You are on page 1of 4

LẬP KẾ HOẠCH BUỔI

TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Trình bày được các vấn đề cơ bản để lập kế hoạch 1 buổi truyền thông GDSK.
2. Lập được 1 bản kế hoạch cho 1 buổi GDSK cụ thể.

NỘI DUNG
Khi lập kế hoạch một buổi GDSK cần chuẩn bị chín vấn đề cơ bản sau:
1. Xác định vấn đề cần GDSK
Dựa vào kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước 1 trong chu trình GDSK.
2. Xác định và phân nhóm đối tượng giáo dục (ĐTGD)
 Giúp xác định đúng đối tượng cần tác động để đạt mục tiêu GDSK.
 Giúp soạn thảo nội dung GDSK, lựa chọn phương pháp, phương tiện GDSK phù hợp
với trình độ, tâm lý, nguyện vọng của ĐTGD, đáp ứng đúng nhu cầu sức khoẻ, hoàn cảnh
thực tế và phong tục tập quán của họ.
 Cơ sở việc phân nhóm ĐTGD: Tuổi, giới tính, trình độ VH, nghề nghiệp, môi trường
làm việc, sinh hoạt, điều kiện kinh tế gia đình, tôn giáo, tập quán, tín ngưỡng của cá nhân và
cộng đồng, những thói quen đã hình thành từ lâu, nhu cầu SK của đối tượng giáo dục.
3. Xác định mục tiêu GDSK
 Mục tiêu GDSK là thích hợp khi mục tiêu đó đáp ứng đúng nhu cầu hay một vấn đề
sức khoẻ bức thiết nhất của ĐTGD và của cộng đồng, những đặc điểm tâm sinh lý của đối
tượng giáo dục, điều kiện hoàn cảnh thực tế ở địa phương.
 Đối tượng giáo dục, chỉ tiêu cần đạt được, thời gian hoàn thành mục tiêu và điều
kiện để thực hiện hành vi mới.
 Là hành vi có lợi cho sức khoẻ của đối tượng mà chúng ta mong muốn họ thực hiện
sau khi được giáo dục, mà trước đó họ chưa có hoặc họ có những hành vi có hại cho sức khoẻ.
 Hành vi sức khoẻ của đối tượng mà ta mong muốn họ thực hiện sau khi được GDSK.
Hành vi sức khoẻ bao giờ cũng được diễn tả bằng một ĐỘNG TỪ HÀNH ĐỘNG cụ thể
có liên đến sức khoẻ con người.
4. Chuẩn bị nội dung GDSK
o Chọn nội dung, hành văn phù hợp với từnh nhóm đối tượng giáo dục.
o Từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp ĐTGD.
o Nội dung viết hoặc trình bày trong 1 buổi GDSK chỉ nên tập trung về 1 chủ đề nhỏ.

1
o Lượng thông tin cần và đủ chính xác.
 Nội dung GDSK cần trình bày được 7 vấn đề sau:
o Tại sao phải giáo dục vấn đề đó.
o Những hiểu biết cơ bản về vấn đề cần GDSK.
o Những điểm lợi của hành vi mới.
o Những hiểu biết sai lệch của đối tượngvề vấn đề cần GDSK.
o Những nguy hiểm của hành vi cũ .
o Lời khuyên thực tế, thiết thực vơi nhu câu đối tượng và họ có thể làm được
o Cam kết giữa CB làm GDSK và ĐTGD về thực hiện hành vi mới của đối
5. Lựa chọn các phương pháp và phương tiện thích hợp
 Phương pháp và phương tiện rất đa dạng, điều quan trọng là sử dụng đúng mục đích,
sử dụng thành thạo để phát huy được tối đa ưu thế của mỗi phương pháp và mỗi phương
tiện. Cần phải thực hành sử dụng thử trước.
 Luôn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, nhiều phương tiện cùng phục vụ cho
một mục tiêu GDSK, để chúng bổ sung cho nhau nhằm đạt được hiệu quả GDSK cao nhất.
 Chỉ sử dụng đơn thuần một phương pháp hoặc một loại phương tiện sẽ khó mang lại
hiệu quả trong GDSK, nhưng ngược lại nếu không biết phối hợp một cách hợp lý nhiều
phương pháp, phương tiện sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả GDSK.
6. Lựa chọn thời gian và địa điểm
 Thời gian: Buổi GDSK sẽ được tiến hành khi nào
 Địa điểm: Buổi GDSK sẽ được tiến hành ở đâu
7. Đánh giá kết quả GDSK
 Mục đích của đáng giá:
Thu thập các thông tin phản hồi để đánh giá sự thay đổi hành vi của ĐTGD sau buổi
GDSK, đối chiếu với mục tiêu để đánh giá mức độ hoàn thành, tìm ra các nguyên nhân tác
động tích cực, không tích cực đến kết quả GDSK.
 Các chỉ số đánh giá cơ bản để đánh giá kết quả GDSK.
 Hành vi SK của đối tượng sau khi được giáo dục so với hành vi trước khi giáo
dục, có đạt mục tiêu đã xác định không. Đây là chỉ số khách quan nhất, có giá trị nhất.
 Số người và số lượt người đã được GDSK về một mục tiêu.
 Số lần đã tổ chức GDSK cho một mục tiêu.
 Các phương pháp GDSK đã sử dụng cho một mục tiêu.
 Các phương tiện đã sử dụng đúng và số lượt sử dụng để GDSK cho 1 mục tiêu.
 Đề xuất phương pháp, phương tiện đánh giá phù hợp
o Quan sát thay đổi trong hành vi sức khoẻ của đối tượng sau khi được GDSK.

2
o Dùng bảng câu hỏi để điều tra về hành vi sức khoẻ của đối tượng ( về nhận thức,
thái độ, hành động thuộc nội dung đã GDSK).
o Phỏng vấn ĐTGD, lãnh đạo cộng đồng, cán bộ y tế, các thành phần liên quan
khác đến việc thực hiện hành vi mới.
 Dự kiến thời gian và địa điểm đánh giá
 Đánh giá trước khi tiến hành GDSK để biết hành vi sức khoẻ hiện tại của ĐTGD
liên quan đến nội dung GDSK.
 Đánh giá trong quá trình tiến hành GDSK thông qua thái độ của đối tượng, việc
đối tượng trình bày lại, làm lại tại chỗ những điều đã được hướng dẫn.
 Đánh giá sau khi kết thúc 1 buổi hoặc 1 đợt GDSK vài ngày, vài tuần, vài tháng
hoặc vài năm….. thông qua hành động cụ thể của đối tượng đã diễn ra, đã được duy trì và
phát triển tại cộng đồng như thế nào.
8. Người thực hiện
 Mọi cán bộ y tế và các tổ chức ngoài ngành y tế.
 Người thực hiện cần được huấn luyện, đào tạo liên tục về nội dung cần GDSK và các
kỹ năng TT - GDSK, kỹ năng đánh giá kết quả GDSK.
 Phân công hợp lý người thực hiện các hoạt động GDSK và đánh giá kết quả GDSK.
9. Dự trù kinh phí cho một buổi GDSK
 Dựa trên qui định chi tiêu hiện hành tại cộng đồng, dự trù càng chi tiết bao nhiêu càng tốt.
 Cần liệt kê từng khoản chi.
Vấn Đối Mục Các Phương Phương Địa Cách Người Dự
đề cần tượng tiêu thông pháp tiện điểm, đánh thực trù
GD giáo GD tin TT TT thời giá hiện kinh
SK dục SK chủ yếu GDSK GDSK gian kết quả phí
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

 Sau khi lập kế hoạch hãy kiểm tra lại bằng cách trả lời 10 câu hỏi cơ bản sau đây:
1. Vấn đề cần phải GDSK là gì?
2. Đối tượng cần giáo dục là những ai?
3. Hành vi sức khoẻ mà chúng ta mong muốn đối tượng thực hiện sau GDSK là gì?
4. Các thông tin chủ yếu cần giáo dục cho đối tượng là gì?
5. Sử dụng các phương pháp TT - GDSK nào?
6. Sử dụng các loại phương tiện TT - GDSK nào?
7. Việc GDSK sẽ tiến hành ở đâu? Khi nào? Trong thời gian bao lâu?
8. Làm thế nào để biết được kết quả của việc GDSK?
9. Người sẽ thực hiện kế hoạch GDSK này là những ai?

3
10. Kinh phí cần thiết để chi cho hoạt động GDSK này là bao nhiêu?
***

You might also like