You are on page 1of 5

Ngân: Cho em hỏi chị một chút, bạn nhà mình tên là gì ạ?

Chị Mai: Bạn nhà mình tên là Linh


Ngân: Dạ vâng bạn Linh. Bạn Linh năm nay học lớp mấy rồi ạ? Và theo chị đánh giá thì sức học
hiện tại của bạn ấy như thế nào ạ?
Chị Mai: Bạn Linh nhà chị học lớp 10. Theo chị thấy thì sức học của bạn ấy cũng khá đấy,
nhưng mà cũng chưa thấy nổi trội ở một cái gì cả, nó cứ đều đều nhau thôi.
Ngân: Vâng, thế thì bản thân bạn ấy đã có thiên hướng về cái gì chưa?
Chị Mai: Bạn ấy cũng tham gia một vài hoạt động ở trong trường, mới vào trường Ams thì cũng
rất tích cực tham gia, mới đây là làm truyền thông ở câu lạc bộ, cũng có vẻ hào hứng với công
việc đó thôi.
Ngân: Thế thì Linh nhà mình khá là năng động đấy chị ạ. Làm truyền thông khá là được. Thứ hai
đó là mình cảm thấy sức học của bạn ấy cũng khá là oke đúng không ạ? Chỉ là hiện tại cả bạn ấy
và chị đều chưa biết là mình sẽ học theo ngành gì. Thường thường, ra ngoài thì những ngành liên
quan đến tự nhiên sẽ dễ kiếm việc hơn, tuy nhiên là mình cũng không nhìn thẳng và dựa theo
tình hình chung để mình lựa chọn ngành nghề của mình được đúng không ạ. Ví dụ như bạn Linh
nhà mình thích truyền thông, như vậy thì mình không thể ép bạn ấy theo toán hay là hình học
khá là khô khan, nên là bản thân em cũng cần phải gặp bạn ấy một buổi để em có thể biết được
chính xác là bạn ấy muốn cái gì. Và khi mình đã nghiên cứu kỹ về tình trạng con của mình và
đồng thời mình cũng hiểu được bạn ấy đang muốn cái gì, mình sẽ định hướng được rõ ràng hơn
ngành mà bạn ấy sẽ theo học. Thực tế rằng cái ngành có tốt hay không là do bản thân mình có
thích cái ngành đó không. Nếu mà mình họp mình thích thì chắc chắn ra trường cơ hội việc làm
sẽ cao hơn là nếu như mình ép bạn ấy theo một cái ngành theo xu hướng của xã hội nhưng bản
thân bạn ấy lại không thích thì nó sẽ không thể nào phù hợp với bạn ấy được, bạn ấy sẽ không
thể nào giỏi lĩnh vực đó được.
Chị Mai: Cái này thì chị góp ý một chút nhé. Ngân nói về con của chị, đừng nói về xã hội. Tức
là lý thuyết chung thì là như thế, nhưng mà thường khách chỉ muốn nghe ở cái góc độ của người
ta thôi. Bây giờ Ngân liệt kê cụ thể cho chị, em sẽ làm những cái gì để giúp cho con chị tìm được
ngành phù hợp. Ví dụ như cháu học trường Ams lớp 10, em hỏi luôn cho chị: “Em ấy vào
chuyên gì?”. Cái thông tin của em phải đầy đủ hơn một chút. Chứ nếu chị chỉ nói là các câu lạc
bộ, hoạt động truyền thông các thứ thì dường như chưa đủ cơ sở để em kết luận được. Cháu tham
gia ban truyền thông không có nghĩa là cháu nó năng động, nhỡ đâu chị là một phụ huynh đang
rất lo cho cái tính ù lì của con gái chị. Khi em đưa ra kết luận như thế thì khá rủi ro về phía của
em. Ví dụ hỏi là “Cháu học chuyên gì? Cháu có thích theo học môn đó từ đầu cho đến giờ
không?”.
Thứ hai, khi mình chưa gặp được bạn ấy và mẹ của bạn ấy cũng không muốn rườm rà và
cồng kềnh thế. Chị đang muốn em giải quyết với chị đi, xong xuôi thì chị đưa con chị đến. Nếu
mình thêm một bước cồng kềnh cho mình là em phải gặp con chị, thì cuộc điện thoại của mình sẽ
hơi bị ỉu dần đi. Thế thì, trong trường hợp này, em có thể nói rằng là “Chị ơi chị, bên trung tâm
của em nổi tiếng về việc tìm được ngành phù hợp cho các bạn”. Từng bước của em làm sẽ như
thế này. “Bạn ấy có hai năm nữa cơ mà. Sau khi chị em mình làm việc với nhau xong, thứ nhất là
em sẽ gọi con đến. Sau đó chúng em có một bảng 20 câu hỏi để phỏng vấn học sinh và biết được
học sinh này mạnh ở mảng gì. Lúc đó em sẽ kết luận xem đó có phải là cái mà chị hiểu về con
không”. Chơi thách thức luôn.
Tiếp theo nữa, “Còn hai năm thì học sinh Việt Nam thiếu nhất là sự tìm hiểu, cho nên em
đã có một bộ các video, những cái networking của em cho con trải nghiệm để tìm hiểu thêm
ngành gì, hoặc một ngày của người làm nghề đó sẽ diễn ra như thế nào để con xem là con có
thấy phù hợp không. Thậm chí em còn có thể cho học sinh của em đi trong Network của bọn em,
thử xem một người làm trong nghề đấy thế nào trong cuộc sống thực tế ở ngoài này. Và thường
hè là em hay lôi đi chị ạ.” Em hiểu không? Em làm cái A, cái B này với cả con chị này. Từ việc
làm cái A cái B có thể tưởng tượng ra kết quả của mình chuẩn xác ra sao. “Còn cái tiêu chí của
em khi mà em hướng cho các bạn thì bao giờ cũng phải là hai thứ. Thứ nhất là bạn mạnh nhất về
cái gì, hay là xã hội có cần cái của bạn mạnh không? Còn thường là em sẽ không chọn nhu cầu
việc làm ở cái ngành nghề đó cao. Cao nhưng nó không phù hợp với con mình thì cũng chẳng có
ý nghĩa gì hết.” Tại vì chị biết và em cũng biết với nhau là nếu mà học tự nhiên như khoa học
máy tính, khoa học dữ liệu ra thì sang bên Mỹ sẽ dễ xin việc hơn. “Nhưng con chị lại không
thích ngành đấy em ạ, nó chỉ mạnh về xã hội thôi. Nó thích về truyền thông, thích về giao tiếp.
Chứ bây giờ ngồi bảo ôm máy tính nó không thích.” Lúc đấy mình giải thích cho mẹ rằng cái
công việc mà bạn ấy phù hợp, mình còn phải xem xem cái yếu tố của bạn. Và cái mà con thích là
thông tin mà mình còn hạn chế. “Những cái mà con thích, kể cả về mặt xã hội thì cũng có rất là
nhiều ngành chị ạ con. Chẳng qua là mình chưa có được thông tin, chưa tìm hiểu hết. Thực ra
mỗi một năm trôi qua, xuất hiện những loại công việc mà bố mẹ bên này chưa biết được là công
việc gì. Đó là tất cả những thứ mà em sẽ cùng làm cùng với con.” Thứ nhất là cho người ta có
cảm giác rằng mình có dữ liệu thông tin rất rộng và rất sâu để khi thả con vào là con có rất nhiều
dữ liệu để có thể tìm hiểu được. Thứ hai là tư tưởng của mình khi mà mình làm việc với con là
gì?. Cho mẹ nghe cách làm của mình để mẹ yên tâm. Giống như chị hồi trước đi học một lớp
Sale bán mỹ phẩm. Mỹ phẩm không thể biết được cái gì là như thế nào. Những người bán hàng
bảo rằng một loại serum gì đó làm lạnh đột ngột ở -200 độ C, trong môi trường chân không, tinh
chất mỗi năm ở trái đất chỉ sản xuất được 1 kg, chiết xuất từ loại nấm này thôi. Tức là người ta
miêu tả quy trình làm rất hoành tráng. Khi biết được quy trình làm hoành tráng người ta sẽ tưởng
tượng được kết quả cuối cùng là như thế nào. Vậy nên Ngân cho chị biết là em sẽ làm gì với cả
con của mẹ nhé.
Ngân: Vâng ạ
Chị Mai: Và khi mà em nói thì em sẽ nói theo cách trò chuyện, tránh nói theo kiểu thuyết trình,
thuyết minh lại một cái gì đấy. “Đây nhá, chị Mai nhá, cách làm của em là như thế này nhá”.
Dùng tên riêng của người ta nhiều vào. Con người mà, cái âm thanh hay nhất trên cuộc đời này
đó chính là cái tên riêng của họ. Dùng cái đấy nhiều vào. Chị hỏi tiếp Bích nhá, thế IELTS với
TOEFL thì khác gì nhau?
Bích: IELTS với TOEFL đều là chứng chỉ để công nhận khả năng ngôn ngữ của học sinh trên
toàn thế giới. IELTS phổ biến hơn và bài thi này gồm có 4 kỹ năng. Kỹ năng nghe nói sẽ được
phỏng vấn trực tiếp với giám thị, bài thi viết mình sẽ viết tay. Còn TOEFL thì thi trên máy nên
sự phổ biến và sự tin tưởng của phụ huynh cũng không cao nên ít các bạn lựa chọn bài thi này.
Và nhất IELTS là chứng chỉ được chấp nhận hầu hết ở các trường đại học lớn, ở những nước mà
sử dụng tiếng Anh.
Chị Mai: Em nghĩ động cơ câu hỏi của chị là gì?
Bích: Động cơ câu hỏi của chị để biết mình có nắm được tất cả các chứng chỉ quốc tế không. Ra
đối với câu hỏi này mình phải nhìn vào biểu cảm của người hỏi để xem là người ta có thực sự
hiểu hay không. Vì em cũng gặp nhiều bố mẹ, bố mẹ thực ra cũng biết những chứng chỉ đó rồi và
thậm chí con họ cũng thi IELTS rồi. Thực tế em cũng đã gặp trường hợp như vậy rồi, con họ thi
IELTS rồi nhưng họ thấy trên mạng có nhiều chứng chỉ tiếng Anh khác. Có những người hỏi thì
họ nắm được rồi, cũng có những người hỏi là họ chỉ hỏi cho có câu hỏi thôi.
Chị Mai: Em muốn câu trả lời của em đạt được những mục đích gì đối với khách?
Bích: Trước đây em chưa tìm hiểu gì về chứng chỉ TOEFL cả…
Chị Mai: Muốn hỏi rằng em muốn người ta biết gì về em sau khi mà em trả lời họ? Em muốn
đạt được mục đích gì đối với khách sau khi em trả lời họ? Bây giờ cô Bích tư vấn cho tôi và cậu
Linh tư vấn cho tôi khác nhau ở đâu? Em muốn người ta nhớ gì về em Người ta chỉ thích nghe
em tư vấn thôi chứ không phải là người khác?
Bích: Em muốn mình sẽ tư vấn cho người ta đúng cái mục đích của người ta đó là du học nước
nào thì cần chứng chỉ nào hơn, chứng chỉ nào có giá trị hơn.
Chị Mai: Phải hiểu rõ động cơ người ta hỏi em là gì. Và em phải đạt được hai mục đích trong
câu trả lời của em. Một là em phải trả lời được đúng, hai là em phải làm cho người ta thích em,
người ta phục. “Đúng” - là cái người ta có thể dùng ngay được cho con người ta. Và thứ hai là
người ta phải phục em. Nếu mà chị nghe em nó như thế này thì thứ nhất là chị mơ hồ và thứ hai
là chị không biết cuối cùng chị sẽ quyết gì cho con của chị. Và em đừng trả lời vào ngay câu hỏi.
Ví dụ chị vừa hỏi Ngân “Học ngành nào?”, nó hỏi ngược lại chị mà. Vậy thì em đừng nhảy vào
ngay câu trả lời, em hỏi ngược lại người ta đã, chứ đâu phải cứ hỏi là mình phải trả lời đâu? Bây
giờ mình thử hỏi: “ Anh ơi anh, thế anh có ý định gì cho con hả anh? Bây giờ con lớp 10, con đã
từng học IELTS hay TOEFL chưa hả anh?”. Trong câu trả lời của em: “Anh ơi anh, nếu như con
đã học TOEFL rồi thì nên học TOEFL tiếp anh nhớ, bởi vì TOEFL tiện như thế này khi mà anh
apply du học Mỹ”; Còn nếu con Anh học IELTS: “À con anh học IELTS thì cứ học IELTS tiếp
bởi vì IELTS với TOEFL nó chỉ là một thôi”. Em trả lời chung chung thôi, em không cần phải đi
quá chi tiết là phần nói, phần viết ABC, người ta không cần biết những cái đó. Đó là việc của cô,
không phải việc của tôi. Cô nhận con tôi vào đây thì nói, viết hay trồng cây chuối cũng là việc
của cô. Tác dụng của 2 bài thi chỉ là một thôi. “Còn nếu như con anh học IELTS rồi thì cứ học
IELTS tiếp cho em, không cần phải đổi sang một format mới đâu anh ạ. Bởi vì format mới mất
công con sẽ phải luyện lại”.
Còn một số bố mẹ hiểu biết thì người ta sẽ bảo là “Ôi anh thấy TOEFL người ta bảo là tiện gửi
điểm hơn so với cả bài thi IELTS. Như là chị đã nói với các em rồi: “Anh ơi anh, cái đấy không
quan trọng đâu anh ạ. Gửi khó hơn, đã có bọn em ở đây. Bọn em giúp cho anh phần gửi khó. Bây
giờ quan trọng nhất là làm thế nào để con vẫn giữ được cái format con đã quen rồi, để con có thể
đạt được điểm cao nhất là cái mà em quan tâm thôi. Còn những phần lằng nhằng phức tạp thì ở
đây bọn em sẽ xử lí hết cho các con rồi.”
Sang cậu Linh này tư vấn nói rằng “ Thôi hai bài thi này có tác dụng khác nhau, cháu muốn học
bài thi nào thì học”. Thế thì phụ huynh chán cậu Linh rồi, bởi vì cậu Linh không hiểu tính cách
con của tôi. Cậu Linh trả lời thế này thì tôi hỏi để cho có thôi, chứ giờ con tôi chuyển sang
format mới là nó không chịu đâu. Khi này người ta sẽ thích Bích hơn bởi vì Bích hiểu con của
người ta hơn. Em hiểu ý chị nói không? Không nhảy vào câu trả lời ngay khi mình chưa có đủ
thông tin của khách. Trong khi em trả lời về IELTS thì em lồng bài SAT vào để khoe ra là em
biết cả 2 bài, không cần giải thích kĩ về 2 bài đấy.
Chị hỏi Linh nhá: Em cho chị hỏi thẳng là ở bên mình cũng apply Mỹ, chị đi một số bên khác
cũng apply Mỹ, bên mình có gì hơn hả em?
Linh: Bên em nổi trội hơn về một số mặt. Đầu tiên là bên em sẽ tư vấn rất thật về việc lựa chọn
tương lai, ngành học, trường học cho con.
Chị Mai: “Thật” là như thế nào hả em?
Linh: “Thật” là chính xác về tính cách cũng như khả năng của cháu nhà mình. Bên em cũng sẽ
bám sát tình hình học tập của cháu. Thứ hai là bọn em có thể hỗ trợ làm sao để giảm chi phí cho
chị một cách tối đa nhất có thể. Vì nhiều trung tâm có thể dùng form tài chính cho tất cả các
trường. Với bên em, bọn em sẽ làm rất tỉ mỉ, những trường nào có form riêng thì bọn em sẽ khai
riêng để có chi phí tối ưu nhất. Thứ ba là bên em có một đội Academy, hỗ trợ các bạn làm luận,
để làm sao khi trường đọc được sẽ nhận thấy tính cạnh tranh, sẽ hỗ trợ để tỉ lệ các bạn vào được
những trường mong muốn là cao nhất.
Chị Mai: Thế viết như thế nào để bài cạnh tranh được?
Linh: Bước đầu tiên, nếu các bạn thực sự muốn tự viết, bọn em cho một khung sườn để các bạn
học theo, tự viết rồi bọn em sẽ chỉnh sửa lại sao cho tối ưu nhất. Nếu các bạn và gia đình đều phó
mặc cho bọn em thì bọn em sẽ làm từ A đến Z. Còn một vấn đề nữa, bên em có thể xử lý những
trường hợp phát sinh như là xin thư mời thư hướng dẫn của giáo viên, hoặc là xử lý về những
hoạt động xã hội build cho con từ mức sơ khai đến trước khi một con apply sẽ có mức tốt nhất.
Chị Mai: Xin thư mời ở đâu cũng xin được thôi đúng không em? Thì ở bên mình có gì nổi trội
hơn không?
Linh: Thực ra xin thư giới thiệu thì bên nào cũng có thể xin được nhưng cách thức viết để xin
thư giới thiệu thì không phải giáo viên nào cũng biết. Đó mới là điều quan trọng. Đối với bên em
thì những giáo viên trường Chuyên họ có thể viết từ 10 đến 20 học sinh trong một lớp bởi vì ở
điều kiện trường Chuyên thì thường là sẽ đi du học. Giáo viên ở đó thường viết chung một
format cho học sinh nên không có điều gì nổi trội. Khi nhà trường đọc được thì cũng không ấn
tượng. Nhưng những bên em sẽ lọc theo tính cách từng học sinh để có phương hướng gửi form
cho giáo viên, uốn nắn cho từng học sinh để học sinh tốt hơn.
Chị Mai: Về form tài chính thì oke em nhé. Còn về thư giới thiệu, Linh nhấn vào cho chị là tùy
học sinh đến từ trường nào. Trường nào cũng có điểm yếu về thư giới thiệu. Nếu mà học sinh
đến từ trường Chuyên thì em lôi cái “tội” ra. Lôi cái “tội” là không chịu kí. Chị đọc trong trang
47, các em đọc thật kĩ cho chị nhé bởi vì nhiều khi phụ huynh rất hiểu về những cái này, người ta
chỉ đến check xem mình có biết nói không thôi. Một là cô giáo không chịu kí thư giới thiệu - đây
là vấn đề lớn nhất ở trường Chuyên, “Chỉ vì bản chất là các cô cũng sợ trách nhiệm ấy chị” -
Mình nói theo hướng đấy. Hai là các cô nộp nhầm. Thường một người có kinh nghiệm nhiều
năm mới tư vấn được cái này nhưng bây giờ chị train luôn để các em gặp là các em bắn.
Thứ nhất, các cô không chịu kí thư giới vì bản chất các cô sợ chịu trách nhiệm. Nếu mà em thấy
là môn này trong bảng điểm của cháu cao, điểm học môn này cao. Em muốn xin thư giới thiệu
của cô dạy hóa chẳng hạn, nhưng cô dạy hóa lại không chịu ký. Là bắt buộc em lại phải xin một
môn khác. Mọi người bổ sung cho chị phần này. Bây giờ một bộ hồ sơ trung bình phải viết ba
thư giới thiệu thì bọn em có thể phải viết đến 5, 7 thư để cô nào chịu ký thì đã có sẵn thư rồi. Có
những cô không biết tiếng Anh, ví dụ như cô dạy hóa, thì bọn em phải dịch sang tiếng Việt, bây
giờ bọn em cũng làm như thế cho con luôn.
Thứ hai là có những cô còn gửi nhầm. Bởi vì cháu học ở trường Ams, mà cô còn gửi nhầm học
sinh này với học sinh kia thì phải xử lý sao đây? Lúc đấy, như các bên khác thì tự xử lí, còn bọn
em sẽ tự chủ động giải quyết những khủng hoảng như thế cho con. Thậm chí có những năm mà
bọn em còn gặp những thầy mà thầy ấy vào trong tài khoản có 1 mục “Đồng ý giới thiệu cho học
sinh này không?”, thấy ấn nhầm vào “Không”. Tình huống khủng hoảng như thế thì bọn em sẽ
phải xử lí hết chứ không để con xử lí những cái đó. Trong khi ở trung tâm khác thì con sẽ phải
xử lý tất cả những cái đó. Em phải thể hiện rằng các em rất giỏi. Mình phải bám sát quá trình từ
hồ sơ là con họ sẽ phải làm những gì, v.v.
Về bài luận chính, ở trang 47, bắt đầu từ chỗ mà các em sẽ thấy là “Còn với phụ huynh có con
chủ động, điểm đã tốt sẵn thì tư vấn trao đổi là trung tâm sẽ cùng lên ý tưởng với con”. Các em
mở rộng ra là “cùng lên ý tưởng với con”. Bởi vì ở các bên khác thì con tự lên ý tưởng. Giống
như xây một cái nhà, khi các bạn ấy đã lên ý tưởng và các bạn đã viết ra rồi thì các bạn ấy sẽ
không muốn sửa đâu - Đây là chị nói về phần kĩ thuật. Ở một cái bài luận phần đắt giá nhất là
phần ý tưởng. Lên được ý tưởng của bài luận ngồi với nhau hai tiếng đồng hồ chưa chắc đã ra
được. Nên bọn em sẽ không để học sinh tự bơi mà bọn em sẽ hướng dẫn từng bước nghĩ cho con.
Câu ở phần dưới đấy. “Trung tâm sẽ hướng dẫn cho con phần quan trọng nhất là cái gì? Là tiêu
chí đánh giá bài luận của các trường ở bên Mỹ”. Đây là cái quan trọng nhất và cũng là cái mà
phụ huynh thấy con của họ thiếu nhất. Trang 47, đoạn ở cuối cùng. “Tiêu chí đánh giá bài luận
của các trường ở bên Mỹ”. Đây là phần của chị viết, khi mà tư vấn các em không thấy thích phần
của chị viết thì các em cứ hỏi chị là “Vậy thì em nên nhấn vào đâu? Những cái của chị viết, cái
nào là đắt giá nhất?”. Bài luận của con viết, người khác cũng viết, nhưng đối với các trường ở
bên Mỹ người ta đánh giá thế nào là một bài luận hay thì không thể tìm được trên mạng. Mình sẽ
hướng dẫn lại cho các con để làm sao cho cái các con viết ra nhưng phải nắn chỉnh theo tiêu chí
của các trường bên Mỹ, để cuối cùng con đạt được những suất học bổng cao. Chị viết trong trang
47: “để con điều chỉnh được bài luận theo đúng những gì ban tuyển sinh các trường muốn thấy”
Thứ ba, không phải bài luận nào cũng giống nhau, tiêu chí tuyển sinh của mỗi trường mỗi năm
cũng không giống nhau, câu cuối cùng của trang 47 chị viết “Có trường muốn tuyển học sinh
mạnh về hoạt động xã hội, có trường muốn học sinh có tố chất leader, hay năm nay trường tuyển
những học sinh có tính kiên trì thôi,... Tôi phải đạt được mục tiêu phù hợp với trường của tôi.Với
mỗi trường như thế này, bọn em có thể hướng cho con để con viết theo đúng dạng học sinh mà
năm đó trường cần thì đấy mới là bí quyết của bọn em để có thể đạt được học bổng cao nhất.
Mọi người nhấn vào những cái chỉ có bên em mới làm được thôi. Chị viết đúng là nó hơi lan
man phần này, tuy nhiên khi mà hỏi lại, chỉ có đề cập đến những cái nhấn, thì mọi người phải
chú ý vào.
Cuối cùng, câu đầu tiên của trang 48 có viết là “Việc chọn trường cho con thì IEE không ép buộc
mà hướng dẫn, cung cấp thông tin cho con để con có thể chọn được trường phù hợp nhất.”.
Ngoài ý này, các em bổ sung cho chị thêm ý nữa là “Tỷ lệ đỗ ED1 ở bên mình là như thế nào?”;
“Để trường mà con phù hợp nhưng con phải hơi với lên một tí. Chứ một trường an toàn, dở hơi
nào đấy, em nhét vào trong danh sách 20 trường này, xong em bắt con chị đi. Và cuối cùng em
cũng nói với chị là em hoàn thành hợp đồng rồi thì chị không chấp nhận chuyện đấy.”; “Em cũng
không chấp nhận chuyện đấy chị ạ. Nên ở đây em đề cao nhất là cháu có đỗ ED1 không? Còn
từng trường ở trong nhóm 20 trường thì chị phải là người ưng thì bọn em mới chốt. Chuyện chốt
trường ở bên em không dễ đâu.”. Khi em đưa danh sách cho chị rồi thì em sẽ đưa cho chị danh
sách như là timeline mà chị viết cho mọi người ở ngày thứ 2, mà lúc nào chọn trường, lúc nào
xin thư giới thiệu, lúc nào viết luận. “Thì chị có thể thấy, ở trong timeline mẫu của bọn em lên
thì từ lúc bọn em đưa cho chị danh sách trường đến lúc mà chị chốt trường cho bọn em là 2
tháng. Chị có danh sách đó chị có thể đi hỏi, đi nghiên cứu, chị đi làm cái A, cái B, cái C để chị
hiểu kĩ từng trường một trong danh sách 20 trường thì em mới làm danh sách mà chị ưng ý rồi.
Chứ bọn em không đưa cho chị danh sách hôm qua xong hôm nay em bảo chị chốt luôn. Ở bên
em không làm như vậy.
Hoặc nếu như mẹ hỏi về ED với EA, những trường nào mà với cho con thì em sẽ dồn hết lên đợt
ED với EA để mẹ không thấy phải bơi trong 20 trường mà ED là 1, EA là 5 trường chẳng hạn,
thì chị chỉ cần tìm hiểu kĩ thôi. Và khả năng của bọn em đỗ ED và EA hầu như là lên đến 100%.
ED là 80%, còn ED và EA là 100%. Chị chỉ cần tìm hiểu kĩ cho em khoảng độ 6, 7 trường thôi

You might also like