You are on page 1of 5

Phần 1.

Đúng sai giải thích


1. Khoa Luật Trường ĐHNT tổ chức lớp kỹ năng gì gì đó, có thu học phí. Đây là hoạt động kinh doanh
theo luật VN.
Trả lời: Sai
Khoa Luật không phải pháp nhân, vì ko hoạt động độc lập mà phụ thuộc vào ĐHNT, ko đki kinh
doanh. Trường ĐHNT mới là pháp nhân.
2. Cty TNHH X giao hàng muộn cho công ty Y 1 tháng. Công ty X phải bồi thường thiệt hại cho công
ty Y.
Trả lời:
- Đúng, nếu bên Y chứng minh được công ty X vi phạm hợp đồng
+ Có hành vi vi phạm HĐ của bên vi phạm
+ Có thiệt hại của bên bị vi phạm
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại
+ Có lỗi của bên vi phạm
- Sai, nếu cty X giao hàng muộn do rơi vào các trường hợp miễn trách:
+ Bất khả kháng
+ Lỗi trái chủ
+ Lỗi của bên thứ ba
3. Hậu quả pháp lý của đình chỉ HĐ và hủy HĐ là khác nhau.
Đúng.
Hủy HĐ: HĐ không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết
Đình chỉ HĐ: HĐ chấm dứt kể từ khi một bên nhận được thông báo đình chỉ
4. Common law và civil law có nguồn luật là văn bản quy phạm pháp luật, thẩm phán phải dựa vào
nguồn luật đó để đưa ra phán quyết.
Trả lời: Sai, Common law có nguồn luật chủ yếu là case law, civil law có nguồn luật chủ yếu là văn
bản pháp luật.
5. Cách giải quyết trong KDQT là rất phức tạp.
Trả lời: Đúng, vì:
- Chọn luật giải quyết khó
- Chọn tòa án nước nào khó
- Thi hành và cưỡng chế tại nước ngoài khó
- Tòa án trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên, chỉ khi hợp đồng có quy định.
6. Khách thể của KDQT phải có sự dịch chuyển qua biên giới.
Trả lời: Sai. Nếu như áp dụng Luật Việt Nam hoặc Công ước Viên thì hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế diễn ra giữa hai chủ thể có trụ sở kinh doanh ở 2 nước khác nhau, và không quy định thêm về
khách thể trong KDQT.
Đúng, theo Công ước Lahaye
7. Nếu có tranh chấp phát sinh ở hoạt động thương mại và trong HĐ k quy định thì sẽ tìm ở luật TM
trước, nếu k có sẽ tìm ở bộ luật dân sự.
Trả lời: Sai. Vì khi xảy ra tranh chấp ở hoạt động thương mại thì Luật chuyên ngành sẽ được dùng đến
đầu tiên. Sau đó, có thể tìm đến các văn bản hướng dẫn luật chuyên ngành. Nếu không tìm được những
quy định phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp thì tìm đến Luật Thương mại, sau đó là các văn bản
hướng dẫn Luật Thương mại. Nếu tiếp tục không có các quy định điều chỉnh cần thiết thì sử dụng Bộ
Luật Dân sự cùng các văn bản hướng dẫn.
8. Theo CUV, chào hàng phải có các điều khoản cơ bản và thời hạn quy định.
Trả lời: Sai. Vì CISG 1980 chỉ quy định chào hàng có đủ chính xác và nêu rõ ý chí của người chào
hàng muốn tự ràng buộc mình. “Đủ chính xác” là nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả hoặc
quy định thể thức xác định những yếu tố này.
9. Cty TNHH X Việt Nam là công ty con của cty X Nhật Bản, có tranh chấp với công ty Y. Hỏi cty Y
đi kiện thì kiện ai?
Kiện công ty con
Điều 188 - Luật Doanh nghiệp 2014: Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các
công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế,
tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
Phần 2. Giải quyết tình huống:
Công ty A gửi bằng email chào mua với nội dung:
300 khăn quàng lụa các loại, dành cho phụ nữ, 20$ 1 chiếc, giao hàng FCA Paris.
Công ty B chấp nhận chào hàng bằng điện thoại: chấp nhận bán 200 khăn quàng lụa, dành cho phụ nữ,
có họa tiết hình hoa, 100 cái họa tiết hình lá, 20$ 1 chiếc và giao hàng FCA Paris.
Hỏi 2 bên đã hình thành hợp đồng hay chưa? (dựa vào luật VN và CUV)?
Cách giải quyết:
1. Theo luật VN, thì 2 bên chưa hình thành hợp đồng.
Căn cứ điều 27 khoản 2 LTM 2005 có quy định Mua bán hh quốc tế đc thực hiện trên cơ sở hợp đồng
phải bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Mà ở đây, chấp nhận
chào hàng bằng điện thoại, nên chưa hình thành hợp đồng.
2. Theo CISG 1980, một hợp đồng có hiệu lực khi thỏa mãn 2 điều kiện là chào hàng hợp pháp và chấp
nhận chào hàng hợp pháp.
Đầu tiên xét về chào hàng. Để một chào hàng hợp pháp thì phải thỏa mãn 4 điều kiện:
- Thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng, có đầy đủ nội dung và các điều khoản cơ bản quan trọng
của chào hàng.
- Gửi cho 1 hoặc 1 số bên nhất định
- Có thời hạn hiệu lực
- Người đề nghị giao kết không rút/hủy đề nghị
Do trong chào hàng này chưa quy định thời hạn hiệu lực nhất định nên giả sử trong tình huống này,
thời hạn hiệu lực của chào hàng này là thời hạn hợp lí. Vậy nên chào hàng của bên phía công ty A đã
thỏa mãn đủ cả 4 điều kiện và được coi là chào hàng hợp pháp.
Thứ hai, xét về yếu tố chấp nhận chào hàng. Để một chấp nhận chào hàng có hiệu lực thì phải thỏa mãn
2 điều kiện:
- Chấp nhận chào hàng được gửi trong thời hạn hiệu lực. Do trong đề bài không ghi rõ thời gian
chấp nhận chào hàng nên ở đây phát sinh hai tình huống. Nếu chấp nhận này được gửi trong
thời hạn hiệu lực thì điều kiện này thỏa mãn. Ngược lại, nếu chấp nhận này không được gửi
trong thời hạn hiệu lực thì điều kiện này không thỏa mãn.
- Nội dung chào hàng: điều kiện này có cấu thành hợp đồng hay không thì phải căn cứ vào nội
dung chấp nhận là toàn bộ hay là có sửa đổi bổ sung. Trong tình huống này, chấp nhận chào
hàng có sửa đổi, bổ sung. Để xác định xem chấp nhận chào hàng này có hiệu lực hay không thì
theo điều 19 Công ước Viên phải xét xem thay đổi này có làm thay đổi nội dung cơ bản của
Chào hàng hay không.
Ở đây, có 2 trường hợp có thể xảy ra:
+ Thứ nhất, 2 công ty này đã có ký các HĐ trước đấy với các điều khoản như trong chấp
nhận chào hàng “200 khăn quàng lụa, dành cho phụ nữ, có họa tiết hình hoa, 100 cái họa
tiết hình lá, 20$ 1 chiếc và giao hàng FCA Paris”, vậy nên đây không được coi là thay
đổi cơ bản nội dung của chào hàng,. Và theo điều 19 khoản 2 CISG 1980, những sửa đổi
bổ sung không làm thay đổi cơ bản nội dung của chào hàng như trường hợp này sẽ vẫn
được coi là Chấp nhận chào hàng. Như vậy Hợp đồng vẫn sẽ được phát sinh.
+ Thứ hai, 2 công ty này chưa từng ký kết HĐ nào với các điều khoản như trong chấp
nhận chào hàng. Vậy nên các sửa đổi bổ sung trong chấp nhận chào hàng này là sửa đổi
về phẩm chất của hàng hóa, là sửa đổi cơ bản làm thay đổi một cách cơ bản nội dung
của chào hàng. Và theo điều 19 khoản 1 và 3 các sửa đổi bổ sung làm thay đổi cơ bản
nội dung của chào hàng như trường hợp này sẽ tương đương với Từ chối chào hàng và
cấu thành một Hoàn giá. Như vậy, trong trường hợp này sẽ không có Hợp đồng phát
sinh.

You might also like