You are on page 1of 2

Hóa học 11 Ôn tập học kì 1Câu hỏi trắc nghiệm - 02

1. Kết luận nào sau đây không đúng ?


A. Phân tử N2 bền ở nhiệt độ thường.
B. Mỗi nguyên tử N trong phân tử N2 có 1 cặp e tự do.
C. Liên kết ba trong phân tử N2 kém bền . D. N2 nhẹ hơn không khí .
2. Ở nhiệt độ thường N2 là một chất trơ, hoạt động hóa học kém vì:
A. Liên kết ba trong phân tử N2 có độ bền rất lớn .
B. Phân tử N2 có kích thước nhỏ . C. Phân tử N2 không phân cực
D. Nitơ là chất khí có độ âm điện nhỏ hơn oxi .
3. Trong công nghiệp người ta thường điêù chế N2 từ :
A. NH4NO2 B. HNO3 C. Không khí lỏng D.NH4NO3
4. NO và NO2 vừa có tính khử , vừa có tính oxi hoá vì :
A. Phân tử của chúng có cấu tạo đặc biệt . B. Chúng là oxit của nitơ .
C. Đó là chất khí hoạt động hoá học mạnh .
D. Nguyên tử N trong 2 phân tử có số oxi hoá trung gian: +2;+4 .
5. Thể tích N2 thu được khi nhiệt phân 16 g NH4NO2 là :
A. 5, 6 lít B. 4, 48 lít C. 11, 2 lít D. 6, 5 lít
6. Số mol H2SO4 đủ để phản ứng hết với 8,4 lít amoniac (đktc) là:
A. 0,1875 mol B. 0,75 mol C. 0,375 mol D. 0,15 mol
7. Hoà tan hoàn toàn 1,35g một kim loại R bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu
được 2,24 lít khí NO và NO2 ( đktc) có tỉ khối so với hiđro bằng 21. R là kim
loại nào sau đây:
A. Nhôm B. Đồng C. Sắt D. Crom
8. HNO3 tác dụng được với tất cả các chất trong dóy nào sau đây:
A. NaHCO3, CO2 B. K2SO3, K2O C. FeO, Fe2(SO4)3 D. CuSO4, CuO.
9. Axit nitric đặc nguội có thể phản ứng được với các chất nào sau đây?
A. Al, CuO, Na2CO3 B. CuO, Ag, Al(OH)3 C. P, Fe, FeO D. C, Ag, BaCl2
10.Hoà tan hoàn toàn 0,9 g kim loại X vào dung dịch HNO3 ta thu được 0,28 lít khí
N2O (đktc). Vậy X có thể là:
A. Cu B. Fe C. Zn D. Al
11.Cho Fe(III) oxit tác dụng với axit nitric thì sản phẩm thu được là:
A. Fe(NO3)2, NO và H2O B. Fe(NO3)2, NO2 và H2O
C. Fe(NO3)2, N2 D. Fe(NO3)3 và H2O
12.Hoà tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,448 lit khí NO duy
nhất (đktc). Giá trị của m là:
Hóa học 11 Ôn tập học kì 1Câu hỏi trắc nghiệm - 02
A. 1,12 gam. B. 11,2 gam. C. 0,56 gam. D. 5,6 gam.
13.Cho HNO3 đậm đặc vào than nung đỏ có khí bay ra là:
A. CO2 B. NO2 C. Hỗn hợp CO2 và NO2 D. không có khí bay ra
14.Hợp chất nào của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại
A. NO. B. NH4NO3. C. NO2. D. N2O5
15.Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo NO. Tổng số các hệ số đơn giản nhất của các
chất trong phương trình phản ứng oxi hoá-khử này sau khi cân bằng là:
A. 22. B. 20. C. 16. D. 12.
16.Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào là
không đúng?
A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước
B. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim
loại và anion nitrat.
C. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt
D.Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp
17.Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng?
A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hidroxit
B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation
amoni và anion gốc axit.
C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí
làm quỳ tím hóa đỏ
D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra
18.Kim loại không bị hòa tan trong dung dịch Axit HNO3 đặc nguội, nhưng tan
được trong dung dịch NaOH là:
A. Fe B. Al C. Pb D. Mg
19.Nung nóng hoàn toàn 27,3 g hổn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hổn hợp khí thoát ra
được dẫn vào nước dư thấy có 1,12 l khí (ở đktc) không bị hấp thụ, khối lượng
Cu(NO3)2 trong hổn hợp ban đầu là ( Cho Na = 23, Cu = 64, N = 14, O = 16)
A. 18,8 g B. 9,4 g C. 8,6 g D. 23,5 g
Cho phản ứng nhiệt phân : 4M(NO3)x ⎯⎯→
0
t
20. 2M2Ox + 4xNO2 + xO2
M là kim loại nào sau đây
A. Ca B. Mg C. K D. Ag

You might also like