You are on page 1of 5

Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

TÀI LIỆU KHÓA LIVE C

PHẢN ỨNG XÀ PHÒNG


HÓA ESTE

 Một số nhận xét:


1. Nếu nNaOH phản ứng = neste  Este đơn chức
2. Nếu RCOOR’ (Este đơn chức), trong đó R’ là C6H5- hoặc vòng benzen có nhóm thế
nNaOH phản ứng = 2neste và sản phẩm cho 2 muối, trong đó có phenolat:
VD: RCOOC6H5 + 2NaOH  RCOONa + C6H5Ona + H2O
3. Nếu nNaOH phản ứng = A.neste (a > 1 và R’ không phải C6H5- hoặc vòng benzen có nhóm thế)
 Este đa chức
4. Nếu phản ứng thuỷ phân este cho 1 anđehit (hoặc xeton), ta coi như ancol (đồng phân với andehit)
có nhóm -OH gắn trực tiếp vào liên kết C=C vẫn tốn tại để giải và từ đó  CTCT của este.
5. Nếu sau khi thủy phân thu được muối (hoặc khi cô cạn thu được chất rắn khan) mà mmuối = meste +
mNaOH thì este phải có cấu tạo mạch vòng (lacton):

6. Nếu ở gốc Hiđrocacbon của R’, một nguyên tử c gắn với nhiều gốc este hoặc có chứa nguyên tử
halogen thì khi thủy phân có thể chuyển hóa thành andehit hoặc xeton hoặc axit cacboxylic
Ví dụ: C 2 H 5COOCHClCH 3  NaOH  t
 C 2 H 5COONa  CH 3CHO

7. Bài toán về hỗn hợp các este thì nên sử dụng phương pháp trung bình.
8. Khi đầu bài cho 2 chức hữu cơ khi tác dụng với NaOH hoặc KOH mà tạo ra:
• 2 muối và 1 ancol thì có khả nàng 2 chất hữu cơ đó là
 RCOOR’ và R”COOR’ có nNaOH = nR’OH
 Hoặc: RCOOR’ và R”COOH có nNaOH > nR’OH
• 1 muối và 1 ancol có những khả năng sau
 RCOOR’ và ROH
 Hoặc: RCOOR’ và RCOOH
 Hoặc: RCOOH và R’OH
• 1 muối và 2 ancol thì có những khả năng sau
 RCOOR’ và RCOOR”
 Hoặc: RCOOR’ và R”OH
Chú ý: Nếu đề nói chất hữu cơ đó chỉ có chức este thì không sao, nhưng nếu nói có chức este thì chúng
ta cần chú ý ngoài chức este trong phân tử có thể có thêm chức axit hoặc ancol!
Thuỷ phân một este đơn chức

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 1


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

- Trong môi trường axit: Phản ứng xảy ra thuận nghịch


RCOOR ' HOH  RCOOH  R 'OH
- Trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa): Phản ứng 1 chiều, cần đun nóng
RCOOR ' NaOH  RCOONa  R 'OH
Thuỷ phân este đa chức
R  COOR '  n  nNaOH  R COONa n  nR 'OH n ancol  n.n muoi
 RCOO n R ' nNaOH  nRCOONa  R' OH n n muoi  n.n ancol
R  COO  n R '  nNaOH  R COONa n  R ' OH n n ancol  n muoi

A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT


Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp hai este no, mạch hở, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu
được 19,712 lít khí C02 (đktc). Xà phòng hóa cùng lượng este trên bằng dung dịch NaOH tạo ra 17
gam một muối duy nhất. Công thức của hai este là:
A. HCOOC2H5 và HCOOC3H7 B. HCOOC3H7 và HCOOC4H9
C. CH3COOC2H5 và HCOOC2H5 D. CH3COOCH3và CH3COOC2H5
Bài 2. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na =
23)
A. 3,28 gam B. 10,4 gam C. 8,56 gam D. 8,2 gam
Bài 3. Hợp chất X có công thức phân tử là C5H8O2. Cho 10 gam X tác dụng hoàn toàn, vừa đủ với
dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Lấy toàn bộ dung dịch Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch
AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều
kiện trên là:
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Bài 4. Đun nóng 13,6 gam phenyl axetat trong 250 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HC1 1M thu được
dung dịch Y và m gam kết tủa. Giá trị của V, m lần lượt là:
A. 0,25 và 9,4 B. 0,15 và 14,1. C. 150 và 14,1. D. 250 và 9,4.
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
Bài 1. Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức trong phân tử este, số
nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH
dư, thì khối lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là:
A. 14,5 B. 17,5 C. 15,5 D. 16,5
Bài 2. Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số
nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư,
thì khối lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là:
A. 14,5 B. 17,5 C. 15,5 D. 16,5

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 2


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

Bài 3. Chất hữu cơ E có công thức cấu tạo là HCOOCH=CH2. Đun nóng m gam E sau đó lấy toàn bộ
các sản phẩm sinh ra thực hiện phản ứng tráng gương thu được tổng khối lượng Ag là 108 gam Ag.
Hiđro hóa m gam E bằng H2 xúc tác Ni, t° vừa đủ thu được E’. Đốt cháy toàn bộ lượng E’ rồi dẫn sản
phẩm vào bình đựng dung dịch NaOH dư thì khối lượng bình tăng thêm bao nhiêu gam?
A. 55,8 gam. B. 46,5 gam. C. 42 gam D. 48,2 gam.
Bài 4. Cho 0,3 mol este X mạch hở vào 300 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng để phản ứng thuỷ
phân este xảy ra hoàn toàn thu được 330 gam dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 44,4 gam
chất rắn khan. Hãy cho biết X có bao nhiêu đồng phân thỏa mãn?
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Bài 5. Cho 15,84 gam este no, đơn chức, mạch hở vào cốc chứa 30ml dung dịch MOH 20%
(d=l,2g/ml) với M là kim loại kiềm. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn X.
Đốt cháy hoàn toàn X thu được 9,54 gam M2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O. Kim loại M và công
thức cấu tạo của este ban đầu là:
A. K và HCOO-CH3. B. Kvà CH3COOCH3. C. Na và CH3COOC2H5. D. Na và HCOO-C2H5.
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG
Bài 1. Hỗn hợp A gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z đơn chức đồng phân của nhau, đều tác dụng được với
NaOH. Đun nóng 13,875 gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 15,375 gam hỗn hợp
muối và hỗn hợp ancol có tỉ khối hơi so với H2 bằng 20,67. Ở 136,5°C, 1 atm thể tích hơi của 4,625
gam X bằng 2,1 lít. Phần trăm khối lượng của X, Y, Z (theo thứ tự KLPT gốc axit tăng dần) lần lượt
là:
A. 40%; 40%; 20% B. 40%; 20%; 40% C. 25%; 50%; 25% D. 20%; 40%; 40%
Bài 2. Cho 0,5 mol hỗn hợp E chứa 2 este đểu đơn chức, mạch hở tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
đun nóng thu được 64,8 gam Ag. Mặt khác, đun nóng 37,92 gam hỗn hợp E trên với 320 ml dung dịch
NaOH 2M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn Y và 20,64 gam hỗn hợp chứa 2 ancol
no, trong đó oxi chiếm 31,0% về khối lượng. Đốt cháy hết phần rắn Y thu được X mol CO2, y mol
H2O và Na2CO3. Tỉ lệ x: y là:
A. 17:9 B. 7:6 C. 14:9 D. 4:3
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Bài 1. Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một
liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32
mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung
dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình kín đựng Na, sau phản ứng
khối lượng bình tăng 189,4 gam đồng thời sinh ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là
16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 41,3%. B. 43,5% C. 48,0%. D. 46,3%.
Bài 2. Hỗn hợp T gồm ba este A, B, C [với MA<MB<MC; MB=0,5(MA+MC)]. Thủy phân hoàn toàn m
gam hỗn hợp T thu được hỗn hợp U gồm ba axit hữu cơ đồng đẳng kế tiếp và 16 gam hỗn hợp V gồm
ba chất hữu cơ không là đồng phân của nhau có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn
hợp U được 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp V được 26,4 gam CO2 và 14,4
gam H2O. Hỗn hợp V phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Phần
trăm khối lượng của B trong T gần giá trị nào nhất?

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 3


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

A. 15,90%. B. 31,20% C. 34,50% D. 20,90%.

BÀI TẬP VỀ NHÀ


B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
Bài 1. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2 = CHCOOCH2CH3 B. CH3CH2COOCH = CH2
C. CH3COOCH=CHCH3 D. CH2=CHCH2COOCH3
Bài 2. Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức là đồng phân của nhau. Đun nóng m gam X với 300 ml dung
dịch NaOH 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và (m - 8,4) gam hỗn hợp hơi gồm hai
anđehit no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được
(m - 1,1) gam chất rắn. Công thức của hai este là:
A. C2H5COOCH=CH2 và CH3COOCH=CHCH3
B. HCOOCH=CHCH3 và CH3COOCH=CH2.
C. HCOOC(CH3)=CH2 và HCOOCH=CHCH3.
D. CH3COOCH=CHCH3 và CH3COOC(CH3)=CH2.
Bài 3. Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch
KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn
hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng
bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là:
A. CH3COOH và CH3COOC2H5 B. C2H5COOH và C2H5COOCH3
C. HCOOH và HCOOC2H5 D. HCOOH và HCOOC3H7
Bài 4. Đun 20,4 gam một chất hữu cơ A đơn chức với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được muối B
và hợp chất hữu cơ C. Cho C phản ứng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nung B với NaOH rắn
thu được khí D có tỉ khối đối với O2 bằng 0,5. Khi oxi hóa C bằng CuO được chất hữu cơ E không
phản ứng với AgNO3/ NH3. Xác định CTCT của A?
A. CH3COOCH2CH2CH3 B. CH3COO-CH(CH3)2 C. C2H5COOCH2CH2CH3 D.
C2H5COOCH(CH3)2.
Bài 5. Có hai este là đổng phân của nhau và đều được tạo bởi 1 axit no đơn chức và 1 rượu no đơn
chức. Để xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp hai este nói trên phải dùng hết 12 gam NaOH nguyên chất.
Các muối sinh ra sau khi xà phòng hóa được sấy đến khan và cân được 21,8 gam (giả thiết là hiệu suất
phản ứng đạt 100%). Cho biết công thức cấu tạo của hai este?
A. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7 B. HCOOC2H5 và CH3COOCH3
C. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3 D. C3H7COOCH3 và CH3COOC3H7

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 4


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG


Bài 1. Hỗn hợp A gồm ba chất hữu cơ đơn chức X, Y, Z. Cho 4,4 gam hồn hợp A phản ứng vừa đủ với
250 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Cô cạn dung dịch thu được 4,1 gam một muối khan và thu được 1,232
lít hơi một ancol duy nhất (ở 27,3°C; 1 atm). Công thức của X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3COOH; CH3OH; CH3COOCH3
B. HCOOH; CH3CH2OH; HCOOC2H5
C. C2H5COOH; CH3CH2OH; C2H5COOC2H5
D. CH2 =CH-COOH; CH3CH2OH; CH2=CH-COOC2H5
Bài 2. Hỗn hợp A gồm 2 este đổng phân đơn chức phản ứng hoàn toàn với 0,03 mol NaOH thu được
5,56 gam chất rắn trong đó có duy nhất một muối B (B có thể phản ứng với Br2 tạo ra muối cacbonat).
Hỗn hợp sản phẩm hữu cơ còn lại gồm 1 ancol và 1 andehit đều đơn chức phản ứng với không đến
0,03 mol Br2 Nếu cho X phản ứng tráng bạc thì thu được 2,16 gam Ag. Đốt cháy A thu được 8,8 gam
CO2 cần V lít O2 ở đktc. Giá trị của V là:
A. 20,16 B. 5,04 C. 4,48 D. 5,6
Bài 3. Đun m (gam) hỗn hợp chứa etyl isobutirat, axit 2-metyl propanoic, metyl butanoat cần dùng
120 gam dung dịch NaOH 6% và KOH 11,2%. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được a
gam hỗn hợp hơi các chất. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hơi thu được 114,84 gam nước. Giá trị
của m là:
A. 43,12gam B. 44,24gam C. 42,56 gam D. 41,72 gam
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Bài 1. Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este E bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn chỉ
thu được hơi nước và hỗn hợp X gồm hai muối (đều có khối lượng phân tử lớn hơn 68). Đốt cháy hoàn
toàn lượng muối trên cẩn dùng 6,496 lít O2 (đktc), thu được 4,24 gam Na2CO3; 5,376 lít CO2 (đktc) và
1,8 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X là
A. 36,61%. B. 37,16%. C. 63,39%. D. 27,46%.
Bài 2. Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M
đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối
hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong
(Ca(OH)2) dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là:
A. 30,8 gam B. 33,6 gam. C. 32,2 gam D. 35,0 gam
Bài 3. Có m gam hỗn hợp X gồm một axit no đơn chức A và một este tạo bởi một axit no đơn chức B
là đồng đẳng kế tiếp của A và một rượu no đơn chức. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung
dịch NaHCO3 thu được 1,92 gam muối. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với lượng vừa đủ NaOH
rồi đun nóng thì thu được 4,38 gam hỗn hợp muối của hai axit hữu cơ A, B và 0,03 mol rượu, biết tỉ
khối hơi của rượu này có tỉ khối hơi so với Hiđro nhỏ hơn 25 và không điểu chế trực tiếp được từ chất
vô cơ. Đốt cháy 2 muối trên bằng một lượng oxi thì thu được muối Na2CO3, hơi nước và 2,128 lít CO2
(đktc). Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 3,98 gam B. 4,12gam C. 3,56 gam D. 2,06 gam

Page Live: https://www.facebook.com/Hoathaythuan


Nhóm Fb: https://www.facebook.com/groups/hoa2k4

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 5

You might also like