You are on page 1of 2

TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA GIŨA KỲ - VẬT LÍ 7 – HKI


NĂM HỌC: 2021 – 2022
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

I. Nội dung ôn tập: Từ tiết 1 đến tiết 9.


II. Phần trắc nghiệm (HS cần nắm được những kiến thức trọng tâm sau đây)
1/ Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng đi vào mắt ta.
2/ Khi nào ta nhìn thấy một vật?
Ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó đến mắt ta.
3/ Nguồn sáng và vật sáng:
- Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng bao gồm cả nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
4/ Định luật truyền thẳng của ánh sáng:
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
5/ Tia sáng là gì?
Tia sáng là một đường thẳng có dấu mũi tên chỉ hướng
6/ Chùm sáng là gì?
- Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.
- Có ba loại chùm sáng:
+ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của
chúng.
+ Chùm sáng phân kì: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
7/ Bóng tối - Bóng nửa tối:
a) Bóng tối: Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn
sáng truyền tới.
b) Bóng nửa tối: Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một
phần của nguồn sáng truyền tới.
8/ Hiện tượng nhật thực – Nguyệt thực:
- Nhật thực: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.
Mặt Trăng nằm ở giữa thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.
- Nguyệt thực: Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu
sáng nữa, lúc đó ta không nhìn thấy Mặt Trăng, ta nói có nguyệt thực.
9/ Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương
ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới. N
S I R
* Đặt tên: i i'
- SI: tia tới
- I: điểm tới I
- IR: tia phản xạ
- IN:đ ường pháp tuyến của gương tại điểm tới N'

1
SIN = i: góc tới

NIR = i’: góc phản xạ


10/ Gương:
a/ Gương phẳng:
- Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi
là ảnh ảo.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương sẽ bằng khoảng cách từ ảnh của điểm
đó đến gương
- Vùng nhìn thấy của gương phẳng là khoảng không gian mà mắt ta quan sát được
qua gương phẳng.
b/ Gương cầu lồi:
- Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có
cùng kích thước.
c/ Gương cầu lõm:
- Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo lớn hơn vật.
Chú ý: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm
tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương. Biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp
thành một chùm tia phản xạ song song.
11/ Lấy được ít nhất 02 ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
12/ Giải được các bài tập: Biết tia tới vẽ tia phản xạ và ngược lại bằng cách:
+ Dựng pháp tuyến tại điểm tới.
+ Dựng góc phản xạ bằng góc tới hoặc ngược lại dựng góc tới bằng góc phản xạ.
13/ Dựa vào tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB đặt trước
gương phẳng.
B

14/ Xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ. Tính được các góc.
15/ Nêu ứng dụng của gương cầu lồi, gương cầu lõm trong cuộc sống.
16/ Giải thích được một số ứng dụng của định luật trong thực tế.
17/ Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng là khoảng không gian mà mắt ta quan
sát được qua gương phẳng.

You might also like