You are on page 1of 58

TÀI LIỆU KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+ |

LOVEVIP
Đây là tài liệu khóa VDC9+ Thầy tổng hợp lại để các em có thể học lại khóa học
dễ hơn. Các video live chữa các em có thể xem trên web nhé. Đáp án các em có thể
xem nhanh bằng cách tải Slidenotes của từng bài học tương ứng về để xem chi tiết.

Chúc các em học tốt!

XEM CHI TIẾT LIVE CHỮA:


Link xem: http://bit.ly/3MCiF3J
Hoặc quét mã QRcode để truy cập

Trang 1 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+|TYHH
VDC ESTE - VIP 1+2
(Slidenote dành riêng cho lớp VIP)

Câu 1: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y và Z, trong đó có một este hai chức và hai este đơn chức; MX <
MY < MZ. Đốt cháy hết 27,26 gam E cần vừa đủ 1,195 mol O 2 , thu được H2 O và 1,1 mol CO 2 . Mặt
khác, thủy phân hoàn toàn 27,26 gam E trong dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp các muối của axit
cacboxylic no và 14,96 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khối lượng của Y
trong 13,63 gam E là
A. 4,40 gam. B. 3,96 gam. C. 1,53 gam. D. 3,06 gam.

Câu 2: Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (trong đó, X, Y đơn chức và M X < MY < MZ). Cho 0,08
mol E tác dụng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp T gồm hai muối của hai axit
cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh và 5,48 gam hỗn hợp F gồm hai ancol đơn chức kế tiếp
nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol E cần dùng 0,595 mol O 2 . Thành
phần % theo khối lượng của Z trong E là
A. 24,79%. B. 36,74%. C. 25,93%. D. 59,52%.

Câu 3: Hỗn hợp E gồm hai este hai chức X và Y đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol (M X < MY). Đốt cháy
hoàn toàn 19,6 gam E cần vừa đủ 0,82 mol O 2 , thu được H2 O và 0,78 mol CO 2 . Mặt khác, thủy phân
hoàn toàn 19,6 gam E bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp 2 gồm hai ancol và hỗn
hợp T gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na 2 CO 3 , H2 O và 0,14 mol CO 2 . Cho Z vào bình
chứa lượng dư kim loại Na, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng bình tăng 11,64 gam. Phần
trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá nào sau đây?
A. 40. B. 48. C. 54. D. 60.

Câu 1: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol là: X (đơn chức, phân tử chứa hai
liên kết π); Y (no, hai chức) và Z (trong đó Y và Z là đồng phân của nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam
hỗn hợp E, thu được 0,87 mol CO 2 và 12,96 gam H2 O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam E cần
dùng vừa đủ 270 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp T gồm ba muối và 10,92 gam hỗn hợp F
gồm hai ancol no có cùng số nguyên tử cacbon. Thành phần % theo khối lượng của muối có phân tử
khối nhỏ nhất trong T là
A. 40,2%. B. 28,5%. C. 36,4%. D. 32,8%.

Trang 2 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 2: Hỗn hợp E gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn
10,6 gam E thu được 0,56 mol CO 2 và 0,34 mol H2 O. Mặt khác, khi cho 10,6 gam E tác dụng với dung
dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết 5,6 gam, thu được ancol T, chất hữu cơ no Q
cho phản ứng tráng gương và m gam hỗn hợp 2 muối. Giá trị của m là
A. 12,36. B. 12,00. C. 12,72. D. 12,84.

Câu 3: Hỗn hơp E gồm 2 este mạch hở X và Y (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam E trong oxi dư thu được
1,85 mol CO 2 . Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp G gồm 2
ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và 37 gam hỗn hợp F gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toán F thu
được H2 O, 0,275 mol CO 2 và 0,275 mol Na2 CO 3 . Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 55,68%. B. 41,88%. C. 79,10%. D. 74,25%.

Câu 4: Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức là đồng đẳng kế
tiếp. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có
hai liên kết pi). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,6 mol O 2 , thu được
23,76 gam CO 2 . Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,24 mol E cần vừa đủ 252 ml dung dịch NaOH 2,5M,
thu được hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E
gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 43%. B. 41%. C. 32%. D. 68%.

Tự Học - TỰ LẬP - Tự Do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

Trang 3 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+|TYHH
CHẤT BÉO VDC - VIP 1+2
(Slidenote dành riêng cho lớp VIP)

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa hai triglixerit X và Y trong dung dịch NaOH (đun nóng, vừa đủ),
thu được 3 muối C 15 H31 COONa, C 17H33 COONa, C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng 2,5: 1,75: 1 và
6,44 gam glixerol. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 47,488 gam E cần vừa đủ a mol khí O 2 . Giá trị của a là
A. 4,254. B. 4,296. C. 4,100. D. 5,370.

Câu 2: (Đề TN THPT QG – 2021) Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng
là 3: 2: 1). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 4,0 mol O 2 , thu được CO 2 và H2 O. Mặt khác, cho m
gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và
47,08 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 38,72%. B. 37,25%. C. 37,99%. D. 39,43%.

Câu 3: (ĐỀ MINH HỌA 2020) Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch
NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C 17 Hx COONa, C 15 H31COONa, C 17Hy COONa có
tỉ lệ mol tương ứng là 3: 4: 5. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt
cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 6,14 mol O2 . Giá trị của m là
A. 68,40. B. 60,20. C. 68,80. D. 68,84.

Câu 1: Hiđro hóa hoàn toàn m gam triglixerit X (xúc tác Ni, t°), thu được (m + 1,6) gam triglixerit no Y. Đốt
cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 15,3 mol O 2 , thu được CO 2 và 176,4 gam H2 O. Mặt khác,
thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH (dư) đun nóng, thu được a gam muối. Giá trị của
a là
A. 186,0. B. 178,0. C. 186,8. D. 178,2.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X, thu được 1,56 mol H2 O và 1,65 mol CO 2 . Xà phòng hóa cũng
lượng triglixerit X trên bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn được rắn khan Y. Đốt cháy hoàn
toàn Y thu được Na2 CO3 ; H2 O và 1,515 mol CO 2 . Mặt khác m gam triglixerit X trên làm mất màu vừa
đủ x mol Br2 trong dung dịch brom. Giá trị của x là
A. 0,024. B. 0,040. C. 0,030. D. 0,018.

Trang 4 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và a
gam hỗn hợp muối của axit oleic và axit stearic. Hidro hóa m gam X cần dùng 0,02 mol H 2 (xúc tác Ni,
t°), thu được triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được số mol CO 2 nhiều hơn số mol H2 O là 0,08
mol. Giá trị của a là
A. 38,20. B. 36,24. C. 38,60. D. 36,68.

Câu 4: Nếu đốt cháy hoàn toàn 42,74 gam E gồm các triglixerit cần vừa đủ 3,875 mol O 2 . Xà phòng hóa hoàn
toàn 42,74 gam hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối natri
C15 H31 COONa, C 17Hx COONa và C 17 Hy COONa với tỉ lệ mol tương ứng là 6: 5: 4. Mặt khác, hiđro hóa
hoàn toàn 42,74 gam E thu được m gam hỗn hợp Y. Giá trị của m là
A. 42,00. B. 42,82. C. 42,78. D. 42,90.

Câu 5: Hỗn hợp E gồm axit béo X và triglixerit Y. Cho m gam E tác dụng với dung dịch KOH (vừa đủ), thu
được a gam glyxerol và dung dịch chỉ chứa một muối kali của axit béo. Mặt khác, nếu đốt cháy hết m
gam E thì cần vừa đủ 6,895 mol O 2 , thu được 5,1 mol CO 2 và 4,13 mol H2 O. Cho a gam glyxerol vào
bình đựng Na dư, kết thúc phản ứng thấy bình đựng Na tăng thêm 7,12 gam. Phần trăm khối lượng của
Y trong E là
A. 89,32%. B. 10,68%. C. 28,48%. D. 33,50%.

Tự Học - TỰ LẬP - Tự Do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

Trang 5 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+|TYHH
CHẤT BÉO XU HƯỚNG 2023
(Slidenote dành riêng cho lớp VIP)

Câu 1: (THUẬN THÀNH - BẮC NINH - LẦN 1) Hỗn hợp T gồm triglixerit X, axit panmitic và axit stearic.
Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được 1,29 mol CO 2 và 1,25 mol H2 O. Mặt khác, cho m gam T phản
ứng vừa đủ với 0,08 mol KOH, thu được a gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của a là
A. 23,36. B. 21,16. C. 22,82. D. 22,8.

Câu 2: (SỞ HÀ NỘI - LẦN 1 - 2023) Chất béo là thực phẩm quan trọng. Thiếu chất béo cơ thể bị suy nhược,
thừa chất béo dễ bị bệnh béo phì, tim mạch. Một loại dầu thực vật T chứa chất béo X và một lượng nhỏ
axit panmitic, axit oleic (tỉ lệ mol của X và axit tương ứng là 10: 1). Cho m gam T phản ứng hết với
dung dịch NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 90,032 gam chất rắn khan Y chỉ chứa 3
chất. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2 CO 3 , 4,994 mol CO 2 và 4,922 mol H2 O. Biết 1 gam chất béo
X cung cấp khoảng 9 kcal. Số kcal mà chất béo có trong m gam đầu T cung cấp gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 774,0. B. 772,0. C. 775,0. D. 750,0.

Câu 3: (LIÊN TRƯỜNG VĨNH PHÚC - LẦN 3 - 2023) Hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và triglixer it
Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 71,792 lit khí O 2 (đo ở đktc) thu được 2,25 mol
CO2 . Mặt khác m gam hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 6,4 gam brom trong CCl4 . Nếu cho m gam hỗn
hợp X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ) thu glixerol và dung dịch chứa hai muối. Phần
trăm khối lượng của Y trong m gam hỗn hợp X là
A. 75,81%. B. 50,54%. C. 75,88%. D. 67,63%.

Câu 4: (CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH - LẦN 1 - 2023) Hỗn hợp X gồm các triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn m
gam X, thu được 2,22 mol CO 2 và 2,11 mol H2 O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ,
thu được glixerol và 35,82 gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng tối đa với a mol Br 2 trong dung
dịch. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,02. C. 0,05. D. 0,03.

Câu 5: (PHAN BỘI CHÂU - NGHỆ AN - LẦN 1) Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,465
mol O 2 , thu được H2 O và 2,475 mol CO 2 . Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
glixerol và 39,78 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch.
Giá trị của a là?
A. 0,18. B. 0,225. C. 0,135. D. 0,27.

Trang 6 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 6: (HỒNG LĨNH - HÀ TĨNH - LẦN 1 - 2023) Hỗn hợp E chứa triglixerit X và este Y đa chức mạch hở.
Thủy phân m gam E trong dung dịch KOH vừa đủ thu được một ancol và 11,39 gam hỗn hợp ba muối
kali của axit oleic và 2 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy 11,39 gam hỗn
hợp muối này thu được 9,495 gam nước. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 11,36. B. 10,25. C. 12,48. D. 11,45.

Câu 7: (SỞ THÁI NGUYÊN - LẦN 1 - 2023) Hỗn hợp X gồm các triglixerit và các axit béo. Lấy 68,832 gam
X cho tác dụng vừa đủ với 134,4 gam dung dịch KOH 10%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được
m gam muối khan và phần hơi Y. Cho toàn bộ Y qua bình đựng kim loại Na dư, kết thúc phản ứng, khối
lượng chất rắn trong bình tăng 121,056 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 73,4. B. 74,1. C. 75,2. D. 76,3.

Câu 8: (SỞ BẮC NINH - LẦN 2 - 2023) Chất béo X gồm các triglixerit. Phần trăm khối lượng của cacbon và
hidro trong X lần lượt là 77,25% và 11,75%. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH
dư, đun nóng thu được a gam muối. Mặt khác, cứ 0,1m gam X phản ứng tối đa với 7,68 gam Br 2 trong
dung dịch. Giá trị của a là
A. 156,54. B. 153,54. C. 148,62. D. 149,58.

Câu 9: (CHUYÊN KHTN HÀ NỘI - LẦN 2 - 2023) Hỗn hợp E gồm axit béo X và triglixerit Y. Đốt cháy
hoàn toàn 52,86 gam hỗn hợp E bằng oxi, thu được 3,39 mol CO 2 và 3,21 mol H2 O. Mặt khác, thủy
phân hoàn toàn 52,86 gam E trong dung dịch NaOH, thu được 4,6 gam glixerol và hỗn hợp F gồm hai
muối natri oleat và natri stearat. Thành phần % theo khối lượng của X trong E là
A. 12%. B. 24%. C. 20%. D. 16%.

Câu 10: (SỞ PHÚ THỌ - LẦN 1 - 2023) E là một triglixerit được tạo bởi hai axit béo (có cùng số C, trong phân
tử mỗi axit có không quá ba liên kết π) và glixerol. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,98 gam E bằng dung dịch
KOH vừa đủ, thu được hai muối X, Y (nY < nX) có khối lượng hơn kém nhau là 2,94 gam. Mặt khác,
nếu đem đốt cháy hoàn toàn 7,98 gam E, thu được 0,51 mol khí CO 2 và 0,45 mol H2 O. Số nguyên tử H
trong X là
A. 30. B. 28. C. 27. D. 29.

Câu 11: (TĨNH GIA THANH HÓA - LẦN 3 - 2023) Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được CO2
và 1,53 mol H2 O. Cho 25,74 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và m gam
muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 24,18. B. 27,42. C. 27,72. D. 26,58.

Trang 7 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 12: (PHÚC TRẠCH HÀ TĨNH - LẦN 1 - 2023) Triglixerit X được tạo bởi glixerol và ba axit béo gồm:
axit panmitic, axit oleic và axit Y. Cho 49,56 gam E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2) tác dụng
vừa đủ với dung dịch KOH, thu được glixerol và 54,88 gam muối. Mặt khác, a mol hỗn hợp E tác dụng
vừa đủ với Br2 trong dung dịch, thu được 63,40 gam sản phẩm hữu cơ. Giá trị của a là
A. 0,105. B. 0,125. C. 0,075. D. 0,070.

Câu 13: (LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN - LẦN 2 - 2023) Hỗn hợp E gồm triglixerit X và hai axit béo Y và Z
(MY < MZ). Xà phòng hóa hoàn toàn 20,93 gam E cần dùng 0,075 mol NaOH, thu được glixero l và hỗn
hợp T gồm ba muối là C 15 H31 COONa, C17 H33COONa và C 17 H35 COONa. Đốt cháy hoàn toàn T thu
được Na2 CO 3 , 22,095 gam H2 O và 54,23 gam CO 2 . Phần trăm khối lượng của Z trong E có giá trị gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 40,7. B. 6,8. C. 13,6. D. 6,7.

Câu 14: (SỞ TUYÊN QUANG - LẦN 1 - 2023) Hỗn hợp E gồm 2 triglixerit X và Y (cho biết MY > MX > 820
đvC). Cho m gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được ba muối natri panmitat, natrioleat
và natri stearat theo đúng thứ tự về tỉ lệ mol là 2: 2: 1. Mặt khác m gam E tác dụng với H2 (xt Ni, t°) thu
được 42,82 gam hỗn hợp G. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với
A. 59. B. 41. C. 63. D. 37.

Câu 15: (CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ - HÒA BÌNH - LẦN 2) Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X cần
3,875 mol O 2 , thu được 2,75 mol CO 2 . Mặt khác, 0,2 mol X tác dụng được tối đa với 0,4 mol Br2 trong
dung dịch. Cho m gam X tác dụng vừa đủ dung dịch KOH thu được a gam muối. Giá trị của a là:
A. 46,7. B. 42,9. C. 48,9. D. 44,3.

Câu 16: (KIẾN AN - HẢI PHÒNG - LẦN 3 - 2023) Hỗn hợp E gồm C 17 Hx COOH, C17 Hx+2COOH và triglixer it
X (tỉ lệ mol lần lượt là 3: 2: 1). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được 1,45 mol CO 2 và 1,38
mol H2 O. Mặt khác, hiđro hoá hoàn toàn m gam E rồi cho toàn bộ sản phẩm phản ứng vừa đủ với dung
dịch chứa KOH 0,5M và NaOH 0,3M, thu dung dịch chứa bốn muối có khối lượng là 25 gam. Khối
lượng của triglixerit X trong m gam hỗn hợp E là
A. 8,58. B. 8,60. C. 8,62. D. 8,68.

Câu 17: (QUỐC OAI - HÀ NỘI - LẦN 2 - 2023) Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo
tự do với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung
C17 Hy COONa. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 1,845 mol CO 2 . Mặt khác m gam E tác dụng vừa đủ với
0,1 mol Br2 . Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 57,74. B. 59,07. C. 55,76. D. 31,77.

Trang 8 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 18: (LÊ XOAY VĨNH PHÚC - LẦN 3 - 2023) Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa hai triglixerit X và
Y trong dung dịch NaOH (đun nóng, vừa đủ), thu được 3 muối C 15 H31 COONa, C 17 H33 COONa,
C17 H35 COONa với tỉ lệ mol tương ứng 2,5: 1,75: 1 và 6,44 gam glixerol. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn
47,488 gam E cần vừa đủ a mol khí O 2 . Giá trị của a là
A. 4,100. B. 5,370. C. 4,254. D. 4,296.

Câu 19: (NGÔ GIA TỰ - KHÁNH HÒA - LẦN 2) Hỗn hợp E gồm ba axit béo X, Y, Z và triglixerit T (T được
tạo ra từ X, Y, Z và glixerol). Đốt cháy hoàn toàn 52,24 gam E cần dùng vừa đủ 4,72 mol O 2 . Nếu cho
52,24 gam E vào dung dịch Br2 (trong CCl4 ) dư thì có 0,2 mol Br2 phản ứng. Mặt khác, hòa tan hết
52,24 gam E trong 600 ml dung dịch NaOH 0,3M (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được
m gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 54,68. B. 55,76. C. 53,20. D. 53,92.

Câu 20: (THUẬN THÀNH - BẮC NINH - LẦN 1) Hỗn hợp X gồm (các triglyxerit, các axit béo và hexapeptit
mạch hở). Lấy 62,5 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10%, làm bay hơi dung dịch sau phản
ứng thu được m gam hỗn hơp rắn Y gồm (muối của Gly, Ala, Val, các axit béo) và phần hơi Z. Đốt cháy
hoàn toàn hỗn hợp rắn Y thu được CO 2 , H2 O, 13,78 gam Na2 CO 3 , 672 ml khí N 2 (đktc). Cho hơi Z qua
bình đựng Na dư thấy khối lượng của bình bình tăng 94,25 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của m là
A. 68,46 gam. B. 68,48 gam. C. 64,68 gam. D. 66,84 gam.

Câu 21: (YÊN THÀNH - NGHỆ AN - LẦN 1) Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit oleic và axit stearic (tỉ lệ
mol lần lượt là 3: 2: 1) và các triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng oxi, thu được H 2 O và
13,45 mol CO 2 . Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch chứa 0,9 mol KOH (lấy dư 20%) đun
nóng, thu được glixerol và hỗn hợp chứa 3 muối có số mol đều bằng nhau. Phần trăm khối lượng của
axit oleic trong m gam E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18,2%. B. 13,4%. C. 12,1%. D. 6,7%.

Câu 22: (BẠCH ĐẰNG - HẢI PHÒNG - LẦN 1) Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit
béo tự do với 300 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp Y chứa các muối có
công thức chung C 17 Hy COOK. Đốt cháy 0,14 mol E, thu được 3,69 mol CO 2 . Mặt khác, m gam E tác
dụng vừa đủ với 0,25 mol Br2 . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 86,71. B. 86,91. C. 86,41. D. 86,61.

Câu 23: (ĐÔ LƯƠNG - NGHỆ AN - LẦN 1) Khi phân tích một loại chất béo (kí hiệu là X) chứa đồng thời các
triglixerit và axit béo tự do, (không có tạp chất khác) thấy oxi chiếm 10,88% theo khối lượng. Xà phòng
hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa
61,98 gam hỗn hợp các muối C 17 H35 COONa, C17 H33 COONa, C17 H31 COONa và 6,072 gam glixe ro l.
Giá trị của m gần nhất với
A. 59,58. B. 60,50. C. 61,45. D. 62,45.

Trang 9 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 24: (ĐÔNG THÀNH - QUẢNG NINH) Cho m gam chất béo X chứa các triglixerit và axit béo tự do tác
dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 69,78 gam hỗn hợp muối của các axit
béo no. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 6,06 mol O 2 . Giá trị của m là
A. 67,32. B. 66,32. C. 68,48. D. 67,14.

Câu 25: (QUANG TRUNG - HẢI DƯƠNG) Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z. Cho m gam X phản
ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm hữu cơ gồm một muối và 1,84 gam glixe ro l.
Nếu đốt cháy hết m gam X thì cần vừa đủ 2,57 mol O 2 , thu được 1,86 mol CO 2 và 1,62 mol H2 O. Khối
lượng của Z trong m gam X là
A. 5,60 gam. B. 5,64 gam. C. 11,20 gam. D. 11,28 gam.

Câu 26: (THPT NGHÈN - HÀ TĨNH) Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm triglixerit X và các axit
béo tự do bằng 200 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa các muối có công thức
chung C17 Hy COONa. Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol E, thu được 1,845 mol CO 2 . Mặt khác, cho m gam
E tác dụng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 31,77. B. 55,76. C. 57,74. D. 59,07.

Câu 27: (ĐOÀN THỊ ĐIỂM - HÀ NỘI - LẦN 1) Khi phân tích một loại chất béo (kí hiệu là X) chứa đồng thời
các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác) thấy oxi chiếm 10,88% theo khối lượng. Xà
phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch
chứa 51,65 gam hỗn hợp các muối C 17 H35 COONa, C17 H33COONa, C17 H31COONa và 5,06 gam glixe ro l.
Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với y mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của y là:
A. 0,185. B. 0,145. C. 0,180. D. 0,165.

Câu 28: (LIÊN TRƯỜNG - HẢI PHÒNG)Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit X có tỉ lệ mol
tương ứng là 5: 3: 2. Cho m gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (dùng dư 25% so với lượng phản
ứng), thu được hỗn hợp rắn Y gồm ba chất (trong đó natri stearat chiếm a% về khối lượng). Mặt khác,
đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 3,665 mol O 2 thu được 2,58 mol CO 2 . Giá trị của a là
A. 34,725%. B. 35,052%. C. 62,097%. D. 31,436%.

Câu 29: (CHU VĂN AN - THÁI NGUYÊN - LẦN 1) Thủy phân hoàn toàn 16,71 gam hỗn hợp X gồm một
triglixerit mạch hở và một axit béo (số mol đều lớn hơn 0,012 mol) trong dung dịch NaOH 20% vừa đủ.
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn Y gồm hai muối có số mol bằng nhau và phần hơi Z
nặng 11,25 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol X cần vừa đủ a mol khí O 2 . Giá trị của a là
A. 4,26. B. 4,20. C. 4,02. D. 6,03.

Câu 30: (YÊN ĐỊNH - THANH HÓA - LẦN 1) Cho m gam chất béo X chứa các triglixerit và axit béo tự do
tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 69,78 gam hỗn hợp muối của các
axit béo no. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 6,06 mol O 2 . Giá trị của m là
A. 66,32. B. 67,32. C. 68,48. D. 67,14.

Trang 10 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 31: (CHUYÊN LAM SƠN - THANH HÓA - LẦN 1) Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và
triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được a mol CO 2 và 3,04 mol H2 O. Mặt khác, m gam X
tác dụng tối đa với 180 ml dung dịch NaOH 1M khi đun nóng nhẹ thu được glixerol và 51,72 gam hỗn
hợp gồm 2 muối. Giá trị của a bằng
A. 3,06. B. 3,02. C. 3,12. D. 3,18.

Câu 32: (CHUYÊN HÙNG VƯƠNG - PHÚ THỌ - LẦN 1) Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và
các axit béo tự do với 300 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp Y chứa các
muối có công thức chung C 17 HyCOOK. Đốt cháy 0,14 mol E, thu được 3,69 mol CO 2 . Mặt khác, m gam
E tác dụng vừa đủ với 0,25 mol Br2 . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 86,71. B. 86,61. C. 86,41. D. 86,91.

Câu 33: (ĐIỆN BÀN - QUẢNG NAM) Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với
200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung
C17 Hy COONa. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 1,845 mol CO 2 . Mặt khác m gam E tác dụng vừa đủ với
0,1 mol Br2 . Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 57,74. B. 31,77. C. 55,76. D. 59,07.

Câu 34: (TỨ KỲ - HẢI DƯƠNG - LẦN 1) Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit oleic, axit stearic và triglixer it
Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,39 mol X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 13,86 mol CO 2 và 12,9 mol H2 O.
Mặt khác, để làm no hoàn toàn 0,39 mol X cần dùng tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch. Nếu đun nóng
0,39 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và hỗn hợp Z gồm ba muối. Tỉ lệ mol tương
ứng của axit panmitic và axit oleic trong X là
A. 4: 3. B. 3: 4. C. 2: 3. D. 3: 2.

Câu 35: (NGUYỄN KHUYẾN - LÊ THÁNH TÔNG 2023) Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp P gồm axit
linoleic, tripanmitin, trieste X cần dùng 7,03 mol O 2 thu được hỗn hợp gồm 4,98 mol CO 2 và 4,74 mol
H2 O. Mặt khác, m gam P tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp Y gồm ba muối
C17 H31 COONa, C 15 H31COONa, RCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 13: 2. Biết số mol trieste X lớn
hơn số mol axit linoleic, tính phần trăm khối lượng của X trong P gần nhất là
A. 38. B. 30. C. 25. D. 20.

Tự Học - TỰ LẬP - Tự Do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

Trang 11 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+|TYHH
BIỆN LUẬN CTCT & SƠ ĐỒ CHUYỂN HÓA HCHC
(VDC - VIP1)

Câu 1: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C 4 H6 O 4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương
trình phản ứng: C 4 H6 O4 + 2NaOH → 2Y + Z. Đem Y phản ứng với AgNO 3 /NH3 thấy tạo ra kết tủa Ag.
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. 1 mol Y phản ứng với AgNO 3 /NH3 thấy tạo ra 1 mol Ag.
B. Phân tử khối của Y nhỏ hơn phân tử khối của Z.
C. Z không có khả năng tạo phức tan với Cu(OH)2 .
D. Z có 10 nguyên tử trong phân tử.

Câu 2: Hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C 9 H8 O 4 thỏa mãn các phương trình hóa học sau:
1 A  3NaOH  t
 2X  Y  H 2O
 2  2X  H 2SO4  t
 Na 2SO 4  2Z
 3 Z  2AgNO3  4NH3  H 2O   T  2Ag  2NH 4 NO3
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Phân tử A có chứa 5 liên kết π.
B. Sản phẩm của phản ứng (1) tạo ra một loại muối duy nhất.
C. Phân tử của Y có 7 nguyên tử cacbon.
D. T tác dụng với kiềm sinh khí có mùi khai.

Câu 3: Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C 5 H6 O4 thỏa mãn các phương trình sau:
(1) X + NaOH → Y + Z + T;
(2) Y + H2 SO 4 → Y1 + Na2 SO4
(3) Y1 + AgNO 3 + NH3 + H2 O →Ag + …
(4) T + AgNO 3 + NH3 + H2 O →Ag + …
Biết Y, Z, T đều là các chất hữu cơ.
Phát biểu nào sau đây về X, Y, Z và T sai?
A. X là este tạp chức.
B. Y là HCOONa.
C. T là CH3 CHO.
D. Z có 3 nguyên tử H.

Trang 12 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 4: Từ hợp chất E (C 9 H8 O4 , chứa một loại nhóm chức) tiến hành các phản ứng sau (hệ số trong phương
trình biểu thị đúng tỉ lệ mol phản ứng):
(1) X + 3NaOH 
t
 Y + Z + T + H2 O
(2) T + CO 
xt
t
 CH3 COOH

(3) Z + H2 SO 4 
 G + Na2 SO 4
Biết Y là muối của axit cacboxylic đơn chức. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thực hiện phản ứng vôi tôi xút với Y thu được metan.
B. Phân tử G có chứa 8 nguyên tử H.
C. Công thức phân tử của Z là C7 H4 O 3 Na2 .
D. T là ancol etylic.

Câu 5: Cho các phương trình phản ứng hóa học sau:
(1) X + NaOH 
t
 X1 + X2
(2) X2 + CuO 
t
 X3 + Cu +H2 O
(3) X3 + 4AgNO 3 + 6NH3 + 2H2 O 
t
 (NH4 )2 CO3 + 4NH4 NO3 + 4Ag.
(4) X1 + NaOH 
CaO,t
 X4 + Na2 CO 3 .
(5) 2X4 
t
 X5 + 3H2 .
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. X2 chất lỏng rất độc, dùng làm nguyên liệu để điều chế axit axetic trong công nghiệp.
B. X5 tham gia phản ứng tráng bạc.
C. X có 6 nguyên tử H trong phân tử.
D. X1 tan trong nước tốt hơn so với X.

Câu 6: Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho):
(1) X  C4 H 6O4   2NaOH  Y  Z  T  H 2O
(2) T  4AgNO3  6NH3  2H 2O   NH 4 2 CO3  4Ag  4NH 4 NO3
(3) Z  HCl  CH 2O2  NaCl
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. X là hợp chất tạp chức, có 1 chức axit và 1 chức este trong phân tử.
B. T là axit fomic.
C. Y có phân tử khối là 68.
D. X có phản ứng tráng gương và làm mất màu nước brom.

Trang 13 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 1: Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức phân tử là C 4 H6 O4 . Các chất E, F, X tham gia
phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
(1) E + 2NaOH (t°) → X + Y + Z.

(2) F + 2NaOH (t°) → 2X + T.


(3) X + HCl → L + NaCl.

Biết: X, Y, Z, T, L là các chất hữu cơ

và trong X và Y có chứa nguyên tử Na.


Cho các phát biểu sau:

(a) Chất X là muối của axit cacboxylic no hai chức.


(b) Từ chất Y điều chế trực tiếp được axit axetic.

(c) Oxi hóa Z bằng CuO, thu được anđehit fomic.

(d) Đốt cháy chất T thu được số mol CO 2 nhỏ hơn số mol H2 O.
(e) Chất L không thể tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng là:


A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng sau:

E + NaOH (t°) → X + Y
F + NaOH (t°) → X + Z

X + CuO (t°) → T + Cu + H2 O
Biết E, F đều là hợp chất hữu cơ, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ axit cacboxylic
và ancol, ME < MF < 165). Đốt cháy hoàn toàn Y hoặc Z trong khí oxi, chỉ thu được sản phẩm gồm
Na2 CO3 và khí CO 2 . Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phân tử chất E có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.

(2) Dùng Y để điều chế khí CH4 trong phòng thí nghiệm.
(3) Chất F có khả năng làm mất màu dung dịch brom.

(4) Nhiệt độ sôi của X cao hơn nhiệt độ sôi của axit axetic.
(5) Chất T có phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH3 .

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Trang 14 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 3: Cho este mạch hở X có công thức phân tử C 7 H8 O4 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được muối Y (là
muối của axit cacboxylic hai chức R) và hai ancol cùng dãy đồng đẳng Z, T (M Z < MT ). Cho các phát
biểu sau:

(1) R có mạch cacbon không phân nhánh.


(2) 1 mol chất X tác dụng được tối đa 4 mol H2 .

(3) Thành phần của xăng sinh học E5 có chứa chất T.

(4) Y có công thức là C4 H2 O2 Na2 .


(5) Từ chất Z có thể điều chế trực tiếp CH3 COOH.

(6) Lên men glucozơ thu được chất Z và khí CO 2 .


Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 4: Cho các sơ đồ phản ứng sau:


(1) M + NaOH → X + Y

(2) Q + NaOH → X + Z
(3) Y + HCl → T + NaCl

Biết M, Q đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ axit
cacboxylic và ancol) và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi; M và Z có cùng
số nguyên tử cacbon; MM < MQ < 175. Cho các phát biểu sau:

(a) Nhiệt độ sôi của M thấp hơn nhiệt độ sôi của CH3 COOH.
(b) Có duy nhất một công thức cấu tạo của Q thỏa mãn sơ đồ trên.

(c) Hai chất M và T có công thức đơn giản nhất khác nhau.

(d) Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2 CO3 , CO 2 và H2 O.


(e) Từ X điều chế trực tiếp được CH3 COOH.

Số phát biểu đúng là


A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 5: Cho hai chất hữu cơ no, mạch hở là E (Cn H2m On ) và F (Cm H2m Om) (MF < ME < 120). Thực hiện phản
ứng chuyển hóa E, F theo các phương trình phản ứng hóa học sau:
(1) E + 2NaOH (t°) → X + Y + Z

(2) F + NaOH (t°) → X + Y


(3) Y + HCl → NaCl + T

(4) Z + HCl → NaCl + Q

Biết rằng, X, Y, Z, T, Q là các hợp chất hữu cơ; trong đó X và T có cùng số nguyên tử hiđro. Cho các
phát biểu sau:
Trang 15 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
(a) Có hai công thức cấu tạo ứng với chất E.

(b) Chất F có phản ứng tráng bạc.


(c) Đề hiđrat hóa X (xúc tác H2 SO 4 đặc, 170°C), thu được anken.

(d) Cho a mol chất T tác dụng với Na dư, thu được a mol khí H2 .
(e) Trong công nghiệp, axit axetic điều chế trực tiếp được từ X.

Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Tự Học - TỰ LẬP - Tự Do!


★ ★ ★ (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ★★★

Trang 16 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+|TYHH
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ESTE – VIP1
(Slidenote dành riêng cho lớp vip)

ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY

Xét ví dụ điển hình sau:


Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
- Bước 1: Cho 1 ml C2 H5 OH, 1 ml CH3 COOH và vài giọt dung dịch H2 SO 4 đặc vào ống nghiệm.
- Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70o C.
- Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
CÁC LƯU Ý CẦN NHỚ!
- H2 SO 4 đặc vừa có vai trò xúc tác vừa là chất hút nước  tăng hiệu suất phản ứng điều chế este (theo nguyên lý
chuyển dịch cân bằng). Do đó, không thể dùng H2 SO4 loãng, HCl, HNO 3 để thay thế vì chúng không có khả năng
hút nước…
- Ở bước 2 có thể thay thế việc đun cách thủy bằng cách đun nhẹ hỗn hợp bằng ngọn lửa đèn cồn (tránh nhiệt độ
quá cao vì lúc ấy axit, ancol sẽ bị bay hơi, phản ứng không xảy ra được, giảm hiệu suất tổng hợp);
- NaCl bão hoà (36 g/100 ml (25℃) được thêm vào hiểu đơn giản là để tách lớp dung dịch (hay là để este tách ra),
làm tăng khối lượng riêng của dung dịch và giảm độ tan của este sinh ra. Cụ thể bản chất như sau: Este là chất
không phân cực (không có liên kết H với nước) – không tan trong dung dịch NaCl bão hòa, tách nổi lên trên. Axit,
ancol tạo liên kết H với nước trong dung dịch muối, tỉ trọng của cả hệ tăng, nằm ở dưới phễu chiết.
Hóa chất Tỉ trọng (g/cm3 )
NaCl 2,16
C2 H5 OH 0,789
CH3 COOH 1,05
H2 O 1,0
CH3 COOC2 H5 0,897

- Có thể thay NaCl bằng muối khác như KCl... Các muối có độ tan tốt sẽ có vai trò tách làm các chất khác không
tan được trong nước và bị tách ra;
- Không thay thế NaCl bão hoà bằng HCl bão hòa được vì HCl dễ bay hơi;
- Phản ứng este hoá trên là phản ứng thuận nghịch nên sau bước 3 dung dịch tách thành 2 lớp (sau phản ứng sẽ thu
được este, axit cacboxylic dư và ancol dư);
- Việc làm lạnh bằng nước đá hoặc ống sinh hàn là để ngưng tụ este. Este thu được qua ống sinh hàn thường không
tinh khiết;
- Vai trò của đá bọt là để dung dịch sôi đều, êm dịu, tránh sôi một cách cục bộ; Đá bọt là loại đá thu được từ dung
nham núi lửa, nhẹ, cấu trúc xốp, nhiều lỗ rỗng. Nếu dùng đá bọt để điều hòa quá trình đun sôi ta không nên cho đá

Trang 17 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
bọt vào chất lỏng đang sôi hay đang đun nóng vì sẽ làm cho chất lỏng sôi bùng lên trào ra ngoài rất nguy hiểm và
đồng thời đá bọt cũng mất tác dụng điều hoà sự sôi. Có thể thay đá bọt bằng cát sạch, mảnh sứ sạch…
- Phản ứng cần đun nóng ở 65 - 70 độ C thì mới xảy ra được, dùng nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ trong khoảng đấy
(duy trì nhiệt độ này là phù hợp vì chỉ cần đun ở nhiệt độ cao hơn, ví dụ 78 độ C thì ancol đã bị bay hơi). Thực ra
phản ứng este hóa tương đối phức tạp vì tạo hỗn hợp đẳng phí (cùng sôi);
- Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng ta có thể dùng nhiệt kế;
- Để tăng hiệu suất thì hạn chế sự có mặt của nước vì thế cần dùng ancol nguyên chất và axit nguyên chất;
- Phản ứng ở nhiệt độ 65 - 70 độ C nên sau phản ứng sẽ có axit hữu cơ, ancol, este, và nước bị bay hơi, và đi qua
ống sinh hàn sẽ ngưng tụ thành chất lỏng. Vì vậy dung dịch các chất lỏng ngưng tụ sẽ có axit hữu cơ, ancol, este,
và nước và chú ý sẽ không có H2 SO4 vì axit này bay hơi ở nhiệt độ rất cao 337 °C;
- Nếu điều chế este trong ống nghiệm, dùng đèn cồn để gia nhiệt, trước khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn
trước vì hơi este thoát ra dễ bắt lửa gây mất an toàn.
- Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm;
- Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân thành 2 lớp, este nhẹ hơn nước nên nổi lên trên
bề mặt;
- Tách este sinh ra sau bước 3 bằng phương phát chiết (phương pháp chiết là phương pháp vật lý để tách 2 phần
chất lỏng không tan vào nhau) bằng cách sử dụng phễu chiết;
- CaCl2 dùng để hút các chất lỏng có độ phân cực như ancol , H2 O để đảm bảo thu este nguyên chất;
- Este sinh ra auto có mùi thơm (mùi gì thì tùy loại este).
Dùng NaHCO 3 , Na2 CO 3 ,... để trung hòa axit cacboxylic dư trong sau phản ứng, trong phễu chiết phần trên là este
chưa khô & sạch hoàn toàn nên phải dùng thêm CaCl2 khan (chất hút ẩm mạnh) để hút nước & ancol và sau khi
hút ẩm CaCl2 vẫn ở dạng rắn nên dễ tách este hơn H2 SO 4 ở dạng lỏng vì vậy không dùng H2 SO4 đặc (hút ẩm) thay
cho CaCl2 vì H2 SO 4 đặc có thể khiến 1 phần este bị thủy phân.

CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:


Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2ml etyl axetat
Bước 2: Thêm 2ml dung dịch H2 SO 4 20% vào ống thứ nhất; 4ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội
Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
B. Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy.
C. Sau bước 3, sản phẩm của phản ứng thủy phân trong cả hai ống nghiệm đều tan tốt trong nước.
D. Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.

Trang 18 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 2: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 2 ml vinyl axetat.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2 SO 4 20% vào ống nghiệm thứ nhất, 4 ml dung dịch NaOH 30% vào
ống nghiệm thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, đồng thời đun nóng nhẹ trong khoảng 5 phút, sau đó để nguội.

Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai?

A. Sau bước 3, dung dịch trong nghiệm ống thứ hai có phản ứng tráng bạc.
B. Sau bước 3, hai ống nghiệm có chứa một sản phẩm giống nhau.
C. Ở bước 3, có thể thay việc đun nóng nhẹ bằng cách đun cách thủy.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm thứ hai tách thành hai lớp.

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
- Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệ m.
- Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 70o C.
- Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(b) Có thể tiến hành thí nghiệm bằng cách đun sôi mạnh hỗn hợp.
(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(d) NaCl làm tăng khả năng phân tách este với hỗn hợp phản ứng thành hai lớp.
(e) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 4: Tiến hành thí nghiệm điều chế metyl axetat theo các bước sau đây

Bước 1: Cho 1 ml CH3 COOH, 1 ml CH3 OH và vài giọt dung dịch H2 SO 4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5-6 phút ở 65 -70°C.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Cho các phát biểu sau:


(a) Axit H2 SO 4 đặc chỉ có vai trò làm xúc tác.

(b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
(c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn axit axetic và ancol metylic.

(d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.

(e) Ở thí nghiệm trên, có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit clohiđric đặc.
Số phát biểu không đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Trang 19 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 5: Hình vẽ minh họa điều chế isoamyl axetat trong phòng thí nghiệm

Cho các phát biểu:


(a) Hỗn hợp chất lỏng trong bình 1 gồm ancol isoamylic, axit axetic và axit sunfuric đặc.
(b) Trong phễu chiết lớp chất lỏng nặng hơn có thành phần chính là isoamyl axetat.
(c) Nhiệt kế dùng để kiểm soát nhiệt độ trong bình 1.
(d) Phễu chiết dùng tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau.
(e) Isoamyl axetat tinh khiết có thể được sử dụng làm hương liệu phụ gia cho thực phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 1.

Câu 6: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế etyl axetat từ axit axetic, etanol và H 2 SO4 (xúc tác) theo sơ
đồ hình vẽ sau:

Sau khi kết thúc phản ứng este hóa, người ta tiến hành các bước sau:
+ Bước 1: Cho chất lỏng Y vào phễu chiết, lắc với dung dịch Na2 CO3 đến khi quỳ tím chuyển màu xanh.
+ Bước 2: Mở khóa phễu chiết để loại bỏ phần chất lỏng phía dưới.
+ Bước 3: Thêm CaCl2 khan vào, sau đó tiếp tục bỏ đi rắn phía dưới thì thu được etyl axetat.
Cho các phát biểu sau:
(1) Nước trong ống sinh hàn nhằm tạo muôi trường có nhiệt độ thấp để hóa lỏng các chất hơi.s
(2) CaCl2 được thêm vào để tách nước và ancol còn lẫn trong etyl axetat.
(3) Dung dịch Na2 CO 3 được thêm vào để trung hòa axit sunfuric và axit axetic trong chất lỏng Y.
(4) Dung dịch X được tạo từ axit axetic nguyên chất, etanol nguyên chất và H2 SO4 98%.

Trang 20 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
(5) Có thể thay thế CaCl2 khan bằng dung dịch H2 SO4 đặc.
Số phát biểu sai là:
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Tự Học - TỰ LẬP - Tự Do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

Trang 21 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+|TYHH
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CHẤT BÉO – VIP1
(Slidenote dành riêng cho lớp vip)

TA XÉT THÍ NGHIỆM ĐIỂN HÌNH SAU:


Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo (thủy phân chất béo trong môi trường kiềm):
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước
cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7 - 10 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên.

1a 1b
Hình 1a: Mô tả thí nghiệm xà phòng hóa bằng cách đun sôi nhẹ
Hình 1b: Hình ảnh thí nghiệm xà phòng hóa trong phòng thí nghiệm bằng cách đun cách thủy

LÝ THUYẾT CẦN NHỚ!


- Phản ứng xà phòng hóa bản chất là phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm và xảy ra không
thuận nghịch (là phản ứng 1 chiều). Ban đầu xảy ra nhanh rồi chậm dần lại.
- Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng: lượng kiềm dư, lượng nước có mặt trong
hỗn hợp, … Để tăng hiệu suất phản ứng phản ứng, ta có thể tách glixerol ra khỏi hỗn hợp trong quá trình
phản ứng (phương pháp thu hồi glixerol).
- Có 3 phương pháp điều chế xà phòng: điều chế xà phòng không gia nhiệt (điều chế xà phòng theo quá
trình nhiệt lạnh), điều chế xà phòng gia nhiệt nhẹ (đun sôi nhẹ hoặc đun sôi cách thủy), điều chế xà
phòng có thu hồi glixerol (điều chế xà phòng ở nhiệt độ cao, điều chế xà phòng liên tục).
- Ở bước 1, ta có thể thay thế bằng mỡ động vật hoặc các loại dầu ăn tương tự. Thí nghiệm sẽ vẫn cho ra
kết quả như vậy do mỡ động vật và dầu ăn cũng là chất béo.
- Nếu thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy thì không xảy ra hiện tượng tương tự do dầu nhờn bôi trơn
máy có bản chất là hidrocacbon, không phải là chất béo nên không cho phản ứng xà phòng hóa.
- Ở bước 2, nếu không liên tục khuấy đều phản ứng sẽ xảy ra chậm vì dầu dừa (chất béo) không tan trong
dung dịch NaOH. Khi đó chỉ có phần chất béo tiếp xúc với NaOH mới phản ứng, ngoài ra việc khuấy
trộn còn giúp dầu dừa không bị cháy trong quá trình đun sôi. Vì vậy ta cần khuấy đều và liên tục để trộn
lẫn chất béo với NaOH.

Trang 22 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
- Nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra nữa. (Phản ứng thủy
phân luôn cần có mặt H2 O, nếu cạn nước thì phản ứng không xảy ra).
- Sau bước 3, khi để nguội ta thấy phần dung dịch bên trên có một lớp chất rắn màu trắng đục. Phần chất
rắn này là sản phẩm thu được, có mùi thơm đặc trưng của dầu dừa và chỉ là nguyên liệu chủ yếu để làm
xà phòng. Xà phòng thô này sau đó được tẩy trắng (nếu cần), thêm hương liệu và ép khối mới ra thành
phẩm là bánh xà phòng sử dụng hằng ngày.

Hình 2: Sản phẩm thu được sau phản ứng xà phòng hóa (đã được lọc rửa và sấy khô)

- Việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp sản phẩm là để độ tan của xà phòng giảm đi, đồng thời
giúp xà phòng nổi lên trên mặt, dễ dàng tách ra khỏi hỗn hợp do NaCl có tỉ trọng lớn nên sẽ đẩy khối xà
phòng lên trên. Muối natri của các axit béo thì khó tan trong dung dịch NaCl bão hòa nên sẽ kết tinh. Còn
glixerol không kết tinh nên sẽ bị tách ra.
RCOONa ⇔ RCOO - + Na+
Cho thêm NaCl đồng nghĩa với việc cho thêm Na + vào hỗn hợp, như vậy thì cân bằng được dịch chuyển
sang bên trái → tăng lượng muối Na thu được (giảm độ tan xà phòng).
- Các gốc axit béo có trong dầu dừa chủ yếu là các gốc axit béo bão hòa (>90%): Panmitic C 15 H31 COO (7-
10%), Stearic C 17 H35 COO (2-4%), Lauric C11 H23 COO (45-52%), Myristic C13 H27 COO (16-21%)
- Xà phòng điều chế từ dầu dừa có tính tẩy rửa và tính tạo bọt tốt nhất vì có hàm lượng gốc axit lauric,
myristic cao (những axit béo có gốc ankyl từ 11-13 nguyên tử cacbon có khả năng tẩy rửa và tạo bọt cao
nhất).

CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm
vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
Trang 23 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
B. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
C. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên.
D. Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.

Câu 2: Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước
cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Sau 8 - 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.

Phát biểu nào sau đây sai?


A. Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là làm kết tinh muối của axit béo, đó là do muối
của axit béo khó tan trong NaCl bão hòa.
B. Sau bước 3, glixerol sẽ tách lớp nổi lên trên.
C. Ở bước 2, xảy ra phản ứng thủy phân chất béo, tạo thành glixerol và muối natri của axit béo.
D. Sau bước 3, thấy có một lớp dày đóng bánh màu trắng nổi lên trên, lớp này là muối của axit béo hay
còn gọi là xà phòng.

Câu 3: Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ: 1 gam mỡ lợn và 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh (quá trình đun sẽ thêm nước vào
để thể tích hỗn hợp không đổi) trong thời gian 8 - 10 phút.
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, sau đó để nguội hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 2, nếu không thêm nước thì hỗn hợp cạn khô và không xảy ra phản ứng thủy phân nữa.
(b) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là tách muối natri của axit béo ra khỏi dung dịch.
(c) Nếu thay mỡ lợn bằng etyl axetat thì hiện tượng ở bước 3 vẫn không thay đổi.
(d) Sau bước 3, thấy có một lớp dày đóng bánh màu trắng nổi lên trên, lớp này là muối của axit béo hay
còn gọi là xà phòng.
Số lượng phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Câu 4: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:


Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng
thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 - 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:

Trang 24 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tránh bị thủy phân sản phẩm.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu mazut thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương
tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10ml dung dịch NaOH 40%
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng
thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15-20 ml dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên
Có các phát biểu sau:
(1) Ở bước 1, nếu thay dầu dừa bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự
(2) Ở bước 2, việc thêm nước cất để đảm bảo phản ứng thủy phân xảy ra
(3) Ở bước 2, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng cách đun cách thủy (ngâm trong nước nóng)
(4) Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của axit béo ra khỏi hỗn hợp
(5) Ở bước 3, có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch CaCl2 bão hòa
(6) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol
Số phát biểu không đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.

Tự Học - TỰ LẬP - Tự Do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

Trang 25 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+|TYHH
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CACBOHIDRAT – VIP1
(Slidenote dành riêng cho lớp vip)

Câu 1: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH) 2 theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO 4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng.
B. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
C. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH.
D. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng.

Câu 2: Tiến hành thí nghiệm thử tính chất của xenlulozơ theo các bước sau:
Bước 1: Cho lần lượt 4 ml HNO 3 , 8 ml H2 SO 4 đặc vào cốc thủy tinh, lắc đều và làm lạnh.
Bước 2: Thêm tiếp vào cốc một nhúm bông. Đặt cốc chứa hỗn hợp phản ứng vào nồi nước nóng (khoảng
60 - 70°C) khuấy nhẹ trong 5 phút.
Bước 3: Lọc lấy chất rắn rửa sạch bằng nước, ép khô bằng giấy lọc sau đó sấy khô (tránh lửa).
Nhận định nào say đây đúng?
A. Sau bước 3, sản phẩm thu được có màu vàng.
B. Có thể thay thế nhúm bông bằng hồ tinh bột.
C. Sau bước 3, lấy sản phẩm thu được đốt cháy thấy có khói trắng xuất hiện.
D. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử xenlulozơ, có 3 nhóm -OH tự do.

Câu 3: Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:


Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2 SO 4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến
khi thu được dung dịch đồng nhất
Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.
Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư,
sau đó đun nóng
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.
B. Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm -OH.
C. Sau bước 2, nhỏ dung dịch I2 vào cốc thì thu được dung dịch có màu xanh tím.
D. Sau bước 1, trong cốc thu được hai loại monosaccarit.

Trang 26 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 4: Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO 3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các
bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO 3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60°C - 70°C trong vài phút.
Cho các nhận định sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac [Ag(NH3 )2 ]OH.
(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.
(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.
(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm –OH và một nhóm
-CHO.
Số nhận định đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 5: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:


Bước 1: Cho 3 – 4 ml dung dịch AgNO 3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2). Thêm vài giọt dung dịch
NaOH loãng, cho amoniac loãng 3% cho tới khi kết tủa tan hết (vừa cho vừa lắc).
Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (3) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch
H2 SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO 3 tinh thể vào ống nghiệm (3) và khuấy đều bằng đũa
thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO 2 .
Bước 4: Rót nhẹ tay 2 ml dung dịch saccarozơ 5% theo thành ống nghiệm (1). Đặt ống nghiệm (1) vào
cốc nước nóng (khoảng 60 – 70o C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (1) ra khỏi cốc.
Bước 5: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2). Đặt ống nghiệm (2) vào cốc
nước nóng (khoảng 60 – 70o C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (2) ra khỏi cốc.
Cho các phát biểu sau:
(a) Mục đích chính của việc dùng NaHCO 3 là nhằm loại bỏ H2 SO4 dư.
(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(c) Ở bước 1 xảy ra phản ứng tạo phức bạc amoniacat [Ag(NH3 )2 ]OH.
(d) Sau bước 4, thành ống nghiệm (1) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào.
(e) Sau bước 5, thành ống nghiệm (2) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Trang 27 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 6: Tiến hành thí nghiệm như sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2-0,3 gam saccarozơ với 1-2 gam CuO trên mặt giấy rồi cho vào ống nghiệ m
khô.
Bước 2: Thêm tiếp khoảng 1 gam CuO để phủ kín hỗn hợp và phần trên ống nghiệm được dồn một
nhúm bông tẩm CuSO 4 khan. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 3: Lắp ống nghiệm trên giá theo hướng hơi chúi xuống và ống dẫn khí được dẫn vào ống nghiệ m
đựng 5 ml nước vôi trong. Hơ nóng toàn bộ ống nghiệm sau đó đốt tập trung phần đáy ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Tại bước 3 xảy ra quá trình oxi hóa saccarozơ bởi CuO.
(b) Sau bước 3, phần bông chuyển từ màu trắng sang màu xanh.
(c) Sau bước 3, ống nghiệm đựng nước vôi trong xuất hiện kết tủa trắng.
(d) Ống nghiệm được lắp theo hướng chúi xuống để khí dễ dàng thoát ra.
(e) Có thể thay saccarozơ bằng tinh bột thì hiện tượng thí nghiệm không thay đổi.
(f) Để dừng thí nghiệm, tiến hành dừng đốt nóng trước rồi tháo ống dẫn khí sau.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Tự Học - TỰ LẬP - Tự Do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

Trang 28 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+|TYHH
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM AMIN + AA + PEPTIT– VIP1
(Slidenote dành riêng cho LOVEVIP)

Câu 1: (Đề TN THPT QG – 2021) Tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiệm 1 rồi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch.
Thí nghiệm 2: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiệm 2 rồi thêm vài giọt nước brom.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở thí nghiệm 2, nếu thay nước brom bằng dung dịch HCl thì hiện tượng xảy ra và tương tự.
B. Kết thúc thí nghiệm 2 trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng.
C. Ở thí nghiệm 1, nếu thay anilin bằng metylamin thì quỳ tím sẽ chuyển màu xanh.
D. Ở thí nghiệm 2 xảy ra phản ứng thế brom vào nhân thơm của anilin.

Câu 2: (Chuyên Bắc Ninh – 2022) Cho các bước ở thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 mL nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
(2) Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
(3) Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Ở bước (2) anilin tan dần thu được dung dịch trong suốt.
B. Kết thúc bước (1), nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
C. Ở bước (1), anilin hầu như không tan, nó tạo vẫn đục và lắng xuống đáy.
D. Kết thúc bước (3), thu được dung dịch trong suốt.

Câu 3: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:


Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.
Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống
nghiệm.
Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, anilin hầu như không tan trong nước và lắng xuống đáy ống nghiệm
(b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(c) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt.
(d) Sau bước 3, anilin tác dụng với axit HCl thu được muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.
(e) Ở bước 3, nếu thay HCl bằng Br2 thì sẽ thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.
(f) Thí nghiệm trên chứng tỏ anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh quỳ tím vì
lực bazơ của nó rất yếu và yếu hơn amoniac. Đó là do ảnh hưởng của gốc phenyl (C 6 H5 ).
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.

Trang 29 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 4: Tiến hành các thí nghiệm sau với dung dịch X chứa lòng trắng trứng:
- Thí nghiệm 1: Đun sôi dung dịch X.
- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HCl vào dung dịch X, đun nóng.
- Thí nghiệm 3: Cho dung dịch CuSO 4 vào dung dịch X, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào.
- Thí nghiệm 4: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X, đun nóng.
- Thí nghiệm 5: Cho dung dịch AgNO 3 trong NH3 vào dung dịch X, đun nóng.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là

A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 5: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO 4 2% và 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Sau khi phản ứng xảy ra, gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2 .
Bước 3: Thêm khoảng 1 ml dung dịch protein (lòng trắng trứng 10%) vào ống nghiệm, dùng đũa thủy
tinh khuấy đều.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng trao đổi, tạo thành kết tủa màu xanh.
(b) Ở bước 3, xảy ra phản ứng tạo phức, kết tủa bị hòa tan, dung dịch thu được có màu tím.
(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay dung dịch CuSO 4 bằng dung dịch FeSO 4 thì thu được kết quả tương tự.
(d) Phản ứng xảy ra ở bước 3 gọi là phản ứng màu biure.
(e) Có thể dùng phản ứng màu biure để phân biệt peptit Ala-Gly với Ala-Gly-Val.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 6: (Sở GD-ĐT Thái Bình – 2021) Tiến hành các thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%.
Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến sôi trong khoảng 1 phút.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở bước 2 xảy ra hiện tượng đông tụ lòng trắng trứng, phần đông tụ có màu trắng.
(b) Ở bước 2, thay vì đun nóng, ta nhỏ vài giọt dung dịch HNO 3 đậm đặc vào ống nghiệm thì lòng trắng
trứng không bị đông tụ.
(c) Hiện tượng đông tụ cũng xảy ra khi thay dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch thịt cua (giã thị
cua sau khi đã bỏ mai, cho nước vừa đủ, vắt lấy nước lọc).
(d) Sau khi ăn hải sản không nên ăn trái cây như hồng, nho, lựu,… trong các trái cây này có chứa nhiều
axit tannic, khi gặp protein trong hải sản sẽ tạo nên hiện tượng đông đặc và sinh ra những chất khó tiêu
hóa.
(e) Hải sản có vỏ không nên dùng chung với những trái cây chứa nhiều vitamin C bởi các loại hải sản
này rất giàu asen, khi gặp vitamin C trong trái cây lập tức biến đổi và gây ra độc tố.

Trang 30 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 7: (Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định – 2021) Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO 4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệ m.
Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2 . Cho thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch
glucozơ 1%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml protein 10%, 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch
CuSO 4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Thí nghiệm 3: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 1 – 2 ml dung dịch hồ tinh bột.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở thí nghiệm 1, Cu(OH)2 tan tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(b) Ở thí nghiệm 1, có thể thay thế glucozơ bằng saccarozơ thì hiện tượng vẫn không đổi.
(c) Ở thí nghiệm 2, thu được sản phẩm có màu tím vì protein có phản ứng mà biure với Cu(OH)2 .
(d) Ở thí nghiệm 3, dung dịch xuất hiện màu xanh tím.
(e) Đun nóng ống nghiệm ở thí nghiệm 2 và 3, thu được dung dịch không màu.
(f) Ở thí nghiệm 3 xuất hiện màu xanh tím là do cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ
iot.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.

Tự Học - TỰ LẬP - Tự Do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

Trang 31 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+|TYHH
BÀI TOÁN HỖN HỢP AMIN + HCHC (VDC)
(LOVE VIP xem trước bài giảng LIVE 29 trong khóa XPS)

Câu 1: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankin Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,07
mol E cần dùng vừa đủ 0,28 mol O 2 , thu được N 2 , CO 2 và 0,22 mol H2 O. Khối lượng của X trong 7,2
gam hỗn hợp E là
A. 2,4. B. 7,2. C. 4,8. D. 1,8.

Câu 2: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn
0,09 mol E cần dùng vừa đủ 0,67 mol O 2 , thu được N 2 , CO 2 và 0,54 mol H2 O. Khối lượng của X trong
7,28 gam hỗn hợp E là
A. 3,52 gam. B. 4,40 gam. C. 3,60 gam. D. 5,28 gam.

Câu 3: Hỗn hợp E gồm 2 amin no, đơn chức mạch hở X, Y đồng đẳng kế tiếp (M x <My ) và hidrocacbon Z. Đốt
cháy hoàn toàn 2,24 lit hỗn hợp E thu được N 2 và 0,31 mol CO 2 ; 0,19 mol H2 O. Biết X, Y, Z đều là chất
khí ở điều kiện thường. Khối lượng của X trong 2,24 lit E là:
A. 1,35 gam. B. 0,93 gam. C. 0,45 gam. D. 0,31 gam.

Câu 4: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở, đơn chức, bậc III) và hai ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol E
cần dùng 0,5 mol O 2 , thu được N 2 , CO 2 và H2 O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch
NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 20,8 gam. Khối lượng của amin X trong 10,72 gam hỗn hợp
E là
A. 4,72 gam. B. 2,36 gam. C. 3,54 gam. D. 7,08 gam.

Câu 5: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và hiđrocacbon Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn
toàn 0,26 mol E cần dùng vừa đủ 2,51 mol O 2 , thu được N 2 , CO 2 và 1,94 mol H2 O. Mặt khác, nếu cho
0,26 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng phản ứng tối là 0,28 mol. Khối lượng của X trong
0,26 mol E là
A. 10,32. B. 11,00. C. 14,28. D. 12,00.

Tự Học - TỰ LẬP - Tự Do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

Trang 32 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+ VIP 2K4|TYHH
BÀI TOÁN THỦY LUYỆN (VDC) – VIP1
(Slidenote dành riêng cho lớp VIP)

Câu 1: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO 3 0,1M và Cu(NO 3 )2 0,5M. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 2,80. B. 2,16. C. 4,08. D. 0,64.
Câu 2: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá:
Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. 59,4. B. 64,8. C. 32,4. D. 54,0.
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO 4 . Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc
bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn
hợp bột ban đầu là
A. 85,30%. B. 90,27%. C. 82,20%. D. 12,67%.
Câu 4: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2 (SO 4 )3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối
lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A. 48,75. B. 29,25. C. 32,50. D. 20,80.
Câu 5: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3 )2 0,2M và AgNO 3
0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim
loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 1,40 gam. B. 2,16 gam. C. 0,84 gam. D. 1,72 gam.
Câu 6: Cho 100 ml dung dịch AgNO 3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO 3 )2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết
thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 11,48. B. 22,96. C. 17,22. D. 14,35.
Câu 7: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO 4 . Sau một thời gian, thu được
dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2 SO4 (loãng, dư), sau khi các phản
ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất.
Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 41,48%. B. 58,52%. C. 48,15%. D. 51,85%.

Trang 33 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO 3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu
được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH
dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối
lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là
A. 6,48. B. 3,24. C. 8,64. D. 9,72.
Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO 3 a mol/l và Cu(NO 3 )2 2a mol/l,
thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2 SO 4 đặc, nóng (dư), thu được 7,84 lít
khí SO 2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,30. C. 0,20. D. 0,25.
Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,25 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO 3 )2 và AgNO 3 (tỉ lệ mol
tương ứng 1: 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 61,6 gam chất rắn T gồm ba
kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2 SO4 đặc nóng, thu được 0,55 mol SO 2 (sản
phẩm khử duy nhất của H2 SO4 ). Giá trị của a là
A. 0,25. B. 0,20. C. 0,30. D. 0,35.

Câu 1: Cho 3,25 gam bột Zn vào 200 ml dung dịch chứa Al(NO 3 )3 0,2M; Cu(NO 3 )2 0,15M; AgNO 3 0,1M. Sau
phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là:
A. 4,73 gam. B. 4,26 gam. C. 5,16 gam. D. 4,08 gam.

Câu 2: Cho 13 gam bột Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol Fe(NO 3 )3 , 0,1 mol Cu(NO 3 )2 và 0,1 mol AgNO 3 . Khuấy
đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là
A. 14,0 gam. B. 17,2 gam. C. 19,07 gam. D. 16,4 gam.

Câu 3: Cho m gam bột Zn vào 200 mL dung dịch gồm AgNO 3 0,1M, Fe(NO 3 )3 0,2M và Cu(NO 3 )2 0,1M. Khuấy
đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,8 gam kim loại. Giá trị của m là
A. 3,25. B. 1,30. C. 2,60. D. 1,95.

Câu 4: Trộn cùng thể tích các dung dịch Cu(NO 3 )2 1,5M; AgNO 3 1,0M; Fe(NO 3 )3 1,2M và Zn(NO 3 )2 1,0M thu
được 400 ml dung dịch X. Cho 16,8 gam bột sắt vào dung dịch X, khuấy đều cho đến khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thì thu được m gam hỗn hợp các kim loại. Giá trị của m là
A. 23,00. B. 20,40. C. 21,56. D. 22,64.

Câu 5: Cho hỗn hợp kim loại chứa 0,1 mol Mg và 0,3 mol Zn tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol
Cu(NO 3 )2 và 0,2 mol AgNO 3 . Khối lượng kim loại thu được khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 40,9 gam. B. 37,4 gam. C. 45,7 gam. D. 32,5 gam.

Câu 6: Cho x mol Mg và 0,2 mol Fe vào dung dịch chứa 0,4 mol AgNO 3 và 0,2 mol Cu(NO 3 )2 , đến phản ứng
hoàn toàn thu được dung dịch X và 61,6 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của x là
A. 0,25. B. 0,3. C. 0,1. D. 0,2.

Trang 34 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 7: Cho hỗn hợp gồm 0,02 mol Al và 0,01 mol Fe vào 800 ml dung dịch gồm AgNO 3 0,08 M và Cu(NO 3 )2
0,5M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,912. B. 7,224. C. 7,092. D. 7,424.

Câu 8: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Mg vào 200 ml dung dịch Cu(NO 3 )2 1,2M và AgNO 3 0,8M. Sau khi kết
thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 2 loại cation và (m + 21,12) gam hỗn hợp rắn Y chứa 3 kim
loại. Số mol Mg đã phản ứng là
A. 0,20. B. 0,16. C. 0,12. D. 0,24.

Câu 9: Cho m gam hỗn hợp bột gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO 3 dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được
97,2 gam chất rắn. Mặt khác, cũng cho m gam hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch CuSO 4 dư, sau
khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 25,6 gam. Giá trị của m là
A. 14,5 gam. B. 15,2 gam. C. 12,8 gam. D. 13,5 gam.

Câu 10: Cho m gam Mg vào dung dịch gồm 0,1 mol AgNO 3 và 0,25 mol Cu(NO 3 )2 . Sau một thời gian phản ứng,
thu được 19,44 gam chất rắn và dung dịch X chứa hai muối. Cho 8,4 gam bột Fe vào X đến phản ứng
hoàn toàn, thu được 9,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,8. B. 4,64. C. 4,32. D. 5,25.

Câu 1: Cho m gam bột Fe vào 50 ml dung dịch Cu(NO 3 )2 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,88 gam
chất rắn Y. Cho 4,55 gam bột Zn vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được 4,1 gam chất rắn Z và
dung dịch chứa một muối duy nhất. Giá trị của m là
A. 8,40. B. 2,80. C. 5,60. D. 4,48.

Câu 2: (Đề TSĐH B - 2008) Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO 3 )2 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO 3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau.
Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1 = 10V2 . B. V1 = V2 . C. V1 = 5V2 . D. V1 = 2V2 .

Câu 3: (HSG Tỉnh Thanh Hóa 2022) Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,6 mol Fe(NO 3 )3 và 0,1
mol Cu(NO 3 )2 sau một thời gian lấy thanh kim loại ra rửa sạch, sấy khô rồi cân lại thấy khối lượng tăng
9,6 gam so với ban đầu (biết kim loại tạo thành đều bám vào thanh Mg). Khối lượng Mg đã phản ứng

A. 19,2. B. 20,88. C. 24. D. 9,6.

Câu 4: (Đề TSĐH A - 2011) Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO 4 . Sau
một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2 SO4 (loãng,

Trang 35 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ
chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 41,48%. B. 58,52%. C. 51,85%. D. 48,15%.

Câu 5: Cho 5,83 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào 0,5 lít dung dịch Y chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M.
Sau khi phản ứng kết thúc thu được 13,48 gam chất rắn Z. Khi cho dung dịch NaOH dư vào Z không
thấy có hiện tượng gì. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X với giá trị nào sau đây?
A. 35. B. 78. C. 70. D. 50.
Câu 6: Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO 3 )2 và 0,05 mol Cu(NO 3 )2 , sau một thời gian thu
được 5,23 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu
được là 6,24 gam. Giá trị của m là
A. 4,05. B. 2,02. C. 3,60. D. 2,86.

Câu 7: (Sở Nghệ An 2022) Cho 13,2 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe vào dung dịch hỗn hợp gồm AgNO 3 ,
Cu(NO 3 )2 , thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hoà tan hết Y bằng dung dịch H2 SO4 đặc, nóng, dư, thu
được 0,375 mol SO 2 (sản phẩm khử duy nhất của S +6 ). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được chất
rắn T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 16,0 gam hỗn hợp chất rắn chỉ gồm
hai oxit kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe trong X là
A. 21,21%. B. 63,64%. C. 36,36%. D. 42,42%.

Câu 8: (Đề TSĐH A - 2013) Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO 3 đến khi phản
ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với
dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong
không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của
m là
A. 6,48. B. 3,24. C. 9,72. D. 8,64.

Câu 9: (Đề TN THPT QG – 2021) Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,25 mol Mg vào dung dịch Y chứa
Cu(NO 3 )2 và AgNO 3 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z
và 61,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H 2 SO4 đặc nóng,
thu được 0,55 mol SO 2 (sản phẩm khử duy nhất của H2 SO4 ). Giá trị của a là
A. 0,25. B. 0,20. C. 0,30. D. 0,35.
Câu 10: (Đề TN THPT QG – 2021) Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,21 mol Mg vào dung dịch Y chứa
Cu(NO 3 )2 và AgNO 3 (tỉ lệ mol tương ứng 3: 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z
và 27,84 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2 SO4 đặc nóng,
thu được 0,33 mol SO 2 (sản phẩm khử duy nhất của H2 SO4 ). Giá trị của a là
A. 0,12. B. 0,08. C. 0,09. D. 0,06.

Trang 36 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
KHÓA CHUYÊN ĐỀ LIVE VIP 2K4|TYHH
BÀI TOÁN NHIỆT LUYỆN (KHÍ THAN) - VIP
(Slidenote dành riêng cho lớp VIP)

DẠNG 1 – KHỬ OXIT KIM LOẠI BẰNG KHÍ CO/H2 (TH-VD)

Câu 1: (Đề MH - 2020) Cho khí H2 dư qua ống đựng m gam Fe2 O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 5,6 gam Fe. Giá trị của m là
A. 8,0. B. 4,0. C. 16,0. D. 6,0.

Câu 2: (Đề THTP QG - 2015) Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2 O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu
được sau phản ứng là
A. 2,52 gam. B. 3,36 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam.

Câu 3: (Đề THPT QG - 2017) Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO
và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là
A. 60%. B. 40%. C. 20%. D. 80%.

Câu 4: (Đề THPT QG - 2017) Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị
của m là
A. 12,8. B. 19,2. C. 6,4. D. 25,6.

Câu 5: (Đề TSĐH A - 2009) Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2 O3 nung nóng
đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.

Câu 6: (Đề TSĐH A - 2008) Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn
hợp rắn gồm CuO và Fe3 O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn
giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.

Câu 7: Nung nóng một ống sứ chứa 36,1 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, ZnO và Fe 2 O 3 rồi dẫn hỗn hợp khí X
gồm CO và H2 dư đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 28,1 gam chất rắn. Tổng thể khí
X (đktc) đã tham gia phản ứng khử là
A. 5,6 lít. B. 11,2 lít. C. 22,4 lít. D. 8,4 lít.

Câu 8: Chia 47,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2 O3 và Fe3 O4 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 khử hoàn toàn bằng
CO dư ở nhiệt độ cao thu được 17,2 gam 2 kim loại. Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch
H2 SO4 loãng, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 124 gam. B. 49,2 gam. C. 55,6 gam. D. 62 gam.

Trang 37 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 9: (Đề TSĐH B - 2010) Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2 O3 . Hoà tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl
(dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X
bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì thu
được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 76,755. B. 78,875. C. 147,750. D. 73,875.

Câu 10: Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2 O3 , FeO tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa H2 SO4 1M
và HCl 1M. Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X (nung nóng) cần tối thiểu V lít khí CO (đktc). Giá trị
của V là
A. 3,36. B. 4,48. C. 1,12. D. 6,72.

Câu 11: (Đề THPT QG - 2017) Cho 6,72 lít khí CO (đktc) phản ứng với CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí
có tỉ khối so với H2 bằng 18. Khối lượng CuO đã phản ứng là
A. 24 gam. B. 8 gam. C. 16 gam. D. 12 gam.

Câu 12: (Đề THPT QG - 2017) Khử hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp CuO và Fe 2 O3 bằng khí H2 , thu được m gam
hỗn hợp kim loại và 1,98 gam H2 O. Giá trị của m là
A. 2,88. B. 6,08. C. 4,64. D. 4,42.

Câu 13: (Đề MH - 2018) Cho 4,48 lít khí CO (đktc) phản ứng với 8 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn
toàn, thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20. Giá trị của m là
A. 7,2. B. 5,6. C. 6,4. D. 3,2.

Câu 14: (Đề THTP QG - 2018) Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3 O4 nung nóng, thu được hỗn
hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 20,0. B. 5,0. C. 6,6. D. 15,0.

Câu 15: (Đề THPT QG - 2018) Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 7,2 gam bột FeO nung nóng, thu được hỗn hợp
khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Giá trị của m là
A. 5,0. B. 10,0. C. 7,2. D. 15,0.

Câu 16: (Đề THPT QG - 2018) Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 8 gam bột CuO nung nóng, thu được hỗn hợp
khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Giá trị của m là
A. 8. B. 12. C. 10. D. 5.

Câu 17: (Đề THPT QG - 2018) Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 16 gam bột Fe2 O 3 nung nóng, thu được hỗn
hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 10. B. 30. C. 15. D. 16.

Trang 38 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 18: (Đề TSCĐ - 2008) Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm
CuO, Fe2 O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí
X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,224. C. 1,120. D. 0,896.

Câu 19: (Đề THTP QG - 2016) Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3
(nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được
9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,92. B. 3,75. C. 2,48. D. 3,88.

Câu 20: (Đề TSCĐ - 2009) Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau
phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO 2 . Công thức của X và giá trị V lần lượt là
A. Fe2 O 3 và 0,448. B. Fe3 O4 và 0,448. C. Fe3 O4 và 0,224. D. FeO và 0,224.

Câu 21: (Đề TSCĐ - 2007) Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công
thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO 2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là
A. Fe2 O 3 ; 75%. B. FeO; 75%. C. Fe2 O3 ; 65%. D. Fe3 O4 ; 75%.

Câu 22: (Đề TSĐH B - 2010) Khử hoàn toàn m gam oxit Mx Oy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a
gam kim loại M. Hoà tan hết a gam M bằng dung dịch H2 SO 4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khí SO2
(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit Mx Oy là
A. Cr2 O 3 . B. FeO. C. Fe3 O4 . D. CrO.

Câu 23: (Đề TSĐH B - 2012) Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2 O3 nung nóng, sau một thời
gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55
gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO 3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy
nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 4,48. C. 6,72. D. 2,24.

Câu 24: Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp rắn X gồm FeO, Fe 2 O3 và Fe3 O4 thành sắt kim loại cần vừa đủ 5,376
lít (đktc) hỗn hợp CO và H2 . Hòa tan hết cũng lượng rắn X trên trong HNO 3 dư, thấy có 0,72 mol HNO3
phản ứng và thoát ra NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là
A. 16,84. B. 15,12. C. 18,90. D. 16,16.

Câu 25: Cho H2 dư qua m gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, CuO, Fe3 O4 nung nóng, phản ứng kết thúc thấy khối
lượng chất rắn giảm 0,48 gam. Nếu hòa tan hoàn toàn m gam X vào V ml dung dịch HNO 3 0,5M vừa
đủ thì thu được tối đa 1,344 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 500. B. 720. C. 600. D. 480.

Câu 26: Hỗn hợp X gồm CuO và MO theo tỷ lệ mol tương ứng là 1: 2 (M là kim loại hóa trị không đổi). Cho 1
luồng H2 dư đi qua 2,4 gam X nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y. Để hoà tan hết Y cần 40 ml dung

Trang 39 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
dịch HNO 3 2,5M và thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Hiệu suất các phản ứng đạt 100%. Kim
loại M là
A. Ca. B. Mg. C. Zn. D. Pb.

Câu 27: Khử hoàn toàn 32,20 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe 2 O3 và ZnO bằng CO ở nhiệt độ cao thu được 25,00
gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Cho X tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thì thu được V lít khí NO duy
nhất (đktc) và dung dịch chứa m gam muối (không chứa NH4 NO 3 ). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 80,8 và 6,72. B. 80,8 và 10,08. C. 52,90 và 4,48. D. 42,42 và 60,48.
Câu 28: Thổi từ từ V lít CO (đktc) đi qua ống sứ đựng 51,6 gam hỗn hợp X gồm CuO, Al2 O3 và Fe3 O4 (tỉ lệ mol
lần lượt 1: 2: 1). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối
so với H2 bằng 19. Cho toàn bộ lượng khí Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 30 gam kết tủa
và dung dịch Z. Cho dung dịch Z phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo thành m gam
kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 17,92 và 29,7. B. 17,92 và 20. C. 11,20 và 20. D. 11,20 và 29,7.

Câu 29: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe 2 O3 ở nhiệt độ cao một thời gian, người ta thu được
6,72 gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn này vào dung dịch
HNO 3 dư tạo thành 0,448 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m là
A. 8,2. B. 8,0. C. 6,8. D. 7,2.

Câu 30: Cho dòng khí CO đi qua ống sứ chứa hỗn hợp X gồm FeO, Fe 3 O 4 và Fe2 O 3 đốt nóng, phản ứng tạo ra
khí CO 2 và hỗn hợp chất rắn còn lại trong ống nặng 14,352 gam gồm 4 chất. Hòa tan hết hỗn hợp 4 chất
này vào một lượng dung dịch HNO 3 thu được 1,8368 lít khí NO (đktc), sản phẩm khử duy nhất và dung
dịch có chứa 47,1 gam muối khan. Số mol HNO 3 phản ứng là
A. 0,625. B. 0,75. C. 0,55. D. 0,70.

DẠNG 2 – BÀI TOÁN KHÍ THAN (CO2 /H2 O + C) – VDC

Câu 31: (Đề TSĐH B - 2011) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm
CO, CO 2 và H2 . Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y.
Hoà tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO 3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Phần trăm thể tích khí CO trong X là
A. 57,15%. B. 14,28%. C. 28,57%. D. 18,42%.

Câu 32: (Đề THPT QG - 2019) Dẫn 0,02 mol hỗn hợp X (gồm CO 2 và hơi nước) qua than nóng đỏ thu được
0,035 mol hỗn hợp khí Y gồm H2 , CO và CO 2 . Cho Y đi qua ống đựng 10 gam hỗn hợp gồm CuO và
Fe2 O 3 (dư, đun nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 9,52. B. 9,76. C. 9,2. D. 9,28.

Trang 40 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 33: (Đề THPT QG - 2019) Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO 2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được
1,8a mol hỗn hợp khí Y gồm H2 , CO và CO 2 . Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe 2 O3 (dư,
nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 1,28 gam. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,05. C. 0,04. D. 0,08.

Câu 34: (Đề MH - 2020) Dẫn 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO 2 qua cacbon nóng đỏ, thu được 0,07 mol
hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO 2 . Cho Y đi qua ống sứ đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe 2 O 3 và CuO (dư, nung
nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 18,40. B. 18,56. C. 19,52. D. 19,04.

Câu 35: Dẫn lượng dư hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO) qua m gam cacbon nung đỏ thu được hỗn hợp Y
gồm CO, H2 , CO 2 và hơi nước. Cho Y đi qua bình đựng CuO, Fe 2 O3 dư nung nóng thu được chất rắn Z
và khí T. Z tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 8,064 lít NO là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ
hoàn toàn T vào dung dịch mol Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 59,1 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 2,88. B. 3,24. C. 0,72. D. 3,60.

Câu 36: Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 0,3 mol hỗn hợp khí X gồm CO, H2 và CO 2 . Hỗn hợp X phản
ứng vừa hết hỗn hợp Y nung nóng gồm CuO, MgO, Fe3 O4 và Al2 O3 có cùng số mol thì thu hỗn hợp chất
rắn Z. Hòa tan Z vào dung dịch HCl thì thu được 3,36 lít khí. Nếu cho X vào 400 ml Ba(OH)2 0,1M thì
thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 9,85. B. 5,91. C. 1,40. D. 7,88.

Câu 37: Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ thì thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO 2 , CO, H2 ; tỉ khối hơi
của X so với H2 là 7,8. Cho toàn bộ V lít hợp khí X ở trên khử vừa đủ 24 gam hỗn hợp CuO, Fe 2 O3 nung
nóng, thu được rắn Y chỉ có 2 kim loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít H 2 bay ra
(đktc). Giá trị của V là
A. 10,08. B. 13,44. C. 11,20. D. 8,96.

Câu 38: Cho m gam hơi nước qua than nung đỏ thu được 1,5m gam hỗn hợp X gồm CO 2 , CO và H2 . Dẫn 1,5m
gam X qua ống sứ dựng 20 gam Fe2 O3 , sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi với hiđro
là 102/7 và chất rắn Z. Biết Z tác dụng vừa đủ với 0,95 mol HNO 3 loãng thu được 4,48 lít khí NO (đktc,
sản phẩm khử duy nhất của N). Giá trị của m là
A. 3,6. B. 1,8. C. 2,7. D. 5,4.

Câu 39: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO 2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp Y
gồm CO, H2 và CO 2 . Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm Fe2 O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng chất rắn giảm 12,8 gam. Mặc khác, dẫn hỗn hợp Y vào dung
dịch Ba(OH)2 dư thu được m g kết tủa. Giá trị của a là
A. 13,79. B. 15,76. C. 9,85. D. 19,7.

Trang 41 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 40: Dẫn 1 luồng hơi nước qua than nóng đỏ thì thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO 2 , CO, H2 , tỉ
khối hơi của X so với H2 là 7,8. Toàn bộ V lít hỗn hợp khí X trên khử vừa đủ 24 gam hỗn hợp gồm CuO,
Fe2 O 3 nung nóng thu được rắn Y chỉ có 2 kim loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48
lít H2 bay ra (ở đktc). Giá trị V là
A. 6,72. B. 11,2. C. 8,96. D. 13,44.

Câu 41: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 78,4 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm khí CO, CO 2 , H2 . Khử
hết 1/2 hỗn hợp X bằng CuO dư nung nóng được chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch
HNO 3 loãng thu được 22,4 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5 ). Phần trăm thể tích khí
CO trong X là
A. 28,57%. B. 57,15%. C. 33,3%. D. 18,42%.

Câu 42: Dẫn 0,075 mol hỗn hợp gồm hơi nước và CO 2 qua C nung nóng đỏ thu được x mol hỗn hợp Y gồm CO,
CO2 , H2 . Dẫn Y qua ống đựng 18 gam hỗn hợp CuO, FeO (dư, nung nóng) thu được 16,4 gam chất rắn.
Giá trị của x là
A. 0,150. B. 0,075. C. 0,105. D. 0,125.

Câu 43: Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm CO 2 và hơi H2 O qua than nung đỏ, thu được 0,16 mol hỗn hợp khí X gồm
CO, CO 2 , H2 . Dẫn toàn bộ X qua lượng dư hỗn hợp gồm CuO và Fe2 O3 , phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được m gam rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y cần tối thiểu 460 ml dung dịch HNO 3 1M, thu được 0,448 lít
NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N +5 ). Giá trị của m gần nhất với
A. 15,5. B. 15,7. C. 15,6. D. 15,8.

Câu 44: (Đề THPT QG - 2019) Dẫn 0,55 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO 2 ) qua cacbon nung đỏ thu
được 0,95 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO 2 . Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2 sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55. B. 19,7. C. 9,85. D. 15,76.

Câu 45: (Đề THPT QG - 2019) Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO 2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được
1,75a mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO 2 . Cho Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 0,75 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,045. B. 0,030. C. 0,010. D. 0,015.

Câu 46: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước, khí CO, CO 2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp
khí Y gồm H2 , CO và CO 2 , trong đó CO 2 chiếm 26,67% về thể tích. Dẫn toàn bộ Y vào 500 gam dung
dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2 . Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Trang 42 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Khối lượng (gam) cacbon đã tham gia phản ứng là
A. 36. B. 42. C. 60. D. 48.

Câu 47: Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm CO 2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,35 mol hỗn hợp khí X gồm
CO, CO 2 , H2 . Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp NaHCO 3 (x mol) và Na2 CO 3 (y mol) thu được
dung dịch Y chứa 27,4 gam chất tan, khí thoát ra còn CO và H2 . Cô cạn dung dịch Y, nung đến khối
lượng không đổi thu được 21,2 gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 0,1. B. 0,25. C. 0,2. D. 0,15.

Câu 48: Cho 0,6 mol hỗn hợp gồm CO 2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,9 mol hỗn hợp X (gồm CO,
H2 , CO 2 ). Cho X hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch
Z vào 150 mol dung dịch HCl 1M, thu được V lít khí CO 2 . Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 2,52.

Câu 49: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2
và H2 . Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí X qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung
dịch sau phản ứng giảm 0,68 gam so với khối lượng của dung dịch Ca(OH) 2 ban đầu; khí còn lại thoát
ra gồm CO và H2 có tỉ khối so với H2 là 3,6. Giá trị của V là
A. 2,688. B. 2,912. C. 3,360. D. 3,136.

Câu 50: Dẫn 0,35 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO 2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được a mol hỗn hợp Y
gồm CO, H2 và CO 2 trong đó có x mol CO 2 . Dẫn từ từ Y qua dung dịch chứa 0,15 mol Ba(OH)2 . Sự phụ
thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol CO 2 trong hỗn hợp Y được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Giá trị của a là


A. 0,50. B. 0,52. C. 0,54. D. 0,51.

Câu 51: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO 2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,35a mol hỗn hợp khí
Y gồm H2 , CO và CO 2 . Sục hỗn hợp khí Y vào dung dịch Ba(OH)2 kết quả thí nghiệm được biểu diễn
theo đồ thị sau:

Trang 43 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Giá trị của a là
A. 1,3. B. 1,1. C. 1. D. 1,5.

Câu 52: Cho 0,6 mol hỗn hợp gồm CO 2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,9 mol hỗn hợp X (gồm CO,
H2 , CO 2 ). Cho X hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch
Z vào 150 mol dung dịch HCl 1M, thu được V lít khí CO 2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 2,52.

Câu 53: Dẫn 26,88 lít (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp X gồm hơi nước và khí cacbonic qua than nung đỏ
thu được a mol hỗn hợp khí Y gồm CO, H2 và CO 2 trong đó có V1 lít khí CO 2 (đo ở điều kiện tiêu
chuẩn). Hấp thụ hoàn toàn khí CO 2 vào dung dịch có chứa 0,06b mol dung dịch Ca(OH)2 , khối lượng
kết tủa tạo ra phụ thuộc vào thể tích khí CO 2 được ghi vào bảng sau:
Thể tích khí CO 2 V V + 8,96 V1
Khối lượng kết tủa 5b 3b 2b
Giá trị của a gần nhất với
A. 1,42 mol. B. 1,28 mol. C. 1,36 mol. D. 1,48 mol.

Câu 54: Cho a mol hỗn hợp gồm CO 2 và hơi H2 O qua than nung đỏ, thu được 1,6a mol hỗn hợp khí X gồm CO,
CO2 , H2 . Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol KHCO 3 và 0,06 mol K 2 CO3 , thu
được dung dịch Y chứa 12,76 gam chất tan, khí thoát ra còn CO và H2 . Bỏ qua sự hoà tan các khí trong
nước. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,20. C. 0,05. D. 0,15.

Câu 55: Cho a mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước đi qua cacbon nóng đỏ thu được 1,5a mol hỗn hợp gồm
CO, CO 2 và H2 . Dẫn toàn bộ hh X qua dung dịch chứa 0,3 mol Ba(OH)2 và 0,4 mol NaOH, sau phản
ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y và dd Z, khí thoát ra còn CO và H2 . Để thu được kết tủa lớn nhất,
cần cho dung dịch chứa 0,4 mol Ba(OH)2 vào Z. Giá trị a là
A. 1,0. B. 1,4. C. 0,7. D. 2,0.

Câu 56: Dẫn 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO 2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y
gồm CO, H2 và CO 2 . Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe 2 O3 và CuO (dư, nung nóng), sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 19,04. B. 18,56. C. 19,52. D. 18,40.

Trang 44 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 57: Dẫn 0,02 mol hỗn hợp X (gồm CO 2 và hơi nước) qua than nóng đỏ thu được 0,035 mol hỗn hợp khí Y
gồm H2 , CO và CO 2 . Cho Y đi qua ống đựng 10 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe 2 O3 (dư, đun nóng), sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 9,2. B. 9,76. C. 9,52. D. 9,28.

Câu 58: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO 2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp khí
Y gồm H2 , CO và CO 2 . Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe 2 O3 (dư, nung nóng), sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 1,28 gam. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,04. C. 0,05. D. 0,08.

Câu 59: Dẫn 0,55 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO 2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được 0,95 mol hỗn hợp
Y gồm CO, H2 , CO 2 . Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2 , sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55. B. 19,70. C. 15,76. D. 9,85.

Câu 60: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO 2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,75a mol hỗn hợp Y
gồm CO, H2 và CO 2 . Cho Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 0,75 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,045. B. 0,030. C. 0,010. D. 0,015.

Câu 61: Cho a mol hỗn hợp gồm CO 2 và hơi H2 O qua than nung đỏ, thu được 1,6a mol hỗn hợp khí X gồm CO,
CO2 , H2 . Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol KHCO 3 và 0,06 mol K 2 CO3 , thu
được dung dịch Y chứa 12,76 gam chất tan, khí thoát ra còn CO và H2 . Bỏ qua sự hoà tan các khí trong
nước. Giá trị của a là
A. 0,05. B. 0,10. C. 0,15. D. 0,20.

Câu 62: Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khi CO 2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y
gồm CO, H2 và CO 2 . Cho Y đi qua ống đựng 30 gam hỗn hợp gồm Fe 2 O3 và CuO (dư, nung nóng), sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 29,52. B. 28,56. C. 29,04. D. 28,40.

Câu 63: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm CO 2 và hơi nước qua than nung đỏ, thu được 0,16 mol hỗn hợp CO, CO2,
H2 . Dẫn toàn bộ Y vào dung dịch KHCO 3 (x mol) và K 2 CO3 (y mol), thu được dung dịch Z chứa 12,76
gam chất tan, khí thoát ra còn CO, H2 . Cô cạn Z, nung đến khối lượng không đổi, thu được 9,66 gam
rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
A. 0,01. B. 0,02. C. 0,04. D. 0,05.

Câu 64: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 5,376 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO 2 và H2 . Tỉ khối
hơi của X so với H2 là 7,75. Dẫn X đi qua 14,4 gam hỗn hợp gồm a mol Fe 2 O3 và b mol CuO (nung
nóng) cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Để khử hoàn toàn Y thành kim
loại cần vừa đủ (0,6a + 0,2b) mol H2 (nung nóng). Tỉ lệ a: b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,73. B. 1,78. C. 1,70. D. 1,80.
Trang 45 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 65: Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm CO 2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,35 mol hỗn hợp khí X gồm
CO, CO 2 , H2 . Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp NaHCO 3 (x mol) và Na2 CO 3 (y mol) thu được
dung dịch Y chứa 27,4 gam chất tan, khí thoát ra còn CO và H2 . Cô cạn dung dịch Y, nung đến khối
lượng không đổi thu được 21,2 gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 0,1. B. 0,25. C. 0,2. D. 0,15.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

Trang 46 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+ |TYHH
CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐIỆN PHÂN TỔNG HỢP
(Slidenote dành riêng cho LOVEVIP)

Câu 1: (Đề MH – 2022) Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO 4 và NaCl (tỉ lệ mol
tương ứng 1: 3) với cường độ dòng điện 2,68A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất
tan) có khối lượng giảm 20,75 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột Al dư vào Y, thu được 3,36 lít
khí H2 . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá
trị của t là
A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.

Câu 2: (Sở GD-ĐT Bắc Ninh – 2021) Điện phân dung dịch X chứa x mol CuSO 4 và y mol NaCl với điện cực
trơ, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) t t + 1737 2t
Tổng số mol khí ở 2 điện cực a a + 0,0145 2a + 0,01
Số mol Cu ở catot b b + 0,015 b + 0,015
Giá trị của x: y là
A. 0,6. B. 0,5. C. 0,4. D. 0,7.

Câu 3: (THPT Tĩnh Gia 4 TH – 2021) Cho một lượng tinh thể Cu(NO 3 )2 .5H2 O vào dung dịch chứa 0,16 mol
NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, trong
thời gian t giây anot thoát ra 3,584 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Nếu thời gian điện phân là 2t
giây thì tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 8,96 lít (đktc). Cho m gam bột Fe vào Y, kết thúc phản ứng
thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,6m gam rắn. Giá trị của m là
A. 28. B. 14. C. 14,4. D. 15,68.

Câu 4: (Chuyên ĐH Vinh – 2022) Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO 4 (điện cực trơ, màng
ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với
cường độ dòng điện không đổi. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Dung dịch thu được sau điện
Thời gian điện Khối lượng catot
Khí thoát ra ở anot phân có khối lượng giảm so với
phân (giây) tăng (gam)
dung dịch ban đầu (gam)
1930 m Một khí duy nhất 3,375
5790 3m Hỗn hợp khí 8,750
t 4m Hỗn hợp khí 11,29
Giá trị của t là
A. 10036. B. 5018. C. 8878. D. 12545.

Trang 47 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 5: (Liên trường Nghệ An – 2022) Điện phân dung dịch X chứa 5a mol Cu(NO 3 )2 và 2a mol KCl (với điện
cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng catot tăng 25,6 gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch
Y và V1 lít khí. Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau:
- Cho 22,225 gam FeCl2 vào phần 1, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V2 lít khí NO (sản
phẩm khử duy nhất của N +5 ) và dung dịch chứa 108,125 gam hỗn hợp muối.
- Phần 2 hòa tan tối đa b mol kim loại Fe thu được dung dịch Z. Giả thiết hiệu suất điên phân là 100%.
Các thể tích khí đo ở đktc. Cho các kết luận sau:
(a) Giá trị V1 = 3V2 .
(b) Tỉ lệ a: b = 8/15.
(c) Dung dịch Z làm mất màu hoàn toàn 28,44 gam KMnO 4 trong H2 SO4 dư.
Các kết luận đúng là
A. (b). B. (c). C. (b), (c). D. (a), (c).

Câu 6: (Chuyên Lương Văn Chánh PY – 2022) Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm
CuSO 4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 2: 3) với cường độ dòng điện 1,34A. Sau thời gian t giờ, thu được
dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 13,025 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột Al
dư vào Y, thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%,
bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 7: (Năng Khiếu ĐHQG HCM – 2022) Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO 4 và KCl
(với điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi
của nước) với I = 9,65 A trong thời gian t giây. Sau điện phân thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X
gồm hai khí có tỉ khối hơi so với H2 là 16,39. Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Dung dịch sau điện phân có pH < 7.
B. Giá trị của t là 3960.
C. Hai khí trong X là Cl2 và H2 .
D. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm 15,95 gam so với dung dịch trước điện phân.

Câu 8: (Sở GD-ĐT Hà Nội – 2022) Hỗn hợp X gồm KCl, CuO, Na2 CO3 . Cho 30,05 gam X tác dụng vừa đủ
với dung dịch chứa HCl và H2 SO 4 , sau phản ứng thu được 2,24 lít CO 2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa
muối trung hòa. Tiến hành điện phân Y với điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện không đổi. Tổng số
mol khí thu được trên cả hai điện cực (n mol) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t giây) được mô tả như
hình dưới đây, giả sử hiệu sất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước.

Trang 48 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Khối lượng chất tan trong dung dịch Y là
A. 39,55. B. 37,45. C. 42,75. D. 40,65.

Câu 9: (Sở GD-ĐT Bắc Ninh – 2022) Tiến hành điện phân 400 mL dung dịch chứa CuSO 4 xM và NaCl yM
bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Quá trình điện phân được ghi
nhận theo bảng sau:
Thời gian điện phân Khối lượng catot Khí thoát ra ở hai Khối lượng dung
(giây) tăng (gam) cực dịch giảm (gam)
t m Hai đơn chất khí a
1,5t 1,5m Hai đơn chất khí a + 5,6
2t 1,5m Hai đơn chất khí 2a – 7,64
Giả sử hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%. Tỉ lệ x: y có giá trị là
A. 1,50. B. 1,75. C. 1,25. D. 2,00.

Câu 10: (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm GL – 2022) Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm
NaCl và CuSO 4 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả quá trình
điện phân được ghi theo bảng sau:
Thời gian Catot Anot
t giây Khối lượng catot tăng 10,24 gam 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc)
2t giây Khối lượng catot tăng 15,36 gam V lít hỗn hợp khí (đktc)
Cho các kết luận liên quan đến bài toán gồm:
(1) Khi ở anot thu được V lít hỗn hợp khí thì ở catot thu được 1,792 lít khí (đktc);
(2) Giá trị của V là 4,032 lít;
(3) Giá trị của m là 43,08 gam;
(4) Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 3,6 gam Al.
Số kết luận đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 11: Cho 31,56 gam tinh thể MSO 4 .nH2 O vào 400 mL dung dịch NaCl 0,8M và CuSO 4 0,3M thu được dung
dịch X. Điện phân X bằng điện cực trơ với cường độ không đổi, trong thời gian t giây thầy khối lượng
catot tăng m gam; đồng thời ở anot thoát ra 0,18 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng số
mol khí thoát ra ở 2 cực là 0,44 mol. Giá trị của m là
A. 12,4. B. 12,8. C. 14,76. D. 15,36.

Trang 49 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 12: Cho 85,05 gam muối khan M(NO 3 )2 vào 300 mL dung dịch NaCl 1M thu được dung dịch X. Tiến hành
điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 13,4A, sau thời
gian t (giờ) thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y chứa 3 loại cation; đồng thời thấy khối lượng
catot tăng m gam. Nhúng thanh Fe vào dung dịch sau điện phân, thấy thoát ra 0,15 mol khí NO (sản
phẩm khử duy nhất của N +5 ); đồng thời khối lượng thanh Fe giảm 12,6 gam. Nhận định nào sau đây là
đúng?
A. Giá trị của m là 29,25 gam.
B. Nếu thời gian điện phân là 1,89 giờ thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực.
C. Dung dịch Y chứa Na+, Zn2+, H+ và NO 3 -.
D. Giá trị của t là 1,84 giờ.

Câu 13: Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp CuSO 4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường
độ dòng điện không đổi. Tổng số mol khí thoát ra ở cả hai cực (y mol) phụ thuộc vào thời gian điện
phân (x giây) được biểu diễn theo đồ thị dưới đây.

Biết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong
quá trình điện phân. Giá trị của m là
A. 18,54. B. 23,01. C. 8,85. D. 23,67.

Câu 14: Hoàn tan hỗn hợp chứa 24 gam Fe2 O 3 và 4,8 gam Cu vào dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2 SO4 2M
thu được dung dịch X chỉ chứa các muối. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường
độ dòng điện I = 9,65A trong thời gian 1450 giây thì dừng điện phân. Nhúng thanh Fe vào dung dịch
sau điện phân đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh Fe ra thấy khối lượng tăng hay giảm
bao nhiêu gam?
A. Tăng 0,8 gam. B. Giảm 0,8 gam. C. Tăng 0,46 gam. D. Giảm 0,46 gam.

Câu 15: Hoàn tan m gam hỗn hợp CuSO 4 và KCl vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với
cường độ dòng điện không đổi (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Thể tích khí thoát ra (đktc) theo thời gian
t được biểu diễn theo đồ thị dưới đây.

Trang 50 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Nếu dừng điện phân ở thời điểm 250 giây rồi đem nhúng thanh nhôm (dư) vào dung dịch, sau phản ứng
hoàn toàn thanh nhôm sẽ
A. tăng 1,75 gam. B. giảm 0,918 gam. C. tăng 1,48 gam. D. giảm 1,25 gam.

Câu 16: Hòa tan 31,76 gam hỗn hợp CuSO 4 và NaCl vào nước thu được 300 gam dung dịch X. Điện phân dung
dịch X (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thì thu được 283,32 gam dung dịch Y (không còn màu xanh) và
có V lít khí (đktc) thoát ra ở anot. Cho Y tác dụng với Mg lấy dư thấy giải phóng 1,344 lít khí H2 (đktc).
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất phản ứng điện phân bằng 100% (bỏ qua sự hòa tan của
khí trong nước và sự bay hơi của nước). Giá trị của V là
A. 2,464. B. 2,520. C. 3,136. D. 2,688.

Câu 17: (Chuyên Biên Hòa HN – 2022) Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO 4 và
NaCl với cường độ dòng điện 5A đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở hai điện cực thì dừng lại (thời
gian điện phân lúc này là 2316 giây), thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 6,45 gam so với dung
dịch ban đầu. Cho 9 gam Fe(NO 3 )2 vào Y, sau phản ứng thu được dung dịch Z và khí NO (là sản phẩm
khử duy nhất của N +5 ). Cô cạn Z thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu
suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí và sự bay hơi của nước. Giá trị của m gần nhất với
A. 14,82. B. 14,75. C. 15,19. D. 16,03.

Câu 18: (Sở GD-ĐT Thanh Hóa – 2022) Cho 1,48 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2
tác dụng với 500,0 mL dung dịch hỗn hợp chứa HNO 3 0,10M và HCl 0,06M thu được dung dịch X và
khí NO (là sản phẩm khử duy nhất của N +5 ). Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng
ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 1,312A trong thời gian t giây thấy khối lượng dung dịch
sau điện phân giảm 1,849 gam so với ban đầu. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra
không tan vào trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t gần nhất với
A. 2450. B. 2505. C. 2550. D. 2620.

Câu 19: (THPT Quỳnh Côi TB – 2022) Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO 3 )2 và NaCl với điện cực trơ, màng
ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung
dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện
phân X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết
hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá

Trang 51 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
trình điện phân. Cho dung dịch Y tác dụng với 5,6 gam Fe, sau khi phản ứng xong thu được m gam rắn,
NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 . Giá trị của m là
A. 2,28. B. 2,48. C. 3,16. D. 3,84.

Câu 20: (Sở GD-ĐT Hải Phòng – 2022) Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp gồm MSO 4 và NaCl bằng
điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau thời gian 2702 giây, thu
được dung dịch Y có khối lượng giảm 8,26 gam so với ban đầu và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm hai
đơn chất khí. Nếu thời gian điện phân là 5404 giây, tổng thể tích khí thu được ở cả hai cực là 4,704 lít
(đktc). Các khí sinh ra không tan trong dung dịch, hiệu suất quá trình điện phân đạt 100% và ion M 2+
tham gia quá trình điện phân. Cho các nhận định sau:
(a) Kim loại M là Zn.
(b) Giá trị của m là 19,75 gam.
(c) Nếu thời gian điện phân là 3474 giây thì nước bắt đầu điện phân ở anot.
(d) Bỏ qua sự điện li của nước, dung dịch Y gồm các ion Na+, H+ và SO 4 2-.
Số nhận định đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 21: Hòa tan hết m gam CuSO 4 .5H2 O vào dung dịch chứa 0,24 mol NaCl, thu được dung dịch X. Điện phân
X bằng dòng điện một chiều có cường độ không đổi (với điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%).
Sau thời gian t giây, thu được 3,136 lít (đktc) hỗn hợp hai khí ở cả hai điện cực. Sau thời gian 2t giây,
khối lượng dung dịch giảm 13,92 gam so với dung dịch ban đầu. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước
và sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 10,0. B. 12,5. C. 15,0. D. 17,5.

Câu 22: Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol KCl và b mol CuSO 4 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với
cường độ dòng điện không đổi I = 7,5A thời gian 4632 giây, thu được dung dịch X; đồng thời anot thoát
ra 0,12 mol hỗn hợp khí. Nếu thời gian điện phân là 6948 giây, thì tổng số mol khí thoát ra ở hai cực là
0,215 mol. Nhận định nào sau đây sai?
A. Dung dịch X chỉ chứa 2 muối.
B. Nếu thời gian điện phân là 5790 giây, thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực.
C. Giá trị của a là 0,12 mol.
D. Giá trị của b là 0,22 mol.

Câu 23: Điện phân dung dịch Cu(NO 3 )2 với điện cực trơ, cường độ dòng điện là 5A. Sau thời gian t giây, khối
lượng dung dịch giảm m gam và catot chỉ thu được kim loại. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung
dịch giảm (m + 3,56) gam (biết m > 3,56) và thu được dung dịch X. Biết X hòa tan tối đa 4,20 gam Fe
(sản phẩm khí duy nhất của N +5 chỉ là NO). Coi lượng nước bay hơi không đáng kể trong quá trình điện
phân và bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước. Giá trị của t là
A. 2316. B. 2895. C. 5018. D. 7720.

Trang 52 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Câu 24: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Fe3 O 4 và Cu vào dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Tiến hành điện phân
dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 5A sau thời gian 5404 giây thì ngắt dòng điện,
thu được dung dịch Z, ở catot thoát ra 0,896 lít khí (đktc) đồng thời khối lượng catot tăng 3,2 gam so
với ban đầu. Cho toàn bộ dung dịch Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 , đun nóng nhẹ đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,672 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N +5 ) và m
gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 87. B. 136. C. 127. D. 187.

Câu 25: Điện phân dung dịch X gồm CuSO 4 và NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn, cường độ dòng điện I
không đổi theo thời gian. Nếu tiến hành điện phân dung dịch X với cường độ dòng điện I = I1 trong thời
gian t (giây) thì ở catot bắt đầu có khí thoát ra, tổng thể tích khí thu được (đktc) tại lúc này là 1,568 lít.
Nếu điện phân dung dịch X trên với cường độ dòng điện I = I2 trong thời gian t (giây) thì tổng thể tích
khí thu được là 1,232 lít (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y có khả năng hòa tan tối đa 1,02 gam Al2 O3 .
Tỉ số I1 /I2 có giá trị gần nhất với
A. 0,866. B. 1,414. C. 1,732. D. 1,500.

Câu 26: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Cu và các oxit sắt trong 500 mL dung dịch HCl 2M (dư) thu được
dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi,
quá trình điện phân ghi nhận như sau:
- Sau thời gian t giây thì khối lượng catot bắt đầu tăng và khối lượng dung dịch giảm 4,26 gam.
- Sau thời gian 2t giây thì khí bắt đầu thoát ra ở catot.
- Sau thời gian 3,5t giây, khối lượng catot tăng 6,64 gam. Khí sinh ra không tan trong dung dịch và quá
trình điện phân đạt 100%.
Giá trị m gần nhất với
A. 32. B. 36. C. 34. D. 30.

Câu 27: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO 4 và KCl bằng dòng điện một chiều có cường
dộ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) t t + 3378 2t
Tổng số mol khí ở 2 điện cực a a + 0,035 2,0625a
Số mol Cu ở catot b b + 0,025 b + 0,025
Giả sử hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với
A. 17,00. B. 14,7. C. 18,6. D. 16,00.

Câu 28: Cho m gam hỗn hợp gồm CuO và Na2 O tác dụng vừa đủ với axit HCl, thu được dung dịch X. Tiến hành
điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số
mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thì dưới
đây (đồ thị gấp khúc tại các điểm P, Q).

Trang 53 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 19,35. B. 14,20. C. 11,10. D. 10,20.

Câu 29: (Đề TSĐH B - 2009) Điện phân có màng ngăn 500 ml dd chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M
(điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu
được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là
A. 4,05. B. 2,70. C. 1,35. D. 5,40.

Câu 30: (Đề TSĐH B - 2010) Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO 4 nồng độ x mol/l, sau một
thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu.
Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá
trị của x là
A. 2,25. B. 1,50. C. 1,25. D. 3,25.

Câu 31: (Đề TSĐH A - 2014) Điện phân dd X chứa a mol CuSO 4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp,
cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian
điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất
điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,24. C. 0,26. D. 0,18.

Câu 32: (Đề TSĐH A - 2011) Hoà tan 13,68 gam muối MSO 4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với
điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở
catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả
hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là
A. 3,920. B. 4,788. C. 4,480. D. 1,680.

Câu 33: (Đề TSĐH A - 2013) Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO 4 và NaCl (hiệu suất
100%, điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện
phân, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4 gam Al2 O3 .
Giá trị của m là
A. 25,6. B. 51,1. C. 50,4. D. 23,5.

Câu 34: (Đề TSCĐ - 2014) Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO 4 (0,05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường
độ không đổi 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung

Trang 54 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
dịch Y và khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y hoà tan tối đa 0,8 gam MgO.
Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
A. 4825. B. 8685. C. 6755. D. 772.

Câu 35: (Đề THPT QG - 2015) Điện phân dung dịch muối MSO 4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ
dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây
thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh
ra không tan trong nước. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở catot.
B. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot.
C. Dung dịch sau điện phân có pH < 7.
D. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết.

Câu 36: (Đề THPT QG - 2016) Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO 4 bằng dòng điện một
chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được
khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan được tối đa
2,04 gam Al2 O3 . Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị
của t là
A. 9650. B. 8685. C. 7720. D. 9408.

Câu 37: (Đề THPT QG - 2017) Điện phân 200 ml dung dịch gồm CuSO 4 1,25M và NaCl a mol/l (điện cực trơ,
màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của
nước) với cường độ dòng điện không đổi 2A trong thời gian 19300 giây. Dung dịch thu được có khối
lượng giảm 24,25 gam so với ban đầu. Giá trị của a là
A. 0,75. B. 0,50. C. 1,00. D. 1,50.

Câu 38: (Đề THPT QG - 2017) Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO 4 a mol/l và NaCl 2M (điện
cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi
của nước) với cường độ dòng điện không đổi 1,25A trong 193 phút. Dung dịch sau điện phân có khối
lượng giảm 9,195 gam so với ban đầu. Giá trị của a là
A. 0,40. B. 0,50. C. 0,45. D. 0,60.

Câu 39: (Đề THPT QG - 2017) Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp CuSO 4 0,5M và NaCl 0,6M (điện cực trơ,
màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của
nước) với cường độ dòng điện không đổi 0,5A trong thời gian t giây. Dung dịch sau điện phân có khối
lượng giảm 4,85 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của t là
A. 17370. B. 14475. C. 13510. D. 15440.

Câu 40: (Đề THPT QG - 2017) Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO 4 0,3M và NaCl 1M (điện cực
trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của

Trang 55 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
nước) với cường độ dòng điện không đổi 0,5A trong thời gian t giây. Dung dịch sau điện phân có khối
lượng giảm 9,56 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của t là
A. 27020. B. 30880. C. 34740. D. 28950.

Câu 41: (Đề THPT QG - 2018) Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO 3 )2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn
xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch
Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân
X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu suất
điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện
phân. Số mol ion Cu2+ trong Y là
A. 0,01. B. 0,02. C. 0,03. D. 0,04.

Câu 42: (Đề THPT QG - 2018) Điện phân dung dịch X gồm CuSO 4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp,
cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 4825 giây, thu được dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và
0,04 mol hỗn hợp khí ở anot. Biết Y tác dụng tối đa với 0,06 mol KOH trong dung dịch. Mặt khác, nếu
điện phân X trong thời gian t giây thì thu được 0,09 mol hỗn hợp khí ở hai điện cực. Giả thiết hiệu suất
điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện
phân. Giá trị của t là
A. 5790. B. 8685. C. 9650. D. 6755.

Câu 43: (Đề THPT QG - 2018) Điện phân dd X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO 3 )2 và NaCl với điện cực trơ, màng
ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau 9264 giây, thu được dd Y (vẫn còn màu xanh)
và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây
thì thu được tổng số mol khí ở hai điện cực là 0,11 mol (số mol khí thoát ra ở điện cực này gấp 10 lần
số mol khí thoát ra ở điện cực kia). Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan
trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của m là
A. 30,54. B. 27,24. C. 29,12. D. 32,88.

Câu 44: (Đề THPT QG - 2018) Điện phân dung dịch X gồm CuSO 4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1: 5) với
điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch
Y và hỗn hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian
t giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra
không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
A. 3860. B. 5790. C. 4825. D. 2895.

Câu 45: (Đề MH - 2018) Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO 4 và NaCl (tỉ lệ mol
tương ứng 1: 3) với cường độ dòng điện 1,34A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất
tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột Al dư vào Y, thu được 1,68 lít
khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí
trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là

Trang 56 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.

Câu 46: (Đề MH – 2019) Điện phân dung dịch X chứa 3a mol Cu(NO 3 )2 và a mol KCl (với điện cực trơ, màng
ngăn xốp) đến khi khối lượng catot tăng 12,8 gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y. Cho 22,4
gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của
N+5 ) và 16 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của a là
A. 0,096. B. 0,128. C. 0,112. D. 0,080.

Câu 47: (Đề THPT QG - 2019) Hòa tan hỗn hợp gồm gồm CuSO 4 và NaCl vào nước thu được dung dịch X.
Tiến hành điện phân X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số
mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị sau
(đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N):

Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 2,77. B. 7,57. C. 5,97. D. 9,17.

Câu 48: (Đề THPT QG - 2019) Hòa tan hỗn hợp gồm gồm CuSO 4 và NaCl vào nước thu được dung dịch X.
Tiến hành điện phân X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số
mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị sau
(đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N):

Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 5,54. B. 8,74. C. 11,94. D. 10,77.

Câu 49: (Đề THPT QG - 2019) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO 4 và NaCl vào nước, thu được dung
dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi.
Tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như
đồ thị sau (gấp khúc tại điểm M, N):

Trang 57 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +
Giả sử hiệu xuất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 17,48. B. 15,76. C. 13,42. D. 11,08.

Câu 50: (Đề THPT QG - 2019) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO 4 và NaCl vào nước, thu được dung
dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi.
Tổng số mol khí thu được trên cả 2 điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như
đồ thị sau (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N):

Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của H2 O. Giá trị của m là
A. 23,64. B. 16,62. C. 20,13. D. 26,22.

Câu 51: (Đề MH - 2020) Điện phân dung dịch X gồm 0,2 mol NaCl và a mol Cu(NO 3 )2 (với các điện cực trơ,
màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không thay đổi), thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 17,5
gam so với khối lượng của X. Cho m gam Fe vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch Z, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5 ) và (m - 0,5) gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu
suất điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a là
A. 0,20. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,35.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

Trang 58 | T Y H H | K H Ó A V Ậ N D Ụ N G C A O 9 +

You might also like