You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12


Họ và tên: ………Đỗ Nguyễn Minh Vương………….. Lớp: ……12 Toán 2…………
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8đ)
Câu 1: Địa hình núi cao của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 2: Khu vực có dạng địa hình đồi bát úp tiêu biểu nhất nước ta là
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 3: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi ở nước ta là
A. thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ quét, sạt lở đất.
B. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sống suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
C. sông ngòi dốc, ít có giá trị về giao thông đường thuỷ.
D. khí hậu phân hoá phức tạp.
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là
A. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.
B. vị trí địa lí gần trung tâm của gió mùa mùa đông.
C. hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung đón gió.
D. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Câu 5: Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của ĐBSH so với ĐBSCL là
A. địa hình thấp.
B. có một số vũng trũng do chưa được phù sa bồi lấp hết.
C. không ngừng mở rộng ra phía biển.
D. có hệ thống đê ngăn lũ.
Câu 6: Cho bảng số liệu: “Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế qua các
năm (%)”
Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
và thuỷ sản và xây dựng
1986 100,00 38,06 28,88 33,06
1995 100,00 27,18 28,76 44,06
2000 100,00 24,53 36,73 38,74
2010 100,00 18,38 32,13 36,94
2012 100,00 19,22 33,56 37,27
2015 100,00 17,00 33,25 39,73
(Nguồn: Niên giám thống kê Viê ̣t Nam năm 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo
khu vực kinh tế qua các năm là
A. biểu đồ cột chồng. B. biểu đồ miền. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ tròn.
Câu 7: Vĩ tuyến được coi là ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc- Nam của nước ta là
A. 12 0 B. 180 B. C. 160 B. D. B. 140 B.
Câu 8: Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển miền Trung có sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô là do
A. ảnh hưởng của biển Đông. B. ảnh hưởng của gió mùa và địa hình.
C. ảnh hưởng của các dãy núi. D. vị trí của hai vùng khác nhau.
Câu 9: Vào nửa đầu mùa hạ, vùng Bắc Trung Bộ có hiện tượng Phơn là do ảnh hưởng của bức chắn địa hình
A. dãy Trường Sơn Bắc. B. dãy Bạch Mã.
C. dãy Hoành Sơn. D. dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
Câu 10: Đường biên giới quốc gia trên biển là
A. đường cơ sở.
B. ranh giới giữa vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
C. đường bờ biển.
D. ranh giới giữa lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 11: Đặc điểm không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta là
A. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi trung bình.
B. cấu trúc địa hình khá đa dạng.
C. địa hình Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của con người.
D. địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 12: Các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam cả trên biển và đất liền là
A. Campuchia và Trung Quốc. B. Trung Quốc và Lào.
C. Lào và Campuchia. D. Thái Lan và Campuchia.
Câu 13: Trong khu vực địa hình đồi núi của nước ta, chiếm ưu thế là
A. Núi trung bình. B. Núi cao.
C. Bán bình nguyên và đồi trung du. D. Đồi núi thấp.
Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí (trang 4 - 5) hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây của nước ta là “Ngã ba
Đông Dương”?
A. Đà Nẵng. B. Gia Lai. C. Đắk Lắk. D. Kon Tum.
Câu 15: Biển Đông được xem như cầu nối giữa hai đại dương là
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 16: Biểu hiện rõ nét nhất cho thấy tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi là
A. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
B. xói mòn lớp đất trên mặt tạo nên các bề mặt trơ sỏi đá.
C. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
D. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
Câu 17: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của
khối khí
A. Cận chí tuyến bán cầu Bắc. B. Bắc Ấn Độ Dương.
C. Cận chí tuyến bán cầu Nam. D. lạnh phương Bắc.
Câu 18: Cho biểu đồ “Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở Hà Nội”

Nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội?
A. Chế độ mưa có sự phân mùa. B. Nhiệt độ các tháng trong năm không đều.
C. Lượng mưa lớn nhất vào tháng VIII. D. Tháng XII có nhiệt độ dưới 150C.
Câu 19: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở
A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Bắc Bộ.
Câu 20: Đất phù sa ngọt của Đồng bằng Sông Cửu Long được phân bố chủ yếu ở
A. Ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
B. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng Cà Mau.
C. Dọc sông Tiền và sông Hậu.
D. Ven vịnh Thái Lan, Đồng Tháp Mười.

II. PHẦN TỰ LUẬN (2đ)


Dựa vào Átlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
1. Trình bày đặc điểm của gió mùa mùa đông nước ta?
2. Giải thích tại sao trong mùa đông lạnh giá miền Bắc nước ta vẫn có những ngày nắng nóng?
Bài làm
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8đ)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B A B C D D C B A D

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A A D D C C B D B C

II. PHẦN TỰ LUẬN (2đ)


1. Đặc điểm của gió mùa đông nước ta là:
- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, di chuyển theo hướng Đông Bắc nên gọi là gió mùa
Đông Bắc.

- Phạm vi hoạt động và tính chất:

+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, đem lại một
mùa đông lạnh và kéo dài ở miền Bắc; nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và đồng bằng
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Di chuyển xuống phía Nam, gió suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở
vào, tín phong Bắc bán cầu thổi hướng Đông Bắc hoạt động mạnh, chiếm ưu thế và gây mưa cho ven biển
Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

2. Trong mùa đông lạnh giá miền Bắc nước ta vẫn có những ngày nóng nắng vì gió Tín Phong Bắc Bán Cầu
thổi thường xuyên và mạnh lên khi gió mùa Đông Bắc suy yếu.

You might also like