ tịch Hội đồng về Quan hệ Ngoại giao (Council on Foreign Relations)
Richard Haass phải tranh luận trong bài viết Foreign Policy Begins at
Home (Chính sách đối ngoại bắt đầu từ trong nước) rằng nước Mỹ cần
phải chỉnh đốn lại nội bộ trước khi tuyên truyền cho những giá trị và thể
chế của nó ở nước ngoài. Những mục tiêu đối nội hợp với lý lẽ thường
tình mà ông nêu ra trong bài viết – kiểm soát tài chính công, cải cách luật
bầu cử và luật vận động tranh cử, đầu tư vào giáo dục – như một lời kêu
gọi hành động, nhưng để thực hiện những mục tiêu rất cơ bản này trong
hoàn cảnh mâu thuẫn đảng phái như hiện nay quả là một điều không
tưởng. Một chế độ dân chủ chỉ có thể hoạt động nếu như đấu tranh chính
trị trong nước được tiến hành bởi những đối thủ cạnh tranh (politics of
adversaries); nhưng hiện tại thì Hiến pháp của Hoa Kỳ lại đang bị tê liệt
bởi một nền chính trị của những kẻ thù (politics of enemies).

Theo nhà chính trị học lỗi lạc của Học viện Công nghệ Massachussette
(MIT), Barry Posen, vấn đề của nước Mỹ không phải là sự rối loạn chức
năng của nền dân chủ (democratic dysfunction) trong đối nội, mà là sự quá

321 | 484
đà trong đối ngoại. Trong cuốn sách mới của mình với tiêu
đề Restraint (Tự kiềm chế), ông cho rằng nước Mỹ đã đâm đầu vào những
cuộc chiến mà nó không nên gây ra và theo đuổi những mục tiêu mà nó
không thể đạt được, như là nhân quyền, dân chủ và kiến thiết quốc gia
(nation-building, ý chỉ nỗ lực kiến thiết các nhà nước theo mô hình dân
chủ tự do của Mỹ ở nước ngoài – ND), nhằm mục đích thiết lập cái gọi là
“bá quyền tự do” (liberal hegemony). Do đã đầu tư vào quốc phòng nhiều
hơn tất cả các quốc gia thân hữu lẫn kẻ thù, nước Mỹ cho phép các đồng
minh châu Âu được ngồi không hưởng lợi (free riding), và tạo điều kiện
cho Israel “cậy thế làm càn” (chủ yếu thông qua việc xây dựng các khu
định cư trên lãnh thổ Palestine).

Theo ông, nếu nước Mỹ có thể cắt giảm chi phí quốc phòng từ 7,5 %
GDP như hiện nay xuống còn 2,5 %, nó có thể buộc các nước đồng minh
phải tự bảo vệ mình và có thêm 75 tỉ đô la để tái thiết đất nước. Việc một
nhà lý luận hiện thực chủ nghĩa bảo thủ đưa ra lời khuyên kiểu này quả là
điều bất ngờ; nó cho thấy mức độ đồng tình giữa những người theo chủ
nghĩa hiện thực và phe cấp tiến trong việc phê phán các khoản chi tiêu
quân sự bị thổi phồng và sự kiêu ngạo của nước Mỹ tại hải ngoại. Cả hai
cực tả – hữu trong hệ thống chính trị dường như đang tiến đến sự đồng

322 | 484
thuận rằng “tự kiềm chế” phải là nguyên tắc tổ chức trong chiến lược đối
ngoại của Hoa Kỳ.

Tự kiềm chế có nghĩa là phải biết liệu cơm gắp mắm, và điều đó đồng
nghĩa với việc phải hạn chế sử dụng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ trong
phạm vi cần thiết để bảo vệ những lợi ích sống còn của quốc gia; không
can dự vào các cuộc nội chiến hay những thảm họa nhân đạo ở các nước
khác, dù điều đó có làm lương tâm day dứt đến mức nào; không khuyến
khích ủng hộ dân chủ và nhân quyền ở những nơi mà các giá trị đó khó
có thể bén rẽ; buộc các đồng minh như Nhật Bản, Israel và các nước châu
Âu phải tự gánh thêm một phần ngân sách quốc phòng của họ; và từ bỏ
tham vọng định đoạt trật tự công cộng và hàng hóa công toàn cầu (global
public goods and public order).

Bài phát biểu mới đây của Tổng thống Obama tại Học viện Quân sự
West Point cho thấy rằng ông đang lắng nghe lời kêu gọi của học thuyết
tự kiềm chế. Về tư tưởng, ông vẫn tin vào nghĩa vụ ủng hộ nhân quyền và
dân chủ ở hải ngoại, nhưng trọng tâm thật sự trong chính sách đối ngoại
của ông lại là rút quân về nước, hạn chế tình trạng sa lầy ở nước ngoài, và
tập trung vào kiến thiết quốc gia trong chính nước Mỹ. Dù nó là chủ
nghĩa hiện thực tỉnh táo hay chỉ là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) trá
hình, sự đồng thuận ngày càng gia tăng xoay quanh đức tính tự kiềm chế

323 | 484
thể hiện tâm trạng của các thành viên của cả phe bảo thủ lẫn cấp tiếp,
rằng nước Mỹ đã không còn đủ sức để định đoạt trật tự thế giới như xưa
nữa. Cụ thể hơn, nước này đã không còn tự coi mình là nền dân chủ tiên
phong cho một trật tự thế giới đang trên đà tiến lên của các nền dân chủ
nữa.

“Cuộc cách mạng thứ tư”

Đây chính là bối cảnh u ám được tổng biên tập John Micklethwait và thư
ký tòa soạn Adrian Wooldrigde của tờ The Economist dùng làm nền cho
cuốn sách The Fourth Revolution (Cuộc Cách Mạng Thứ Tư), một ghi
chép về sự phát triển của nhà nước qua năm thế kỷ và cuộc đấu tranh hiện
nay giữa chế độ dân chủ và các nền độc tài đối thủ của nó. Mục tiêu công
kích chính của họ là sự kém cỏi của nhà nước hiện đại:

Sự quá tải của nhà nước hiện đại là một mối đe dọa với chế độ dân chủ:
con thủy quái (Leviathan, theo tên tác phẩm kinh điển về nhà nước của
Hobbes – ND) càng đảm nhận nhiều trách nhiệm bao nhiêu thì nó càng
hoạt động tệ đi và khiến người dân giận dữ bấy nhiêu, và điều đó chỉ
khiến người dân đòi hỏi thêm sự trợ giúp từ nhà nước.

Cách duy nhất để chế độ dân chủ tự do đương đầu được với thách thức
của chủ nghĩa độc tài từ bên ngoài và sự bất mãn đang ngày một gia tăng
324 | 484
ở trong nước, theo họ, là nhà nước phải trở nên gọn nhẹ hơn, làm ít việc
hơn nhưng với hiệu quả cao hơn.

The Fourth Revolution có tất cả những điểm mạnh – và một vài điểm
yếu của chính tờ The Economist. Điểm mạnh là sự tò mò bất tận và nhiệt
huyết đối với cải cách, còn điểm yếu chính là sự vội vã quá đà của nó. Chỉ
trong gần năm mươi trang giấy, hai tác giả lái độc giả phóng qua ba cuộc
cách mạng trong lịch sử nhà nước hiện đại: nhà nước chuyên chế
(absolutist) được tạo ra vào năm 1650 với nhà tư tưởng chính là Thomas
Hobbes; nhà nước lập hiến tự do (liberal constitutional) với John Stuart
Mill là người phát ngôn tiêu biểu nhất; và nhà nước phúc lợi hiện đại, mà
theo họ được tạo ra bởi hai nhà lý luận xã hội chủ nghĩa người Anh, hội
viên Hội Fabian[4] là Beatrice và Sydney Webb.

Ronald Reagan và Margaret Thatcher lên nắm quyền với lời hứa sẽ tiến
hành một cuộc cách mạng thứ tư nhằm thuần hóa con quái vật nhà nước,
nhưng họ đã không thể xóa bỏ được nhà nước phúc lợi. Quy mô của nhà
nước, xét theo số lượng công chức hay tỉ lệ thu nhập quốc nội mà chính
phủ tiêu tốn, tiếp tục tăng lên trong thời gian cầm quyền của họ. Những
chính trị gia bảo thủ phát hiện ra rằng họ khó có thể thay đổi được những
hy vọng và quyền lợi đang được cung cấp bởi các nhà nước hiện đại. Nhiều
đảng viên đảng Cộng hòa theo phong trào Tiệc trà (Tea Party Republican)

325 | 484
sẵn sàng từ bỏ phương thuốc vạn năng của chủ nghĩa tự do cá nhân
(libertarianism) trong nháy mắt, nếu lý tưởng đó dẫn đến việc cắt giảm
mức bảo hiểm y tế và an sinh xã hội của chính họ.

Phải chăng các chính trị gia đương thời của cả hai đảng đang tiến hành
những biện pháp để giúp cho nhà nước trở nên công chính và hiệu quả
hơn? Tuy Micklethwait và Wooldrigde có tìm được ở đâu đó một vài
người hùng của nền dân chủ, phần lớn là thị trưởng các thành phố lớn,
những người đang cố gắng giúp chính quyền trở nên hiệu quả hơn; nhưng
nhìn chung thì các tác giả đã vẽ nên một bức tranh khá nghiêm trọng về
sự rối loạn chức năng của nền dân chủ ở cấp độ quốc gia. Khi phe bảo thủ
thắng cử, lợi ích của các doanh nghiệp lên ngôi. Khi phe cấp tiến giành lại
quyền lực, họ thường chỉ thành công trong việc làm cho Nhà nước trở
nên độc đoán hơn. Khi phe bảo thủ trở lại nắm quyền, họ lại tiến hành
cắt giảm. Cứ như vậy, một tiến trình chính trị luân phiên được duy trì,
mặc cho nhà nước tiếp tục trì trệ, và tệ nhất là khiến nó can thiệp ngày
càng sâu hơn vào đời sống người dân. Cả hai phe trong nền chính trị dân
chủ hiện đại đều tự nhận mình là người bảo vệ quyền tự do của người dân,
nhưng cả hai cuối cùng chỉ tiếp sức cho quyền kiểm soát của nhà nước đối
với xã hội.

326 | 484
Bị hành hạ bởi sự luân phiên chính trị ngày càng trở nên vô nghĩa này,
nhà nước tự do đang ngày càng ít tự do hơn và ngày càng thiếu khả năng
điều tiết những lợi ích mà lẽ ra phải thuộc quyền hạn quản lý của nó. Các
đặc quyền làm biến dạng hệ thống thuế và trợ cấp đến nỗi nó đã không
còn khả năng phân phối công bằng. Không những không thể giảm thiểu
tình trạng bất công, nhà nước hiện đại đang làm cho vấn đề trở nên tồi tệ
hơn. Theo quan sát của Micklethwait và Wooldridge, “Nếu các bạn gộp
các khoản chi tiêu và thuế, bao gồm tất cả những khoản khấu trừ thuế,
vào với nhau, chính phủ hóa ra tiêu phí nhiều tiền bạc vào 5% trên cùng
hơn là vào 5% dưới cùng trong bảng phân bố thu nhập, xét về tổng thể”.

Dù phê phán nhà nước Leviathan, hai tác giả này lại không thể chấp
nhận ảo vọng muốn phá hủy nó của những người theo chủ nghĩa tự do cá
nhân. Nhà nước hùng mạnh hóa ra lại là phát minh cực kỳ quan trọng của
phương Tây. Đế chế Trung Hoa cũng từng có một nhà nước Leviathan,
nhưng nhà nước đó duy trì trật tự nhưng đồng thời cũng bóp nghẹt sự
sáng tạo của người dân. Nhà nước của phương Tây độc đáo ở chỗ nó duy
trì một trật tự với sức mạnh cưỡng chế nhưng không kìm hãm sự sáng tạo
của cá nhân. Thành tựu nổi bật của phương Tây, ngọn nguồn của tất cả
các thành tựu khác, chính là nền quản trị được giới hạn bởi các quyền cá

327 | 484
nhân, trong đó quyền lực của nhà nước bị kiểm soát bởi ngành tư pháp
độc lập, tự do báo chí, nghị viện, và chế độ pháp quyền.

Mô hình nào ưu việt hơn?

Trong nỗ lực kiếm tìm con đường để tái lập nhà nước tự do, Micklethwait
và Wooldrigde hối thúc các nhà lãnh đạo dân chủ phương Tây học hỏi từ
những đối thủ độc tài chủ nghĩa của mình. Thế nên họ lao đến Singapore
để tìm hiểu xem người của Lý Quang Diệu đã cắt giảm các chế độ và giảm
bớt thuế má mà vẫn đảm bảo được an sinh cho người nghèo như thế nào.
Thay vì tìm đến Học viện Kenedy của Harvard hay Học viện Hành chính
Quốc gia của Pháp (École National d’Administration), họ bay đến Học viện
Cán bộ Phố Đông của Trung Quốc (China Executive Leadership Academy
in Pudong) để tìm hiểu xem Đảng Cộng sản đã áp dụng truyền thống khoa
cử để tạo ra một bộ máy công chức hiệu quả và trọng dụng nhân tài như
thế nào.

Việc Singapore và Thượng Hải được điều hành tốt hơn Detroit hay Los
Angeles không phải là điều mới lạ. Vấn đề là liệu quản trị theo chủ nghĩa
độc tài có bền vững trong bối cảnh tầng lớp trung lưu đòi quyền công dân,
hay liệu hình thức quản trị đó có khả năng đối phó những cú sốc mạnh,

328 | 484
như là sự giảm tốc của nền kinh tế trong dài hạn mà đang được dự báo là
sẽ xảy ra với Trung Quốc, hay không.

Chế độ độc tài rất kiêu ngạo nhưng cũng lại rất mỏng manh: nó phải
kiểm soát tất cả, nếu không thì sớm muộn nó sẽ chẳng kiểm soát được gì.
Niềm an ủi đối với chế độ dân chủ chính là khả năng thích nghi của nó.
Sinh lực của nền dân chủ bắt nguồn từ chính sự bất mãn của người dân.
Sự bất mãn của dân chúng dẫn đến sự thay đổi chế độ chính trị một cách
hòa bình, và cũng tương tự như thay đổi các chế độ, các xã hội tự do có
thể đào thải những phương án phát triển thất bại.

Khả năng thích nghi của chế độ dân chủ sẽ được kiểm định, đặc biệt là
tại Ấn Độ, nơi mà Narenda Modi vừa mới nhận được sự ủng hộ của đa số
dân chúng để tiến hành cải cách nhà nước biến chất của dòng họ Gandhi.
Câu hỏi mấu chốt lúc này là liệu chế độ dân chủ có thể cạnh tranh với con
đường hiện đại hóa theo chủ nghĩa chuyên chế của Trung Quốc hay
không. Tập Cận Bình hiện đang tiến hành một chiến dịch chống tham
nhũng tại Trung Quốc, đồng thời nỗ lực giảm bớt gánh nặng của quản lý
nhà nước đối với nền kinh tế. Giữa ông và Modi, ai sẽ là người thành công
hơn?

Micklethwait và Wooldridge cố gắng cưỡng lại hào quang của của


phương thức hiện đại hóa theo chủ nghĩa chuyên chế, nhưng cũng giống

329 | 484
như những nhà sáng lập theo chủ nghĩa thị trường tự do (free-market
liberal) của tờ The Economist vào những năm 1840, họ kêu gọi tiến hành
một cuộc cách mạng thứ tư nhằm trở về với chính phủ tối thiểu của thời
đại Victoria. Họ muốn tất cả các nền dân chủ đơn giản hóa hệ thống thuế
của mình, loại trừ các lỗ hổng, giảm bớt gánh nặng thuế má, tiếp sức cho
các mạng lưới từ thiện và các gia đình để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhà
nước phúc lợi. Họ muốn giải phóng thị trường khỏi những quy định
phiền nhiễu và gia trưởng, để thị trường có thể tự do tiến hành công việc
phá hủy mang tính sáng tạo (creative destruction – khái niệm được đưa ra
bởi nhà kinh tế học người Áo, Joseph Schumpeter – ND) của mình. Tuy
nhiên, họ đồng thời cũng muốn điều tiết chủ nghĩa tư bản để kiểm soát
sức mạnh của đồng tiền trong chính trị. Họ có một định hướng khá rõ
ràng, dù cho chi tiết của bản kế hoạch đó vẫn còn mơ hồ.

Người hùng của họ chính là lãnh tụ của đảng Tự do, William Ewart
Gladstone, người từng bốn lần giữ chức Thủ tướng Anh. Gladstone đã
tiến hành giảm thuế và giúp kích thích tăng trưởng bằng việc “tiết kiệm cả
những lát pho mát và những mẩu nến”.“Chủ nghĩa tự do tinh giản chính
phủ” (lean government liberalism) của ông là một sự hợp tác mang nhiều
mâu thuẫn nhưng cũng rất hiệu quả giữa các doanh nghiệp tư nhân và
một nhà nước cải cách. Các doanh nghiệp tư nhân đã xây dựng các các ga

330 | 484
đường sắt – những thánh đường của thời đại Victoria – trong khi nhà
nước cung cấp một trật tự công cộng ít tốn kém, bao gồm cải cách vệ sinh
nhằm cải thiện đời sống cho giai cấp công nhân, cải cách quyền bầu cử để
họ có thể tham gia vào chính trị, và duy trì lực lượng cảnh sát tuần tra
(bobby on the beat) để giữ gìn trật tự.

Ai mà cưỡng lại được sức hút của tính tằn tiện, tình yêu đối với đổi mới
và sáng tạo, và tinh thần quốc tế chủ nghĩa cao cả của Gladstone? Tuy
nhiên, không rõ là liệu Gladstone có thể đưa ra một hướng dẫn có giá trị
nào cho các nhà nước đương đại hay không. Các nhà nước này đang phải
chịu áp lực từ các nhu cầu về dịch vụ y tế, bảo hiểm thất nghiệp và hưu trí
mà Gladstone chưa từng dám mơ tới chứ đừng nói là cho phép; và ông
cũng không phải đối mặt với những vấn đề dài hạn như là biến đổi khí
hậu.

Chưa có cơ sở nào để khẳng định “đổi mới phương thức quản trị”
(governance innovation) – thứ đồ trang sức mà Micklethwait và
Wooldridge, thông qua việc quan sát tiến trình các nhà cải cách giúp tăng
cường hiệu quả cho chính phủ ở Chicago, Sacramento, Singapore và
Stockholm, đã tìm kiếm xuyên suốt ba châu lục – có làm nên trò trống gì
hay không. Nhà nước tự do không thiếu các kỹ thuật quản lý hiện đại,
phần mềm tốt, hay các kế hoạch khác nhau để cải thiện “giao diện” giữa

331 | 484
công chức và công chúng. Bằng việc tập trung vào vấn đề cách tân chính
quyền, Micklethwait và Wooldridge lập luận rằng nâng cao hiệu quả của
quản lý nhà nước chính là vấn đề mấu chốt. Nhưng điều chúng ta cần là
một sự thay đổi mang tính căn bản và truyền thống hơn: một sự trở về với
chính chế độ dân chủ hợp hiến, với các tòa án và các cơ quan quản lý
không bị thao túng bởi sức mạnh của tiền bạc hay ảnh hưởng của những
kẻ có quyền thế trong xã hội; với các cơ quan lập pháp nghiêm túc, chứ
không phải các gánh xiếc như hiện nay; với một ngành hành pháp có khả
năng chịu trách nhiệm trước công luận và hợp tác hành động khi có một
sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội; với các vị Tổng thống biết hành xử
như những lãnh đạo thực sự, chứ không phải như những diễn viên hài.

Micklethwait và Wooldrigde muốn buộc nhà nước tự do phải thắt lưng


buộc bụng một cách quá đà. Họ chẩn đoán được các triệu chứng bệnh tật
của nhà nước, nhưng phương pháp của họ, nếu được áp dụng như một
liều thuốc chính sách, có thể sẽ chỉ “chữa lợn lành thành lợn què”. Vấn đề
cần phải được nhìn nhận theo một hướng khác. Kích thước quá khổ của
nhà nước hiện đại được tạo ra một phần bởi di sản của các cam kết trong
quá khứ chưa được xem xét lại trong hoàn cảnh những yêu cầu chiến lược
mới, như trong trường hợp của quân đội Hoa Kỳ. Ở một số quốc gia, tình
trạng này được tạo ra bởi các công đoàn đầy thế lực của công chức nhà

332 | 484
nước vẫn đang kiểm soát nguồn ngân sách dành cho nhân sự; hoặc ở một
số nước khác, do tầng lớp tinh hoa dân tuyển kền kền đã để cho các
khoản thu nhập quốc dân chảy vào túi mình. Tuy vậy, ở các nhà nước tự
do khác, các chính phủ thanh liêm và quản trị hiệu quả lại đang gặp rất
nhiều khó khăn vì không có đủ nguồn lực để cung cấp cho người dân
những dịch vụ quý báu và cần thiết.

Cách giảm bất bình đẳng và phục hồi nhà nước tự do

Như vậy, Micklethwait và Wooldrigde không cung cấp được cho chúng ta
một phân tích thực tế về các vấn đề liên quan đến nguồn lực của nhà nước
hiện đại – cụ thể là tình trạng khủng hoảng tài chính công mà các quốc
gia gặp phải khi nhu cầu đối với các dịch vụ phúc lợi tăng lên mà nguồn
thu ngân sách lại đình trệ hoặc đi xuống. Nhà kinh tế học từng được giải
Nobel Joseph Stiglitz mới đây đã đưa ra một phân tích có tính bút chiến
nhưng rất thuyết phục trong một sách trắng được ông viết cho viện
Roosevelt. Stiglitz lập luận rằng tình trạng khủng hoảng tài chính công
của nhà nước tự do bắt nguồn từ ba hiện tượng có liên hệ mật thiết với
nhau: bất bình đẳng thu nhập đang ngày một gia tăng, quyền lực của tiền
bạc trong chính trị, và nạn trốn thuế một cách có hệ thống của các đại gia
và các tập đoàn quốc tế.

333 | 484
Theo Stiglitz, bất bình đẳng gia tăng sẽ kìm hãm nhu cầu thực tế
(effective demand). Các xã hội bất bình đẳng tích lũy của cải trong tay
nhóm thu nhập cao nhất thay vì kích thích tiêu dùng và tăng cường đầu
tư trong tầng lớp trung lưu. Bất bình đẳng kìm hãm nhu cầu và dẫn đến
việc các tập đoàn cứ giữ khư khư một kho tiền mà không muốn đầu tư
hay tiêu xài. Khi mà người giàu trốn thuế một cách ngày càng tinh vi hơn,
toàn bộ gánh nặng chi phí duy trì nhà nước tự do bị đổ lên đôi vai của
tầng lớp trung lưu. Sự bất bình đẳng quá mức (hyperinequality) đang bóp
nghẹt nhu cầu và làm kiệt quệ nhà nước tự do.

Stiglitz đưa ra một gói giải pháp toàn diện. Ông đề nghị chính phủ đặt
ra một mức thuế thu nhập 40% đối với những người nắm trong tay 25%
trên cùng của thu nhập quốc dân; mức thuế 20% đối với những người
nắm 25% tiếp theo, và khấu trừ thuế cho tất cả những người thuộc 50%
dưới cùng. Cơ cấu thuế này sẽ giải quyết được vấn đề nợ công. Ông cũng
đề xuất một “giải pháp kết hợp giữa các ưu đãi thuế và đầu tư”, theo đó
chính phủ sẽ đặt ra mức 15% đối với thuế thu nhập doanh nghiệp và 5%
đối với thuế giá trị gia tăng. Cuối cùng, một khoản thuế tiêu thụ carbon
với mức chưa xác định sẽ thúc đẩy những sáng kiến năng lượng sạch và
hướng xã hội Mỹ đến với lối sống tiêu thụ ít carbon.

334 | 484
Cơ cấu thuế mới này sẽ nâng nguồn thu của nhà nước trên thu nhập
quốc dân lên mức 26%. Theo tính toán của ông, những biện pháp này sẽ
giải quyết được khủng hoảng tài chính công của nhà nước tự do, điều hòa
tình trạng bất bình đẳng thu nhập và kích thích tăng trưởng, bởi vì nhà
nước sẽ sử dụng những tài sản mà hiện nay đang bị khóa kín trong các tài
khoản của các tập đoàn – một số trong đó đang nằm ở các ngân hàng
nước ngoài – và trong các tài khoản tiết kiệm cá nhân.

Mặc dù một số người sẽ coi biện pháp của Stiglitz là một hình thức
sung công, trong khi những người khác có thể sẽ hoài nghi rằng ông đang
muốn hệ thống thuế phải thực hiện một điều bất khả thi, phân tích của
ông đã xác định được vấn đề của nhà nước hiện đại một cách rõ ràng hơn
so với các biên tập viên của The Economist. Về cơ bản, nhà nước tự do lâm
vào khủng hoảng bởi vì các thể chế điều tiết kinh tế, pháp luật và chính
trị của nó đã bị chiếm đoạt hoặc đang bị vây hãm bởi các lợi ích mà lẽ ra
phải bị nó kiểm soát. Tuy không có tham vọng thực thi một chế độ công
bằng phân phối (distributive equality), nhà nước tự do luôn có nghĩa vụ
phải ngăn chặn sức mạnh của những khoản tiền lớn (big money) khỏi bóp
nghẹt cạnh tranh và làm biến chất hệ thống chính trị. Đây là nhiệm vụ
mà ngày nay nó cần phải đấu tranh để thực hiện và khôi phục nguyên
trạng nếu muốn lấy lại niềm tin và sự ủng hộ của đại đa số dân chúng.

335 | 484
Đây không phải là một thách thức mới. Bất bình đẳng thu nhập đã
nhiều lần đe dọa nhấn chìm bình đẳng trong chính trị, điều kiện tiên
quyết để nhà nước có thể hoạt động một cách công bằng. Mỗi lần như
vậy, trong thời đại Tiến bộ,[5] trong Chính sách Kinh tế mới của
Roosevelt hay vào buổi bình minh của các nhà nước phúc lợi tại châu Âu,
những vệ sĩ của nhà nước tự do đã đương đầu với thử thách và khôi phục
vị trí của nhà nước như là người bảo vệ trật tự và quyền tự do cho xã hội
thị trường (market society). Micklethwait và Wooldridge đã nói đúng một
điều, đó là thiên tài của phương Tây nằm trong việc phát minh ra một
chính quyền với quyền lực hạn chế, tôn trọng các quyền công dân và được
xây dựng dựa trên sự tin tưởng có điều kiện của những người dân thường.
Chính các thể chế mạnh mẽ và trường tồn này đã, đang, và sẽ tiếp tục tạo
nên bản sắc của chúng ta, nếu như chúng ta khôi phục lại được nguồn
sinh lực pháp quyền cho chúng.

Chú thích

[1] Đây là bài điểm bốn cuốn sách:

1. Foreign Policy Begins at Home: The Case for Putting America’s House in
Order by Richard N. Haass, Basic Books, 195 pp., $15.99 (paper);

336 | 484
2. Restraint: A New Foundation for US Grand Strategy by Barry R.
Posen, Cornell University Press, 234 pp., $29.95;

3. The Fourth Revolution: The Global Race to Reinvent the State by John
Micklethwait and Adrian Wooldridge, Penguin, 305 pp., $27.95; và

4. Reforming Taxation to Promote Growth and Equity, a white paper by


Joseph Stiglitz Roosevelt Institute, 28 pp., May 28, 2014; available at
rooseveltinstitute.org

[2] Chủ nghĩa Peron (Peronism): một phong trào chính trị dân túy và
mang hơi hướng phát xít ở Argentina, theo tên cựu Tổng thống, nhà độc
tài quân sự Juan Domingo Peron – ND.

[3] Plebiscitary: (thuộc về) trưng cầu dân ý (tiếng Latin plebis scitum – đạo
luật của hội đồng bình dân). Plebiscitary authoritarianism chỉ một nền
chính trị độc tài dựa trên sự ủng hộ của đa số dân chúng – ND.

[4] Hội Fabian là một tổ chức xã hội chủ nghĩa lâu đời ở Anh Quốc, được
thành lập từ năm 1884, mà mục đích là để đề bạt những lý tưởng Xã hội
chủ nghĩa qua chủ trương tiệm tiến (Gradualism) và cải tổ dần dần
(Reformism). Hội này đã đặt nền móng cho Công đảng Anh và ảnh
hưởng tới chính sách của nhiều nước mà hình thành sau sự phi thực dân

337 | 484
hóa của đế quốc Anh, chả hạn Ấn Độ và Singapore (theo Wikipedia) –
ND.

[5] Thời đại Tiến bộ (Progressive Era) trong lịch sử Hoa Kỳ: thời kỳ có
nhiều phong trào và cải cách lớn trong kinh tế – chính trị – xã hội của
nước Mỹ, kéo dài từ 1890 đến thập niên 1920 – ND.

Nguồn: Michael Ignatieff, “Are the Authoritarians Winning?”, The New


York Review of Books, 2014 Issue, July 10.[1]. Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://nghiencuuquocte.org/2015/01/07/phai-chang-chu-nghia-chuyen-
che-dang-thang-the>

338 | 484
BÀI CHÍN

SỰ TRỖI DẬY CỦA CHỦ NGHĨA CHUYÊN CHẾ


CẠNH TRANH
Tác giả: Steven Levitsky

Lucan A.Way

Dịch giả: Nguyễn Thị Tố Uyên

Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

T
hế giới hậu Chiến tranh Lạnh được đánh dấu mới sự sinh sôi nảy nở
của các chế độ chính trị lai. Trong suốt thập niên 1990, bằng những
cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau, các chính thể ở hầu khắp
châu Phi (Ghana, Kenya, Mozambique, Zambia, Zimbabwe), Đại lục Âu Á
hậu cộng sản (Albania, Croatia, Nga, Serbia, Ucraina), châu Á (Malaysia,
Đài Loan) và châu Mỹ Latinh (Haiti, Mexico, Paraguay, Peru) đã kết hợp
các nguyên tắc dân chủ với sự cai trị chuyên chế. Các học giả thường nhìn
nhận những chế độ này như là những hình thức không hoàn chỉnh hay
đang chuyển đổi của dân chủ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp những

339 | 484
nhận định (hay hy vọng) này hóa ra lại lạc quan thái quá. Đặc biệt ở châu
Phi và Liên Xô cũ, nhiều chế độ hoặc duy trì dạng lai hoặc chuyển sang
hướng chuyên chế. Vì vậy, có thể đã đến lúc chúng ta thôi nghĩ đến
những chuyển đổi sang dân chủ của các trường hợp này và bắt đầu suy
nghĩ xem thực sự chúng là những loại chế độ đặc trưng nào.

Trong những năm gần đây, nhiều học giả đã chỉ ra tầm quan trọng của
các chế độ lai. Thật vậy, các bài viết học thuật gần đây đã đưa ra nhiều
cách gọi khác nhau cho các trường hợp pha trộn, bao gồm trong đó không
chỉ có “chế độ lai” mà còn “bán dân chủ”, “dân chủ ảo”, “dân chủ bầu cử”,
“dân chủ giả tạo”, “ dân chủ phi tự do”, “chủ nghĩa bán chuyên chế”, “chủ
nghĩa chuyên chế mềm”, “chủ nghĩa chuyên chế tuyển cử”, và “Tự do Một
phần”1 của Tổ chúc Ngôi nhà Tự do (Free House). Tuy nhiên phần nhiều
các bài tài liệu này mắc phải hai điểm yếu quan trọng. Đầu tiên, đặc trưng
của nhiều nghiên cứu là khuynh hướng thiên lệch về việc dân chủ hóa.
Các nghiên cứu thường xem những chế độ pha trộn như những hình thức
một phần hay “thu nhỏ” của dân chủ,2 hoặc đang trải qua những chuyển
đổi kéo dài sang dân chủ. Những đặc trưng như vậy hàm ý rằng những
trường hợp này đang chuyển sang chiều hướng dân chủ. Tuy nhiên, cả
Jeffrey Herbst và Thomas Carothers gần đây đã lập luận rằng điều này
thường không đúng.3 Mặc dù một vài chế độ lai (Mexico, Senegal, Đài

340 | 484
Loan) trong thập niên 1990 đã trải qua những chuyển đổi dân chủ, một số
khác (Azerbaijan, Belarus) thì dứt khoát chuyển sang hướng chuyên chế.
Vẫn còn một số khác hoặc duy trì ổn định hoặc chuyển sang những hướng
đa dạng (Malaysia, Nga, Ucraina, Zambia, Zimbabwe), khiến những hàm ý
đơn hướng của từ “chuyển đổi” bị sai lệch.

Thứ hai, những thuật ngữ như “bán dân chủ”, “bán chuyên chế”, và “Tự
do Một phần” thường được xếp như những nhóm chế độ còn lại và
thường bỏ qua những khác biệt quan trọng giữa những chế độ này. Ví dụ,
El Salvador, Latvia và Ucraina là những chế độ lai trong đầu thập niên
1990 và đều đạt sáu điểm - hay “Tự do Một phần” - từ đánh giá về quyền
chính trị và các quyền tự do dân chủ của tổ chức Ngôi nhà Tự do vào năm
1992-1993. Tuy nhiên những chế độ này khác nhau về nhiều phương diện
cơ bản. Trong khi ở Latvia đặc trưng phi dân chủ quan trọng nhất là việc
người gốc Nga không có quyền công dân, ở El Salvador các đặc trưng phi
dân chủ chính bao gồm những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và
không có sự kiểm soát của chính quyền dân sự đối với quân đội. Ucraina
thực thi quyền công dân tới toàn dân và đặt quân đội dưới sự kiểm soát
của chính quyền dân sự, nhưng các quyền tự do dân chủ thường xuyên bị
vi phạm và giới quan chức thường xuyên lạm dụng hoặc thao túng các thủ
tục dân chủ. Do đó, mặc dù mỗi chế độ trong các trường hợp này có thể

341 | 484
được phân loại thành “lai”, “bán dân chủ”, hay “tự do một phần”, những
cách gọi như vậy gây mơ hồ về những điểm khác nhau cốt yếu – những
điểm khác nhau có thể có những hàm ý nhân quả quan trọng. Sự pha trộn
khác nhau giữa các đặc tính chuyên chế và dân chủ có những nguồn gốc
lịch sử khác nhau và có tác động khác nhau về phát triển kinh tế, nhân
quyền và các triển vọng dân chủ.

Định nghĩa Chủ nghĩa chuyên chế cạnh trạnh

Bài viết này xem xét một thể loại đặc thù của chế độ “lai”: Chủ nghĩa
chuyên chế cạnh tranh (competitive authoritarianism). Trong những chế
độ chuyên chế cạnh tranh, những thể chế dân chủ chính thức thường
được xem như phương tiện chủ yếu để đạt được và thực thi quyền lực
chính trị. Tuy nhiên, các quan chức thường xuyên vi phạm luật lệ và trong
một chừng mực nào đó, chế độ này không thể đáp ứng những tiêu chuẩn
dân chủ tối thiếu. Điển hình như Croatia dưới thời Franjo Tudjman,
Serbia dưới thời Slobodan Miloševic, Nga dưới thời Vladimir Putin,
Uraina dưới thời Leonid Kravchuk và Leonid Kuchma, Peru dưới thời
Alberto Fujimori, và Haiti sau năm 1995, cũng như Albania, Armenia,
Ghana, Kenya, Malaysia, Mexico, và Zambia trong hầu hết thập niên 1990.
Mặc dù các học giả đã đánh giá đa số các chế độ này mang đặc trưng giống

342 | 484
như những hình thức một phần hay “thu nhỏ” của nền dân chủ, chúng tôi
tán thành với nhận định của Juan Linz rằng những chế độ này đúng hơn
nên được xem như một hình thức (thu nhỏ) của chế độ chuyên chế.

Cần phân định rành ròi giữa chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh với một
bên là dân chủ và bên kia là chủ nghĩa chuyên chế hoàn toàn. Các chế độ
dân chủ hiện đại đều phải đáp ứng bốn tiêu chuẩn tối thiểu:

1) Các quan chức hành pháp và lập pháp được lựa chọn thông qua các
cuộc bầu cử công khai, tự do và công bằng;

2) Tất cả công dân trưởng thành đều có quyền bầu cử thực sự;

3) Các quyền chính tri và quyền tự do dân chủ bao gồm quyền tự do
báo chí, tự do lập hội và tự do phê bình chính phủ mà không bị trả đũa
phải được bảo vệ rộng rãi; và

4) các nhà cầm quyền được bầu ra có thẩm quyền thực sự để điều hành
mà không chịu sự kiểm soát của quân đội hay các thủ lĩnh tôn giáo.5

Mặc dù đôi lúc thậm chí các chế độ dân chủ hoàn toàn cũng vi phạm
một hay nhiều tiêu chuẩn này, nhưng các vi phạm như vậy chưa đủ bao
quát và mang tính hệ thống để cản trở nghiêm trọng những thử thách
dân chủ đối với chính phủ cầm quyền. Nói cách khác, các vi phạm này về
cơ bản không làm thay đổi sân chơi giữa chính phủ và phe đối lập.6

343 | 484
Ngược lại, trong các chế độ chuyên chế cạnh tranh, những tiêu chí này
bị vi phạm thường xuyên và nghiêm trọng đủ để tạo ra một sân chơi bất
bình đẳng giữa chính phủ và phe đối lập. Mặc dầu các cuộc bầu cử được tổ
chức có quy củ và nhìn chung không có gian lận nghiêm trọng, các quan
chức tại vị thường lạm dụng các nguồn lực nhà nước, ngăn cản quyền
được truyền thông đưa tin đầy đủ của phe đối lập, sách nhiễu các ứng viên
đối lập và những người ủng hộ họ, và trong một số trường hợp thao túng
cả kết quả bầu cử. Các nhà báo, chính trị gia đối lập và các nhà phê bình
chính phủ có thể bị theo dõi, đe dọa, quấy rối hay bắt giữ. Các thành viên
của phe đối lập có thể bị bỏ tù, đẩy đi lưu vong hoặc đôi khi thậm chí bị
tấn công hoặc sát hại. Các chế độ có những hành vi tàn bạo như vậy
không thể được gọi là dân chủ.

Do đó chúng ta phải phân biệt rạch ròi giữa chủ nghĩa chuyên chế cạnh
tranh và các loại chế độ bất ổn định, không hiệu quả hoặc sai lạc nhưng
đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản của dân chủ, và cái này cũng bao hàm
những chế độ mà Guillermo O'Donnell gọi là “những nền dân chủ ủy
nhiệm” (delegative democracies).7 Theo Guillermo O'Donnell, những nền
dân chủ ủy nhiệm đặc trưng bởi trách nhiệm giải trình theo chiều ngang
(kiềm chế và đối trọng) ở những mức độ thấp và chính vì vậy lộ diện
những quan chức hành pháp quyền lực, có uy tín áp đảo và thường xuyên

344 | 484
lạm quyền. Tuy nhiên những chế độ như vậy lại đáp ứng những tiêu
chuẩn tối thiểu cho nền dân chủ. Vì vậy dân chủ ủy nhiệm phù hợp với
các trường hợp như Argentina và Brazil trong đầu thập niên 1990 nhưng
không đúng đối với trường hợp của Peru sau cuộc “tự đảo chính” của tổng
thổng Fujimori năm 1992.

Tuy nhiên, nếu các chế độ chuyên chế cạnh trạnh không hội đủ tiêu
chuẩn để được xếp vào dân chủ thì các chế độ này cũng không đủ các yếu
tố để được xếp vào chủ nghĩa chuyên chế hoàn toàn. Mặc dù các quan
chức trong các chế độ chuyên chế cạnh tranh thường có thể thao túng
những nguyên tắc dân chủ chính thức, họ lại không thể loại bỏ hay giảm
thiếu chúng xuống tới mức chỉ mang tính hình thức. Thay vì công khai vi
phạm các nguyên tắc dân chủ (ví dụ như ngăn cấm hay đàn áp phe đối lập
và truyền thông), các quan chức nhiều khả năng sử dụng mua chuộc, thu
nạp, và các hình thức khủng bố tinh vi hơn như lợi dụng các cơ quan
thuế, các tòa án bù nhìn, và các cơ quan nhà nước khác để "hợp pháp"
sách nhiễu, bắt bớ, hay ép buộc hợp tác từ giới phê bình. Mặc dù lợi thế
nghiêng về phía các quan chức chuyên quyền, thì sự kiên trì bền bỉ của các
thể chế dân chủ quan trọng tạo ra những vũ đài mà thông qua đó các lực
lượng đối lập có thể hay và thực sự tạo ra những thách thức quan trọng.
Vì vậy, mặc dù có thể các thể chế dân chủ bị khiếm khuyết nặng nề, cả

345 | 484
các quan chức chuyên chế và các phe đối lập đều cần phải xem trọng
chúng.

Theo cách hiểu này, chủ nghĩa chuyên chế cạnh trạnh khác hẳn với cái
được gọi là các chế độ tuyển cử “hình thức” – những chế độ mà trong đó
các thể chế tuyển cử tồn tại nhưng không tạo ra cuộc cạnh tranh quyền
lực mang ý nghĩa nào cả (chẳng hạn như ở Ai Cập, Singapore và
Uzbekistan trong những năm 1990). Các chế độ dạng này được gọi là các
chế độ “dân chủ giả tạo”, “dân chủ ảo”, và “chuyên chế tuyển cử”. Theo
quan điểm của chúng tôi, đây là các trường hợp của chủ nghĩa chuyên chế
hoàn toàn.8 Có thể rất khó để vẽ ra ranh giới giữa chế độ loại này và chủ
nghĩa chuyên chế cạnh tranh và có thể một ngày nào đó những thể chế
tuyển cử phi cạnh tranh sẽ trở thành cạnh trạnh (như trường hợp xảy ra ở
Mexico). Tuy nhiên, cần thiết phải phân biệt giữa các chế độ mà trong đó
các thể chế dân chủ cung cấp một kênh quan trọng qua đó phe đối lập có
thể tìm kiếm quyền lực với những chế độ khác mà trong đó các nguyên
tắc dân chủ chỉ đơn thuần phục vụ cho mục tiêu hợp pháp hóa một bộ
máy lãnh đạo chuyên quyền hiện có.

Cuối cùng, chúng ta phải phân biệt giữa chủ nghĩa chuyên chế cạnh
tranh với các loại chế độ lai khác. Các chế độ có thể pha trộn những đặc
tính chuyên chế và dân chủ theo nhiều cách khác nhau, và chủ nghĩa

346 | 484
chuyên chế cạnh trạnh không nên được xem như bao hàm tất cả các đặc
tính của những thể loại chế độ này. Các chế độ lai khác gồm có “các nền
cộng hòa độc quyền”9 (những chế độ với các thể chế dân chủ mạnh
nhưng hết sức hạn chế các luật công dân) và các nền dân chủ “được bảo
hộ” hay “bị dẫn dắt” – những chế độ cạnh tranh trong đó các chủ thể phi
dân chủ như quân đội hay các giới chức tôn giáo nắm giữ quyền phủ
quyết.

Bốn vũ đài của đấu tranh dân chủ

Nhờ vào sự kiên trì của các thể chế dân chủ đúng nghĩa trong chế độ
chuyên chế cạnh tranh, các vũ đài đấu tranh vẫn tồn tại, thông qua những
vũ đại này các lực lượng đối lập có thể thường xuyên thách thức, làm suy
yếu, và thậm chí đôi lúc đánh bại các quan chức chuyên quyền. Bốn vũ đài
với tầm quan trọng riêng đặc biệt là: 1) vũ đài tuyển cử; 2) cơ quan lập
pháp; 3) cơ quan tư pháp; và 4) truyền thông.

Vũ đài tuyển cử

Vũ đài đấu tranh đầu tiên và quan trọng nhất là vũ đài tuyển cử. Trong
các chế độ chuyên chế, các cuộc bầu cử hoặc không tồn tại hoặc không
thực sự có sự cạnh tranh. Cạnh trạnh tuyển cử bị loại bỏ hoặc về mặt pháp
347 | 484
lý như ở Cuba và Trung Quốc, hoặc trên thực tế như ở Kazakhtan và
Uzbekistan. Trong trường hợp sau, các đảng đối lập thường bị cấm hoặc
ngăn chặn tham gia vào cuộc cạnh tranh bầu cử, và các lãnh đạo phe đối
lập thường bị bỏ tù. Các nhà quan sát độc lập hay bên ngoài bị ngăn cản
việc xác minh kết quả thông qua các cuộc đếm phiếu song song, điều này
tạo ra những cơ hội đánh cắp phiếu bầu trên diện rộng. Do đó, các lực
lượng đối lập không thể tạo ra một mối đe dọa tuyển cử nghiêm trọng
cho các quan chức tại vị, và các cuộc bầu cử, xét trên mọi góc độ, là phi
cạnh trạnh. Chính vì vậy mà tổng thống Kazakhstan ông Nursultan
Nazarbayev đã tái đắc cử vào năm 1999 với 80% phiếu bầu và ở Uzbekistan
vào năm 2000 tổng thống Islam Karimov tái đắc cử với 92% phiếu bầu.
(Ước tính, những chế độ mà trong đó tổng thổng tái đắc cử với hơn 70
phần trăm số phiếu nhìn chung được xem là phi cạnh trạnh). Trong các
trường hợp này, cái chết hay cuộc lật đổ đầy bạo lực của vị tổng thống đó
thường được nhìn nhận như một phương thức kế vị khả dĩ hơn so với chờ
ông ta thất bại trong bầu cử.

Ngược lại, trong các chế độ chuyên chế cạnh tranh các cuộc bầu cử
thường diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt. Mặc dù quá trình tuyển cử có
thể được đặc trưng bởi sự lạm quyền trên diện rộng, truyền thông thiên
lệch, sách nhiễu các ứng viên đối lập và các nhà hoạt động10 (thường đầy

348 | 484
bạo lực) và nhìn chung thiếu minh bạch, các cuộc bầu cử vẫn được tổ chức
có quy củ, cạnh tranh (trong đó các đảng đối lập lớn và ứng viên của họ
thường tham gia), và thông thường không có gian lận nghiêm trọng.
Trong nhiều trường hợp, sự hiện diện của giới quan sát quốc tế hay sự
hiện hữu của các thủ tục đếm phiếu song song hạn chế giới quan chức
tham gia mưu đồ gian lận trên diện rộng. Do đó, các cuộc bầu cử có thể
tạo ra những bất ngờ đáng kể, và giới quan chức chuyên quyền buộc phải
xem trọng chúng. Chẳng hạn như vào năm 1996 tổng thống Nga Boris
Yeltsin và năm 1999 tổng thổng Ucraina Leonid Kuchma đã phải đối mặt
với những thách thức tuyển cử từ các đảng từng là đảng cộng sản trước
đây. Mặc dù bằng nhiều nỗ lực để hăm dọa tống tiền và những chiêu trò
khác nhằm đảm bảo số phiếu,11 Kuchma thắng cử với chỉ 35% số phiếu
bầu trong vòng bầu cử tổng thống đầu tiên năm 1999 và 56% trong vòng
thứ 2. Ở Kenya, nhà cầm quyền độc tài lâu đời Daniel arap Moi đã tái đắc
cử với số phiếu sát sao vào năm 1992 và 1997, và ở Zimbabwe phe đối lập
Phong trào vì Đổi thay Dân chủ (Movement for Democratic Change) suýt
giành chiến thắng trong các cuộc cầu cử nghị viện. Trong một vài trường
hợp, các lực lượng đối lập đã thành công trong việc đánh bại các quan
chức chuyên quyền hoặc các ứng viên sáng giá của chúng, đơn cử như
trường hợp xảy ra ở Nicaragua năm 1990, Zambia năm 1991, Malawi và
Ucraina năm 1994, Albania năm 1997 và tại Ghana năm 2000.
349 | 484
Mặc dù giới quan chức có thể thao túng các kết quả bầu cử nhưng điều
này thường khiến họ chịu tổn thất nặng nề và thậm chí có thể bị đánh
bại. Chẳng hạn, ở Peru Fujimori tái đắc cử vào năm 2000 nhưng liền bị
buộc phải từ chức trong vụ bê bối vài tháng sau đó. Tương tự, những nỗ
lực của Miloševic nhằm làm sai lệch kết quả bầu cử năm 2000 ở Serbia đã
dẫn đến một cuộc khủng khoảng chế độ và loại bỏ tổng thống. Các cuộc
khủng hoảng chế độ nổ ra do gian lận bầu cử cũng diễn ra ở Mexico năm
1988 và Acmenia năm 1996.

Vũ đài lập pháp

Vũ đài đấu tranh thứ hai là cơ quan lập pháp. Trong hầu hết các chế độ
chuyên chế hoàn toàn, các cơ quan lập pháp hoặc không tồn tại hoặc bị
đảng cầm quyền kiểm soát triệt để đến nỗi mâu thuẫn giữa nhánh hành
pháp và lập pháp là điều gần như không tưởng. Trong các chế độ chuyên
chế cạnh tranh, các cơ quan lập pháp có xu hướng tương đối yếu nhưng
đôi lúc chúng trở thành những tâm điểm của hoạt động đối lập. Điều này
đặc biệt có thể xảy ra trong các trường hợp mà các quan chức không thuộc
các đảng chính và mạnh. Ví dụ như ở Ucraina và Nga trong thập niên
1990, các tổng thổng đều phải đương đầu với các nghị viện ngoan cố
thống trị bởi các đảng cộng sản cũ và các đảng cánh tả. Nghị viện Ucraina

350 | 484
nhiều lần chặn đứng hoặc làm suy yếu các đạo luật cải cách kinh tế do
tổng thống Kuchma đề xuất và năm 2000 – 2001, mặc cho Kuchma đe dọa
dùng những biện pháp “thích đáng” nếu không nhận được sự hợp tác,
nghị viện vẫn chặn đứng nỗ lực kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý của
tổng thống nhằm làm suy giảm quyền lực của cơ quan lập pháp này. Dù
cho các quan chức cố gắng để vây hãm hay thậm chí đóng cửa nghị viện
(như ở Peru năm 1992 và Nga năm 1993), những hành động như vậy
thường phải trả giá rất đắt, đặc biệt là trên trường quốc tế. Chính vì vậy cả
Fujimori và Yeltsin đều tổ chức các cuộc bầu cử nghị viện mới trong thời
gian ba năm “tự đảo chính” của hai người và Yeltsin tiếp tục gặp phải sự
đối đầu từ nghị viện hậu đảo chính năm 1993.

Thậm chí ở những nơi mà các quan chức hành chính đương nhiệm
chiếm đa số ghế trong nghị viện, các lực lượng đối lập có thể dùng cơ
quan lập pháp này như một nơi gặp gỡ và tổ chức và (trong trường hợp có
truyền thông độc lập) như một diễn đàn công khai để lên án chế độ. Ở
Peru, mặc dù các đảng đối lập chỉ tạo ảnh hưởng nhỏ lên quá trình lập
pháp từ giữa năm 1995 đến 2000, các nhà lập pháp chống đối Fujimori đã
dùng nghị viện (và hoạt động đưa tin báo chí của nó) như một nơi để nói
lên các quan điểm của mình. Tháng 11 năm 2000 ở Ucraina, phó thủ lĩnh
phe đối lập là Aleksandr Mozoz đã dũng nghị viện để cáo buộc tổng thổng

351 | 484
về tội giết người và phát tán những cuộn băng tố giác tổng thống cho báo
chí.

Vũ đài tư pháp

Vũ đài thứ ba đầy tiềm năng của cuộc đối đầu chính là cơ quan tư pháp.
Chính phủ trong các chế độ chuyên chế cạnh tranh luôn tìm mọi cách để
hạ thấp vai trò của bộ máy tư pháp, thường bằng cách luận tội hoặc tinh
vi hơn qua con đường mua chuộc, tống tiền và các cơ chế thu nạp khác.
Đơn cử như ở Peru, rất nhiều thẩm phán – bao gồm một vài thẩm phán
tòa án tối cao – có liên quan mật thiết vào mạng lưới bảo kê thân hữu,
tham nhũng và tống tiền được xây dựng bởi người đứng đầu cơ quan tình
báo của Fujimori là Vladimiro Montesinos. Tại Nga, khi Tòa Bảo Hiến
tuyên bố sắc lệnh giải tán quốc hội năm 1993 của Yeltsin là trái hiến pháp,
Yeltsin đã cắt các đường dây điện thoại và dẹp bỏ lính gác của cơ quan
này. Trong một số trường hợp, các chính phủ phải sử dụng đến đe dọa và
bạo lực. Ở Zimbabwe, sau khi Tòa án Tối cao phán quyết việc chiếm đóng
đất trồng của người da trắng – một phần trong chính sách tái phân phối
đất đai của chính phủ Mugabe

– là bất hợp pháp, các thẩm phán độc lập đã phải nhận một làn sóng đe
dọa bạo lực từ phía “cựu chiến binh” ủng hộ chính phủ. Năm 2001 bốn vị

352 | 484
thẩm phán, trong đó có Chánh án Anthony Gubbay, đã quyết định về hưu
sớm và được thay bằng các thẩm phán thân chính phủ.

Tuy nhiên sự kết hợp giữa độc lập tư pháp chính thức và sự kiểm soát
không hoàn toàn của cơ quan hành pháp có thể đem đến cho các thẩm
phán tự do một cơ hội tốt. Ví dụ như ở Ucraina, Tòa Bảo Hiến đã chỉ rõ
rằng cuộc trưng cầu dân ý của tổng thống Kuchma nhằm làm giảm quyền
lực của cơ quan lập pháp là không có tính ràng buộc. Tại Slovakia, Tòa
Bảo Hiến đã chặn đứng việc chính phủ Vladimír Meciar phủ nhận các ghế
trong nghị viện của phe đối lập vào năm 1996. Các tòa án cũng đã bảo vệ
giới truyền thông và phe đối lập tránh khỏi khủng bố nhà nước. Tại
Croatia, các tòa án hằng tuần tha bổng một thành viên phe đối lập đã bị
kết án vì tố cáo sai tổng thống Tudiman là người sùng bái nhà độc tài
Francisco Franco của Tây Ban Nha. Tương tự, ở Malaysia năm 2001, một
thẩm phán Tóa án Tối cao đã thả hai người chống đối bị bắt giam căn cứ
theo Đạo luật An ninh Trong nước của chế độ và chất vấn công khai sự
cần thiết của đạo luật hà khắc đó.

Các chính phủ chuyên chế cạnh tranh có thể ngay sau đó trừng phạt
các thẩm phán ra phán quyết chống lại chính phủ, tuy nhiên những hành
động chống lại cơ quan tư pháp độc lập chính thức như vậy sẽ gây những
tổn thất lớn về tính hợp pháp ở trong nước và quốc tế. Ví dụ, năm 1997 ở

353 | 484
Peru Quốc hội thân Fujimori đã sa thải ba thành viên của Tòa án Hiến
pháp sau khi những quan chức này cố gắng chặn đứng việc làm vi hiến
nhằm tái đắc cứ tổng thống nhiệm kỳ thứ ba của Fujimori. Tuy nhiên,
động thái đó đã vấp phải sự chỉ trích nặng nề trong và ngoài nước, và vụ
việc này vẫn còn là một cái gai trong mắt chế độ cho đến tận cuối thập
niên.

Phương tiện truyền thông

Cuối cùng, truyền thông thường là tâm điểm tranh đấu trong các chủ
nghĩa chuyên chế cạnh tranh. Trong hầu hết các chế độ chuyên quyền lớn
mạnh, truyền thông hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước, bị kiểm duyệt
nặng nề và bị trấn áp có hệ thống. Các đài phát thanh và truyền hình hàng
đầu bị chính phủ (hoặc các đồng minh thân chính phủ) kiểm soát và các
tờ báo và tạp chí lớn hoặc bị cấm theo luật (như ở Cuba) hoặc trên thực tế
bị loại bỏ (như ở Uzbekistan và Turkmenistan). Các nhà báo kích động sự
nổi giận của chính phủ có nguy cơ bị bắt giữ, trục xuất và thậm chí bị sát
hại. Trái lại, trong các chế độ chuyên chế cạnh tranh các hãng truyền
thông độc lập không những hợp pháp mà còn có ảnh hưởng khá lớn và
các nhà báo - mặc dù thường xuyên bị đe dọa và đôi lúc bị tấn công- nổi
lên như lực lượng quan trọng của phe đối lập. Ví dụ như ở Peru, các tờ

354 | 484
báo độc lập như La República và El Comercio và các tạp chí hàng tuần
như Sí and Caretas hoạt động tự do trong suốt thập niên 1990. Tại
Ucraina, các tờ báo như Zerkalo nedeli, Den và gần đây nhất là Vicherni
visti giữ vai trò như những luồng quan điểm độc lập về chính phủ
Kuchma.

Các hãng truyền thông độc lập thường đóng vai trò như một lực lượng
kiểm sát trọng yếu bằng việc điều tra và phơi bày sai phạm của chính phủ.
Truyền thông Peru đã phơi bày hàng loạt các vụ lạm quyền của chính phủ,
gồm có vụ thảm sát sinh viên đại học La Cantuta năm 1992 và vụ giả mạo
các chữ ký cần thiết để đảng của Fujimori đủ điều kiện cho các cuộc bầu
cử năm 2000. Ở Nga, hãng truyền hình độc lập của Vladimir Gusinsky là
một nguồn phê phán chính phủ Yeltsin quan trọng, đặc biệt liên quan
đến những các hoạt động của chính phủ này ở Chechnya. Ở Zimbabwe, tờ
Daily News giữ vai trò trọng yếu trong việc phơi bày các vụ lạm quyền của
chính quyền Mugabe. Các hãng truyền thông còn có thể giữ vai trò như
phát ngôn viên cho các lực lượng đối lập. Ở Serbia, đài truyền thanh
Belgrade B-92 có chức năng như một trung tâm chủ chốt của phe đối lập
chống lại Miloševic trong nửa sau thập niên 1990. Các tờ báo cũng đóng
một vai trò quan trọng trong việc cổ vũ các lực lượng đối lập ở Panama và
Nicaragua vào cuối thập niên 1980.

355 | 484
Trong các chế độ chuyên chế cạnh tranh các quan chức hành pháp
thường tích cực ra tay đàn áp giới truyền thông độc lập, sử dụng các cơ
chế đàn áp tinh vi hơn các người đồng nhiệm trong các chế độ chuyên
chế. Các phương thức này bao gồm đưa hối lộ, phân bổ chọn lọc hoạt
động quảng cáo nhà nước, thao túng các khoản nợ và thuế mà các hãng
truyền thông phải trả, kích động mâu thuẫn giữa các cổ đông và các quy
định luật báo chí hạn chế tạo điều kiện thuận lợi để buộc tội các ký giả
độc lập và các ký giả phe đối lập. Ở Nga, chính phủ lợi dụng các khoản nợ
của đài truyền hình độc lập với Gazprom- tập đoàn khí đốt trọng yếu- để
giúp các lực lượng thân chính phủ sắp đặt một âm mưu thôn tính. Ở
Peru, chính phủ Fujimori trên thực tế nắm quyền kiểm soát tất cá các đài
truyền hình tư nhân trên cả nước dựa trên sự kết hợp giữa hối lộ và các
trò bịp hợp pháp, ví dụ như lệnh vô hiệu hóa quyền công dân của ông chủ
đài Channel 2 Baruch Ivcher. Các chính phủ còn tận dụng triệt để các
điều luật về tội bôi nhọ để sách nhiễu hay truy tố “hợp pháp” các tờ báo
độc lập. Chẳng hạn như ở Ghana, chính phủ Jerry Rawling đã sử dụng
luật chống bôi nhọ người khác từ thời kỳ thuộc địa để bắt giam một số
biên tập viên và ký giả trong thập niên 1990, và ở Croatia, theo báo cáo
năm 1997 của Viện Xã Hội Mở thì các tờ báo độc lập lớn đã 230 lần bị
truy tố về tội bôi nhọ.Tương tự, chính phủ Armenia đã lợi dụng các vụ

356 | 484
truy tố về tội bôi nhọ để làm lắng xuống chỉ trích từ phía báo chí sau cuộc
bầu cử đầy tranh cãi của nước này năm 1996.13

Tuy vậy những nỗ lực để đàn áp truyền thông có thể khiến giới quan
chức trong các chế độ chuyên chế hao tổn không ít. Ví dụ, vào năm 1996
khi chính phủ Tudjman ở Croatia cố gắng thu hồi giấy phép của kênh
truyền thanh Radio 101, một đài truyền thanh độc lập phổ biến ở thủ đô,
làn sóng phản đối nổ ra mạnh mẽ khiến phe đối lập vững mạnh thêm và
tạm thời gây chia rẽ đảng cầm quyền. Năm 2000 tại Ucraina, những cáo
buộc cho rằng tổng thống Kuchma đã cố gắng sát hại một phóng viên phe
đối lập đã dẫn đến làn sóng phản đối trong nước và sự cô lập một phần từ
phương Tây. Ở Peru, hành vi truy tố và đẩy Ivcher đi lưu vong đã làm dấy
lên sự phản đối mạnh mẽ trong nước và trở thành tâm điểm chỉ trích ở
ngoài nước.

Những căng thẳng cố hữu

Các chính phủ chuyên chế có thể cùng tồn tại vĩnh viễn với các thể chế
dân chủ đúng nghĩa. Miễn là các quan chức tránh lạm quyền quá đà (và bị
dư luận phát giác rộng rãi) và không hủy bầu cử hay công khai cướp phiếu
bầu thì những mâu thuẫn vốn có trong chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh
có thể kiểm soát được. Bằng cách tiến hành hối lộ, thu nạp và những dạng

357 | 484
khủng bố “hợp pháp” khác, các chính phủ có thể hạn chế những thách
thức từ phe đối lập mà không làm dấy lên làn sóng phản đối và bị quốc tế
tẩy chay.

Tuy nhiên việc cùng tồn tại giữa các luật lệ dân chủ và các biện pháp
chuyên quyền nhằm giúp giới quan chức nắm giữ quyền lực lại tạo ra một
nguồn bất ổn cố hữu. Sự hiện hữu của các cuộc bầu cử, các cơ quan lập
pháp, các tòa án và một cơ quan truyền thông đại chúng độc lập tạo ra
những cơ hội thách thức thường xuyên cho các lực lượng đối lập. Những
thách thức như vậy tạo ra tình thế lưỡng nan thực sự cho các quan chức
tại vị. Một mặt, việc đàn áp phe đối lập rất tốn kém, phần lớn do các
thách thức có xu hướng vừa hợp pháp về hình thức và được công nhận
rộng rãi (trong nước và quốc tế) là hợp pháp. Mặt khác các quan chức có
thể mất quyền lực nếu để các thách thức dân chủ cứ thế mạnh lên.14 Vì
vậy mà những thời điểm cạnh tranh dân chủ khốc liệt đã tạo ra những
mâu thuẫn cố hữu trong chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh, đẩy các lãnh
đạo chuyên quyền phải chọn lựa giữa việc vi phạm trầm trọng các luật lệ
dân chủ với cái giá là bị cộng đồng quốc tế cô lập và gây nên các mâu
thuẫn trong nước, và việc để cho các thách thức tiếp diễn với nguy cơ có
thể bị đánh bại. Kết quả thường là khủng hoảng chính trị nào đó, như đã
diễn ra ở Mexico năm 1988; Nicaragua năm 1990; Zambia năm 1991; Nga

358 | 484
năm 1993; Armenia năm 1996; Albania năm 1997; Ghana, Peru, Serbia và
Ucraina vào năm 2000, và tái diễn ở Zambia năm 2001. Một cuộc khủng
tương tự có vẻ có thể xảy ra ở Zimbabwe xung quanh cuộc bầu cử tổng
thống vào tháng 3 năm 2002.

Trong một số trường hợp, như của Kenya, Malaysia và Ucraina, các
lãnh đạo chuyên quyền đã vượt qua khủng hoảng. Ở một vài trong số các
nước này, chế độ thẳng tay đàn áp và truy quét triệt để. Một số trường
hợp khác như Nicaragua năm 1990, Zambia năm 1991, Ghana và Mexico
năm 2000, các chính phủ chuyên chế cạnh tranh không thể trấn áp và mất
quyền lực. Trong một số trường hợp còn lại khác, gồm Peru và Serbia, các
nhà chuyên quyền cố gắng để trấn áp nhưng khi tiến hành thì bị suy yếu
nặng yếu và cuối cùng bị sụp đổ.

Thế nhưng việc thay thế chính quyền chuyên chế không đồng nghĩa với
sự dân chủ hóa. Mặc dù trong nhiều trường hợp (Croatia, Nicaragua,
Peru, Slovakia, Serbia) việc lật đổ quan chức cầm quyền dẫn đến quá trình
chuyển đổi dân chủ, trong một số trường hợp khác, gồm Albania, Zambia,
Ucraina, and Belarus các lãnh đạo mới tiếp tục hoặc thậm chí tăng cường
nhiều hoạt động chuyên chế của người tiền nhiệm. Do đó, việc loại bỏ
những lãnh đạo chuyên chế tạo ra một cơ hội quan trọng cho sự thay đổi

359 | 484
chế độ và thậm chí là sự dân chủ hóa, nhưng không bảo đảm cho một kết
quả như vậy.

Phạm vi của bài này không bao gồm việc lý giải những thay đổi trong
năng lực của các chế độ chuyên chế cạnh tranh để sống sót qua các cuộc
khủng hoảng gây ra bởi các thời điểm cạnh tranh dân chủ, tuy nhiên có
một điểm đáng lưu ý.15 Trong những khu vực có quan hệ gần gũi với
phương Tây, đặc biệt là Mỹ Latinh và Trung Âu trong giai đoạn hậu
Chiến tranh Lạnh, việc loại bỏ giới chức chuyên quyền nhìn chung đều
dẫn đến tiến trình dân chủ hóa. Ví dụ như ở châu Mỹ Latinh, bốn trong
năm chế độ chuyên chế cạnh tranh (ngoại trừ Haiti) đã tiến hành dân chủ
hóa sau năm 1990 (Cộng Hòa Dominica, Mexico, Nicaragua và Peru).
Tương tự, trong cùng thời điểm đó bốn trong năm chế độ chuyên chế ở
Trung Âu (ngoại trừ Albania) đã tiến hành dân chủ hóa (Croatia, Serbia,
Slovakia và Romania). Trái lại, tiến triển của các chế độ chuyên chế cạnh
tranh ở châu Phi và Liên Xô cũ rất khác biệt. Trong số các cộng hòa Xô
viết cũ, duy nhất một chế độ chuyên chế (Moldova) tiến hành dân chủ
hóa trong thập niên 1990.

Kết quả này chỉ ra rằng sự gần gũi với phương Tây có thể là một nhân
tố quan trọng định hình hướng đi của các chế độ chuyên chế cạnh tranh
trong thập niên 1990. Mối liên kết với phương Tây – dưới hình thức ảnh

360 | 484
hưởng văn hóa và truyền thông, các mạng lưới giới tinh hoa, các hiệu ứng
lan tỏa và áp lực trực tiếp từ phía các chính phủ phương Tây – dường như
tăng cái giá phải trả của việc duy trì vững chắc nền chuyên chế, khiến cho
tiến trình dân chủ hóa của các chế độ chuyên chế cạnh tranh khả thi hơn.
Những nơi có mối liên kết yếu hơn với phương Tây hay những nơi khác,
các nước bá quyền phi dân chủ (như Nga hay Trung Quốc) có ảnh hưởng
lớn, chế độ chuyên chế cạnh tranh nhiều khả năng hoặc tiếp tục tồn tại
hoặc chuyển sang hướng chuyên chế hơn.

Các con đường đi đến chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh

Mặc dù các chế độ chuyên chế cạnh tranh không phải là một hiện tượng
gì mới (dẫn chứng lịch sử là nó đã tồn tại ở một vài nơi ở Trung-Đông Âu
trong thập niên 1920 và ở Argentina dưới thời Perón từ năm 1946 đến
1955), chúng đã gia tăng rõ rệt trong những năm gần đây. Trong suốt
thập niên 1990, chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh nổi lên từ ba con đường
hình thành chế độ khác nhau. Một hướng là sự suy tàn của chế độ chuyên
chế hoàn toàn. Trong những trường hợp này, các chế độ chuyên chế tồn
tại lâu đời bị ép buộc – thường bởi áp lực kết hợp giữa trong nước và quốc
tế- hoặc chấp nhận các thể chế dân chủ chính thức hoặc thực sự gia nhập
vào các thể chế dân chủ mà trước đó chỉ mang tính hình thức. Tuy nhiên

361 | 484
vì sự yếu kém của các phong trào đối lập, các quá trình chuyển đổi không
hội đủ điều kiện của nền dân chủ, và các quan chức đã chứng tỏ sự khôn
khéo trong việc thao túng hay tuân thủ một cách chọn lọc những luật lệ
dân chủ mới. Sự chuyển đổi theo loại này diễn ra ở hầu khắp khu vực hạ
Sahara châu Phi, nơi mà khủng hoảng kinh tế và áp lực quốc tế bắt buộc
các nhà chuyên quyền lâu đời phải kêu gọi các cuộc bầu cử đa đảng, nhưng
ở những nơi nhiều quá trình chuyển đổi không hội đủ điều kiện của dân
chủ hóa và nhiều nhà chuyên chế vẫn duy trì quyền lực.

Con đường thứ hai đi đến chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh là sự sụp
đổ của một chế độ chuyên chế, tạo ra một chế độ chuyên chế cạnh tranh
mới. Trong những trường hợp này, các chế độ bầu cử yếu được tạo ra, ít
nhiều được xem như là hệ quả sụp đổ của chủ nghĩa chuyên chế. Mặc dù
sự thiếu vắng các truyền thống dân chủ cộng với các xã hội dân sự yếu
kém đã tạo cơ hội cho các chính phủ thắng cử cai trị một cách chuyên
chế, nhưng những chính phủ này lại thiếu năng lực để củng cố sự thống
trị chuyên chế. Đi theo con đường này là các quốc gia cộng sản cũ như
Armenia, Croatia, Romania, Nga, Serbia và Ucraina cũng như Haiti sau
năm 1994.

Con đường thứ ba đi đến chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh là sự tan rã
của một chế độ dân chủ. Trong những trường hợp này, các cuộc khủng

362 | 484
hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc và thường kéo dài triền miên đã tạo ra
những điều kiện để các chính phủ thắng cử làm xói mòn các thể chế dân
chủ - hoặc thông qua một cuộc “tự đảo chính” tổng thống hoặc qua các
hành vi lạm quyền có chọn lọc và ngày càng gia tăng – nhưng thiếu quyết
tâm hoặc năng lực để triệt để loại bỏ chúng. Điển hình của sự chuyển đổi
dạng này có Peru trong đầu những năm 1990 và Venezuela có thể hiện
nay.

Nguồn gốc của sự gia tăng mạnh mẽ gần đây nằm ở những khó khăn
liên quan đến việc củng cố các chế độ dân chủ và chuyên chế trong giai
đoạn ngay sau Chiến tranh Lạnh. Mặc cho tiến bộ toàn cầu của dân chủ ở
thập niên 1990 (và sự lạc quan dân chủ được truyền cảm hứng bởi các học
giả), hầu hết các chế độ dân chủ trên thế giới vẫn khó khăn để hình thành
hay duy trì. Nhiều quá trình chuyển đổi đã diễn ra ở các nước có tỷ lệ đói
nghèo, bất bình đẳng và mù chữ cao; nhà nước và các xã hội dân sự yếu
kém; bất ổn thể chế; biên giới quốc gia luôn có tranh chấp; và - ở một số
nước cộng sản cũ – sự thống trị tiếp diễn của nhà nước đối với nền kinh
tế, các thể chế tôn giáo lớn và những lĩnh vực khác của hoạt động xã hội.

Tuy nhiên nếu những triển vọng cho sự dân chủ hoá hoàn toàn vẫn còn
ảm đảm ở hầu hết thế giới hậu Chiến tranh Lạnh thì những triển vọng
xây dựng và duy trì chủ nghĩa chuyên chế hoàn toàn cũng ảm đạm không

363 | 484
kém.16 Phần lớn, sự thay đổi này là một sản phẩm của môi trường quốc tế
hậu Chiến tranh Lạnh. Chiến thắng của chủ nghĩa tự do phương Tây và
sự sụp đổ của Liên Xô làm xói mòn tính hợp pháp của các mô hình chế
độ thay thế và tạo động lực mạnh mẽ cho các nhà nước ngoại vi chấp nhận
các thể chế dân chủ chính thức. Như Andrew Janos đã lập luận, các giai
đoạn của bá quyền tự do đặt một “mạng lưới các ràng buộc” lên các chính
phủ phi dân chủ đang cố gắng để duy trì sự tôn trọng quốc tế và khả năng
tồn tại. Vì vậy, trong suốt giai đoạn ngắn ngủi của bá quyền tự do sau Thế
chiến I, các chính phủ chuyên chế ở Trung Âu phải đối mặt với áp lực
mạnh mẽ để chấp thuận báo chí bán tự do, sự giám sát thường xuyên của
các thành viên nghị viện đối lập, và một cơ quan tư pháp gần như độc
lập.17 Tuy nhiên, khi các nhà nước tự do phương Tây gặp phải thách thức
từ các cường quốc chuyên chế chống bá quyền, các “mạng lưới ràng buộc”
này thường biến mất. Các cường quốc chống bá quyền cung cấp các nguồn
lực thay thế về tính chính danh và hỗ trợ kinh tế và quân sự, do đó làm
suy yếu động lực để các giới tinh hoa cầm quyền duy trì các thể chế dân
chủ chính thức.Vì vậy mà sự nổi lên của Đức Quốc xã và nước Nga Xô
Viết như những cường quốc khu vực đã góp sức vào sự sụp đổ của các chế
độ lai ở Trung Âu trong thập niên 1930, và sức mạnh của Liên Xô đã tạo
điều kiện cho sự hình thành các nền chuyên chính theo chủ nghĩa Lenin
trên hầu khắp Thế giới Thứ ba trong suốt Chiến tranh Lạnh. Khi các
364 | 484
cường quốc phương Tây đương đầu với một đối thủ tranh giành vị trí bá
chủ, các nước này nhiều khả năng sẽ chấp nhận các chế độ chuyên quyền
nào có thể thực hiện vai trò như những vùng đệm chống lại các địch thủ
của mình.

Bá quyền tự do phương Tây trong giai đoạn thập niên 1990 được đánh
giá cũng giống như thập niên 1920 nhưng phạm vi rộng hơn. Những ảnh
hưởng quốc tế có nhiều hình thức, gồm có các hiệu ứng lan tỏa, tính có
điều kiện (như trong trường hợp tư cách thành viên Liên minh châu Âu),
áp lực trực tiếp nhà nước-lên- nhà nước (dưới hình thức của các lệnh
trừng phạt, ngoại giao hậu trường, và thậm chí là can thiệp quân sự trực
tiếp), và các hoạt động của các thể chế và chủ thể xuyên quốc gia mới nổi.
Trong bối cảnh mới này, mô hình dân chủ tự do nhận được sự công nhận
chưa từng có tiền lệ của giới tinh hoa ở các quốc gia cộng sản cũ và thuộc
Thế giới Thứ ba. Quan trọng hơn, việc thiếu đi các nguồn viện trợ kinh tế
và quân sự thay thế đã nâng tầm vai trò của việc duy trì mối quan hệ hòa
thuận với các thể chế và chính phủ phương Tây. Mặc dù tác động của áp
lực quốc tế giữa các vùng (và thậm chí giữa các quốc gia) khác nhau đáng
kể, đối với chính phủ ở những quốc gia nghèo hơn và thu nhập trung
bình, ích lợi của việc chấp thuận các thể chế dân chủ chính thức – và cái

365 | 484
giá của việc công khai duy trì các thể chế chuyên chế– đã tăng lên đáng kể
trong thập niên 1990.

Các nhà chuyên quyền tiềm năng và mới nổi cũng đã đương đầu với
những rào cản nội địa quan trọng cho sự củng cố các chế độ chuyên chế.
Để củng cố một chế độ hoàn toàn đóng, giới tinh hoa chuyên chế phải
loại bỏ tất cả các nguồn đối đầu chính thông qua đàn áp có hệ thống hoặc
thu nạp các đối thủ tiềm năng. Hoạt động dạng này đòi hỏi cả sự kết hợp
của giới tinh hoa và một bộ máy nhà nước hiệu quả và có khả năng tài
chính. Việc khan hiếm tài nguyên đã gây khó khăn nhiều hơn cho các nhà
lãnh đạo trong việc duy trì các mạng lưới ô dù bảo trợ vốn đã củng cố các
cấu trúc nhà nước chuyên chế trước đây. Thêm vào đó, sự kiểm soát phân
cấp không chắc chắn đối với các cơ quan đàn áp, làm gia tăng nguy cơ nội
chiến và khiến việc củng cố nền thống trị chuyên chế khó khăn hơn. Cuối
cùng, trong nhiều chế độ cộng sản cũ sự phân tán kiểm soát nguồn lực
kinh tế khác nhau của nhà nước giữa các nhóm khác nhau gây khó khăn
cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào muốn thiết lập quyền kiểm soát hoàn toàn,
tất yếu dẫn đến một hình thức của chế độ đa nguyên.

Nhiều chế độ đã vượt qua được các trở ngại trong và ngoài nước đối với
nền cai trị chuyên chế trong thập niên 1990. Một số đã hưởng lợi từ
những kẽ hở quy định lỏng lẽo của hệ thống quốc tế, phần nhiều là do

366 | 484
các vấn đề kinh tế và an ninh đã lấn át chiến dịch thúc đẩy dân chủ trong
các chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của phương Tây. Một số
chế độ khác thì hưởng lợi từ việc kiểm soát nhà nước đối với nguồn thu
nhập từ các hàng hóa giá trị (chẳng hạn như dầu thô), điều này đã gây trì
trệ cho sự phát triển của một xã hội dân sự tự chủ và trao cho các nhà cầm
quyền phương tiện để thu nạp các đối thủ tiềm năng, và một số khác tận
dụng các mạng lưới của giới tinh hoa bán truyền thống vốn đóng vai trò
thúc đẩy sự thành lập các chế độ tân gia trưởng (như ở Trung Á).

Tuy nhiên phần nhiều ở châu Phi, Mỹ Latinh và Đại lục Âu Á hậu
cộng sản trong thập niên 1990, các nhà chuyên quyền tiềm năng hay mới
nổi đều thiếu những lợi thế này. Áp lực quốc tế kết hợp với sự yếu kém
của nhà nước và sự chia rẽ trong giới tinh hoa khiến cho các quan chức
nhận ra chi phí cho việc thu nạp hay đàn áp các đối thủ đều quá cao để
thực hiện. Kết quả là, thậm chí một số lãnh đạo chuyên chế tối cao cũng
không thể loại trừ những vũ trường đấu tranh quan trọng. Nguồn gốc sự
yếu kém của chế độ chuyên chế ở các trường hợp đều khác nhau. Ví dụ
như ở Albania và Haiti, các nhân tố quốc tế có thể đóng vai trò quyết
định trong việc ngăn chặn sự thống trị chuyên chế hoàn toàn. Ở châu Phi,
sự eo hẹp nguồn lực do bị chấm dứt nguồn tài trợ trong Chiến tranh
Lạnh và điều kiện bị áp đặt bởi các thiết chế tài chính quốc tế khiến cho

367 | 484
một số chính quyền quá kém cỏi không thể thu nạp hay đàn áp những
thách thức tương đối yếu từ phe đối lập.18 Trong các quốc gia hậu Liên
Xô cũ như Moldova, Nga và Ucraina sự phân tán quyền kiểm soát đối với
nhà nước và các nguồn lực kinh tế gây ra cuộc đối đầu chính trị ngay cả ở
những nơi xã hội dân sự vẫn còn yếu. Tuy nhiên, điểm chung ở hầu hết
các trường hợp này là chế độ đa nguyên và cạnh trạnh dân chủ được duy
trì vì mong muốn của giới tính hoa thì ít mà phần nhiều là vì đơn thuần
họ không thể tống khứ chúng.

Vậy nên trong thập niên 1990, các chế độ chuyên chế cạnh tranh có
khả năng xuất hiện nhất trong những điều kiện bất lợi cho việc củng cố cả
các chế độ chuyên chế và dân chủ. Tất nhiên cần phải lưu ý rằng, những
điều kiện như vậy không nhất thiết dẫn đến chủ nghĩa chuyên chế cạnh
tranh. Trong một số trường hợp như El Salvador, Mali, và Mông Cổ nền
dân chủ có thể phát triển mạnh mẽ bất chấp những điều kiện bất lợi.
Trong một số trường hợp khác, sự tan vỡ của nền thống trị chuyên chế có
thể kéo theo sự sụp đổ của nhà nước và nội chiến như đã diễn ra ở
Liberia, Sierra Leone, và Somalia.

Khái niệm hóa các nền phi dân chủ

368 | 484
Chúng tôi xin kết luận bằng việc lặp lại lời kêu gọi của Thomas Carothers
về việc vượt qua cái mà học giả này gọi là “mô hình chuyển đổi”.19 Rõ
ràng những hy vọng ban đầu về sự dân chủ hóa ở hầu khắp trên thế giới là
lạc quan thái quá. Nhiều chế độ chuyên chế vẫn tồn tại qua “làn sóng thứ
ba” của quá trình dân chủ hóa. Trong những trường hợp khác, sự sụp đổ
của một hình thức chủ nghĩa chuyên chế sẽ không hình thành nên nền
dân chủ mà là một dạng mới của nền cai trị phi dân chủ. Thật vậy, một
thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ, đa số các nhà nước độc lập trên thế giới
vẫn còn phi dân chủ. Tuy nhiên trong khi có nhiều nghiên cứu về nguyên
nhân và hậu quả của quá trình dân chủ hóa,

những thể loại mới nổi của chế độ dân chủ và những vấn đề trong củng
cố dân chủ đã được biết đến, thì lại có ít nghiên cứu đáng chú ý về sự xuất
hiện hay duy trì dai dẳng của các chế độ phi dân chủ.

Bá quyền tự do phương Tây hậu Chiến tranh Lạnh, sự thay đổi kinh tế
toàn cầu, sự phát triển của công nghệ truyền thông, sự gia tăng của mạng
lưới quốc tế nhằm thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, tất cả đã đóng góp
cho việc tái định hình những thách thức và cản trở đối với giới tinh hoa
chuyên chế. Kết quả là một số hình thức của chủ nghĩa chuyên chế như
chủ nghĩa toàn trị, chủ nghĩa chuyên chế quan liêu càng khó khăn để duy
trì. Tuy nhiên, đồng thời, trong thập niên 1990 một vài thể loại chế độ

369 | 484
phi dân chủ mới (hoặc mới một phần), trong đó có chủ nghĩa chuyên chế
cạnh tranh, đã giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn. Nhiều hình thức chế
độ phi dân chủ khác cũng giành được vai trò quan trọng, gồm có các thể
loại chế độ lai khác, chế độ độc tài gia trưởng hậu cộng sản và các trường
hợp của các quốc gia bị suy tàn liên miên (“chế độ hỗn loạn” -
chaosocracy).20 Việc nghiên cứu về những sản phẩm phi dân chủ này rất
quan trọng để có được hiểu biết sâu hơn (thay vì chỉ hy vọng) về những
gói lựa chọn mở ra cho các chế độ chuyển đổi hậu Chiến tranh Lạnh.

Nguồn: Steven Levitsky, Lucan A.Way. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên
chế cạnh tranh. Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://nghiencuuquocte.org/2014/06/19/chu-nghia-chuyen-che-canh-
tranh>

370 | 484
BÀI MƯỜI

NHỮNG GIỚI HẠN CO GIÃN CỦA TOÀN TRỊ


Tác giả: Bruce Gilley

Dịch giả: Nguyễn Ước

T
hành công mới đây của Ðảng Cộng sản Trung Quốc trong việc
chuyển giao quyền lãnh đạo có thể được thông giải như một bằng
chứng rằng chế độ toàn trị của Trung Quốc là độc đáo về mặt lịch sử.
Hơn một thập niên sau ngày Liên bang Sô Viết và các trật tự cộng sản tại
Ðông Âu sụp đổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ vẫn nắm quyền
mà còn làm lễ tấn phong cho một tập hợp những người kế thừa trẻ hơn,
được học hành tốt hơn và thậm chí tự tin hơn, làm đầu lĩnh của nó. Và
Ðại hội thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng Mười một năm
2002 đánh dấu lần đầu tiên có sự chuyển giao êm thắm quyền lãnh đạo
trong chế độ cộng sản mà không chút dính líu tới cái chết hoặc sự thanh
trừng vị thủ lãnh sắp thôi việc.

Các nhà lý thuyết chính trị thường hiểu một cách truyền thống rằng
các chế độ toàn trị thì yếu ớt, vô phương cứu chữa trong tận cốt lõi của
371 | 484
nó, vì nó hoàn toàn thiếu sự kiểm tra về quyền lực như một sự cai trị theo
luật pháp, về sự phân chia quyền lực và về khả năng tranh thủ quần
chúng. Quan điểm cho rằng tính yếu ớt cố hữu của các chế độ đó sẽ, một
cách không thể tránh được, trở thành rõ rệt hơn khi theo thời gian, sự
cân bằng tương đối của các tài nguyên được chuyển dịch từ nhà nước tới
các lực lượng xã hội tự quản, thông thường như là kết quả của nhiều hình
thức phát triển một khi kinh tế tăng trưởng và mở cửa ra quốc tế. Tại
những cấp độ phát triển ấy, nói chung người ta tin rằng các chế độ toàn
trị thấy mình bị khổ sở vì cái có thể gọi là “lô-gic của quyền lực tập trung”
- nghĩa là, cái khuynh hướng ủng hộ việc quyền lực nằm trong tay vài cá
nhân hoặc bè cánh có tính cá nhân chủ nghĩa, rồi bị họ lợi dụng chí tử với
những kết quả điển hình, trong đó gồm có sự cai trị tồi, suy giảm tính
chính thống, tham nhũng và các tiêu chuẩn yếu kém về hạnh kiểm của
giới tinh hoa cai trị (elites). [1]

Nhưng Trung Quốc - mà nhân dân của nó tiêu biểu cho khoảng một
nửa phần dân số thế giới hiện không được phép chọn các nhà lãnh đạo
bằng các cuộc bầu cử dân chủ - cho tới nay đã và đang thách thức kiểu
mẫu truyền thống đó. Một số người thử giải thích sự kiện ấy bằng việc
Đảng Cộng sản Trung Quốc tái củng cố nền tảng ngôi nhà của nó sau khi
tình trạng tính chính thống của Ðảng bị sa sút tột độ sau vụ phản kháng

372 | 484
Thiên An Môn năm 1989. Các nhà quan sát thì cãi lại rằng Đảng Cộng
sản Trung Quốc có vẻ đang giải quyết hữu hiệu sự thiếu hụt dân chủ bằng
phương cách phi dân chủ, với việc đặt đúng chỗ các cơ chế làm giảm
thiểu, hoặc có khả năng trừ khử sự yếu ớt có tính truyền thống của các
chế độ toàn trị. Andrew Nathan tóm tắt bằng chứng của các cơ chế đó
trong một đề mục “sự định chế hóa chế độ”.

Tôi cho rằng đặc điểm hóa như thế là sai, một vấn đề tôi sẽ tranh luận
sau đây, liên quan tới ba điểm đặc trưng của các chế độ toàn trị khiến về
mặt lịch sử, chúng ở trong số các chế độ khó định chế hóa nhất: 1. quá
trình đề bạt giới tinh hoa; 2. sự bảo quản trách nhiệm về chức năng hoạt
động của giới tinh hoa; 3. sự tham sự của nhân dân.

So với tình trạng hỗn độn trong kỷ nguyên Mao Trạch Ðông thì chắc
chắn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hôm nay là một nhà nước tương đối
được định chế hóa. Nhưng xét theo quan hệ với các nhu cầu thật sự của xã
hội Trung Quốc đương đại, thì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rõ ràng là
không đạt: bất cứ điểm đặc trưng đã định nào [trong ba điểm nêu trên]
của một hệ thống chính trị chỉ có thể cho là “đã được định chế hóa” khi
nó phù hợp với các lý tưởng có tính tiêu chuẩn của quốc gia cũng như
được thực hiện hữu hiệu. Theo những tiêu chuẩn ấy thì bằng chứng về sự
định chế hóa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn yếu. Cũng không

373 | 484
có vẻ rằng cuối cùng sự định chế hóa loại đó sẽ mạnh. Quả thật, tính từ
năm 1949 tới nay, có thể thấy rõ là tại Trung Quốc có ba chu kỳ củng cố
và suy sụp: trước là đạt tới những giới hạn của sự định chế hóa chế độ, rồi
tiếp liền đó, cái “lô-gic của quyền lực tập trung” tái khẳng định nó. Ðiều
tương tự như thế có thể tái diễn vào một thời điểm thích hợp, và làm suy
yếu sự định chế hóa hình thức tại Đại hội thứ 16 vừa qua của Đảng Cộng
sản Trung Quốc.

Sự định chế hóa hiện nay

Samuel P. Huntington xác định đặc điểm của sự định chế hóa chính trị
như một quá trình mà qua đó điểm đặc trưng đã định của một hệ thống
chính trị đạt đủ các nét “khả năng thích ứng, tính phức tạp, tính tự quản,
và tính nhất quán.” Nơi mà điểm đặc trưng có vấn đề thì có thể là một
quá trình, một định chế, hoặc một lề luật. Huntington nói, khi sự định
chế hóa được thành tựu từ trên xuống dưới hệ thống chính trị, thì nó tạo
ra một chính quyền có “hiệu năng, thẩm quyền, [và] chính thống.”[2]

Dù định nghĩa ấy đủ để giải thích tính chất hiệu năng và tính chất
thẩm quyền của chính quyền, gần như chắc chắn rằng Huntington đã
quan niệm sai về bản chất cá biệt của vấn đề tính chính thống trong bối
cảnh toàn trị. Ông không nắm bắt được rằng bất cứ điểm đặc trưng đã

374 | 484
định nào của một hệ thống chính trị có tính chính thống cũng phải phù
hợp với quan điểm có tính tiêu chuẩn và bao trùm của nhà nước. (Cần
phải nhấn mạnh rằng, trong một nhà nước đa nguyên, điều kiện này được
dễ dàng xem là tất nhiên). Nếu điểm đặc trưng đó thiếu sự chứng minh
rộng rãi có tính tiêu chuẩn hóa, thì lúc đó, chính nó sẽ xói mòn tính
chính thống của nhà nước. Loại “nhất quán có tính tiêu chuẩn hóa” này
khác với loại nhất quán mà Huntington đưa ra làm định đề vốn chỉ cốt ở
sự am hiểu chức năng hoạt động giữa những người bên trong nhà nước
chứ không phải sự đồng thuận trên qui mô lớn của xã hội bên ngoài.

Như thế, sự định chế hóa chính trị có cả thành tố nâng cao hiệu
năng lẫn thành tố nhất quán một cách tiêu chuẩn hóa, và phải đạt được để
cho điểm đặc trưng đã định ấy được định chế hóa. Như một thí dụ phủ
định, những cuộc hội họp của quần chúng liên quan tới sự trông cậy
thường xuyên của chế độ Trung Quốc đối với các chiến dịch chống tội
phạm “Ðánh triệt để”, đã có hiệu quả đáng chú ý trong nhân nhượng hơn
là kết án, nhưng những vi phạm quá trình thích đáng mà các chiến dịch ấy
can dự đã trái ngược hoàn toàn với lời cam kết của chính quyền trong việc
triển khai sự cai trị của luật pháp.

Bằng chứng tốt nhất về sự đề bạt giới tinh hoa có từ một cuốn sách
đáng chú ý, viết bằng tiếng Hoa, nhan đề là Ðệ tứ đại (Disidai - Thế hệ

375 | 484
thứ tư) mà nó tuyên bố một cách đáng tín nhiệm là đã dựa vào hồ sơ nội
bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc chuyển giao quyền lãnh đạo
năm 2002. [3] Thông tin chứa trong cuốn ấy bác bỏ cái bề ngoài của quá
trình đề bạt có vẻ được định chuẩn hóa ấy. Nó trình bày rằng sự dễ dàng
trong việc chuyển giao ấy liên quan tới di sản mạnh mẽ của bậc đại trưởng
thượng Ðặng Tiểu Bình hơn là tới sự định chế hóa. Chính họ Ðặng là kẻ,
ngay từ năm 1992, đã chọn Hồ Cẩm Ðào làm người thừa kế được chỉ
định, gỡ khỏi đấu trường chính trị vấn đề duy nhất gây tranh cãi liên quan
tới việc thừa kế. Họ Ðặng và Tống Bình, hai người đỡ đầu cho Hồ Cẩm
Ðào, còn mạnh khỏe đủ lâu để bảo đảm cho họ Hồ được thừa kế. Vì thế,
Ðại hội thứ 16 có vẻ là một phó sản ngẫu nhiên hơn là một kết quả có
tính hệ thống.

Ði sâu vào chi tiết, Ðệ tứ đại trình bày rằng:

1. Năm 1997, như một chiến thuật nhằm loại trừ đối thủ cấp
tiến Kiều Thạch, Giang Trạch Dân đề nghị nguyên tắc không người
nào từ 70 tuổi trở lên được chỉ định vào Bộ Chính trị. Họ Giang,
lúc đó 71 tuổi, tự miễn cho mình nguyên tắc đó, dù trong Đại hội
thứ 15 năm 2002, ông cam kết tuân theo nó. Tuy thế, từ năm 2001
cho tới ngày Ðại hội, họ Giang cho phép một số lãnh tụ quân sự,

376 | 484
các nhà nghiên cứu của đảng và các cận thần loan truyền ý tưởng
rằng ông sẽ vi phạm nguyên tắc đó thêm lần nữa để tiếp tục nắm
quyền. Nỗ lực ấy thất bại, tuy thế ông thành công trong việc thanh
trừng Lý Thụy Thanh, một người cấp tiến 68 tuổi, trên cơ sở cá
biệt rằng họ Lý đã phục vụ quá lâu trong Ban Thường vụ, từ năm
1989. Những thách thức đối với nguyên tắc tồn tại bất thành văn và
mơ hồ ấy, đã nêu lên những thắc mắc được loan truyền rộng rãi về
tính lâu bền của nó.

2. Chỉ có ba lãnh tụ thượng đỉnh - Giang Trạch Dân, Lý Bằng


và Chu Dung Cơ - khống chế cuộc tuyển chọn ban lãnh đạo mới
(với các bậc lão thành của Ðảng đã nghỉ hưu là Bạc Nhất Ba và
Tống Bình đóng vai trò ảnh hưởng ở hậu trường). Sự tập trung ảnh
hưởng đó trái ngược với nguyên tắc chính thức rằng những quyết
định như thế phải được lập bởi 21 ủy viên Bộ Chính trị, và như thế
nó tiêu biểu cho sự thất bại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
trong việc thực hiện một loại “lãnh đạo tập thể” để có thể làm giảm
những nguy hiểm của sự quyền lực bị tập trung hóa trong chế độ
cộng sản.

3. Lòng trung thành cá nhân quan trọng gấp bội công trạng cá
nhân. Bảy trong chín ủy viên mới của Ban Thường vụ Bộ Chính trị

377 | 484
- Hồ Cẩm Ðào, Tăng Khánh Hồng, La Cán, Ngô Bang Quốc, Giã
Thanh Lân, Hoàng Cúc và Lý Trường Xuân - được chọn dựa vào
lòng trung thành có tính bè cánh dù họ là quan chức có các khuyết
điểm bị nhiều người biết. [4] Chỉ có Ôn Gia Bảo và Ngô Quang
Chính là được chọn chủ yếu nhờ công trạng. Trong hệ thống chính
trị đa nguyên, việc chỉ định quan chức dựa vào lòng trung thành cá
nhân được chấp nhận một cách tiêu chuẩn hóa và được thực hiện
dễ dàng vì chính các quan chức phụ trách việc bổ nhiệm cũng sẽ
được lựa chọn và bổ nhiệm bởi những kẻ do họ chọn. Nhưng vì tại
Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc là kẻ nắm quyền lực
không ai tranh giành, nên nó miễn cưỡng tán thành cái lý tưởng có
tính tiêu chuẩn hóa là việc bổ nhiệm ở bất cứ cấp nào cũng bị buộc
phải dựa vào công trạng. Tuy thế, lý tưởng ấy không được thực thi
hữu hiệu, và những cuộc bổ nhiệm đành rằng là xấu thì có khả
năng gây bất đồng chính kiến và phản kháng.

4. Các nguyên tắc đề bạt thông thường trong hàng phẩm trật
của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị xem thường khi chúng gây bất
tiện cho hàng lãnh đạo cao cấp của Ðảng. Ðó là trường hợp cả ba
cán bộ lãnh đạo cao cấp thuộc “thế hệ thứ năm” trong việc đảm
trách Ban Thường vụ Bộ Chính trị năm 2012. Lý Khắc Thương đã

378 | 484
được xác nhận là tổng bí thư của Trung ương Ðoàn liên hiệp
Thanh niên Cộng sản năm 1993 dù đại bại khi tranh cử chiếc ghế
ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng tại Đại hội
thứ 14 năm 1992. Bạc Hi Lai được đem vào Đại hội thứ 15 năm
1997 như một “đại biểu được mời đặc biệt” sau khi thất bại trong
cuộc bầu cử đại biểu đảng viên địa phương của mình. Và Tây Nhân
Bình được chỉ định vào Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội thứ
15 sau khi không được bầu làm đại biểu tại Ðại hội ấy.

Về vấn đề chuyên môn hóa chức năng hoạt động của giới tinh
hoa, Ðệ tứ đại trình bày cái nhìn thoáng qua và sơ khởi vào con số
lớn lao những cuộc đấu đá nhau mang tính thư lại và phủ trùm
sinh hoạt chính trị của giới lãnh đạo tại Trung Quốc. Trong khi
theo truyền thống thì các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị
được chỉ định vào các chức vụ cá biệt (các vấn đề kinh tế, an ninh
nội bộ, các sự vụ quốc ngoại và vân vân), sự phân chia này vẫn là đối
tượng kinh niên của tránh né hoặc bất chấp - nghĩa là “tính chất tự
quản” là yêu cầu của sự định chế hóa chính trị theo định nghĩa của
Huntington vẫn tiếp tục bị thủ tiêu trong nhiều phạm vi quan
trọng có tính chính sách.

379 | 484
Thất bại của sự chuyên môn hóa giới tinh hoa được biểu thị trong
nhiều khu vực hoạt động:

o Các vấn đề kinh tế: Sự ủy quyền cho thủ tướng về các


vấn đề kinh tế có thể bị thu hồi trong những phạm vi các ủy
viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị không tán thành. Thí dụ,
năm 1999, Giang Trạch Dân thật sự nắm chức vụ phụ trách
các công ty quốc doanh, vốn là chức vụ của Chu Dung Cơ,
bằng việc triệu tập hội nghị các quan chức công ty quốc
doanh từ bốn miền chính của Trung Quốc.

o Nhân sự và tổ chức: Tầm quan trọng của chức vụ này


đối với việc xếp đặt bè cánh khiến nó trở thành nguyên nhân
bất đồng thường xuyên. Từ năm 1993 tới 1997, khuôn mặt
khống chế vấn đề nhân sự và tổ chức là Tăng Khánh Hồng,
phụ tá của họ Giang, người lúc đó thậm chí không là ủy viên
Bộ Chính trị. Suốt thời kỳ ấy, Hồ Cẩm Ðào, ủy viên Ban
Thường vụ Bộ Chính trị chính thức phụ trách vấn đề này,
phải chấp nhận bị giẫm chân, để duy trì tính cách thừa kế
của mình trong tương lai.

o Chống tham nhũng: Việc xử lý các trường hợp tham


nhũng ở cấp cao trong Ðảng vẫn là vấn đề thủ đoạn chính

380 | 484
trị, một màn hỏa mù nhằm che đậy các cuộc đấu đá bè cánh
ở cấp thượng đỉnh - nghĩa là, ủy viên Ban Thường vụ Bộ
Chính trị đảm trách các nỗ lực chống tham nhũng chỉ đơn
thuần là người quản lý các vụ việc được chọn bởi lý do chính
trị. Sự việc ấy đã trở thành một vấn đề mọi người dân đều
biết, vì lý do ấy, thậm chí một sự khởi tố xác thực và minh
bạch về tham nhũng ở cấp cao là một bước lùi của Ðảng
nhưng đồng thời cũng có nghĩa là một bước tiến cho tính
chính thống của Ðảng.

Ðiểm đặc trưng duy nhất ở bên dưới cấp tinh hoa, có tiềm năng mạnh
mẽ để làm giảm những tác động buồn thảm của tình trạng quyền lực tập
trung trong các chế độ toàn trị, là sự tham gia chính trị: sự “thâm thủng
dân chủ” có thể tối thiểu được bù đắp phần nào bằng sự “thặng dư tham
gia”. Ðể làm bằng chứng cho sự định chế hóa đang gia tăng ở cấp dưới cấp
tinh hoa, các nhà nghiên cứu kể tới các cuộc bầu cử cấp xã, việc đệ đạt
thỉnh nguyện của nhân dân, và vai trò của các cơ quan lập pháp địa
phương. Tuy trong các trường hợp đó, không trường hợp nào đạt hai tiêu
chuẩn của sự định chế hóa - hiệu năng và nhất quán. Ðơn cử vài thí dụ
nổi tiếng:

381 | 484
5. Rõ ràng các cuộc bầu cử cấp xã đã chứng minh tính hiệu
năng trong sự cải thiện việc cai trị tại gần một triệu xã ở Trung
Quốc và thiết lập chính quyền nhà nước tại vùng nông thôn.
Nhưng chúng thiếu sự nhất quán có tính tiêu chuẩn hóa: Bên trong
nhà nước độc đảng, sự đua tranh chính trị phải được giữ trong vòng
kiểm soát chặt chẽ. Ðồng thời, duy trì sự kiểm soát ấy đôi khi có ý
nghĩa là Ðảng phải vi phạm những nguyên tắc đua tranh do chính
Ðảng đề ra - thí dụ, bằng các việc như vi phạm chính sách do nó đề
ra trong các cuộc bầu cử cấp xã; vô hiệu hóa các kết quả bầu cử mà
nó không thể chấp nhận; hoặc lén lút cấy sự kiểm soát của nó ở
những xã không chịu vào khuôn phép. Việc đề ra các cuộc bầu cử ấy
có thể là chiến thuật từ phía một số quan chức chính phủ cấp trung
ương muốn giấu diếm dân chủ ở cửa sau, nhưng việc giấu diếm như
thế chỉ có thể tiến hành ngang đây thôi, trước khi nó bắt đầu vận
dụng sức ép chính xác lên trên lý tưởng cai trị có tính tiêu chuẩn
hóa mà chỉ một mình Ðảng nắm quyền lực chính trị.

6. Trong nỗ lực khẳng định vai trò “giám sát” công tác của
chính quyền, các cơ quan lập pháp cấp quốc gia lẫn cấp địa phương
đều phải chịu đựng cũng một loại không nhất quán có tính tiêu
chuẩn hóa ấy. Vì Đảng và nhà nước Trung Quốc không chấp nhận

382 | 484
ý tưởng ủy thác quyền lực chính trị nên các cơ quan lập pháp bao
giờ cũng yếu. Trong các đan cử hiếm hoi ấy, nơi mà họ cố xoay xở
để, thí dụ như, từ chối một luật lệ, một sự bổ nhiệm người vào cơ
quan hoặc một bản báo cáo của chính quyền thì gần như có tình
trạng hoang mang buồn cười về việc mình phải làm gì đây. Không
giống các cuộc bầu cử cấp xã, nơi ít ra sự ủy thác quyền lực hành
chánh cũng có hiệu năng, các hội đồng nhân dân của Trung Quốc
vẫn còn bị Ðảng kiểm soát rất chặt chẽ tới độ chúng hầu hết đều
không hiệu năng.

7. Cũng có một hệ thống đệ đạt thỉnh nguyện của nhân dân mà


người ta có thể nói là đáp ứng yêu cầu của ý tưởng có tính tiêu
chuẩn hóa đều khắp: rằng nhân dân được phép đưa đề nghị để góp
phần giúp Ðảng thực hiện công tác. Vào năm 2000, một Văn phòng
Quốc gia Nhận Thư thỉnh nguyện và Tiếp dân (State Bureau of
Letters and Visits) mới được thành lập như một cơ quan cấp dưới
bộ. Thế nhưng việc giải quyết thư thỉnh nguyện của nhân dân vẫn
rất thất thường, vì quá trình cứu xét tối hậu không thật sự tùy
thuộc sự xử lý thường xuyên theo quyền hành đã được ủy thác, mà
đúng hơn, theo sự chấp nhận có tuyển chọn do Ðảng giám sát.

383 | 484
Như thế, bằng chứng hiện nay về sự định chế hóa có vẻ bị giới
hạn một cách dứt khoát. Sự định chế hóa không chỉ bao gồm sự
vắng mặt của hỗn độn mà còn đưa tới sự có mặt tích cực của hiệu
năng và nhất quán có tính tiêu chuẩn hóa. Lúc đó, Đảng Cộng sản
Trung Quốc chuyển dịch từ một trạng thái hỗn độn tới một trạng
thái an bình đặc biệt; nhưng chỉ tới đó thôi, không đi xa hơn. Kết
quả là, các vấn đề gắn bó một cách truyền thống với các chế độ phi
dân chủ - sự phi chính thống, cai trị kém cỏi, tham nhũng, sự bất
ổn của giới tinh hoa - vẫn còn nhiều vô số tại Trung Quốc. Chỉ
riêng tham nhũng đã được ước lượng tới con số tương đương từ
10% tới 20% tổng sản lượng quốc nội (GDP). Sự bất ổn của giới
tinh hoa biểu thị rõ rệt trong những cuộc đấu đá bè cánh và ý thức
hệ mà đã đặc điểm hóa những năm thời họ Giang, bao gồm việc
thanh trừng không dưới sáu ủy viên Bộ Chính trị. Tất cả những cái
ấy gợi cho thấy rằng các nỗ lực của Trung Quốc nhằm định chế hóa
nói chung là thất bại.

Sự định chế hóa trong tương lai

Có lẽ câu hỏi đúng ra nên là, cái gì tương lai sẽ mang tới. Liệu các tiêu
chuẩn được định chế hóa một cách quá yếu tại Trung Quốc có sẽ trở

384 | 484
thành mạnh hơn, hoặc suy sụp? Nghĩa là, liệu chúng ta có thể hân hoan
trông đợi giai đoạn “dân chủ hóa từng bước một” để khắc phục sự vô hiệu
năng và phi nhất quán của hệ thống hiện nay?

Mọi sự củng cố có tính dân chủ đều bắt đầu từ những thay đổi mà theo
định nghĩa thì chúng chưa hằn sâu, có thể được đặc điểm hóa như một
thỏa ước tạm thời(modus vivendi) giữa những tay chơi thích đáng. Chỉ với
thời gian thì những thay đổi ấy mới hằn sâu, mới được thấy một cách tổng
quát là đáng được thừa nhận vì lợi ích của chính chúng, và như thế, chúng
trở thành những tiêu chuẩn. Nhưng luôn luôn có khả năng ngược lại, cái
mà tôi tin tưởng có khả năng hơn trong trường hợp Trung Quốc: rằng
những diễn tiến mới sẽ suy sụp như một kết quả của “lô-gic của quyền lực
tập trung.”

Thí dụ, về vấn đề đề bạt giới tinh hoa, thật dễ tưởng tượng là chắc chắn
rằng theo thời gian, nguyên tắc 70 tuổi sẽ được định chế hóa hơn, tuy thế
chỉ cần một hoặc hai người không đồng ý là làm hỏng cuộc mặc cả, như
từng thấy trong cuộc đấu đá về kế thừa tại Đại hội Ðảng thứ 16. Tại Đại
hội Ðảng thứ 17 năm 2007, La Cán, người theo đường lối cứng rắn, sẽ
trên 70 tuổi, trong khi một đối thủ của Hồ Cẩm Ðào là Tăng Khánh
Hồng sẽ 68. Cả hai đại điện cho các bè cánh có sức mạnh. Và khi quyền
lực bị đe dọa một cách tối hậu thì sự duy trì các tiêu chuẩn bị bấp bênh -

385 | 484
như các chế độ toàn trị trên khắp thế giới đã biểu lộ nhiều lần. Càng khư
khư ôm chặt quyền lực chừng nào thì những tiêu chuẩn càng có khuynh
hướng bốc hơi chừng nấy.

Ngược lại, những đề bạt dựa trên công trạng chắc chắn sẽ góp phần
càng ngày càng đem thêm nhiều người có năng lực vào các cơ quan cao
hơn. Nhưng tại cấp địa phương, diễn tiến đề bạt thường trở thành đút lót,
trong khi ở cấp tinh hoa, diễn tiến ấy vẫn bị quyết định bởi những thất
thường của các bè cánh chính trị. Việc thay đổi các mẫu thức ấy đòi hỏi
một tuyến độ rộng rãi để theo dõi và giám sát qua truyền thông không bị
kiểm duyệt, việc chống tham nhũng và việc ủy thác quyền lực. Trong
những cái đó, có vẻ Đảng Cộng sản Trung Quốc không chọn cái nào. Việc
thay đổi các mẫu thức rộng rãi hơn của tham nhũng cũng đòi hỏi những
triển khai tương tự, và cũng không có khả năng tương tự.

Tới với các cuộc bầu cử cấp xã, các lãnh tụ Ðảng sẽ có khuynh hướng
cảnh giác khi gặp bất cứ dấu hiệu nào của hiệu năng nơi các xã trưởng
được bầu lên. Sự xuất hiện của nhiều viên chức được bầu đó - như một
nhóm không có tính nhạy cảm đối với việc kết nạp hoặc việc mưu toan lật
đổ - thì không thể tránh khỏi, sẽ nêu lên vấn nạn rằng không biết Ðảng
có nên xét lại các tiêu chuẩn của nó để ủng hộ việc chia sẻ quyền lực
chính trị hay không - và đó chính là con đường mà các chế độ toàn trị

386 | 484
mạnh mẽ ở Ðài Loan, Nam Hàn và Thái Lan đã đi. Nhưng trong trường
hợp một chế độ yếu ớt như chế độ của Đảng Cộng sản Trung Quốc thì sự
“tự nguyện rút lui” đó không chắc có thật. [5] Một diễn tiến có vẻ có thật
hơn là, Ðảng tiếp tục vi phạm các cuộc bầu cử cấp xã khi các nhóm chính
trị mới mẻ ấy bắt đầu tranh đua với sự thành công ngày càng nhiều hơn.
Như Paul Brooker ghi nhận, các chế độ toàn trị đưa ra các cuộc bầu cử địa
phương chân chính “có thể tối hậu sẽ đối mặt với vấn đề là phải tìm cho
ra một phương cách phi dân chủ không quá lộ liễu để làm cho khập
khễnh cái đảng đang đấu tranh quá thành công với đảng chính thức của
mình.” [6]

Tình thế tiến thoái lưỡng nan ấy cũng giúp giải thích tại sao Đảng
Cộng sản Trung Quốc, bất chấp những lời hứa được lặp đi lặp lại của nó,
vẫn chưa tán trợ việc mở rộng bầu cử những người điều hành trực tiếp ở
cấp cao hơn cấp xã. Những thử nghiệm rải rác việc bầu cử người cai trị cấp
huyện đã bị cấp lãnh đạo Ðảng phê bình, mặc dù chúng được dân chúng
tại các địa điểm ấy chấp nhận và ưa thích, và nói chung đáp ứng được cuộc
khủng hoảng cai trị đang diễn ra trong vấn đề cai trị ở cấp huyện.

Về phần các hội đồng nhân dân, chắc chắn chúng cải thiện việc cai trị
tại nhiều địa hạt. Nhưng thông thường chúng làm được như thế bằng việc
nắm lấy quyền lực, ngược với ý kiến của Ðảng. Nơi nào chúng cải thiện

387 | 484
được tính chính thống của chế độ thì chỉ bởi vì các thành viên của chúng
được Đảng kết nạp đầy đủ. Chúng hoặc chỉ có thể cải thiện sự cai trị, hoặc
chỉ có thể cải thiện sự kiểm soát của chế độ, không thể làm cả hai việc
đó.

Trong mỗi trường hợp - các cuộc bầu cử cấp huyện hoặc các hội đồng
nhân dân - đang bị buộc phải chọn giữa hiệu năng và nhất quán. Dường
như lúc nào Ðảng cũng chọn cái thứ hai.

Các chu kỳ và suy sụp

Nhiều người viết về các chu kỳ sinh hoạt chính trị tại Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa từ năm 1949. Trong khi những ngẫu nhiên có tính con người
và tính lịch sử có khuynh hướng giải thích những thời điểm rạch ròi của
các chu kỳ này, thì động cơ nằm bên dưới dẫn tới sự suy sụp sau mỗi sự
củng cố, nói một cách chính xác, chính là cái “lô-gic của quyền lực tập
trung”: trong những thời kỳ khủng hoảng chính trị, loạn chức năng, hoặc
có vấn đề kế thừa thì bất cứ quyền lực nào từng được ủy thác một cách
thận trọng để cải thiện việc cai trị và ổn định giới tinh hoa chính trị đều
bị thu hồi lẹ làng. Tính từ năm 1949, đại khái ta có thể thấy có bốn chu
kỳ tách biệt:

1. Thời kỳ một (1940-61):

388 | 484
o Củng cố (1949-56): thiết lập nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa.

o Suy sụp (1956-61): từ Phong trào Vận động Chống


hữu khuynh tới nạn đói từ Ðại nhảy vọt.

2. Thời kỳ 2 (1961-76):

o Củng cố (1961-66): phục hồi sau nạn đói.

o Suy sụp (1966-76): Cách mạng Văn hóa.

3. Thời kỳ 3: (1976-94):

o Củng cố (1976-86): tái củng cố, mở rộng các định chế


của Ðảng và chính phủ, và luật pháp.

o Suy sụp (1986-94): Nổi lên phong trào sinh viên phản
kháng, phản ánh những nứt rạn trong giới tinh hoa về cải
cách; các lãnh tụ lão thành của Ðảng tái áp đặt luật lệ.

4. Thời kỳ 4: (1994- ):

o Củng cố (1994- ): các lãnh tụ lão thành của Ðảng từ


trần; mở rộng sự cai trị của luật pháp và chuyên môn hóa
chính quyền; gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO).

389 | 484
Một phân tích thoáng qua các công trình nghiên cứu trong ba chu kỳ
kể trên gợi cho thấy các nhà nghiên cứu sinh hoạt chính trị của Trung
Quốc đều rất có khuynh hướng thông giải rằng sự thay đổi ở từng giai
đoạn thì mang tính tuyến tính. Thí dụ năm 1978 - ngay lúc bắt đầu của
cái mà tôi dùng thuật ngữ Củng cố Thời kỳ Ba” - có xuất hiện một bài
viết với nhan đề Hiện đại hóa và sinh hoạt chính trị kế thừa tại Trung Quốc.
Bài viết ấy gây nhiều tranh luận vì đưa ra một số cảnh báo về sự bất định
trong tương lai, một sự bất định mà mãi tới ngày nay mới xảy tới, trong
giai đoạn Đại hội thứ 16. [7] Ngược lại, các công trình nghiên cứu sau năm
1989 có khuynh hướng mạnh mẽ nhấn mạnh sự tiếp tục suy sụp của chế
độ.

Dõi theo những thăng trầm của từng giai đoạn cá biệt và so sánh chúng
với các giai đoạn trước đó, người ta có thể nói rất chắc chắn về tiên đoán
đó. Khi tin rằng các thời kỳ ấy không thể đảo ngược thì chính niềm tin đó
ẩn chứa sự nguy hiểm; lịch sử của Trung Quốc cách riêng và lý thuyết về
chế độ toàn trị nói chung gợi cho thấy rằng chúng có khả năng đảo
ngược. Indonesia của Suharto có thể là một phản thí dụ tốt nhất - vào
giữa thập niên 1990, chế độ đó bị tuột hết quyền lực vào lúc nó có vẻ như
đang có chiều hướng đi lên và củng cố chính nó bằng những hình thức
định chế hóa mới, và xem ra “chắc chắn và hiệu năng rất cao.” [8]

390 | 484
Nếu chúng ta đã tìm kiếm kỹ lưỡng hơn các dấu hiệu củng cố sau năm
1989 thì chúng ta nên tìm kiếm kỹ lưỡng hơn các dấu hiệu suy sụp ngày
nay tại đỉnh điểm của những gì sẽ là Thời kỳ Suy sụp thứ Tư trong biểu
đồ trên. Nhiều dấu hiệu trong đó có thể bao gồm sự xuất hiện của tình
trạng nứt rạn ít nhiều và công khai trong các ủy viên Ban Thường vụ Bộ
Chính trị về các vấn đề chính sách trọng yếu, thí dụ Ðài Loan hoặc bầu cử
cấp địa phương; sự công khai xuất hiện trở lại của các lãnh tụ đang nghỉ
hưu như Giang Trạch Dân hoặc Lý Bằng; hoặc Bộ Chính trị mất quyền
hành trên lãnh vực hoạt động như an ninh nội bộ.

Vấn đề thời kỳ suy sụp mới có thể dẫn tới đâu thì nằm ngoài phạm vi
ứng xử của trang giấy này. Nhưng một lời cảnh cáo coi như là kết luận
rằng: sự suy sụp mang tính định định chế hóa đó không báo điềm sụp đổ
của chế độ. Sức mạnh của bộ máy cưỡng bách của Trung Quốc - sáu triệu
viên chức công an và bộ đội - hiệp với tình trạng xã hội dân sự yếu ớt đủ
để đảm bảo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không bị rớt đài hoặc bị
đẩy khỏi quyền lực. Tấn thảm kịch dưới hình thức các cuộc thanh trừng
chính trị và trấn áp xã hội là kết quả rất điển hình cho các thời kỳ suy sụp
tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ðồng thời có một hệ quả mang tính lựa chọn mà có thể giúp Trung
Quốc thoát khỏi chu kỳ chính trị đó: sự đột phá có tính dân chủ. Sự suy

391 | 484
sụp định chế cung cấp cơ hội - thường thì kèm theo nó là khủng hoảng
cai trị - cho giới tinh hoa có khuynh hướng cải cách thiết kế sự gỡ rối cho
chế độ bằng những hứa hẹn cởi mở chính trị vốn là bước đầu tiên hướng
tới dân chủ. Lúc ấy, mỉa mai thay, hy vọng dân chủ nhất lại có thể nằm
ngay trong chính những mâu thuẫn đang tạo ra quá nhiều trục trặc cho sự
định chế hóa hiện nay.

Bruce Gilley, tiến sĩ chính trị học tại Ðại học Princeton University, Hoa
Kỳ. Ông từng làm Biên tập viên hợp tác của Far Easter Economic
Review (Tạp chí Kinh tế Viễn Đông). Ông tà tác giả và đồng tác giả
khoảng 10 cuốn sách về Trung Quốc. Trong đó có: Tiger on the Brink:
Jiang Zemin and China’s New Elite (Hổ bên mép vực: Giang Trạch Dân và
giới tinh hoa của Trung Quốc, 1998); và đồng tác giả (với Adrew Nathan)
cuốn China’s New Rulers: The Secret File (Các nhà cai trị mới của Trung
Quốc: Hồ sơ mật, 2002); cuốn mới nhất là China’s Democratic Future:
How It Will Happen and Where It Lead (Tương lai dân chủ của Trung
Quốc: Sẽ xảy ra như thế nào và dẫn tới đâu, 2004).

Chú thích

392 | 484
[1]
Lối nói “lô-gic của quyền lực tập trung” là dựa theo câu nói của Robert
Dahl về “lô-gic của sự bình đẳng” - nỗ lực hướng tới sự tham gia rộng rãi
và quyền lực chính trị có tinh thần trách nhiệm mà Dahl coi đó là kết quả
cố định phát xuất từ việc bắt đầu đảm đương sự bình đẳng chính trị giữa
các thành viên của xã hội [đoàn, nhóm, hiệp hội...]. Xem: Dahl, On
Democracy (Bàn về dân chủ), New Haven: Yale University Press, 1996, 10.
[2]
Samuel P. Huntington, Political Order in Changing Societies (Trật tự
chính trị trong các xã hội đang thay đổi), New Haven: Yale University
Press, 1968, 12,2.
[3]
Zong Hairen, Disidai (The Fourth Generation, Thế hệ thứ tư), New
York: Mirror Books, 2002. Nó là nền của cuốn sách viết bằng tiếng Anh
mà tôi là đồng tác giả với Andrew Nathan, China’s New Rulers: The Secret
Files (Những nhà cai trị mới của Trung Quốc: Hồ sơ mật), New York:
New York Review of Books, 2002. Chúng tôi trình bày tính xác thực
của Disidai với đầy đủ chi tiết trong lời nói đầu của cuốn sách.
[4]
Các khuyết điểm ấy được thừa nhận rõ ràng trong các tài liệu chính
thức của đảng. Xem: Andrew Nathan và Bruce Gilley, China’s New
Rulers, phần nói về Hồ Cẩm Ðào, tr. 68; về Ngô Bang Quốc, 102; về La
Cán, 110; và về Lý Trường Xuân, 114.
[5]
Tôi đưa ra một phương thuốc kéo dài diễn tiến có khả năng đột phá dân

393 | 484
chủ trong China’s Democratic Future (Tương lai dân chủ của Trung
Quốc), sắp xuất bản.
[6]
Paul Brooker, Non-Democratic Regimes: Theory, Government and
Politics (Các chế độ phi dân chủ: lý thuyết, chính quyền và chính trị)
[7]
Kenneth Lieberthal trong Journal of International Affairs 32 Fall 1978
(Tạp chí Các Sự vụ quốc tế số 32 Mùa thu 1978), 239- 54. Bài báo ấy ghi
nhận các “kết quả làm giật mình” của sự củng cố thời sau-Mao, do bởi “sự
nhất trí... rất cao” của giới lãnh đạo và nỗ lực của nó để “làm cho đảng
khôi phục quyền lực và năng lực trước đây.” Tuy thế, nó cảnh cáo rằng
“quá sớm để nói liệu tiến trình đó có thể đảo ngược hay không”.
[8]
R. William Liddle. “Indonesia: Suharto’s Tightening Grip” (Indonesia:
Kềm kẹp đang siết của Suharto), Journal of Democracy 7 (October 1996),
70. Trích trong: Larry Diamond, Developing Democracy: Towards
Consolidation (Phát triển dân chủ: hướng tới sự củng cố), Baltimore, John
Hopkins University Press, 1999, 262.

Nguồn: Bruce Gilley. Những giới hạn co giãn của toàn trị (bản dịch của
Nguyễn Ước). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6231&rb=0402>

394 | 484
BÀI MƯỜI MỘT

ÐE DỌA QUYỀN TỐI THƯỢNG CỦA ĐẢNG


Tác giả: Bruce J. Dickson

Dịch giả: Nguyễn Ước

V
ới sự nổi bật của Ðảng Cộng sản Trung Quốc trong Ðại hội Thứ 16
của Ðảng này vào tháng Mười Một năm 2002 bằng một ban lãnh
đạo mới và một chương trình cập nhật hóa, hệ thống chính trị đang nắm
quyền kiểm soát đó có triển vọng chính trị nào?

Giải quyết nhẹ nhàng việc chuyển giao quyền lực như vừa qua chứng tỏ
một cấp độ ổn định có tính định chế chưa từng thấy bên trong giới tinh
hoa chính trị (elites) của Trung Quốc. Và tuy hiện nay Ðảng Cộng sản
Trung Quốc có thì giờ để nhìn sự tàn lụi dần cái sức mạnh của hạ tầng cơ
sở quần chúng, nạn nhân của nhiều trầm cảm phát sinh từ sự hội nhập
tăng theo mức lũy tiến của Ðảng cùng với một xã hội đang thay đổi lẹ
làng. Trong khi đó, các chính sách “cải cách và mở cửa” của Ðảng Cộng
sản Trung Quốc có những hệ quả ngoài dự tính, làm yếu thêm viễn tượng
về sự tiếp tục độc quyền chính trị của nó: vì khu vực tư nhân đang bành
395 | 484
trướng, Ðảng không còn kiểm soát nơi chốn nhân dân ở và làm việc; vì sự
lan rộng của việc tiếp cận internet, vô tuyến truyền hình qua vệ tinh viễn
thông và truyền thông tự chọn, Ðảng không còn kiểm soát loại thông tin
nào người dân đang có hoặc nó được phổ biến như thế nào; và vì sự kết
hợp những lợi tức sẵn có để chi tiêu rộng rãi hơn và sự giải phóng chính
trị, Ðảng không còn kiểm soát những gì dân chúng làm trong lúc nhàn
rỗi. Ðể giải quyết những hệ quả đó, Ðảng dùng một sách lược mới. Trong
chừng mực thiết yếu của sách lược đó, nó tái định hướng một cách có
hiệu quả mối quan hệ của Ðảng với xã hội Trung Quốc, và tới một mức
độ nào đó, phát sinh câu hỏi được nhiều người chia sẻ về sự sinh tồn lâu
dài của một chế độ toàn trị đang giải phóng và hiện bị khống chế bởi một
đảng độc nhất: việc thích nghi với môi trường kinh tế và xã hội mới sẽ
làm mạnh hoặc quả thật làm yếu sự tiếp tục nắm quyền lực của Ðảng?

Từ bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc, nhiều nhà quan sát kỳ vọng
rằng sự tiếp tục cải cách kinh tế và tư nhân hóa cùng hội nhập hệ thống
quốc tế sẽ dẫn tới những phát triển kinh tế và rồi lần lượt đẩy mạnh
những hình thức phát triển xã hội - đặc biệt sự ló dạng một xã hội dân sự,
và tối hậu, sự khởi đầu mạnh mẽ công cuộc dân chủ hóa. Ðây là một quan
điểm hấp dẫn, đặt căn bản trên những cái nhìn thấu suốt của lý thuyết về
hiện đại hóa; chúng thường bị sỉ vả nhưng vẫn được nhiều người ưa

396 | 484
chuộng. Tuy thế, sự thật thì phát triển xã hội và kinh tế chưa là đáp ứng
“tự nhiên” đưa dân chủ tới gần: trong khi bị liên quan tới các cấp độ phát
triển, dân chủ cũng là những diễn tiến chính trị rất cá biệt, được thúc đẩy
một cách cá biệt bởi những người làm chính trị (cả bên trong lẫn bên
ngoài chế độ). Ðảng Cộng sản Trung Quốc biết như thế nên nó hành
động để ngăn chặn những yêu cầu mang tính tổ chức đang dậy lên từ bên
ngoài Đảng nhằm mục đích thay đổi chính trị.

Chiến lược của Ðảng Cộng sản Trung Quốc gồm hai mũi giáp công:
nung đúc những quan hệ nặng tính liên hiệp và đồng thời bổ dụng giới
tinh hoa kinh tế và kỹ thuật.[1] Vào đầu thập niên 1980, thấy sự thành lập
vô số các tổ chức kinh tế, xã hội và chuyên gia, các quan chức của Đảng
hoặc chính phủ bắt đầu khống chế các chức vụ chóp bu của nhiều tổ chức
đó, cho phép nhà nước bỏ rơi ngay tức khắc những “khát vọng chuyên
chế” của nó và duy trì sự kiểm soát có liều lượng trên các nhóm có ảnh
hưởng nhất trong xã hội. [2] Vì lý do ấy, rất ít các tổ chức đó được hưởng
ngay cả mấp mé cái cấp độ tự quản mà các kiểu mẫu có tính tiêu chuẩn
hóa của “xã hội dân sự” đòi hỏi. Có điều không tổ chức nào tìm kiếm cấp
độ tự quản ấy, vì tại Trung Quốc, tự quản thì giống như bất lực. Thay vào
đó, họ thích được nằm sâu bên trong nhà nước, không khác gì ý thích của

397 | 484
các tổ chức tương tự tại hầu hết các nước Ðông Á và các xứ đang phát
triển. [3]

Trong khi đó, Ðảng tuyển mộ loại chuyên gia kinh tế và kỹ thuật cần
thiết để đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa kinh tế. Ở đây, lý do cơ bản tự
nó có hai nếp gấp: thứ nhất, Ðảng Cộng sản Trung Quốc muốn được móc
nối với những loại người nó cần để thúc đẩy tăng trưởng liên tục mà vốn
là nguồn gốc chủ yếu của lời tuyên xưng đương đại của Ðảng về sự cai trị
có tính chính thống của nó. Thứ hai, Ðảng Cộng sản Trung Quốc muốn
ngăn chặn những nỗ lực phát xuất từ các nhóm tinh hoa mới này nhằm
hoặc thành lập các nhóm của chính họ trong vị trí đối lập với Ðảng hoặc
đứng chung hàng ngũ với những kẻ đối lập với chế độ. Loại bổ dụng này
không giống với lối xây dựng Đảng từ trước tới nay của Ðảng Cộng sản
Trung Quốc với đối tượng Đảng là người dân thường - chủ yếu là người
lao động và nhà nông - và tiến hành công tác đó bằng việc lập các tiểu tổ
tại chỗ họ sinh sống và làm việc. Nhưng hiện nay, Ðảng ngày càng đặc
biệt ra sức nhấn mạnh tới những người có tài năng phát triển kỹ thuật và
doanh nghiệp: trong khi có khoảng 5% dân số tùy thuộc vào Ðảng thì tỉ
lệ đảng viên trong giới doanh gia tư nhân từ 13% năm 1993 lên tới
khoảng 20% năm 2000. Ngược lại, các công nhân kỹ nghệ và nông nghiệp
hiện nay chiếm phần thiểu số trong tổng số đảng viên, họ từ 63% năm

398 | 484
1994 xuống còn 45% năm 2002. Ðảng cũng tạo ưu tiên để thu hút các
chuyên gia có học. Tỉ lệ đảng viên có trình độ giáo dục trung học hoặc
cấp cao hơn từ 17.8% năm 1984 lên tới 52.5% năm 2002. Và trong Ban
Chấp hành Trung ương của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, tỉ lệ các ủy viên
có bằng đại học hoặc cao đẳng từ 55.5% năm 1982 lên tới 98.6% năm
2002, còn tỉ lệ của những người có bối cảnh kỹ thuật (nghĩa là khoa học,
kỹ thuật hoặc quản trị) từ chỉ 2% năm 1982 lên tới 57% năm 1997. Cả 9
ủy viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị được tuyển chọn hồi tháng
Mười Một năm 2002 đều là chuyên gia khoa học kỹ thuật.

Hậu quả của những chuyển đổi này là Ðảng Cộng sản Trung Quốc tái
định nghĩa mối quan hệ của nó với xã hội Trung Quốc - một sự tái định
nghĩa được diễn tả bằng khẩu hiệu “Tam đại biểu - Ba đại diện”: Thay vì
mô tả mình đơn giản là người tiên phong của giai cấp vô sản, Ðảng lúc
này tuyên bố đại diện cho: 1. “các lực lượng sản xuất tiên tiến” của xã hội,
nghĩa là đặc biệt các giai cấp trung lưu thành thị càng ngày càng đông đảo,
gồm các nhà kinh doanh, các chuyên viên, các chuyên gia kỹ thuật cao; 2.
sự cổ vũ “văn hóa tiên tiến”, như đối lập với những truyền thống “phong
kiến” hoặc chủ nghĩa duy vật chất hiện đại; và 3. các quyền lợi của đại đa
số nhân dân Trung Quốc. Chính sự tái định hướng này của Ðảng, hơn bất

399 | 484
cứ những sắp xếp việc kế thừa được định chế hóa ở cấp thượng đỉnh, tạo
ra tiềm năng thật sự cho sự thay đổi chính trị.

Cấm hay không cấm

Cả hai sách lược ấy đều có nguy cơ: một đằng, các tổ chức mới có thể tự
triển khai bản sắc của chúng và từ khước quyền lãnh đạo của Ðảng; đằng
khác, các đảng viên mới ấy có thể đẩy Ðảng tới hướng tuyệt thông với các
thành phần cơ bản và chính thống của nó. Và quả thật, chính những quan
tâm này làm dậy lên những cuộc tranh luận hiềm khích bên trong Ðảng
Cộng sản Trung Quốc suốt thập niên 1980, đặc biệt về tư cách đảng viên
của doanh gia. Vào tháng Tám năm 1989 - không lâu (cũng không phải
ngẫu nhiên) sau khi chế độ buộc lòng phải đàn áp những cuộc biểu tình
thân dân chủ của quần chúng trong năm đó tại Bắc Kinh và hàng trăm
thành phố khác ở Trung Quốc - các lãnh tụ chính thống của Ðảng Cộng
sản Trung Quốc cấm ngặt việc kết nạp doanh gia. Lệnh này làm chậm lại
sự sinh sôi nảy nở của thành phần doanh gia trong Ðảng nhưng còn lâu
lắm mới chấm dứt được sự kết nạp đó: các viên chức Ðảng địa phương
thường làm lơ lệnh cấm ấy, trong khi các đảng viên hiện hành thì xói mòn
nó bằng việc bản thân họ càng ngày càng đi vào doanh nghiệp tư nhân.

400 | 484
Suốt thập niên 1990, tính chất thích đáng hay không của lệnh cấm ấy
được thảo luận kỹ lưỡng trên các tạp chí của Ðảng Cộng sản Trung Quốc.
Người ủng hộ thì ghi nhận sự mâu thuẫn giữa các biểu đồ nhân số đang
thay đổi của Ðảng và truyền thống xã hội chủ nghĩa trong việc ủng hộ các
quyền lợi của người lao động, đặc biệt của tầng lớp nông dân, chống lại
những kẻ thuộc về tư bản tư nhân, đồng thời cảnh cáo rằng số lượng ngày
càng tăng các doanh gia ở trong Ðảng đang xói mòn tính chặt chẽ của
Ðảng và thậm chí đang đe dọa sự sống còn của Ðảng. Người chống lại
lệnh cấm thì đưa lời tranh cãi thực dụng hơn. Họ tuyên bố, các doanh gia
mới này sở dĩ thành công là do bởi các chính sách của Ðảng, và không
nên trừng phạt họ vì họ làm theo chính sách của Ðảng; thêm nữa, sự
thành công của họ làm lợi cho Đảng và cho đất nước bằng việc tạo ra công
ăn việc làm mới và gia tăng sự thịnh vượng chung, qua đó nâng cao tính
chính thống của chế độ; và cuối cùng, nếu các doanh gia tiếp tục bị cấm
vào Ðảng thì lúc đó họ có khả năng tổ chức chống lại Ðảng, vì các tài
nguyên kinh tế ngày càng tăng của họ sẽ chuyển đổi, một cách không
tránh được, thành sức mạnh hoặc ảnh hưởng chính trị.

Vào ngày 1 tháng Bảy năm 2001, kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Ðảng
Cộng sản Trung Quốc, Tổng bí thư Giang Trạch Dân chính thức thúc
giục hủy lệnh cấm đó - nhưng ông thất bại, kể cả việc giải quyết vấn đề

401 | 484
đó. Các sách báo xuất bản dùng đường lối Mác-xít chính thống để phê
bình kịch liệt và chỉ trích rằng lời phát biểu ấy của họ Giang làm hại
quyền lợi của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, rồi họ đi rất xa tới độ cáo buộc
ông vi phạm kỷ luật Ðảng qua việc đề nghị một sáng kiến gay cấn như thế
mà không có sự xem xét cặn kẽ và thích đáng trong nội bộ Ðảng. Giang
phản ứng bằng cách đóng cửa các tạp chí đó và như thế, bịt miệng tiếng
nói công khai của chủ nghĩa Mác chính thống của Ðảng. Trong kỳ họp
quốc hội tháng Mười Một năm 2002, đề nghị kết nạp doanh gia và lý
thuyết của họ Giang về “tam đại biểu” được ghi bổ sung vào bản Hiến
pháp nhưng cuộc tranh luận ấy vẫn tiếp tục nơi hậu trường. Kẻ chống lại
sự bổ sung đó thì tranh cãi rằng chính sách kinh tế mới của Trung Quốc
làm chuyển thể xã hội Trung Quốc và có nguy cơ tạo ra sức ép chính trị
theo một cách thức và trên một qui mô mà sẽ đưa sự cai trị của Ðảng tới
một chung cuộc. Người ủng hộ thì phản bác rằng việc đi theo định nghĩa
mới về vai trò của Ðảng và việc mở hàng ngũ Ðảng ra cho các quyền lợi
kinh tế đa dạng của Trung Quốc đương đại (mà trong quá khứ, nhiều đại
diện của nó bị bức hại như là các “kẻ thù của giai cấp”) sẽ giúp tăng cường
chứ không làm tiêu hao quyền cai trị của Ðảng.

Cùng lúc đó, hiện ra rõ ràng trước mắt là các tổ chức quần chúng của
Ðảng đang bị phân rã. Trong khi Ðảng có mặt ở mọi chốn lao động của

402 | 484
nền kinh tế qui hoạch thuở trước, thì nay rõ ràng là nó vắng mặt tại
những chốn lao động của khu vực tư nhân đang ngày càng tăng. Ðảng
Cộng sản Trung Quốc nay chỉ phát triển được cơ sở không tới 1% trong
hơn một triệu rưỡi các xí nghiệp tư nhân đang xuất hiện trên toàn xứ sở
và nó chỉ tuyển mộ được một ít đảng viên trong các lực lượng lao động. Ở
nông thôn, đất sống của 70% trong tổng số 1.3 tỉ dân số Trung Quốc, vào
giữa thập niên 1990, Ðảng tuyên bố có một nửa các tổ chức nông thôn
của Ðảng không hoạt động vì hiếm có người chịu gia nhập Ðảng. Dù
Ðảng bỏ ra nhiều nỗ lực để tái tiếp tế sinh lực cho các cơ sở của mình ở
nông thôn, những báo cáo về tình trạng èo uột của chúng và mức gia
nhập thấp vẫn tiếp tục được gởi lên trên và chuyền quanh. Người ta ước
lượng có khoảng 2,5 triệu đảng viên, hầu hết là thanh niên, đang gia nhập
“dân số nổi trôi” của đám dân thiên di tìm việc làm tại các thành phố.
Như thế, sự có mặt của Ðảng tại vùng nông thôn lại yếu ớt thêm. Ðối với
hệ thống Lênin-nít, thành tố quyết định của nó là năng lực giám sát và
phê chuẩn động thái kinh tế và xã hội; hệ thống ấy có được ổn định hay
không là tùy vào năng lực thiết yếu đó. [4]Như Samuel P. Huntington ghi
nhận, sức mạnh của bất cứ chế độ toàn trị độc đảng nào cũng tùy thuộc,
trên một qui mô lớn, vào sức mạnh của đảng cai trị. Khi đảng suy yếu thì
chế độ mất ổn định. [5]

403 | 484
Liên hiệp chủ nghĩa và bổ dụng, hai sách lược song sinh của Ðảng
Cộng sản Trung Quốc có thể nói là tương tự với hai thành tố gom
vào và loại trừ của chủ nghĩa liên hiệp của nhà nước mà Alfred Stephan
nhận ra: Ðảng Cộng sản Trung Quốc muốn gom vào nó những người nào
thuộc giới tinh hoa về kinh tế và kỹ thuật mà không đe dọa nó bằng một
nghị trình chính trị khác, đồng thời nó muốn loại trừ những người nào có
khả năng đe dọa nó; Ðảng muốn gom vào nó các phần tử nào, các mảng
nào của xã hội dân sự đang xuất hiện mà kinh tế là quyền lợi chủ yếu của
chúng không thành vấn đề đối với nó; cùng lúc đó, Ðảng loại trừ và thỉnh
thoảng đàn áp các phần tử thích tranh luận chính trị và có nhiều khả năng
tạo ra thách đố cho Ðảng, thí dụ, Ðảng Dân chủ Trung Quốc hoặc Pháp
Luân Công, một tập đoàn gần như có tính cách tôn giáo và hấp dẫn quần
chúng. Như Michael W. Foley và Bob Edward ghi nhận, nếu một xã hội
dân sự đầy khí lực là thiết yếu cho các nền dân chủ ổn định thì nó lại có
khuynh hướng tạo thành nguy cơ lớn lao cho các chế độ toàn trị. [6] Ðảng
Cộng sản Trung Quốc nhận thức rất rõ sự dị biệt giữa lãnh vực kinh tế
bên trong xã hội dân sự của Trung Quốc, một lãnh vực mà quyền lợi của
nó tương hợp với quyền lợi của Ðảng, với lãnh vực chính trị nhỏ hơn mà
nguy hiểm hơn đang tiềm tàng sự thách đố. [7] Sách lược mà Ðảng Cộng
sản Trung Quốc vạch ra là ôm chặt lãnh vực kinh tế, trấn áp lãnh vực
chính trị, và ngăn chặn sự ly khai chống lại Ðảng của giới tinh hoa kỹ
404 | 484
thuật và kinh tế. Như kẻ đánh bạc liều lĩnh, Ðảng cho rằng sách lược ấy là
đúng đắn và có thể thực hiện lâu dài, nhưng như Ken Jowittt đã cảnh cáo,
rằng chính giai đoạn gom vào này có thể là bước đi trước làm tuyệt chủng,
một cách giản dị, các đảng Lênin-nít hơn là ngăn chặn sự tuyệt chủng
đó. [8]

Cái gì đang lâm nguy

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang héo hon vì những đe dọa đối với sự
ổn định của hệ thống của họ. Thật không dễ thấy sự mỏng manh của
Ðảng Cộng sản Trung Quốc vì từ năm 1989 tới nay, nó không phải đối
mặt với một thách đố trực tiếp nào trong lúc phải xoay xở để sống sót với
những phí tổn cực lớn cho uy tín của nó ở bên trong Trung Quốc và tiếng
tăm của nó ở hải ngoại. Kể từ lúc đó, những người phản kháng cũng thận
trọng để sống sót dưới hình thức tổ chức lỏng lẻo và không liên kết nhau,
đồng thời tránh việc chất vấn về căn bản chính thống của hệ thống chính
trị của chế độ hiện hành. Nhưng bất chấp những thận trọng đó, sự phản
kháng đang ngày càng tăng trên khắp xứ sở, ở cả thành thị lẫn nông
thôn. [9] Hầu hết những sự cố ấy đều liên quan tới các vấn đề cơ bản: tiền
lương không trả, hợp đồng bị cắt ngang, tịch thu tài sản, đánh thuế phi
pháp, các giấy hẹn thay cho tiền mặt dùng chi trả các hợp đồng cung cấp

405 | 484
lúa gạo và các loại thực phẩm khác, và vân vân. Ðảng Cộng sản Trung
Quốc đối phó lại bằng một hỗn hợp củ cà rốt và cây gậy, vừa đáp ứng các
yêu cầu về tiền bạc của những người phản kháng, vùa bắt bỏ tù những kẻ
đứng đầu các cuộc phản kháng.

Một cách kiên quyết và thỉnh thoảng tàn nhẫn, Ðảng bảo vệ sự độc
quyền của nó đối với các hội đoàn có tính chính trị. Thậm chí một phong
trào cực kỳ vô hại như phong trào khuyến khích sinh viên bảo vệ môi sinh
bằng cách đừng dùng loại đũa chỉ dùng một lần, cũng đã cẩn thận không
tự tổ chức mình, vì sợ bị đánh giá là một nhóm có tiềm năng đối lập và
rồi những người đứng đầu phong trào có nguy cơ bị đuổi học hoặc thậm
chí bị bỏ tù. Sự vắng mặt các cuộc phản kháng có qui mô lớn sau một
thập niên có những gương mẫu đặc biệt - từ Bức tường Dân chủ năm
1978-79 tới những cuộc phản kháng của đại chúng tại Quảng trường
Thiên An Môn năm 1989 - không thể được đánh giá một cách đáng tin
cậy là dân chúng đang mãn nguyện, nhưng đó chỉ là phản ứng “có lý trí”
trước một chế độ từng chứng tỏ nó “máu lạnh” tới ngần nào trong ý chí
trấn áp và khả năng trấn áp những ai đòi hỏi thay đổi chính trị sâu rộng
hơn. [10] Dù chế độ ra sức đặt căn bản tính chính thống của nó trên sự
phát triển kinh tế, nhưng đi kèm với phát triển kinh tế là sự gia tăng của
tham nhũng và bất bình đẳng, mỉa mai thay, cùng lúc, đã và đang xói mòn

406 | 484
tính chính thống. Có điều tự thân sự ủng hộ yếu ớt mà nhân dân đang
dành cho Ðảng không đe dọa nền cai trị của Ðảng. Như Adam Przeworski
tranh cãi rằng: Sự chú ý mà người ta dành cho “tính chính thống” của
một chế độ thường bị đặt sai chỗ: cái quan trọng hơn (sự ủng hộ của
nhân dân) là sự thiếu vắng cái có khả năng thay thế có hiệu quả. [11] Và
Ðảng Cộng sản Trung Quốc thành công trong việc ngăn chặn cái có khả
năng thay thế nó. Nó bằng lòng chấp nhận con số ngày càng tăng những
cuộc biểu tình rời rạc, trong chừng mực chúng đừng hiệp nhất hoặc tổ
chức thành nhóm quyền lợi xã hội có thể hoạt động lâu dài. Ðiều ấy cho
phép Ðảng tiếp tục đàn hồi, khi co khi giãn, trong việc tối thiểu hóa nhu
cầu thích nghi về chính trị. Nhưng nó cũng có ý nghĩa rằng không có một
lực lượng xã hội tự quản và chặt chẽ mà khi lâm vào thời kỳ khủng hoảng,
Ðảng có thể thương thảo với nó để hoặc đưa tới một giải pháp êm thắm
hoặc một sự chuyển tiếp được “thỏa ước” rất đỗi khó khăn.

Thay đổi chính trị và xã hội đang diễn ra tại Trung Quốc có những hệ
quả chính trị nào? Suốt kỷ nguyên sau Mao, nhiều người quan sát ghi
nhận sự bất tương hợp của các định chế Lênin-nít và nền kinh tế thị
trường đang tăng trưởng; họ tiên liệu rằng tới một lúc nào đó, các hệ
thống chính trị và kinh tế ấy sẽ đưa tới một hòa điệu căn bản, có thể bằng
cải cách có tính dân chủ hơn là bằng sự khôi phục việc qui hoạch có tính

407 | 484
tập trung. Cho tới lúc này, Ðảng Cộng sản Trung Quốc đang gây trở ngại
cho các kỳ vọng đó và sự bất tương hợp ấy vẫn còn. Dù vậy, nhiều người
quan sát vẫn tiếp tục mường tượng rằng công cuộc chuyển thể Trung
Quốc thành một thực thể dồi dào sinh lực với tiềm năng thương mại lớn
lao cuối cùng sẽ đưa tới sự chuyển tiếp dân chủ tương đối êm
thắm. [12] Nhưng không phải ai cũng lạc quan như thế. Những khủng
hoảng kinh tế và tài chánh đang hiện ra lờ mờ ở Trung Quốc khiến một
số người tiên đoán sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc, dù trong số
những người ấy chẳng ai có tham vọng tiên đoán sự sụp đổ ấy sẽ xảy ra vào
thời điểm nào hoặc sau sự sụp đổ sẽ là cái gì. [13]

Cả hai viễn ảnh kể trên đều bỏ sót các khía cạnh quan trọng của toàn
cảnh. Người tin rằng sự chuyển thể chế độ của Trung Quốc đi liền với,
một cách không tránh được, sự hiện đại hóa kinh tế, đã không để ý tới
vấn đề tác nhân trung gian - nghĩa là vấn đề ai sẽ lãnh đạo cuộc chuyển
thể và nó sẽ cho cuộc chuyển thể đó một hình thù như thế nào; trong bối
cảnh toàn trị, sự dân chủ hóa là kết quả không thể tránh của sự tăng
trưởng kinh tế hơn là hậu quả hành động của các lãnh tụ chính trị bên
trong chế độ và các lực lượng dân chủ bên ngoài xã hội nói chung. Hầu
hết các doanh gia tư nhân và giới tinh hoa kỹ thuật của Trung Quốc đều
cho thấy họ ít quan tâm tới việc cổ vũ cho dân chủ hóa. Cộng đồng của

408 | 484
những người bất đồng chính kiến tại Trung Quốc đã và đang bị Ðảng xói
mòn rất hiệu quả bằng cách bỏ tù hoặc trục xuất ra nước ngoài những
lãnh tụ nổi tiếng nhất; trong khi đó, giữa các lãnh tụ ấy lại có xung khắc
cá nhân và không tín nhiệm nhau - đặc biệt giữa những người sống lưu
vong - gây trở ngại cho một sự hợp tác có hiệu quả hoặc tuyên truyền một
thông điệp hợp nhất.

Xét theo chuỗi tình huống ấy thì thật khó xác định một trung gian nào
có khả năng làm tác nhân cho công cuộc đổi thay chính trị có tính dân
chủ. Mặt khác, người tiên đoán sự sụp đổ của chế độ cộng sản thì không
để ý tới những tài nguyên chính trị mà Ðảng hiện có: các tổ chức có tính
chính trị, nghĩa là sự tiếp tục vắng mặt của tổ chức đối lập, và sự tiếp tục
chấp nhận Ðảng Cộng sản Trung Quốc của hầu hết nhân dân Trung
Quốc như một loại hình sinh hoạt chính trị độc nhất hiện có trong nước.
Cùng lúc ấy, Ðảng tiếp tục là nguồn bảo trợ chủ yếu cho công ăn việc làm
và các cơ hội kinh doanh. Ðảng cũng đang tự quấn quanh thân nó lá quốc
kỳ Trung Quốc giữa lúc lòng yêu nước đang gia tăng, biến sự phê bình
Ðảng thành một hành động trông có vẻ không ái quốc. Thêm nữa, Ðảng
làm cho quần chúng nản lòng ủng hộ sự đổi thay chính trị bằng sự nơm
nớp sợ hãi rằng sẽ có tình trạng bất ổn đi liền với công cuộc dân chủ hóa.
Và nhiều người tại Trung Quốc chấp nhận lời tuyên bố của Ðảng Cộng

409 | 484
sản Trung Quốc rằng chế độ dân chủ thì không thích hợp với nền văn
hóa Trung Quốc, vì thế, làm giảm thiểu thêm nữa cái sức ép buộc Ðảng
phải cam kết cải cách chính trị sâu rộng hơn.

Loay hoay mày mò mãi

Trong các điều kiện ấy, kịch bản có khả năng xảy ra nhất về một tương lai
có thể thấy trước là Ðảng Cộng sản Trung Quốc loay hoay mãi với sách
lược thích nghi có giới hạn của nó, liên hiệp các quyền lợi mới trong khi
đề kháng sức ép của khát vọng thay đổi chính trị. Ðây không chỉ là kịch
bản có khả năng xảy ra nhất mà còn là kịch bản tốt lành nhất đối với
Ðảng Cộng sản Trung Quốc, vì những đổi thay đang diễn ra về xã hội và
chính trị có khuynh hướng làm tiêu hao hơn là làm vững mạnh địa vị
đảng cai trị của nó. Có khả năng xảy ra là sự tăng trưởng kinh tế và tư
nhân hóa sẽ làm Ðảng suy yếu qua sự tiếp tục băng hoại của các tổ chức
quần chúng của Ðảng và sự tiếp tục suy yếu khả năng của Ðảng trong việc
giám sát và kiểm soát các khuynh hướng xã hội đang chiếm ưu thế.

Trong khi Trung Quốc đang kinh qua cải cách chính trị nhiều hơn các
nhà quan sát thừa nhận, [14] thì sự qui hoạch cải cách đó làm cho hệ
thống toàn trị hoạt động hữu hiệu hơn chứ không làm cho nó đáp ứng
hơn sức ép đòi thay đổi của xã hội. Cùng lúc đó, không thể chối cãi rằng

410 | 484
các sức ép ấy đang gia tăng. Câu hỏi là liệu Ðảng Cộng sản Trung Quốc có
thể điều tiết chúng trong khuôn khổ Lênin-nít thiếu yếu của nó hay
không. Và căn cứ vào lịch sử của Ðảng Cộng sản Trung Quốc và kinh
nghiệm của các đảng Lênin-nít khác, câu trả lời có khả năng là không.
Trước hết, chủ nghĩa Lênin bất tương hợp với sự xuất hiện một xã hội
dân sự chính cống; khát vọng chủ yếu của các đảng ấy là nhấn mạnh lên
đường dọc của quyền lực và ngăn chặn các loại dây liên kết hàng ngang
của các tổ chức tự trị vốn là nền tảng của xã hội dân sự. Thứ đến, Trung
Quốc thiếu các định chế có khả năng làm kênh vận chuyển sự tham gia
chính trị mà yêu cầu mỗi ngày một tích cực hơn. Chính xác là vì Ðảng
Cộng sản Trung Quốc quá hữu hiệu trong việc bảo vệ độc quyền chính trị
của nó và việc trấn áp thật sự các tổ chức tự quản nên sự phản kháng của
quần chúng có khuynh hướng leo thang, và tới khi xảy ra thì nó vượt quá
tầm kiểm soát. Hễ lúc nào Ðảng Cộng sản Trung Quốc tỏ vẻ đang cân
nhắc hoặc đang khích lệ cải cách chính trị thì lúc đó, các biến cố xảy ra
trầm trọng thêm từng ngày cho tới khi lãnh đạo Ðảng cảm thấy bị thúc
ép phải ra tay đàn áp các phong trào cá biệt của quần chúng đang tạo sức
ép đòi cải cách. Ðiều này rất đúng với thời kỳ Bức tường Dân chủ năm
1978-79, với những thử nghiệm các cuộc bầu cử địa phương đầu thập niên
1980, với những cuộc biểu tình của sinh viên năm 1986-87, và thêm lần
nữa, với thời kỳ có những cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn
411 | 484
và những nơi khác năm 1989. Ngày nay, bất chấp thực tế đang diễn ra sự
giải phóng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc miễn cưỡng thảo luận công khai
về khả năng có sự cải tổ chính trị được bảo trợ một cách chính thức vì họ
sợ mình sẽ thêm lần nữa mở chiếc cửa ngăn không cho lũ lụt tràn vào.

Như thế, Ðảng Cộng sản Trung Quốc bị thúc ép bởi các hành động của
nó trong quá khứ và đặc biệt bởi các quyết định của nó nhằm trấn áp sự
phản kháng chính trị có tổ chức và nhằm ngăn chặn sự hình thành các tổ
chức tự quản. Lãnh đạo Ðảng biết điều đó, và họ cẩn thận phối trí những
chuẩn bị việc kế thừa, thiết kế các sách lược về chủ nghĩa liên hiệp có giới
hạn và về bổ dụng để làm nản lòng những ai đang nuôi hy vọng rằng có
khả năng sớm xảy ra một cuộc cải tổ chính trị nào đó. Một số nhà lãnh
đạo toàn trị, bằng những thiết kế khác, đã đánh giá quá cao sự ủng hộ của
quần chúng, với niềm tin rằng mình sẽ sống sót và khởi sắc. [15] Nhưng
không có vẻ như giới lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có một
quyết định sai lầm chiến thuật như thế.

Hệ quả là các viễn ảnh về một nền dân chủ tại Trung Quốc thì liên
quan trực tiếp tới chính số phận của Ðảng Cộng sản Trung Quốc. Có vẻ
như Trung Quốc không kinh qua sự dân chủ hóa cùng với sự liên tục của
chế độ như Ðài Loan và Mexico đã làm. [16] Nghĩa là, cho dù Ðảng Cộng
sản Trung Quốc có thể sống sót dưới một hình thức nào đó sau cuộc

412 | 484
chuyển tiếp, và cho dù nhiều quan chức của Ðảng có thể ở lại một cách
tích cực trong một chế độ hậu cộng sản - như trường hợp nhiều chính
phủ ở Ðông Âu và cựu Liên Xô - nếu đất nước Trung Quốc có trở thành
dân chủ thì cốt yếu nằm ở chỗ Ðảng Cộng sản Trung Quốc phải chi trả
phí tổn cho cuộc chuyển tiếp đó. Chỉ sự suy thoái của Ðảng Cộng sản
Trung Quốc mà thôi thì không đặt được quá trình tiến tới dân chủ cho
bất cứ tương lai hậu cộng sản nào. Nhiều nơi ở châu Á đang có “nền dân
chủ hẹp hòi”, và một nền dân chủ được củng cố đầy đủ thì hầu như
không là tiêu chuẩn trong phần còn lại của thế giới hậu cộng sản. [17] Như
hết thảy chúng ta đều thấy trong nhiều trường hợp, sự kết liễu của chủ
nghĩa cộng sản không bảo đảm cho sự bắt đầu một chế độ dân chủ.

Bruce J. Dickson là phó giáo sư môn khoa học chính trị và các sự vụ quốc
tế tại Ðại học George Washington. Ông là tác giả bảy cuốn sách về Trung
Quốc, trong đó dặc biệt có Red Capitalism in China: The Party, Private
Entrepreneurs, and Prospect for Political Changes (Chủ nghĩa tư bản đỏ tại
Trung Quốc: Đảng, các doanh gia và viễn ảnh thay đổi chính trị, 2003)
và Democratization in China and Taiwan: The Adapbility of Leninist
Parties (Dân chủ hóa tại Trung Quốc và Ðài Loan: khả năng thích nghi

413 | 484
của các đảng Lênin-nít, 1997), và là biên tập viên cộng tác của tạp
chí Problems of Post-Communism (Các vấn đề thời hậu cộng sản).

Chú thích

[1]
Xem: Ken Jowitt, New World Disorder: The Leninist Extinction (Vô trật
tự thế giới mới: sự tuyệt chủng của những người theo thuyết Lê-nin),
Berkeley: University of California Press, 1992, 88-120. Cũng xem cuốn
của tôi: Red Capitalists in China: The Party, Private Entrepreneurs, and
Prospects for Political Change, New York: Cambridge Univerity Press, 2003.
[2]
Xem: Gordon White, Jude Howell và Shang Xiaoyuan, In Search of Civil
Society: Market Reform and Social Change in Contemporary China (Ði tìm
xã hội dân sự: Cải cách có tính thị trường và thay đổi xã hội tại Trung
Quốc đương đại), Oxford: Oxford University Press, 1996; Mixin Pen,
“Chinese Civic Assosiation: An Empirial Analysis,”Modern China
24: (“Hội đoàn công dân tại Trung Quốc: một phân tích theo kinh
nghiệm,” Tạp chí Trung Quốc hiện đại số 24, tháng Bảy 1998), 285- 318;
Tony Saich, “Negotiating the State: The Development of Social
Organizations in China,” China Quartely 03.2000 (Thương thảo với nhà
nước: sự phát triển các tổ chức xã hội tại Trung Quốc,” Trung Quốc Quí
San tháng Ba 2000), 124-41.
414 | 484
[3]
Xem: Peter Evans, Embedded Autonomy: States and Industrial
Transformation (Sự tự quản bị giữ riết: Nhà nước và sự chuyển thể kỹ
nghệ), Princeton: Princeton University Press, 1995.
[4]
Andrew G. Walder, “The Decline of Communist Power: Elements of a
Theory of Institutional Change”, Theory and Society 23 (“Sự sa sút của
quyền lực Cộng sản: các yếu tố lý thuyết về thay đổi định chế,” Tạp chí Lý
thuyết và Xã hội số 23, tháng Tư 1994), 297-323.
[5]
Samuel P. Huntington, “Social and Institutional Dynamics of One-Party
Systems” (Các động lực có tính xã hội và định chế của các hệ thống độc
đảng), trong: Samuel P. Huntington và Clement H. Moore (biên
tập), Authoritarian Politics in Modern Society: The Dynamics of Established
One-Party System (Sinh hoạt toàn trị trong xã hội hiện đại: Các hệ thống
độc đảng đã được thiết lập), New York: Basic Books, 1970, 9.
[6]
Michael W. Foley và Bob Edwards, “The Paradox of Civil
Society”, Journal of Democracy 7 (“Nghịch lý của xã hội dân sự”, Tạp chí
Dân chủ số 7, Tháng Bảy 1996), 38-52.
[7]
Yanqi Tong, “State, Society, and Political Change in China and
Hungary,” Comparatives Politics 26 (“Nhà nước, xã hội và thay đổi chính
trị tại Trung Quốc và Hungary,” Tập san Chính trị học đối chiếu số 26,

415 | 484
tháng Tư 1994); White, Howell và Shang, In Search of Civil Society.
[8]
Ken Jowitt, New World Disorder.
[9]
Elizabeth J. Perry và Mark Selden (biên tập), Chinese Society: Change,
Conflict, and Resistance (Xã hội Trung Quốc: thay đổi, xung khắc và đề
kháng), New York: Routledge, 2000; Thomas Bernstein và Xiaobo
Lu, Taxation without Representation in Contemporary Rural China (Ðánh
thuế mà không có tiêu biểu tại nông thôn Trung Quốc đương đại), New
York: Cambridge University Press, sắp xuất bản.
[10]
Timur Kuran, “Now Out of Never: The Element of Surprise in the
East European Revolution of 1989", World Politics 44 (Ngày nay tưởng
chẳng bao giờ: yếu tố ngạc nhiên trong cuộc cách mạng Ðông Âu năm
1989,” Tạp chí Chính trị thế giới số 44, tháng Mười một 1991, 7-48.
[11]
Adam Przeworski, “Some Problems in the Transition to Democracy”
(Một số vấn đề trong cuộc chuyển tiếp tới dân chủ), trong: Guillermo
O’Donnell, Philippe C. Schitter, and Laurence Whitehead (biên
tập), Transitions from Authoritarian Rule, Vol. 3: Comparative
Perspectives (Các cuộc chuyển tiếp từ nền cai trị toàn trị, Cuốn 3: Ðối
chiếu các viễn cảnh) Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1986.
[12]
Henry S. Rowen, “The Short March: China’s Road to
Democracy”, National Interest Fall 1996 (“Cuộc di hành ngắn ngủi: đường

416 | 484
tới dân chủ của Trung Quốc”, tập sanQuyền lợi quốc gia, số Mùa thu
1996), 61-70; Shaohua Hu, Explaining Chinese Democratization (Cắt nghĩa
sự dân chủ hóa Trung Quốc), Westport, Conn.: Praeger, 2000; David
Sheff, China Dawn: The Story of a Technology and Business Revolution (Bình
minh ở Trung Quốc: Câu chuyện cuộc cách mạng kỹ thuật và doanh
nghiệp), New York: Harper Business, 2002.
[13]
Gordon G. Chang, The Coming Collapse of China (Sự sụp đổ đang tới
của Trung Quốc), New York: Random House, 2001.
[14]
Ðể có thêm chi tiết giải thích về các điểm này, xem: Minxin Pei, “Is
China Democratizing?” Foreign Affairs 77 (“Có phải Trung Quốc đang dân
chủ hóa?”, Tạp chí Các sự vụ quốc ngoại, số 77, tháng Giêng - tháng Hai
1998), 68-82. Pei ít lạc quan khi nhìn tiếp vào những viễn cảnh của cuộc
cải tổ chính trị tại Trung Quốc; xem: “China’s Governance Crisis,” Foreign
Affairs 81 (“Khủng hoảng cai trị tại Trung Quốc”, Tạp chí Các sự vụ quốc
ngoại số 81, tháng Chín - tháng Mười 2002), 96-109.
[15]
Guillermo O’Donnell và Philippe C. Schmitter, Transitions from
Authoritarian Rule: Tentative Conclusions about Uncertain
Democraties (Những chuyển tiếp từ nền cai trị toàn trị: Các kết luận chưa
dứt khoát về các nền dân chủ bất định), Baltimore: Johns Hopkins
University Press, 1986, đặc biệt chương 6; Samuel P. Huntington, The

417 | 484
Third Wave: Democratization in the Late Twentieth Century (Ðợt sóng dân
chủ hóa thứ ba trong cuối thế kỷ hai mươi), Norman: University of
Oklahoma Press, 1991, 174-78.
[16]
Tôi giải thích tỉ mỉ về biện luận này trong Democratization in China
and Taiwan: The Adaptability of Leninist Parties, Oxford: Oxford University
Press, 1997; và “Taiwan’s Democratization: What Lessons for
China?” (“Cuộc dân chủ hóa của Ðài Loan: Bài học nào cho Trung
Quốc?”) trong: Muthiah Alagappa (biên tập), Taiwan’s Presidential Politics:
Democratization and Cross-strait Relations in the Twenty-first
Century (Hoạt động chính trị bầu cử tổng thống tại Ðài Loan: dân chủ
hóa và những quan hệ giao lưu đôi bờ trong thế kỷ hai mươi mốt),
Armonk, N.Y.: M.E. Sharpe, 2001.
[17]
Michael MacFaul, “The Fourth Wave of Democracy and Dictatorship:
Noncooperative Transitions in the Post-Communist World,” World
Politics 54 (“Ðợt sóng thứ tư của dân chủ và độc tài: những cuộc chuyển
tiếp bất liên hiệp trong thế giới hậu cộng sản,” Tập san Chính trị thế
giới số 54, tháng Giêng 2002), 212-44.

418 | 484
Nguồn: Bruce J. Dickson. Ðe dọa quyền tối thượng của đảng (bản dịch của
Nguyễn Ước). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6240&rb=0402>

419 | 484
BÀI MƯỜI HAI

HUYỀN THOẠI VỀ MÔ THỨC ĐỘC TÀI


Tác giả: Michael McFaul

Kathryn Stoner-Weiss

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

Dư luận thông thường cho rằng việc Vladimir Putin đàn áp dân chủ đã mang
lại ổn định và phồn thịnh cho nước Nga - cung ứng thêm một mô hình mới,
theo đó một chế độ độc tài theo kinh tế thị trường đã thành công. Nhưng mối
tương quan giữa chế độ chuyên quyền và sự phát triển kinh tế lại rất giả tạo.
Chế độ độc tài tại Nga thật ra có hậu quả tiêu cực. Bất cứ thành tựu nào có
được dưới triều Putin chắc đã có thể là những thành quả to lớn hơn nếu chúng
được thực hiện dưới một chế độ dân chủ.

L
ối giải thích thông thường cho việc Vladimir Putin được hậu thuẫn
của nhân dân thật là đơn giản, dễ hiểu. Vào thập niên 1990, dưới sự
lãnh đạo của Boris Yeltsin, vị Tổng thống đầu tiên của nước Nga thời hậu

420 | 484
Xôviết, nhà nước không cai trị, kinh tế suy thoái và dân chúng khổ sở. Kể
từ năm 2000, dưới quyền của Putin, trật tự được lập lại, kinh tế phất lên
và người dân Nga trung bình có cuộc sống khá hơn bao giờ hết. Tự do
chính trị đi xuống, nhưng phát triển kinh tế đi lên. Theo luận cứ này,
mặc dù Putin có thể đã đẩy lùi những bước tiến dân chủ, nhưng đây là
những hi sinh cần thiết cho mục tiêu cao cả là ổn định và phát triển.

Lối lý giải này có chỗ mạnh là tính giản đơn và đủ sức thuyết phục đại
đa số dân Nga. Chỉ số chấp thuận quyền lãnh đạo của Putin mấp mé 80
phần trăm và gần 1/3 dân số muốn ông giữ chức Tổng thống suốt đời.
Phấn khởi vì được dân chúng tôn sùng, Putin ra tín hiệu là ông sẽ tích
cực tham gia việc điều hành đất nước trong một cương vị nào đó sau khi
rời ghế Tổng thống trong năm nay. Có lẽ ông sẽ nắm chức Thủ tướng
bên cạnh một Tổng thống bù nhìn hay thậm chí trở lại cương vị Tổng
thống sau một thời gian. Hiện nay, để phản bác lại luận cứ - thịnh hành
sau khi Liên Xô sụp đổ - cho rằng thắng lợi của chế độ dân chủ tự do là
điều tất yếu và đặt dấu chấm sau cùng cho lịch sử, nhiều nhà lãnh đạo độc
tài trên thế giới dùng thành công và khả năng của Putin tại Nga để chứng
minh rằng chế độ chuyên quyền có một tương lai, rằng Putin cũng như
Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc đã tạo được một mô hình mà theo đó
một chế độ độc tài đi theo kinh tế thị trường nhất định thành công, và

421 | 484
mô hình này có thể được sao chép lại khắp thế giới.
Nhưng cách tường thuật thông thường này không đúng, vì nó gần như
dựa hoàn toàn vào một tương quan giả tạo giữa độc tài và phát triển. Chế
độ dân chủ Nga vào những năm 1990 đã xuất hiện đồng thời với sự tan rã
cuả bộ máy nhà nước và sự tuột dốc của nền kinh tế, chứ nó không tạo ra
hai tình trạng này. Theo chiều ngược lại, chế độ độc tài tại Nga dưới sự
lãnh đạo của Putin đã tái xuất trùng hợp với sự phát triển kinh tế, chứ
không phải là nguyên nhân (đóng góp chủ yếu cho sự phát triển này
chính là giá dầu hỏa gia tăng và sự hồi phục kinh tế từ thời kỳ quá độ
trong tiến trình chia tay chủ nghĩa cộng sản). Chẳng có bằng chứng gì để
có thể nói rằng hành động độc tài của Putin trong những năm qua đã đưa
đến việc điều hành quốc gia hữu hiệu hơn chế độ dân chủ đầy rối ren của
thập niên 1990. Thật ra nói ngược lại thì sẽ gần với thực tế hơn: nếu xét
ảnh hưởng của việc Putin tập trung quyền lực đến việc điều hành đất nước
và phát triển kinh tế, người ta thấy có nhiều hệ quả tiêu cực. Bất cứ thành
quả nào dưới triều Putin đều đã có thể là một thành quả to lớn hơn nếu
như có dân chủ.

Từ dân chủ trở lại độc tài

422 | 484
Tiến trình dân chủ hóa đã khởi động trước khi nước Nga độc lập. Trong
nhiều năm trước khi Liên Xô sụp đổ, Mikhail Gorbachev đã bắt đầu đưa
ra những cải tổ quan trọng, bao gồm những cuộc tuyển cử có nhiều ứng
viên tranh nhau để vào các chức vụ ở cấp quốc gia và địa phương, tính đa
nguyên trong các phương tiện truyền thông (ngay cả khi thuộc quyền sở
hữu của nhà nước), và tự do thành lập các nhóm chính trị và công dân.
Sau năm 1991, Nga bắt đầu triển khai tất cả những yếu tố cơ bản của một
chế độ dân chủ thông qua lá phiếu. Đã có những cuộc bầu cử với nhiều
ứng viên cạnh tranh nhau vào quốc hội, chức vụ Tổng thống và thống đốc
vùng. Đảng phái chính trị đủ mọi màu sắc, kể cả phe đối lập gồm các
nhóm cộng sản và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, được hoạt động tự do,
cũng như các tổ chức phi chính phủ (NGO). Các cơ quan truyền thông
bằng điện tử hay báo giấy không do nhà nước kiểm soát gia tăng gấp bội.
Phe đối lập chính trị ồn ào sinh động đến nỗi Yeltsin hai lần đối diện với
nguy cơ bị nhóm cộng sản truy tố trước Hạ viện Nga (Duma). Sự phân
hóa sâu sắc giữa các quan chức nhà nước, thống đốc vùng, các đầu sỏ
chính trị và các cơ quan truyền thông đã làm cho cuộc bầu cử quốc hội
năm 1999 trở thành một cuộc tranh đua gay gắt nhất trong lịch sử nước
Nga.

423 | 484
Tuy thế, Yeltsin vẫn chưa thể là một nhà dân chủ hoàn hảo: ông ta
dùng vũ lực để nghiền nát quốc hội Nga năm 1993, áp đặt thô bạo một
hiến pháp mới gia tăng quyền lực của Tổng thống và ngăn cản không cho
một số đảng phái hoặc cá nhân tranh đua trong nhiều cuộc bầu cử ở cấp
quốc gia hay cấp vùng. Ông ta cũng dấy lên hai cuộc chiến tại Chechnya.
Hệ thống chính trị mà Yeltsin bàn giao cho Putin thiếu nhiều thuộc tính
cơ bản của một chế độ dân chủ tự do. Tuy nhiên, dù có khuyết tật gì đi
nữa, chế độ chính trị Nga dưới thời Yeltsin rõ ràng vẫn dân chủ hơn chế
độ Nga hiện nay. Mặc dù về hình thức những định chế trong hệ thống
chính trị Nga không thay đổi bao nhiêu dưới thời Putin, nhưng nội dung
của một chế độ dân chủ thực sự đã bị xói mòn đáng kể.

Putin bắt đầu đẩy lùi chế độ dân chủ bằng việc can thiệp vào các cơ
quan truyền thông độc lập. Khi ông lên cầm quyền, có ba mạng lưới
truyền hình có tầm cỡ quốc gia và ảnh hưởng đến chính trị Nga là RTR,
ORT và NTV. Ông đã thao túng cả ba. Hãng RTR do nhà nước sở hữu
toàn bộ nên dễ điều khiển. Putin giành quyền kiểm soát ORT, một mạng
lưới có khán giả nhiều nhất nước, bằng cách o ép khiến chủ nhân là tỉ phú
Boris Berezovsky phải chạy ra nước ngoài. Vladimir Gusinsky, chủ nhân
của NTV, cố gắng chống trả việc Putin giành quyền thao túng kênh
truyền hình của ông. Nhưng rốt cuộc Gusinsky không những mất NTV

424 | 484
mà còn mất luôn báo Segodnya và tạp chí Itogi khi công tố viên nhà nước
cáo buộc ông những tội trạng thiếu cơ sở. Năm 2005, Anatoly Chubais,
chủ tịch công ti điện lực RAO (Mạng lưới Năng lượng Thống nhất của
Nga) và lãnh tụ của đảng có khuynh hướng tự do SPS (Liên hiệp các Lực
lượng Hữu khuynh), bị ép buộc bàn giao một hãng truyền hình nhỏ do tư
nhân kiểm soát, công ti REN-TV, cho các đầu sỏ chính trị thân cận với
điện Cẩm Linh. Ngày nay điện Cẩm Linh kiểm soát tất cả các mạng lưới
truyền hình quốc gia tầm cỡ.

Gần đây hơn, điện Cẩm Linh đã thọc tay vào phương tiện truyền thông
internet và báo giấy, lãnh vực trước đây vốn được để yên. Trong mấy năm
vừa qua hầu hết các tờ báo chính, phát hành trên cả nước, đã bị bán cho
các cá nhân hay công ti trung thành với điện Cẩm Linh, để lại tờ tuần
báo Novaya Gazeta ở Moscow là tờ báo độc lập sau cùng có tầm cỡ quốc
gia. Về lãnh vực truyền thanh, đài Ekho Moskvy vẫn còn là một nguồn tin
tức độc lập, nhưng tương lai không có gì chắc chắn. Hiện nay, Nga đứng
vào hàng thứ ba trên thế giới là một nơi rất nguy hiểm cho ký giả hành
nghề, chỉ sau Iraq va Colombia. Tổ chức Ký giả Không Biên giới ghi nhận
21 nhà báo đã bị giết tại Nga kể từ năm 2000, trong đó có Anna
Politkovskava, ký giả điều tra can đảm nhất của nước này, bị sát hại tháng
10 năm 2006.

425 | 484
Putin cũng làm suy giảm quyền tự trị của chính phủ cấp vùng. Ông
thiết lập bảy khu vực siêu vùng (supraregional districts), đứng đầu phần
lớn là những cựu tướng lãnh hay cựu viên chức KGB. Bảy siêu thống đốc
mới này được ủy thác nhiệm vụ kiểm soát tất cả các cơ quan liên bang
nằm trong địa phận của họ; nhiều cơ quan liên bang vốn đã triển khai
quan hệ mật thiết với chính quyền cấp vùng trong thời đại Yeltsin. Những
siêu thống đốc này cũng mở các cuộc điều tra nhắm vào những nhà lãnh
đạo cấp vùng, qua đó làm giảm quyền tự trị của họ và hù doạ khiến họ
phải khuất phục chính quyền liên bang.

Putin từng làm suy yếu Hội đồng Liên bang, tức thượng viện quốc hội
Nga, bằng cách rút các thống đốc và lãnh đạo ngành lập pháp cấp vùng
được bầu khỏi vị trí đáng nhẽ họ có trong thượng viện để thay bằng
những đại biểu do Putin chỉ định. Những cuộc bầu cử cấp vùng cũng
thường bị tổ chức gian lận nhằm trừng trị các nhà lãnh đạo dám chống lại
uy quyền của Putin. Vào tháng 9 năm 2004, trong một đòn chí mạng
đánh vào chế độ liên bang (federalism) của Nga, Putin tuyên bố ông sẽ bắt
đầu chỉ định các thống đốc - với lý do để cho các thống đốc làm việc có
trách nhiệm và hiệu quả hơn. Kể từ tháng 2 năm 2005 ở Nga không còn
bầu cử cấp vùng cho người lãnh đạo hành pháp [tức thống đốc].

426 | 484
Putin cũng thành công thực sự trong việc làm suy yếu quyền tự trị của
quốc hội. Bắt đầu từ những cuộc bầu cử quốc hội tháng 12 năm 2003,
Putin khai thác lợi thế từ việc kiểm soát các tài nguyên chính trị khác
(như kênh truyền hình NTV và văn phòng các thống đốc vùng) để giành
cho Đảng Nước Nga Đoàn kết của điện Cẩm Linh một đa số chắc nịch
trong hạ viện Nga: Đảng Nước Nga Đoàn kết và các đồng minh của nó
hiện kiểm soát 2/3 số ghế trong quốc hội. Hậu thuẫn dân chúng dành cho
bản thân Putin có thể là vốn liếng lớn nhất của Đảng Nước Nga Đoàn kết
trong các cuộc bầu cử. Nhưng việc các kênh truyền hình quốc gia thường
xuyên nêu lên những những nét tích cực của lãnh đạo Đảng Nước Nga
Đoàn kết và nhắm vào mặt tiêu cực của các đảng viên cộng sản, sự ủng hộ
tài chánh ồ ạt từ các tay đầu sỏ chính trị Nga và sự hậu thuẫn gần như
nhất trí của các lãnh đạo cấp vùng cũng giúp cho đảng của Putin thắng
thế trong quốc hội. Sau đợt bầu cử tháng 12 năm 2003, lần đầu tiên Tổ
chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đưa ra một bản tường trình
phê phán các cuộc bầu cử quốc hội tại Nga. Bản tường trình nhấn mạnh:
“Những cuộc bầu cử vào hạ viện Nga đã không đáp ứng được nhiều cam
kết mà OSCE và Hội đồng châu Âu đưa ra cho các cuộc bầu cử dân chủ”.
Năm 2007 chính phủ Nga không cho phép OSCE đưa vào một phái đoàn
quan sát viên đủ lớn để theo dõi được hữu hiệu cuộc bầu cử quốc hội vào
tháng 12.
427 | 484
Những đảng chính trị không liên kết với điện Cẩm Linh cũng bị thiệt
hại. Các đảng độc lập có khuynh hướng tự do như Yabloko và SPS (Liên
hiệp các Lực lượng Hữu khuynh) cũng như đảng độc lập lớn nhất bên
cánh tả, tức Đảng Cộng sản Liên bang Nga, ngày nay đều đã yếu đi và
phải hoạt động trong một môi trường bị hạn chế hơn nhiều so với thập
niên 1990. Những đảng độc lập khác - gồm Đảng Cộng hòa và Liên hiệp
Dân chủ Nhân dân (the Popular Democratic Union) cũng như những
đảng trong Liên minh Một nước Nga khác (the Other Russia coalition) -
thậm chí không được phép đăng ký tranh cử. Nhiều đảng phái chính trị và
ứng viên độc lập bị cho là không hội đủ điều kiện để tham gia tranh cử ở
cấp địa phương với những lý do chính trị trắng trợn. Những người có tiềm
năng ủng hộ các đảng phái độc lập cũng bị đe dọa trừng phạt. Việc bỏ tù
Mikhail Khodorkovsky, trước đây là người giàu nhất nước Nga và là chủ
công ti dầu hỏa Yukos, đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ cho những nhà
doanh nghiệp khác về cái giá phải trả khi tham gia chính trị đối lập.
Trong khi đó, những đảng thân Cẩm Linh - gồm Nước Nga Đoàn kết,
đảng lớn nhất tại hạ viện, và Nước Nga Công chính, một phát minh của
điện Cẩm Linh - thường xuyên được các kênh truyền hình chiếu cố và
được hưởng nhiều tiềm lực phong phú.

428 | 484
Vào nhiệm kỳ thứ hai, Putin cho rằng các tổ chức phi chính phủ
(NGO) có thể trở thành mối đe dọa đến quyền lực của ông. Vì thế ông
ban hành một đạo luật đem lại cho nhà nước nhiều phương tiện để xách
nhiễu, làm suy yếu và thậm chí đóng cửa những tổ chức NGO bị xem là
mang quá nhiều màu sắc chính trị. Nhằm o ép những tổ chức độc lập qua
một bên lề, điện Cẩm Linh đã hậu hĩ tài trợ các tổ chức NGO được nhà
nước phát minh ra hoặc hoàn toàn trung thành với nhà nước. Khó tin
nhất có lẽ là việc không còn được tụ tập đông người nơi công cộng. Vào
mùa xuân năm 2007, một liên minh gồm các nhóm xã hội dân sự và một
số đảng chính trị, dưới danh xưng Một Nước Nga khác (Other Russia) do
nhà quán quân cờ tướng Garry Kasparov lãnh đạo, đã cố gắng tổ chức
những buổi mít-tinh công khai tại Moscow và St. Petersburg. Cả hai cuộc
mit-tinh đã bị hàng ngàn cảnh sát và lực lượng đặc biệt giải tán, có hàng
trăm người bị bắt – đây là một vụ đàn áp có qui mô chưa từng thấy ở Nga
trong vòng 20 năm qua.

Trong bài diễn văn thường niên đọc trước Quốc hội Liên bang vào
tháng tư năm 2007, Putin có giọng điệu đa nghi của một người theo chủ
nghĩa dân tộc khi ông cảnh báo về những âm mưu của phương Tây nhằm
phá hoại chủ quyền của Nga. Ông quả quyết: “Hiện có một lượng tiền
ngày càng nhiều du nhập từ nước ngoài được sử dụng để can thiệp vào

429 | 484
công việc nội bộ của chúng ta. Không phải ai cũng ưa thích sự đi lên từ từ
và vững chắc của đất nước ta. Một số người muốn quay lại quá khứ để
cướp bóc nhân dân và nhà nước, để phá hoại tài nguyên thiên nhiên và
nền độc lập kinh tế”. Do đó, điện Cẩm Linh đã tống cổ đoàn Chí nguyện
Hoà bình của Mỹ (Peace Corps), đóng cửa phái bộ của Tổ chức An ninh
và Hợp tác châu Âu tại Chechnya và sau đó tại Moscow, tuyên bố người
đại diện của tổ chức công đoàn AFL-CIO của Mỹ là thành phần không
được chấp nhận (persona non grata), cho người đột nhập lục soát văn
phòng của Tổ chức Soros và Viện Dân chủ Quốc gia, và ép buộc
Internews Russia, một tổ chức phi chính phủ vốn có chủ trương bồi
dưỡng tính chuyên nghiệp báo chí, phải đóng văn phòng sau khi cáo buộc
giám đốc của tổ chức này tội biển thủ.

Cùng với việc làm suy yếu những cơ chế kiểm soát quyền lực của Tổng
thống, Putin và phe nhóm đã trì hoãn những cải tổ mà qua đó đáng lẽ có
thể củng cố các ngành khác của chính phủ. Hệ thống tư pháp vẫn còn
yếu. Khi có những vấn đề chính trị quan trọng cần giải quyết, toà án
thường là một công cụ phục vụ quyền lực của tổng thống – như đã xảy ra
trong vụ tranh giành kênh truyền hình NTV và trong việc truy tố nhà tỉ
phú Khodorkovsky. Thậm chí toà án còn toan tính đến việc truất quyền

430 | 484
hành nghề của một trong những luật sư biện hộ cho Khodorkovsky, đó là
Karinna Moskalendo.

To lớn hơn không có nghĩa là tốt hơn

Nhiều người bênh vực cho Putin, gồm một số quan chức của điện Cẩm
Linh, không còn giả vờ mô tả nước Nga như là một nền dân chủ “có quản
lý” hay “có chủ quyền”. Thay vào đó, họ biện luận rằng sự thoái bộ của
chế độ dân chủ tại Nga đã tăng cường khả năng của nhà nước trong việc
chăm lo phúc lợi của người dân. Huyền thoại của chủ nghĩa Putin là, ngày
nay dân Nga được an toàn hơn, ổn định hơn và nói chung có cuộc sống
ấm no hơn thập niên 1990 – và thành quả này có được là do công lao của
Putin. Trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2007, mục tiêu hàng đầu của “Kế
hoạch Putin” (tài liệu vận động tranh cử chính của đảng Nước Nga Đoàn
kết) là “mang lại trật tự”.

Thật ra, mặc dù thập niên 1990 là một giai đoạn bất ổn chính trị, kinh
tế suy sụp và có những chuyển biến có tính chất cách mạng trong các định
chế chính trị và kinh tế, nhưng nhà nước Nga lúc bấy giờ cũng vận hành
tốt như nhà nước ngày nay, khi đất nước đã tương đối “ổn định” và kinh
tế đang phát triển nhanh chóng. Ngay trong thời kinh tế thịnh vượng,
chế độ độc tài cũng không hơn gì thời kỳ dân chủ trong việc cải tiến an

431 | 484
toàn công cộng, y tế, hay tạo một môi trường ổn định về pháp lý và sở
hữu tài sản.

Nhà nước Nga dưới thời Putin chắc chắn đã phình to hơn trước kia. Số
viên chức nhà nước tăng đến 1 triệu rưỡi người, tức tăng gấp đôi. Quân
đội Nga thừa khả năng theo đuổi cuộc chiến ở Chechnya. Các bộ ngành
mang tính đàn áp như cảnh sát, thuế vụ, tình báo được hưởng những
ngân sách lớn hơn nhiều so với một thập niên trước đây. Trong vài lãnh
vực, chẳng hạn việc trả tiền hưu trí hoặc trả lương công chức đúng hạn kỳ,
xây dựng đường xá hay chi phí cho ngành giáo dục, nhà nước này đã làm
tốt hơn thập niên 1990. Tuy vậy, với sự tăng trưởng về kích thước và tiềm
lực của bộ máy công quyền, người ta không khỏi ngạc nhiên là nhà nước
Nga vẫn còn hoạt động kém cỏi. Về vấn đề an toàn công cộng, y tế, nạn
tham nhũng và mức độ an ninh của quyền sở hữu, dân Nga hiện nay chịu
đựng nhiều cảnh tệ hại hơn mười năm về trước.

Quyền được sống trong an ninh, lợi ích công cộng cơ bản nhất mà một
nhà nước có thể cung ứng cho người dân, là một yếu tố chính trong
huyền thoại của chủ thuyết Putin. Thực tế là, con số những vụ tấn công
của bọn khủng bố đã gia tăng dưới thời Putin. Hai vụ tấn công khủng bố
lớn nhất trong lịch sử Nga xảy ra dưới chế độ độc tài của Putin chứ không
phải dưới thời dân chủ của Yeltsin. Đó là, vụ Nord-Ost xảy ra trong một

432 | 484
nhà hát ở Moscow năm 2002 với khoảng 300 người chết và cuộc khủng
hoảng do bọn khủng bố bắt con tin trong một trường học ở Beslan mà
hậu quả là 500 người thiệt mạng. Con số thương vong cả về quân sự lẫn
dân sự trong chiến tranh Chechnya lần thứ hai – bây giờ đã vào năm thứ
tám -- cao hơn số thương vong trong chiến tranh Chechnya lần thứ nhất
(1994-1996) một cách đáng kể. (Xung đột bên trong Chechnya có vẻ lắng
dịu, nhưng xung đột toàn vùng thì đang lây lan.) Theo số liệu của cục
Thống kê Nhà nước Liên bang Nga, số án mạng cũng gia tăng dưới thời
Putin. Trong những năm “hỗn loạn” 1995-1999, trung bình mỗi năm có
30.200 vụ giết người; trong những năm “có kỷ cương” 2000-2004, con số
đó là 32.200. Số người chết vì hỏa hoạn tại Nga ở vào khoảng 40 người
một ngày, gấp chừng 10 lần con số trung bình tại Tây Âu.

Y tế cộng đồng cũng không được cải thiện trong 8 năm qua. Mặc dù
điện Cẩm Linh có đầy tiền trong kho, nhưng việc chi tiêu cho ngành y tế
từ năm 2000 đến 2005 trung bình chỉ chiếm 6% tổng sản lượng quốc gia
(GDP), so với con số 6,4% từ năm 1996 đến 1999. Dân số Nga co lại kể
từ năm 1990 vì số sinh giảm và số tử tăng, nhưng chiều đi xuống này trở
nên tệ hại hơn kể từ năm 1998. Những bệnh không truyền nhiễm trở
thành nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết (bệnh tim mạch chịu trách
nhiệm cho 52% số người chết bệnh, gấp ba lần so với Mỹ). Chứng nghiện

433 | 484
rượu hiện nay gây ra 18% số người chết bệnh trong độ tuổi từ 25 đến 54.
Vào cuối thập niên 1990 trung bình mỗi năm một người Nga trưởng
thành tiêu thụ 10,7 lít rượu (so với 8,6 lít ở Mỹ và 9,7 lít ở Anh); vào năm
2004 con số này tăng lên 14,5 lít. Khoảng 0,9% dân số Nga hiện đang
nhiễm HIV. Nga hiện có tỉ số nhiễm HIV cao hơn bất cứ quốc gia nào
nằm ngoài châu Phi, ít nhất một phần là kết quả của những chính sách
ứng phó tai hại hoặc không phù hợp cộng với hệ thống y tế yếu kém, lỗi
thời. Tuổi thọ trung bình của người Nga gia tăng từ năm 1995 đến 1998.
Nhưng kể từ năm 1999, nó tụt xuống 59 tuổi ở nam giới và 72 tuổi ở nữ
giới.

Đồng thời với tình trạng xã hội Nga ngày càng trở nên kém an ninh và
kém lành mạnh dưới thời Putin, vị trí của Nga trên trường quốc tế cũng
đi xuống trong các lãnh vực như sức cạnh tranh kinh tế, tính thân thiện
đối với doanh nghiệp, tính minh bạch và khả năng chống tham nhũng.
Viện nghiên cứu INDEM của Nga ước tính nạn tham nhũng đã tăng vọt
trong 6 năm qua. Năm 2006, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency
International) đã xếp Nga ở một vị trí tệ hại hơn bao giờ hết, đứng thứ
121 trong số 163 quốc gia về nạn tham nhũng, nằm giữa Philippines và
Rwanda. Năm 2006 Nga đứng thứ 62 trong số 125 nước theo chỉ số cạnh
tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới đề ra, nghĩa là Nga đã tuột 9

434 | 484
nấc trong một năm. Theo chỉ số “dễ dàng cho doanh nghiệp” do Ngân
hàng Thế giới đề ra, năm 2006 Nga đứng thứ 96 trong số 175 nước, cũng
là vị thứ tệ nhất từ trước đến nay.

Quyền sở hữu tài sản cũng bị phá hoại. Putin và những người cộng sự
của ông trong điện Cẩm Linh đã dùng quyền lực chính trị không bị kiềm
toả của mình để phân phối lại một số tài sản có giá trị nhất tại Nga. Việc
tịch thu và bán lại tài sản của công ti Yukos cho công ti dầu hỏa quốc
doanh Rosneft là một vụ việc thô bạo nhất, không những giảm bớt giá trị
của một công ti dầu hỏa có lợi nhuận nhất nước mà còn làm giảm nguồn
đầu tư (cả từ ngoài nước lẫn trong nước) và khiến cho nhiều người ồ ạt rút
vốn. Nhà nước cũng tạo sức ép, buộc các chủ nhân của công ti dầu hoả
Nga Sibneft bán lại cổ phần của họ cho công ti quốc doanh Gazprom và
buộc công ti Royal Dutch/Shell bán đa số cổ phần của nó trong dự án
Shakhalin-2 (tại Siberia) cũng cho Gazprom. Những chuyển nhượng như
thế đã biến đổi một khu vực năng lượng trước đây thuộc về tư nhân và
làm ăn phát đạt thành một bộ phận kinh tế Nga do nhà nước kiểm soát và
kém hiệu năng. Ba công ti sản xuất dầu hỏa còn trong tay tư nhân -
Lukoil, TNK-BP và Surgutneftegaz - đều đang chịu nhiều mức độ o ép
khác nhau để phải bán lại cho những kẻ trung thành với Putin. Dưới
ngọn cờ của một chương trình có tên gọi “Những quán quân quốc gia”

435 | 484
(National Champions), chế độ Putin đã áp dụng một chính sách tương tự
cho các ngành công nghiệp như không gian, sản xuất xe hơi, chế tạo máy
móc cỡ lớn. Nhà nước còn làm nản lòng giới đầu tư bằng cách thi hành
những luật lệ về môi trường một cách độc đoán đối với các nhà đầu tư
nước ngoài trong ngành dầu khí, không cho các đối tác nước ngoài tham
dự tiến trình phát triển công trường sản xuất khí đốt Shtokman, và từ
chối cấp thị thực cho một nhà đầu tư mua nhiều cổ phần nhất tại Nga,
công dân Anh William Browder. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới,
hầu hết các chỉ số điều hành của Nga về các vấn đề như chế độ pháp trị và
kiểm soát nạn tham nhũng chỉ ở số không hoặc âm dưới thời Putin.
Những lãnh vực mà Nga có cải tiến trong mười năm qua, đặc biệt là phẩm
chất các luật điều hành và hiệu năng của chính phủ, thật ra đã bắt đầu
tăng tiến khá lâu trước khi thời đại Putin bắt đầu.

Nói tóm lại, các dữ liệu rõ ràng không bênh vực cho quan niệm thông
thường rằng, bằng cách dựng lên chế độ độc tài Putin đã xây dựng được
một nhà nước có kỷ cương và đầy đủ khả năng, một nhà nước đang ra tay
giải quyết và khắc phục những vấn đề phát triển khá ghê gớm của Nga.
Những thất bại này của Putin càng rõ nét hơn khi xét đến mức độ tăng
trưởng kinh tế mạnh hàng năm kể từ 1999: ngay với tiền bạc dồi dào đi
qua nền kinh tế, chính quyền Putin vẫn chưa có thành tích gì khá hơn và

436 | 484
có khi còn tệ hơn chính quyền Yeltsin (trong những năm kinh tế suy
thoái của thập niên 1990) trong việc cung ứng cho người dân các tiện ích
và dịch vụ công cộng cơ bản.

Một con hổ Á – Âu?

Một biện minh thứ hai được dùng để bênh vực cho phương sách độc tài
của Putin là những phương sách này đã dọn đường cho việc phát triển
kinh tế ngoạn mục của Nga. Lúc Putin củng cố quyền lực cũng là lúc
kinh tế tăng trưởng trung bình 6,7% một năm - một con số rất ấn tượng
nếu đem so với giai đoạn khủng hoảng đầu thập niên 1990. Trong tám
năm qua, nước Nga đã thấy được ngân sách thặng dư, trả sạch nợ nước
ngoài và tích lũy được một số lượng tiền tệ mạnh lớn, với một mức lạm
phát khiêm nhường. Thị trường chứng khoán phát triển mạnh. Đầu tư
trực tiếp của nước ngoài gia tăng nhanh chóng, mặc dù nguồn đầu tư ấy
vẫn còn thấp nếu đem so với các thị trường khác vừa mới xuất hiện. Từ
năm 2000, thu nhập khả dụng (disposable income) của dân chúng tăng
10% một năm, mức chi tiêu của người tiêu thụ tăng vọt, chỉ số thất
nghiệp giảm từ 12% năm 1999 xuống 6% năm 2006. Theo một thống kê,
số người nghèo giảm từ 41% năm 1999 xuống 14% năm 2006. Chưa bao
giờ người Nga giàu như hiện nay.

437 | 484
Những tương quan giữa dân chủ đi cùng suy thoái kinh tế của thập
niên 1990 và chế độ độc tài đi cùng phát triển kinh tế trong thập niên này
đã đưa ra một lý do bào chữa có vẻ hùng hồn cho việc nhà nước cấm các
đài truyền hình độc lập hoạt động, hủy bỏ các cuộc tranh cử thống đốc và
loại trừ các nhóm nhân quyền lắm chuyện. Tuy nhiên, những tương quan
này phần lớn là giả tạo.

Quả thực thập niên 1990 là một thời kỳ kinh tế cực kỳ khó khăn. Sau
khi nước Nga chính thức độc lập vào tháng 12 năm 1991, tổng sản lượng
quốc nội (GDP) bị suy giảm trong 7 năm liền. Ngày nay người ta có thể
đưa ra bằng chứng là những số liệu chính thức dùng để đo mức suy giảm
GDP thời đó đã cường điệu mức độ khủng hoảng kinh tế thực sự. Chẳng
hạn, thật ra trong thời kỳ này dân Nga đã mua sắm nhiều xe hơi và máy
móc xử dụng trong nhà hơn trước, lượng điện tiêu thụ gia tăng, và tất cả
các đô thị lớn của Nga rầm rộ phát triển ngành địa ốc. Nhưng đồng thời,
mức đầu tư còn phẳng lặng, số người thất nghiệp phình lên, và tỉ lệ người
nghèo nhảy lên trên 40% sau cuộc suy sụp tài chính tháng 8 năm 1998.

Tuy nhiên, chế độ dân chủ chỉ gây một ảnh hưởng phụ đến những hậu
quả kinh tế thời đó và có thể đã giúp xoay chuyển tình thế năm 1998.
Một điều cần lưu ý là, suy thoái kinh tế đã xảy ra trước thời độc lập của
nước Nga. Thật ra, nó là nguyên nhân chính đưa đến sự sụp đổ của chế độ

438 | 484
Xô-viết. Cùng với việc Xô-viết sụp đổ, việc vẽ lại biên giới mới cho 15 tân
quốc gia năm 1991 gây ra những đình đốn nghiêm trọng trong giao dịch.
Qua nhiều tháng sau khi độc lập, nhà nước Nga thậm chí không kiểm
soát được việc in ấn và phân phối giấy bạc riêng của mình. Không một thể
chế chính trị nào, dù dân chủ hơn hay độc tài mạnh tay hơn, có thể thay
đổi một cách đáng kể những hậu quả kinh tế tiêu cực do những lực tác
động mang tính cơ cấu thời đó.

Tình trạng suy trầm kinh tế sau sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản
không chỉ giới hạn tại Nga. Nó đến sau khi chế độ cộng sản sụp đổ tại
mọi quốc gia trong vùng, bất luận quốc gia đó theo chế độ nào. Trong
trường hợp nước Nga, Yeltsin thừa hưởng một nền kinh tế vốn đã rơi vào
cuộc khủng hoảng tồi tệ chưa từng có trong thời bình. Đối diện với điều
kiện kinh tế hãi hùng, mọi chính phủ trong thời hậu cộng sản phải theo
đuổi có chừng mực một chính sách nới lỏng giá cả và mậu dịch, bình ổn
kinh tế vĩ mô và sau cùng là tư hữu hoá. Tốc độ và tính toàn diện của sự
đổi mới kinh tế biến thiên theo từng quốc gia, nhưng ngay cả những nhà
lãnh đạo chống đối chế độ tư bản mạnh nhất cũng thi hành một số đổi
mới kiểu kinh tế thị trường. Trong thời kỳ quá độ này, toàn vùng đã kinh
qua suy thoái kinh tế rồi mới phục hồi sau vài năm chấp nhận đổi mới.
Kinh tế Nga cũng đi theo quĩ đạo chung này – và sẽ đi như thế dù dưới

439 | 484
chế độ độc tài hay dân chủ. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Nga vào thập
niên 1990 trầm trọng hơn so với mức trung bình của khu vực phần lớn vì
di sản kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Nga tồi tệ hơn ở những nơi khác.

Sau khi chế độ Xô-viết sụp đổ, giới lãnh đạo Nga quả đã phải nghiêm
túc lựa chọn những chính sách liên quan đến bản chất và tốc độ của sự tự
do hóa giá cả và mậu dịch, tư hữu hóa, cải tổ tiền tệ và ngân sách. Mạng
lưới phức tạp của những quyết định về chính sách này cuối cùng được giản
lược thành một lựa chọn giữa “trị liệu bằng sốc” (thực hiện tất cả các
chính sách nhanh chóng và cùng một lúc) và “đổi mới từ từ” (thực hiện từ
từ cũng những chính sách ấy theo thứ tự trước sau). Từ 1992 đến 1998,
chính sách kinh tế Nga đi theo hình chữ chi giữa hai thái cực này, một
phần lớn bởi vì tầng lớp chóp bu của Nga và xã hội Nga không có cùng
quan điểm về phương thức cải tổ kinh tế.

Vì các thể chế dân chủ Nga đã cho phép những cuộc tranh luận tư
tưởng này diễn ra trên chính trường, cải tổ kinh tế bị khựng lại, khiến tốc
độ tăng trưởng bị chậm lại trong một thời gian. Chẳng hạn, trong hai
năm đầu sau khi Nga độc lập, hiến pháp vẫn cho Xô-viết Tối cao quyền
kiểm soát Ngân hàng Trung ương, một dàn xếp có tính chất cơ chế gây ra
chính sách tiền tệ lạm phát. Hiến pháp mới 1993 đã giải quyết vấn đề này
bằng cách biến ngân hàng thành một cơ chế tự trị hơn, nhưng hiến pháp

440 | 484
mới tái xác nhận vai trò chủ chốt của quốc hội trong việc duyệt ngân sách
dẫn đến những thâm hụt ngân sách nghiêm trọng trong suốt thập niên
1990.

Chính phủ Nga đã đắp điếm những thâm hụt này bằng cách bán công
phiếu nhà nước và vay tiền nước ngoài. Những cách này có hiệu quả khi
giá dầu hỏa cao, nhưng khi giá dầu hoả tuột dốc trong hai năm 1997-
1998, hệ thống tài chính Nga cũng suy sụp. Vào tháng 8 năm 1998, chính
phủ Nga thực sự bị phá sản. Việc làm đầu tiên của chính phủ là làm mất
giá triệt để đồng rúp như một biện pháp để giảm nợ trong nước và sau đó
thì đơn giản không trả được số nợ hàng tỉ đô la của chủ nợ trong và ngoài
nước.

Vụ suy sụp tài chánh này cuối cùng đã chấm dứt cuộc tranh luận chính
về chính sách kinh tế tại Nga. Vì những cơ chế dân chủ vẫn còn giá trị,
chính phủ đi theo hướng tự do chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tài
chính phải rút lui, quốc hội đã buộc Yeltsin chỉ định một chính phủ
nghiêng về cánh tả, do Thủ tướng Yevgeny Primakov đứng đầu. Phó thủ
tướng đặc trách kinh tế trong chính phủ Primakov là một lãnh tụ Đảng
Cộng sản. Ở vào vị trí cầm quyền lúc này, Primakov và chính phủ của ông
phải theo đuổi những chính sách có trách nhiệm tài chính, nhất là vào lúc
không còn ai chịu cho chính phủ Nga vay mượn. Như vậy những nhà “xã

441 | 484
hội chủ nghĩa” này phải cắt xén việc chi tiêu của chính phủ và giảm bớt
vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Cùng với việc hạ giá đồng rúp
nhằm giảm bớt số lượng hàng nhập khẩu và thúc đẩy hàng xuất khẩu của
Nga, chính sách khắc khổ ngân sách mới đã tạo những điều kiện thuận lợi
cho sự tăng trưởng kinh tế thật sự bắt đầu từ năm 1999. Như vậy kinh tế
Nga đã bắt đầu phục hồi trước khi Putin lên cầm quyền và cũng trước khi
chế độ độc tài của Putin bắt đầu đâm rễ.

Thoạt đầu trong vai trò Thủ tướng và sau đó trên cương vị Tổng thống,
Putin bám sát chính sách tài chính lành mạnh mà trước đó Primakov đã
đề ra. Sau cuộc bầu cử đầy tính cạnh tranh tháng 12 năm 1999, phe đổi
mới trong quốc hội thậm chí đã thông qua được một đạo luật quân bình
ngân sách đầu tiên trong lịch sử nước Nga thời hậu Xô-viết. Với sự cộng
tác của quốc hội, chính phủ đầu tiên của Putin đã phủi lớp bụi thời gian,
đem ra áp dụng một số cải tổ thông thoáng được soạn thảo nhiều năm
trước dưới thời Yeltsin, trong đó có một thuế thu nhập đồng hạng 13%,
một luật mới về đất đai (cho phép quyền sở hữu đất thương mại và đất
định cư), một luật mới về ngành tư pháp, một chế độ mới ngăn chặn việc
rửa tiền, một chế độ mới cho tự do hóa tiền tệ, và giảm thuế lợi tức (từ
35% xuống 24%).

442 | 484
Vận may thật sự của Putin đã đến dưới dạng giá dầu trên thế giới tăng.
Khắp nơi, giá dầu bắt đầu leo thang năm 1998, tụt xuống chút ít từ năm
2000 đến 2002, và sau đó liên tục tăng, lên tới 100 Mỹ kim một thùng.
Các kinh tế gia phải bàn cãi xem bao nhiêu phần trăm của tăng trưởng
kinh tế Nga là kết quả trực tiếp của việc vật giá leo thang, nhưng đều
đồng ý rằng ảnh hưởng của nó là rất lớn. Chính sách ngày càng độc tài tại
Nga rõ ràng không phải là nguyên nhân khiến cho dầu khí - tài nguyên
chính của Nga - lên giá. Nếu như có thì tương quan nhân quả đi theo
chiều ngược lại: những thu nhập do năng lượng dầu khí mang về đã cho
phép chế độ độc tài tái xuất trên đất Nga. Với lượng tiền trời cho khổng
lồ từ dầu khí trong ngân khố của điện Cẩm Linh, Putin có thể đàn áp
hoặc kết nạp các lực lượng chính trị độc lập. Điện Cẩm Linh không mấy
lo sợ những hậu quả tiêu cực về mặt kinh tế khi ra lệnh tịch thu một công
ti tầm cỡ như công ti dầu khí Yukos. Chính quyền Putin cũng có thừa
tiềm lực để mua đứt hay đàn áp đối lập trong ngành truyền thông hay
trong dân.

Nếu có một mối liên hệ nhân quả nào giữa chế độ độc tài và tăng
trưởng kinh tế tại Nga, thì đó là một mối liên hệ tiêu cực. Chế độ ngày
càng độc tài tại Nga trong mấy năm qua đã khiến nạn tham nhũng gia
tăng và giảm sự an toàn trong quyền sở hữu tài sản. Theo nghiên cứu của

443 | 484
Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Châu Âu Tái thiết và Phát triển, điều
này sẽ cản trở việc phát triển về lâu dài. Sự chuyển nhượng tài sản đã biến
một khu vực công nghiệp năng lượng tư nhân đang sinh lợi trở thành một
khu vực quốc doanh và kém hiệu quả hơn. (Các hãng tư đã sản xuất đến
90% lượng dầu tại Nga năm 2004; hiện nay con số này là khoảng 60%.)
Việc tái quốc hữu hoá đã làm suy giảm hiệu quả làm việc tại các công ti
trước đây thuộc về tư nhân, hủy hoại giá trị của các công ti sinh lợi nhất
trong nước, và làm khựng nguồn đầu tư, cả từ trong lẫn ngoài nước. Trước
khi Khodorkovsky bị bắt, công ti dầu khí Yukos là công ti thành công và
minh bạch nhất ở Nga, với trị giá thị trường 100 tỉ Mỹ kim theo thời giá
hiện nay. Việc phân phối lại tài sản của Yukos không những làm giảm giá
trị của những tài sản hàng tỉ Mỹ kim này mà còn làm đình đốn việc sản
xuất dầu của công ti. Trị giá và mức sản xuất của công ti dầu khí Sibneft
cũng sút giảm tương tự từ khi công ti này bị sáp nhập vào công ti quốc
doanh Gazprom. Trong khi đó, những công ti như Gazprom, vốn nằm
dưới sự kiểm soát của nhà nước kể từ ngày độc lập của Nga, vẫn tiếp tục
thành tích hoạt động dưới mức kỳ vọng của thị trường với thành phần
quản lý bị co kéo giữa những mục tiêu chính trị và nỗ lực gia tăng lợi
nhuận tối đa.

444 | 484
Có lẽ bằng cách so sánh với các nước trong vùng, ta sẽ có được bằng
chứng rõ nhất cho thấy chế độ độc tài của Putin có hại hơn là có lợi cho
nền kinh tế Nga. Đáng chú ý nhất là dù với nguồn tài nguyên năng lượng
khổng lồ của Nga, mức phát triển kinh tế dưới thời Putin còn thấp hơn
mức trung bình của thời hậu Xô-viết. Vào năm 2000, năm Putin đắc cử
Tổng thống, kinh tế Nga phát triển nhanh thứ hai trong các nước thuộc
Xô-viết cũ, chỉ sau nước có nhiều khí đốt Turkmenistan. Tuy vậy, vào
năm 2005, Nga tụt xuống hàng thứ 13, chỉ hơn Ukraine và Kyrgyzstan, hai
nuớc đang hồi phục sau “các cuộc cách mạng màu”. Từ năm 1999 đến
2006, Nga xếp hạng 9 trong 15 quốc gia hậu Xô-viết về mức phát triển
kinh tế bình quân. Tương tự, mức đầu tư ở Nga, chiếm 18% tổng sản
phẩm nội địa, dù hiện nay mạnh hơn hẳn trước kia, vẫn còn nằm xa dưới
mức trung bình so với các nước dân chủ ở trong vùng.

Ta chỉ có thể tự hỏi, liệu Nga sẽ phát triển nhanh chóng như thế nào
với một chế độ dân chủ hơn. Nếu tăng cường các định chế đòi hỏi tinh
thần trách nhiệm của nhà nước - như một đảng đối lập chân chính, một
ngành truyền thông độc lập thực sự, một tòa án không chịu sự kiểm soát
của điện Cẩm Linh - nước Nga đã có thể chế ngự được nạn tham nhũng,
bảo vệ được quyền tư hữu và khuyến khích được đầu tư và tăng trưởng

445 | 484
nhiều hơn. Hiện nay kinh tế Nga đang phát triển tốt, nhưng là bất chấp
chế độ độc tài, chứ không phải là nhờ có nó.

Mô hình Angola

Quan chức điện Cẩm Linh và nhân viên giao tế công cộng của họ thường
dùng Trung Quốc làm mẫu: một nước độc tài có vẻ đang hiện đại hoá với
mức tăng trưởng trên 10% một năm trong ba thập niên liền. Trung Quốc
- không cần tranh cãi - còn là một cường quốc thế giới, và đây là một
thuộc tính khác của Trung Quốc mà lãnh đạo Nga ngưỡng mộ và muốn
bắt chước. Nếu Trung Quốc được dùng làm ví dụ mẫu A (Exhibit A) cho
một mô hình độc tài mới thành công, thì điện Cẩm Linh muốn biến Nga
thành ví dụ mẫu B (Exhibit B).

Lấy Trung Quốc làm mẫu thay vì lấy Mỹ, Đức hay thậm chí Bồ Đào
Nha, tức là Nga đã hạ chỉ tiêu phát triển xuống thấp hơn so với một thập
niên trước. Trung Quốc vẫn còn là một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp
với tổng sản phẩm nội địa tính theo đầu người dưới 2000 Mỹ kim (khoảng
1/3 của Nga và 1/15 của Đức). Nhưng dùng Trung Quốc để so sánh là có
vấn đề, vì khắp thế giới việc duy trì được mức độ phát triển cao và bền
vững dưới một thể chế độc tài là một ngoại lệ, chứ không phải qui luật.
Cho mỗi một Trung Quốc lại có một thảm hoạ phát triển dưới chế độ

446 | 484
độc tài như Cộng hòa Dân chủ Angola; cho mỗi một thành công theo
kiểu độc tài như Singapore lại có một thất bại vang dội như Miến Điện;
cho Nam Triều Tiên thì có Bắc Triều Tiên. Trong cuộc chạy đua phát
triển kinh tế trong thế giới đang phát triển, các nước độc tài có thể là cả
thỏ lẫn ốc sên, còn các nước có dân chủ là rùa - chậm hơn nhưng chắc
hơn. Tính trung bình, trong vài thập niên qua, các nước độc tài và các
nước dân chủ trong thế giới đang phát triển đã có tốc độ phát triển giống
nhau.

Putin và phe nhóm của ông đã vạch ra kế hoạch nhằm tránh việc phải
trao quyền lực lại cho một phe nhóm khác trong năm nay. Tài uốn éo của
họ nhằm giữ quyền đứng đầu nhà nước có vẻ thành công hơn nỗ lực cải
thiện bộ máy công quyền hay tăng tốc độ phát triển kinh tế. Giá năng
lượng và nhiên liệu trên thế giới vẫn giữ kinh tế Nga tăng trưởng trong
tương lai tới. Nhưng sự thống trị độc tài được giữ lại sẽ không đóng góp
được gì cho sự phát triển này. Việc tiếp tục chính sách cai trị tồi này sẽ trở
thành một lực kéo trì hoãn phát triển kinh tế về lâu về dài. Hiện nay
người dân Nga đúng là giàu hơn trước, nhưng họ hoàn toàn có thể giàu
hơn thậm chí nhanh hơn nhiều dưới thể chế dân chủ.

Điện Cẩm Linh bàn tính khả năng tạo ra một Trung Quốc thứ hai,
nhưng con đường phát triển của Nga có nguy cơ giống con đường của

447 | 484
Angola hơn - một nước lệ thuộc vào dầu hoả, hiện đang phát triển nhờ
giá dầu lên cao, nhưng cũng đã từng suy sụp trong quá khứ khi giá dầu
xuống thấp, và có một tầng lớp lãnh đạo chú tâm duy trì quyền lực để
thao túng lợi tức do dầu hỏa và tiền cho mướn các tài nguyên khác mang
lại hơn là cung cấp tài sản và dịch vụ công cộng cho dân chúng đang khốn
khổ. Đáng tiếc là, như Tổng thống Angola Jose Eduardo dos Santos đã
chứng minh bằng 30 năm cầm quyền: ngay cả các chế độ độc tài tồi cũng
có thể tồn tại lâu, rất lâu.

Michael McFaul là hội viên của Viện nghiên cứu Hoover, giáo sư khoa
chính trị và giám đốc Trung tâm Dân chủ, Phát triển và Pháp trị tại Đại
học Stanford. Kathryn Stoner-Weiss là phụ tá giám đốc Ban Nghiên cứu
và là học giả thâm niên trong Ban Nghiên cứu tại Trung tâm Dân chủ,
Phát triển và Pháp trị tại Đại học Stanford.

Nguồn: Michael McFaul, Kathryn Stoner-Weiss. Huyền thoại về mô thức


độc tài. Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12549&rb=0402>

448 | 484
BÀI MƯỜI BA

NƯỚC NGA THỜI TỔNG THỐNG PUTIN: SỰ


HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC KGB MỚI
Tác giả: Báo Economist

Dịch giả: Hoàng Nguyễn

B
uổi tối ngày 22-8-1991, cách đây đúng 16 năm, Alexei Kondaurov,
một viên tướng KGB, đứng lặng yên bên khung cửa sổ tối tăm trong
văn phòng của mình ở Moscow nhìn đám đông hồ hởi tiến về trụ sở KGB
tại Quảng trường Lubyanka. Cuộc đảo chính chống lại Tổng thống
Mikhail Gorbachev đã bị đập tan; viên tướng cầm đầu KGB góp phần dàn
dựng cuộc đảo chính đã bị bắt và giờ đây Kondaurov là một trong vài sĩ
quan cao cấp nhất còn sót lại trong toà dinh thự nhanh chóng trống rỗng.
Trong một thoáng, dường như các đám đông dồn lại ngoài kia đang tiến
thẳng về phía ông.

Thế rồi cơn giận dữ của họ trút sang bức tượng Felix Dzerzhinsky, vị
cha đẻ của tổ chức mật vụ khét tiếng KGB. Vài người đàn ông trèo lên bệ
tượng và quàng một sợi dây thừng quanh cổ tượng. Rồi một chiếc cần cẩu
449 | 484
giật mạnh pho tượng lên khỏi mặt đất. Đứng nhìn “Felix Bàn tay Sắt”
(Iron Felix) bị treo tòng teng trong không khí, ông Kondaurov – từng
phục vụ trong KGB từ năm 1972, cảm thấy như mình bị phản bội bởi
Gorbachev, bởi Yeltsin, bởi những vị lãnh đạo yếu đuối của cuộc đảo
chính. “Ta sẽ chứng minh cho các người rằng thắng lợi của các người sẽ
không kéo dài đâu”, ông nhớ đã tự nhủ mình như vậy.

Cảm giác nhục nhã như bị phản bội ấy cũng là cảm xúc chung của hơn
500.000 nhân viên KGB đang hoạt động trên khắp nước Nga và ở nước
ngoài, kể cả ông Vladimir Putin, người mà mới ngày hôm trước đã nộp
đơn từ chức trung tá và đã được chấp thuận. Dù vậy, tám năm sau sự kiện
đó, có vẻ như những người KGB đã đứng dậy phục thù. Ngay trước khi
nhậm chức Tổng thống Nga, ông Putin đã nói với các đồng sự cũ trong
Cơ quan An ninh Liên bang FSB, hậu thân của KGB, rằng, “Một tập thể
các điệp viên FSB, được bí mật cài cắm vào chính phủ Nga, đã hoàn thành
nhiệm vụ một cách xuất sắc”. Ông chỉ nói đùa một nửa thôi.

Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của ông Putin, “tập thể điệp viên
FSB” đó đã củng cố quyền lực chính trị của mình và trong quá trình đó
họ đã xây dựng một kiểu nhà nước tập đoàn mới. Nhân viên FSB và các tổ
chức anh em với nó kiểm soát điện Kremlin, chính phủ, truyền thông và
phần lớn nền kinh tế, kể cả quân đội và lực lượng an ninh. Theo nghiên

450 | 484
cứu của bà Olga Kryshtanovskaya – một nhà xã hội học tại Viện hàn lâm
Khoa học Nga, một phần tư những quan chức cao cấp của đất nước là
cácsiloviki – tiếng Nga có nghĩa là “những kẻ quyền thế”, bao gồm cả các
thành viên của lực lượng vũ trang và các cơ quan an ninh khác chứ không
chỉ FSB. Nếu tính cả những người có liên hệ với các cơ quan an ninh thì
tỷ lệ này tăng lên một phần ba. Về mặt tâm lý, nhóm người này tiêu biểu
cho một tập thể đồng nhất, trung thành với những gốc rễ có từ
thời Cheka, tổ chức cảnh sát đầu tiên của chế độ bolshevik. Như ông Putin
nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Chưa có cái gì giống như một cựu thành
viênCheka”.

Nhưng có nhiều chỉ dấu cho thấy các ông trùm an ninh ngày nay thụ
hưởng một sự kết hợp giữa quyền lực và tiền bạc chưa từng có trong lịch
sử nước Nga. Tổ chức KGB thời Xô-viết và các vị tiền bối tiền cách mạng
của nó không quan tâm nhiều tới tiền bạc, quyền lực mới là vấn đề. Mặc
dù KGB là tổ chức đầy quyền lực nhưng nó chỉ là “bộ phận tác chiến” của
Đảng Cộng sản và phụ thuộc vào Đảng Cộng sản. Bề ngoài, KGB vừa là
một cơ quan tình báo, vừa là cơ quan an ninh, vừa là tổ chức cảnh sát mật.
Nó thường được thông tin đầy đủ nhưng không có quyền tự hành động,
nó chỉ có thể đưa ra những “khuyến nghị”. Thậm chí trong các thập niên
1970-1980 KGB không được phép cài người theo dõi các lãnh tụ của Đảng

451 | 484
và phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Xô-viết, cho dù đấy là
những hoạt động bất lương.

KGB cung cấp một dịch vụ tối cần thiết là giám sát, theo dõi và đàn áp;
đó là một quốc gia bên trong một quốc gia. Tuy vậy, giờ đây tự nó đã trở
thành một quốc gia. Ngoài ông Putin ra, “ngày nay không ai có thể từ
chối FSB”, ông Kondaurov nhận xét.

Theo bà Kryshtanovskaya, tất cả mọi quyết định quan trọng ở nước Nga
đều được giao cho một nhóm nhỏ những người từng phục vụ bên cạnh
ông Putin trong tổ chức KGB và những người đồng hương St. Peterburg
của ông. Trong vài tháng tới có thể nhóm này sẽ quyết định kết quả cuộc
bầu cử Tổng thống năm tới sẽ như thế nào. Nhưng cho dù ai sẽ thay ông
Putin, quyền lực thật sự vẫn nằm trong tay tổ chức này. Trong tất cả các
thể chế của chế độ Xô-viết chỉ có KGB vượt qua được công cuộc chuyển
hoá nước Nga sang chủ nghĩa tư bản một cách tốt nhất và trở nên mạnh
mẽ nhất. “Ý thức hệ cộng sản đã tiêu vong, nhưng các phương pháp và
tâm lý của đội ngũ cảnh sát chìm vẫn còn nguyên”, ông Kondaurov nói.
Bây giờ ông đã là nghị viên trong quốc hội.

Làm bị thương chứ không giết

452 | 484
Sự kiện ông Putin leo lên đến chức Tổng thống nước Nga là kết quả hàng
loạt biến cố đã bắt đầu ít nhất là một phần tư thế kỷ trước, khi ông Yuri
Andropov, nguyên là người lãnh đạo KGB, nối nghiệp ông Leonid
Brezhnev làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên xô. Những nỗ lực của ông
Andropov nhằm cải tổ nền kinh tế trì trệ của Liên Xô nhằm duy trì Liên
bang Xô-viết và hệ thống chính trị của nó có ý nghĩa như là khuôn mẫu
cho ông Putin. Ngay trong buổi đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông
Putin đã khánh thành một tấm biển đồng tại tổng hành dinh FSB trên
quảng trường Lubyanka tưởng niệm ông Andropov như là “một gương
mặt chính trị xuất sắc”.

Quy tụ trong đội ngũ của mình những người có học vấn cao và có tinh
thần thực tiễn được tuyển mộ từ những thập niên 1960-1970, KGB biết
rất rõ tình trạng kinh khủng của nền kinh tế Xô-viết và tình trạng cổ hủ
của các lãnh tụ Đảng. Do đó KGB là một trong những lực lượng chính
ủng hộ công cuộc perestroika (cải tổ) – cái chính sách lỏng lẻo nhằm tổ
chức lại xã hội do ông Gorbachev khởi xướng vào đầu thập niên 1980. Cải
tổ perestroika có nghĩa là đem lại cho xã hội Xô-viết một sức sống mới.
Khi cải tổ đe doạ chính sự tồn tại của chế độ Xô viết, KGB đã kích động
một cuộc đảo chính chống lại ông Gorbachev. Thật khôi hài, điều đó đã
đẩy chế độ Xô viết tới sụp đổ.

453 | 484
Nhưng Felix Bàn tay Sắt đã bật dậy.

Sự kiện cuộc đảo chính bị đập tan tạo cơ hội lịch sử cho nước Nga loại
bỏ tổ chức KGB. Yevgenia Albats, một nhà báo dũng cảm chuyên tường
thuật những chương đen tối nhất trong lịch sử KGB, đã viết: “Nếu như
ông Gorbachev hoặc ông Yeltsin có đủ can đảm giải tán KGB trong mùa
thu năm 1991 họ sẽ gặp rất ít sự chống đối”. Thay vì vậy cả ông
Gorbachev và ông Yeltsin đều cố gắng cải tổ nó.

“Tinh hoa” của tổ chức KGB – Tổng cục 1 chuyên trách phản gián – bị
văng ra, trở thành một cơ quan tình báo riêng rẽ. Phần còn lại của KGB bị
phân chia thành nhiều bộ phận khác nhau. Thế rồi sau vài tháng bàn bạc
về tính cởi mở, công khai, những cánh cửa của cơ quan này đóng sầm lại
và người phụ trách công cuộc cải tổ nó, ông Vadim Bakatin, bị sa thải. Tại
một hội nghị năm 1993, ông này đưa ra một kết luận buồn rằng, mặc dù
huyền thoại bách chiến bách thắng của KGB đã sụp đổ, bản thân tổ chức
này vẫn còn sức sống mạnh mẽ.

Thực tế đúng là như vậy. Bộ An ninh mới thành lập hay mới đặt tên lại
tiếp tục “cài cắm” các sĩ quan của “lực lượng dự bị tích cực” vào các cơ
quan nhà nước và các công ty thương mại. Chẳng bao lâu sau đó các sĩ
quan KGB đã có mặt trong đội ngũ nhân viên thuế vụ và hải quan. Như
chính bản thân ông Boris Yeltsin thừa nhận vào cuối năm 1993, tất cả

454 | 484
những nỗ lực cải tổ KGB đều rất “hời hợt và chỉ có tác dụng trang điểm”.
Trong thực tế tổ chức này không thể cải tổ được. “Hệ thống cảnh sát
chính trị vẫn được duy trì và có thể phục hồi được”, ông nói.

Nhưng mặc dù để cho tổ chức này tiếp tục tồn tại, ông Yeltsin đã
không sử dụng nó làm căn cứ quyền lực của mình. Trong thực tế, KGB bị
loại ra khỏi công cuộc tái phân chia tài sản thời hậu Xô-viết. Thảm hại
hơn nữa, nó bị đẩy vào hậu trường và bị qua mặt bởi một nhóm nhỏ các
tay cơ hội chủ nghĩa, nhiều người trong số đó là dân Do Thái (không phải
là loại người mà KGB yêu mến), nhóm này được coi là nhóm đầu sỏ chính
trị (oligarch). Nhóm người này câu kết với nhau, giành giật phần lớn tài
nguyên thiên nhiên của đất nước và những tài sản được tư nhân hoá khác
nữa. Các sĩ quan KGB đứng nhìn nhóm oligarch trở nên cực giàu trong khi
họ vẫn luôn thiếu tiền, thậm chí có khi không được trả lương.

Một số sĩ quan KGB vẫn sống khỏe nhưng chỉ bằng việc cung cấp dịch
vụ cho nhóm oligarch. Để bảo vệ mình trước tình trạng tội phạm và lừa
đảo lan tràn, những ngườioligarch cố gắng tư hữu hoá một số bộ phận của
tổ chức KGB. Các bộ phận an ninh to lớn và tốn kém đã quy tụ lại và
được điều hành bởi các sĩ quan của tổ chức KGB cũ. Họ còn thuê các
quan chức cao cấp của cơ quan này làm “cố vấn”. Fillip Bobkov, thủ
trưởng Tổng cục 5 (chuyên trấn áp những người ly khai) thì làm việc cho

455 | 484
ông trùm truyền thông Vladimir Gusinsky. Ông Kondaurov, cựu phát
ngôn viên của KGB, thì làm việc cho Mikhail Khodorkovsky – người điều
hành và sở hữu phần lớn tập đoàn Yukos. Mark Galeotti, một nhà phân
tích người Anh chuyên về các cơ quan đặc biệt của Nga, nói rằng: “Những
người còn ở lại trong FSB là những người thuộc danh sách B”.

Những nhân viên cấp bậc thấp hơn thì làm vệ sĩ cho các tỷ phú Nga.
(Andrei Lugovoi, nghi can chính trong vụ ám sát ông Alexander
Litvinenko tại London năm ngoái, có thời là bảo vệ cho Boris Berezovsky,
một oligarch hiện đang sống ở Anh và bị Nga ra lệnh truy nã). Hàng trăm
công ty an ninh tư nhân quy tụ các cựu nhân viên KGB mọc lên khắp
nước Nga và phần lớn các công ty này, dù không phải là tất cả, đều giữ
mối quan hệ ràng buộc với các đồng sự cũ của mình. Theo Igor
Goloshchapov, một cựu chỉ huy các lực lượng đặc biệt của KGB bây giờ là
phát ngôn viên cho khoảng 800.000 nhân viên an ninh tư nhân, thì
“Trong những năm 1990 chúng tôi chỉ có một mục tiêu: tồn tại và duy trì
những kỹ năng của mình. Chúng tôi không tự coi mình đã tách ra khỏi
những người đang còn trong FSB. Chúng tôi chia sẻ với họ mọi chuyện và
chúng tôi coi công việc của mình chỉ là một hình thức khác trong việc
phục vụ lợi ích của quốc gia. Chúng tôi biết rằng, sẽ có một ngày chúng
tôi được mời trở lại”.

456 | 484
Giờ phút đó đến vào đêm giao thừa năm 1999 khi ông Boris Yeltsin từ
chức và, bất chấp quan điểm của ông đối với KGB, ông đã bàn giao sợi dây
cương quyền lực cho ông Putin, người mà ông giao trách nhiệm lãnh đạo
FSB năm 1998 và một năm sau thì bổ nhiệm làm thủ tướng.

Nhóm khống chế

Khi vị tổng thống mới nhìn thấy sự tình, nhiệm vụ đầu tiên của ông là
khôi phục quyền quản lý đất nước, củng cố quyền lực chính trị và trung
lập hoá những nguồn tác động có thể thay thế ông. Những nguồn tác
động này là các đầu lĩnh, các thống đốc địa phương, truyền thông, quốc
hội, các đảng đối lập và các tổ chức phi chính phủ. Các bạn thân KGB của
ông giúp ông hoàn thành nhiệm vụ này.

Viên đầu lĩnh tích cực nhất về chính trị, ông Berezovsky, người đã giúp
Putin leo lên đỉnh cao quyền lực và ông Gusinsky, bị đẩy ra khỏi nước, các
kênh truyền hình của họ bị thâu tóm vào tay nhà nước. Ông
Khodorkovsky, người giàu nhất nước Nga, thì cứng đầu cứng cổ hơn. Bất
chấp vài lần được cảnh báo, ông ta tiếp tục ủng hộ các đảng chính trị đối
lập, các tổ chức phi chính phủ và không chịu rời bỏ nước Nga. Năm 2003,
FSB bắt ông và sau một phiên toà có tính chất trình diễn, họ giam ông ta
vào tù.

457 | 484
Để xử lý các viên thống đốc khu vực ương ngạnh, ông Putin bổ nhiệm
các đặc sứ có quyền giám sát và kiểm tra. Phần lớn những đặc sứ này là
cựu nhân viên KGB. Các thống đốc bị mất ngân sách và ghế của họ trong
Thượng viện Nga. Về sau những người bỏ phiếu để chọn ra họ cũng mất
luôn quyền bỏ phiếu.

Theo bà Kryshtanovskaya, tất cả các quyết định mang tính chiến lược,
trước đây và hiện nay, đều được ban ra từ một nhóm nhỏ những người
hợp thành một bộ chính trị không chính thức của ông Putin. Nhóm này
bao gồm hai phó thủ trưởng văn phòng tổng thống: ông Igor Sechin,
người chính thức kiểm soát việc luân chuyển hồ sơ tài liệu nhưng cũng
theo dõi những vấn đề kinh tế; và ông Viktor Ivanov, chịu trách nhiệm về
nhân sự trong điện Kremlin và cả bên ngoài. Rồi đến ông Nikolai
Patrushev, lãnh đạo FSB và ông Sergei Ivanov, nguyên bộ trưởng quốc
phòng bây giờ là phó thủ tướng thứ nhất. Tất cả đều đến từ St. Peterburg
và tất cả đều đã từng phục vụ trong ngành tình báo hoặc phản gián. Ông
Sechin là người duy nhất trong nhóm không quảng bá tiểu sử của mình.

Sự kiện hai trong số những người có thế lực nhất đó, ông Sechin và
ông Viktor Ivanov, giữ vị trí xem ra rất khiêm tốn (cả hai đều là cấp phó)
và ít khi xuất hiện trước công chúng thật ra dễ gây nhầm lẫn. Theo thông
lệ trong xã hội Xô-viết, chính người phó, có liên hệ với KGB mới là người

458 | 484
có nhiều sức nặng hơn vị trưởng theo danh nghĩa. “Những người này cảm
thấy thoải mái hơn khi họ ẩn trong bóng tối,” bà Kryshtanovskaya giải
thích.

Trong bất kỳ biến cố nào, mỗi người trong số các cựu chiến binh KGB
đều có tầng tầng lớp lớp những người đi theo mình trong tất cả các cơ
quan nhà nước. Một trong những người phó cũ của ông Patrushev, cũng
xuất thân từ KGB, là bộ trưởng bộ nội vụ, đặc trách cảnh sát. Ông Sergei
Ivanov vẫn nắm quyền lực trong bộ tư lệnh quân đội. Ông Sechin thì có
quan hệ họ hàng mật thiết với ông bộ trưởng tư pháp. Viện kiểm sát, mà
vào thời Xô viết có chức năng kiểm soát công việc của KGB, ít ra là về
danh nghĩa, thì nay đã trở thành công cụ của nó, cùng với cơ quan thuế
vụ.

Ảnh hưởng chính trị của những siloviki này được hậu thuẫn bởi (hay là
kết quả của) các công ty nhà nước với những nguồn tài chính khổng lồ.
Ông Sechin chẳng hạn, là chủ tịch của Rosneft, công ty dầu mỏ quốc
doanh lớn nhất nuớc Nga. Viktor Ivanov thì cầm đầu ban giám đốc tập
đoàn Almaz-Antei, nhà sản xuất chính các tên lửa phòng không của đất
nước, và tập đoàn Aeroflot, hãng hàng không quốc gia. Sergei Ivanov theo
dõi các tổ hợp công nghiệp quân sự và phụ trách tập đoàn độc quyền về
công nghiệp máy bay mới thành lập.

459 | 484
Nhưng các siloviki còn vươn xa hơn vào mọi lĩnh vực cuộc sống ở Nga.
Có thể tìm thấy họ không chỉ trong các cơ quan thực thi pháp luật mà cả
trong các bộ kinh tế, giao thông, tài nguyên thiên nhiên, viễn thông và
văn hoá. Nhiều cựu sĩ quan KGB giữ những chức vụ quản lý cao cấp trong
Gazprom - tập đoàn lớn nhất nước Nga, và ngân hàng trực thuộc nó,
Gzaprombank (vị phó chủ tịch ngân hàng này là cậu con trai 26 tuổi của
Sergei Ivanov)

Alexei Gromov, thư ký báo chí rất được tin cậy của ông Putin, có chân
trong ban giám đốc Kênh số 1 (Channel One) – kênh truyền hình chính
của Nga. Công ty độc quyền về vận tải đường sắt thì nằm dưới quyền của
Vladimir Yakunin, một cựu viên chức ngoại giao từng làm việc trong phái
đoàn Nga tại Liên hiệp quốc ở New York và được cho là có chức vụ rất
cao trong cơ quan KGB. Sergei Chemezov, một đồng sự cũ của ông Putin
tại KGB từ ngày ông Putin còn ở Dresden năm 1985-1990 thì phụ trách
Rosoboronexport, một nhánh về vũ khí của nhà nước mà dưới quyền quản
lý của ông này đã lớn mạnh thành một tập đoàn kinh doanh vũ khí khổng
lồ. Danh sách này còn kéo dài nữa.

Nhiều sĩ quan trong lực lượng dự bị tích cực đã được biệt phái đi làm
việc trong những công ty lớn của Nga, cả doanh nghiệp nhà nước và tư
nhân; họ được hưởng lương ở doanh nghiệp trong khi vẫn tiếp tục lãnh

460 | 484
lương của FSB. Một sĩ quan cao cấp của FSB giải thích việc này: “Chúng
tôi phải bảo đảm rằng các công ty sẽ không đưa ra những quyết định
không phù hợp với lợi ích của nhà nước”. Một sĩ quan FSB khác tâm sự
rằng được làm sĩ quan dự bị trong một doanh nghiệp là công việc mơ ước:
“Bạn có lương cao nhưng đồng thời vẫn giữ được tấm thẻ FSB”. Một
trong những sĩ quan dự bị như vậy là cậu con trai 26 tuổi của ông
Patrushev, năm ngoái mới được biệt phái từ FSB sang tập đoàn Rosneft,
bây giờ cậu là trợ lý của ông Sechin. (Sau mấy tháng làm việc ở Rosfneft,
Andrei Patrushev đã được tổng thống Putin tặng Huân chương Danh dự
vì “những thành công trong nghề nghiệp và nhiều năm làm việc tận tuỵ”).
Rosneft là chủ nhân chính của khối tài sản của tập đoàn Yukos sau khi tập
đoàn này bị huỷ diệt.

Cuộc tấn công tập đoàn Yukos, đi vào giai đoạn quyết định khi ông
Sechin được phái về Rosneft, là ví dụ đầu tiên và hiển nhiên nhất về công
cuộc tái phân phối tài sản cho các siloviki, nhưng không phải là trường
hợp duy nhất. Mikhail Gutseriev, ông chủ của Russneft, một công ty dầu
khí tăng trưởng nhanh, hồi đầu tháng này đã bị buộc phải thôi việc vì bị
cáo buộc có những hành vi bất hợp pháp. Đã có thời ông phủ nhận,
nhưng như ông giải thích, “họ siết bù-loong” và cơ quan này tiếp theo cơ

461 | 484
quan khác – văn phòng tổng kiểm sát, cảnh sát thuế, bộ nội vụ - đã bắt
đầu tiến hành kiểm tra ông.

Từ oligarchy đến spookocracy (những con ngáo ộp)

Cuộc chuyển giao tài sản tài chính từ giới oligarch sang giới siloviki có lẽ là
điều không thể tránh được. Chắc chắn cuộc chuyển giao sẽ không gặp
phải sự phản đối của đa số người Nga – những người có rất ít cảm tình đối
với bọn “quý tộc ăn cướp”; thậm chí nó có thể làm cho giới siloviki trở nên
nổi tiếng hơn. Nhưng giới này có thành công trong việc quản lý những tài
sản mà họ mới giành giật được hay không là chuyện rất đáng ngờ. “Họ
biết cách phá vỡ một công ty hoặc tịch thu cái gì đó. Nhưng họ không
biết cách quản trị doanh nghiệp. Họ sử dụng vũ lực chẳng qua vì họ
không biết bất kỳ một phương pháp nào khác”, một cựu viên chức KGB
mà nay làm việc trong ngành kinh doanh nhận xét.

Thật lạ, việc tập trung quyền lực và nguồn lực kinh tế vào tay một
nhóm nhỏ các siloviki – những người tự đồng nhất mình với nhà nước -
đã không làm cho những nhân viên cấp thấp hơn trong bộ máy an ninh
cảm thấy mình bị lợi dụng. Ở đây có một thứ như là “ơn mưa móc”: lương
bổng của một điệp viên FSB trung bình đã tăng vài lần trong thập niên
qua và họ còn được chấp nhận cho hoạt động tự do hơn. Ngoài ra, nhiều

462 | 484
người Nga bên trong và bên ngoài hệ thống an ninh tin rằng việc chuyển
giao tài sản từ những bàn tay cá nhân sang các siloviki là phù hợp với
quyền lợi của đất nước. Ông Goloshchapov nói: “Họ đang lấy lại những gì
thuộc về họ và họ có quyền làm như vậy”.

Tuy nhiên, quyền của các siloviki thì chẳng liên quan gì tới những quy
định chính thức của luật pháp hoặc của hiến pháp. Các siloviki cho rằng
họ có một sứ mệnh đặc biệt là phục hồi quyền lực của nhà nước, giữ cho
nước Nga không bị phân rã và làm thất bại mọi kẻ thù có thể làm suy yếu
đất nước họ. Ông Kondaurov cho rằng, những tình cảm uỷ mị kiểu lý
tưởng chủ nghĩa như vậy đang cùng tồn tại với sự nhiệt thành mang tính
chất cơ hội và bất chấp đạo lý nhằm lợi dụng tình hình để thu vén cho cá
nhân hoặc cho phe nhóm.

Những người trong ngành an ninh tự thể hiện mình như là một bang
hội tổ chức chặt chẽ được phép phá vỡ mọi điều luật để thực hiện sứ
mệnh. Những câu nói khoa trương của họ chen đầy những lời báng bổ,
chủ nghĩa dân tộc của họ thường trộn lẫn với sự khinh miệt những công
dân bình thường. Tuy vậy họ rất trung thành với nhau.

Phải cạnh tranh quyết liệt mới được đứng vào hàng ngũ này. KGB
tuyển dụng người rất cẩn thận. Nhân viên mới được chọn ra từ nhiều học
viện và trường đại học khác nhau, sau đó được đào tạo ở những trường đặc

463 | 484
biệt của KGB. Ngày nay Học viện FSG ở Moscow thu hút con cái của
các siloviki cao cấp; một khu dinh thự mới đang được xây dựng sẽ mở rộng
gấp đôi cơ ngơi của học viện này. Theo ông Galeotti, một nhà phân tích
người Anh, trọng tâm là ở chỗ “không phải bạn được học những gì mà ở
đó bạn sẽ gặp ai”.

Những người tốt nghiệp Học viện FSB có lẽ cũng đồng ý như vậy.
“Mỗi chekist, người của tổ chức cảnh sát Cheka, là một mầm mống”, một
cựu tướng lãnh của FSB tiết lộ. Một di sản KGB tốt – nghĩa là có cha, có
ông nội từng làm việc cho cơ quan này – sẽ được các siloviki ngày nay đánh
giá cao. Hôn nhân giữa các “dòng giống” silovikicũng đang được khuyến
khích.

Viktor Cherkesov, người đứng đầu cơ quan kiểm soát ma tuý của Nga
và đến giữa thập niên 1980 vẫn còn săn đuổi các nhà bất đồng chính kiến,
đã tóm tắt tâm lý của FSB trong một bài báo sau đó đã trở thành tuyên
ngôn của giới siloviki và một lời kêu gọi phải ủng cố.

“Chúng ta [những siloviki] cần phải hiểu rằng chúng ta là một khối
thống nhất. Lịch sử phán định rằng gánh nặng nâng đỡ nhà nước Nga
nằm trên vai chúng ta. Tôi tin vào năng lực của chúng ta; mỗi khi chúng
ta cảm thấy nguy hiểm, hãy gạt sang một bên những gì vụn vặt và giữ
vững lòng trung thành với lời thề của chúng ta”.

464 | 484
Cũng giống như họ đã khêu gợi chủ nghĩa yêu nước muôn thuở, các
ông chủ của lực lượng an ninh Nga có thể dễ dàng tìm thấy đồng minh
trong giới tu sĩ. Bên cạnh toà cao ốc của FSB trên quảng trường Lubyanka
sừng sững toà giáo đường của dòng tu Trí khôn Thần thánh (Holy
Wisdom), được xây dựng từ thế kỷ 17, “được trùng tu vào tháng 8-2001
với sự hỗ trợ rất đáng thèm muốn của FSB” – một tấm bảng đồng trong
nhà thờ ghi rõ. Cha Alexander, người dẫn lễ ở đây, nói: “Tạ ơn Chúa, đã
có FSB. Tất cả mọi quyền lực đều do Chúa và họ cũng vậy”. Một cựu
tướng lãnh KGB cũng đồng ý: “Họ thực sự tin rằng, họ được Chúa Trời
chọn lựa và dẫn dắt và ngay cả sự kiện giá dầu mỏ leo thang mà họ đang
hưởng lợi cũng là do ý Chúa”.

Sergei Grigoryants, người thường bị thẩm vấn và đã hai lần bị KGB bỏ


tù vì tuyên truyền chống Liên Xô, nói rằng các chỉ huy an ninh tin “rằng
họ là những người duy nhất có được bức tranh và sự hiểu biết đúng đắn về
thế giới”. Ở trung tâm của bức tranh này là ý thức đã được cường điệu hoá
về kẻ thù nhưng chỉ để biện minh cho sự tồn tại của chính họ: không có
kẻ thù thì họ tồn tại để làm gì? Bà Kryshtanovskaya nói: “Họ tin rằng họ
có thể nhìn thấy kẻ thù ở nơi mà người bình thường không nhìn thấy”.

“Chỉ vài năm trước, chúng ta đã khuất phục cái ảo tưởng rằng chúng ta
không có kẻ thù và chúng ta đã phải trả giá đắt cho điều đó”, ông Putin

465 | 484
nói với FSB năm 1999. Quan điểm này được đa số các cựu binh KGB và
những người kế tục họ chia sẻ. Mối nguy hiểm lớn nhất đến từ phương
Tây, những người mà mục tiêu được cho là làm suy yếu nước Nga và tạo ra
bất ổn. Một sĩ quan FSB đương quyền nhận xét: “Họ muốn làm cho nước
Nga phải phụ thuộc vào công nghệ của họ. Họ đổ hàng hoá tràn ngập thị
trường của chúng tôi. Nhưng nhờ ơn Chúa, chúng tôi vẫn còn vũ khí hạt
nhân”. Cái não trạng tù đọng của các siloviki và học thuyết chống Tây
phương của họ có sức lay động đối với công chúng Nga. Ông
Goloshchapov, phát ngôn viên của một công ty thám tử tư nhân, miêu tả
tình trạng đó như thế này: “Thời ông Gorbachev, nước Nga được phương
Tây sủng ái, nhưng chúng tôi được gì nào? Chúng tôi lần lượt mất tất cả:
Đông Âu, Ukraine, Georgia. NATO đã tiến đến tận biên giới chúng tôi”.

Từ quan điểm này, bất kỳ ai ở nước Nga làm việc cho phương Tây đều
là kẻ nội thù. Được xếp vào dạng người này là những nhà báo cuối cùng
có tư tưởng tự do, những tổ chức phi chính phủ cuối cùng được phương
Tây tài trợ và một vài nhà chính trị tự do vẫn chia sẻ những giá trị của
phương Tây.

Để cảm nhận được chiều sâu của những cảm xúc này, hãy xem phản
ứng của một sĩ quan FSB về vụ ám sát nhà báo Anna Politkovskaya – một
nhà báo viết ra những cuốn sách phê phán ông Putin và cuộc chiến tranh

466 | 484
tàn ác ở Chechnya được đọc nhiều ở ngoài nước hơn là trong nước Nga.
“Tôi không biết ai giết bà ấy, nhưng những bài báo của bà ta làm lợi cho
báo chí phương Tây. Bà ta đáng bị như thế”. Và thế là, ông Litvinenko,
cựu sĩ quan KGB bị đầu độc bằng chất polonium ở London năm ngoái,
cũng chung số phận.

Trong một không khí như vậy, cái ý tưởng rằng cơ quan an ninh Nga
được hành xử một cách tàn nhẫn với kẻ thù của quốc gia, cho dù chúng ở
đâu, đã nhận được sự chấp nhận rộng rãi và được hỗ trợ bằng một loạt các
luật lệ mới. Một luật lệ nhắm tới “chủ nghĩa cực đoan” cho phép FSB và
các cơ quan nội chính khác một phạm vi hoạt động rộng rãi để theo dõi
bất kỳ ai có lời nói hoặc hành động chống lại điện Kremlin. Nó đã được
viện dẫn để chống lại các nhà báo và các nhà phân tích độc lập. Một luật
sư, do than phiền với Toà án Hiến pháp về việc FSB lén lút đặt máy ghi
âm một cách bất hợp pháp điện thoại của thân chủ ông, đã bị cáo buộc là
tiết lộ bí mật quốc gia. Một số nhà khoa học cộng tác với các doanh
nghiệp nước ngoài bị tống vào tù vì tội phản bội.

Mặc dù trung thành với các gốc rễ Xô-viết cũ, những ông chủ ngành
an ninh ngày nay rất khác với các bậc tiền bối của họ. Họ không muốn
quay lại với ý thức hệ cộng sản, cũng không muốn đào mồ chôn chủ nghĩa
tư bản mà thành quả của nó chính họ đang thụ hưởng. Họ không hề trải

467 | 484
qua sự khổ hạnh của những người tiền bối. Thậm chí họ cũng không cần
đàn áp đám đông: ở một đất nước mà nỗi sợ hãi ngấm sâu vào máu, việc
tấn công những cá nhân được chọn lọc cũng đủ mang lại hiệu quả cần
thiết. Nhưng sự tập trung quyền lực và tiền bạc vào tay những cơ quan an
ninh đã không mang lại điều tốt lành nào cho nước Nga.

Việc tạo ra các kẻ thù có thể giúp xoa dịu những bất đồng về bộ tộc và
kích thích chủ nghĩa dân tộc nhưng nó không làm cho đất nước được an
toàn hay thịnh vượng hơn. Trong khi FSB báo cáo số lượng các điệp viên
nước ngoài không ngừng tăng lên, cáo buộc các nhà khoa học tội phản bội
và tôn vinh “tình huynh đệ” của chính mình thì nước Nga vẫn là một
trong số những quốc gia quan liêu, tham nhũng và tình trạng tội phạm
lan tràn nhất thế giới.

Trong vụ khủng hoảng tại trường tiểu học Beslan năm 2004, FSB đã
rất thành thạo trong việc ngăn cản các nhà báo cố gắng tìm hiểu sự thật.
Nhưng họ đã không phong toả được ngôi trường nơi các con tin đang bị
giam giữ. Dưới quyền thống đốc của một cựu đồng nghiệp FSB của tổng
thống Putin, nước cộng hoà Ingushetia – có biên giới chung với
Chechnya, đã lún sâu vào một tấn tuồng chiến tranh mới. Quân đội bị
tình trạng tội phạm và chèn ép huỷ hoại. Các nhà doanh nghiệp tư nhân
thì bị các cơ quan thực thi pháp luật gây phiền nhiễu. Chính sách ngoại

468 | 484
giao của Nga đang biến dạng thành một nền ngoại giao tự mãn nguyện:
bằng cách không ngừng tố giác kẻ thù ở mọi mặt trận, họ đã chuyển
nhiều quốc gia từ chỗ những người bạn tiềm năng thành những kẻ đối lập
bất an.

Đừng nên ngạc nhiên về cuộc nổi dậy chiếm lấy quyền lực của những
cựu viên chức KGB. Theo bà Inna Solovyova, một nhà nghiên cứu lịch sử
văn hoá Nga, sự trỗi dậy đó liên quan với những phẩm chất mà người Nga
muốn thấy ở lãnh tụ của họ: đó là sự quyết đoán, kiên cường, đầy quyền
uy và một chút bí ẩn. “KGB phù hợp với kỳ vọng như vậy, hoặc ít ra họ
cũng biết cách làm cho ra vẻ phù hợp”, bà nói.

Nhưng liệu họ có làm được điều gì tốt đẹp cho đất nước này? Ông
Kondaurov nhận xét: “Những người xuất thân từ KGB là những nhà chiến
thuật. Chúng tôi chưa bao giờ được học cách giải quyết những nhiệm vụ
chiến lược”. Ông và vài người khác cũng thú nhận, vấn đề lớn nhất trong
mọi vấn đề là cơ quan này thiếu hẳn tính chuyên nghiệp. Khi nói về hành
vi dại dột đầu độc bằng chất polonium ở London, ông đỏ mặt xấu hổ:
“Chúng tôi chưa bao giờ xuống cấp đến như thế.

Nguồn: Báo Economist. Nước Nga thời tổng thống Putin: sự hình thành nhà
nước KGB mới (bản dịch của Hoàng Nguyễn). Truy cập ngày 01.12.2016.
469 | 484
<http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11147&rb=0402>

470 | 484
BÀI MƯỜI BỐN

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN PHI TỰ DO: NGA VÀ


TRUNG QUỐC VẠCH LỐI ĐI RIÊNG
Tác giả: Gideon Rachman

Dịch giả: Hoàng Nguyễn

T
rong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, thật là tự nhiên khi gộp Nga và
Trung Quốc vào nhau vì đây là hai thế lực cộng sản hùng mạnh nhất
– những kẻ thù ý thức hệ hàng đầu của phương Tây.

Thế rồi năm 1989, cuộc nổi dậy của sinh viên Trung Quốc bị nghiền
nát và đế quốc Xô-viết sụp đổ. Chủ nghĩa cộng sản thất bại. Thị trường tự
do và thể chế dân chủ có vẻ như đã đứng lên, quét sạch những gì cản
đường chúng. Tinh thần của thời đó được nắm bắt trong bài báo nổi tiếng
của Francis Fukuyama: “Sự cáo chung của lịch sử”, đăng trên tạp
chí National Interest ở Washington mùa hè năm ấy. Ông Fukuyama không
cho rằng lịch sử đã chấm dứt theo nghĩa sẽ không có những sự kiện lớn
nữa. Thay vì vậy, ông khẳng định thắng lợi về ý thức hệ của phương Tây

471 | 484
và nhận định rằng “thể chế dân chủ tự do có lẽ là điểm cuối cùng trong sự
tiến hóa về ý thức hệ của con người”.

Mặc dù việc gạt bỏ ông Fukuyama nhanh chóng trở thành thời thượng,
nhưng một biến thể trong lập luận của ông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến
chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ kể từ ngày ấy. Dòng suy luận vận động
như thế này: Chủ nghĩa cộng sản với tư cách một hệ thống kinh tế đã
thất bại. Nga và Trung Quốc sẽ phải chấp nhận thị trường tự do. Đến một
lúc nào đó tự do kinh tế sẽ sản sinh ra tự do chính trị. Một nền kinh tế tự
do sẽ tạo ra những thế lực mới, những căng thẳng mới khiến cho việc duy
trì một hệ thống chính trị độc tài là điều không thể được.

Sự nổi lên của các công nghệ mới, đồng minh của công cuộc toàn cầu
hóa nền kinh tế thế giới, mang lại một chiều kích mới cho lập luận này.
Năm 1993, ông Rupert Murdoch, ông trùm về truyền thông, đã đoan chắc
rằng những tiến bộ trong công nghệ truyền thông “là mối đe dọa rõ ràng
đối với các chế độ toàn trị.” Năm 2000, ông Bill Clinton nhận định, tự do
sẽ lan tỏa một cách chắc chắn “bằng điện thoại di động và modem máy
tính”.

Nhưng 19 năm sau “sự cáo chung của lịch sử”, Nga và Trung Quốc vẫn
không ngả theo những dự báo đầy tự tin của những tín đồ của tự do dân
chủ. Trái lại, giới tinh hoa chính trị của hai nước này đang theo đuổi một

472 | 484
con đường thay thế nhằm giành ưu thế so với mô hình phương Tây. Mô
hình Nga - Trung mới là độc tài chứ không phải dân chủ. Nó cố gắng
phối ngẫu chủ nghĩa tư bản với vai trò lớn lao của nhà nước trong nền
kinh tế. Nó đưa ra lời hứa hẹn mang chủ nghĩa tiêu thụ phương Tây tới
cho một tầng lớp trung lưu đang nổi lên, trong khi vẫn từ chối tự do
chính trị kiểu phương Tây. Những lời lẽ hùng biện của Mỹ về nhân quyền
và dân chủ bị gạt bỏ như là những điều ngây thơ, hoặc như một nỗ lực cố
ý gieo rắc hỗn loạn. Thay vì dựa vào nền dân chủ hoặc hệ tư tưởng cộng
sản để tạo ra lòng trung thành với hệ thống chính trị, giới tinh hoa của
Nga và Trung Quốc ngày càng nhấn mạnh tới sự kết hợp giữa tăng trưởng
kinh tế và chủ nghĩa dân tộc. Hai ý tưởng này có liên hệ với nhau bởi vì sự
phồn vinh gia tăng không chỉ cung cấp cho các công dân cá thể những
tiện nghi mới mà còn hứa hẹn rằng đất nước sẽ được kính trọng hơn trên
khắp thế giới.

Biểu hiện quốc tế của hệ tư tưởng chung này là Tổ chức Hợp tác
Thượng Hải (SCO) – một tổ chức khu vực thành lập năm 2001, liên kết
Nga, Trung Quốc và bốn quốc gia Trung Á. SCO chủ trương tôn trọng
tuyệt đối chủ quyền quốc gia và tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở
Trung Á. Nga và Trung Quốc đã tiến hành những cuộc tập trận chung
năm 2005 – lần tập trận chung đầu tiên của họ kể từ sau chiến tranh biên

473 | 484
giới giữa hai nước vào năm 1969. Năm ngoái những cuộc trập trận chung
này lại tái diễn dưới sự bảo trợ của SCO.

Tại Liên hiệp quốc, cả hai nước này thường xuyên chống lại những nỗ
lực của phương Tây nhằm gây áp lực lên những chính phủ hà khắc – cho
dù đó là Iran, Iraq, Sudan hoặc Serbia. Ông Robert Kagan, một nhà phân
tích chính sách ngoại giao của Mỹ, nhận định rằng “một liên minh không
chính thức giữa các nhà độc tài đã nổi lên, phát triển và được bảo vệ bởi
Moscow và Bắc Kinh”.

Trong thời chiến tranh lạnh, sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng Nga và Trung
Quốc cùng ôm ấp một thế giới quan duy nhất. Rạn nứt Nga - Trung bộc
lộ trong sự kình địch luôn căng thẳng giữa Trung Quốc của ông Mao với
Liên Xô. Ngày nay giữa hai nước vẫn có mối hoài nghi lẫn nhau rất mạnh
cũng như sự đối đầu về chiến lược, trong đó Nga lo Trung Quốc có thể
bành trướng sang vùng Siberia, dân cư thưa thớt nhưng giàu tài nguyên
khoáng sản của mình.

Xuất phát điểm của hai nước này cũng rất khác nhau. Sự bùng nổ kinh
tế của Trung Quốc đã kéo dài hơn một thế hệ và dựa chủ yếu vào công
nghiệp chế tạo. Trong khi đó sự mở rộng nhanh chóng của Nga mới diễn
ra gần đây và có vẻ mong manh hơn – vì được thúc đẩy bởi sự tăng giá của
dầu mỏ và khí đốt. Sau một thời kỳ hỗn loạn khi tiến hành tự do hóa

474 | 484
kinh tế và chính trị vào thập niên 1990, giai đoạn kiểm soát của ông
Vladimir Putin được coi như là sự tái xác lập quyền lực của nhà nước Nga.
Tiến trình tự do hóa kinh tế của Trung Quốc thì diễn ra trật tự hơn, bằng
phẳng hơn.

Về chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn đang nắm quyền. Đảng
Cộng sản Nga giờ đây đã chính thức là đảng đối lập; nhưng các sĩ quan
Xô-viết cũ vẫn đang ngự trị điện Kremlin dù phải khoác bộ áo chính trị
mới.

Về chính sách đối ngoại, Nga vẫn suy nghĩ như một cường quốc toàn
cầu trong khi Trung Quốc chỉ mới bắt đầu thò tay ra ngoài châu Á. Một
nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc nói: “Khi có một sự kiện quốc tế
quan trọng, Nga luôn luôn phản ứng tức thì. Chúng tôi thường phải suy
nghĩ về nó một vài ngày.” Dù vậy, người ta tin rằng sức mạnh quân sự của
Nga đang suy giảm trong khi Trung Quốc đang lao vào công cuộc xây
dựng quân đội quy mô và bền vững.

Bất chấp những khác biệt như vậy vẫn có những điểm tương đồng ngày
càng tăng giữa Nga và Trung Quốc về ý thức hệ chính thống. Sự tương
đồng đó đã không còn vì cả hai nước đều giả vờ ca ngợi trên đầu môi chót
lưỡi những tín điều Marxist-Leninist giống nhau, mà thay vì vậy, dường
như tập thể tinh hoa lãnh đạo của họ đã đi đến những ý tưởng giống nhau

475 | 484
trong công cuộc phản kháng lại những áp lực kinh tế và chính trị giống
nhau. Sản phẩm cuối cùng là một hệ tư tưởng mới, gần như độc tài, mà –
cùng với thành quả kinh tế - có thể hấp dẫn nhiều môn đồ đi theo họ.
Viết trên một số báo gần đây của tạp chí Foreign Affairs, học giả Do thái
Azar Gat nhận định, nếu các nền dân chủ phương Tây lâm vào những vấn
đề kinh tế thì khi ấy một “Thế giới thứ Hai phi dân chủ và thành công sẽ
được nhiều nước coi như một phương án thay thế thật hấp dẫn để tiến tới
tự do dân chủ.”

Ở cả Nga và Trung Quốc, các phát ngôn viên chính thức đều tỏ ra rất
mơ hồ khi phát biểu về dân chủ. Họ thường biện luận rằng, dân chủ tự do
vẫn là một mục tiêu dài hạn vững chắc – nhưng đất nước của họ cần có
thêm thời gian. Vâng, họ sẽ trở thành “dân chủ” – nhưng họ sẽ không
cho phép người bên ngoài, người ngoại quốc định nghĩa cho họ cái ý
tưởng thế nào là dân chủ. “Nước Nga sẽ tìm con đường riêng của mình để
đi đến dân chủ,” là một điệp khúc ở Moscow.

Dmitry Peskov, phát ngôn viên của tổng thống Vladimir Putin, thích
nói rằng trên thế giới không có một nền dân chủ hoàn hảo. Nước Nga có
những vấn đề của mình nhưng các nền dân chủ phương Tây cũng có vấn
đề như vậy. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc thì gọi dân chủ là
“mục tiêu chung mà nhân loại theo đuổi”. Tuy nhiên đường lối chính

476 | 484
thức của Trung Quốc có xu hướng tiến hành những bước đi nhỏ, tiến tới
một hệ thống dân chủ hơn – thông qua việc bầu cử ở cấp làng xã hoặc
những cuộc bầu cử có chút cạnh tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản. Tuy
nhiên điều sinh tử là phải tránh “những rối loạn” có thể tháo cũi sổ lồng
những làn sóng hướng về thể chế dân chủ.

Ở cả hai quốc gia, nỗi sợ hãi về “rối loạn” thường xuyên được khuấy
động để ngăn cản nhu cầu tự do hóa chính trị. Ở Trung Quốc, danh từ
hỗn loạn gợi nhớ những nỗi kinh hoàng thời Cách mạng Văn hóa khi trật
tự xã hội đã được thiết lập bị đảo lộn hoàn toàn. Nỗi sợ nếu Đảng Cộng
sản mất quyền kiểm soát thì bạo lực và rối loạn xã hội sẽ đi theo, như là
cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1989. Trong trò chuyện, nhiều người
Trung Quốc tỏ ý lo sợ rằng dân chủ hóa có thể dẫn tới ly khai và nội
chiến.

Ở Nga, những người đi theo ông Putin liên kết công cuộc dân chủ hóa
thập niên 1990 với sự sa sút về mức sống, tình trạng vô luật pháp, sự
xuống dốc của đất nước và tình trạng chiếm dụng nhà nước bởi một
nhóm nhỏ các đầu lĩnh chính trị (oligarch) cực kỳ giàu có. Các cuộc thăm
dò dư luận cho thấy, những lập luận này có được sự hưởng ứng rộng rãi
đáng kể.

477 | 484
Tuy nhiên, bất chất tất cả những lời nói về tiến trình dân chủ hóa dần
dần, thực tế ở cả Nga và Trung Quốc là không gian tự do chính trị và bất
đồng quan điểm có vẻ như đang thu hẹp chứ không phải đang mở rộng.
Đáng chú ý là ở Nga vẫn còn nhiều tự do phát biểu hơn ở Trung Quốc.
Nhưng đài truyền hình quốc gia, kênh truyền thông có sức lan tỏa mạnh
nhất – thì phản ánh một cách trung thành đường lối của điện Kremlin.
Những trí thức bất đồng chính kiến ngày nay không còn bị đày vào
cácgulag nhưng họ rất khó phổ biến rộng rãi quan điểm của mình. Hàng
loạt những cuộc ám sát bí ẩn các phóng viên điều tra cũng có tác dụng
làm lạnh gáy giới truyền thông.

Trung Quốc, trái lại, chưa bao giờ trải qua hiện tượng nở rộ truyền
thông độc lập mà nước Nga có được trong thập niên 1990. Ngay cả như
vậy, ông Hồ còn đòi siết chặt đáng kể sự kiểm soát đối với báo chí. Ủy ban
bảo vệ nhà báo, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York, đưa ra
danh sách số nhà báo bị tù đày ở Trung Quốc nhiều hơn ở bất kỳ quốc gia
nào mà tổ chức này theo dõi – trong năm 2007 đã có một số trường hợp.
Sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Internet – thông qua cái gọi là “Vạn
lý hỏa thành Trung Quốc” (Great Firewall of China) – tỏ ra hiệu quả một
cách lạ lùng. Niềm tin của ông Clinton rằng không thể nào ngăn chặn

478 | 484
internet truyền bá các ý tưởng lật đổ cho đến nay vẫn không được chứng
minh là đúng.

Những người lạc quan chỉ ra một số chỉ dấu trái ngược, chẳng hạn như
sự bùng nổ các hoạt động bảo vệ môi trường, được tổ chức qua internet
hoặc bằng điện thoại di động. Đúng là mạng lưới hoạt động xã hội không
do nhà nước kiểm soát trực tiếp đã mở rộng vì kinh tế tăng trưởng và trở
nên phức tạp. Điều này tạo ra áp lực mới mà Đảng Cộng sản cần phải đối
phó. Nhưng xu thế chung có vẻ như là quyền tự do báo chí bị hạn chế
hơn là mở rộng và do đó có ít không gian cho sự diễn đạt chính trị và các
hoạt động không được Đảng phê chuẩn.

Ở cả hai quốc gia, việc tiếp cận quyền lực chính trị vẫn còn bị kiểm soát
gắt gao. Các cuộc bầu cử ở Nga hiện thời được coi như một phương cách
hợp pháp hóa các quyết định sẵn có. Các nhà phân tích chính trị Nga phải
quay lại nghiên cứu điện Kremlin (Kremlinology) để hiểu đất nước được
điều hành như thế nào. Cuộc bầu cử Tổng thống Nga sẽ diễn ra vào tháng
Ba nhưng có vẻ như quyết định tối hậu đã được hình thành và ông Dmitri
Medvedev đã được xức dầu thánh để trở thành ứng viên mà ông Putin ưa
thích nhất. Ở Trung Quốc đại hội Đảng Cộng sản gần đây không để lộ
bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Đảng có ý định từ bỏ độc quyền chính trị.

479 | 484
Thêm nữa, ở cả Nga và Trung Quốc, đảng cầm quyền và giới tinh hoa
chính trị đã và đang củng cố nền tảng quyền lực của mình bằng cách thâm
nhập vào lĩnh vực kinh doanh. Ở Nga, lĩnh vực năng lượng tối quan trọng
được coi như nền tảng của quyền lực quốc gia – cũng là nền tảng cho sự
giàu có cá nhân của giới tinh hoa lãnh đạo. Đáng chú ý là người được coi
là Tổng thống mới của nước Nga, ông Medvedev, là chủ tịch đương
nhiệm của Gazprom, công ty độc quyền về khí đốt do nhà nước sở hữu. Ở
Trung Quốc, niềm hy vọng rằng khu vực tư nhân đang phát triển sẽ cung
cấp một nguồn quyền lực thay thế Đảng Cộng sản cho đến nay vẫn chưa
thành hiện thực. Trái lại, cổ phần của Đảng trong những công ty độc
quyền nhà nước to lớn và nhiều tiền đã khiến người ta mỉa mai rằng bây
giờ Đảng Cộng sản Trung Quốc là “công ty cổ phần lớn nhất thế giới”.

Ở cả Nga và Trung Quốc, nhà cầm quyền đang sử dụng nguồn của cải
mới thu vén được để đánh bóng và tái khám phá những khía cạnh văn hóa
dân tộc từng bị rẻ rúng trong thời hoàng kim của chủ nghĩa cộng sản.
Giáo hội Chính thống giáo Nga đã được tôn sùng trở lại và chính phủ
đang chi tiền cho việc khôi phục các giáo đường. Ông Putin, cựu sĩ quan
tình báo Xô-viết, nói bây giờ ông đọc Thánh kinh. Chính phủ Trung
Quốc đang tài trợ cho việc xây dựng các Viện Khổng Tử khắp thế giới.

480 | 484
Sự tái phát hiện văn hóa dân tộc có vẻ như là một bước phát triển tốt
lành. Nhưng cũng có mặt tối tiềm tàng trong việc vận dụng hệ tư tưởng
dân tộc chủ nghĩa ở cả Nga và Trung Quốc. Sự quyết đoán ngày càng tăng
của Tổng thống Putin trên trường quốc tế tỏ ra được ngưỡng mộ ở nước
Nga. Các nhóm thanh niên dân tộc chủ nghĩa được điện Kremlin tài trợ
và được dùng để quấy nhiễu những người đối lập chính trị, thậm chí cả
các nhà ngoại giao nước ngoài. Một cuốn sách giáo khoa mới dành cho
giáo viên dạy lịch sử nước Nga – mà đích thân ông Putin khen ngợi – có
giọng điệu dân tộc chủ nghĩa rất mạnh. Chủ đề trung tâm của cuốn sách
là nhu cầu sức mạnh dân tộc để né tránh một phương Tây đầy mưu mô
thủ đoạn.

Ở Trung Quốc, học sinh được tiếp xúc với một chương trình học nặng
tính chất dân tộc chủ nghĩa – tô vẽ đất nước họ như một nạn nhân kinh
niên của sự can thiệp từ bên ngoài, trước tiên là từ bọn thực dân phương
Tây rồi đến bọn Nhật Bản. Nhu cầu khôi phục sức mạnh của dân tộc và
để Trung Quốc giành lại vị trí xứng đáng của nó trên thế giới là chủ đề
thường xuyên. Một giáo sư phương Tây dạy tại trường đại học Bắc Kinh –
một người nói chung có quan điểm rất tích cực về nước Trung Quốc hiện
đại – không thể không lo lắng khi thấy nhiều sinh viên của ông “hình như

481 | 484
được dạy rằng một cuộc chiến tranh tối hậu với Hoa Kỳ là điều không thể
tránh khỏi”.

Tuy nhiên, những lời lẽ hùng biện đôi khi cho thấy rằng Trung Quốc
và Nga một lần nữa nhìn phương Tây như một đối thủ thì các công ty
phương Tây vẫn là những đối tác kinh doanh tối cần thiết. Nền kinh tế
của cả hai quốc gia này phụ thuộc vào quan hệ thương mại với châu Âu và
Hoa Kỳ. Gazprom đang quyết tâm mở rộng sang Tây Âu. Quỹ đầu tư nhà
nước mới thành lập của Trung Quốc gần đây đã mua 5 tỉ đô la cổ phần
của Morgan Stanley – một ngân hàng đầu tư và một cái tên lớn trên thị
trường chứng khoán Wall Street.

Sự hình thành những lợi ích có đi có lại trong hệ thống kinh tế toàn
cầu có thể giúp hạn chế bất kỳ sự đối địch mới nổi lên nào giữa phương
Tây với Nga và Trung Quốc. Nhưng giờ đây niềm hy vọng hai quốc gia
này sẽ đón nhận mô hình chính trị phương Tây đã có vẻ quá lạc hậu và
ngây thơ.

Nguồn: Gideon Rachman. Chủ nghĩa tư bản phi tự do: nga và trung quốc
vạch lối đi riêng. Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12038&rb=0402>

482 | 484
483 | 484
VỀ ĐỘC TÀI
VÀ TOÀN TRỊ
NHÓM TINH THẦN KHAI MINH

Biên soạn: Minh Anh – Vi Yên

------------------------------------

Email: tinhthankhaiminh@gmail.com

Website: http://tinhthankhaiminh.org

Blog: http://tinhthankhaiminh.blogspot.com

Facebook: http://facebook.com/tinhthankhaiminh

Ebook “Về độc tài và toàn trị”, thuộc Tủ sách “Nhập môn Triết học
Chính trị”, Nhóm Tinh Thần Khai Minh. 484 trang, 01/12/2016.

484 | 484
Tủ sách Nhập môn Triết học Chính trị

Tủ sách “Nhập môn Triết học Chính trị” bàn về các chủ đề cơ bản
trong lĩnh vực Triết học chính trị như cá nhân, nhà nước và các quyền;
do nhóm Tinh Thần Khai Minh biên tập từ các bài viết của các học giả
trong và ngoài nước. Chúng tôi rất cám ơn các học giả đã dày công viết
nên những bài viết chất lượng, bổ ích.

Tủ sách gồm các quyển:

1. Tự do và Chủ nghĩa Tự do
2. Quyền và Tự do
3. Chủ nghĩa Tự do Cá nhân và các Nhà tư tưởng Chính của Nó
4. Khai Sáng và Một số Nhà tư tưởng Chính trị của Nó
5. Bài giảng Triết học Chính trị
6. Lịch sử Triết học Chính trị
7. Văn minh Phương Tây
8. Cá nhân, Thị trường, Nhà nước
9. Về độc tài và toàn trị

485 | 484

You might also like