You are on page 1of 1

Việt Nam - Anh đàm phán ký kết hợp đồng còn mỗi điều khoản thanh toán.

Việt Nam đòi L/C


trả chậm, bên Anh đòi L/C trả ngay. Việt Nam về nước, 5 ngày sau Anh gọi điện sang báo là
đồng ý trả chậm.
Hỏi Việt Nam có bị ràng buộc gì không?
Cách giải quyết:
- Theo luật Việt Nam: Căn cứ điều 27 khoản 2 LTM 2005 có quy định, HĐ mua bán hàng hóa
quốc tế phải được thực hiện bằng văn bản hoặc các hình thức tương đương văn bản. Ở đây, Anh
gọi điện báo chấp nhận đồng ý trả chậm, không phải bằng văn bản. Nên không có HĐ ở đây.
Việt Nam không bị ràng buộc.
- Theo CISG 1980: Việc Việt Nam đòi L/C trả chậm là một đề nghị giao kết hợp đồng dành cho
Anh. Khi Anh yêu cầu L/C trả ngay, thì căn cứ theo Điều 19 khoản 3 CISG, nó đã làm biến đổi
một cách cơ bản nội dung của chào hàng. Vì vậy, nó đã thành một đề nghị giao kết hợp đồng
mới, hay là một lời từ chối đề nghị giao kết hợp đồng của Việt Nam. Căn cứ theo Điều 17 CISG,
thì chào hàng sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào
hàng. Theo đó, đề nghị bao gồm L/C trả chậm của VN ban đầu đã mất hiệu lực và vì vậy, Việt
Nam không còn bất kỳ sự ràng buộc nào đối với đề nghị ấy nữa. (Trong khi đó, khi Anh đề xuất
chấp nhận đề nghị ban đầu của Việt Nam, thực chất nó là việc Anh đang thiết lập một đề nghị
giao kết hợp đồng mới.)

You might also like