You are on page 1of 4

Ôn tập buổi chiều Lớp ghép Hóa 12T1 – 12T2

Họ và tên: Lớp: Ngày:

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN PEPTIT

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 1. Thủy phân hết m gam peptit X mạch hở trong điều kiện thích hợp, thu được m + 19,2 gam hỗn hợp các đipeptit.
Trong điều kiện khác, thủy phân hết m gam X thu được m + 12,6 gam hỗn hợp các tripeptit. Số liên kết peptit trong X là

A. 23. B. 11. C. 17. D. 14.

Câu 2. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y (tỉ lệ mol 3 : 1) được 15 gam Gly; 44,5 gam
Ala và 35,1 gam Val. Tổng số liên kết peptit trong X và Y là 6. Giá trị của m là

A. 94,6. B. 76,6. C. 87,4. D. 80,2.

Câu 3. Hỗn hợp E gồm 3 peptit X, Y, Z mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 5. Thủy phân hoàn toàn m gam E, thu
được 60 gam Gly; 80,1 gam Ala và 117 gam Val. Biết rằng tổng số liên kết peptit của X, Y, Z là 6. Giá trị của m là

A. 255,4. B. 257,1. C. 176,5. D. 226,5.

Câu 4. Pentapeptit X mạch hở, tạo từ hai α-amino axit đều có dạng H2NCkH2kCOOH. Trong phân tử X, cacbon chiếm
41,64% theo khối lượng. Thủy phân không hoàn toàn X (xúc tác enzim), thu được hỗn hợp các sản phẩm trong đó có 2
đipeptit, n tripeptit và m tetrapeptit. Giá trị của n và m tương ứng là

A. 2 và 2. B. 3 và 4. C. 1 và 2. D. 2 và 1.

Giáo viên Ngô Thu Thảo – Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
Ôn tập buổi chiều Lớp ghép Hóa 12T1 – 12T2
Câu 5. Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở là X (CxHyOZN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH
(vừa đủ), thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của Gly và 0,4 mol muối của Ala. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,1
mol X trong dung dịch HCl dư, thu được muối có khối lượng là

A. 47,4. B. 46,0. C. 44,6. D. 43,2.

Câu 6. Peptit X mạch hở được tạo từ các α-amino axit no, hở (phân tử đều chứa một nhóm -COOH và một nhóm -NH2).
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 52,7 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, thủy
phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch HCl dư, thu được 59,95 gam hỗn hợp muối. X thuộc loại

A. pentapeptit. B. hexapeptit. C. tetrapeptit. D. heptapeptit.

Câu 7. Đun nóng m gam peptit Glu-Gly-Ala trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch X có chứa 65,85 gam
chất tan. Để tác dụng hết với chất tan trong X cần dùng 300 ml dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 1,5M, sau phản ứng hoàn
toàn thu được dung dịch chứa 118,2 gam muối. Giá trị của m là

A. 27,50. B. 41,25. C. 32,45. D. 38,50.

Câu 8. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm đipeptit Glu-Gly và tripeptit Ala-Gly-Glu trong dung dịch NaOH đun
nóng, thu được m + 29,2 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl dư, đun nóng
thu được m + 32,75 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 68,24. B. 74,28. C. 68,3. D. 70,15.

Câu 9. Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở có tỷ lệ mol 1 : 3. Tổng số liên kết peptit trong hai phân tử peptit nhỏ hơn 10.
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thấy có 0,92 mol NaOH đã phản ứng và sau
phản ứng thu được 94,28 gam hỗn hợp muối của alanin và glyxin. Giá trị của m là

A. 58,24. B. 59,28. C. 60,36. D. 62,38.

Câu 10. Hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y đều mạch hở có tỷ lệ mol là 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn 0,4 mol E
trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có 2,7 mol NaOH đã phản ứng và sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp muối của
axit glutamic và glyxin. Giá trị của m là

A. 272,4. B. 259,5. C. 265,8. D. 248,5.

Câu 11. Thủy phân hoàn toàn 40 gam hỗn hợp X gồm các tripeptit mạch hở (có tỉ lệ mO : mN = 20 : 7), thu được 45,4 gam
hỗn hợp Y gồm các amino axit có công thức dạng H2NR(COOH)a. Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị gần nhất của m là

A. 61,0. B. 55,3. C. 58,2. D. 56,0.

Câu 12. M là tetrapeptit Ala-X-Gly-Val và T là tripeptit Ala-Gly-X (X là gốc α-aminoaxit no chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm
-COOH). Đun nóng hỗn hợp E chứa M, T có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3 với 650 ml dung dịch NaOH 1M (lấy dư 25% so
với phản ứng). Cô cạn dung dịch thu được 64,04 gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của M trong E là

A. 32,68% B. 29,91% C. 35,37% D. 33,26%

Câu 13. Hỗn hợp E gồm hai peptit X (C8H14O5N4) và Y (C9H15O6N3) đều mạch hở và có tỷ lệ mol 1 : 1 (đều tạo từ các
amino axit no, phân tử đều chứa một nhóm amino). Thủy phân hoàn toàn E trong 500 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng
thu được dung dịch F. Để trung hòa NaOH dư trong F cần dùng 100 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch G. Cô
cạn G, thu được m gam hỗn hợp Z gồm ba muối. Giá trị của m là

Giáo viên Ngô Thu Thảo – Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
Ôn tập buổi chiều Lớp ghép Hóa 12T1 – 12T2
A. 87,5. B. 82,6. C. 90,1. D. 91,5.

Câu 14. Hỗn hợp E gồm tripeptit X và tetrapeptit Y đều tạo bởi glyxin và alanin. Thành phần % khối lượng nitơ trong X
và Y theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thuỷ phân 0,1 mol hỗn hợp E bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung
dịch F. Cô cạn F, thu được 36,34 gam muối khan. Tỉ lệ mol X và Y trong E là

A. 3 : 2. B. 5 : 3. C. 7 : 3. D. 1 : 1.

Câu 15. Hỗn hợp E gồm peptit mạch hở X và amino axit Y (MX > 4MY) với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1. Cho m gam Z tác
dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin.
Dung dịch T phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ số gốc Gly : Ala trong phân tử X là 3 : 2. B. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 20,29%.

C. Phần trăm khối lượng nitơ trong Y là 15,73%. D. Số liên kết peptit trong phân tử X là 5.

Câu 16. Hỗn hợp E chứa peptit mạch hở là X (C11HyOzN4) và Y (C10H17O6N5). Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol E cần dùng
500 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai amino axit no, mạch hở, phân tử đều có
chứa 1 nhóm -NH2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,1 mol E trong dung dịch HCl dư, thì có 0,46 mol HCl đã phản ứng.
Giá trị của m là

A. 48,38. B. 51,82. C. 49,10. D. 50,25.

Câu 17. Cho hai peptit mạch hở là X (C12H19O8N3) và Y (C13H24O6N4). Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E gồm X và
Y trong 500 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thu được dung dịch F. Trung hòa lượng NaOH dư trong F cần dùng 40 ml
dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch T. Cô cạn T thu được m gam hỗn hợp gồm 4 muối khan, trong đó có muối của
glyxin, lysin và axit glutamic. Giá trị của m là

A. 49,32. B. 47,56. C. 48,24. D. 43,25.

Câu 18. Hỗn hợp E gồm amino axit X và peptit Y mạch hở (MY < 4MX) và có tỉ lệ mol 1 : 1. Cho 0,1 mol E tác dụng vừa
đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch F chứa 48,05 gam hỗn hợp hai muối của glyxin và glutamic. Cho F tác dụng
vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 79,075 gam hỗn hợp muối. Thành phần % theo khối lượng của oxi trong Y gần nhất
với giá trị nào sau đây?

A. 32%. B. 35%. C. 37%. D. 29%.

Câu 19. Hỗn hợp E gồm các peptit X (C15H24O9N4) và peptit Y (C7H13O4N3) đều mạch hở và tạo từ các phân tử α-amino
axit đều chứa một nhóm -NH2 trong phân tử. Thủy phân hoàn toàn 0,3 mol E cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 2M (vừa
đủ), thu được dung dịch F. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch F. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m
gam muối khan. Giá trị của m là

A. 200,3. B. 300,6. C. 208,7. D. 108,6.

Câu 20. Chất X (CxHyO9N4) là peptit mạch hở tạo tạo từ axit glutamic và glyxin; Chất Y (CnH2nO6Nt) là peptit mạch
hở tạo từ lysin và glyxin. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thì
có 1 mol NaOH đã phản ứng. Sau phản ứng, thu được dung dịch chứa 119,98 gam hỗn hợp muối của các amino axit.
Giá trị của m là

A. 91,42. B. 75,28. C. 86,01. D. 80,14.

Giáo viên Ngô Thu Thảo – Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
Ôn tập buổi chiều Lớp ghép Hóa 12T1 – 12T2
Câu 21. Hỗn hợp T gồm amin X, amino axit Y và peptit Z (mạch hở, tạo từ các α- amino axit no, hở). Cho 2 mol T tác dụng
vừa đủ với 5 mol HCl hoặc 4,5 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn 2 mol T, sau phản ứng thu được 13,5 mol CO2, x mol H2O
và y mol N2. Giá trị của x, y lần lượt là

A. 13,5 và 2,5 B. 13,5 và 1,25 C. 10,75 và 2,5 D. 10,75 và 1,25

Câu 22. Thủy phân hết 0,2 mol hỗn hợp E gồm tripeptit X và tetrapeptit Y, thu được hỗn hợp gồm 0,25 mol Ala và 0,50
mol Gly. Đốt cháy hoàn toàn lượng Y trong E rồi cho sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư, thu được kết tủa có khối lượng

A. 120 gam. B. 135 gam. C. 75 gam. D. 40 gam.

Câu 23. Đun nóng 0,10 mol hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở cần dùng 475 ml dung dịch NaOH 1M chỉ thu được dung
dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 63,07 gam hỗn hợp E trong khí
oxi (vừa đủ), thu được CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 136,41 gam. Tỷ số a : b là

A. 1 : 1 B. 2 : 1 C. 3 : 2 D. 3 : 1

Câu 24. X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm
-COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối
lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2?

A. 2,8 mol. B. 3,375 mol. C. 2,025 mol. D. 1,875 mol.

Câu 25. Đipeptit X và haxapetit Y đều mạch hở và đều tạo thành từ một α- amino axit mạch hở chứa 1 nhóm -NH2 và 1
nhóm -COOH. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam
chất rắn. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y cần a mol oxi (vừa đủ), thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Giá trị
của a là

A. 1,35 B. 2,25 C. 0,975 D. 1,25

Câu 26. Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và
1 nhóm -NH2 . Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và
H2O bằng 54,9 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội qua dung dịch nước vôi trong dư thì
được m gam kết tủa . Giá trị của m là

A. 120. B. 60. C. 45. D. 30.

Giáo viên Ngô Thu Thảo – Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong

You might also like