You are on page 1of 56

Ngân: Cho em hỏi chị một chút, bạn nhà mình tên là gì ạ?

Chị: Bạn nhà mình tên là Linh


Ngân: Dạ vâng bạn Linh. Bạn Linh năm nay học lớp mấy rồi ạ? Và theo chị đánh giá thì sức học
hiện tại của bạn ấy như thế nào ạ?
Chị: Bạn Linh nhà chị học lớp 10. Theo chị thấy thì sức học của bạn ấy cũng khá đấy, nhưng mà
cũng chưa thấy nổi trội ở một cái gì cả, nó cứ đều đều nhau thôi.
Ngân: Vâng, thế thì bản thân bạn ấy đã có thiên hướng về cái gì chưa?
Chị: Bạn ấy cũng tham gia một vài hoạt động ở trong trường, mới vào trường Ams thì cũng rất
tích cực tham gia, mới đây là làm truyền thông ở câu lạc bộ, cũng có vẻ hào hứng với công việc
đó thôi.
Ngân: Thế thì Linh nhà mình khá là năng động đấy chị ạ. Làm truyền thông khá là được. Thứ hai
đó là mình cảm thấy sức học của bạn ấy cũng khá là oke đúng không ạ? Chỉ là hiện tại cả bạn ấy
và chị đều chưa biết là mình sẽ học theo ngành gì. Thường thường, ra ngoài thì những ngành liên
quan đến tự nhiên sẽ dễ kiếm việc hơn, tuy nhiên là mình cũng không nhìn thẳng và dựa theo
tình hình chung để mình lựa chọn ngành nghề của mình được đúng không ạ. Ví dụ như bạn Linh
nhà mình thích truyền thông, như vậy thì mình không thể ép bạn ấy theo toán hay là hình học
khá là khô khan, nên là bản thân em cũng cần phải gặp bạn ấy một buổi để em có thể biết được
chính xác là bạn ấy muốn cái gì. Và khi mình đã nghiên cứu kỹ về tình trạng con của mình và
đồng thời mình cũng hiểu được bạn ấy đang muốn cái gì, mình sẽ định hướng được rõ ràng hơn
ngành mà bạn ấy sẽ theo học. Thực tế rằng cái ngành có tốt hay không là do bản thân mình có
thích cái ngành đó không. Nếu mà mình họp mình thích thì chắc chắn ra trường cơ hội việc làm
sẽ cao hơn là nếu như mình ép bạn ấy theo một cái ngành theo xu hướng của xã hội nhưng bản
thân bạn ấy lại không thích thì nó sẽ không thể nào phù hợp với bạn ấy được, bạn ấy sẽ không
thể nào giỏi lĩnh vực đó được.
Chị: Cái này thì chị góp ý một chút nhé. Ngân nói về con của chị, đừng nói về xã hội. Tức là lý
thuyết chung thì là như thế, nhưng mà thường khách chỉ muốn nghe ở cái góc độ của người ta
thôi. Bây giờ Ngân liệt kê cụ thể cho chị, em sẽ làm những cái gì để giúp cho con chị tìm được
ngành phù hợp. Ví dụ như cháu học trường Ams lớp 10, em hỏi luôn cho chị: “Em ấy vào
chuyên gì?”. Cái thông tin của em phải đầy đủ hơn một chút. Chứ nếu chị chỉ nói là các câu lạc
bộ, hoạt động truyền thông các thứ thì dường như chưa đủ cơ sở để em kết luận được. Cháu tham
gia ban truyền thông không có nghĩa là cháu nó năng động, nhỡ đâu chị là một phụ huynh đang
rất lo cho cái tính ù lì của con gái chị. Khi em đưa ra kết luận như thế thì khá rủi ro về phía của
em. Ví dụ hỏi là “Cháu học chuyên gì? Cháu có thích theo học môn đó từ đầu cho đến giờ
không?”.
Thứ hai, khi mình chưa gặp được bạn ấy và mẹ của bạn ấy cũng không muốn rườm rà và
cồng kềnh thế. Chị đang muốn em giải quyết với chị đi, xong xuôi thì chị đưa con chị đến. Nếu
mình thêm một bước cồng kềnh cho mình là em phải gặp con chị, thì cuộc điện thoại của mình sẽ
hơi bị ỉu dần đi. Thế thì, trong trường hợp này, em có thể nói rằng là “Chị ơi chị, bên trung tâm
của em nổi tiếng về việc tìm được ngành phù hợp cho các bạn”. Từng bước của em làm sẽ như
thế này. “Bạn ấy có hai năm nữa cơ mà. Sau khi chị em mình làm việc với nhau xong, thứ nhất là
em sẽ gọi con đến. Sau đó chúng em có một bảng 20 câu hỏi để phỏng vấn học sinh và biết được
học sinh này mạnh ở mảng gì. Lúc đó em sẽ kết luận xem đó có phải là cái mà chị hiểu về con
không”. Chơi thách thức luôn.
Tiếp theo nữa, “Còn hai năm thì học sinh Việt Nam thiếu nhất là sự tìm hiểu, cho nên em
đã có một bộ các video, những cái networking của em cho con trải nghiệm để tìm hiểu thêm
ngành gì, hoặc một ngày của người làm nghề đó sẽ diễn ra như thế nào để con xem là con có
thấy phù hợp không. Thậm chí em còn có thể cho học sinh của em đi trong Network của bọn em,
thử xem một người làm trong nghề đấy thế nào trong cuộc sống thực tế ở ngoài này. Và thường
hè là em hay lôi đi chị ạ.” Em hiểu không? Em làm cái A, cái B này với cả con chị này. Từ việc
làm cái A cái B có thể tưởng tượng ra kết quả của mình chuẩn xác ra sao. “Còn cái tiêu chí của
em khi mà em hướng cho các bạn thì bao giờ cũng phải là hai thứ. Thứ nhất là bạn mạnh nhất về
cái gì, hay là xã hội có cần cái của bạn mạnh không? Còn thường là em sẽ không chọn nhu cầu
việc làm ở cái ngành nghề đó cao. Cao nhưng nó không phù hợp với con mình thì cũng chẳng có
ý nghĩa gì hết.” Tại vì chị biết và em cũng biết với nhau là nếu mà học tự nhiên như khoa học
máy tính, khoa học dữ liệu ra thì sang bên Mỹ sẽ dễ xin việc hơn. “Nhưng con chị lại không
thích ngành đấy em ạ, nó chỉ mạnh về xã hội thôi. Nó thích về truyền thông, thích về giao tiếp.
Chứ bây giờ ngồi bảo ôm máy tính nó không thích.” Lúc đấy mình giải thích cho mẹ rằng cái
công việc mà bạn ấy phù hợp, mình còn phải xem xem cái yếu tố của bạn. Và cái mà con thích là
thông tin mà mình còn hạn chế. “Những cái mà con thích, kể cả về mặt xã hội thì cũng có rất là
nhiều ngành chị ạ con. Chẳng qua là mình chưa có được thông tin, chưa tìm hiểu hết. Thực ra
mỗi một năm trôi qua, xuất hiện những loại công việc mà bố mẹ bên này chưa biết được là công
việc gì. Đó là tất cả những thứ mà em sẽ cùng làm cùng với con.” Thứ nhất là cho người ta có
cảm giác rằng mình có dữ liệu thông tin rất rộng và rất sâu để khi thả con vào là con có rất nhiều
dữ liệu để có thể tìm hiểu được. Thứ hai là tư tưởng của mình khi mà mình làm việc với con là
gì?. Cho mẹ nghe cách làm của mình để mẹ yên tâm. Giống như chị hồi trước đi học một lớp
Sale bán mỹ phẩm. Mỹ phẩm không thể biết được cái gì là như thế nào. Những người bán hàng
bảo rằng một loại serum gì đó làm lạnh đột ngột ở -200 độ C, trong môi trường chân không, tinh
chất mỗi năm ở trái đất chỉ sản xuất được 1 kg, chiết xuất từ loại nấm này thôi. Tức là người ta
miêu tả quy trình làm rất hoành tráng. Khi biết được quy trình làm hoành tráng người ta sẽ tưởng
tượng được kết quả cuối cùng là như thế nào. Vậy nên Ngân cho chị biết là em sẽ làm gì với cả
con của mẹ nhé.
Ngân: Vâng ạ
Chị: Và khi mà em nói thì em sẽ nói theo cách trò chuyện, tránh nói theo kiểu thuyết trình,
thuyết minh lại một cái gì đấy. “Đây nhá, chị Mai nhá, cách làm của em là như thế này nhá”.
Dùng tên riêng của người ta nhiều vào. Con người mà, cái âm thanh hay nhất trên cuộc đời này
đó chính là cái tên riêng của họ. Dùng cái đấy nhiều vào. Chị hỏi tiếp Bích nhá, thế IELTS với
TOEFL thì khác gì nhau?
Bích: IELTS với TOEFL đều là chứng chỉ để công nhận khả năng ngôn ngữ của học sinh trên
toàn thế giới. IELTS phổ biến hơn và bài thi này gồm có 4 kỹ năng. Kỹ năng nghe nói sẽ được
phỏng vấn trực tiếp với giám thị, bài thi viết mình sẽ viết tay. Còn TOEFL thì thi trên máy nên
sự phổ biến và sự tin tưởng của phụ huynh cũng không cao nên ít các bạn lựa chọn bài thi này.
Và nhất IELTS là chứng chỉ được chấp nhận hầu hết ở các trường đại học lớn, ở những nước mà
sử dụng tiếng Anh.
Chị Mai: Em nghĩ động cơ câu hỏi của chị là gì?
Bích: Động cơ câu hỏi của chị để biết mình có nắm được tất cả các chứng chỉ quốc tế không. Ra
đối với câu hỏi này mình phải nhìn vào biểu cảm của người hỏi để xem là người ta có thực sự
hiểu hay không. Vì em cũng gặp nhiều bố mẹ, bố mẹ thực ra cũng biết những chứng chỉ đó rồi và
thậm chí con họ cũng thi IELTS rồi. Thực tế em cũng đã gặp trường hợp như vậy rồi, con họ thi
IELTS rồi nhưng họ thấy trên mạng có nhiều chứng chỉ tiếng Anh khác. Có những người hỏi thì
họ nắm được rồi, cũng có những người hỏi là họ chỉ hỏi cho có câu hỏi thôi.
Chị: Em muốn câu trả lời của em đạt được những mục đích gì đối với khách?
Bích: Trước đây em chưa tìm hiểu gì về chứng chỉ TOEFL cả…
Chị: Muốn hỏi rằng em muốn người ta biết gì về em sau khi mà em trả lời họ? Em muốn đạt
được mục đích gì đối với khách sau khi em trả lời họ? Bây giờ cô Bích tư vấn cho tôi và cậu
Linh tư vấn cho tôi khác nhau ở đâu? Em muốn người ta nhớ gì về em Người ta chỉ thích nghe
em tư vấn thôi chứ không phải là người khác?
Bích: Em muốn mình sẽ tư vấn cho người ta đúng cái mục đích của người ta đó là du học nước
nào thì cần chứng chỉ nào hơn, chứng chỉ nào có giá trị hơn.
Chị: Phải hiểu rõ động cơ người ta hỏi em là gì. Và em phải đạt được hai mục đích trong câu trả
lời của em. Một là em phải trả lời được đúng, hai là em phải làm cho người ta thích em, người ta
phục. “Đúng” - là cái người ta có thể dùng ngay được cho con người ta. Và thứ hai là người ta
phải phục em. Nếu mà chị nghe em nó như thế này thì thứ nhất là chị mơ hồ và thứ hai là chị
không biết cuối cùng chị sẽ quyết gì cho con của chị. Và em đừng trả lời vào ngay câu hỏi. Ví dụ
chị vừa hỏi Ngân “Học ngành nào?”, nó hỏi ngược lại chị mà. Vậy thì em đừng nhảy vào ngay
câu trả lời, em hỏi ngược lại người ta đã, chứ đâu phải cứ hỏi là mình phải trả lời đâu? Bây giờ
mình thử hỏi: “ Anh ơi anh, thế anh có ý định gì cho con hả anh? Bây giờ con lớp 10, con đã
từng học IELTS hay TOEFL chưa hả anh?”. Trong câu trả lời của em: “Anh ơi anh, nếu như con
đã học TOEFL rồi thì nên học TOEFL tiếp anh nhớ, bởi vì TOEFL tiện như thế này khi mà anh
apply du học Mỹ”; Còn nếu con Anh học IELTS: “À con anh học IELTS thì cứ học IELTS tiếp
bởi vì IELTS với TOEFL nó chỉ là một thôi”. Em trả lời chung chung thôi, em không cần phải đi
quá chi tiết là phần nói, phần viết ABC, người ta không cần biết những cái đó. Đó là việc của cô,
không phải việc của tôi. Cô nhận con tôi vào đây thì nói, viết hay trồng cây chuối cũng là việc
của cô. Tác dụng của 2 bài thi chỉ là một thôi. “Còn nếu như con anh học IELTS rồi thì cứ học
IELTS tiếp cho em, không cần phải đổi sang một format mới đâu anh ạ. Bởi vì format mới mất
công con sẽ phải luyện lại”.
Còn một số bố mẹ hiểu biết thì người ta sẽ bảo là “Ôi anh thấy TOEFL người ta bảo là tiện gửi
điểm hơn so với cả bài thi IELTS. Như là chị đã nói với các em rồi: “Anh ơi anh, cái đấy không
quan trọng đâu anh ạ. Gửi khó hơn, đã có bọn em ở đây. Bọn em giúp cho anh phần gửi khó. Bây
giờ quan trọng nhất là làm thế nào để con vẫn giữ được cái format con đã quen rồi, để con có thể
đạt được điểm cao nhất là cái mà em quan tâm thôi. Còn những phần lằng nhằng phức tạp thì ở
đây bọn em sẽ xử lí hết cho các con rồi.”
Sang cậu Linh này tư vấn nói rằng “ Thôi hai bài thi này có tác dụng khác nhau, cháu muốn học
bài thi nào thì học”. Thế thì phụ huynh chán cậu Linh rồi, bởi vì cậu Linh không hiểu tính cách
con của tôi. Cậu Linh trả lời thế này thì tôi hỏi để cho có thôi, chứ giờ con tôi chuyển sang
format mới là nó không chịu đâu. Khi này người ta sẽ thích Bích hơn bởi vì Bích hiểu con của
người ta hơn. Em hiểu ý chị nói không? Không nhảy vào câu trả lời ngay khi mình chưa có đủ
thông tin của khách. Trong khi em trả lời về IELTS thì em lồng bài SAT vào để khoe ra là em
biết cả 2 bài, không cần giải thích kĩ về 2 bài đấy.
Chị hỏi Linh nhá: Em cho chị hỏi thẳng là ở bên mình cũng apply Mỹ, chị đi một số bên khác
cũng apply Mỹ, bên mình có gì hơn hả em?
Linh: Bên em nổi trội hơn về một số mặt. Đầu tiên là bên em sẽ tư vấn rất thật về việc lựa chọn
tương lai, ngành học, trường học cho con.
Chị: “Thật” là như thế nào hả em?
Linh: “Thật” là chính xác về tính cách cũng như khả năng của cháu nhà mình. Bên em cũng sẽ
bám sát tình hình học tập của cháu. Thứ hai là bọn em có thể hỗ trợ làm sao để giảm chi phí cho
chị một cách tối đa nhất có thể. Vì nhiều trung tâm có thể dùng form tài chính cho tất cả các
trường. Với bên em, bọn em sẽ làm rất tỉ mỉ, những trường nào có form riêng thì bọn em sẽ khai
riêng để có chi phí tối ưu nhất. Thứ ba là bên em có một đội Academy, hỗ trợ các bạn làm luận,
để làm sao khi trường đọc được sẽ nhận thấy tính cạnh tranh, sẽ hỗ trợ để tỉ lệ các bạn vào được
những trường mong muốn là cao nhất.
Chị: Thế viết như thế nào để bài cạnh tranh được?
Linh: Bước đầu tiên, nếu các bạn thực sự muốn tự viết, bọn em cho một khung sườn để các bạn
học theo, tự viết rồi bọn em sẽ chỉnh sửa lại sao cho tối ưu nhất. Nếu các bạn và gia đình đều phó
mặc cho bọn em thì bọn em sẽ làm từ A đến Z. Còn một vấn đề nữa, bên em có thể xử lý những
trường hợp phát sinh như là xin thư mời thư hướng dẫn của giáo viên, hoặc là xử lý về những
hoạt động xã hội build cho con từ mức sơ khai đến trước khi một con apply sẽ có mức tốt nhất.
Chị Mai: Xin thư mời ở đâu cũng xin được thôi đúng không em? Thì ở bên mình có gì nổi trội
hơn không?
Linh: Thực ra xin thư giới thiệu thì bên nào cũng có thể xin được nhưng cách thức viết để xin
thư giới thiệu thì không phải giáo viên nào cũng biết. Đó mới là điều quan trọng. Đối với bên em
thì những giáo viên trường Chuyên họ có thể viết từ 10 đến 20 học sinh trong một lớp bởi vì ở
điều kiện trường Chuyên thì thường là sẽ đi du học. Giáo viên ở đó thường viết chung một
format cho học sinh nên không có điều gì nổi trội. Khi nhà trường đọc được thì cũng không ấn
tượng. Nhưng những bên em sẽ lọc theo tính cách từng học sinh để có phương hướng gửi form
cho giáo viên, uốn nắn cho từng học sinh để học sinh tốt hơn.
Chị: Về form tài chính thì oke em nhé. Còn về thư giới thiệu, Linh nhấn vào cho chị là tùy học
sinh đến từ trường nào. Trường nào cũng có điểm yếu về thư giới thiệu. Nếu mà học sinh đến từ
trường Chuyên thì em lôi cái “tội” ra. Lôi cái “tội” là không chịu kí. Chị đọc trong trang 47, các
em đọc thật kĩ cho chị nhé bởi vì nhiều khi phụ huynh rất hiểu về những cái này, người ta chỉ đến
check xem mình có biết nói không thôi. Một là cô giáo không chịu kí thư giới thiệu - đây là vấn
đề lớn nhất ở trường Chuyên, “Chỉ vì bản chất là các cô cũng sợ trách nhiệm ấy chị” - Mình nói
theo hướng đấy. Hai là các cô nộp nhầm. Thường một người có kinh nghiệm nhiều năm mới tư
vấn được cái này nhưng bây giờ chị train luôn để các em gặp là các em bắn.
Thứ nhất, các cô không chịu kí thư giới vì bản chất các cô sợ chịu trách nhiệm. Nếu mà em thấy
là môn này trong bảng điểm của cháu cao, điểm học môn này cao. Em muốn xin thư giới thiệu
của cô dạy hóa chẳng hạn, nhưng cô dạy hóa lại không chịu ký. Là bắt buộc em lại phải xin một
môn khác. Mọi người bổ sung cho chị phần này. Bây giờ một bộ hồ sơ trung bình phải viết ba
thư giới thiệu thì bọn em có thể phải viết đến 5, 7 thư để cô nào chịu ký thì đã có sẵn thư rồi. Có
những cô không biết tiếng Anh, ví dụ như cô dạy hóa, thì bọn em phải dịch sang tiếng Việt, bây
giờ bọn em cũng làm như thế cho con luôn.
Thứ hai là có những cô còn gửi nhầm. Bởi vì cháu học ở trường Ams, mà cô còn gửi nhầm học
sinh này với học sinh kia thì phải xử lý sao đây? Lúc đấy, như các bên khác thì tự xử lí, còn bọn
em sẽ tự chủ động giải quyết những khủng hoảng như thế cho con. Thậm chí có những năm mà
bọn em còn gặp những thầy mà thầy ấy vào trong tài khoản có 1 mục “Đồng ý giới thiệu cho học
sinh này không?”, thấy ấn nhầm vào “Không”. Tình huống khủng hoảng như thế thì bọn em sẽ
phải xử lí hết chứ không để con xử lí những cái đó. Trong khi ở trung tâm khác thì con sẽ phải
xử lý tất cả những cái đó. Em phải thể hiện rằng các em rất giỏi. Mình phải bám sát quá trình từ
hồ sơ là con họ sẽ phải làm những gì, v.v.
Về bài luận chính, ở trang 47, bắt đầu từ chỗ mà các em sẽ thấy là “Còn với phụ huynh có con
chủ động, điểm đã tốt sẵn thì tư vấn trao đổi là trung tâm sẽ cùng lên ý tưởng với con”. Các em
mở rộng ra là “cùng lên ý tưởng với con”. Bởi vì ở các bên khác thì con tự lên ý tưởng. Giống
như xây một cái nhà, khi các bạn ấy đã lên ý tưởng và các bạn đã viết ra rồi thì các bạn ấy sẽ
không muốn sửa đâu - Đây là chị nói về phần kĩ thuật. Ở một cái bài luận phần đắt giá nhất là
phần ý tưởng. Lên được ý tưởng của bài luận ngồi với nhau hai tiếng đồng hồ chưa chắc đã ra
được. Nên bọn em sẽ không để học sinh tự bơi mà bọn em sẽ hướng dẫn từng bước nghĩ cho con.
Câu ở phần dưới đấy. “Trung tâm sẽ hướng dẫn cho con phần quan trọng nhất là cái gì? Là tiêu
chí đánh giá bài luận của các trường ở bên Mỹ”. Đây là cái quan trọng nhất và cũng là cái mà
phụ huynh thấy con của họ thiếu nhất. Trang 47, đoạn ở cuối cùng. “Tiêu chí đánh giá bài luận
của các trường ở bên Mỹ”. Đây là phần của chị viết, khi mà tư vấn các em không thấy thích phần
của chị viết thì các em cứ hỏi chị là “Vậy thì em nên nhấn vào đâu? Những cái của chị viết, cái
nào là đắt giá nhất?”. Bài luận của con viết, người khác cũng viết, nhưng đối với các trường ở
bên Mỹ người ta đánh giá thế nào là một bài luận hay thì không thể tìm được trên mạng. Mình sẽ
hướng dẫn lại cho các con để làm sao cho cái các con viết ra nhưng phải nắn chỉnh theo tiêu chí
của các trường bên Mỹ, để cuối cùng con đạt được những suất học bổng cao. Chị viết trong trang
47: “để con điều chỉnh được bài luận theo đúng những gì ban tuyển sinh các trường muốn thấy”
Thứ ba, không phải bài luận nào cũng giống nhau, tiêu chí tuyển sinh của mỗi trường mỗi năm
cũng không giống nhau, câu cuối cùng của trang 47 chị viết “Có trường muốn tuyển học sinh
mạnh về hoạt động xã hội, có trường muốn học sinh có tố chất leader, hay năm nay trường tuyển
những học sinh có tính kiên trì thôi,... Tôi phải đạt được mục tiêu phù hợp với trường của tôi.Với
mỗi trường như thế này, bọn em có thể hướng cho con để con viết theo đúng dạng học sinh mà
năm đó trường cần thì đấy mới là bí quyết của bọn em để có thể đạt được học bổng cao nhất.
Mọi người nhấn vào những cái chỉ có bên em mới làm được thôi. Chị viết đúng là nó hơi lan
man phần này, tuy nhiên khi mà hỏi lại, chỉ có đề cập đến những cái nhấn, thì mọi người phải
chú ý vào.
Cuối cùng, câu đầu tiên của trang 48 có viết là “Việc chọn trường cho con thì IEE không ép buộc
mà hướng dẫn, cung cấp thông tin cho con để con có thể chọn được trường phù hợp nhất.”.
Ngoài ý này, các em bổ sung cho chị thêm ý nữa là “Tỷ lệ đỗ ED1 ở bên mình là như thế nào?”;
“Để trường mà con phù hợp nhưng con phải hơi với lên một tí. Chứ một trường an toàn, dở hơi
nào đấy, em nhét vào trong danh sách 20 trường này, xong em bắt con chị đi. Và cuối cùng em
cũng nói với chị là em hoàn thành hợp đồng rồi thì chị không chấp nhận chuyện đấy.”; “Em cũng
không chấp nhận chuyện đấy chị ạ. Nên ở đây em đề cao nhất là cháu có đỗ ED1 không? Còn
từng trường ở trong nhóm 20 trường thì chị phải là người ưng thì bọn em mới chốt. Chuyện chốt
trường ở bên em không dễ đâu.”. Khi em đưa danh sách cho chị rồi thì em sẽ đưa cho chị danh
sách như là timeline mà chị viết cho mọi người ở ngày thứ 2, mà lúc nào chọn trường, lúc nào
xin thư giới thiệu, lúc nào viết luận. “Thì chị có thể thấy, ở trong timeline mẫu của bọn em lên
thì từ lúc bọn em đưa cho chị danh sách trường đến lúc mà chị chốt trường cho bọn em là 2
tháng. Chị có danh sách đó chị có thể đi hỏi, đi nghiên cứu, chị đi làm cái A, cái B, cái C để chị
hiểu kĩ từng trường một trong danh sách 20 trường thì em mới làm danh sách mà chị ưng ý rồi.
Chứ bọn em không đưa cho chị danh sách hôm qua xong hôm nay em bảo chị chốt luôn. Ở bên
em không làm như vậy.
Hoặc nếu như mẹ hỏi về ED với EA, những trường nào mà với cho con thì em sẽ dồn hết lên đợt
ED với EA để mẹ không thấy phải bơi trong 20 trường mà ED là 1, EA là 5 trường chẳng hạn,
thì chị chỉ cần tìm hiểu kĩ thôi. Và khả năng của bọn em đỗ ED và EA hầu như là lên đến 100%.
ED là 80%, còn ED và EA là 100%. Chị chỉ cần tìm hiểu kĩ cho em khoảng độ 6, 7 trường thôi.
Chị: Mọi người hỏi anh Linh chưa? Với cả anh Linh, ngoài Đơn thì 3 người đều ngồi buổi chiều
rồi nên là những gì có thể ôm lại cả buổi chiều của chị vừa nói thì mọi người cũng tua lại được.
Bích: Em chào anh ạ, anh ơi cho em hỏi là, con em năm nay gửi vào đại học rồi. Đáng lẽ ra là
em cho cháu đi từ năm ngoái, nhưng lúc đấy em cũng đầu tư một số, nên chưa gom được tiền.
Em định là một năm sau mới cho đi, như thế có bị muộn không và có xin được học bổng không
ạ?
Linh: Xin được nói với em, thứ nhất, du học không bao giờ là muộn với mọi người cả, em có thể
du học vào bất kì thời điểm nào, tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của con, và điều kiện kinh
tế của gia đình mình. Nếu hiện tại gia đình mình thực sự chưa đủ điều kiện kinh tế, anh khuyên
là mình nên tạm dừng lại và khi mình đủ sẵn sàng thì mình sẽ tiếp tục bởi vì học ở đây là học 4
năm, rất nhiều điều xảy ra. Khi gia đình mình đủ điều kiện kinh tế và con mình cũng đủ điều
kiện về kiến thức, cả về kỹ năng sống, trưởng thành hơn thì mình sẽ tiếp tục làm hồ sơ. Bên anh
làm du học thì có thể hỗ trợ cho các bạn ấy bắt đầu từ cấp 3 nhưng nếu với các bạn gấp gáp quá
thì bên anh có thể tăng cường độ lên, bồi dưỡng cho các bạn ấy một mức nhanh nhất, sớm nhất
để các bạn ấy ra có thể đủ điều kiện xin được.
Bích: Về học bổng thì sao ạ? Bên mình cũng hỗ trợ xin học bổng đúng không ạ?
Linh: Đúng rồi, bên anh có hỗ trợ xin học bổng nhưng mức học bổng sẽ dựa theo điểm số mà
bạn ấy đạt được và sẽ cố gắng, nỗ lực hết sức để xin được mức tối đa. Cái này bên anh hỗ trợ cho
bạn được, những trường top 100.
Đơn: Thế bây giờ con em chẳng hạn, con em có đủ hết rồi, IELTS tầm 7.0, SAT cũng thi rồi, đạt
khoảng tầm 1350 nhưng mà em thì kinh tế cũng hơi ep hẹp, chỉ có tầm 15.000$ đến 20.000$
thôi. Không biết là anh có trường nào phù hợp cho em không?
Linh: Trước tiên là chúc mừng gia đình nhà mình đã vì không phải là gia đình nào cũng có học
sinh xuất sắc như thế. Thứ hai, ở Việt Nam cũng như ở Mỹ, không có thứ gì tốt mà giá thấp cả,
tất cả mọi thứ đều có cái giá của nó. Nếu điều kiện tài chính Nhà điều kiện tài chính nhà mình
chỉ trong mức 15.000$, thì mình chỉ xin được vào những trường ở mức trung bình thấp thôi. Gia
đình mình thật sự muốn đầu tư cho con đi du học thì anh khuyên là có thể chờ thêm một thời
gian nữa hoặc cố gắng làm sao mà có thể nâng mức học phí của mình lên, để mình vào được một
trường tốt và sau này mình sẽ không hối hận khi đã đầu tư vào. Vì mình chỉ đầu tư một lần thôi
nếu đầu tư vào trường không tốt thì sau này mình muốn đổi trường hay mình cảm thấy không
phù hợp, mình lại tốn thêm một lần chi phí nữa.
Đơn: Bạn nhà em đam mê lắm rồi, mỗi tội kinh tế em không có.
Chị: Chị hỏi Đơn một chút nhá câu hỏi này của Đơn là trong môi trường nào? Qua điện thoại
hay là gặp trực tiếp?
Đơn: Có thể gặp trực tiếp hoặc cũng có thể qua điện thoại, ý em chỉ hỏi để bảo là mình rất là
mong muốn đi du học rồi, có điều kiện để đi rồi, bạn ấy cũng học rất tốt rồi, mỗi tội là kinh tế gia
đình hơi ít nên muốn chọn trường nào phù hợp với kinh tế gia đình một chút.
Chị: Chị góp ý một chút về cái này nhé. Bởi vì môi trường đặt câu hỏi cũng sẽ quyết định rất lớn
đến cách người trả lời. Ví dụ như là người ta hỏi mình qua điện thoại, thì như chị vừa nói, qua
điện thoại là cái chán đời nhất, không nhìn thấy nhau không đẩy cảm xúc của nhau lên được.
Cho nên lúc này chị không nhìn thấy em, không biết là em nói thật đến mức độ nào. Chị chưa có
chị em bạn bè gì với cả em cả, cho nên nếu trong tình huống này, nếu mà chị xử lý thì chị sẽ nói
là:
“Có rất là nhiều cách để xoay chị ạ. Chị em mình gặp nhau đi”.
Có nghĩa là mình sẽ cố gắng hết sức. Không có một hợp đồng du học nào, chưa có một cái nào
và sẽ không có một cái nào nói chuyện qua điện thoại cả. Mẹ ở trong Đà Nẵng thì cũng là con
chần chừ như thế rồi, chứ không thì rất là khó có một hợp đồng du học qua điện thoại. Cái Ly Ly
thậm chí còn bảo chị là: “Chị Ly ơi, chơi đặt vé máy bay cho khách không chị?”. Nếu mà chị
trích được 10% cho quỹ Sale mà cái vốn này từ marketing về, chị đầu tư 5 triệu cho em, em thuê
cả nhà nghỉ cho bố ấy. Nghĩa là người ta cố gắng hết sức để có được một buổi gặp offline ngồi
với nhau.
Nếu như trường hợp của Đơn mà Đơn hỏi chị câu này qua điện thoại thì chị sẽ bảo là “Sẽ có
nhiều cách xoay chị ạ. Chị em mình gặp nhau đi.”.Và phải dồn, mai mình sẽ học đến cái này,
dồn cụ thể, “Chị ơi chị, chị có gặp được em không?” - không hỏi câu đấy, “Chị ơi thế tuần này
chị rỗi thứ 3 hay thứ 5 hả chị? 9 giờ hay 10 giờ hả chị”. Phải thể hiện là em muốn gặp chị lắm
rồi. Các em dồn luôn ra được cuộc hẹn, kết thúc cuộc gọi thì sản phẩm bao giờ cũng phải là ra
được cuộc hẹn. Mà không phải là “Chị có gặp được em không”, thì sẽ có một option là “Không”.
“Thứ mấy hả chị? Thứ năm. Thứ năm mấy giờ hả chị? 9 giờ hả chị. Oke thế em chốt thứ 5, 9 giờ
sáng nhé chị”, “À oke”, dập máy thế là yên tâm. Đấy là cái thứ nhất, sau rồi đến lúc gặp, Linh
mới nói những cái của Linh. Phải có không gian với nhau mà, chứ nói câu kia thì khách chỉ “Ờ,
ờ” rồi dập máy.
Linh: Nhưng mà thực sự ở trong cái list của mình có cái trường nào có mức học phí thấp như thế
không?
Chị: Có em ạ. Nhưng những trường đấy, về bản chất là bản thân nó thấp, chứ không phải mình
xin được tiền cho họ. Mai mình sẽ học về cái này. Lúc em gặp thì em phải xem xem là thực sự
mẹ ý có nhu cầu cho con đi ở mức độ như thế không? Trước khi mình nói ra một phương án nào,
mình phải tìm hiểu đến từng ngóc ngách, khe kẽ của người ta rồi. “Con học lớp mấy hả chị”,
“Thế nhà chị ở đâu?”, “Chị công tác bên nào ạ?”, hỏi thăm sức khỏe, v.v, nhưng mà qua đấy em
biết được số tiền 17.000$ của chị là thật hay giả. Giống như ý của em thì ở đây nó sẽ chia ra
thành hai tình huống. Tình huống thứ nhất là mẹ thực sự khó, thì mình không làm được đâu. Ở
đây cái khó nhất là có nhu cầu là một, có tiền là hai, kiểu gì mình cũng đáp ứng được. Nếu thực
sự người ta đã không có tiền thì mình chịu. Giống như bố của Việt Dũng hôm nay mình ký. Bố
ấy bảo “Ly ơi Ly, Anh đi du học của 200 triệu thôi”, chị bảo “Có anh ạ, để em tìm trường cho
anh”, nhưng mà với một bố như thế, bố có chịu đi trường đó không? Nhưng mình cứ gửi, không
dồn hợp đồng với anh, nhưng từ đấy bố ấy thấy quý mình thì bố ấy lại bảo “Thôi thế thì để anh
vay”. Đấy, nếu mà mẹ ấy khó thật thì thôi. Còn nếu mẹ đến từ trường Ams, Vụ phó vụ gì đó, thì
mình sẽ biết, mình nói “Chị ơi chị, thế bây giờ là như thế này, mình cố lên một tí để tốt cho con
chị ạ”
Em: Mình phải đưa ra những trường có sự ưu việt để tư vấn.
Chị: Đúng rồi. Những trường này cũng có, nhưng nó bị như thế kia kìa. Tính cách của thằng cu
nhà mình, nó mà ở những chỗ như thế, nó sẽ là như thế kia kìa. Mình lôi thằng con vào, mình hỏi
“Chị ơi chị, con đang học trường nào? Tính con thế nào? Chị có lo lắng gì về con không?”. Lúc
mình là bạn bè với nhau mình hỏi kỹ người ấy đi, chứ mình không được nói phương án của mình
ra. “Chị ơi chị, em có một số danh sách các trường, để em tặng chị. Em có một số trường ở châu
Âu, em có một số trường ở Hungary, em có một số trường ở Hà Lan phù hợp với chị. Em gửi
tặng chị một số trường này, chị xem xét giúp em”. Người ta không đi theo mình nhưng người ta
mang bạn bè đến cho mình. Thứ hai là câu hỏi của Bích, là đi du học muộn hơn bình thường một
năm mà em lại không có đủ tiền nữa à?
Bích: Đi chậm một năm thì có xin được học bổng không và có ảnh hưởng gì đến kết quả apply
của mình không?
Chị: Nếu trong trường hợp đấy thì hỏi cụ thể luôn cho chị, Sale bao giờ cũng có tính sẵn sàng
chiến đấu. Đấy cũng là cái mà khách người ta rất là cần. Con chịu khó, em sẵn sàng chiến đấu
đây. Nếu như muộn một năm mà em lại hỏi xin học bổng, thì em hỏi luôn “Chị chi được bao
nhiêu tiền một năm hả chị?”, “Chị ơi, muộn thế này rồi, gấp quá. Chị cho em hỏi luôn để em ra
phương án cho chị nhé.”, khách nghĩ là “À có người bạn đồng hành rồi”. Mình phải biết cách
bốc cảm xúc của mẹ lên, “Chị ơi chị chia được bao nhiêu tiền một năm hả chị?”, ví dụ khách trả
lời “Chị chi được 25.000$ một năm thôi”. Hoặc em hỏi xoáy vào luôn là “Tại sao năm ngoái lại
bị chậm hả chị?”. À nó không thi được SAT, nó apply trường quá cao nên bị fail, nay nó định
vào trường nọ, trường kia, v.v. Lúc đấy thì mẹ sẽ nói cho em.
Linh: Lúc nãy mẹ còn nói là năm ngoái không có điều kiện kinh tế, không có tiền. Năm nay có
thể trong đầu mẹ đã định hình được trường này, trường này nó phải tầm bao nhiêu tiền rồi, nghĩ
là đủ tiền rồi có thể họ mới đi.
Chị: Thế thì chị sẽ hỏi là “Thế nào năm ngoái cũng fail bởi vì một cái gì đấy”. Mà thường học
sinh sẽ fail vì apply vào trường quá cao so với sức của nó. Chị hay gọi là ảo tưởng sức mạnh. Đó
thế thì chị sẽ hỏi: “Năm ngoái là fail trường nào hả chị? Tại sao lại fail hả chị? Năm nay chị đã
nhắm trường nào chưa? Chị đóng được bao nhiêu tiền cho trường đấy hả chị? Cho em hỏi thêm
IELTS, TOEFL, GPA của cháu với? Cháu học trường nào hả chị? Em hỏi hết bởi vì chị cũng
vội, em cũng vội với cả chị luôn”. Đẩy cảm xúc của mẹ lên, sau đấy mẹ sẽ tuôn ra một tràng
xong rồi Linh gom những cái đó thì Linh ra là oke cái này em làm được, cái này em không làm
được, v.v. Nhưng mà trong trường hợp này lại có một cái khó nữa, đó là sau khi mà Bích nói, chị
thấy là bị tiếc tiền quá cơ. Mẹ chi được nhưng không chi đến mức cái trường đấy cần. Chứ
không phải là mẹ chi được rồi mẹ lại còn trả tiền cho em thì nó thừa à? Thường ví dụ như vào
trường Stanford, chị tưởng 1.500 SAT và 8.0 IELTS của chị là to, chị chi được 30.000$ một
năm. Nhưng Stanford 70.000$ một năm mà còn trượt rất nhiều, lúc đấy mới căm. Và Linh có
apply được cho chị như thế với 30.000$ không? Bởi vì các mẹ đi tìm hiểu mà, các mẹ biết mặt
bằng giá hết rồi. Lúc đấy mình biết là không được rồi nhưng nếu mình bảo là “Không được đâu
chị ạ” thì lại giống như chị với cả cái mẹ Đà Nẵng, rất là phật ý. Cho nên lúc này mình phải xoay
sang “Bản chất không phải vào được trường nào, mà bản chất là trường có phù hợp với con
không?”, ví dụ gặp trực tiếp: “Chị ơi chị, thế chị cho em hỏi chị thêm là cháu học ngành gì hả
chị?”, ví dụ khách trả lời” Cháu học kĩ sư hóa.”, mình sẽ nói: “Kĩ sư hóa mà đi Stanford hả
chị?”. Cuối cùng thì mình giúp người ta đạt được cái người ta muốn, chứ không phải là trường.
Trường chỉ là môi trường để con đạt được thôi, ngành trong môi trường đó nó không phù hợp.
“Không ai đi Stanford để học engineering chị ạ”. Mình phải biết xoay sang hướng khác. Chứ bây
giờ em nói 80.000$, xong con em lại giải nhất Olympics, đạt 1500 SAT, những người như vậy
người ta không gọi cho em đâu. Thứ nhất là người ta sẽ tự đi apply, thứ hai là em phải apply cho
người ta free. Ở đây chị vẫn apply cho người ta free nhưng chị vẫn tính hoa hồng cho các em
Sale, để chị lấy đấy chị làm PR. Về việc mình đi tìm khách thì mình sẽ nói với nhau sau. Tạm
thời xoay Linh như thế nhé. Bây giờ mọi người hỏi Đơn đi.
Ngân: Trường hợp mà đến trường để có thể giới thiệu với phụ huynh, hỏi trước phụ huynh trong
một hội thảo. “Em cũng chưa có ý định cho con em đi du học đâu, với lại con em cũng hơi nhát,
nó học cũng không được tốt lắm, em cũng muốn nó học trong những môi trường ví dụ như
RMIT, thì em đang đinh cho nó học RMIT, tại vì nếu nó học dốt quá mà không học được, thì cho
nó ôn lại, học đại học ở Việt Nam. Nếu bây giờ mà đi du học nhỡ nó không học được thì cũng
tốn chi phí”.
Đơn: Ở phía mẹ thì đang đánh giá con thấp, nhưng về phía em thì em cũng muốn hỏi là hiện tại
GPA của bạn ấy khoảng tầm bao nhiêu? Bạn ấy đã từng thi IELTS chưa, đã từng thi SAT chưa?
Ngân: IETLS của bạn ấy cũng thi rồi nhưng chỉ rơi vào 5.5 thôi, học ở trên trường cũng thuộc
dạng trung bình khá, khoảng 6.0 đến 7.0.
Đơn: Em cũng muốn tư vấn một chút. Đó là nếu mà mình thật sự muốn cho con đi du học, thật
sự tìm hiểu về Mỹ rồi, hay là mình thật sự đã biết về những điểm lợi ích mà mình muốn cho con
mình đi du học thì em nghĩ mình sẽ đầu tư cho con ngay từ bây giờ. Có thể là mình sẽ giúp bạn
ấy học IELTS để thi IELTS, vì hiện tại bạn ấy đang là 5.5, bên em sẽ có lộ trình giúp cho bạn ấy
đi thi để bạn ấy có điểm cao hơn. Còn về việc ở bên Mỹ, bạn chỉ cần đủ điểm để đi du học thôi,
bên đấy người ta sẽ phát triển toàn diện chứ không phải bạn cần học giỏi thì bạn ấy mới đi được.
Cũng có thể là hiện tại bạn ấy đàn nhút nhát, nhưng mình có thể cải thiện cho bạn ấy dần bằng
cách cho bạn ấy tham gia nhiều hoạt động hơn để bạn ấy hòa nhập với môi trường nhiều hơn.
Đấy là những cái mà mình có thể thay đổi được dần dần, để bạn ấy có một nền tảng để có thể đi
du học được. Cho nên chị cũng không cần lo lắng quá bởi vì thật ra bạn ấy cũng đang học Đại
học rồi, bạn ấy cũng đã lớn rồi, trên 18 tuổi rồi. Bây giờ chị có thể buông tay con ra để cho con
có thể phát triển tự lập hơn. Nếu bạn ấy học ở môi trường Việt Nam thì có nghĩa là bạn ấy vẫn sẽ
ở với bố mẹ, bố mẹ vẫn bao bọc thì bạn ấy sẽ không lớn lên được.
Chị: Chị thấy câu trả lời của Đơn ở góc độ hội thảo thì nó khá là ổn rồi, bởi vì cũng không nên
hỏi nhiều quá, mà mình cũng chỉ trả lời chung chung thôi. Tuy nhiên, chị bổ sung thêm một ý
nữa. Em lấy một cái trường hợp mà Việt Nam mình gọi là ám thị, tức là áp lực của đám đông Đè
lên trên mẹ thì sẽ có sức thuyết phục hơn. Ví dụ như: “Trong 10 năm em làm tư vấn du học, đã
có rất nhiều bạn như vậy rồi. Có thằng cu Đức, vừa năm ngoái xong. Nó như thế này này”. Em
kể một vài chi tiết ra. “Đến các chị hỏi tên là gì còn lí nhí mãi mới nói được”, “Em tiếp xúc với
những đứa học sinh như thế từ lúc trưởng thành đến lúc tốt nghiệp ra. Em thấy các bạn ấy có một
đặc điểm là chưa bị đẩy đến mức đường cùng thì các bạn đến chưa làm đâu chị ạ. Các bạn ấy
chưa thay đổi đâu. Cho nên còn ở RMIT hay ở NEU hay là cái gì ở đây mà còn ở cùng với cả
mẹ, chưa thấy được mình cần phải tự lực cánh sinh, mình cần có bản năng sống đâu. Khi mà cho
đi du học em thấy là một trong những giá trị lớn nhất của việc đi du học chứ không chỉ hoàn toàn
là kiến thức. Con nhà mình như thế thì chị thử xem xét. Biết là các mẹ cũng sợ rồi xót con, sợ rủi
ro v.v. Nhưng mình cứ sợ mãi thì đến tuổi này em còn sợ là muộn cho con. Đến 25, 27 mà chị
mới đẩy con ra thì em sợ là còn muộn hơn.”. Mình không cần phải lôi những thứ quá chi tiết như
điểm phẩy, con học kém môn nào trong những buổi hội thảo, mình nói theo cách rất là nghĩ cho
đứa trẻ đó thì sẽ tạo ấn tượng tốt đối với phụ huynh khác nữa.
Nhưng mà mình thấy rằng các mẹ hay khó cái này, khó cái khác nhưng cuối cùng các mẹ vẫn
chốt thôi. Đã xác định cho con đi rồi thì sẽ nhìn vào những hướng tốt hơn. Kiểu gì cũng cố cho
con đi. Người ta chỉ muốn chia sẻ cái lo với mình thôi. Chứ không giống những ngành khác là
quá quắt lên hay thế nọ thế kia.
Bích: Phụ huynh có nhiều kiểu phụ huynh không ạ. Em thấy có nhiều kiểu phụ huynh như dân
văn phòng, viên chức nhà nước hoặc là cũng có những người kinh doanh lớn, họ cũng bận và
không để ý, họ để cho con tự quyết định.
Chị: Nếu mà con quyết định thì mình sẽ đi theo một góc khác.
Bích: Lúc đấy mình sẽ nắm bắt tâm lý của trẻ con.
Chị: Mình move on nhé. Mình chuyển sang hỏi bạn Ngân nhé. Mọi người hỏi bạn Ngân đi ạ.
Linh: Nếu mà bây giờ con anh học ở trường Liberal Arts thì sau này con anh muốn học cao lên,
bên mình có hỗ trợ xin học bổng không?
Ngân: Nếu mà mình từ Liberal Arts mà muốn chuyển sang học thạc sĩ thì chỉ có cách là các bạn
cố gắng lấy học bổng bậc Master của trường đó thôi.
Linh: Nhưng mà trường Liberal Arts không dạy thạc sĩ.
Chị: Trung tâm mình sẽ hỗ trợ hướng dẫn các con làm, chứ mình không làm như xin vào đại học
nữa.
Bích: Nhưng mà theo em biết thì MBA có rất ít học bổng. Ở Mỹ thì em không biết nhưng ở các
thị trường khác thì nó ít học bổng.
Chị: MBA thường là ít, những ngành khoa học cơ bản sẽ nhiều hơn. Mọi người có thể nói kỹ
hơn để khoe kiến thức của mình ra. Ví dụ như em sẽ hướng dẫn cho con là bắt đầu chuẩn bị từ
lúc nào. Và khi apply lên Master thì ở Mỹ thì lại có một dạng bài như là dạng bài SAT nữa. Và
ôn dạng bài đó cũng phải mất tầm một năm. Sau đó, xin thư giới thiệu là như thế nào. Về bài
luận, bài luận thạc sĩ và bài luận đại học khác nhau, bên em sẽ hướng dẫn cho con.
Ngân: Ví dụ như người ta không sử dụng dịch vụ của mình để đi, thì mình vẫn sẽ hỗ trợ nhưng
mà có gói khác ạ?
Chị: Không, người ta không sử dụng dịch vụ của mình thì mình không hỗ trợ, mình tư vấn hộ
thôi. Anh đã đến cùng với em rồi, ngồi ở đây rồi thì em hướng dẫn anh, không vấn đề gì hết. Cứ
thể hiện sự nhiệt tình của mình với họ. “Đằng nào thì anh cũng có đủ tiền cho con anh đi với cả
bên em đâu. Thì em vẫn cứ hỗ trợ anh, em giải thích cho anh là cần phải làm những cái gì”.
Mình không viết contact với bạn đấy, mình chỉ viết contact khi bạn ấy trở thành custom của
mình thôi. Mọi người phân biệt rõ cái này. Mọi người hỏi Ngân một câu nữa đi ạ.
Bích: Có nên apply ED1 không
Ngân: Thật ra cái này phải tùy thuộc xem giai đoạn đấy là giai đoạn nào. Xem là con của chị,
hiện tại bạn ấy có IETLS hay SAT là bao nhiêu, ngành học mà bạn ấy đang muốn hướng tới là
gì. Và trường mà bạn ấy muốn apply vào, trong khoảng thời gian đấy, nếu tiêu chí của bạn ấy
phù hợp thì mình nên apply luôn vào đợt ED1. Còn nếu điều kiện của bạn ấy chưa đủ thì mình có
thể chờ thêm thời gian apply vào ED2 hoặc là đợi đến kì của năm tiếp theo. Cái này thì em nghĩ
là em cần có một buổi trao đổi với bạn, để em biết được trình độ của bạn ấy đến đâu, như thế nào
rồi, để em có thể tư vấn cho chị kĩ hơn.
Chị: Chị nghĩ câu trả lời của Ngân khá là tốt rồi. Tuy nhiên đây là mình diễn thôi, còn thực tế là
sẽ thêm những yếu tố đầu vào nữa. Các mẹ chỉ có 2 kiểu khi hỏi câu hỏi này thôi. Một là khó
khăn về tài chính và hai là không khó khăn về tài chính. Nếu đã khó khăn về tài chính rồi thì
mình khẳng định với mẹ là “Phải apply ED1 thôi chị ơi.”. Vì em đang muốn xin được cho chị
nhiều tiền nhất, ED1 cho chị nhiều tiền nhất. “Cho nên là sẽ phải apply ED1 thôi chị ơi.”. Để cho
người ta thấy rằng người ta có một người lead, chứ không để người ta cảm thấy mông lung khi
vào đây, không biết các cô quyết như thế nào cả. Còn những mẹ không quá khó khăn về tài chính
mà chỉ muốn tốt nhất cho con mình, nhưng quá nhiều sự lựa chọn, nhưa biết sự lựa chọn nào là
tốt nhất nên không biết là có gắn bó với trường nào theo dạng ED1 không.Thì em sẽ nói rằng:
“Đến lúc apply thì bọn em sẽ quyết định, bởi vì lúc đấy sẽ biết được điểm của con thế nào, tình
hình cạnh tranh của năm đấy thế nào.” để khoe ra. Có một cái rất quý báu trong việc apply du
học Mỹ là mình phải nắm được mặt bằng của năm đấy là như thế nào. Bọn em làm, bọn em biết
trong ngành này, Năm nay tổng thể là có bao nhiêu bạn đi, Trường A trường B này năm nay bao
nhiêu điểm hay bao nhiêu tiền thì mới có cơ hội. Cái này chỉ có bọn em mới biết chứ không chỉ
đơn giản là chị lên Google là chị biết được. Bắt đầu từ đây là người ta phải phụ thuộc vào mình.
“Lúc đấy em sẽ cân với cả con xem đó có phải là sự lựa chọn tốt nhất cho con không, cùng với
các yếu tố điều kiện mà mình có. Nếu như mà có thì theo em là mình nên apply ED1, còn nếu lúc
đấy mình chưa muốn gắn kết với cái nào, thì thường em sẽ quyết định là bỏ ED1.”
Linh: ED1 chỉ có 20 trường thôi đúng không ạ?
Chị: Nó có 1 trường thôi.
Linh: Em thấy tổng tối đa là 20 trường. 1 trường là trên list mình chọn thôi đúng không ạ?
Chị: Ở ED1, ED2 và EA có đặc điểm này. Không phải trường nào cũng có deadline là ED1,
Không phải trường nào cũng có deadline là EA. Nên khi mà mình chọn cho phụ huynh, thường
mình sẽ chọn khoảng từ 3 đến 4 trường có deadline có ED1, để phụ huynh chọn trong 3 đến 4
trường đó ra 1 trường, để cuối cùng chỉ apply 1 trường thôi. Bao giờ cũng có nhiều sự lựa chọn
cho họ nhưng họ không muốn thì thôi, mình cũng không ép gì cả. Mình chuyển sang hỏi Bích
nhé.
Đơn: Con em thì IETLS chỉ tầm 5.0 thôi, nói chung là học cũng không tốt lắm, GPA cũng thấp,
chỉ khoảng 6.5 đến 7.0 thôi. Bạn ấy cũng đang rất cố gắng rồi nhưng học kém quá, chỉ học được
mỗi tiếng Anh thôi, còn mấy môn khác thì kém.
Chị: Đang học lớp mấy nhỉ?
Đơn: Đang học lớp 11, đang chuẩn bị học hết lớp 12 để đi du học. Không biết mình có nên đi
học Cao đẳng cộng đồng không, bởi vì nhà em kinh tế cũng không khá giả lắm.
Bích: Với background như của bé nhà mình, với IELTS khoảng 5.0, GPA rơi vào khoảng 6.5,
chắc là chị cũng đi tìm hiểu rồi. Với thời điểm hiện tại, bé mới lớp 11 thôi, bé vẫn còn khoảng
tầm 1 năm nữa để có thể cải thiện điểm số IELTS và GPA của bé.
Đơn: Bé nhà chị nó lười, đến bây giờ còn chưa xác định học về một chuyên ngành nào cả nên nó
không biết vào trường nào.
Bích: Em cũng gặp nhiều phụ huynh, thậm chí phụ huynh có con tăng động, mải chơi. Trộm vía
khi đến với IEE thì các bé thay đổi hoàn toàn. Em cũng muốn là chị thử cho em gặp cháu một
hôm để biết được cháu thích gì, muốn gì và tư vấn hay định hướng cho cháu một chút. Bởi vì
nếu học Cao đẳng cộng đồng thì hơi thiệt thòi hơn là đi Đại học, trong khi bé vẫn còn thời gian.
Bên em có gói đảm bảo cho mình, cả về cải thiện điểm số IELTS.
Đơn: Nhưng mà theo chị, chị cũng tìm hiểu rồi, học Cao đẳng cộng đồng xong rồi cho bạn apply
vào một trường Đại học nào đấy thì bằng vẫn như thế. Em vẫn chưa hình dung được học Cao
đẳng cộng đồng có gì không tốt?
Bích: Hiện tại, ở bất kì một nơi nào trên thế giới, việc bằng cấp hoặc học transfer hay học liên
thông như ở Việt Nam mình, học từ Cao đẳng lên Đại học cũng vẫn rất ổn, không có vấn đề gì
cả. Nhưng nếu học Cao đẳng cộng đồng thì mình sẽ mất thời gian và chi phí sẽ bị đội lên rất
nhiều so với việc mình cố gắng cải thiện điểm số, sau đấy mình xin học bổng.
Đơn: Chị nghĩ là học Cao đẳng cộng đồng thì chi phí sẽ thấp hơn chứ.
Bích: Để em mà tính nhẩm cho mình nhé. Nếu học 2 năm Cao đẳng cộng đồng thì một năm là
20.000$, 2 năm là đã mất 40.000$, rồi sau đấy mình học 2 năm đại học, mỗi năm mình mất
50.000$ nữa, là tổng 4 năm mình sẽ mất 140.000$. Trong khi nếu chị có một lộ trình cho bé cải
thiện điểm số để apply học bổng của các trường đại học.
Đơn: Quan trọng là như em chia sẻ rằng con em chưa có định hướng gì cho tương lai cả.
Linh: Em nghĩ với trường hợp này, mình nên hỏi ngay phụ huynh là: “Chị muốn cho con chị đi
du học với mục đích gì?”. Có những người thực sự chỉ cần học trung cấp thôi, học trung cấp
nghề rồi họ có thể đi xin việc làm luôn, họ cũng không nhất thiết phải học Đại học. Cái đấy phải
phụ thuộc vào mục đích và khả năng chi trả. Có người người ta chỉ cần cái mác đi du học về thôi.
Cái đấy thì chị em mình sẽ có một buổi bàn ngoài, nếu mà chị có thời gian. Em sẽ chia sẻ với chị
để làm sao tối ưu hóa nhất số tiền chị bỏ ra tương ứng những những gì chị nhận lại.
Đơn: Nhưng mà chị đang muốn hỏi tại sao học Cao đẳng cộng đồng lại không tốt?
Linh: Ở đây thì em không muốn đề cập đến tốt, xấu. Bất kì trường nào cũng có mặt tốt, mặt xấu.
Thường mình không bao giờ chê một cái gì đó xấu cả. Ai cũng là khách, mà khách nhất nhất chỉ
học Cao đẳng cộng đồng thì oke, mình cũng sẽ làm chứ mình không bỏ qua cách đấy.
Chị: Về phần này, chị chia sẻ theo góc của chị một chút thôi.
Đầu tiên mình phải xem xem là chị khách hàng muốn cái gì khi chị cho con chị đi du học.
Đúng là mình phải chốt được ở đó đã để những câu hỏi sau mình hỏi xoay quanh cái đấy. Mình
phải có một cái trụ vững chắc, nếu trụ lung lay thì mọi thứ vỡ hết.
Thứ hai, chị nghe mẹ này, tuy là hơi “khó đỡ” một tí nhưng mẹ ấy cũng muốn chia se để
tìm ra giải pháp cho mẹ ấy. Mẹ này đang được một cái là mẹ chưa nói gì về tiền cả. Chị ngửi ra
mùi mẹ này, có vẻ giàu. Chị phải xem là chị khai thác được góc nào của mẹ này. Nhưng do là mẹ
ấy có vẻ có tiền rồi và nếu mà mẹ ấy gọi điện thoại cho chị thì chị chỉ tâm niệm là làm thế nào để
cho mẹ ấy thích chị đủ đến mức để mẹ ấy đến gặp chị offline. Còn gặp offline mới ngớ ra là bà
này đóng được có 10.000$ thì phải chịu thôi. Đấy là cơ hội. Tuy nhiên là người ta có đủ thích để
ra một cuộc hẹn với mình không, thì mình đã thành công đến 80% rồi. Ít ai gặp offline mà mình
không chốt được lắm. Người ta lại thấy lơ nga lơ ngơ, đến thì phí thời gian. Bởi vì người ta cũng
có nguồn thu nhập tốt nên người ta không muốn phí thời gian của người ta đâu. Đấy là cái thứ
hai.
Cái thứ ba, chị nghĩ là nên xoáy vào, mẹ nào cũng muốn cho con, cao đẳng cũng tốt, đại
học cũng tốt, thì nói tóm lại, mình phải xem xem cái gì là cái tốt nhất cho bạn này. Thì mẹ này đã
nói một thứ mà Bích chưa bám vào được, đó là “Thằng con chị chưa có định hướng gì”. Chị
nghe thấy đây là chất liệu rồi, mình nghe thấy được chất liệu cho mình phát triển tiếp.
“5.5 IELTS mà chưa có định hướng gì thì có nên cho đi không hả chị. Bởi vì các bạn ấy mà tiếng
Anh không tốt thì sang bên đấy cô lập lắm. Em lo là em lo cho con cơ, còn tiền chị em mình bàn
với nhau được, trường thì chị em mình cũng bàn với nhau được. Nhưng kể cả em có ấn mà chị
không hiểu thì em cũng chưa yên tâm đâu chị ạ”. Cho nên kể cả Cao đẳng cộng đồng, đối với em
thì cũng nên 6.5 rồi hẵng nên cho con đi. Mặc dù người ta nhận chị mắng, mặc dù người ta nhận
oke 5.5, nhưng mà người ta có lo cho con của mình không. Chị nghĩ là mẹ này đã nói một chất
liệu khá là tốt để mình có thể kéo mẹ ấy lại gần theo “chị chị em em”. Không có mẹ nào, kể cả
cho đi Cao đẳng cộng đồng, mẹ ấy cũng muốn con của mẹ ấy học thành công chứ không muốn là
vứt vào xong đứt tuột đâu. Mình bám vào đó để mẹ ấy quý Bích đã, mẹ ấy thích Bích đã.
“Ừ chị cũng đang lo cho thằng con nhà chị A, B, C,...”
“Thôi chị ơi chị, bây giờ gấp quá rồi, chị em mình gặp nhau luôn đi, chứ nói qua đây chị em
mình cũng chưa nói hết được. Êm đang có những thứ mà em nghĩ là làm được đấy, nhưng mà để
em tính thêm, xong rồi buổi này chị em mình gặp nhau, em bày ra rồi chị em mình chọn một vài
phương án”; “Thứ năm chị rỗi không hả chị? 9 giờ chị rỗi không hả chị?”
Oke xong bắt đầu dập máy. Thì em nên bám vào đấy. Tùy từng người mình mới bám vào tiền,
tùy từng người mình bám vào lo lắng. Cái này mình phân biệt ra thôi.
Đơn: Em thấy là các cuộc gọi thì mình cần đưa được ra giải pháp, lúc này người ta sẽ muốn
nghe tiếp. Ví dụ như người ta đang băn khoăn chuyện là “Con chị đang không có định hướng,
con chị đang rất kém” - chị sẽ không giải quyết được rồi. Người ta hỏi như thế có nghĩa là “Phía
bên em có giải quyết được cho chị không?”. Mình đưa ra giải pháp là “Bên em có thể giải quyết
được cái đấy”, bên em có thể định hướng cho con hay bên em có thể làm được gì đó cho chị.
Nghĩa là mình phải mang lại giá trị cho người ta thì người ta mới có nhu cầu nghe tiếp và nhu
cầu có một cuộc hẹn.
Chị: Đúng rồi! Ngay cả trong trường hợp mẹ nghe mình nói mà mẹ vẫn thấy chưa thuyết phục.
Thì mình sẽ nói thế này: “Chị ơi chị, chị cho em xin số của con, con rỗi vào hôm nào hả chị?”.
Phải biết dồn. Sale là phải biết đẩy sang hành động tiếp, không được để thấy khách đơ là mình
cũng đơ rồi ngồi ngắm nhau. “Chị ơi chị, cái này phải cho em nói chuyện cùng với con. Con học
trường nào hả chị? Con tan mấy giờ hả chị? Hôm này chị đèo con đến để em ngồi trước với con
một buổi rồi em ngồi với cả chị nhé.”. Đẩy luôn, bắt người ta phải quyết. Dồn để cho người ta
biết mình đang giải quyết tận cùng vấn đề của họ. Cái này ở trong bước “Bàn”, nghĩa là bàn
thảo, mai mình sẽ move on sang cái này. Mình có 5 bước. Chốt xong rồi: “Chị ơi chị, thằng cu
nhà chị là nó muốn như thế này này, tính nó như thế kia kìa, trên đời này có trăm trung tâm tư
vấn du học nhưng chỉ có ở đây em mới hiểu được nó thôi, em mới tỉ tê được với cả nó thôi.”.
Còn chị đi bên kia, như Linh nói đấy, bên em xin được ngần này tiền thì bên đấy cũng xin được
ngần này tiền, em cam kết, nó cũng cam kết mà. Vậy thì em hơn ở đâu? Cái huyệt tử mà lúc nào
cũng có thể áp dụng được trong trung tâm tư vấn du học, đó là chỉ có em mới hiểu được con chị
thôi. Có một bạn làm ở đây, trường hợp đó rất buồn cười, mẹ gọi điện đến bảo là:
“Thằng Đạt nhà chị dạo này cứ chểnh mảng thế nào ấy mà, không thấy ông ấy học hành gì. Ông
ấy yêu đương vào, con bé Thanh nó làm cho thằng cu nhà chị mông lung quá. Bây giờ chị lo.”.
“Thanh nào? Nó bỏ con bé đấy, yêu con Mai 2 tháng nay rồi”.
Em hiểu không, người ta bám con đến mức độ đấy, cập nhật được cả tình hình là như thế. Giống
như làm một người baby sister, thay cho mẹ, thì mẹ không thể không bám vào. Cho nên, mình
tiếp xúc với các bạn teen thì mình cũng phải có cách để nói chuyện với các bạn ấy. Có một vài
thứ về tâm lý học hành vi, chị cũng sẻ chia sẻ với mọi người, để biết được khi người ta có biểu
hiện gì thì người ta có quan tâm thích thú không v.v. Hoặc môi trường nói chuyện với cả teen mà
lôi đến chuyện lớp học là không được. Lôi đến trà sữa, phô mai que là thế nào cũng fine, còn lớp
học thì rất là chán. Có những cái mà mình sẽ đi từ nhiều đường vào thì chị muốn mở rộng thêm
một chút.
Bích: Nói chung là tư vấn du học thì sẽ phải tiếp xúc cả với học sinh nữa chứ không phải mỗi
phụ huynh.
Chị: Thường thì sẽ là phụ huynh thôi. Nhưng cũng có một số nhà tung hỏa mù quá, 2 mẹ con
qua điện thoại mỗi người nói một kiểu. Lúc này mình bắt buộc phải gặp riêng từng người một.
Hoặc nhà đấy mẹ rất là thích mình rồi, nhưng đứa con còn ngúng nguẩy, mà trong nhà đấy là đứa
con quyết, bởi vì mẹ rất nể con. Lúc đấy là mình sẽ nghe theo lời của con. Mà thường lời của con
thì thật hơn lời của mẹ. Đấy là kinh nghiệm thôi.
Em: SAT tùy tháng nhưng mà lại còn nhanh full slots nữa nên không đăng kí được. Nghĩa là
người ta muốn thi nhưng mà không đăng kí được, không có SAT nhưng lại muốn cho con đi học
luôn thì có đi được không?
Chị: Đấy là đỉnh cao nhất của mình ở đây. Câu hỏi của Đơn là cái đỉnh cao nhất mà IEE làm
được. Có nghĩa là thế này, về nguyên tắc như các em đọc ở đây thì đi du học Mỹ là phải có
IELTS, có SAT. Nhưng trên thực tế thì có khá nhiều bạn không muốn học SAT, hoặc không
đăng ký kịp SAT, hoặc bất kỳ một lý do gì đấy mà các bạn ấy không có điểm SAT, Thì bên mình
vẫn xin vào top 100 vào với cả contribution 20$ đến 25$ cho bạn ấy được. Đây là điểm mạnh
nhất và khác biệt nhất của mình ở đây. Giống như em Việt Dũng, chỉ có điểm IELTS 7.0, không
hề có SAT, mà anh của nó đã đi trường top 50 Liberal Arts rồi, giờ nó đi trường top 200 nó
không chịu đâu. Tức là khách quây mình, dồn mình vào góc tường. Ví dụ như cái gì anh cũng
không có, nào em có thèm anh không? Anh có tiền chi cho em, nhưng cái gì anh cũng không có
mà anh lại muốn cái kia cơ? Thì em thèm tiền của anh đến mức độ nào để mà em xử lí trường
hợp của con anh. Đấy là cái đỉnh cao nhất nhưng hỏi cho chị xem là bạn ấy học ngành gì. Bởi vì
những bạn như thế chị rất khó apply vào National University. Còn anh thì ví dụ như chỉ có
IELTS 6.5, anh đóng được 25.000$/năm, điểm trên trường là 9.0, nhưng anh muốn vào top 100,
em có làm được không?
Em: Với background này, điều quan trọng là thời gian mà em nộp, nếu như sớm thì là quá tốt.
Đúng không chị? Nó sẽ có 2 trường hợp
Chị: Với trường hợp này, ban đầu chị chỉ tính như thế này. Bây giờ là ngày mùng 1 tháng 11,
ED1 và EA là không kịp, em còn nhớ EA không? EA là vào ngày 15 tháng 11. ED1 và EA
không kịp bởi vì mình còn một đống thứ phải làm. Nhưng còn có ED2. Cái RD là học, không xin
được tiền, “thượng vàng hạ cám”. Các em xem lại các deadline đi. ED2 thường vào tháng 1, như
thế thì trong đầu chị biết là chị còn hai tháng nữa để chị làm bộ hồ sơ cho em ấy. Nếu mà hai
tháng nữa làm bộ hồ sơ thì vẫn được. Đấy là cái thứ nhất về mặt thời gian. Nhưng quả này chỉ
được bắn có 1 lần thôi, thay vì được bắn 8 phát. Khác ED1 với EA, chỉ được bắn 1 lần thôi, là
ED2 là phải trúng. Mình làm được cái đó và trong đầu chị đã biết là trường nào, ngành nào rồi.
Bây giờ chị sẽ train các em. Các em sẽ học cho chị 80 trường, lúc đấy các em sẽ như chị luôn.
Chị sẽ cho các em trường nào tương ứng với ngần nào điểm thì IEE sẽ làm được ngần nào tiền,
các em nảy số y như chị. Và bạn ấy bạn ấy như thế này thì phải chịu theo chị là Liberal Arts. Giờ
này mới dồn tôi thì không thể kén cá chọn canh. Bạn ấy phải oke với Liberal Arts. Có bạn nào
bảo: “Không. Em phải vào top 10 Mỹ cơ”, thì chị chịu. Vẫn là top 100 Liberal Arts và ngành mà
bạn ấy chọn, không phải là Engineering, không phải là Business. Rất ít trường dạy engineering
và Liberal Arts chỉ được bắn 1 lần thôi, xong lại bắt chị phải bắn trúng cái đấy, thì chị không thể
bắn trúng cái đấy được. Nếu bạn ấy học School of Arts and Sciences thì chị làm được. Như sáng
nay chị nói với Ly Ly là kịp. Những cái đỉnh cao của mình là việc đóng 25.000$ vào top 100 này
thì trung bình các trung tâm khác phải là 1400 SAT và apply sớm. Bởi vì mình biết bài luận như
thế nào thì người ta sẽ duyệt.
Em: Nhưng vấn đề này mình có giới thiệu, chia sẻ ngay với khách hàng không hay là khi gặp
case tương tự như Dũng thì mình mới nói ạ?
Chị: Không. Lúc nào gặp case như Dũng thì mình mới nói. Không thì nó không học SAT, tự làm
khó mình à? Bình thường mình bảo “Không anh ơi, phải học SAT cho em”
Em: Có những trung tâm bảo là “Anh chị không cần phải thi, chỉ cần IELTS thôi”, mình cần
phải so sánh, có những trung tâm khác cũng làm được như mình, nói thẳng với khách là chỉ cần
IELTS, không cần SAT. Vậy thì mình phải đưa ra được sự so sánh.
Chị: Cái này chị muốn đào rất sâu. Bởi vì phần mặc cả giá luôn là phần đau đầu nhất của nghề
Sale. Có hot đến đâu cuối cùng cũng phải quay trở về giá. Hiện nay trên thị trường của mình có 1
loại như sau. Các trung tâm khác, không phải nói xấu nhưng đấy là cái thực tế, tư vấn bất chấp
để chốt. Vừa có một mẹ trong Đà Nẵng, Ly Ly bảo với chị là: “Hợp đồng gửi đi rồi, hôm nay
sinh nhật mẹ ấy, em chúc mừng sinh nhật mà không thấy mẹ ấy reply, lo quá chị ơi, lúc nào hợp
đồng đi là lúc em lo”. Hôm nay chưa kịp nhưng mai chị sẽ giới thiệu với mọi người ở đây.
Nhưng mà có một cái, khi chốt với mẹ ấy thì mẹ ấy bảo với Ly Ly là mẹ quen chị từ trước rồi.
Chị bảo là “Không chị chẳng quen mẹ nào ở Đà Nẵng cả, tên là Hà chị càng không biết”. Ly Ly
bảo là “Nhưng mẹ ấy bảo là vì chị mà mẹ ấy mới quay trở lại”. Chị chịu. Hỏi ra mới biết, con
đầu của mẹ ấy đã đi du học Mỹ rồi. Hồi đấy mẹ gọi cho Ly, mẹ bảo là “Ly ơi Ly, con nhà chị có
vào được Stanford không?, thì các trung tâm đều bảo là vào được, có mình Ly là bảo không. Lúc
đấy chị bực lắm, chị bảo sao lại dìm hàng con chị thế, cuối cùng trượt thật Ly ạ, nên đứa thứ 2
chị mới quay lại với em”. Bây giờ, câu chuyện kết nối là các trung tâm như Linh vừa nói, khá là
bất chấp để chốt khách, vâng hết, oke hết, nhưng không có phần huyệt tử của hợp đồng, đấy là
không có cam kết hoàn lại phí 100%. Không được thì chỉ ngồi xin lỗi nhau mà ai cần lời xin lỗi
của em. Khách hàng cũng không ai đi kiện, các trung tâm khai thác tâm lý đó của khách hàng.
Thứ nhất, nhận hồ sơ như thế này, chưa có bên nào dám nhận, kể cả có quẫn quá mà nhận thì
cũng không dám cam kết. Đấy sẽ là thế mạnh của mình. Đấy, còn bây giờ em như thế này mà em
đi bên IvyPrep, chỗ Centre Point ở ngã tư Lê Văn Lương với Hoàng Minh Giám, bài của nó là
“Vâng”, nhưng “Vâng” rất khôn,. Mọi người bảo “Sao chị Ly dại thế”. Dại như nào?. Nó bảo
“Chị ơi có cơ hội đấy”. Còn cơ hội 1% hay 0.5% thì nó không nói. Nó chỉ nói có hơi hội để chốt
được người khách đấy. Còn chị Ly lúc nào cũng trả lời theo dạng: “Không vào được đâu chị ơi”.
Đến lúc đấy thì các em biết được thông tin về thị trường nói chung để các em trao đổi thêm với
khách.
Em: Khi mình cam kết mà mình không apply thành công học bổng cho học sinh thì bên phía học
sinh có cần điều khoản gì với mình không? Ví dụ như là phải học như thế nào đó?
Chị Mai: Trong hợp đồng của mình có em nhé. Để chị tạo một group Zalo.
Chị: Bây giờ mình thảo luận với nhau một tí về buổi sáng của ngày thứ hai nhé. Thông tin ở đây
đối với mỗi bạn có gì mới không? Hoặc có những gì mà các em đã từng trải qua trong quá khứ
khi mà các em làm Sale nhưng mình thấy chưa tổng kết được, hoặc là có điểm gì mà các em
muốn mở rộng ra thêm không? Mình bắt đầu từ Linh nhé.
Linh: Em cảm thấy như em đã nói ở buổi đầu tiên mấu chốt của việc mình bán hàng là việc mình
tạo thiện cảm cho khách hàng, khách hàng phải cảm thấy thích mình, tin tưởng mình thì khách
hàng sẽ sử dụng sản phẩm của mình. Thực tế là khách hàng chưa trải nghiệm sản phẩm của
mình, hơn hình nữa sản phẩm của mình là sản phẩm vô hình, nên quan trọng là mình tạo được
thiện cảm, nắm bắt tâm lý của khách hàng. Đương nhiên là khách hàng sẽ so sánh với cả bên này
bên kia Nhưng mà thường là, khi mình giải thích một cách hợp lý, họ cảm thấy có cảm tình với
mình thì họ sẽ quyết định đến với mình.
Chị: Cái này chia sẻ kinh nghiệm thôi. Thế thường theo Linh thì Linh thấy Bản thân em thường
làm như thế nào, hoặc là em có một đặc tính như thế nào để để gây thiện cảm, hoặc là chiếm
được lòng tin của khách hàng trong những bước đầu ?
Linh: Thực ra là tất cả đều bắt đầu bằng số điện thoại của họ. Khi em có số điện thoại thì em sẽ
tìm hiểu Zalo Facebook hay thông tin công việc họ đang làm là gì. Từ đó mình có thể nắm được
sơ bộ, khái quát con người của họ. Khi biết được công việc mình còn có thể dự đoán được khả
năng tài chính của họ, mối quan hệ của họ trong xã hội như thế nào. Khi mình đến gặp họ thì
mình sẽ có một cái background kha khá ổn rồi, mình sẽ không bị bỡ ngỡ Khi mà nghe những câu
chuyện của họ. Mình có thể tìm hiểu những sở thích của họ, mình có thể vào việc nhanh hơn với
họ. Thế còn Đơn thì sao hả em? Đơn đã có lịch sử làm trợ lý giám đốc khá là nhiều năm rồi đúng
không? Chắc là đoán ý các sếp như thế nào thì cũng quen rồi.
Đơn: Khách hàng thì còn ít kinh nghiệm ạ. Nhưng mà ví dụ như sếp thì con người sẽ có lúc nọ
lúc kia, mình sẽ lựa lúc nào vui thì chia sẻ và nói những công việc mà không hay lắm, hay là có
vấn đề gì ở công ty. Trong buôn bán mà gặp phải khách hàng khó dễ, cãi nhau hay như thế nào
đó thì chỉ nhắc đến công việc hôm nay thôi, không nhắc đến công việc của công ty. Còn vấn đề
của công ty thì sau khi mình giải quyết hết các công việc của khách hàng rồi mới nhắc đến. Có
nghĩa là sẽ tùy theo ngày ấy ạ. Mình sẽ đoán ý lúc nào vui vẻ thoải mái Thì sẽ nói những vấn đề
không hay. Mình còn phải biết được tính cách là thích cái gì hay không thích cái gì. Hôm nay
sếp đến mà nhìn mặt khó chịu là mình phải hỏi thăm hôm nay có chuyện gì xảy ra ra. Do sếp em
là người nước ngoài, ví dụ như sếp bảo “Hôm nay tao gọi taxi mà taxi không chịu đợi tao, tao đi
thang máy xuống rồi, có 5 phút mà nó không đợi”.
Chị: Chị lưu ý và mở rộng ở đây. Khoảng hời gian mà mình làm được tất cả những thứ của đơn
vừa nói thì nó rất ngắn. Nếu mà các em làm việc với sếp cả năm rồi thì Đây là một chuyện khác.
Nhưng đối với khách hàng, lần đầu tiên mình gặp họ thì hầu như mình chỉ có một phút hoặc một
nửa phút để liếc qua một cái thôi, trong đầu mình đã phải nhảy số rồi, là người này thuộc dạng
như thế nào? Thường những mẹ ở đây mà ăn mặc diêm dúa một chút thì lại không đi tìm hiểu
đâu. Còn mẹ nào trông hơi vất vả một tí thì lại chịu khó đi tìm hiểu kỹ. Ngay cả chị cũng như thế
thôi. Tức là mình làm như thế với người khác thì người khác cũng làm như thế với cả mình. Chị
kể một câu chuyện nhỏ thôi nhưng nó thể hiện rất rõ. Chị gái chị gửi cháu chị đến đây học tiếng
Anh, bởi vì không ở đâu đỡ được nó nữa nên gửi đến đây. Bây giờ nó đã đạt điểm IELTS 6.0 để
đủ xét đại học rồi, chị ấy đến đây cảm ơn. Khi mà chị ấy đến thì mọi người bảo: “Chị gái chị Ly
đây á?”, chị bảo: “Ừ, chị gái chị Ly đây.”, mọi người bảo không có gì giống chị Ly cả. Trông chị
Ly thì lúc nào cũng “băm băm bổ bổ”, quần áo thì không chú trọng lắm, 5 năm chuyển đến làm
việc ở đây mới mua một cái áo vest này, còn đâu mua bừa cái gì thì mặc.
còn chị Linh thì trông óng ả, quần áo thì rất là điệu, đại khái là như thế. Các em thấy là hai chị
rất là khác nhau. Từ hai cái khác nhau đó thì tính cách con người cũng khác nhau. Cũng giống
như ở đây, mình ngắm qua là ngắm qua cả quần áo của họ, mình ngắm qua cả những cái bên
ngoài của họ thì một phần nào mình cũng nắm bắt được tính cách nhanh hơn. Tuy nhiên là chị
cũng nói rất kỹ ở trong này rồi, đấy là đoán thôi còn sau này mình sẽ phải giao tiếp để xem là
mọi thứ có đúng như mình nghĩ không. Cái này các em phải cố gắng bởi vì thời gian của mình
rất ngắn, mà mình phải quyết định rất nhiều thứ ở trong đầu, trước khi mình mở mồm ra. Mình
không chỉ nói những cái mình ghĩ. Cái này mình cần phải luyện. Nên khi có một cách nào đó thì
chị thường xuyên ghi âm lại, Trước khi chị ghi âm, chị cũng sẽ tả cho các em một chút về mẹ
này trông như thế nào. Mẹ ấy trông như thế thì nội dung mà mẹ ấy nói có khớp với nhau không.
Mình phải luyện thì mình mới có phản xạ đấy của mình. Đấy là cái quan trọng nhất nhé. Sau đó
thì những cái bước, Việt Nam bao giờ cũng như thế, phải có một cái là gọi điện cho Đơn.
“Đơn ơi Đơn đã ăn cơm chưa?”
“Đi tiêm về có mệt không?”
Phải 2, 3 câu như thế đã sau đó mới lần đến khách, thì khi khách đến với mình cũng như vậy
thôi. “Chị làm ở đâu?” rồi các thứ v.v. Trong cái phần này thì về sau sẽ có một phần nữa là người
ta có câu chuyện của người ta nhưng mình cũng phải có câu chuyện của bản thân mình để mình
bán cho họ. Vì bây giờ tất cả các hãng đều bán câu chuyện chứ không còn là bán cái sản phẩm
nữa, họ bán câu chuyện về sản phẩm đấy. Vậy thì mình cũng có câu chuyện của bản thân mình,
nhưng cái câu chuyện đó chỉ kể trong vòng hai ba câu thôi, người ta không muốn nghe câu
chuyện của các em đâu. Câu chuyện của các em phải vừa xúc tích vừa đủ hay và vừa dễ nhớ,
Mình dùng câu chuyện đó để kết nối với khách hàng thì sẽ cá nhân hơn rất nhiều So với việc
mình chỉ dí sản phẩm của mình vào mặt họ thôi. Ví dụ như chị thì chị luôn luôn lôi câu chuyện
chị xin việc ở trường Stanford ra để kể với khách hàng, Để khách hàng thấy được rằng “À cái Ly
nó máu như thế đấy, nó yêu nghề như thế đấy”, Từ đó họ tưởng tượng ra là cả phần sau Ly sẽ
làm những gì cho con họ. Ví dụ với những mẹ có con nhút nhát, chị kể câu chuyện là “Hồi xưa
em đi xin việc ở trên Stanford người ta từ chối em 5 lần mà chị, nhưng xong rồi em vẫn cứ lao
vào, và từ đấy thì em mới biết hóa ra là cái trường này nó chọn học sinh như thế đấy. Đâm ra là
bây giờ em mới về em làm cho con được”. Nó ngắn thôi. Ví dụ như hôm qua chị kể với em rằng
Mỹ bình đẳng như thế nào, dù chỉ là một tí thôi nhưng mà đó là câu chuyện cá nhân của chị trải
qua. Khi em giới thiệu về bản thân của em là như thế nào để cho người ta có kết nối cá nhân với
Em. Nếu mà không trùng quê với nhau, không trùng khu với nhau, thì mình có câu chuyện cá
nhân nào. Đầu tiên là mình phải có câu chuyện cá nhân. Thứ hai là mình phải có những cái
version khác nhau về câu chuyện cá nhân đó, Với mỗi loại khách thì mình lại kể một version
khác nhau, phù hợp với họ. Cái này mình làm được, mình liên tục làm và mình sẽ trở thành sale
chuyên nghiệp. Cái này chị sẽ bàn kỹ với em chứ không phải ai mình cũng kể một câu chuyện
giống như nhau, nữa là câu chuyện em còn chẳng có luôn thì cuộc gặp mặt chỉ mang tính chất
công việc thôi, rất là cứng. Bích có chia sẻ gì nữa không hả em?
Bích: Em tự thấy mình cũng hơi nhạy cảm một chút về việc có thể đoán được tâm lý của người
khác. Còn đối với khách hàn, khi em làm sale một sản phẩm vô hình như sản phẩm du học, em
mới làm thời gian ngắn thôi, trộm vía là cũng có được gặp phụ huynh. Qua những lần gặp có hai
người ấn tượng nhất đối với em. Người thứ nhất là một bố từ Sài Gòn ra. Người thứ hai là một
mẹ ở Hải Phòng lên. Thực ra ở những trung tâm khác em không được training kỹ như chị, không
có một quyển tài liệu dài như thế này, sẽ không hướng dẫn chi tiết để dễ hiểu như chị đâu. Nên
em cũng chỉ gặp cảm tính thôi. Khi em gặp phụ huynh là bố ở trong Sài Gòn, Lúc đầu vào em
cũng đoán xem bố đi ra đây là tiện công tác hay là chủ định là ra đây chỉ để hỏi về việc du học
cho con thôi. Bố bảo là “Anh đi công tác, tiện nên anh ra đây anh gặp”. Em thì cũng gặp bố từ
trước rồi, mấy tháng trước qua mạng internet. Em có hỏi bố đang ở khách sạn nào và bao giờ bố
quay về. Trước đây em có tìm hiểu, biết được bố là giám đốc của một công ty về Công nghệ
thông tin, muốn cho con đi du học Singapore về ngành Công nghệ thông tin.
Chị: Sao em biết được thông tin đấy?
Bích: Trước hết là em quen con của bố. Bé đó là con gái, đang học bên Philippines, bé đó bảo là
học xong muốn học thạc sĩ ở Singapore. Em trai của em ấy mới có lớp 9 thôi mà đã có IELTS
6.5 rồi, bố muốn cho đi học luôn để ở nhà đỡ chơi game. Sau đấy em ấy cho em số điện thoại của
bố. Em gọi điện em xin Facebook và kết bạn kết bạn rồi thì nói chuyện rất nhiều, bố rất quan tâm
và hay nhắn tin. Bố bảo là bố có công ty như thế, muốn 2 bé học xong về làm tiếp ở công ty. Đầu
tiên em thấy bố rất giản dị thì em không nghĩ bố là giám đốc bởi vì giám đốc thì sẽ không ăn mặc
theo style công sở như vậy, thường thì sẽ phải mặc vest. Thì em cũng chia sẻ rất thành thật, em
biết là bố chỉ quan tâm đến việc con đi học thôi, cũng không quan tâm đến học phí đâu, trường
thì bố cũng không biết, cho bé tự quyết định luôn. Bé đó chọn trường … . Em cũng giới thiệu về
trường và hẹn là bao giờ công tác ở Sài Gòn thì sẽ qua.
Chị: Trường hợp nào Bích gặp mà em thấy là cái người ta chia sẻ với vẻ bề ngoài của người ta
khác nhau không? Hoặc người ta chia sẻ khác cái mà người ta muốn để thử em, em đã gặp những
tình huống như vậy chưa?
Bích: Chưa chị ạ vì thị trường bên Sing học phí không cao, nên phụ huynh cũng mộc mạc hơn.
Như trường hợp một cô ở Hải Phòng lên, cô cũng lớn tuổi rồi, cô có một con cũng same same
tuổi với em, cô không biết gì đâu, cô chỉ muốn là bởi vì con cô hơi nhút nhát, mà đúng bé đó là
nhát thật, không có chăm chút về hình thức. Cô ấy muốn cho bé sang bên đấy học thạc sĩ để khi
về có bằng và xin được công việc tốt, để cho bé dạn dĩ hơn.
Chị: Cho chị hỏi là nếu em gặp được khách dễ như vậy, khách dễ cũng có cái khó của khách dễ.
Vì dễ với mình thì cũng dễ với trung tâm khác. Mình cũng không thể hy vọng rằng người khách
đó chỉ đến trung tâm của mình. Nếu em dễ gặp khách đấy thì trung tâm khác người ta cũng sẽ rất
dễ gặp khách đấy. Ở Bích thì Bích thấy mình có điểm gì để người ta chỉ muốn đi theo em thôi.
Bích: Thực ra Em chưa tiếp xúc với phụ huynh đi Mỹ.
Chị: Chị chỉ hỏi phụ huynh đó của em thôi, phụ huynh ở Hải Phòng và Sài Gòn của em thôi.
Bích: Em thấy có vẻ như họ thấy mình thật thà. Bởi vì khi em nói chuyện với bố mẹ, phụ huynh
thì em không dùng nhiều những từ hoa mỹ. Một phần là vì lúc đó em mới vào ngành này thôi,
Em chưa có nhiều kinh nghiệm nói chuyện theo dạng formo. Em cũng không khen nhiều, khen
rất ít thôi. Còn lại là em chia sẻ thật những gì mà thực tế em trải qua. Ví dụ như là mẹ cứ nghĩ
con học bên Sing có bằng thạc sĩ, bởi vì chương trình đó là của UK liên kết, bằng của nó cũng
giống như bằng khi học bên UK. Nghĩ rằng học xong về sẽ xin được việc nhưng mà em nói luôn
là học xong còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, không phải cứ học xong là về xin được việc
đâu. Có một chút kinh nghiệm ví dụ như là bạn của em làm những trung tâm thẩm mỹ, có thể
training cho bạn để bạn có kỹ năng tốt, còn tiếng Anh của bạn ấy tốt rồi thì bạn ấy sẽ phải tự liên
hệ với cả trường, trường nào cũng có một cái networking về job. Bạn ấy nghe em, sau khi học
xong về thì bạn ấy cũng nhanh nhạy về vấn đề đó, bạn ấy cũng xin được vào HSBC làm.
Chị: Nghĩa là như thế nào? Chị chưa hiểu ý của em nói. Em trao được giá trị gì khác với trung
tâm khác?
Bích: Em được mẹ tin tưởng là mình có thể để hỗ trợ được chương trình học phù hợp với bạn ấy
trong suốt quá trình học.
Chị: Nếu mà Cụ thể là như thế nào hả em? Để chị biết là phù hợp bởi vì chị cũng chưa biết được
năng lực của con chị. Về chương trình thì chị cũng chả hiểu gì, Làm sao mà chị biết được rằng
em đang xếp một cái phù hợp cho con của chị.
Bích: Em dựa vào hồ sơ của bạn ấy, dựa vào điểm GPA 4 năm đại học và bằng IELTS của bạn
ấy và cả tài chính nữa. Gói học của trường đấy thì rất là mềm và có học bổng. Trừ học bổng đi
thì chỉ đóng khoảng tầm 300 triệu thôi. Lúc này mẹ thích rồi bởi vì ai cũng muốn đi du học mà
lại tiết kiệm chi phí. Ngoài ra còn một vấn đề là ngành học phù hợp với bạn ấy, về những sự hỗ
trợ sau đấy trong quá trình học, em luôn luôn focus bạn ấy, em follow bạn ấy từ khi bạn ấy ở bên
này đến lúc bạn ấy sang bên đó học
Chị: Tại sao ngành học đó lại phù hợp với bạn ấy?
Bích: Bạn ấy học Học viện Ngân hàng, sang bên đó thì bạn ấy học MBA, riêng hoản đó là bạn ấy
đã phù hợp rồi.
Chị: Không, đừng. Cái này cho chị xen ngang vào luôn nhé. Cái việc bạn ấy học Học viện Ngân
hàng ra trong bạn ấy học theo ngành ngân hàng tiếp thì ở trung tâm khác cũng nói được. Ví dụ
như chị nhìn là chị Biết học Bách Khoa cơ khí ra rồi sang bên Mỹ học cơ khí tiếp thì cũng thế.
Giờ mình phải xem xem mình có cái gì để cạnh tranh với cả những bên khác. Vì những người
này người ta sẽ đi 5, 7 nơi, không phải người ta chỉ đi có một nơi thôi. Những khách ở tỉnh người
ta không hiểu biết quá lại có cái rất nguy hiểm. Những người biết thì mới là những người dễ chốt
với mình, người không biết thì lại khó chốt với mình. Chẳng qua mình gặp được khách dễ mình
tưởng rằng cái thế giới này nó rất dễ. Nhưng không phải. người ta dễ nghe em thì người ta cũng
dễ nghe những người khác. Vậy nê, ví dụ mình phải xem xem là “Chị ơi chị, tính cách của con
chị và tính chất công việc này yêu cầu là khớp nhau”. Không phải bạn này bạn ấy đang học Học
viện Ngân hàng rồi bạn ấy sang Sing bạn lấy lại học Ngân Hàng tiếp thì không phải. Cái đấy
chưa đủ sâu. “Chị ơi chị, tính cách của cháu chỉ muốn đều đặn và an toàn thôi, nên học kế toán
rất phù hợp đấy chị ạ”, hay ví dụ như “Cái Nguyên nhà mình rất là tình cảm, chăm sóc người
khác, tỉ mỉ, kỹ càng là thế mạnh của con, nên học nursing là đúng rồi chị ạ.”. Các em cần hiểu
sâu con người của con và các em hiểu được yêu cầu của công việc kia. “Cái việc đấy nó chọn
đúng người như con của chị”; “Đây là những yêu cầu mà công việc và con của chị có những tố
chất phù hợp, bây giờ mình đi học mình chỉ học kiến thức và kỹ năng thôi. Còn tố chất của con
người thì không đẻ ra được, hoặc nếu có thì cũng phải trải qua một cú sốc lớn nào đó thì mới có
thể thay đổi được bản chất của một con người. Em phải nói được cho chị như thế thì em mới có
cái cạnh tranh. Những cái em nói là những cái ở ngoài thân, còn những gì ở trong con của tôi thì
mới là cái mà phụ huynh quan tâm. Hôm qua mình học về trường thì cũng dễ hiểu thôi, Nhưng
bây giờ phải xoay là cái đứa trẻ này có hợp với ED1 không thì mới là cái mà mình phải vật lộn.
Chị mở rộng ra thêm cái đó nhé. Ngân thì sao hả em? Ngân thì từ đầu đến giờ chỉ làm Sale thôi
nên chắc là gặp những cái này nhiều.
Ngân: Em cũng có một trường hợp.Với công việc trước của em thì đa số không gặp trực tiếp
người quyết định, Có nghĩa là mình sẽ tư vấn cho một người để người đó tư vấn cho người cuối
cùng. Vụ ở công ty đó, anh giám đốc sẽ là người quyết định có sử dụng dịch vụ của công ty em
không.
Chị: Sản phẩm gì em nhỉ?
Ngân: Sản phẩm đó là sản phẩm xuất khẩu. Nhưng mà em lại không được gặp anh giám đốc,
không kết nối trực tiếp được với anh giám đốc, em chỉ gặp qua chị kế toán thôi. Trước tiên đối
với bất kỳ khách hàng nào, Bên em sẽ đều tiếp cận qua gọi điện, chat Zalo với khách, xem khách
cần chuyển cái gì, khối lượng bao nhiêu hoặc chuyển theo hình thức gì, họ chuyển với mục đích
gì, và nước mà họ muốn chuyển đến là như thế nào. Vì mỗi nước có thủ tục nhập khẩu khác
nhau, Mỗi sản phẩm Lại có thủ tục xuất khẩu khác nhau. Nên mình phải hiểu được cái sản phẩm
đó để mình chuẩn bị, khi mình sang nói với họ thì mình sẽ nói với họ những gì. Thương khi em
làm việc với khách hàng trong một hai lần đầu tiên, em sẽ nói chuyện có khoảng cách một chút,
còn đến lần thứ ba thứ tư thì khá là thân rồi, lúc này set up cuộc hẹn cũng sẽ dễ hơn.
Chị: Cách làm thân của em là gì? Ví dụ như bạn khác đến lần thứ 40 vẫn chưa thân được, Em
làm thế nào lần thứ hai em đã thân được rồi.
Ngân: Cách của em thì khá là tự nhiên, cũng tùy khách nhưng mà do em may mắn nên khách
hàng của em, các chị ấy nói chuyện cũng rất dễ gần, dễ trao đổi và trò chuyện.
Chị: Nhưng em đã tổng kết ra được cách của em chưa? Có nghĩa là mình không phụ thuộc vào
may mắn, em đã có kịch bản và tình huống nào em cũng áp dụng được.
Ngân: Lần thứ hai thì tự mình sẽ thay đổi cách nói chuyện với người ta chứ người ta không tự
thay đổi với mình.
Chị: Thường thì sẽ là như thế nào hả em?
Ngân: Ví dụ như em nói chuyện với chị thì lần đầu tiên em sẽ nói là “Em chào chị, em đến từ
đây”, nghe khoảng cách cũng hơi xa một chút. Lần tiếp theo khi nói chuyện với họ em sẽ nói
“Chị ơi chị đang làm gì đấy? Công việc hôm nay như thế nào. Nhiều khi nếu em cảm thấy khách
đó dễ thì em sẽ hẹn khách ra ngoài nói chuyện luôn và nhiều khi nói chuyện của em chỉ là một
buổi tối đi chơi nói chuyện thôi chứ không phải hẹn để nói chuyện về công việc. Sau đấy em lại
tiếp tục quay trở lại nhắn tin để nói về công việc, trong cuộc gặp đầu tiên em không nói về công
việc. Sau khi mình đã có sự thân thiết với khách hàng rồi và Cậu là trong buổi nói chuyện đấy
khách hàng họ cũng nhận thấy sản phẩm của mình đáp ứng được phần nào nhu cầu của họ thì họ
mới dành thời gian để họ nói chuyện với mình. Kế toán thì rất nhiều việc và để setup một cuộc
hẹn với họ thì rất khó. Bọn em phải gặp ít nhất 3 lần thì mới ra được một hợp đồng nháp, để biết
họ mong muốn điều gì. Khi gửi hợp đồng sang cho họ, thì kế toán phải gửi cho bên pháp lý để
sửa hợp đồng đó. Xong bên em lại sửa một lần nữa để gửi lên giám đốc. Như vậy thì trong một
số trường hợp mình có thể hẹn gặp luôn với chị kế toán. Sau đó nhờ chị kế toán lại có một cuộc
hẹn nho nhỏ với anh giám đốc nữa. Vì nếu mình chỉ nói chuyện với chị kế toán và chị kế toán
nói chuyện với anh giám đốc thì mình sẽ không thể nói được hết những thông tin của mình cho
anh giám đốc được.
Chị: Về cái này thì chị cũng thấy các em đã có một vài trải nghiệm và kinh nghiệm rồi nhưng
bây giờ cái cần thiết là mình phải tổng hợp lên. Tóm lại cách làm của mình là gì.Mỗi con người
thì mình sẽ gần gũi họ thông qua cách nào. Phải tổng hợp để biến hình cho nhanh. Sau mỗi cuộc
bán hàng mà mình chỉ kết luận lại rằng chắc do em may thì mình không phải là pro. Không có
chuyện mây ở trên cuộc đời này mà là do em dùng kịch bản này cách kia để em làm được cái đó,
nó mới đều đặn và là cái phát triển của các em. Chị sẽ hướng dẫn cái này sau. Liên có những cái
mình dùng nhu cầu của con người. Con người có 6 loại nhu cầu, thì ở chị này em đánh vào nhu
cầu tự tôn của chị ấy. “Em cũng chưa biết làm thế nào đâu. Chị hướng dẫn em với, em vào em
làm ro ro luôn. Chị có bí quyết gì không đấy?”. Con người có 6 cái góc thì mình xem xem là chị
này, thông qua cách chị ấy nói chuyện với mình, chị ấy là người như thế nào. Mình nên đánh vào
góc nào. Nó rất là tổng hợp, rất là chi tiết. Không phải là “Trước kia chị làm ở IEE đúng không?
Ôi em cũng đang làm ở IEE”, rất ít trường hợp nào có thể trùng được như vậy. Không đánh
được vào lòng tự tôn của chị ấy thì mình phải đánh vào góc khác. Trong đầu của mình phải có
sẵn những cái đó rồi. Cái này thì chị sẽ hướng dẫn sau, vì ngày hôm nay thì chị chỉ muốn nói
phần lý thuyết chung thôi chưa chưa vào đến cái sản phẩm du học này. Nhưng những cái ban đầu
thì bao giờ mình cũng phải giỏi. Ví dụ mình thấy là: “Ôi cả công ty to thế này mà, làm kế toán
trưởng là vất vả lắm đấy chị nhỉ?”. Mình phải có những bài rất là sẵn sàng của mình để mình chỉ
việc tung ra thôi, Chứ mình không dựa vào may mắn nữa.
Phụ huynh Đức : SAT bạn ấy đang loanh quanh ngưỡng khoảng hơn 1300, cũng mới học thôi.
Tư vấn: Mới học là học được bao lâu rồi hả chị?
Phụ huynh Đức: Có bạn thì mới học được khoảng 2 đến 3 tháng, cũng có bạn thì được khoảng 6
đến 7 tháng.
Tư vấn: Cho em ghi lại một chút để em trao đổi với chị những thông tin cụ thể luôn.
Phụ huynh Đức: Có hai bạn, IELTS thì hai bạn ấy chưa thi nhưng cũng khoảng tầm 6.5.
Tư vấn: Bạn Đức với bạn Tùng đúng không ạ?
Phụ huynh Đức: Đúng rồi! bạn Đức với bạn Tùng.
Tư vấn: Bạn Đức thì thế nào cho em nghe trước về bạn Đức được không ạ? Lớp 11 Chuyên lí
phải không ạ?
Phụ huynh Đức: Đúng rồi. Bạn Đức thì thế này. Bạn Đức học lớp 11 Chuyên lí trường Đại học
Khoa học Tự nhiên. Lúc đầu bạn ấy chưa định hướng được, gia đình cũng khuyên bạn ấy đi du
học thì bạn ấy cũng chưa định hướng được. Nhưng sau này bạn ấy lại yêu thích, qua chơi với bạn
Tùng, qua việc đi nghe một số trung tâm tư vấn, qua các buổi hội thảo thì bạn ấy lại rất thích.
Thấy bạn ấy cũng mong muốn thì gia đình cũng có hỏi rằng bạn ấy quyết tâm như thế nào. Bạn
ấy trả lời rằng con quyết tâm muốn được đi du học. Bây giờ bạn ấy vẫn đang luyện IELTS với
SAT, bạn ấy ôn SAT cũng được khoảng 3 tháng, thi thử SAT được khoảng tầm hơn 1300 một
chút.
Tư vấn: Bạn Đức cũng đang học song song SAT II toán phải không chị?
Phụ huynh Đức: Bạn ấy cũng học SAT II toán rồi, cũng được khoảng 800. Bây giờ đang ôn SAT
I thì bạn ấy khoảng như thế.
Tư vấn: IELTS bạn ấy học được bao lâu rồi hả chị?
Phụ huynh Đức: Cũng phải được 6 7 tháng nhưng mà hay bị ngừng vì việc thi cử ở trường Đại
học Khoa Học Tự Nhiên hơi vất vả. Các con cứ phải thi công bằng, không được như các bạn
Ams, Các bạn Ams còn có thời gian được tạo điều kiện, nhưng mà ở đây việc học thực sự rất vất
vả.
Tư vấn: Con Học SAT 1 ở đâu hả chị? Cho em hỏi kỹ một tí.
Phụ huynh Đức: Học anh Tuấn Anh này, xong bây giờ đang học thêm.
Tư vấn: Đang học thêm thầy Minh đúng không ạ?
Phụ huynh Đức: Đúng rồi em.
Tư vấn: Khóa thầy Minh là đến lúc nào hả chị?
Phụ huynh Đức: Khóa thầy Minh đến 30 tháng 4 là hết.
Tư vấn: Hết là hết cho trình độ nào ở bên thầy ạ?
Phụ huynh Đức: Thầy chỉ nói là hết để đi thi thôi chứ không nói là trình độ nào, nhưng cũng cố
gắng mong mỏi cho các con trên 1400.
Tư vấn: 1400 vào tháng mấy ạ?
Phụ huynh Đức: 1400 là vào khoảng tháng 5.
Tư vấn: Mục tiêu là 1.400 vào tháng 5 đúng không ạ? Cháu học thầy Minh được bao lâu rồi hả
chị?
Phụ huynh Đức: Mới học tầm 6 buổi thôi, bây giờ toàn học online bởi vì dịch.
Tư vấn: Thôi Thế cũng phải chịu khó vậy, em cũng toàn làm việc online chán lắm rồi chị ạ.
Phụ huynh Đức: Các con cũng mong muốn đến trung tâm học thì thích hơn, nhưng do dịch bệnh
thế này thì phải chấp nhận thôi.
Tư vấn: Nhưng mà đấy là lớp thôi chị nhé. Có những bạn, bạn ấy quyết tâm lắm, em vẫn dạy 1-
1, ngồi với nhau như thế này này, tranh thủ lắm. Bạn Đức, điểm ở trên trường được mấy phẩy hả
chị?
Phụ huynh Đức: Trên 9 phẩy, khoảng 9.1, 9.2.
Tư vấn: Từ lớp 10 duy trì đến bây giờ đúng không ạ?
Phụ huynh Đức: Đúng rồi. Lớp 10 duy trì đến tận bây giờ?
Tư vấn: Bạn có giải gì hay tham gia cái gì không ạ?
Phụ huynh Đức: Có nhưng mà cô muốn hỏi về cái gì, về học tập hay thể thao?
Tư vấn: Về ví dụ như thi học sinh giỏi hoặc giải khoa học kĩ thuật, giải đàn guitar, hay giải bóng
rổ, bất cứ một giải thi, một giải đua nào đấy thì bạn ấy có không hả chị?
Phụ huynh Đức: Về học tập thì bạn ấy có một giải, đó là bạn ấy đi Malaysia về được huy chương
bạc.
Tư vấn: Là giải gì hả chị?
Phụ huynh Đức: Đổi mới sáng tạo quốc tế, tổ chức tại Malaysia, được huy chương bạc, tức là
giải nhì.
Tư vấn: Dạ vâng. Ngoài ra có gì nữa không ạ?
Phụ huynh Đức: Ngoài ra bạn ấy có giải thi Taekwondo, bạn được huy chương đồng.
Tư vấn: Là giải cấp nào hả chị?
Phụ huynh Đức: Giải của thành phố Hà Nội.
Tư vấn: Bạn ấy tập Taekwondo lâu chưa hả chị?
Phụ huynh Đức: Bạn ấy tập lâu rồi. Bạn ấy tập từ thời cấp 2 xong rồi có một thời gian bạn ấy
ngưng bởi vì học vất vả.
Tư vấn: Con có thích không hả chị?
Phụ huynh Đức: Rất là yêu thích môn đấy, rất là yêu thích Taekwondo, yêu thích bơi lội.
Tư vấn: Duy trì từ cấp 2, ví dụ như là một tuần một buổi hay gì ạ?
Phụ huynh Đức: Duy trì từ cấp 2, bạn ấy duy trì thường xuyên, bạn ấy đến trung tâm học rồi bạn
ấy đến đấy. Nhưng lên cấp 3 thì bận học nên bạn ấy không duy trì được thường xuyên.
Tư vấn 2: Bạn ấy đã có định hướng học ngành gì ở bên Mỹ chưa ạ?
Phụ huynh Đức: Thực ra bạn ấy cũng rất mong muốn các cô ở đây định hướng, tư vấn. Vì bây
giờ phải xem là cái ngành nào, không những học mà sau này còn có việc làm, chứ không phải
vào học xong rồi đến lúc không có cơ hội việc làm.
Tư vấn: Con nghiên cứu về mảng nào hả chị, con nghiêng về tự nhiên hay xã hội?
Phụ huynh: Cả 2 cháu này đều nghiêng về tự nhiên đấy, là môn toán, lí đấy.
Tư vấn: Bởi vì năm nay em nhận khá nhiều bạn Tổng hợp, Các bạn phải cạnh tranh với nhau cho
nên em phải hỏi rất là kỹ để em lôi được cái gì đó của con ra, cạnh tranh với những bạn Tổng
hợp khác. Không hiểu tại sao năm nay em nhận Tổng hợp nhiều thế.
Phụ huynh: Bởi vì cô cũng có tiếng mà.
Tư vấn: Em có làm việc với cả hai mẹ ở trường Tổng hợp. Có biết không Mẹ Hạnh với cả Mẹ
Hiền, cũng là hai bạn chuyên lý ở trường Tổng hợp đấy. Năm ngoái hai bạn ấy đi. Mẹ Hạnh, mẹ
ấy theo đạo Phật, Ai có kinh nghiệm về thứ gì là mẹ ấy chia sẻ cho các mẹ khác trong cộng đồng
hết, đâm ra là các mẹ lại biết nhiều. Hôm trước em vừa chat với chị Hạnh xong, con vừa xin
được internship rồi nọ kia. Mẹ ấy bảo “Chị nghe tin mà chị giàn giục nước mắt Ly ạ”. Mình nghe
mình cũng xúc động quá cơ. Bởi vì bạn ấy năm ngoái bạn ấy bị nặng tai, bạn ấy không nghe
được, khả năng nghe của bạn ấy kém, thế rồi bạn ấy phấn đấu. Tiền cũng không phải là tiền của
mẹ, mà là tiền của bác bạn ấy cho. Có rất là nhiều thứ vượt qua thác ghềnh cùng nhau, đâm ra là
rất quý.
Mình mong muốn là xin được việc đúng không chị?
Phụ huynh: Mong muốn là bạn ấy được học và sau này ra trường kiếm được nghề, nghề mà ví dụ
như xã hội đang cần cái gì, thì bạn ấy học và bận ấy đáp ứng được đòi hỏi ấy. Chứ nếu học xong
ra trường lại không có công ăn việc làm thì đi theo con đường đó hơi bị lãng phí. Nên phải chọn
đúng hướng cho sau này.
Tư vấn: Dạ vâng. Quan điểm gì về bạn Đức mà chị thấy là em nên biết về con, hoặc về mong
muốn của chị không ạ?
Phụ huynh: Thực ra con chị có tính rất quyết tâm. Bất cứ khi nào nó làm cái gì, nó đã không làm
thì thôi chứ nếu làm thì nó sẽ quyết tâm và cố gắng.
Tư vấn: Tính con cởi mở hay tính con trầm hả chị?
Phụ huynh: Tính con hơi trầm, không được cởi mở lắm. Chỉ có cái là nó rất quyết tâm. Ví dụ như
nó thi Chuyên thì trong ba tháng nó quyết tâm ôn luyện, quyết tâm thi được vào Chuyên.
Tư vấn: Con có sức khỏe không hả chị?
Phụ huynh: Sức khỏe tốt.
Tư vấn: Cái này rất quan trọng chị nhé. Nó là sức bền. Vì trước mắt mình sẽ có một kỳ phải
chiến đấu rất nhiều thứ nên phải có sức khỏe tốt. Ví dụ thức đến 1 giơg thì hôm sau 7 giờ vẫn
dậy được bình thường phải không ạ?
Phụ huynh: Vẫn dậy được bình thường.
Tư vấn: Ôi em làm cái nghề này, nhiều khi là thuốc gì bổ cho con em cũng thuộc tên cơ. Em phải
tư vấn cả những cái đó chị ạ. Đối với những bạn nam thì còn đỡ chứ đối với các bạn nữ, các bạn
ấy đuối sức hơn, phải chăm như chăm trẻ con. Em phải hỏi hết. Còn bạn Tùng thì sao hả chị?
Phụ huynh: Bạn Tùng học cùng trường với bạn Đức, hai bạn đều học Chuyên lí.
Tư vấn: Có cùng lớp với nhau không ạ?
Phụ huynh: Khác lớp em ạ, ở trường đó thì mỗi khối học 2 lớp lí. Bạn Tùng học lớp lí 2, bạn Đức
học lớp lí 1.
Tư vấn 2: Điểm GPA ở trường của bạn Tùng, năm ngoái cũng ở mức 9,3, còn năm nay học kì 1
bạn ấy 9,4 ạ. Con học khá môn nào nhất hả chị?
Phụ huynh 2: Bạn ấy cảm thấy bạn ấy khá nhất là môn Toán.
Tư vấn: SAT với IELTS của con có giống với bạn Đức không hả chị?
Phụ huynh Tùng: Cũng tầm đấy ạ.
Tư vấn: Bạn ấy có SAT toán 2 chưa ạ?
Phụ huynh Tùng: Có rồi em ạ
Tư vấn: Thế thì hai bạn gần gần giống như nhau
Phụ huynh 1: Bởi vì hai bạn đua nhau học mà.
Tư vấn: Như là chị Hạnh với chị Hiền, hai mẹ y như là cặp với nhau, hay đi với nhau và hai con
cũng thi cùng một trường.
Phụ huynh Tùng: Cô giáo giao bài mà hai con cùng một trường thì tốt hơn.
Tư vấn: Hai đứa đi cùng một trường, rồi mày suất ăn to, tao suất ăn nhỏ. Chọn suất ăn rồi suốt
ngày so sánh với nhau, rồi phòng ốc các thứ, vui lắm. Mục tiêu cũng giống như bạn Đức, SAT
tháng 5 là 1400 hả chị?
Tư vấn: Về giải Đổi mới sáng tạo, bạn Tùng có thi cùng bạn Đức không hả chị?
Phụ huynh Tùng: Về giải thì năm ngoái bạn Tùng có thi một giải là Sáng tạo trẻ, thế giới thì bạn
Tùng được giải vàng ạ. Năm nay bạn Tùng tham gia cùng Đức thì được giải bạc ạ, 2 giải.
Tư vấn: Bạn Tùng và bạn Đức đều tham gia câu lạc bộ khoa học của trường phải không ạ?
Phụ huynh 1 + Phụ huynh 2: Đúng rồi ạ.
Tư vấn: Sản phẩm của giải Sáng tạo trẻ thế giới này là sản phẩm mà con làm được hả chị?
Phụ huynh Tùng: Các bạn ấy ứng dụng các kiến thức về lý và hóa để sản xuất ra một thiết bị lọc
bụi cho không khí ở trong công viên cô ạ. Về vật lý,các bạn ấy ứng dụng kiến thức vật lý để xử
lý môi trường nước trong ngành nuôi trồng thủy hải sản.
Tư vấn: Cái này các thầy ở trường có hướng dẫn không ạ?
Phụ huynh Tùng: Thứ nhất là các bạn thấy có một nhóm để cùng lên ý tưởng. Các bạn ấy cũng
nhờ các thầy định hướng và cho ý kiến để các bạn thấy làm đề tài này.
Tư vấn: Thế thì khác dùng bạn Bách với bạn Nhật Anh năm ngoái mà em nhận. Con có giải gì
khác không hả chị?
Phụ huynh Tùng: Ngoài hai giải đấy ra bạn Tùng không có giải gì khác nhưng mà bạn ấy lại
được cái là bạn ấy làm lớp trưởng. Bạn ấy cởi mở. Bạn ấy thành lập một đội bóng của lớp, hàng
tuần thì đội bóng đó có sinh hoạt. Tức là cũng có yếu tố leader. Bạn ấy cũng là Phó ban tổ chức
ngày hội Chuyên lí hàng năm.
Tư vấn: Bạn ấy đã xác định được ngành học chưa hả chị?
Phụ huynh Tùng: Ngành học thì bạn Tùng cũng giống bạn Đức. Thực ra là hai bạn cũng chưa có
đam mê rõ rệt cô ạ. Thực ra cũng rất là thích ngành khoa học công nghệ. Tuy nhiên bạn ấy cũng
chưa có một cái đam mê rõ rệt, ví dụ như là sở thích máy tính, thích lập trình, v.v là bạn ấy chưa
có. Một phần cũng do gia đình chưa định hướng nhưng đối với các gia đình khác là các bố mẹ
cũng cho con đi học các khóa lập trình các thứ. Nhưng có cái là các bạn ấy cũng vừa mắc thời
gian học trên trường như mẹ đã trình bày với cô, nó quá dày đặc, làm cho các con cũng chưa có
nhiều hoạt động như các bạn Ams. Chưa biết cách tiếp cận ngành nghề cô ạ.
Tư vấn: Mong muốn của gia đình nhà mình chắc là cũng giống như của gia đình bạn Đức đúng
không ạ?
Phụ huynh Tùng: Gia đình cũng muốn tìm cho con một cái nghề ở trong ngành Khoa học công
nghệ. Dụ như trong bối cảnh cô viết thì những ngành liên quan đến khoa học máy tính là ngành
đang rất hot. Hai mẹ thì cũng có hỏi về kinh nghiệm, và cũng có hỏi về những thông tin thị
trường lao động, cũng như về định hướng nghề nghiệp tương lai, thì biết được ngành này cũng
cũng tương đối tốt. Bác của Tùng thì cũng là kỹ sư phần mềm ở Seattle ở bên Mỹ, bác có nói về
cái job này thì rất là ổn về tương lai, nhưng quan trọng là các bạn ấy có đáp ứng được không.
Hoặc là năm nay hồ sơ cạnh tranh về cái ngành đấy như thế nào, thì cũng cần cô định hướng.
Tư vấn: Ở Seattle là thủ phủ của Amazon. Học sinh của em vừa mới tốt nghiệp và vừa mới xin
được vào Amazon xong. Ở Seattle người ta cho 1200 ngoài lương để thuê nhà với sinh hoạt. Cái
này thì em chia sẻ sau.
Tính của con thì như thế nào hả chị?
Phụ huynh Tùng: Tính của con thì hài hòa, cởi mở và nói chung khá nhanh nhẹn ạ.
Tư vấn: Sức khỏe chắc cũng tốt đúng không chị?
Phụ huynh Tùng: Dạ vâng ạ. Nó chịu khổ được ạ, 2 bạn giống nhau.
Tư vấn: Cái đấy là cái quan trọng lắm chị nhé. Hồi trước, buồn cười, chồng em đến nhà tìm hiểu
em, xong rồi đi về. Nói chung chỉ ngồi nói chuyện thôi nhưng mẹ em xuống, mẹ em không bao
giờ cho em ngồi nói chuyện với người khác giới bao giờ. Mẹ em xuống nói chuyện một hồi xong
rồi lúc anh ấy về, mẹ em nói với em là cậu ấy có sức khỏe đấy. Đấy là câu đầu tiên mẹ em nói
với em. Xong em bảo: “Mẹ buồn cười nhờ, phải xem có đẹp trai không chứ sao lại sức khỏe”.
Cái hồi đấy mình mơ mộng mà chị, nhưng mà khi em đi du học cùng chồng em sang Mỹ thì
đúng, sức khỏe là số 1. Tức là các mẹ mà chị, góc nhìn rất thực tế, rất đi sâu vào đời sống. Còn
mình chỉ nghĩ đến đẹp trai, nói chuyện hay nọ kia.
Phụ huynh Tùng: Thế là mẹ có kinh nghiệm rồi. Các cụ nói không sai đâu cô ạ.
Tư vấn: Đúng rồi ạ, nhất là đàn ông con trai. Bởi vì ở bên Mỹ, thậm chí là còn tính nước ở lại
bên đấy nữa thì phải xem vấn đề về sức khỏe. Sau này phải chọn cả vùng cho con nữa, để làm
thế nào tốt nhất.
Phụ huynh Tùng: Hôm nay 2 mẹ cũng nói chuyện về vấn đề vùng với khu vực trường của các
con.
Tư vấn: Thế 2 chị Hằng đã từng đi tham khảo tư vấn ở trung tâm nào chưa, và các chị có mong
muốn khi làm việc qua một bên trung tâm như em chẳng hạn, thì sẽ làm được đến mức độ nào,
hoặc là có những gì mà chị thấy chưa ưng, chị mong muốn tốt hơn không ạ?
Phụ huynh: Cái thứ nhất, cũng xin trình bày với cô, thực ra là như thế này. Hai mẹ cũng đến
Summit cách đây một tuần do là cũng không phải chủ động đến, còn cái thông tin mà họ gọi
điện, thì 2 mẹ có đến. Họ cũng có cho 2 con làm bài kiểm tra. Sau đấy họ cũng ngồi nói chuyện
và họ cũng tư vấn. Nhưng họ chỉ đưa ra một gói tư vấn của họ thôi. Hai mẹ 1 đến gặp các cô với
mục đích là trên hồ sơ của các con ,thông qua trao đổi với cả hai mẹ, thì các cô thấy là các bạn
này cần cần cái gì và cái mục đích cuối cùng là các con apply được vào, các con đi du học ở
những trường mà các con mong muốn. Dựa trên năng lực của học sinh thì bên trung tâm có thể
giúp được những gì, căn cứ vào hồ sơ của con. Cũng muốn là nhờ cô tư vấn, nhờ cô khuyên trên
những nội dung mà bố mẹ đã đưa cho cô.
Tư vấn: Thế thì thôi, em cũng không biết là bên Summit đã chia sẻ đến đâu rồi. Nhưng mà em cứ
nói những cái từ góc nhìn của em, thứ hai là cách làm của em. Bởi vì đến cuối cùng thì phải là có
xin được việc không. Đấy là cái quan trọng nhất. Còn học thì nó cũng chỉ là học thôi, nó chỉ là
bước đệm để cho mình đi xin việc thôi. Em thì em chưa gặp các con đâu nhưng mà cái tư tưởng
của em là như thế này:
Có 3 bước mà mình cần phải làm. Bước đầu tiên là mình phải ôn SAT. Vì năm nay em
dạy các bạn Tổng hợp khá là nhiều, nhiều hơn so với các năm khác. Thì tự nhiên năm nay các
bạn tổng hợp các bạn ấy quyết tâm hơn rất nhiều. Các con sinh năm dê rất là đông nên độ cạnh
tranh sẽ rất cao, nên điểm 1400 chưa giải quyết được cho mình đâu trong môi trường cạnh tranh
gắt gao như này. Cho nên bây giờ, các bạn ấy đã có điểm SAT II toán rồi. Nhưng vấn đề là thế
này, các trường đại học ở bên Mỹ, nhìn con trai không được thích thú cho lắm, người ta chỉ thích
nữ thôi. Ở xã hội của người ta thì người ta lại ưu tiên phụ nữ hơn rất nhiều. Ngay cả Việt Nam
mình cũng thế, em chia sẻ cái này hơi nhạy cảm một tí, nhưng mà thường các gia đình sẽ cho con
trai đi du học nhiều hơn, còn con gái thì hơi bị dè dặt. Nó là cái bất lợi. Chứ bạn nào là con gái
thì em lại có nhiều chất liệu để em làm cho bạn ấy hơn. Em phải chia sẻ thẳng thắn là thế. Điều
đầu tiên mình cần làm đó Là mình phải đặt mục tiêu cho các con là 1500 SAT, chứ không thể là
1400. Nhưng được cái là các con đều có sức học và đều quyết tâm học, và có sức khỏe, nên mình
phải đặt mục tiêu đấy thì mình mới đạt được những cái mình mong muốn. Bao giờ em nói thì em
cũng nói là “nữa lên”, “cố lên”, chứ không phải là “oke”, “được rồi”. Bởi vì với hai bạn nhà Thì
em không biết nhưng học sinh nói chung là “cứ không bơm là xìu”, nên mình phải bơm liên tục
cho các con. Các bạn ấy thì hết 30 tháng 4 là các bạn ấy xong ở chỗ thầy Minh, đầu tháng 5 là thi
SAT luôn, nhưng mà em muốn chắc chắn ít nhất là phải đạt được điểm 1450 vào tháng 5 chứ
không thể là 1400 vào tháng 5 được. Sau đó thì đến tháng 10 năm 2020 thì mình phải đạt được
mục tiêu là trên 1500 rồi. Trong 2 khoảng này thì đến tháng 6 năm 2020, thi cho em một môn
SAT II nữa. Một môn gì đó nữa mình sẽ quyết định sau. Nhưng mình sẽ chọn một môn mà phù
hợp với hình ảnh em xây dựng cho con. Thứ hai là môn nào mình có tiềm năng đạt điểm cao
nhất thì mình chọn để mình thi.
Em cũng phải chia sẻ thật, nó hơi nhạy cảm một tí. Em thì em làm việc với cả Tuấn Anh
và thầy Minh rồi. Bởi vì em làm việc cũng 10 năm, có một thời gian em nhờ Tuấn Anh sang đây
dạy, cả anh Minh nữa. Hồi anh Minh mới làm cho ngân hàng thôi, anh Minh thì học ở nhật mà,
cho nên về sau anh ấy làm cho ngân hàng. Anh ấy chuyển sang cái này thì em cũng mời anh ấy
dạy ở đây một thời gian, nhưng sau này anh Minh dạy ở nhà thì em cũng không được mời anh
Minh nữa. Cái phương pháp của anh Minh và Tuấn Anh, nó sẽ xoay quanh được điểm đó, nhưng
đối với em thì nếu như em được nhận các con luôn vào thời điểm này, thì em sẽ dạy các con
SAT luôn, và đặc biệt là môn đọc, là môn khó lên điểm nhất, lên điểm chậm nhất. Thì mình có 1
tháng rưỡi để làm sao kéo các con lên. Các con có lợi thế về môn Toán nữa, Toán của các cậu
Tổng hợp thì rất ẩu, sai toàn những thứ đáng tiếc thôi.
Phụ huynh Tùng: Ở nhà thì lúc nào cũng làm được 800, 900 mà đi thì chả hiểu sao có 760.
Tư vấn: Đấy chị ạ, tức là sai 1, 2 câu và khi nhìn lại thì chị bảo chứ “Chị mua dây thừng chị treo
em lên”, bởi vì nó sai chuyển vế đổi dấu chẳng hạn, sai những thứ linh tinh thôi, nên rất là đáng
tiếc. Thì mình còn có 1 tháng rưỡi nữa.
Cái thứ nhất, mình phải biết được mục tiêu cuối cùng của mình là gì, lúc đấy mình mới xốc lại
nhau. Giờ cứ “Ôi thôi, học thế nào để được điểm cao nhất”, bảo “Không. Cao ngần này là em
đóng tiền ngần này, không cao được ngần này là bù sang ngần kia”, thì nó tính bằng nghìn đô
chứ không tính bằng này nọ kia các thứ đâu. Lúc đấy mình mới gồng nhau lên, cái cách em
thường làm việc với các con là như thế. Tháng 10 này mình phải đặt mục tiêu là chắc chắn được.
Tại sao em lại để 2 mốc như thế này. Bởi vì đối với các trường ở Mỹ, nếu 2 kì thi của mình mà
điểm khác biệt nhau quá thì người ta sẽ nghi ngờ mình. Ví dụ tháng 5 chỉ đạt 1400 thôi, nhưng
tháng 10 đạt 1530 chẳng hạn, là cách nhau nhiều quá, người ta sẽ nghi ngờ điểm của mình và em
đã có khá nhiều bạn đã bị hủy thi do hai kì thi gần nhau mà điểm lại tăng tốc quá, người ta bảo là
chỉ có gian dối thôi, chứ bình thường sức con người không thể lên từng này điểm được. Một là
bạn bay sang Mỹ bạn thi lại, tôi cho bạn thì lại miễn phí, Là tôi hủy điểm cho bạn. Thì hầu như
chẳng có ai đi sang Mỹ để thi lại cả, nó sẽ rất đáng tiếc và bây giờ con là hơi muộn rồi, thì sẽ bị
chậm hồ sơ của các con. Bởi vì tháng 10 là cơ hội cuối cùng để các con thi SAT I. Mình sẽ nộp
hồ sơ của mình vào ngày mùng 1 tháng 11 năm nay luôn. Đây là cái đầu tiên mà mình phải làm
về điểm số.
Các chị có hỏi gì về điểm nữa không ạ?
Phụ huynh Đức: Nếu trong trường hợp bây giờ các con không đạt được 1.500 thì sao? Đến với
các cô thì các cô có giúp được không.
Tư vấn: Vâng đấy là em đang nói về cái này thôi. Tiếp theo em sẽ chia sẻ về những cái của mình
làm nữa và cuối cùng mục tiêu là gì.
Cái thứ hai là bây giờ mình phải nghĩ đến hoạt động xã hội ngay. Các bạn ở trường Tổng hợp
đặc biệt là rất thiếu hoạt động xã hội, các bạn ấy cùng lắm chỉ có những hoạt động ngoại khóa và
các kỳ thi cho các bạn thôi, kỳ thi tức là thành tích cho các bạn. Ở bên Mỹ người ta không nhìn
cái ở trong kho, mà người ta xem là chị mang cái gì ở trong kho ra để chị dùng. Điểm phẩy hay
những cái kỳ thi mà các con có là những cái rất tốt, nhưng mà đấy cũng chỉ là tốt cho em thôi,
còn chưa tốt cho người khác. Cho nên ở Mỹ người ta rất là cần. Mà ở những nhóm trường mà em
đang nhắm cho Đức với Tùng đây sẽ là nhóm trường mà về sau, sau khi mình nộp hồ sơ rồi,
người ta sẽ bay thẳng sang bên này đẻ phỏng vấn con, người ta ngồi như em ngồi với các chị đây
để phỏng vấn con. Cho nên các hoạt động của mình phải rất thật, mình phải có lớp ý rất sâu với
những thứ mình làm thì mình mới thuyết phục được họ. Vì vậy mục thứ hai mình phải xây hoạt
động xã hội. Mình phải xây ngay và mình phải xây đúng vào trọng tâm những nhóm trường bên
Mỹ người ta đang yêu thích hoạt động xã hội gì, người ta đang mong muốn có những hoạt động
xã hội gì. Tóm lại là mình sẽ có ba mục, một mình cần làm một là về phần học, hai là mình mình
phải xây hoạt động xã hội. Về hoạt động xã hội thì hai bạn sẽ phải đi hai hướng khác hẳn nhau.
Vì năm nay các bạn tổ hợp quá nhiều. Các bạn Việt Nam lại bị cái là tốn thời gian nhiều lo lắng
các thứ. Lo lắng là con đi đâu các thứ nhưng cuối cùng lại không có kết quả nhiều bởi vì nó
giống nhau như đồng phục. Đi dạy trẻ con tao cũng đi dạy trẻ con. Chỉ là vui thôi, chỉ là có bạn
đi cùng thì vẫn khởi hơn, chỉ là có động lực đi cùng với nhau thôi, Các bạn ấy không biết rằng là
điều đó lại làm cho bộ hồ sơ giống như nhau mà cái em cần là các bộ hồ sơ khác hẳn nhau. Thì
em sẽ phải phỏng vấn trực tiếp với Tùng xem tính cách con người của các bạn ấy thế nào, xu
hướng thế nào, sở thích như thế nào, sau đó thì em sẽ xây. Bởi vì, Đối với các hoạt động xã hội
mà các con không thích thì các con không chịu làm đâ. Bà đó là những va chạm rất cần thiết, cần
thiết không những là cho bộ hồ sơ này, mà cần thiết nhất là lúc con học ở bên Mỹ. Vì em thì em
thường theo các con toàn bộ thời gian các con học ở bên Mỹ, chứ không phải mình xong ở đây là
xong, xin được học bổng là xong. Xin được học bổng mới là bắt đầu thôi, chưa là cái gì hết.
Mục thứ ba của mình là chọn ngành và chọn trường, hai cái này sẽ ảnh hưởng đến xin việc. Chọn
ngành và chọn trường em nhắm vào hai cái. Một là em sẽ xem xu hướng việc làm trong 5 năm
nữa, xu hướng bây giờ khác và xu hướng 5 năm nữa khác. Cá thứ hai đặc biệt phải hướng dẫn
cho các bạn, không thuộc về phần cứng, nó chỉ là phần mềm nhưng nhiều khi cái phần mềm mới
là quyết định. Bởi vì em làm, có 2 lứa học sinh của em tốt nghiệp rồi nên em rất hiểu nó như thế
nào. Em thì em chưa học cùng với cả nước đâu, nhưng được cái là học hành rất tốt, có thể gọi là
thanh niên nghiêm túc, chuẩn chỉ các thứ lắm nhưng độ linh hoạt lại thấp. Cái sự cởi mở, kết nối
và nắm bắt được cơ hội, bởi vì cơ hội thoáng qua một cái thôi, thì bạn chưa được nhanh nhẹn ở
phần đó. Là thông qua phần mà chị em mình làm việc với nhau, mình sẽ bơm dần dần, mỗi một
ngày có 2 tiếng dạy thì sẽ có 5 phút ngồi bắt đầu tỉ tê cái nọ cái kia, đưa thông tin các thứ v.v để
các em biết được trường hợp ở bên Mỹ nó như thế nào.
Thứ hai về chọn ngành, thì em sẽ phải chọn ngành phù hợp với tính cách của con. Cái đấy là
quan trọng vô cùng. Thị trường có nhu cầu nhưng mình không đáp ứng được thì cũng là bằng 0.
Nhưng khi các bạn hỏi “ Làm sao em đáp ứng được?”, thì em luôn luôn nói rằng “Em chỉ đáp
ứng được khi em có thế mạnh về cái đó.”. Bởi vì đam mê nghe thì nó to nhưng mà nó được xây
từ những cái nhỏ. Làm được là mình thành công, mình lại sướng, mình lại tiếp tục làm thêm, qua
năm qua tháng nó tạo thành đam mê của mình thôi. Nên em sẽ phải xem xem rằng mỗi bạn có
thế mạnh gì, có tính cách gì thì em sẽ tư vấn cho các bạn cái ngành nhưng chỉ trong cái khoanh
Khoa học tự nhiên thôi. Về khoa học máy tính thì em nói sâu một tí, bởi vì các bạn nam hay đi
theo ngành khoa học máy tính này. Nhưng mà ngành khoa học máy tính nó rất rộng, nó không
như mình tưởng tượng đâu. Nó có Computer Sciences, nó có Computer Engineering. Và giữa
khoa học máy tính và kĩ sư máy tính nó khác gì nhau thì phải giải thích cho các con hết. Cái tính
cách này của em, thế mạnh này của em thì em hợp với cái này hơn. Sẽ phải đi vào rất là sâu để
làm sao chọn được đúng, sau đấy là các con bập vào ngay chứ các con không bị “Thôi chết rồi
chọn nhầm ngành rồi xong bắt đầu lại đi loanh quanh loanh quanh”. Đấy là cái mà mình phải chú
ý.
Tiếp theo là về việc các con bơi như thế nào ở trong trường của các con. Thường Việt Nam sang
bên Mỹ rất là thiệt thòi. Công việc của em không dừng lại ở lúc em xin được học bổng cho các
con, không dừng lại ở lúc các con bay, mà dừng lại chỉ khi các con xin được việc thôi. Em thì em
coi thế mới là một chặng đường cùng nhau. Các con ở Tổng hợp thì thường thiệt thòi, b kệởi vì
không biết nắm bắt được,c không biết tạo quan hệ với những người ở xung quanh. Đây thuộc về
kĩ năng mềm. Bạn cậu mà em bảo là vừa mới xin được vào Amazon xong, bạn học Computer
Science đó, nó được offre việc là nó gửi giấy offre việc cho em ngay, thế là em tóm nó ngay. Em
hỏi là “Thế em ơi em đi phỏng vấn thì họ hỏi em những gì?”, bởi vì nó trượt rất nhiều. Trước đấy
nó trượt rất nhiều xong nó mới bảo với em là “Chết rồi chị Ly ơi, bây giờ em trượt”, thì lúc bấy
giờ em mới ngồi em phỏng vấn thử với nó, em mới thấy là “trả lời như em fail là đúng rồi còn gì
nữa”, xong rồi mới bắt đầu ngồi tập luyện với nhau. Bên Amazon là bên rất lớn, mà còn ở Seattle
nữa. Việt Nam mình sang bên đất rất thiệt thòi. Bản thân em sang bên đấy học thì em mới thấy là
người Mỹ nhìn nhận Việt Nam như thế nào. Em sang bên đấy, nó hỏi: “Mày đến từ đâu đấy?”,
em trả lời: “Tao đến từ Việt Nam”, bảo “Thật không?”, bảo “Thật”, xong bảo chứ “Việt Nam
không có nhiều người như thế này đâu. Nhìn em không giống người Việt Nam, tính cách của em
không giống người Việt Nam đâu bởi vì em xông xáo lắm, em không ngại đâu, em hòa nhập
được. Thường các bạn nữ sẽ hơi bị thu mình, Việt Nam mình cứ sang là ngại.
Em có nhiều câu chuyện buồn cười lắm. Em đi xin việc xong em có cửa nhà người ta rồi các thứ
buồn cười bên đấy lắm, nhưng mà co ó như thế thì cuối cùng người ta mới thấy sự nỗ lực của
mình. Khi bạn ấy đi phỏng vấn ở bên Amazon ý, vì bạn ấy học khoa học máy tính, “nhưng mà cả
một cái buổi phỏng vấn đấy người ta không hỏi em gì về máy tính đâu chị Ly ạ”. Bởi vì coding
thì ai cũng biết code, người ta không hỏi em đâu, người ta hỏi đúng câu chị luyện cho em, người
ta hỏi những thứ “mềm”. Ví dụ người ta hỏi:
“Bạn làm dự án này trong lúc bạn học à?”,
“Ừ đúng rồi”
“Trong lúc bạn làm có mâu thuẫn với ai không? Bạn giải quyết mâu thuẫn lấy ra làm sao?”
Người ta hỏi em về những thứ rất bình thường thôi Chứ người ta không hỏi em về cái này đâu.
Cuối cùng 2 chị em ngồi ra được với nhau, cái thứ nhất là phải dặn nhau người ta hỏi kỹ năng
chứ hhông hỏi về cái phần “cứng” đâu. Cứng thì cậu nào cũng có và nó thể hiện trên bảng điểm
của cậu rồi. Tôi không cần hỏi. Cái thứ hai là cái trường nào mà về sau phải xin các thứ thì nó
phải cho học sinh học những chương trình gì. Những ngành ví dụ như Khoa học máy tính nhìn
vào là có tốt nghiệp được những nội dung học đó không thì mới là những nội dung học quan
trọng trong ngành khoa học máy tính đấy. Mình vào một cái trường nó lại cho mình ở một cái
ngạch khác Khoa học máy tính, mà cái thị trường chưa dùng đến những cái quá là chung chung
đấy. hoặc là quá cao siêu đấy. Đó cũng không phải là một cái tạo lợi thế cho mình khi mà đi xin
việc đâu. Đấy là cái mà mình phải làm việc cùng nhau.
Nói về cái mục đích cụ thể, em nghĩ hai bạn này nên xin vào top 50, và số tiền nhà mình đóng sẽ
rơi vào khoảng 20.000$ đến 25.000$/ năm thôi. Đấy là cái mục tiêu em đặt cho các con.
Bây giờ quay lại với câu hỏi của chị Hằng (Phụ huynh Đức).
Phụ huynh Đức: Ừ giả sử như các con đã cố gắng hết sức nhưng mà không được như mong
muốn thì làm thế nào. Và cái thứ hai là bài luận, nó cũng đang hướng cái đấy nữa.
Tư vấn: Tức là cái 1500, khi mà em làm việc, lúc nào em cũng phải đặt mục tiêu đấy. Các chị
cũng phải đặt cho em mục tiêu đấy khi các chị nói chuyện với con. Nhưng mà giữa chị em mình,
sức của em làm là 1450 em vẫn cứ làm được. Đây là cái chia sẻ rất riêng.
Phụ huynh Đức: Sợ là muộn quá. Ví dụ như bây giờ các con ôn sớm. Thứ hai nữa là hai bạn này
đi học.
Phụ huynh Tùng: Chia sẻ thật với cô Ly, không biết là như thế nào, bạn Tùng đi học trước bạn
Đức. Nhưng bạn Tùng cái nền không tốt. Cho vào anh Tuấn Anh học thì thành ra không hấp thụ
được. Tức là không phải là khó, nhưng Tuấn Anh dạy cho những bạn trình độ ổn hơn, tức là
Tuấn Anh không bài bản, không ghi từng bước từng bước, chị cảm giác là như thế. Đối với đứa
chẳng hạn như cái nền không tốt thì bạn ấy sẽ bị tụt lại, chị cảm giác thế. Tức là cái lớp này rất là
đông, 50 đến 60 bạn, nhiều dân chuyên ngữ với Ams. Không có phương pháp hay đường đi nước
bước cụ thể. Học sinh cư đến là anh đấy cho đề, và đương nhiên là chúng mày phải làm được,
học sinh nó sẽ có những khó khăn.
Tư vấn: Nếu em không làm được thì anh có gỡ cho em không?
Phụ huynh Tùng: Nó khó khăn như thế mà không gọi cho nó thì lần sau đó tiếp tục mắc. Một
phần là vì lớp đông nữa. Chị cảm nhận là như thế.
Tư vấn: Cái SAT mà dạy đông thì thiệt thòi cho các con.
Phụ huynh: Đấy, các bạn bị tụt lại càng bị tụt cô ạ.
Tư vấn: Tức là như thế này em thì em thấy rằng, bởi vì Tuấn Anh là dân tự nhiên. Tuấn Anh là
dân hóa, xuất phát từ chuyên hóa, về sau là chuyển sang toán, rồi dạy thêm cả đọc và viết nữa.
Như Tuấn Anh thì ví dụ như bạn nào ở trường Ams, bạn ấy chuyên tiếng Anh mà bạn ấy kém
toán, thì sang Tuấn Anh rất là phù hợp bởi vì Tuấn Anh là chuyên về mảng đấy. Còn em phải nói
thật là em không mạnh về toán, bởi vì em là dân ngoại ngữ, em sang Mỹ em cũng chỉ học Sư
phạm tiếng Anh thôi, em thì sẽ chuyên về đọc, viết. Em thì sẽ phù hợp với những bạn kém về
tiếng Anh hơn.
Phụ huynh Tùng: Nên là những bạn tự nhiên theo cô học nhiều là vì thế.
Tư vấn: Đấy, chắc thế. Bởi vì điểm Toán thì thường các bạn sẽ lên được nhanh hơn, thế còn đọc
viết thì ì ạch hơn. Thì em lại chuyên về cái màng đó.
Phụ huynh Tùng: Toán thì các bạn ấy có thể đáp ứng rồi, chỉ là luyện tập để cho các bạn đấy đạt
tối đa thôi.
Phụ huynh Đức: Thực ra thì hai bạn này, theo nhận xét của bố mẹ thì cái nhận thức là được, bởi
vì bạn ấy học đến chuyên thì tức là các thứ của các bạn ấy cũng được. Thứ hai là do thời gian ôn
luyện gấp quá. Nghĩa là chẳng hạn Hướng ngay từ đầu, cho đi học sớm thì sẽ khác.
Tư vấn: Đúng rồi ạ, vấp lần nọ còn có lần kia.
Phụ huynh Đức: Như bạn Đức còn chưa đi thi SAT lần nào đây này, nên lo lắm. Thứ hai là bạn
ấy không năng động như dân chuyên ngữ. Nhưng được cái bù lại là có quyết tâm.
Phụ huynh Tùng: Tức là nó có tư duy cô ạ, tư duy quyết tâm lắm.
Tư vấn: Các còn cần được chỉ cho, là xã hội Mỹ hoạt động như thế nào, nó thích những người
như thế nào. Nhiều khi có bạn hỏi là “Chị ơi chị em hỏi như thế này có ngu không hả chị?”, bảo
“Câu này em hỏi rất là ngu, nhưng mà em cần phải hỏi, em hỏi càng ngu thì em càng cần phải
hỏi”. Chứ có những đứa biết mình hỏi ngu, bắt đầu giấu.
Phụ huynh Tùng: Dân Tự nhiên thì chúng nó cứ hay giấu mình.
Tư vấn: Đúng là như thế chị ạ, mặc dù dân Tự nhiên thì rất là giỏi nhưng nhiều khi lại hơi bị
thiệt thòi hơn so với cả dân Ams. Cho nên em mới nói, cách học của các bạn này cần có 2 cái.
Một là các bạn phải học luôn, đúng phương pháp. SAT là có phương pháp, chứ không phải là cứ
phát bài ra là làm. Cái đó nó tồn tại quá lâu ở xã hội việt Nam mình rồi.
Phụ huynh Tùng: “Mẹ ơi mẹ sao con cứ cày mãi, con cũng làm nhiều đề mà sao không lên”, thế
mới khổ chứ.
Phụ huynh Đức: Bao giờ học đông quá nó cũng dàn trải, thực tế trên mặt bằng là các con không
giống nhau. Những bạn nào chẳng hạn như giỏi quá tiếng Anh rồi thì nó bật được lên, nhưng mà
mình thì lại bằng bằng. Về phía thầy thì có khi thầy lại thấy các bạn đều học được.
Tư vấn: Thầy đi theo số đông của lớp thôi.
Phụ huynh Đức: Còn thiểu số là bị thiệt.
Tư vấn: Nếu ví dụ học IELTS chẳng hạn, học lớp đông thì được, nhưng mà SAT học lớp đông là
bị thiệt thòi. Bởi vì nó là cơm áo gạo tiền với mình đấy, nó không phải là như cái kia đâu.
Phụ huynh Tùng: Lúc phát hiện ra thì cũng nghĩ là thôi bây giờ tìm một thầy cô để cho các bạn
ấy đỡ thiệt thòi. Lớp vắng thì cũng không biết đến cô đâu. Thực ra lúc đấy mọi người bảo là có
thầy Minh luyện SAT, lớp cũng vắng. Mục đích là cần 1400, bởi vì thấy các ấy cứ chới với tầm
1300.
Tư vấn: Thì thấy 1400 là sướng rồi phải không ạ.
Phụ huynh Tùng: Thì bảo thầy là cho các con xin học. Các con mới vào học được có mấy buổi
cô ạ, mới học online. Đóng tiền thì hết 30/04. Tại vì như này nữa này, biết đến cô qua một chị
cùng phòng. Con chị ấy thì đi học rồi, cái bạn lớn nhà chị ấy thì cũng đi rồi, bạn lớn đi học
Summit nhưng bạn thứ hai lại là qua đây. Mẹ cũng đi tìm hiểu các thứ thì qua chỗ trung tâm cô
Ly, trung tâm IEE, thế là chị ấy về chị ấy search, xong rồi chị ấy mới trao đổi với các bạn bên
mình. Thế là đi luôn đấy.
Phụ huynh Đức: Thế là chiều nay hai mẹ rủ nhau đi luôn đấy.
Tư vấn: Em thì do là em nhận ít thôi, cho nên cái SAT này cụ thể với bạn Đức và bạn Tùng, thì
bây giờ mình cần 2 thứ. Một là mình cần học luôn, thứ hai là mình học riêng cho Tùng và Đức
thôi. Tức là em thì không quá là phổ biến rộng rãi đâu, bởi vì em dành nhiều thời gian chăm các
con hơn. Em không làm PR các thứ tung tóe.
Phụ huynh Tùng: Nhưng mà bạn kia là bạn ấy đi từ lớp 10, bạn này bạn ấy là con gái. Lớp 10
Anh của bạn ấy thì ngày xưa qua Summit. Bạn thứ hai là con gái thì chị ấy bảo qua bên cô, cô
chăm sóc rất cẩn thận.
Tư vấn: Tên là gì hả chị?
Phụ huynh Tùng: Chị không nhớ tên nhưng mà còn cho chị xem cả hợp đồng viết với cô nữa cơ.
Tư vấn: À thế ạ. Bạn ấy học trường gì hả chị
Phụ huynh Tùng: Tức là mẹ của bạn ấy, chơi với một chị ở phòng chị, để sau chị hỏi lại.
Tư vấn: Chị mà biết tên là cái gì thì em nhớ ngay.
Phụ huynh Tùng: Còn em trai thì đi học ở bên kia rồi. Cô em gái thì vào đây làm hợp đồng với
mình, hình như cũng theo chỗ mình lâu rồi.
Tư vấn: Bởi vì em thì em nhận ít thôi, nên em phải chăm từng con một. Như Đức và Tùng thì em
thấy cái quan trọng nhất bây giờ là phải học ngay, thứ hai là mình học riêng với lộ trình riêng
cho các con. Khi mà học thì ở trong cái mà em xây dựng nên, kĩ năng nào các con cần học 1 - 1
thì dạy cho các con 1 - 1, có thể là 2 bạn cùng nhau, nhưng mà thành một nhóm đó, và các bạn ấy
có điểm yếu, điểm mạnh gì thì chỉ xử lý cho các bạn ấy thôi, thì để đạt được mục tiêu của mình.
Bởi vì em không chỉ dạy SAT, mà em dạy em còn phải xin tiền học bổng, em còn phải các thứ
kết quả của cuối cùng. Chứ còn trượt điểm thì nó còn ảnh hưởng đến tất cả các thứ về sau.
Phụ huynh Tùng: Phụ huynh đau đầu nhất và về điểm ấy.
Tư vấn: Đúng rồi ạ. Chứ còn điểm ở đây mà không được thì cũng chẳng có vấn đề gì.
Phụ huynh Đức: Thế còn bài luận thì sao? Cô sẽ hướng dẫn chúng nó viết à?
Tư vấn: Cái bài luận thì để xem như thế nào chị nhé. Bởi vì em thấy các con rất căng cho đến
tháng 10. Em quên em không ghi đấy, chứ năm nay tháng 10 còn phải thi IELTS cơ. Đấy cho
nên em mới hỏi là có sức khỏe không.
Phụ huynh Đức: Sức khỏe thì hai bạn này có bởi vì còn tập gym mà.
Tư vấn: À vâng ạ, bởi vì còn phải tich cho khi sang bên Mỹ nữa. Sang Mỹ là đi bộ kinh khủng
khiếp chị nhớ.
Phụ huynh Tùng: Đúng rồi, còn sinh hoạt, thời tiết, v.v.
Phụ huynh Đức: Thế bình thường học cô thì thời gian như thế nào? Bởi vì bây giờ đang hướng
mấy cái đấy đấy.
Tư vấn: Thời gian thì em sẽ xây theo thời gian của các con, Chứ em không xây theo thời gian
của em. Bởi vì bây giờ em đang muốn nhận kết quả cuối cùng của các con mà bây giờ em bảo là
do lịch của các con nên là thôi không học nữa, thì đến cuối cùng đạt điểm là không tốt rồi. Cho
nên em xây theo thời gian của các con chứ em không xây theo thời gian của em. Phải thế thì mới
làm được chị ạ. Chứ còn nếu xây các con như một học sinh SAT bình thường thì không thể làm
dược kết quả cuối cùng của mình đâu. Đã dồn là phải ưu tiên với nhau, đầu tiên phải là lịch. Em
trống những hôm nào, em viết ra đây cho chị , chị xếp buổi học vào đúng những hôm em viết ra
đây cho chị. Chứ không phải chị có lịch cố định, em theo được thì theo, không theo được thì
thôi. Thì cái đấy rất khó bởi vì đây là bước ngoặt lớn.
Về bài luận chị nhé, thì sẽ có 2 hướng như thế này. Tốt nhất là các con tự viết, sau đấy thì
em sẽ sửa cho các con trên nền ý tưởng của các con. Em cũng nói thật là có các con, đặc biệt ở
bên trường Ams, “phải là ý tưởng của em”, phải là cái nọ, phải là cái kia, thì em khuyến khích
các cháu cái phần đó. Nhưng mà thường cái đó sẽ áp dụng được với các bạn gọi là “xong sớm,
nghỉ sớm” đấy, xong xuôi SAT rồi thì chỉ vào phần đấy thôi. Còn những bạn mà còn vướng giữa
việc học và việc luận thì em luôn ưu tiên việc học hơn, bởi vì học là cái mà em không thể ngồi
vào phòng thi cho các con được. Nhưng bài luận thì em có thể hỗ trợ cho các con được, em chỉ
cần các con ngắm thôi, xem là có chất liệu gì của các con đưa cho em, còn đâu em sẽ tự sử dụng
những chất liệu đó để hoàn thành khối lượng luận cho các con. Mặc dù khối lượng đấy rất lớn.
Mình sẽ phải viết 1 bài luận lớn và khoảng 20 bài luận nhỏ, nhưng mà em có được chất liệu như
thế rồi. Cái thứ hai là đối với các con, em chỉ nhắm cho các con vào các trường top 50 thôi, và
những trường nào có cho tiền thôi. Cho nên em sẽ lôi những đề luận của những trường đó ra và
thảo luận với con trước, giảm tối thiểu thời gian các con phải dành cho luận, đẻ các con có thời
gian học. Bởi vì quả là một mùa hè rất bận đấy chị nhé. Không những các con đâu mà các chị
cũng rất bận. Em phải nhờ các chị lấy cho em chứng nhận tiền lương, ngân hàng các thứ v.v. Cái
gì mà mình có thể làm được cho nhau thì mình làm, mình sẽ hỗ trợ nhau hết sức về cái phần đấy.
Đấy là cách làm việc của em.
Phụ huynh: Bây giờ nghe cô nói qua về lịch trình, cũng như là việc mà cô sát sao nọ kia thì các
mẹ cũng thấy cô rất là quan tâm và chi li đấy, đến chăm sóc các con cũng rất chu đáo rồi. Thế
bây giờ các mẹ cũng muốn đến phần tư vấn phí trong hợp đồng. Cô có thể nói để bọn chị biết
thêm. Như trường hợp của các con như này thì sẽ là như thế nào.
Phụ huynh Tùng: Như cái bạn chuyên ngữ, con cái chị mà cùng phòng với chị, bảo là hôm nào
chả đi qua cô, cũng muốn là nhóm cả 3 bạn luôn.
Phụ huynh Đức: Thì cũng cứ là các mẹ quen nhau, rủ nhau, tất cả cùng chung mục đích là muốn
cho con đi du học. Chứ còn đâu thì cũng rất nhiều trung tâ, người ta gọi điên. Ví dụ là trung tâm
người ta biết mình có nhu cầu đấy, thì tự nhiên rất nhiều trung tâm gọi điện đến, cũng nghe các
cô tư vấn rất nhiều. Tuy nhiên là gia đình cũng phải có sự bàn bạc và lựa chọn.
Tư vấn: Em nói thật, bao nhiêu là chi phí thì em dồn hết vào việc chăm các con, chứ chi phí của
em mà em cứ dành cho việc PR, quảng cáo thì nó đi hết, và nó không vào các con.
Phụ huynh Đức: Tại vì làm cái này, tất nhiên là cũng “ấy”, nhưng mà cũng phải là trách nhiệm.
Tư vấn: Phải là trách nhiệm chị ạ.
Phụ huynh Đức: Nếu như mà chỉ dạy không thôi thì rất đơn giản. Tao cho mày đi bất cứ trường
nào mày vẫn đi được. Bố mẹ cũng làm sao biết được. Cái quan trọng là cái tâm, cái trách nhiệm
ấy.
Tư vấn: Đúng rồi, nó phải là thế cơ chị ạ. Chứ còn nghề nghiệp của mình, nó còn nhiều thứ với
nhau. Các chị sang trang thứ 2 giúp em nhé, bởi vì trang thứ 2 mới có nhiều nội dung quan trọng.
Đối với Tùng và Đức thì em đang đặt mục tiêu này, từ 1500 đến 1550. Em thấy có hai cái khà thi
cho các con, một là 1450 đến 1500, TOEFL 100 tương đương với IELTS 8.0.
Phụ huynh Đức: IELTS 8.0 thì cũng cao phết, bạn này không biết bạn ấy có đạt được không.
Tư vấn: Đấy là em ghi trên hợp đồng là như thế thôi. Tức là về hợp đồng, bao giờ em cũng phải
để một khoảng an toàn cho em. Cái này em phải chia sẻ rất thật. Tức là 1430 em cũng làm được,
IELTS 7.0 em cũng làm được để mức đóng góp là không quá 27.000$, và không quá 35.000$
như em để trên hợp đồng em phải để dôi ra, để có khoảng an toàn cho em. Cho nên trong này
mới in đậm “tối đa không quá” là ngần này tiền. Chứ thực tế nó luôn là ít hơn. Đấy là thứ nhất.
Còn thứ hai là nếu đạt đươc từ 1500 đến 1530, IELTS 8.0 và có 2 môn SAT II thì còn tiết kiệm
tiền được hơn nữa. Nhưng mà nói chung như Đức với Tùng thì chỉ đóng tối đa là 25.000$ thôi,
và trường top của mình là trường top 50.
Sau đó các chị giờ tiếp cho em đến trang thứ tư. Gói của mình sẽ là 14.000$, bao gồm 3 phần.
Một là tất cả các loại học của các con, kể cả học lớp, kể cả học 1 - 1, gồm cả IELTS và SAT.
Thứ hai là các chi phí cần thiết để tổ chức hoạt động xã hội cho các con cũng gồm ở trong này
hết. Thứ ba là chi phí làm hồ sơ, trong đó có chi phí viết bài luận v.v. Cuối cùng là cuộc phỏng
vấn Visa ở lãnh sứ quán Mỹ, cũng ở trong gói chi phí này hết. Nói tóm lại là đến lúc các con bay
là 14.000$.
Phụ huynh Đức: Kể cả bài luận cũng trong đấy hết?
Tư vấn: Dạ đúng rồi ạ. Ví dụ các con cần 4 buổi/tuần, là dạy 4 buổi/tuần. Chứ không phải tự
nhiên mình nghĩ về vấn đề chi phí là mình cắt buổi học của các con. Em hoàn toàn là giáo viên
dạy trực tiếp nên em không muốn điều đấy.
Phụ huynh Tùng: Trong hồ sơ của các con khai, như cô nói là không quá 26.000$ đối với trường
loại nào?
Tư vấn: Đối với trường Liberal Arts chị ạ.
Phụ huynh Tùng: Nhưng mà như chị được biết ý, đến khi mình khai là mình khai, chẳng hạn
như mình đóng 25.000$ thì áp dụng cho tất cả các trường đúng không?
Tư vấn: Đúng rồi chị ạ.
Phụ huynh Tùng: Thế thì cô nói có khó không tại vì như cô nói thì phí của Liberal Arts thì thấp
hơn, còn những trường kiểu NU thì nó sẽ phải cao hơn. Thì có thể các mức đấy đáp ứng được
cho trường kia LAC, nhưng còn đối với NU thì nó lại không đáp ứng được thì thế nào?
Tư vấn: Thì cái đấy nó mới phải là cái phần kỹ trong lúc mình làm. Vì nếu như em chỉ khai một
tờ hồ sơ tài chính thôi thì rất là dễ, mà rất là nhàn. Nhưng mà em thì em lại không làm thế. Bình
thường mỗi một bạn em khai 7 lần, chứ không khai một lần. Có nghĩa là mình lách được 1$ nào
là mình lách được 1$ đấy. Có nghĩa là như thế này mình sẽ khai một form tất cả là 25.000$ hết,
tuy nhiên nếu khai như thế sẽ thiệt thòi cho các con. Vì có những trường mà con nói là chị ơi em
muốn thử mà nhà em sẵn sàng đóng 30.000$ chứ không chỉ 25.000$. Nhưng hệ thống ở Mỹ là
cào bằng, như thế thì mới phải làm kĩ cho các con. Đấy là cái form chung tôi gửi cho tất cả các
trường. Sau đấy em lôi từ website của từng trường, có trường nào có form tài chính riêng thì em
lại khai riêng, hoặc nếu không có form tài chính riêng thì em gửi email đến văn phòng tuyển sinh
của trường đấy. “Tôi khai là như thế nhưng tôi vừa được thừa kế, cho, tặng các thứ v.v. Tôi lại
có thêm được 5000$, thì điều chỉnh cho tôi, chứ tôi không giữ số tiền như của tôi khai đâu.”.
Việc làm rất là đơn giản nhưng nếu mình làm thế với cả 10 trường, thì thường các con không
quản lí được công việc hết, mà trung tâm khác người ta cũng không quan tâm chăm sóc để khai
từng đấy trường cho 1 con đâu. Nhưng mà đấy là cái mà em làm. Để mà có trường mình khai là
mình đóng 25.000$, nhưng có trường mình khai lên 28.000$, nhưng có những trường mà có
những mẹ nói với em “35.000 cũng vào Ly ơi”, thì em lại xử lý riêng từng trường hợp đó. Đó là
cái mà e, hay so sánh với các mẹ là nó như một bữa buffet, để sau này có từng này tiền, từng kia
tiền, để mình có nhiều sự lựa chọn hơn. Có nghĩa là chỉnh được tiền và em sẽ là người làm phần
đấy.
Phụ huynh Đức: Có trường hợp nào mà tiếng Anh nó chỉ như thế này thôi nhưng mà các cháu
sau một thời gian học nó vượt hẳn lên không? Kết quả SAT với kết quả IELTS ý. Ví dụ như cháu
nó vào học cô trong một thời gian ngắn nó bật được hẳn lên với mức đang như này thì cô thấy có
khả quan không.
Tư vấn: Thường thì phải thế chị ạ, bởi vì có 3 thứ mà em làm. Thứ nhất là em phải dặn các con
ngay. Cái này em chia sẻ thật với các chị. Em dặn các con trước buổi học đầu tiên. “Buổi hôm
nay chị dạy em, nếu em thấy chị dạy khác những kiến thức mà em đã được học, những kỹ năng
mà em đã được học thì em theo, còn nếu chỉ chỉ dạy như những lớp bình thường mà em đã theo
rồi thì không cần phải học chị nữa”
“Cái thứ hai, cái chị dạy cho em, em phải thấy được là nó có giúp em lên đỉểm một cách nhanh
chóng không thì em theo, còn không thì phải stop lại ngay”. Bởi vì thời gian của các em rất là
quý, không thể “ừ thì thôi cứ học tiếp xem thế nào”. Nó không còn xem thế nào được đâu ạ”. Thì
cái đấy là em phải dặn các con. Em có phương pháp riêng biệt của em, các con cũng phải thấy
được nó hiệu quả với các con, và các con phải về chia sẻ với các mẹ ngay. Bởi vì các con cũng
phải có phần trách nhiệm của mình ở trong đó nữa.
Trong lúc học là mình làm bài test, thường xuyên làm bài test, bởi vì học thì nó khác, còn
dưới áp lực phòng thi, thời gian thì nó lại khác hẳn. Ví dụ nư Vũ chẳng hạn, một tuần làm một
bài test, cứ liên tục là như thế. Cái thứ hai nữa, phải có cái mốc đặt ra cùng nhau. “ Đến lúc này
mà em đạt được điểm này là em chậm” hay “có nghĩa là em nhanh”, “có nghĩa là em kịp”. Với
mỗi một bài test phải có nhận xét và đánh giá chứ mình không để đến tháng 10 mình mới ngồi
nhìn nhau theo kiểu là “ôi không được” với “được rồi”. Cứ mỗi một tuần phải một bài test, mỗi
một tháng em review một lần, và em nói với hai chị Hằng là mục tiêu của mình có đạt được
không.
“Mục tiêu của mình không đạt được rồi chị ơi, bởi vì thế này. Các chị chỉnh mong đợi cho em”
Hoặc mỗi một tháng em gửi email bảo là có những cái khó khăn này, có những cái bị chậm,
nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn đạt được thì em sẽ thông báo với 2 chị, thì em sẽ thông báo với
các chị liên tục trong quá trình mình làm việc với nhau.
Phụ huynh Đức: Đúng rồi, bây giờ phải thấy là thời gian rất gấp, cho nên mới hỏi cô thật những
điều đấy. Không đến lúc nó xảy ra cái gì đấy thì rất bất lợi cho các con. Như trường hợp của Vũ
ý, lúc mới đầu vào, điểm có cao không?
Tư vấn: Dạ 1100 ạ.
Phụ huynh Đức: Thế thì còn thấp hơn các bạn này. Các bạn ấy thi thử ở mấy nơi đều được 1300.
Phụ huynh Tùng: Tức là các bạn ấy đã có nền rồi nhưng chưa học được những phương pháp tốt.
Tư vấn: Phải có phương pháp chị ạ,.
Phụ huynh Đức: Thời gian bạn ấy học ở đây có dài không?
Tư vấn: Hình như từ trước Tết, em cũng không nhớ lắm đâu. Bạn ấy cũng học Chuyên Khoa học
tự nhiên, học chuyên Toán ạ.
Phụ huynh Đức: Thực ra 2 bạn này là học ít, thời gian ôn luyện ít, hầu như không có thời gian để
ôn luyện. Thời gian suốt ngày để thi công bằng các thứ, về mới dở dói ra ôn một tí.
Tư vấn: Thật ra về cái SAT, bởi vì em thì em rất máu những cái này, em nói chuyện lại rơi vào
các chị thôi. Em sang Mỹ để em xử lý bài SAT này, cho nên em có 6 tháng, với em còn chửa ở
bên kia cơ. 6 tháng chửa mà em bay đi bay lại để em được làm việc trong College Board, tức là
nơi tổ chức ra bài thi SAT này, bởi vì em học Sư phạm tiếng Anh mà chị. Thế nên em bảo là
“phải vào được trong hang của nó thì mới biết được có cái gì ở bên trong”
SAT chỉ là một bài thi thôi nhưng cái quan trọng là người ta muốn sinh viên khi vào trường phải
có những kĩ năng gì, thì người ta đưa vào, và người ta đặt tên là SAT thôi. Em sẽ dạy cho các
con kĩ năng đấy, chứ không phải là em dạy SAT. Nên chuyện các con làm nhiều đề là cái mà em
rất phản đối. Ngốn đề rất kinh khủng. Đưa đề này “em làm rồi”, đưa đề khác cũng “em làm rồi”,
đề nào em cũng làm rồi nhưng em bị ì ở đó. Dạy là phải dạy kĩ năng. Người ra đề SAT người ta
muốn ở mình cái rất cụ thể. Nhưng ở Việt Nam thì em nói thật là các thầy cũng chỉ tiếp cận gián
tiếp thông qua đề, chứ chưa ngồi cụ thể họp với người ta để biết người ta muốn gì ở mình. Chỗ
nào ở trong bài đọc người ta đặt câu hỏi, và cái chỗ đấy thì chỉ đọc chỗ đấy thôi, còn không phải
đọc cả bài, chi tiết nào cũng nhớ, dòng nào cũng là quan trọng. Em bảo là “Một bài, nếu các em
đọc quá 7 câu là các em thua. Các em chỉ đọc cho chị có 7 câu thôi nhưng mà đấy là 7 câu nào
thì mình phải ngồi cùng với nhau”.
Phụ huynh Đức: Trong này chị thấy có nói là sẽ trả lại 12.000 trong trường hợp không thành
công apply. Thế có trường hợp nào không thành công không?
Tư vấn: Thật ra em cho cái này vào chỉ để thêm thôi, chứ chẳng bố mẹ nào muốn nhận lại tiền.
Phụ huynh Đức: Đúng rồi, muốn cho các con đi là phải đi bằng được.
Tư vấn: Vâng. Em thì như thế này. Ban đầu em không định làm cái apply này đâu, bởi vì em dạy
SAT thôi. Nhưng mà khi em thấy các con apply trượt nhiều quá, thành ra rất là phí. Em đã tìm
hiểu các trường xong xuôi rồi nhưng mà chẳng qua là em bận gia đình thôi, em không làm được.
Bây giờ em sinh xong 2 đứa rồi thì em có nhiều thời gian hơn. Nhưng có cái là, nhìn gia đình
đóng rất nhiều tiền xong không đạt được kết quả như mong muốn, lúc đấy là ngồi cãi chày cãi
cối với nhau. Lúc đấy tiền thì mất, xong muốn sang bên em để apply lại nhưng không còn tiền
nữa, bởi vì đã trả hết cho trung tâm kia mà gia đình cũng chỉ có ngần ấy để dành cho con thôi.
Em gặp trường hợp đấy và em biết tâm lý của các mẹ. Bởi vì nhiều mẹ chỉ có 1 đứa con thôi,
hoặc là đứa con đầu thôi, không có kinh nghiệm gì hết, cho nên đã đưa tiền cho ai rồi thì chỉ biết
tin tưởng thôi, nhưng trên giấy trắng mực đen không có gì để tin tưởng nhau cả. Em có làm cho
chị đấy chứ, nhưng mà do con chị chứ không phải do em. “Con bị muộn cái nọ, con không nộp
cho em bảng điểm đúng thời hạn, cô giáo của con không kí thư giới thiệu”. Trăm nghìn thứ xảy
ra, thì em muốn là em nhận ít để em tạo áp lực cho bản thân mình. Có nghĩa là em không làm
được thì em sẽ hoàn lại tiền, để chị có thể đi chỗ khác, một năm khác cho con, chứ em không ôm
hết chi phí đấy. Còn 2000$ mà nó chênh thì chỉ là tiền học thôi. Còn kết quả cuối cùng mà không
thành thì em vẫn hoàn lại 12.000$.
Phụ huynh Đức: Thực ra là chẳng ai mong muốn, ai cũng muốn là thành công. Thế là chưa có
trường hợp nào bị như thế đúng không.
Tư vấn: Chỉ là thể hiện tính cam kết thôi ạ. Em thì em chưa có trường hợp nào bị như thế cả.
Phụ huynh Đức: Thế ví dụ các con đến học ở đây thì một tuần là bao nhiêu buổi hay để cô cứ
xem khả năng của chúng nó để cô xếp.
Tư vấn: Em sẽ cho các con làm một bài test chị nhé. Bời vì các con làm bài test ở đâu thì em
cũng chưa biết, các con có thi thật không thì em cũng chưa biết. Em cho con làm một bài, thì thứ
nhất là em biết điểm, thứ hai là em phân tích điểm đó, từ cái điểm đó em mới biết các con thiếu
kĩ năng gì. Từ như thế thì em mới phân ra, là đến mốc thời gian thì mình còn bao nhiêu ngày
nữa, cho nên một tuần cần mấy buổi, lúc đấy em mới xác định được số buổi cần. Còn lịch cụ thể
của các buổi thì em sẽ phải gặp các con và hỏi các con như thế nào, thì mình vừa lên được số
buổi mà mình vừa lên được lịch phù hợp với các con. Có thể một tuần mình 2 buổi đọc, 1 buổi
viết hoặc là 2 buổi viết, một buổi đọc chẳng hạn thì phải tùy ạ.
Phụ huynh Tùng: Cho chị hỏi một ý này. Cái phần chị phí, nhóm 2 bạn đi với nhau, mà sau này
sẽ có cả bạn nữa đấy. Thực ra là cũng muốn biết đến các cô sớm thì các con cũng sẽ có lộ trình
học dài hơn và mọi thứ sẽ không bị gấp gáp. Các con đến vào giai đoạn này thì cũng tương đối
gấp gáp. Thì theo em là đi theo nhóm 2 con thì em có linh động gì trong chi phí không?
Tư vấn: Có chị ạ. Em cũng quên mất, em chưa chia sẻ về cái này. Về phí với nhóm của mình là 2
người, thì mỗi người được giảm 5% trên giá trị hợp đồng. Nếu là 3 người thì mỗi người sẽ được
giảm 10% trên tổng giá trị hợp đồng của người đó kí. Sau đó, mỗi điểm SAT II của các con mà
đạt được 800 điểm thì em sẽ trao học bổng cho các con là 10.000.000 đồng. Nếu điểm được 1500
SAT I, cứ được 1500 thôi là có học bổng 10.000.000 đồng nữa. Em rất là khuyến khích các con
đạt điểm cao.
Phụ huynh Tùng: Cũng rất mong muốn cô tạo điều kiện. Đã đến với em là, thực ra bọn chị chưa
đi nghiên cứu nhiều đâu, mới đến một chỗ thôi. Chị là con đầu, chị Hằng là con thứ hai. Nhưng
mà chị cũng làm bên giáo dục, nên chị cũng muốn tìm chỗ nào thực sự yên tâm. Còn chuyện chi
phí thì thực ra các cô làm cũng phải có công sức. Thì chỉ có băn khoăn chút là các con đến với cô
thì cũng hơi muộn, cũng phải học nhiều thứ như thế, cũng muốn là cô tạo điều kiện ở mức chi
phí ưu ái nhất cho các con. Thì để cho 2 bạn theo được cô, tại vì còn em thứ hai, rồi bạn bè đồng
nghiệp nữa.
Tư vấn: Em ở đây chẳng quảng cáo gì đâu, nhưng mà làm không hết việc. Bởi vì các mẹ toàn
giới thiệu cho nhau thôi.
Phụ huynh Tùng: Thì đấy xem là cô có tạo điều kiện được cho các bạn không.
Tư vấn: Nếu mà bạn chuyên Ngữ lớp 11 rồi.
Phụ huynh Tùng: Mẹ bạn ấy thì cũng bảo là có khi dắt đến gặp cô.
Tư vấn: Đấy, thì mỗi một hợp đồng là giảm được 1400 đô, rơi vào khoảng tầm 30.000.000 đồng
cộng với việc em tin là các con sẽ đạt được SAT II nữa thôi. Với cả SAT II nó dễ hơn SAT I,
mỗi một bạn sẽ được thêm 30.000.000 nữa, thì sẽ là giảm 60.000.000 triệu trên tổng là 14.000$
của mình. Nhưng các chị quyết sớm cho em, em rất sốt ruột về chuyện học. Nghề của em là dạy
mà, đâm ra là được ngày nào có lợi ngày đấy.
Phụ huynh Đức: Hôm nay thì đi nghe cô tư vấn, sau đấy là về bàn với hai ông xã. Nếu mà có
chốt thì chỉ trong ngày nay ngày mai thôi.
Tư vấn: Dạ vâng.
Phụ huynh Đức: Đấy xong còn nhưng cái gì còn lấn cấn thì hỏi cho rõ. Xong đến lúc mình về,
gia đình có hỏi thì mình còn biết mà trả lời. Bởi vì các này nó là tương lai của các cháu đấy, nên
là quyết định phải trong gia đình chứ cũng không thể tự mẹ quyết được. Xong là cũng phải về
hỏi bố.
Tư vấn: Các chị nói với các con một chút cho em nhé. Các chị bảo các con xem cho em ngành
này chị nhé, ngành Khoa học dữ liệu, ngoài Khoa học máy tính ra thì ngành Khoa học dữ liệu
đang tuyển ở Mỹ rất nhiều. Hiện tại là rất nhiều, và xu hướng chục năm nữa thì càng ngày càng
nhiều hơn. Cái thứ hai là lương rất cao.
Phụ huynh Đức: Ngành này nghe giống ngành bảo mật nhỉ.
Tư vấn: Không, cái này là khoa học về dữ liệu chị ạ. Ví dụ như Vingroup làm về Vin ID các thứ
đấy, cũng phải dùng về cái này, cái này thì sử dụng được ở rất nhiều nơi, rất nhiều ngành, chứ
không chỉ là một ngành nên số lượng sẽ tạo cho mình nhu cầu để mình xin được việc.
Phụ huynh: Vừa lúc nãy thì cô có nói là có 2 khối trường, Thế cái ngành đấy thì khối trường nào
dạy tốt hả cô?
Tư vận: Cái ngành này thì là khối trường Liberal Arts chị nhé. Liberal Arts sẽ dạy tốt về cái
ngành này hơn. Khoa học máy tính và Khoa học dữ liệu là hai ngành mà các bạn mạnh về tự
nhiên nên xem.
Phụ huynh Tùng: Các bạn ấy học Toán, Lí là các bạn ấy học cái này được đúng không ạ?
Tư vấn: Đúng rồi ạ. Học về Toán, Lí thì học về cái ngành Khoa học dữ liệu này rất tốt.
Phụ huynh Tùng: Khoa học dữ liệu tức là bây giờ ngành nào cũng cần dữ liệu đúng không cô?
Tư vấn: Và cái kĩ thuật số, rồi nền tảng của trí tuệ nhân tạo hiện tại là nó xây dựa trên cái này.
Trí tuệ nhân tạo chẳng qua là nó triển khai của Data Science, cho nên khi về các chị cứ nói các
con google thôi. “Khoa học dữ liệu” một cái là biết bao nhiêu bài báo việt Nam. Ngành của
tương lai các thứ, người ta viết rất nhiều.
Phụ huynh Tùng: Chị đọc thì thấy người ta bảo bây apply vào ngành Khoa học máy tính thì như
em nói chuyện, là nó rất rộng, mà nó lại khó. Hay là app vào cái ngành như kiểu Vật lí ứng dụng.
Thế nhưng mà chị nghĩ là ứng dụng thì sao ra làm cái gì.
Tư vấn: Vật lí là ngành chết, không theo Vật lí. Vật lí là ngành mà lí thuyết đi quá xa so với thực
tế. Xin việc rất khó, đừng học Vật lí. Học ngành gì thì học. Bởi vì em nhận các cậu tự nhiên
nhiều, và em nhận Lí ở bên trường Ams cũng nhiều. Năm nay là em nhận 2 bạn Lí ở trường Ams
đấy ạ. Đâu, em nhận 3 bạn Lí chứ, Bình, Quân với Dũng.
Phụ huynh Đức: Các bạn ấy thì tiếng Anh giỏi không?
Tư vấn: Các bạn ấy thì chợt chờ lắm chị ạ.
Phụ huynh Đức: Nếu như thế thì có khi các bạn lại biết nhau hết đấy.
Tư vấn: À thế hả chị!
Phụ huynh: Ừ tại vì có khi ngày xưa là chúng nó học cùng cấp 2 với nhau xong mới thi vào các
trường mà.

Thì cái quan trọng nhất trong vòng 2 năm tới của mình sẽ là như vậy
Mẹ: Thế chị còn một vấn đề, chị muốn hỏi là, giấy tờ ở bên Úc hiện tại của mình là mới được
Visa 5 năm. Nó là thẻ xanh ấy nhưng mà làm visa 5 năm. Ví dụ là trong 5 năm đấy phải có 2
năm ở liền liên tục thì sẽ được thi nhập quốc tịch của cả nhà. Mặc dù thế nhưng cả nhà chị chưa
sang, chưa trình diện cũng hết date rồi đấy. Tháng 11 này là hạn cuối phải sang Trình diện với
bên kia nhưng mà bì Covid mà mình có thể là lùi lại. Thì đấy là chuyện riêng. Ví dụ trong lộ
trình của bạn Minh, 2 năm nữa bạn ấy ở đây, xong sau đấy bạn ấy sang Mỹ bạn ấy học đại học,
rồi khi bạn ấy quay về Úc thì không biết là cái Visa ở bên Úc đấy có ổn không? Bởi vì chị rất
thích Đại học bạn ấy đi Mỹ được, sau đấy bạn ấy quay về Úc sống và làm việc.
Tư vấn 1: Cái đấy là tuyệt vời nhất chị ạ.
Mẹ: Chị rất thích, nhưng mà để căn ke thời gian, làm thế nào để nó khớp khít với vấn đề học của
bạn ấy, về giấy tờ của bạn ấy.
Tư vấn 1: Chị ơi chị nói lại hộ em với. Có nghĩa là phải ở bên Úc hai năm liên tục nhưng mà tính
từ lúc nào hả chị .
Mẹ: Tính từ lúc mà mình bắt đầu sang trình diện, là cái Visa mà họ bắt đầu cho mình đấy. Là bắt
đầu từ 2021 đến 2026.
Bố: Cứ cho là từ 2022 đi.
Mẹ: Ừ từ 2022 đến 2027. Trong vòng 5 năm đấy thì mình phải có 2 năm ở liền.
Tư vấn 1: Mà phải tính bắt đầu từ 2022.
Bố: Không phải tính bắt đầu từ 2022, mà trong vòng từ 2022 đến 2027, 2 năm bất kì liên tiếp.
Mẹ: Thì bây giờ em có nên tính cái đường cho bạn ấy Phổ thông sang Úc học. Đấy cái vấn đề
đấy chị đang cần là làm sao cho chuẩn nhất ấy. Xong sau đấy đẩy từ Úc đi Mỹ.
Tư vấn 1: Nếu mà như thế thì bây giờ cho học phổ thông ở bên Úc đi chị, bởi vì học IELTS với
học SAT thì mình có thể học online cùng nhau, bộ hồ sơ em cũng có thể hướng dẫn online, mà
qua mùa dịch em càng pro về online.
Mẹ: Tất cả những thứ về web là mình không ngại.
Tư vấn 1: Web rồi tài liệu các thứ là up lên, các thứ chuẩn bị hết rồi.
Mẹ: Cô mà dìu con đi được con đường đấy là chị thấy nó vuông hết mọi thứ đấy. Trong 2 năm là
học Phổ thông, có thể mình sang Mỹ muộn một chút để học Đại học, để hoàn thành được thời
hạn ở bên kia. Sau đó con đi sang bên Mỹ con học thì trong khoảng thời gian đấy, có thể lúc nào
đó con về con thi lấy quốc tịch ở bên Úc. Nếu mà con đã thi được quốc tịch ở bên Úc rồi thì nếu
con học tốt con có thể ở lại Mỹ làm việc một thời gian, rồi con lại quay về Úc.
Tư vấn 1: Đúng rồi, lúc đấy thì con không phải ràng buộc gì. Em có đang nghĩ đến một cái tốt
nữa đó là, khi con sang học lớp 10 và lớp 11 bên Úc chẳng hạn, thì con là dân Úc. Khi con apply
sang Mỹ thì sẽ với tư cách là dân Úc chứ không còn là dân Việt Nam nữa. Mà dân Úc sang Mỹ
thì sự cạnh tranh của bộ hồ sơ giảm đi rất nhiều. Bởi vì Việt Nam mình thì thường rất là giỏi.
Việt Nam thì toàn bạn giỏi mới đi Mỹ thôi. Cho nên người ta, ví dụ năm nay nhận 10 em nhưng
mà 10 đứa xuất sắc rồi, lại vào trường tốt như thế rồi, thì độ cạnh tranh rất gắt gao. Nhưng mà
dân Úc thì lại không cày như Việt Nam mình. Bởi vì thực ra Việt Nam mình đi thì toàn là những
bạn cày kéo xuất sắc. Do văn hóa thôi, văn hóa Châu Á là văn hóa phải cày các thứ, nhưng bên
Úc thì điểm các bạn lại không quá cao, không quá phải cạnh tranh, thì đấy cũng là một lợi thế
cho con khi con vào trường cái trường như cái trường mà em xin cho con thì em chỉ xin vào
trong top 100 của Mỹ thôi, chứ em không xin ngoài ra. Trong top tốt thì là như vậy. Nếu mà là
dân Úc thì lại không quá cạnh tranh với nhau. Thì cũng là một cái lợi thế cho con.
Mẹ: Như thế thì cô vẫn phải đi sát với con. Bởi vì nếu mà bây giờ thả sang bên kia là phải ở một
mình, bố mẹ không ở cùng, chắc chắn là bọn chị vẫn phải ở đây, cái độ tương tác giữa cô với con
rất là chặt đấy.
Tư vấn: Cái đấy mình phải báo với nhau theo từng buổi học một chị ạ, chứ không như ở Việt
Nam là theo tháng được đâu. Cho nên lệch múi giờ thì cứ là lệch múi giờ, nhưng mà căn Việt
Nam mình với bên Úc là mấy giờ chẳng hạn.
MẸ: Bên đấy với ben mình thì nó cũng không bị chéo ngoe.
Tư vấn 1: Đúng rồi, không phải bị đêm ngày như là buổi nào vào muộn 15 phút, buổi sau bù 15
phút là mình cũng phải note hết, chứ không “ừ ừ cạc cạc” với nhau.
Mẹ: Cô thì rất nghiêm túc nhưng mà quan trọng là con khi mà ở bên kia, con có làm đúng được
lộ trình như thế không mới là vấn đề, nó còn phụ thuộc vào con nữa. Chứ còn sểnh ra cả đêm
đánh game thì sáng hôm sau là chịu rồi.
Tư vấn: Không. Cái đấy thì không được đâu chị ạ. Em thì em đang muốn là nếu mà mình có kế
hoạch như thế, thì con có thể đi vào, ví dụ là 2022. Thì bây giờ mình học với nhau luôn đi, để
mình tạo cái nếp đi. À thế hóa ra Minh hiểu là phải như thế này, thì các cô mới gật. Chứ còn bài
tập thiếu một bài là không thể chấp nhận được chẳng hạn, thì mình rèn cái nếp với nhau khoảng
3, 4 tháng gì đấy, sau đấy nó nhập học ở bên kia là cứ cái guồng đấy. Phải nói thật với nhau là
kiểu gì thì kiểu, online không thể bằng trực tiếp được, bởi vì là dù mình quen các thứ nhưng mà
online nó vẫn không thể bằng trực tiếp được, cho nên là mình phải trực tiếp với nhau. Em vẫn
cho học sinh học “lậu”.
Mẹ: Chị cũng thích mà. Bởi vì bây giờ nếu mà đi học được, mình chạy được là tốt quá.
Tư vấn: Đấy chị ạ, và ở bên em thì chỉ dạy 1 - 1 thôi. Chương trình cho một mình con, lịch cho
một mình con thì mới ốp được. Cho nên là mình học trước với nhau khoảng 3, 4 tháng đi, xong
quen như thế rồi. Bản thân em thì em cũng nói lại với chị là, với cả cái sức học này, qua 3, 4
tháng đấy thì đạt được mức điểm nào, điểm đấy có đi được Mỹ không, mà đi được Mỹ thì trong
khoảng tiền như thế nào thì em cũng nói với chị luôn. Để nếu mà tiền cao tiền thấp như thế nào
thì chị cũng có khoảng thời gian để chị chuẩn bị cho các con. Bởi vì chị cũng 3 đứa thì cũng
không phải là “đùa” đâu.
Mẹ: 3 đứa lại còn thêm 4 ông bà già nữa cơ, chứ không phải 3 đứa không.
Tư vấn: Ôi nhưng mà nhiều khi nhìn lại gia đình của mình, mình cũng thấy sướng chị nhỉ, đông
vui. Bởi vì em thì em sinh đứa thứ 2 muộn. Đấy, xong đứa đầu thì bảo “Ôi thôi ngại lắm”, em đẻ
đứa đầu khó, xong rồi nuôi nó khóc dạ đề. Đứa đầu khó nuôi. Thế xong rồi đấy, chị bảo, nó cứ
khóc đêm xong 6 giờ sáng nó lại tỉnh như sáo sậu ấy. Lúc đấy đầu mình rũ ra rồi, bắt đầu nó lại
chơi. Chưa biết công của bố mẹ đâu. Hồi trước mẹ em nói cái câu đấy với em, xong em bảo: “Có
cái gì đâu, cho ăn thôi mà”, về sau mới biết là kì công như thế nào để nuôi được một đứa trẻ.
Đấy, thì em muốn thế chị ạ, để chị cũng có được kế hoạch. Bởi vì tiền mà chị chi, được một cái
là ở bên Mỹ nó không có biến động gì lắm. Cái tiền đấy là nó giữ, nếu mà được học bổng rồi thì
nó giữ học bổng 4 năm cho mình, báo một lần nhưng có hiệu quả trong vòng cả 4 năm. Cho nên
cái kế hoạch tài chính thì khá là chặt. Nhưng mà em cần nói với chị là ở trong khoảng nào, là em
chắc chắn, tất nhiên là em có cái chăc chắn trước rồi, nhưng mà hợp đồng chỉ mang tính chất thủ
tục vậy thôi. Chứ còn em cố được cho chị ngần nào ở phương diện cá nhân thì nó mới là cái thực
tế nhất. Đấy thì em cũng chia sẻ với chị luôn.
Mẹ: Đấy, thế thì tốt quá. Đối với 2 bạn này thì bây giờ đang rất nhức đầu là nếu mà như chị lúc
trước, thì cứ phải xem xét xem thái độ của bạn này như thế nào rồi mới định hướng được nhưng
mà càng xem lại càng chả thấy bạn ấy bật lên được.
Tư vấn: Với cả có một cái nữa Minh nói với em à muốn học Kinh tế học ấy chị.
Mẹ: Cái bạn ấy thì bạn ấy cũng rất thích về Kinh tế.
Tư vấn: Về Kinh tế thì tốt ạ, nhưng mà học Kinh tế học sau ra khó xin việc lắm. Kinh tế học là ví
dụ sau này mình làm ở Viện Kinh tế chẳng hạn, nó hơi vĩ mô, mà sinh viên mới ra trường không
ai cho làm những việc như thế.
Mẹ: Mà Kinh tế thì nó lại còn thay đổi, biến động, liên tục. Tức là với những kiến thức học hôm
nay ở trong trường, ngày mai ra đi làm nó không giống thế. Nó biến hóa, tức là update lên liên
tục.
Tư vấn: Đấy, cho nên là em cũng phải tìm ngành nào nó phù hợp với con để về sau mình còn dễ
xin việc nữa. Sinh viên mới ra trường đi xin việc, nói thẳng là người ta chỉ giao những công việc
gọi là “cứ giao thì làm” thôi, chứ mình không có đủ kinh nghiệm các thứ để mà người ta giao
mình hoạch định cái gì đấy thuộc về chính sách các thứ cho khối nhà nước. Thì ngành Kinh tế
học này sẽ hơi khó, hơi trừu tượng chị ạ. Bởi vì là con phải tự thôi, con tự ở Mỹ, hoặc con tự ở
Úc.
Mẹ: Tức là bạn này bạn ấy quan tâm tới vấn đề tài chính. Nhưng mà bạn này bạn ấy có một cái là
cũng rất thích lịch sử. Bạn ấy đọc lịch sử bạn ấy cũng rất nhớ, và bạn ấy thích từ bé.
Tư vấn: Lịch sử với tài chính nó rất là liên quan đến nhau chị ạ, chứ không phải nó là 2 thứ tách
riêng đâu. Em hỏi con, con bảo con thích Lí và con thích Sử, Lí thì nhiều bạn thích rồi nhưng mà
Sử là rất ít bạn thích. Mà cái này lại là một cái thế mạnh trong bộ hồ sơ du học Mỹ được.
Mẹ: Bạn này bạn ấy rất thích lịch sử từ bé đến lớn, suốt ngày có chị học trên 3 lớp là lấy sách của
chị ra học.
Tư vấn: Tốt quá.
Mẹ: Mà các sự kiện về lịch sử Việt Nam hay là lịch sử thế giới thì bạn ấy nhớ tương đối tốt. Còn
tiếng Anh thì hầu như chị chỉ thấy bạn ấy tự học. Ngồi xem tivi toàn nghe lịch sử thế giới, tiếng
Anh thì bạn ấy tự ở đấy. Chứ còn để mà luyện thi IELTS các thứ thì đợt vừa xong, chị mới cho
đi luyện được khoảng 1 tháng theo cái lớp mà gọi là “mưa dầm thấm lâu”. Mới học được có một
tháng thì Covid thế là nghỉ luôn.
Tư vấn: Lớp thì chắc là cũng không hiệu quả được đâu, bây giờ mình phải thúc chị ạ. Mình phải
thúc là lúc nào phải đạt được cái gì. Thậm chí em còn phải xem khi nào mình tập trung vào kĩ
năng gì, mình có thể kéo được kĩ năng nào lên nhanh nhất để đạt được lộ trình của mình nữa.
Mẹ: Để xem nào, bạn này thì chắc là bạn ấy kém ngữ pháp nhất này.
Tư vấn: Nếu mà ngữ pháp thì lại xây được tốt. Có quyết tâm không?
Mẹ: Ở nhà online suốt đầu óc cứ mụ mị đi.
Tư vấn: Chán lắm chị ạ. Bạn nào cũng bị như thế ý.
Mẹ: Xong cứ đóng cửa trong phòng chả biết làm gì. À thêm nữa là đáng lẽ ra tháng 12 này là bạn
ấy thi cái chứng chỉ đàn cấp độ 6. Đang nhờ cô giáo kèm giùm. Thế nhưng mà vấn đề là cũng
không quyết tâm, nên là học được khoảng 4 buổi, đàn thì không tập để theo kịp cô. Thế là cô
cũng bảo là: “Thôi, nếu mà đàn không tập thì thôi cô không nhận nữa”. Nhưng mà chị thì cứ tằng
tằng tằng tằng, bỏ 4 năm rồi nhưng mà luyện thì lại theo kịp cô thì cô lại oke. Cô luyện đàn đấy
thì cô cũng rât là nghiêm. Còn với bạn này thì bạn ấy chỉ đánh những bài mình thích thôi, chứ lại
không theo khuôn khổ.
Tư vấn: Cái đấy là cái gì hả chi, là cuộc thi hay là gì ạ?
Mẹ: Cái chứng chỉ đàn Piano của Anh cấp. Ví dụ như Crade 7 là em còn đi dạy được nữa cơ.
Còn các bạn này thì thi ở Grade 6. Thì cái đấy nó cũng bổ sung cho bộ hồ sơ như kiểu năng
khiếu thôi. Thì thật ra là 2 bạn này học đàn từ bé, mình tiếc thì mình cho đi thi.
Tư vấn: Nếu bây giờ mình lên chương trình cùng với nhau, thì chắc là mình sẽ phải ưu tiên một
số thứ chứ không thể nào cái gì mình cũng đầu tư được.
Mẹ: Nhưng mà đàn thì tháng 12 này là thi rồi, tức là nó cũng rất nhanh thôi. Một tuần thì cô cũng
kèm 2 buổi thôi, mỗi buổi có 45 phút thôi mà.
Tư vấn: Để lên Grade mấy hả chị?
Mẹ: Grade 6
Tư vấn: Nếu mà để lên được Grade 6, mà còn một tháng nữa thì mình cứ phân ra, mình vừa học
song song cả IELTS và cả đàn. Chứ còn cái đấy cũng là để bổ sung cho tính chất toàn diện cho
bộ hồ sơ của mình, nếu mà mình bỏ thì cũng rất phí. Nhưng mà em biết là nó có giá trị gì về sau
để em đạt được mục tiêu thì em phải quyết tâm, em phải đều rồi các thứ.
Mẹ: Bởi vì đi Mỹ là hầu như ai cũng có năng khiếu.
Tư vấn: Đúng rồi chị ạ, bởi vì người ta chọn cũng rất là gắt gao. Tỉ lệ nhận trung bình chỉ có từ
15% đến 20% thôi. Tất nhiên mình là dân Úc thì mình cũng có cái lợi thế của mình.
Mẹ: Không. Mình cũng không đặt kì vọng kiểu đấy, nhưng mà mình cũng phải cố gắng hết sức
có thể. Chứ chị thấy cái lộ trình để bạn này bạn ấy sang Mỹ học đại học là chị thích nhất đấy.
Trong cái khả năng nếu mà quyết tâm để xin được học bổng thì mình cũng đỡ đi được rất nhiều
tiền rồi. Bên Úc có PR thì cũng được giảm học phí, nhưng nó cũng chỉ là giảm một phần thôi.
Tư vấn: Vâng, chính sách ở bên Úc thì người ta lại không cho nhiều. Nhưng mà Minh này thì
quan trọng là mình học sớm luôn đi để mình có cái nếp. Em quan trọng nhất là mình có cái nếp.
Mẹ: Để cho quen cái guồng.
Tư vấn: Quen cái guồng rồi thì có khi chậm hơn lại kêu ấy chứ.
Mẹ: Sao con? Bây giờ con phát biểu ý kiến đi. Nghe mẹ với cô nói chuyện rồi thì con thấy thế
nào?
Tư vấn: Nếu mà những cái ngành ở trong khối ngành Marketing này, Finance này, hoặc là về
Banking này, em có quan tâm đến cái đó không?
Con Minh: Nếu mà apply khó khi đi xin việc ở Mỹ thì đổi ngành cũng được ạ, thì mình sẽ sang
IT hay là Công nghệ thông tin có được không ạ?
Tư vấn: Được cái là khối trường ở Mỹ thì em chưa phải chọn ngành khi em vào. Người ta cho
mình 2 năm đầu là mình chưa phải chọn ngành gì cả, chưa đi vào chuyên ngành mà tất cả học
giống như nhau hết. Sau đến năm thứ 3 thì mình mới phải chọn ngành của mình cơ, thì nó sẽ linh
hoạt được cho em.
Tư vấn 2: Trước tiên thì cứ quyết tâm học tiếng Anh đã nhở, thì có quyết tâm không?
Con Minh: Có ạ.
Tư vấn 2: Thế bao giờ em có thể bắt đầu. Em nghĩ là bao giờ em sẵn sàng vào học được?
Con Minh: Em nghĩ là bắt đầu trong tháng này được ạ.
Tư vấn 2: Trong tháng này, cụ thể? Chị muốn một cái thời gian cụ thể hơn.
Con Minh: Tuần sau ạ.
Tư vấn 2: Tuần sau nhé. Tuần sau thì mình sẽ học với nhau 2 buổi một tuần trước, sau đó thì bắt
buộc là mình sẽ phải tăng tốc, chị sẽ phải dồn dần lên. Thì mình cứ học một tháng đầu là 2 buổi
một tuần đã, sang tuần chị sẽ xếp lịch học cho em luôn. Và lịch học thì em sẽ phải tự chủ động
nhá, chị sẽ không liên hệ với mẹ mà chị sẽ liên hệ trực tiếp với em.
Mẹ: Cho chủ động thì bạn ấy “Hôm nay nhà con bận có việc ạ” - nghỉ, mai chuẩn bị kiểm tra
“Cô ơi…”
Tư vấn 2: À không, ở đây thì sẽ không như thế đâu ạ. Ở đây thì khi em báo nghỉ, chị sẽ phải báo
với bố mẹ. Khi em báo nghỉ, báo mệt hay bất kì một lí do gì phát sinh.
Mẹ: Toàn thế thôi. Các cô toàn phải chạy theo.
Tư vấn 2: Đó thì chị sẽ phải báo với bố mẹ nữa.
Tư vấn 1: Thực ra ở đây mình có mục tiêu trong thời gian ngắn chị ạ, chứ không phải là nó mênh
mông 12 năm. Cho nên đến đâu là nó ảnh hưởng đến đấy. Cho nên phải có những cái liên tục và
chặt chẽ với nhau.
Mẹ: Thế thì có nghĩa là sang tuần cô sắp cho con học luôn nhỉ?
Tư vấn 2: Dạ vâng sang tuần.
Mẹ: Mình học là học luôn ở đây nhỉ?
Tư vấn 2: Vâng ạ. Bọn em phải học chui nhưng mà học 1 -1 thì cũng không vấn đề gì.
Mẹ: Nhưng mà bạn này học online ở trường từ thứ 2 đến thứ 6 là 7h đến 5h chiều.
Tư vấn 2: Về lịch học thì em sẽ lựa theo lịch của con, em sẽ chủ động làm việc với con xong sau
đấy thì em sẽ báo lịch với chị, chị nhé. Nhưng mà tinh thần là tháng đầu tiên mình sẽ học 2 buổi
một tuần trước. Xong sau đấy thì em sẽ lựa theo sức của con.
Mẹ: Thực ra thì mẹ thấy con chưa học gì đúng không? À thứ 7, thứ 7 con không phải học gì
đúng không?
Con Minh: Vâng ạ.
Mẹ: Bạn ấy có một ngày thứ 7 rảnh. Sáng chủ nhật thì bạn ấy học võ online, chiều thì cô dạy đàn
cô ấy chưa nhận con vội. Chiều chủ nhật nếu bình thường là có lịch học đàn nữa đấy. Tối thứ 2,
thứ 6 là học thêm toán online.
Tư vấn 2: Em hay dùng Facebook hay Zalo?
Con Minh: Em dùng cả 2 ạ.
Tư vấn 2: Dùng cả 2 à. Thế thì cho chị kết bạn Zalo nhé. Xong rồi thanh niên nhắn cho chị lịch
rảnh của em, xong rồi chị sẽ xếp lịch học cho em nhé.
Tư vấn 1: Vì mình học 1 - 1 nên mình sẽ chọn được lịch không vướng vào các lịch khác của con
chị ạ.
Mẹ: Tốt quá.
Tư vấn 1: Nhưng do học 1 - 1 nên cường độ mỗi buổi rất cao, phải tập trung liên tục.
Tư vấn 2: Thanh niên này thì cũng nhắn cho chị lịch em test được nhé. Lịch em test được hằng
tuần nhé. Nhắn luôn cho chị nhé, bởi vì lịch đấy thì sẽ cố định luôn trong vòng 1 tháng. Mẹ bạn
này cho bạn ấy test ở trung tâm xem là liên tục như thế nào. Chị cho bạn ấy thi thật.
Bố: Thế là con đang dự trù là 2 buổi đúng không em. Thì 2 buổi sát nhau ví dụ như thứ 7 và chủ
nhật thì nó có ảnh hưởng lắm không hay là mình nên giãn đều ra.
Tư vấn 2: Cũng nên anh ạ, cách nhau ít nhất 1 ngày giúp em. Để các con có thời gian làm bài tập,
và cũng để các cô có thời gian chữa bài. Bài tập thì bắt buộc phải làm bài tập. Mới đầu thì bọn
em sẽ cho ít bài tập thôi nhưng mà về sau thì ngày càng sẽ càng phải nhiều bài tập lên.
Bố: Một buổi học đấy là bao nhiêu tiếng nhỉ?
Tư vấn 2: Một buổi thì bọn em chỉ dạy 2 tiếng thôi ạ.
Bố: Tại vì anh cũng sẽ là người đưa đón con mà.
Mẹ: Thực ra một buổi trong tuần thì chắc chắn phải vào buổi tối rồi. Thế còn một buổi thứ 7 nếu
mà bạn ấy lách được vào lịch của bên em thì tốt quá.
Tư vấn 2: Dạ vâng. Thì sẽ có một buổi vào buổi tối với cả tùy theo lịch của em, em nhắn cho chị
lịch rảnh nhé.
Tư vấn 1: Ví dụ như IELTS thì mình chia ra một buổi đọc viết, một buổi nghe nói chẳng hạn. Thì
nếu mà 2 buổi sát nhau, thì vẫn cứ là một tuần thì mình mới quay trở lại để mình hoàn thành bài
tập thì cũng không thiếu thời gian quá đâu anh ạ. Đấy là cái lợi của học 1 - 1. Chứ còn theo lớp
thì phải theo cả các bạn khác rồi.
Tư vấn 2: Trước tiên thì cứ như thế đã, xong rồi đến tháng thứ 2 và tháng thứ 3 mà bọn em thấy
cái nào đuối quá, phải bổ trợ thêm thì bọn em sẽ xếp thêm buổi.
Mẹ: Ví dụ như SAT mà học toán chẳng hạn. Sau mình lách được thêm về SAT nữa thì nó cũng
tốt.
Tư vấn 1: Đúng rồi, mình sẽ phải có những cái rèn logic với nhau thông qua bài SAT. Chứ còn
IELTS không thôi thì ở bên Mỹ vẫn chưa đủ đâu.
Thế còn Ngọc thì Ngọc gửi cho chị những trường ở Sydney mà em đã ngắm ngắm rồi nhé. Với
cả để chị biết là ngành của em đang nhắm cái đấy, xong chị giữ được cả 2 cái đấy cho em. Đấy,
không để em phải chọn 1 trong 2. Nhưng nếu mà phải chọn thì chị cũng sẽ gửi cho em một vài
cái khác nữa, một vài ngành khác để em xem. Nhưng mà Ngọc đang muốn mảng nào hả em?
Mảng tự nhiên hay xã hội. Chắc là mảng xã hội nhiều đúng không?
Con Ngọc: Dạ vâng, mảng xã hội ạ.
Tư vấn 1: Em có quan tâm đến truyền thông hay gì không?
Con Ngọc: Thực ra em cũng chưa biết em nên học ngành gì. Ngành logistic thì do là bố mẹ với
cả em có dì ở bên đấy khuyên em, thì em tìm hiểu là cũng tốt nên em theo thôi chứ bản thân em
cũng không biết là nên học ngành gì.
Tư vấn 1: Ừ, chị cứ liệt kê xong rồi em cứ tìm hiểu dần nhé. Chắc là 1, 2 tuần thôi chứ cũng
không lâu đâu. Để làm sao là trong tháng 12 là mình sẽ phải gửi hồ sơ của mình đi rồi. Sớm được
bao giờ là vẫn hơn.
Nhà chị được cả 2 bạn đều sớm, em rất là thích. Như nhà anh Việt Anh là cứ “Ly ơi xoay cho
anh” là em khó xoay lắm.
Mẹ: Thôi nhưng mà con trai thì cứ cho nó đi muộn một năm cũng được.
Tư vấn 1: Đấy, thì hôm trước em nói với anh Việt Anh thế. Tính thế chứ Dũng cũng muộn một
năm. Thì em bảo là Dũng đi làm thêm nhé, nó kiếm được tiền xong rồi nó còn khoe là điện thoại
mới chị Ly ơi, tự mua. Đấy thì cũng tận dụng được thời gian nhưng mà bạn em thì không muốn
ở lại một năm lắm. Nên bây giờ em vẫn phải nghĩ tiếp. Em cũng gửi cho anh ấy một vài nước
rồi, vài trường khác rồi.
Mẹ: Nhưng chị bảo là: “Thôi, cho cả 2 đi Mỹ đi. Tiền mình khó thì nó có khúc, rồi đến lúc lại
kiếm được tiền thì sao. Lúc đấy cơ hội lại qua đi mất rồi.
Tư vấn 1: Em còn dạy Thành đi làm chui các thứ như nào, đi làm chui xong có tiền tip cũng
nhiều lắm chị. Em thì em không đi làm đâu, thực sự hồi đấy là em không năng động thôi.
Mẹ: Em là lúc trước cũng học bên Mỹ đúng không?
Tư vấn 1: Em cũng học bên Mỹ nhưng mà khi em sang thì thạc sĩ rồi, thì em được nhận dạy ở cái
trường em học, đâm ra em cũng có lương, nên cũng không quan tâm đâu nhưng mà những em
nhỏ hơn nó đi bê phở các thứ là chuyện thường. Mà nói thật con nhà khủng lắm mà vẫn đi bê
phở, vẫn rất là khiêm tốn. Các em ấy thích lắm. Đấy là em không đi thôi. Chứ còn các em ấy, đồ
ăn các thứ mà chưa làm người ta cũng cho mình mang về, khỏi nấu cơm luôn, xong còn tiền tip
nữa. Xong rồi hôm nay khách này trả lời như thế kia, về là cũng bảo: “Đấy, em như này”. Các
em cũng trưởng thành lên từ cái tương tác xã hội đấy. Thì em cũng rỉ tai Thành cái đấy, nhưng
thôi cứ để anh ấy về anh nghĩ thêm đã.
Mẹ: Chị cũng khuyên chị Bình như thế mà, bảo thôi cố gắng lên, chứ đừng vì khó khăn quá mà
mất cơ hội của tụi nó.
Tư vấn 1: Đúng rồi. Bởi vì tuổi ấy là tuổi quý nhất chị nhở.
Mẹ: Ừ nhưng rồi bảo: “Nhưng mà nợ thế chồng chất, không giả được thì sao”. Bảo: “Thì cũng
chẳng biết được, bây giờ nghèo thì nó là luôn luôn rồi, nó đang là hiện tại, nó đang là mãi mãi
rồi”. Chứ nợ nần thêm thì trẻ con nó cũng biết ý thức, nó cũng sẽ đỡ đần mình. Tức là giờ học thì
mình 3, 4 năm đỡ tụi nó. Đến lúc tụi nó thấy mình nợ nần thì tụi nó cũng phải có ý thức để dồn
vào mà trả thôi.
Tư vấn 1: Với cả các bạn ấy được học ở bên đấy mà. Mình nhìn vào con người của con mình đã,
về sau các bạn ấy phát triển rồi thì em có nói đùa là “tốc độ toàn vốn nhanh”.
Mẹ: Thế ví dụ như bạn này là thật ra chị cũng ước mơ cho bạn ấy học đại học ở Mỹ lắm. Rất là
ước mơ nhưng mà thật ra là không dám nghĩ đến, bởi vì sợ bạn ấy không làm được.
Tư vấn 1: Phải chuẩn bị thật tốt chị ạ.

Tư vấn 2: Thật ra thi Sinh còn khó hơn cả thi Sử cô ạ, thi Sử thì chỉ cần học thuộc thôi. Với cả hồ
sơ của em thì chị nghĩ là thi Sử sẽ hợp hơn là thi Sinh. Nếu em muốn thi Sinh thì em nên kèm
với các hoạt động nghiên cứu gì đấy liên quan đến Sinh nữa thì nó sẽ làm cho hồ sơ của mình nổi
bật lên. Còn nếu mà mình theo hướng Sử thì nghĩa là mình chuyên toàn diện, còn nếu mình đi
theo hướng Sinh thì nghĩa là mình đi theo mũi nhọn là hướng Khoa học, thì mình nên có một cái
nghiên cứu Khoa học. Không thì em học cả hai cũng được, nhưng em học cả hai chị thấy hơi vất
vả. Em có định học AP không.
Học sinh: Có em đang học
Tư vấn 2: AP nhá. Ap lại một cái kiểu như thế này. AP thì em phải học … để em có bằng có giá
trị. Nếu bây giờ em thì 4 môn cùng một lúc, mà trong năm em chỉ có một đợt thi thôi. Đấy chị sợ
là như thế. Bây giờ, em phải học cả 2 môn SAT, xong còn phải thi AP 4 môn nữa. Mình lúc nào
cũng phải ưu tiên kết quả điểm cao hơn là mình thi nhiều môn. Với Sử thì em không cần 800, chỉ
cần 700, trên 700 là cũng oke rồi.
Học sinh: Em thấy bọn lớp em học Sử rất vất vả. Tháng 11 chúng nó thi mà chúng nó học từ
tỏng năm lớp 10, chúng nó học liên tục liên tục, học khổ sở đến bây giờ thi cũng chỉ được 720.
Mà bài Sử em sợ nó hỏi chi tiết quá, cái chi tiết đấy em khó học được.
Tư vấn 2: Bài Sử thì nó sẽ hỏi về timeline, nghĩa là gần như từng chi tiết nhỏ. Các bạn ấy tháng
11 là thi Sử ở Mỹ à?
Học sinh: Vâng thi Sử ở Mỹ ạ
Tư vấn 2: Những bài thi Sử quốc tế thì sẽ dễ hơn, thi Sử quốc tế thì có hai đợt là tháng 12 và
tháng 6. Còn những đợt khác thì chỉ có Sử Mỹ thôi chứ không có Sử quốc tế.
Học sinh: Em thấy học Sử Mỹ dễ hơn.
Tư vấn 2: Học Sử Mỹ dễ hơn hả? Cái này thì mình phải thử thì mình mới biết mình có học được
không.
Học sinh: Em cũng đang cân nhắc học Sử với Văn.
Tư vấn 2: Văn thì còn khó nữa.
Tư vấn 1: Văn thì còn khó nữa, trên 600 thôi còn trầy trật ra.
Mẹ: Mọi người bảo Văn khó nhưng mà biết đâu ý, Văn nó lại không phải nhớ. Nhưng Văn lại
phải đi đọc nhiều tác phẩm đúng không?
Tư vấn 2: Văn thì phải đi đọc nhiều nhưng mà thực ra Văn ý, nếu mà đọc truyện thôi thì cũng
chưa đủ, phải học cái thrown của nó, ví dụ nư Iliat 4 IC ý, đọc mấy cái đấy khó hiểu dã man.
Tư vấn 1: Kiểu sử thi chứ cũng chẳng phải hiện đại.
Tư vấn 1: Nhất là kịch thì toàn là kịch của những năm 1600, đọc rất khó hiểu. Chị thì chị thấy
học sinh thi Văn toàn ngã ngửa, kể cả làm bài test thử có khoảng 750 thì đến khi thi thật cũng chỉ
khoảng 680 thôi, đến 700 là ổn rồi. Thực ra điểm Sử với Văn thì mình sẽ cố gắng trên 700, mỗi
cái nó khó một kiểu khác nhau nên ít người ở Việt Nam thi môn đấy.
Nếu mà Sinh thì bây giờ em đang có hứng thú với phần nào của Sinh? Sinh thì học Sinh - Hóa
hay Sinh - Xã hội?
Học sinh: Thực ra em học bên chỗ anh Tuấn Anh, anh ấy có khóa Sinh thì anh ấy hỏi em có
muốn học không, thì em vào học luôn.
Tư vấn 2: À thực ra là có khóa thì vào học luôn chứ không phải em có hứng thú với Sinh.
Học sinh: Tại vì là em đang thấy em bị cái mindset là cái môn đấy ở Việt Nam không học được,
nhưng mà khi có người dạy thì em lại thấy nó không khó thế. Em cũng thấy là nếu mà cứ học các
thứ thì cũng ổn, em sẽ không ghét môn đấy. Cũng không phải là thích nhưng cứ enjoy việc học
thôi, chứ không phải là thích hẳn.
Tư vấn 1: Thế thì mình thích cái gì, ví dụ như là Bách đi.
Học sinh Bách: Em làm nghiên cứu về Y ạ.
Tư vấn 1: Không sao đâu chị ạ, mình vẫn có thể thiết kế được.
Mẹ: Nói chứ 2 bạn này trước không nghĩ đến việc học Sinh đâu. Nhưng mà lúc trước bạn ấy thử
học Hóa, bởi vì ở trường bạn ấy cũng thích học môn Hóa. Nhưng khi bạn ấy sang học Hóa bên
SAT II ý, thì bạn ấy thấy môn đấy cũng chẳng có gì ghê gớm cả, cũng khá hay ho. Nên chỉ nghĩ
là cái cách tiếp cận môn học ở các trường Việt Nam nó nặng. Nó đóng khung ở các việc mình
thích học môn gì hay không thích học môn gì ý, chứ không phải là môn gì khó. Vấn đề là chị
nghĩ như thế.
Tư vấn 1: Điểm Sinh nó không đánh giá được gì ở trên lớp đâu.
Học sinh: Em nói chuyện với mọi người thì mọi người bảo thật ra bây giờ những cái điểm trên
trường của mình nó phản ánh không đúng lắm. Có những điểm chuẩn Hóa thì nó cũng thế.
Tư vấn 2: Giả sử chị nhìn thế này chẳng hạn. Bây giờ điểm chuẩn Hóa của em tốt, em có một cái
nghiên cứu Khoa học về môn Hóa - Sinh, nhưng điểm GPA trên lớp của em không phải là xuất
sắc về Hóa - Sinh. Tức là chị chỉ nhìn xem là em có thực sự thích môn đấy không thôi. Bởi vì
nếu em thực sự thích môn đấy chẳng hạn, em bỏ rất nhiều công sức để học môn đấy thì người ta
sẽ tự hỏi là: “Thế tại sao điểm chuẩn trên lớp của em lại chưa được tốt bằng các môn khác của
em”.
Tư vấn 2: Nếu mà mình là mũi nhọn thì nó phải là mũi nhọn thật. Chị nghĩ bây giờ em nên đi
theo hình ảnh là một người có mối quan tâm về Hóa - Sinh. Sinh thì có Sinh thiên về tự nhiên và
Sinh thiên về Xã hội ví dụ như những môn Sức khỏe xã hội hay An toàn giới tính, tức là nó cũng
liên quan đến Sinh, nhưng mà nó cũng liên quan đến sự phát triển trong xã hội nữa, ví dụ như để
hỗ trợ trẻ em phát triển chẳng hạn. Chị nghĩ hướng như thế sẽ phù hợp với em hơn là mình đi
theo sinh về nghiên cứu.
Tư vấn 1: Bởi vì các kia nó cũng khá phổ biển rồi, người ta cũng làm được nhiều nhưng mà nếu
mà như thế kia thì mình sẽ xây dựng hình ảnh của mình unique hơn so với cả các bạn khác. Nó
sẽ liên quan đến cả cái mảng sau này mình sẽ can thiệp là Academic của mình nữa.
Học sinh: Em nhớ điểm Hóa em kém, bởi vì ở trường em có một cái là lúc học thì rất bình
thường, nhưng thi học kì thì bài rất khó. Bài Hóa cũng thế, nên là cứ toàn 5, 6 điểm, xong rồi 7, 8
điểm học kì thì nó kéo hết tất cả xuống. Nên điểm Hóa của em kém.
Mẹ: Hóa không 8 phẩy mấy ý.
Học sinh: Hóa không được 9 phẩy, nhưng mà cũng gần đấy.
Tư vấn 2: Sinh thì sao hả em?
Học sinh: Sinh thì bình thường ạ, em nhớ là kì II thấp hơn kì I. Kì I được 9,5 còn kì II hình như
được 9,3 ạ. Nó cũng hòm hòm ạ.
Tư vấn 2: Nhưng mà điểm thì thường người ta sẽ để ý điểm cả năm thôi chứ người ta không để ý
vào độc điểm học kì II. Nếu mà điểm lớp 10, lớp 11 của em tốt thì chị nghĩ em đi theo hướng
Sinh cũng được, không nhất thiết phải đi theo hướng hóa đâu. Thật ra đi theo hướng Hóa thì lên
Đại học học Hóa cũng khó lắm.
Học sinh: Thật ra là em cũng không định theo Hóa - Sinh.
Tư vấn 2: Chị nghĩ hồ sơ của em nên theo về xã hội.
Tư vấn 1: Thế thì bây giờ mình cứ chốt là SAT II thi sinh đi.
Mẹ: Con chọn gì? Nếu mà chỉ một môn thôi?
Tư vấn 1: Bởi vì Sử thì hiện cũng đang không có lớp.
Học sinh: Bởi vì em cảm giác học Sinh anh ấy thì anh ấy kiểm soát được đầu ra của mình, toàn
800 các thứ. Còn Sử thì hơi khó đoán. Nhỡ may lúc học thì mình học tốt, nhưng thi chẳng may
vào phần mình chưa tốt lắm chẳng hạn thì có thể nó cũng tụt xuống.
Tư vấm 1: À tức là Sử thì phải nhớ nhiều, nó có mảng nọ mảng kia đúng không. Còn Sinh thì nó
là Sciences, nó là hệ thống rồi.
Mẹ: Tại vì hôm nọ chị cũng nói là bây giờ có SAT Toán và SAT Hóa đại diện cho các môn tự
nhiên rồi, thì chị nghĩ nên theo một môn xã hội ví dụ như môn Sử, hoặc môn Văn thì bạn ấy nói
môn Văn là môn rất khó. Còn Sử thì nó cũng khó không kém đâu bởi vì cũng có nhiều bạn từng
thi là những bạn khá giỏi ý, rất giỏi ở trong lớp mà điểm cũng chỉ tầm 720, 740. Thế thì hôm nọ
bạn ấy có nói là học thêm một môn Sinh nữa, cho có 3 điểm SAT II. Còn những cái liên quan
đến xã hội thì bạn ấy sẽ dùng làm môn AP, chứ bạn ấy không dùng làm SAT II nữa.
Tư vấn 1: Cái AP là em chọn những cái gì rồi?
Học Sinh: Là thi 4 môn đúng không ạ? Hiện tại thì chắc là em sẽ theo mấy ngành Marketing hay
Business,... Nói chung là chưa chắc chắn chắn lắm nhưng mà trong những cái môn mà học được
thì sẽ chọn Calculus, là lên Đại học chắc chắn phải học rồi, ngoài ra có Psychology với cả em
đang cân nhắc Microeconomics, Macroeconomics.
Tư vấn 2: Micro và Macro thì 2 môn này khá là dễ. Các bạn ấy học thì chắc chắn được điểm cao.
Có Psychology. Nghĩa là trong 4 môn mình thi thì nên có 1 môn khó, 3 môn dễ để mình đỡ phải
học nhiều.
Tư vấn 1: Nhưng mà Psychology nó không chỉ cần cho mình bây giờ, bởi vì mình cần thêm cả
mặt xã hội nữa, mà về sau mình lên Đại học ý, hoặc là cả cuộc sống về sau nữa.
Mẹ: Tức là bạn ấy đã xem trong tất cả các ngành có khả năng học thì đều có mấy môn đấy. Lúc
đầu là bạn ấy chọn không hề có tìm hiểu, nhưng mà vô hình chung sau khi tìm hiểu xong thì nó
cũng đúng là những môn đấy kiểu gì cũng có trong những ngành mình nhắm vào. Nhưng mà còn
Statistic nữa à?
Tư vấn 1: Statistic thì khó đấy.
Mẹ: Thì có khi là bỏ cái đấy đi, học Psychology thôi.
Học sinh: Vậy là có Calculus, Psychology, Micro, Macro. Em cũng không biết học môn gì phù
hợp với mình.
Tư vấn 1: Em học AP ở bên 7Astar à?
Học sinh: em đang tự học chứ chưa học ở đâu cả.
Tư vấn 2: Giữa Macro và Micro thì Marco dễ hơn Micro.
Học sinh: Nhưng mà thường học dạy môn đấy cùng nhau chứ ạ? Bởi vì em thấy mấy cái sách,
teaser preview nó toàn là Micro và Macro ở trong một quyển. Chị thì lại thấy nó ở 2 quyển khác
hẳn nhau.
Tư vấn 1: Thế thì Phương gửi cho Ngọc đi để Ngọc có thêm nguồn tài liệu.
Mẹ: Cũng bảo bạn ấy là nếu mà cần đi học AP thì cho đi học AP .
Học sinh: Thực ra là có mỗi 7Astar dạy thôi.
Tư vấn 1: Ừ chị thấy cũng chẳng nhiều nơi dạy cái này đâu.
Tư vấn 2: Thực ra 7Astar thì cũng tốt đấy. Với cả 7Astar thì bây giờ người ta chưa mở lớp.
Thường đến khoảng 15/12 sau khi khác bạn biết ED1 thì lúc đấy người ta bắt đầu mở lớp để cho
cả các bạn lớp 11, 12 học theo luôn. Chị nghĩ là thời điểm đấy em cũng học được mà, học
Psychology các thứ 4 môn đấy. Calculus AB thì có rất nhiều người học, AB thì dễ hơn BC.
Micro và Macro mà em nghĩ em có thể tự học được thì chị nghĩ là em cũng tự học được, không
khó đâu. Với cả có gì khó thì nhắn chị dạy cho.
Học sinh: Em lên mạng thì thấy người ta bảo là mấy môn đấy cũng không cần đi học, cứ tự đọc
nhiều sách là được.
Tư vấn 2: Psychology thì bắt buộc phải học. Thực ra cái AP thì không chấm khó như SAT I.
SAT I sai một câu là trừ luôn 30 điểm. Còn SAT II và AP thì đều chấm khá dễ.
Học sinh: Tức là AP còn dễ hơn SAT II ạ?
Tư vấn 2: Ừ đúng rồi. AP chấm còn dễ hơn SAT II. Như kiểu Calculus còn dễ hơn SAT II.
Mẹ: Tức la fphair tìm thêm một môn AP nữa để học đúng không?
Tư vấn 2: Không 4 môn thôi chị ạ. Calculus, Psychology, Micro và Macro thôi.
Mẹ: Micro và Macro, học cùng luôn cả 2 môn đấy à?
Học sinh: Nó đều là Economics mà.
Mẹ: Oke tức là vẫn tính là 2 môn chứ gì, chị lại tưởng là không chọn được 2 môn đấy cùng.
Tư vấn 1: Quan trọng là mình đã có một môn xã hội rồi. Và mình hướng đến điểm cao để mình
nộp nó sang bên kia.
Tư vấn 2: Có mỗi Calculus tự nhiên thôi, còn lại cả 3 môn kia nó đều là xã hội.
Mẹ: Đấy thì chị mới nói là bạn ấy sẽ không chọn Văn hay Sử để thi SAT II. Bạn ấy chọn Sinh là
bởi vì bạn ấy dễ lên được điểm oke hơn. Thay vì một môn xã hội thì bây giờ bạn ấy thay bằng 4
môn AP kia để cho hồ sơ. Thì đấy là hôm trước bạn ấy bảo thế thì chị bảo: “Mẹ nghe thì mẹ
cũng thấy hợp lí đấy, còn hợp lí thật hay không thì phải để sang hỏi các cô”.
Tư vấn 1: Vâng, bởi vì thật ra là bây giờ mình tính cái này là một mảng thôi. Về sau mình còn
tính cái mảng hoạt động xã hội của mình nữa, thì mình chốt những cái môn này để về sau mình
làm mảnh ghép trong đấy.
Tư vấn 2: Thế sao em lại chọn thi Sinh mà không chọn thi Lí. Chị thấy hầu hết học sinh Việt
Nam thi Lí dễ hơn Sinh.
Học sinh: Bởi vì Lí thì sai nhiều. Lí 85 câu ạ? Em cũng không nhớ lắm nhưng chắc phải sai tầm
15 câu. Em cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện là em học Lí.
Tư vấn 2: Lúc em học thì em thấy Hóa với Sinh dễ vào đầu hơn Lí đúng không?
Học sinh: Vâng ạ.
Tư vấn 1: Có thể do mình luyện học sinh Lí ở đây nhiều nên mình lại tưởng đứa nào cũng thấy
Lí dễ hơn.
Học sinh: Nhưng mà em thấy nhiều giáo viên bảo là Lí dễ hơn Hóa.
Tư vấn 1: À ý ở đây là bởi vì Ngọc đã thi được Hóa rồi.
Mẹ: Thế để hỏi lại anh Tuấn Anh xem.
Học sinh: Thế xong rồi nhiều người lại bảo là Lí khó hơn Hóa.
Tư vấn 1: Em thử nói anh Tuấn Anh cho em một đề Lí xem thế nào?
Mẹ: Tuấn Anh sẵn sàng cho ngồi lớp học thử mấy hôm không vấn đề gì
Học sinh: Nhưng mà làm gì có Lí,
Mẹ: Mẹ tưởng anh Tuấn Anh dạy Lí?
Tư vấn 2: Đâu, anh Tuấn Anh có Lí mà?
Học sinh: Chưa có khóa ạ. Chắc là phải vào tháng 10 năm sau, lúc đấy thì muộn quá, em muốn
chốt trong hè xong cho nhanh.
Tư vấn 2: Nhưng thường chị thấy bọn học sinh mà học Lí, chỉ một tháng thôi là thi được điểm
luôn đấy.
Mẹ: Thi Hóa chị còn không nghĩ là nó được bởi vì thực ra là Toán thì khác rồi, nhưng mà Hóa
mãi sau này mới học.
Học sinh: Hóa con thi được là bởi vì lúc thi nó recycle tất cả những gì mà con đã học.
Tư vấn 2: Rất nhiều người thì Toán, Lí được 800 rồi nhưng Hóa chỉ được có 760 thôi. Mà đúng
là toàn ED1 chứ không phải “ấy” đâu.
Học sinh: Đề Toán SAT II thì có gì đâu, chỉ đi bấm máy là xong.
Tư vấn: Đấy có rất hiều người thì Toán, Lí được 800 rồi nhưng Hóa thì drop. Như trường hợp
của Khánh ngày xưa đấy, Roán, Lí được 800 rồi nhưng Hóa chỉ được có 760 hay là 740, xong nó
còn chẳng nộp điểm Hóa. Nên là em cũng thấy hơi lạ đấy. Linh ngày xưa cũng thế, Toán, Lí 800
mà Hóa được 780 thôi.
Tư vấn 1: Bây giờ mình cứ vào trong lớp thử 1, 2 buổi xem, xem là mình dễ vào đầu hơn cái gì,
cái gì mình học tốt hơn.
Tư vấn 2: Em thích Sinh thì em cứ học thử xem môn nào dễ vào hơn. Chứ chị thấy môn Lí mọi
người bảo dễ.
Mẹ: Tóm lại là bây giờ thi Lí hoặc Sinh, môn anof cũng được đúng không?
Tư vấn 1: Môn nào cũng được chị ạ bởi vì nó đều là Khoa học cả. Còn xã hội mình đã có AP rồi.
Mẹ: Đấy, thì cũng hòm hòm. Chốt với Ngọc là xong, không học gì nữa nhé.
Học sinh: Vâng.
Tư vấn 1: Vâng chị ơi, nhiều quá rồi.
Tư vấn 2: chị nghĩ là nếu mà được kí dược sớm thì em đăng kí luôn. Bởi vì đăng kí AP hơi kì
cục, nó không cho đăng kí trên College work, bắt buộc phải liên lạc với trường để giữ chỗ.
Tư vấn 1: Thế thì bây giờ mình ngắm cho Ngọc những trường yêu cầu 2 SAT II luôn, để mình
cũng vừa tiết kiệm được tiền mà lại còn tốt cho mình nữa.
Mẹ: Với lại đề phòng cái SAT II thứ 3 kia không ổn, thì mình có 2 SAT II này là oke rồi đúng
không?
Tư vấn 1: Đúng rồi ạ. Tức là nếu mà yêu cầu, các trường yêu cầu chỉ là 2 thôi. Còn nếu khuyên
khích thì là 3, hoặc có AP thì càng có lợi thế cho mình nữa.
Tư vấn 2: Bây giờ chị gửi cho em cái form này, em điền để chị lấy thông tin cá nhân nhé.
Học sinh: Vâng.
Mẹ: hôm trước Ly có nói về cái ED distressed , là cái cấm của RD ý thì cái đấy, thì nghĩa là nếu
mà app ED1 là RD thì nó sẽ cấm một số trường không được apply … đúng không?
Tư vấn 1: Vâng.
Mẹ: Ý là cái sau thì mình vẫn được apply đúng không? Mình không apply là ED, RD gì mà vẫn
apply được cái sau đúng không?
Tư vấn 1: Đúng rồi.
Học sinh: Nhưng mà ED thì phải là trường duy nhất.
Mẹ: Đương nhiên ED thì là trường duy nhất nhưng mà phải là trường mình có khả năng nhất chứ
bây giờ mình thích nhưng mà lại rất khó có khả năng vào thì sẽ khó.
Tư vấn 2: Nếu em apply ED1 Thì deadline của nó sẽ là ngày 01 tháng 11, một số trường thì
deadline là ngày 15 tháng 10. Mà mình phải apply trước deadline ít nhất 10 ngày, để hồ sơ của
mình rồi tất cả mọi thứ đến trường kịp, kể cả nộp hồ sơ tài chính. Thì ví dụ em app ED thì em sẽ
chỉ app vào đúng một cái trường đấy thôi. Nó không cho các em được app bất kì một trường EA
nào khác nữa,tức là trong thời gian từ 11/11 đến 15/11 là em không được apply trường khác, chỉ
được apply nó thôi. Nếu em muốn app các trường khác thì em phải chờ được RD, tức là em sẽ
phải khai là em app RD, bởi vì RD xét sau tất cả các hồ sơ của em. Tỉ lệ đỗ RD cũng là thấp.
Chuyên gia: Những cái hiện tại mà em chưa làm được thì không vấn đề gì.
Khán giả: Qua mỗi cuộc gặp với phụ huynh, em sẽ thấy em thiếu kiến thức gì, em gạch ra và em
sẽ học thêm. Tuy nhiên qua mỗi cuộc trò chuyện em lại thấy rằng em có rất nhiều những gạch
đầu dòng cần phải học, nên là em đang bị khủng hoảng, em không biết mình cần phải học những
gì. Ví dụ em tra Google “Nước Mỹ có bao nhiêu bang?” khi hôm qua em tìm hiểu về Boston thì
có rất nhiều cái nữa cần phải học. Những gạch đầu dòng hôm qua còn chưa học hết mà hôm nay
tiếp khách lại cần phải học tiếp.
Chuyên gia: Mỗi một đầu mút lại tỏa ra rất nhiều cái cần học. Mình đặt ra mục tiêu cho mình, ví
dụ mình muốn tiếp khoảng một chục người khách thì mới bắt đầu có vùng nó lặp lại, đừng hy
vọng đến người khách thứ hai mình mình đã biết rồi thì không có.
Khán giả: Ví dụ như hôm nay chị Phương có chia sẻ: Bạn khách này là một người cần một chỗ
để lắng nghe để chia sẻ. Tại vì bố mẹ bạn ấy hơi bị gia trưởng, bố hay đánh bạn ấy. Bạn bản thân
bạn ấy cũng hơi bất mãn với xã hội Việt Nam vì Việt Nam hay có trường hợp bàn tán, nói xấu
người khác và bạn ấy không thích những cái đó. Thấy muốn tìm một cái môi trường phù hợp để
bạn ấy có thể trò chuyện, chia sẻ. Chị Phương nói rằng ở bên Mỹ có một nhóm hoạt động đấy
chuyên dành cho những người bất mãn về xã hội gia đình hoặc có chuyện buồn, Họ có thể vào
trong nhóm đó để chia sẻ, trò chuyện với nhau về những vấn đề đó. Thấy đây là một vấn đề rất
mới, em không biết rằng ở bên Mỹ có bao nhiêu nhóm hoạt động như vậy, em cũng không biết là
tìm hiểu từ đâu để biết những kiến thức đấy. Ngay cả khi em đã tra đó Google cũng không có
nhiều thông tin. Không hy vọng mình phải biết được ngay nhưng em mong muốn mình có một
cái nguồn để có thể nạp được những kiến thức đó
Chuyên gia: Thực ra chị Phương là người ở đây đến 5 năm rồi, Chị ấy mới biết được những cái
đó. Bây giờ em có những vùng nào mà em muốn đào sâu vào không?
Khán giả: Nhiều lắm ạ. Ví dụ em muốn tìm hiểu về văn hóa của Mỹ như em đã chia sẻ ở bên
trên, rằng ở bên Mỹ có những cái Club dành cho những người bất mãn về gia đình, xã hội, hay
Club dành cho phụ nhụ nữ,...
Chuyên gia: Những cái em chia sẻ nó khá chi tiết. Bây giờ mình chỉ có thể khoanh vùng nó
thôi.Học sinh và phụ huynh bây giờ người ta thường quan tâm đến những yếu tố nào khi cho con
đi du học. Ví dụ: Thứ nhất như môi trường văn hóa nói chung ở Mỹ khác với các nước khác ra
sao. Thứ hai là khí hậu. Thứ ba là địa điểm. Thứ tư là ngành, sinh viên. Thường người ta sẽ quan
tâm đến những yếu tố này khi cho con đi du học Mỹ.
- Văn hóa ở Mỹ sẽ có điểm khác biệt so với các văn hóa ở các nước khác:
+ Bởi vì Mỹ là nước đa chủng tộc, nên việc em là một người nước khác đến Mỹ là chuyện
rất bình thường. Mỹ là nước đón nhận người nhập cư nhất trên thế giới này vì bản thân họ
xây dựng lên từ những người nhập cư từ những chỗ khác đến. Là nguồn gốc tạo nên sự
giàu có Nước Mỹ, người Mỹ chấp nhận đó như là một văn hóa. Ở các nước khác khi mà
em là một người mới, là chủng tộc khác Chế tạo nên sự bất đồng, sự mâu thuẫn dẫn đến
thu mình. Sự cởi mở thân thiện chắc chắn là sẽ không bằng ở Mỹ. Vì vậy Mỹ rất là phù
hợp đối với các bạn du học sinh Việt Nam.
+ Ở Mỹ cũng tôn trọng văn hóa cá nhân rất là cao. Ở Việt Nam, mình hay nói với nhau, hay
nghe rất nhiều về tập thể đoàn kết, con ngoan nhưng mà ở Mỹ không đặt nặng chữ
“ngoan”, “ngoan” là nghe theo lời của người khác. Còn “đoàn kết” nghĩa là tất cả mọi
người đều nghĩ giống như nhau. Càng ngày các thế hệ trẻ Việt Nam cần không theo
những khuôn khổ đó nữa, rất tôn trọng suy nghĩ của cá nhân. Cá nhân phải nói lên được
suy nghĩ và góc nhìn, đặc điểm của mình như thế nào. Và ở nước Mỹ nếu bạn có những
cái riêng ví dụ như là ý kiến so với người khác thì vẫn sẽ luôn chấp nhận, sẽ không bao
giờ bi gạt bỏ đi. Và đây là điểm đặc biệt yêu thích của người trẻ Việt Nam. Việt Nam
mình có gì đó khác biệt là bị chỉ trỏ, gạt đi, không được tôn trọng. Đặc biệt, những em
giỏi thì thường có những ý kiến khác biệt, lúc này sẽ thường bị gán cho những điều
không tốt, bị gạt đi tính cá nhân, buộc phải hòa mình với tập thể. Là những cái mà trang
mỹ các em sẽ được hưởng Chọn cá nhân sẽ làm cho các cá nhân được phát triển Sự khác
biệt của văn hóa Mỹ, vượt trội hơn cả với Châu Âu. Châu Âu như Đức với anh thì rất là
phân biệt những người nhập cư
+ Văn hóa Mỹ đa dạng, không nghiêng hẳn về một khía cạnh nào thái quá mà bất kỳ khía
cạnh nào cũng có. Bên Mỹ mặc dù em chỉ sống ở một đất nước thôi nhưng anh lại được
trải nghiệm rất là nhiều những nền văn hóa khác nhau Mang lại cho em rất là nhiều
những góc nhìn Những tư tưởng khác nhau Mình sẽ góp phần vào sự trưởng thành của
em rất nhiều. Ở Việt Nam mình sẽ nhìn mọi thứ theo góc nhìn của số đông tuy nhiên khi
bật sang bên kia thì dù chỉ ở trong một lớp học của em thôi, có rất nhiều các bạn từ các
nước với các nền văn hóa khác nhau như Tây Ban Nha, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung
Quốc,...Mỗi bạn lại nhìn một sự vật sự việc theo góc nhìn khác nhau Đó mình sẽ có
những cuộc tranh luận rất đa dạng và sôi nổi. Điều này làm cho con người của mình trở
nên đa dạng và phong phú hơn. Chính là những điều mà mình nhận được từ văn hóa Mỹ
- Về khí hậu ở Mỹ Có 2 bang là California và Florida tương đối nắng ấm. Còn lại ở nước
Mỹ thì thường sẽ là lạnh, cũng có bốn mùa tuy nhiên đến mùa đông thì nhiệt độ sẽ âm.
Bang Texas thì cũng khá ấm, tuy nhiên lại không được phát triển lắm nên mọi người
thường không thích và không chọn Texas. Phụ huynh cho con đi du học thì cũng mong
muốn là ở một nơi có khí hậu ôn hòa và khi mình tư vấn cho phụ huynh thì phải nói cho
người ta biết rằng được cái nọ phải mất cái kia. Những trường ở bên California Florida
được nắng ấm nhưng lại là những trường mà ít cho tiền. Nếu mình mong muốn học
những trường top, có nhiều học bổng, Sẽ phải đánh đổi rằng khí hậu của nó, tuy không
quá khắc nghiệt nhưng mùa đông nhiệt độ sẽ âm khoảng từ âm 1 đến âm 5 độ C, cũng rất
lạnh chứ không như mùa đông ở Việt Nam vẫn dương, chỉ khoảng 9 đến 10 độ C. Càng
về phía Bắc Mỹ sẽ càng lạnh hơn, chẳng hạn như Minnesota, Michigan,...Cũng như các
nước khác thôi, càng về phía Nam thì sẽ càng nắng ấm hơn.
- Về địa điểm: 100% các bạn đều thích ở những thành phố lớn, vì các bạn xuất phát từ
những thành phố lớn ở đây Hà nội, Sài Gòn Mình nên khi đi du học cũng thích ở trong
lòng thành phố lớn. Dụ như em học Bách khoa học Kinh tế quốc dân thì ở trong lòng
thành phố Hà Nội. Nên ở Mỹ thì khác hẳn mình không thể đem những cái địa điểm ở
Việt Nam để so sánh với Mỹ. Ở Mỹ, một trường đại học của Mỹ to bằng một quận ở bên
Việt Nam, ví dụ như bằng quận Cầu Giấy ở Hà Nội, Mình đi xe buýt 15 đến 20 phút mới
hết khuôn viên của một trường đại học. Một trường đại học bên Mỹ sẽ thường chiếm
bằng một quả đồi, rất rộng. Phần lớn trường trong top 100 là to như thế. Em hình dung
trong một trường có cả nhà thờ, bệnh viện giống như một cái quận chứ không giống như
trường Bách Khoa ở Việt Nam, cũng to nhưng đi 2 bước chân đã hết. Trường đại học bên
Mỹ thì phải có đủ các cơ sở vật chất, phòng lab, bếp, bệnh viện, nhà thờ.
Khán giả: Nếu bố mẹ mà muốn con an toàn, con có thể sống trong khuôn viên trường đúng
không ạ?
Chuyên gia: Thường thì Sinh viên chỉ sống trong khuôn viên trường thôi bởi vì ở trong ký túc
xá. Việc học cũng chiếm hết cả ngày rồi. Cho nên dù đi thì cuối tuần cũng chỉ đi ra ngoài một
buổi thôi chứ không phải cứ đi đến trường xong rồi về nhà giống như là mình ở Việt Nam đâu. Ở
bên đấy cuộc sống rất là khác. Để làm được việc đấy thì trước hết người ta phải có đất rộng đã,
nên rất là khó để có một cái lòng thành phố mà chứa đựng cả một cái trường như thế. Bắt buộc là
người ta phải ra những vùng ngoại ô hoặc là người ta phải về những cái vùng town - tức là những
vùng thị trấn thôi thì người ta mới có đất để xây những trường đấy. Cho nên là trường top ở Mỹ
thường nằm ở những khu thưa người, chứ không ở trong thành phố được. Trong lòng thành phố
những trường đại học ở Mỹ rất là bé, phần lớn chỉ là một cái building, chồng tầng nọ tầng kia lên
nhau để có chỗ giảng dạy thôi. Những trường đó thường xếp hạng không được cao và thường
không cho tiền. Phụ huynh nghe đến đây thì họ sẽ thấy rằng đúng là cuộc sống được cái nọ thì
phải mất cái kia. Trong đầu mình muốn thì mình muốn như vậy thôi, nhưng bây giờ đối mặt với
thực tế thì mình phải lọc để cuối cùng những cái gì mình được là những cái tốt nhất, thì đây là
những cái mà mình phải giải thích cho họ.
- Trường học ở trong thành phố thì tiền học cũng rơi vào khoảng 35.000 đến 40.000
USD/năm. Nhưng đó sẽ là những trường rất là nhỏ thôi ví dụ như bẳng tòa nhà
Keangnam hay bằng tòa nhà Lotte chẳng hạn.
Khán giả: Đối với những trường đó thì sinh viên cũng ở kí túc xá luôn ạ?
Chuyên gia: Không, kí túc xá thì lại phải thuê ngoài, trong thành phố bị hạn chế ở điểm đó. Quỹ
đất rất ít nên sinh viên và kí túc xá đều phải ở chỗ khác, phải đi từ kí túc xá đến trường mà kí túc
xá lại ở vùng ven đô chẳng hạn, hoặc nếu ở trong lòng thành phố thì phí rất đắt. Kê được một cái
giường trong thành phố sẽ khác với việc kê được một cái giường ở ngoài. Tất cả là do mức sống
và quỹ đất mà hình thành. Đó cũng là những trường nhỏ thôi nên không thu hút được những
người dạy giỏi, là những trường thường không lọt vào top 100. Khi mình tìm cho các em thì
mình sẽ tìm ở những vùng ngoại ô, hoặc là những vùng thị trấn, đấy mới là những trường có thứ
xếp hạng cao bởi cơ sở vật chất, nền tảng,... v.v. Các trường tốt ở Mỹ thường phải có lịch sử 100
năm hoặc hơn, trong khi những trường ở thành phố chỉ có lịch sử khoảng 20 năm đến 30 năm.
- Về đi xin việc
+ Sau khi tốt nghiệp là mình hết visa sinh viên, sẽ có 1 năm để xin việc ở nước Mỹ, trường sẽ
cấp cho em có visa là OPT. Trong một năm đấy em phải làm thế nào để xin được việc, nếu
mà không tin được việc thì sẽ bị out, về nước. Đặc điểm của đi xin việc thì thường phụ huynh
sẽ hỏi là: “Thứ hạng của trường con tôi học có ảnh hưởng đến việc con tôi đi xin việc
không?”. Ví dụ như em học Bách Khoa thì em sẽ có khả năng hơn, sẽ oai hơn, còn nếu như
em nói rằng là em học dân lập Phương Đông thì chị nghĩ rằng sẽ không bằng bạn học Bách
Khoa. Đó là cái cách mà bố mẹ thường tư duy. Ví dụ như con tôi học ở trường đứng thứ 5 thì
khi người ta đọc hồ sơ người ta sẽ có cảm tình hơn là đối với những sinh viên học trường
đứng thứ 50. Ở Mỹ, văn hóa của người ta không như thế. Người ta sẽ không dựa nhiều vào
bằng cấp hoặc thứ hạng của trường em đang học để quyết định rằng có cho em vào phỏng
vấn không. Tác dụng của việc mình nên theo học những trường trong top 100 đó là vì người
ta sẽ đào tạo mình để mình có kiến thức, có kỹ năng, có hiểu biết để quan trọng nhất là phục
vụ vòng phỏng vấn trong quá trình xin việc. Ở vòng phỏng vấn thì tất cả sẽ được bộc lộ ra
hết. Qua đó người ta sẽ xem xét rằng có muốn nhận mình không. Khi học trường top 100,
người ta đào tạo tốt thì nội dung mình nói trong buổi phỏng vấn đó cũng sẽ tốt, mình bộc lộ
được những cái nội dung tốt của mình. Người ta sẽ không tư duy rằng người này học trường
cấp 50 nên tôi sẽ không phỏng vấn, trường top 5 tôi mới phỏng vấn.
+ Bên Mỹ có 2 hệ thống trường là trường National University và trường Liberal Arts College.
Xin việc ở nước Mỹ ngoài cái đơn xin việc và CV, còn có thư giới thiệu. Thư xin việc sẽ do
cá nhân 1 giáo sư dạy em ở trường viết cho em. Giáo sư dạy ở bộ môn nào cũng được tùy em
chọn. Trong thư giới thiệu người ta sẽ viết rằng tôi làm việc với sinh viên này từ lúc nào đến
lúc nào và làm những công việc gì. Tôi thấy sinh viên này là người như thế nào về mặt
chuyên môn, về mặt kỹ năng,...Sinh viên này đang có những tiềm năng gì. Thư giới thiệu sẽ
được gửi trực tiếp đến công ty mà mình xin việc Chứ mình không được tự viết rồi soạn cho
nhau theo kiểu Việt Nam. Đó là cái cố định ở nước Mỹ mình không thể thay đổi được. Cho
nên nếu em học hệ thống trường Liberal Arts, là rường nhỏ hơn, một lớp chỉ có từ 10 đến 15
người thì sẽ có sự gần gũi hơn giữa giáo sư và sinh viên, người ta sẽ hiểu được em nhiều hơn,
em tương tác được với người ta nhiều hơn thì lúc đó thư giới thiệu mà người ta viết cho em
cũng sẽ chất lượng hơn, kĩ càng và nhiều những chi tiết sống động về em hơn. Nếu em học ở
trường National University, một lớp sẽ có khoảng 100 người, cơ hội được tiếp xúc giáo sư
của em sẽ tương đối hạn chế hơn so với trường LAC. Những trường NU phải dành cho
những bạn có tính chủ động rất cao. Giáo sư không say “hi” với bạn ấy thì bạn ấy phải say
“hi” với giáo sư, phải tự tìm cách gặp giáo sư và tự tìm cách gây ấn tượng với ông ấy qua
thời gian năm tháng ông ấy hiểu được mình và viết thư giới thiệu cho mình. Ở đây phải chú ý
chọn hệ thống trường nào thì phù hợp với tính cách của học sinh. Em ấy là một người trầm
tính, nhút nhát thì nên học LAC, nếu em ấy là người chủ động hướng ngoại, … thì học NU
cũng không có vấn đề gì.
+ Về ngành, thường có hai mâu thuẫn lớn. Thứ nhất, là em chưa chọn được ngành. Việc em
chưa chọn được ngành không có ảnh hưởng đến việc em xin học bổng vào trường. Em có thể
viết trong bộ hồ sơ rằng em chưa quyết định về ngành, người ta vẫn hoàn toàn nhận em bởi
vì em đã chứng minh được năng lực chung của em thông qua điểm số của em rồi. Em đã
khoe được những tố chất của em thông qua bài luận và những hoạt động xã hội của em.
Người ta quyết định nhận em với cái năng lực này, tố chất này, cho em tiền học bổng. Năng
lực và tố chất này về sau làm ngành nào cũng được hết. Đó là đặc điểm của hệ thống LAC.
Mình sẽ có thời gian để trải nghiệm mọi thứ rất tuyệt vời. Thứ hai, mâu thuẫn nữa đó là em
thích một ngày mà khả năng xin việc của nó không được cao, hoặc ngành đó có khả năng rất
hẹp. Ví dụ em muốn học về lịch sử hay muốn học về nhân chủng học, em muốn học vẽ, em
muốn học về triết học. Những ngành này học xong thì phụ huynh hay có ấn tượng rằng sẽ
không làm được gì. Học về lịch sử thì sau này chỉ đi dạy sử. Này em có thể tư vấn cho người
ta theo hai hướng. Ở bên Mỹ, trường Đại học sẽ đào tạo theo phương pháp tư duy nền cho tất
cả các ngành để về sau mình đi theo một nhánh riêng thì mình vẫn có thể đi được. Đây vẫn là
một cái khái niệm mơ hồ đối với phụ huynh Việt Nam vì ở Việt Nam mình hoàn toàn chưa
có giáo dục “ khai phóng”. “Khai phóng” là giải thoát em ra khỏi một cái ngành để em có thể
liên ngành, là cái mà phụ huynh Việt Nam rất khó để tưởng tượng được. Ở Việt Nam thường
tư duy ví dụ như là học Bách Khoa sau này sẽ làm chế tạo máy, chứ không có đào tạo xuyên
suốt cho các ngành. Đây lại là một cái ưu điểm của các trường đại học ở Mỹ. Nếu bạn ấy
thích một cái ngành khá đặc thù như là nhân chủng học hay lịch sử,... thì mình có thể nói với
phụ huynh rằng cứ cho bạn ấy đi sang bên đấy để bạn ấy được thử, Nếu bạn ấy muốn thì có
thể học 2 ngành song song được, có thể học cùng với một ngành để đảm bảo về tài chính.
Trường đại học bên đó hoàn toàn có thể cho bạn ấy học song song một ngành chính, một
ngành phụ để bạn ấy có thể được theo đuổi cả 2. Trường bên ấy thì đặc biệt quan trọng vào
các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, hội nhóm. Đây là một điểm rất đặc biệt ở Mỹ, quan
tâm đến cá nhân con người nên bên đó có rất nhiều câu lạc bộ để đáp ứng bất kì sở thích,
đam mê nào của em để em chia sẻ, giao lưu. Không có sở thích nào bị coi là kì cục, hay
không đáng để thành lập câu lạc bộ. Đây là một lợi thế rất lớn cho các em ngoài việc học ra.
Chị Ly: Chị là Ly, phụ trách chung ở đây. Tất cả sản phẩm, mọi thứ, chị sẽ là người nắm bắt và
sau này sẽ là người làm việc với cả Chiến. Cho chị được hỏi chiến khoảng từ 10 đến 12 câu để
mình cùng nắm bắt được. Em làm Sale ở bên thể hình với trung tâm thể thao, sau đấy em làm bất
động sản, mỗi cơ quan em gắn bó từ 4 tháng đến 6 tháng, thường là như thế đúng không?
Chiến: Vâng. Thực ra môi trường công việc bên đấy có thời điểm hơi khó khăn, em cũng có chút
công việc gia đình nên em không muốn theo công việc đó nữa. Em đang muốn tìm một công việc
mới ổn định. Có những cơ chế thứ nhất là về mức lương, thứ hai là về lộ trình thăng tiến, thứ ba
là sản phẩm ở nơi mình tìm hiểu có thể áp dụng bền vững cho thị trường. Nhưng quan trọng nhất
là em muốn tìm một công việc ổn định lâu dài.
Chị Ly: Mình cứ trao đổi cởi mở, cũng không phải là phỏng vấn để nghe có vẻ trầm trọng. Bởi vì
thực chất là mình đi đường dài cùng nhau, không những là chị hỏi em, mà em hỏi chị xem chị có
phù hợp với em không, phải có sự phù hợp với nhau, chứ không phải chị bắt em thì em phải
theo. Đây là quyền của mỗi cá nhân thôi nên em có mong muốn hay đề đạt gì thì mình cứ chia sẻ
thẳng thắn với nhau. Chiến vừa nói là ở bên kia có một vài chế độ lương thưởng không phù hợp,
em có thể nói rõ cụ thể hơn được không?
Chiến: Vâng. Ví dụ như làm bên bất động sản. Điều đầu tiên để có khách hàng là nhân viên phải
tự bỏ tiền ra ứng trước, mà số tiền đó cực kì lớn, công ty không hỗ trợ. Công ty chỉ hỗ trợ khi
mình bán được một căn, họ thưởng trên đầu căn khoảng 2 - 3 triệu là tiền marketing. Khi em làm
marketing xong thì đôi khi trên thị trường em gặp khách hàng cắt máu, hoặc đổ buôn, khách
hàng biết được thị trường, tìm hiểu nhiều về đầu hàng, về sales. Khi đó bọn em giống như là phải
“đánh, chém” lẫn nhau. Đôi khi có những căn với số tiền lớn thật nhưng trừ đi thì cũng gần hết.
Đó là cái môi trường làm cho em cảm thấy không thoải mái, thậm chí bây giờ nó còn bị bão hòa,
nhiễu sóng nên là hoa hồng cá nhân mình được hưởng không cao?
Chị Ly: Giữa trung tâm thể hình và giao dịch bất động sản, job nào em đầu tư công sức nhiều
hơn cũng như có nhiều kinh nghiệm hơn?
Chiến: Bất động sản ạ
Chị Ly: Em bỏ chủ yếu ra là do những cái tạo điều kiện cho em làm việc cũng như là đặc điểm
của ngành đó đúng không?. Em làm sale cũng khá là lâu rồi đúng không? Từ 2014 đến nay cũng
được 5 năm rồi. Em có thích nghề này không?
Chiến: Hôm qua em có tìm hiểu trên Fanpage của công ty, em biết được môi trường làm việc của
công ty mình là hệ thống định hướng cho các bạn học sinh sang nước ngoài du học, định hướng
nghề nghiệp và chọn một tương lai mới. Em có tìm hiểu trên thị trường Việt Nam thì hầu như là
khoảng 80% các bạn đều phải học tiếng Anh là đầu tiên. Thứ hai là học Tiếng Anh giúp các bạn
ấy có thể cởi mở hơn với môi trường bên ngoài, trên thế giới, là về định hướng công việc, định
hướng cá nhân. Còn phát triển một tương lai mới khi mà được phát triển ở bên nước ngoài theo
đường du học, môi trường công ty thứ nhất là làm em cảm thấy tự tin, thứ hai về tiềm lực công ty
làm em thấy được môi trường phát triển tốt về sản phẩm.
Chị Ly: Em làm lâu thì chắc em cũng có tìm hiểu kỹ về ngành Sale đúng không? Khi mà em tìm
hiểu, có cuốn sách nào mà em thích về Sale không? Hoặc có người thầy dạy về Sale nào mà em
thấy rằng phù hợp với em không?
Chiến: Hiện tại một người mà em quan tâm nhất là thầy Long. Em cũng xem nhiều video, clip
của thầy. Thứ hai là cũng học ở Facebook về mảng kinh doanh, mảng bán hàng. Em thấy là em
cũng học được nhiều từ thầy.
Chị Ly: Có gì mà em thấy rằng em học được nhiều nhất, áp dụng được nhiều nhất từ những thứ
em học được của thầy Long không?
Chiến: Thứ mà em cảm thấy em học được nhiều nhất là về cách thức quảng cáo thương hiệu cá
nhân. Khi thương hiệu cá nhân của em tốt đi đôi với kiến thức chuyên môn của mình, sau đó
mình mới truyền được cảm hứng cho người ta về sản phẩm mà người ta muốn khai thác. Làm
cho mọi người dùng hiểu được và điểm mạnh của sản phẩm đó.
Chị Ly: Em đang quảng cáo thương hiệu cá nhân của em như thế nào?
Chiến: Gần đây nhất em có làm Cộng tác viên với bên sàn tài chính về đầu tư ngoại hối, tiền tệ.
Em làm thương hiệu cá nhân trên Facebook của em. Facebook của em, em làm profile về lịch sử
làm việc, trang cá nhân bắt mắt. Khi thương hiệu cá nhân tốt rồi, em sẽ đăng sản phẩm lên trang
cá nhân, về những chương trình, hoặc là chốt lãi của ngành đấy mà em làm được, hoặc em cũng
có thể đăng lên những hội nhóm để tăng khả năng tương tác của bài viết về sản phẩm. Em cũng
cố gắng hoạt động đều để mọi người hiểu được sản phẩm của mình như thế nào.
Chị Ly: Bên bất động sản em làm nhiều thứ, em nói nhiều thứ với khách nhưng có yếu tố nào để
khách quyết định mua sản phẩm của em không? Một yếu tố quan trọng nhất thôi.
Chiến: Yếu tố quan trọng nhất trong đầu em luôn là kiến thức về sản phẩm và dáng vẻ chuyên
nghiệp.
Chị Ly: Tức là theo em thì đây là yếu tố để người ta quyết định mua sản phẩm đấy. Thế có
trường hợp nào mà người ta đang không định mua nhưng do vẻ bề ngoài chuyên nghiệp của em
thì dẫn đến họ quyết định mua không?
Chiến: Có ạ. Em từng trải qua một vấn đề đối với khách hàng. Trước đây khi em làm việc, em
mới vào, kiến thức của em chỉ khoảng 50%, em làm việc 2 tháng, tuy nhiên khách hàng đến lúc
sau cùng lại mua sản phẩm của em mà em nghĩ là không bán được. Hai cô cháu sau lại nhắn tin
trò chuyện lại với nhau. Em cũng có hỏi thêm một anh thì anh chia sẻ rằng nếu một người bán
hàng thành công là khi mà bán hàng xong mình phải chăm sóc khách hàng, phải trò chuyện, tạo
kết nối lâu dài. Em nói với cô rằng cảm ơn cô đã mua sản phẩm. Cô nói rằng là cô đến cô cũng
nhìn nhiều bạn rồi, cô thấy cháu gọn gàng, lịch sự nên cô cũng có ưu ái cháu.
Chị Ly: Có điều gì mà em không thích ở sản phẩm Sale của em không. Chị không nói đến quan
hệ của em với các bạn Sale khác, mà chị muốn nói về căn nhà mà em Sale. Có gì mà mà không
thích ở sản phẩm đó không?
Chiến: Ví dụ như Vinhomes, em thấy toàn diện thứ nhất về quản lý dịch vụ, thứ hai là cách thức
họ thiết kế căn nhà phù hợp với người dùng. Nhưng mà có một đặc thù là những sản phẩm của
Vinhomes, đôi khi có những căn ở giữa đẹp hơn, thường nhiều người Sale nhảy vào, muốn bán
sản phẩm đó trước, đấy là cái đầu tiên. Thứ hai là có những căn góc, theo em thì chủ đầu tư ít
quan tâm hơn về những chính sách. Theo quan điểm của em, những căn nhà đẹp mình sẽ để một
mức giá bình thường, chính sách bình thường thì kể cả như vậy thì khách hàng người ta vẫn
trước hết đập vào mắt là vẻ đẹp của căn nhà. Nhưng những căn xấu hơn thì những chính sách ưu
đãi, đôi khi vào tháng 7 - tháng cô hồn, nếu mình muốn đẩy căn đó đi sớm mà chính sách không
đến thì đôi khi khách hàng cũng phàn nàn. Có những khách hàng mua sản phẩm về để ở thì sẽ có
2 dạng khách hàng. Thứ nhất là dạng khách hàng đã quyết rồi: Khách hàng từ tỉnh, khách hàng
phía ngoài vào sẽ quyết nhanh hơn. Còn khách hàng trong nội đô mà muốn tách gia đình thì họ
sẽ rất đắn đo. Đấy là một cái khó của em.
Chị Ly: Nếu phải làm thêm giờ thì em có muốn không?
Chiến: Thực ra công việc ngày trước của em phải làm đến 8, 9 giờ tối thì em vẫn phải làm. Đôi
khi phải ra ngoài gặp khách hoặc mấy anh em đi phát tờ rơi với nhau.
Chị Ly: Nhưng mà đấy là thỉnh thoảng thôi đúng không? Nhưng ví dụ nếu công việc yêu cầu có
sự liên tục, thì em có thấy công việc không tạo cho em một cuộc sống mà em mong muốn, duy
trì nhịp sống về lâu về dài không. Nó ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động của
em, hoặc nó chiếm quá nhiều thời gian sinh hoạt cá nhân của em chẳng hạn. Nếu mà nó là một
chuỗi dài như vậy thì Chiến có cảm thấy rằng vướng víu và thấy không phù hợp với em không?
Chiến: Em cũng xin chia sẻ với chị rằng trước đây, môi trường em làm việc trên Cali, em làm
đến 10 giờ tối, từ 9 giờ sáng. Tính chất công việc mà em đã từng làm, trải qua nhiều công việc
toàn thời gian. Đến bây giờ em quay lại làm việc, tìm một công việc mong muốn, công việc phải
yêu cầu thời gian thì em vẫn có thể làm được.
Chị Ly: Nhưng mà đấy có phải một cái mà em cảm thấy bình thường đúng không? Chứ không
phải là một cái mà em cảm thấy rằng vì nó mà em nghỉ công việc đấy, thì không phải đúng
không?
Chiến: Vâng em cảm thấy bình thường ạ.
Chị Ly: Em có gia đình chưa?
Chiến: Em có gia đình rồi nên em mong muốn tìm một môi trường làm việc mới mang tính chất
ổn định, lâu dài.
Chị Ly: Có tình huống nào mà trong quá khứ em thấy khó thuyết phục khách chưa? Một trường
hợp mà đến mức không thể cứu được?
Chiến: Trường hợp đấy em xin chia sẻ với chị là em gặp rất nhiều. Em tư vấn về cả ownership,
tư vấn sở hữu khách hàng về các dịch vụ, cũng có một khách hàng là khách hàng điển hình của
em. Khi mà lần đầu tiên em làm được hai tháng, trường hợp để em trau dồi kinh nghiệm. Khách
hàng đó là người có tiền, tất cả các dịch vụ về huấn luyện viên riêng, xông hơi, bể bơi của Cali
đều tốt, cả thiết kế chỗ uống nước, check-in cũng đáp ứng 99% rồi. Khách hàng nữ thuộc tuýp
người là người vợ của gia đình, người cũng cực kì đẹp, khi vào thấy một bạn PT khác dạy đến
phần căng cơ, thư giãn, nhìn hành động của người thầy và học viên, có vẻ hơi thân mật, người
khách nói “Training của em như thế này à?”. Lúc đấy em cũng bị rối, tình huống này đối với em
chưa xảy ra bao giờ. Mặc dù tour từ đầu đến cuối, khách hàng cực kì thích rồi, nhưng đến cuối
khách hàng lại nói như vậy, em cũng có giải thích rằng là hiện tại ở bên em, có dịch vụ huấn
luyện viên riêng, đạt kết quả cao hơn về sức khỏe, vóc dáng, đôi khi là thư giãn hơn. Còn khi cô
vào tập luyện, mức độ thân của cô giữa thầy và trò như thế nào thì hoàn toàn cô có thể kiểm soát
được. Môi trường chung tập luyện ở đây luôn là thoải mái, năng động, giao lưu. Ngoài ra còn có
nhiều chương trình tập luyện khác nhau như yoga, chạy bộ rồi xông hơi cũng rất tốt cho sức
khỏe. Em cũng cố gắng lái sang. Cô chỉ “ừ” và nói rằng cô sẽ về nhà suy nghĩ. Sáng hôm sau em
có nhắn tin hỏi thăm rằng hôm qua cô có tham quan phòng tập bên cháu thì cô thấy môi trường ở
đây thế nào? Cô đã quyết định chưa?. Cô cứ có ý kiến để bọn cháu tiếp thu, chỉnh sửa theo
những mong muốn của cô khi mà đến phòng tập, cô cứ chia sẻ với cháu.
Chị Ly: Khi nào em ngừng core theo đuổi khách?
Chiến: Khách hàng của em, em thường để vào core lâu. Thường đợt tháng 7, em sẽ tư vấn thêm
sản phẩm, mà khách hàng chưa thấy oke hay oke trong vấn đề giá cả thì em biết được nhu cầu
của khách đang quan tâm cái khác nhiều hơn. Em có thể chờ đến cuối tháng, em có chương trình
khuyến mãi thì em sẽ chia sẻ cho khách hàng. Còn thời gian từ đầu đến cuối tháng, em sẽ tinh
giản hơn. Cứ khoảng đầu tuần đến cuối tuần em sẽ nhắn tin hỏi thăm khách hàng, chăm sóc
thường xuyên.
Chị Ly: Nhưng có tín hiệu nào mà em ngừng theo đuổi họ không?
Chiến: Làm nghề Sale có nhiều tín hiệu dễ nhận biết. Điều đầu tiên là khách hàng có thể vào hỏi
chơi bời. Thứ hai là khi khách hàng mà mình mời hoặc nhắn tin mãi, người ta chưa qua. Thứ ba
khi mình tiếp xúc dẫn tour trong lần đầu người ta đến, mình có thể khai thác được một phần
thông tin, và sẽ khoảng 50% là em có thể quyết định là sẽ core bao lâu.
Chị Ly: Tức là người ta yêu cầu off 50% đúng không em? Thế nếu có tình huống khách qua chỗ
em chẳng hạn, khách người ta hỏi xong thấy ở Cali đắt quá, nhưng nhà người ta ở phố đấy.
Người ta hỏi có Fitness nào ở phố đấy mà rẻ hơn không? Thì em có chỉ cho khách không hay
trong trường hợp này em sẽ làm như thế nào?
Chiến: Phương diện của em, mình là một người bán hàng cho một bên sản phẩm mà sản phẩm
của mình hiện tại đang chưa phù hợp với khách hàng đấy, thì em đặt ra yêu cầu phải tìm hiểu
một thị trường mới, hoặc một bên đối thủ ở bên em. Vậy nên, theo em thì em sẽ chưa giới thiệu
vội cho khách hàng mà em bắt buộc phải đưa ra sản phẩm của em đã. Khi em bán sản phẩm, em
dẫn tour, em đã có một chút thông tin về khách hàng, có thể đoán được phong cách của người
người ta, sang chảnh hay như thế nào đó, phù hợp với nhu cầu mà người ta muốn tập luyện. Thứ
ba, khi mà nắm được thông tin, em sẽ cố gắng thuyết phục khách hàng một cách bài bản, theo
mô típ đưa từ trên xuống dưới. Thường thường là trên Cali, khi bọn em đưa ra một gói, ví dụ như
gói một năm full dịch vụ được tặng kèm ... nhân viên nữa là 30 triệu, khi mà em cảm thấy khách
hàng đó thực sự có nhu cầu rồi, người ta đang quan tâm đến chương trình giá cả, thì em có thể
nói là “Cô ơi, thực ra môi trường nào cũng thế thôi cô ạ. Bên con tất cả các dịch vụ đều tốt, về
các lớp yoga của thầy này, thầy này, các thầy dạy bộ môn trị liệu, số lượng học viên tham gia rất
đông”
Chị Ly: Chị hiểu rồi, có nghĩa là em nói thêm về sự ưu việt của sản phẩm bên em đúng không?
Có quy trình nào trong việc Sale mà Chiến cảm thấy Chiến không thích nhất không? Mình cảm
thấy khâu đấy không mang lại giá trị cho mình lắm
Chiến: Về quy trình Sale trong môi trường làm việc, em cảm thấy không thích nhất là Tele. Em
thấy hiện nay trên thị trường, tất cả những ngành sản phẩm của mình được áp dụng Tele nhưng
thị hiếu của sản phẩm ấy đôi khi lại không phù hợp với Tele. Ví dụ như bên phòng tập và bên bất
động sản, Tele 1000 người thì chỉ 10 người quan tâm, 10 người đó lại tiếp tục rớt khoảng 7, 8
người, chỉ còn 1 đến 2 người. Thời gian tele phải mất khoảng một tháng để ra được những thứ
đó. Thay vì tele em thấy rằng có thể sử dụng quảng cáo, marketing, hai là chế độ hình ảnh của
công ty. Ví dụ công ty đấy là Fitness, thì thương hiệu đó sẽ được đẩy ra thị trường mạnh hơn.
Thứ nhất là về quảng cáo trên Facebook, thứ hai là về , thứ ba là về xu hướng khách hàng đi đến
với sản phẩm đó vì sản phẩm mang lại sức khỏe, sắc đẹp. Những sản phẩm Fitness sẽ phù hợp
với ngành phát triển theo công nghệ nhiều hơn thay vì tele, tele mất thời gian lâu hơn. Thực ra,
công việc yêu cầu mỗi người đều phải tele cả, tuy nhiên mình làm phân bố phù hợp cho khách
hàng thì mình sẽ làm oke hơn.
Chị Ly: Nếu như em làm về thị trường du học này, Chiến có chia sẻ là Chiến có lên website và
cũng nhìn qua rồi. Vậy theo em, đối tượng khách hàng của em là ai trong sản phẩm về du học?
Chiến: Theo em để định hướng cho các bạn du học bên nước ngoài sớm từ cấp 2 cho đến cấp 3
tức là từ lớp 9 đến lớp 12 là thời gian mà các bạn có thể định hình được kiến thức của mình, đặc
biệt là kiến thức về tiếng Anh với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Thứ hai là định hướng phát
triển sau này, khi mình du học ở bên nước ngoài mình sẽ theo ngành nào, nghề nào. Ngành nghề
đó phát triển ở bên Việt Nam hay nước ngoài.
Chị Ly: Theo em, về du học thì đối tượng khách hàng của em còn là ai nữa không, ngoài học
sinh?
Chiến: Theo em, những cặp vợ chồng, hoặc người lớn tuổi cũng có thể đi được. Không có giới
hạn ở ngành du học này.
Chị Ly: Thế thì ví dụ về cách tiếp cận đối với học sinh, em đã có cái định hình trong đầu em sẽ
tiếp cận đối tượng học sinh như thế nào?
Chiến: Trong đầu em hình dung được 2 cái. Thứ nhất, đó là marketing online, thứ hai là đi trực
tiếp thị trường và thứ ba là qua các mối quan hệ - Là ba cái mà em cảm thấy ưu việt hơn, phù
hợp với ngành du học đang tìm kiếm khách hàng. Ví dụ, với marketing online thì mình có thể
tìm hiểu về Fanpage, mình cũng có thể đưa bài vào các trang, hội nhóm của các trường, việc này
sẽ giúp tiếp cận được với lượng lớn các bạn học sinh từ lớp 9 đến lớp 12.
Chị Ly: Chị muốn hỏi em về nội dung tiếp cận hơn là tất cả kênh tiếp cận. Với Chiến, nội dung
tiếp cận với học sinh sẽ khác với nội dung tiếp cận với phụ huynh ở chỗ nào?
Chiến: Đối với các bạn học sinh, nội dung em tiếp cận chính là những cái định hướng để các bạn
sang nước ngoài du học, các bạn sẽ được gì, phát triển tiếng Anh của mình như thế nào. Thứ hai
là định hướng về nghề nghiệp. Thứ ba là chọn được một trường tốt để sau này ra trường, các bạn
ấy có bằng tốt, để kể cả làm việc ở nước ngoài hay Việt Nam thì các bạn ấy vẫn được ưu tiên.
Với phụ huynh thì mình có thể tư vấn là phụ huynh có thể theo con bên sang bên nước ngoài du
học và định cư. Bây giờ ở Việt Nam, xu thế các bố mẹ theo con sang bên nước ngoài du học là
làm ăn kinh doanh, điều đầu tiên là phải có một người tư vấn, hiểu biết về đất nước đó. Khi mình
sang bên đó định cư mình cần phải có những thuộc ngữ nào để mình nhập cư dễ dàng hơn, sang
đấy thì môi trường làm việc sẽ phát triển hơn. Ví dụ như mình có thể nhập sản hàng Việt Nam
sang bên nước ngoài để làm. Mình sẽ cố gắng tạo nhiều key word nếu khách hàng quan tâm đến
việc sang bên đó định cư.
Chị Ly: Cho chị hỏi em 2 câu nữa thôi. Trong những công việc trước, Chiến làm thế nào để
Chiến có thể giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng, sau khi mà em bán hàng cho họ rồi?
Chiến: Về việc chăm sóc khách hàng lâu dài. Đối với phòng tập, khi khách hàng mua thẻ
member xong, hàng ngày khách hàng đến em sẽ chào khách hàng hoặc là bắt chuyện với khách
hàng vài câu cũng là một cách giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Ví dụ như khách hàng
vừa mua xong, em có thể khai thác thêm khách hàng “Chị ơi, tuần này bọn em có chương trình
khuyến mãi tốt về gói này, chị có bạn bè nào không thì có thể giúp em lưu số, chị hỗ trợ giới
thiệu cho em thì em sẽ hỗ trợ chị một tháng tập vì giới thiệu bạn bè, người thân”. Đấy là cách
giao tiếp hàng ngày để tạo mối quan hệ lâu bền, và khai thác được thêm khách hàng tiềm năng
nữa.
Chị Ly: Ví dụ như người ta không còn tập fitness của em nữa, hoặc ví dụ người ta mua chung cư
rồi thì em còn giữ quan hệ với cả những người đó không hay em chỉ giữ quan hệ với những
người đang tập thôi?
Chiến: Luôn giữ mối quan hệ. Thường những mối quan hệ này em sẽ tương tác qua mạng xã hội.
Em sẽ kết bạn Facebook Hoặc Zalo với khách hàng, comment tương tác với khách hàng. Khi đó
khách hàng cũng nhân ra em là người bán hàng cho mình. Đây là cách tương tác với khách hàng
hiệu quả nhất mà em thường làm.
Chị Ly: Có một câu nữa, mình hỏi mang tính cá nhân và cởi mở với nhau, đó là em thấy bản thân
em có tố chất gì khác để khiến em phù hợp với nghề Sale này hơn so với các bạn Sale khác
không? Chị chỉ ví dụ thôi, có những bạn Sale thì bạn ấy thấy là phần lớn những người làm Sale
sẽ phải hồ hởi, nhanh nhẹn về giao tiếp,...v.v. Nhưng có những bạn thì bạn ấy cứ “tưng tưng tưng
tưng” thôi, bạn ấy không quá phải nhanh nhẹn hay phải hoạt bát. Đối với bạn ấy thì những cái lí
lẽ mà bạn ấy đưa ra để thuyết phục khách hàng thì rất sắc. Bạn ấy nói ít thôi, không nói quá
nhiều như nhiều các bạn Sale khác, nhưng nói câu nào là trúng vào tim khách hàng câu đấy, thì
đó cũng là một cái làm cho bạn ấy khác biệt so với các bạn Sale khác. Bởi vì thật ra để tồn tại
trong bất kì một ngành nào, bất kỳ một vị trí nào, mình phải có nét riêng của mình, t thếheo quan
điểm của chị thì là thế. Bởi vì bây giờ cạnh tranh rất là khốc liệt, cho nên Chiến có thấy một cái
gì đấy mà sẽ giúp Chiến có lợi thế cạnh tranh mãi so với cả các bạn làm Sale khác không?
Chiến: Vâng em hiểu câu hỏi của chị. Theo quan điểm của em thì em thấy qua thời gian em làm
Sale, điều giúp em trụ được ở ngành Sale này lâu, điều đầu tiên là em luôn đưa đến được cho
khách hàng những kiến thức thật. Kiến thức thật có nghĩa là về sản phẩm du học, khi mà người ta
sang đấy. Ví dụ, về học sinh thì sẽ có những ưu đãi như thế nào. Ví dụ là sale từng gói, ví dụ là
gói … chẳng hạn, thì khách hang sang bên đấy sẽ được chọn hai môi trường, trong hai môi
trường thì có những cái hạng mục lựa chọn công việc học như thế nào, về nghề nghiệp như thế
nào thì em sẽ có những chính sách sản phẩm phù hợp nhất để giúp cho khách hàng hiểu được “à
cái người đang tư vấn cho mình sản phẩm đúng, mình cảm thấy sản phẩm đúng”. Khi đó khách
hàng hiểu được thông tin mà mình truyền đạt cho khách hàng. Điều đầu tiên là em thấy em mang
lại được cho khách hàng những lợi ích. Thứ hai đó là em luôn đem đến cho khách hàng những
chính sách ưu đãi, khi mà khách hàng đăng kí thì sẽ được hỗ trợ kịp thời. Ví dụ nếu như khách
hàng đang còn băn khoăn về mức giá thì em sẽ đưa ra những khuyến mãi của bên trường.
Chị Ly: Chị xin cắt lời của Chiến một tí là, do chị không làm về bất động sản nên chị không biết
rõ, nhưng mà chị tưởng tượng là những thông tin mà em đưa, và những chính sách mà công ty
của em có, những bạn Sale khác các bạn ấy cũng có thể làm được. Nhưng mà cái chị đang hỏi, là
chị hỏi về tố chất cá nhân của em, chị không hỏi về những thứ bên ngoài cung cấp cho em.
Giống như bây giờ chị đang có một bạn phụ trách ở đây chẳng hạn, bạn ấy có một cái không ai
có thể có được, đó là bạn ấy trả lời khách hàng 15 giây sau khi khách hàng hỏi, bạn ấy không bao
giờ để đến giây thứ 16 cả. Bởi vì con người bạn ý thế, cứ ting ting mà không trả lời là bạn ấy
“rồ” lên, bận ấy có sự sốt ruột ở trong người bạn ấy. Người ta bảo là 2 giờ sáng rồi, hết giờ làm
việc, đi ngủ, chị cũng thế thôi, chị không thể trả lời như thế được, chị 12 giờ là quá lắm rồi.
Nhưng bạn ấy nói rằng, con người của chị đẻ ra không có cái sốt ruột đấy. Còn con người của em
đẻ ra đã có cái sốt ruột đấy rồi, em làm để thỏa mãn con người của em, chứ em không làm vì 17
giây thì em sẽ bị trừ lương. Hoặc có những bạn, bạn ấy có tính tỉ mỉ vô cùng nên khi các mẹ cần
cái nọ cái kia, là nhiệt tình không ai bằng. Phụ huynh sợ con không ăn trưa ở trường chẳng hạn,
bạn ý mua đồ ăn đến cho đứa con đấy. Em hiểu ý chị nói không? Bạn ấy xem đứa con đấy thích
ăn cái gì, bạn ấy so gói mì 350 gram, hay em đó đang giảm cân thì không mua được loại mỡ,...
tức là bạn ấy rất là tỉ mỉ để bạn ấy chăm khách. Đó cũng là một tố chất khiến bạn ấy khác với
những bạn Sale khác. Vậy bản thân Chiến có nhìn nhận rằng em có gì đó khác không?
Chiến: Vâng, cảm ơn chị đã chia sẻ về những tố chất đó ạ. Theo quan điểm của em, trong ngành
Sale, em có những ưu điểm về chăm sóc khách hàng. Em luôn hỗ trợ khách hàng cực kì tốt, kể cả
khách hàng nhắn tin vào lúc 2 hay 3 giờ đêm, em vẫn dậy trả lời khách hàng, trả lời khách đến
khi khách không còn nhắn tin với mình nữa thì thôi. Như em cũng đã chia sẻ với chị, tính chất
công việc của em là từ 9 giờ sáng đến 10 giờ tối, thậm chí có những hôm 11 rưỡi tối em mới về,
em ở lại em chăm sóc khách hàng.

Tổng: 55 trang = 55 x 35 = 1925


File công ty: 3,4 trang
công ty 4: 5.6 trang
File ksan ngọc lan 2 8: 5 trang
File ngày 1 buổi chiều 1: 1,5 trang
File ngày 1 buổi chiêu 2: 7.5 trang (dòng đơn) - 8,5 trang (dòng 1,15)
File ngày 2: 5 trang
File beauty spa 4: 15 trang
Mẹ phương con minh huy chú: 6 trang + ⅓ trang
File công ty 16: 4 trang + ⅔ trang

You might also like