You are on page 1of 9

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP

ĐẾN MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

Tháng 04 năm 2018


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP
ĐẾN MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
1. Tổng quan về Hiệp định CPTPP
CPTPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được ký kết ngày 08/03/2018, với sự tham gia của 11
quốc gia thành viên (bao gồm các thành viên tham gia TPP, trừ Hoa Kỳ): Australia, New Zealand, Canada, Mexico, Chile, Peru,
Brunei, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Việt Nam.
 Về nội dung cơ bản, hiệp định CPTPP vẫn giữ nguyên những điều khoản gốc trong hiệp định TPP. Tuy nhiên, CPTPP có 2 điểm
khác biệt so với TPP: (1) 20 điều khoản nghĩa vụ đã bị tạm hoãn lại (trong đó có 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2
nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 chương là Quản lý hải quan và Tạo
thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và
Chống tham nhũng,); (2) tăng cường không gian chính sách và sự linh hoạt các quy định thông qua bổ sung các điều khoản mới về
“rút lui”, “gia nhập” và “rà soát lại” hiệp định.
 Về triển vọng gia nhập CPTPP của các quốc gia, dựa trên cam kết thực tế giữa các thành viên trong CPTPP, để CPTPP có hiệu lực
cần ít nhất 6 nước thành viên phê chuẩn. Theo đánh giá, quá trình phê duyệt CPTPP có thể dễ dàng được thông qua tại các nước
như Brunei, Nhật Bản, Việt Nam, Chile và New Zealand. Canada và Australia có thể gặp khó khăn trong quá trình thông qua Hiệp
định.
2. Đánh giá tác động của CPTPP đến các ngành kinh tế của Việt Nam và hoạt động cho vay của LPB
2.1. Tác động của CPTPP đến nền kinh tế Việt Nam
 CPTPP có tác động tích cực, song không quá lớn đến kinh tế Việt Nam. Theo đánh giá sơ bộ của World Bank, các lợi ích của
CPTPP mang lại cho Việt Nam thấp hơn so với những lợi ích từ TPP. Cụ thể, với kịch bản cơ bản, CPTPP dự kiến sẽ giúp tăng
trưởng GDP của Việt Nam tăng thêm 1,1%, thấp hơn so với mức 3,6% mà TPP-12 mang lại. Kim ngạch xuất khẩu nếu có CPTPP
tăng thêm 4,2%, trong khi với TPP-12 là 19,1%. Nhập khẩu cũng ước tính tăng trưởng thấp hơn, chỉ ở mức khoảng 5,3%, thấp hơn
so với mức 21,7% khi tham gia TPP.

1
Bảng 1: Tác động kinh tế vĩ mô của các Hiệp định Tự do thương mại
đối với nền kinh tế Việt Nam tính đến năm 2030 (% chênh lệch so với kịch bản cơ sở)
Mô phỏng với giả định năng Mô phỏng trong trường hợp
suất bình thường kích thích tăng năng suất
CPTPP TPP-12 CPTPP TPP-12

Tăng trưởng GDP (tăng thêm) 1,1% 3,6% 3,5% 6,6%

Kim ngạch xuất khẩu (tăng thêm) 4,2% 19,1% 6,9% 22,8%

Kim ngạch nhập khẩu (tăng thêm) 5,3% 21,7% 7,6% 24,9%

Nguồn: World Bank

Biểu đồ 1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Biểu đồ 2: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam
các nước thành viên CPTPP và Hoa Kỳ năm 2017 sang các nước thành viên CPTPP và Hoa Kỳ năm 2017

16,0% 15,7%

4,4%

19,4%

64,6%

79,9%

Nhóm nước CPTPP Hoa Kỳ Các nước khác Nhóm nước CPTPP Hoa Kỳ Các nước khác

Nguồn: Tổng cục Hải quan, LPBResearch tính toán Nguồn: Tổng cục Hải quan, LPBResearch tính toán

2
 Hàng rào thuế quan tiếp tục được cam kết dỡ bỏ trong CPTP (giảm dần về ~0% đến năm 2030), song lợi ích đem lại cho Việt Nam
là không thực sự đáng kể. Nguyên nhân là do Việt Nam đã thực hiện ký kết các FTA song phương và đa phương với 7/10 quốc gia
trong CPTPP1 và được hưởng các ưu đãi về thuế quan trước đó, do vậy lợi ích của Việt Nam trong tiến trình cắt giảm thuế quan
này không đáng kể. Ngược lại, các cam kết tự do hóa thương mại của Việt Nam đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước thành
viên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một số ngành sản xuất trong nước như ngành thức ăn chăn nuôi; lương thực, thực phẩm, đồ
uống, thuốc lá…

 Các quy định khắt khe về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật (Chương 8 của hiệp định CPTPP) sẽ là lực cản lớn đối với hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam. Theo đó, các rào cản kỹ thuật trong CPTPP về cơ bản được xây dựng dựa trên các điều khoản của “Hiệp định
về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Hiệp định TBT)” của WTO với nội dung điều chỉnh và bổ sung nhưng không tạo ra áp
lực lớn đối với các bên tham gia. Với đặc điểm của các biện pháp kỹ thuật thường được áp dụng một cách ổn định và liên tục
(không phải biện pháp bất thường và cũng không mang tính trừng phạt), nên biện pháp duy nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam là cần tuân thủ các điều khoản này. Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định này có thể đòi hỏi những thay đổi trọng yếu,
không chỉ đối với hàng hóa thành phẩm, mà cả đối với quá trình nuôi trồng và khai thác (thủy sản; gỗ và các sản phẩm từ gỗ…)
hoặc quá trình chế biến, đóng gói và vận chuyển sản phẩm (hàng nông sản; hàng rau quả; thực phẩm, đồ uống…).

Bảng 2: Hàng rào thuế quan/phi thuế quan của Việt Nam và các nước thành viên
tính theo trọng số thương mại trước và sau khi tham gia vào các FTA
CPTPP TPP-12
2017 2030 2017 2030
Thuế quan áp dụng với Việt Nam tại thị
1,7% 0,2% 4,2% 0,1%
trường FTA
Thuế quan của Việt Nam áp dụng cho
2,9% 0,1% 3,2% 0,1%
các nước thành viên FTA
Hàng rào phi thuế quan áp dụng cho Việt
9,4% 5,8% 9,4% 4,3%
Nam tại các thị trường FTA
Hàng rào phi thuế quan của Việt Nam áp
7,9% 5,0% 10,3% 5,0%
dụng cho các nước thành viên FTA
Nguồn: World Bank

1
FTA với tư cách là thành viên ASEAN: (1) AFTA (Singapore, Indonesia, Brunei); (2) FTA gi ữa ASEAN – Australia và New Zealand; (3) FTA giữa ASEAN
– Nhật Bản.
FTA với tư cách là bên độc lập: (1) Việt Nam –Chile; (2) Việt Nam – Nhật Bản.

3
2.2. Tác động của CPTPP đến một số ngành kinh tế nổi bật
Trong khuôn khổ Báo cáo, bảng dưới đây đánh giá tác động của hiệp định CPTPP đối với 6 ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt
Nam năm 2017:

STT Ngành nghề Ảnh hưởng của CPTPP đối với Việt Nam
1 Dệt may, da Tác động tích cực, song không đáng kể:
giày - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, da giày năm 2017 ước đạt 6,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang
nhóm nước CPTPP chỉ chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch. Nhật Bản và Canada tiếp tục là 2 thị trường
nhập khẩu hàng dệt may, da giày lớn của Việt Nam trong nhóm CPTPP (tỷ trọng lần lượt ở mức 8,9% và
1,9% so với tổng giá trị xuất khẩu).
- Hàng rào thuế quan ngành dệt may, da giày cơ bản sẽ được dỡ bỏ ngay khi CPTPP có hiệu lực, song lợi
ích mang lại từ điều khoản này không thực sự đáng kể. Nguyên nhân là do Việt Nam đã ký kết các FTA
song phương và đa phương với 7/10 quốc gia trong CPTPP với các điều kiện về thuế nhập khẩu hàng dệt
may, da giày ở mức rất ưu đãi như 0% đối với Nhật Bản và ASEAN…
- Tuy nhiên, để được hưởng mức thuế suất ưu đãi như trên, các doanh nghiệp trong ngành cần đáp ứng yêu
cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ (“từ sợi trở đi”) trong ngành dệt may. Đây là một rào cản lớn cho các
doanh nghiệp bởi nguồn nguyên liệu đầu vào của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Hàn Quốc và
Trung Quốc (2 quốc gia không nằm trong nhóm nước CPTPP).
2 Thủy sản Tác động tích cực ở mức vừa phải:
- Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang các nước thuộc CPTPP năm 2017 ước đạt 2,1 tỷ USD, chiếm
24,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó Nhật Bản tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng thủy sản lớn
nhất của Việt Nam (chiếm tỷ trọng 15,7% trong tổng kim ngạch).
- Tương tự với ngành dệt may, lợi ích từ việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan là không đáng kể do mức thuế suất
hiện nay đang áp dụng với mặt hàng thủy sản của Việt Nam là tương đối thấp: mức thuế 0% đối với các
nước trong ASEAN; ~0% với Canada và Peru; 3,5-7,3% đối với Nhật Bản…
- Mặc dù hàng rào thuế quan cơ bản được dỡ bỏ, song các quy định phi thuế quan có xu hướng ngày càng
khắt khe và thắt chặt hơn (biện pháp kiểm tra vệ sinh, phòng vệ thương mại và các rào cản kỹ thuật…) sẽ

4
STT Ngành nghề Ảnh hưởng của CPTPP đối với Việt Nam
là lực cản lớn đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

3 Gỗ và sản Tác động tích cực, song không đáng kể:


phẩm từ gỗ - Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ năm 2017 ước đạt 7,66 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với
cùng kỳ năm 2016,trong đó xuất khẩu sang nhóm nước CPTPP ghi nhận 1,46 tỷ USD, chiếm 19,1% kim
ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ.
- Về cơ bản, hầu hết các quốc gia trong CPTPP đều cam kết loại bỏ thuế quan đối với đối với gỗ và sản
phẩm từ gỗ của Việt Nam ngay khi CPTPP có hiệu lực. Tuy nhiên, các cam kết miễn thuế này không tác
động tích cực đáng kể đến hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam bởi mức thuế đang áp dụng đối với Việt
Nam là tương đối thấp (Canada: 3,1%; các nước trong khối ASEAN, Australia, New Zealand và Nhật
Bản: 0%); quốc gia áp dụng thuế quan cao thì kim ngạch xuất khẩu lại không đáng kể (Mexico: 9,8% và
Peru: 6% với kim ngạch xuất khẩu giao động từ 0-1,5% tổng kim ngạch).
- Các biện pháp phi thuế quan đối với sản phẩm gỗ hầu như nhắc lại và thực hiện nghĩa vụ tương ứng như
trong WTO, do vậy, về cơ bản CPTPP không làm thay đổi các yêu cầu về xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ và
các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam.
4 Nông nghiệp Tác động tích cực đến ngành nông sản (trừ gạo), và tiêu cực đến ngành thức ăn chăn nuôi:
- Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang nhóm nước CPTPP tương đối thấp, ước đạt khoảng
1,3 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 8,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017.
- Quy định về cắt giảm thuế quan đối với hàng nông sản của Việt Nam có sự khác nhau giữa các mặt hàng.
Cụ thể:
Gạo: không được hưởng lợi đáng kể từ CPTPP do đây là mặt hàng lương thực chủ chốt và có tính nhạy
cảm cao (không được hưởng ưu đãi tại Nhật Bản, Australia Malaysia và Peru; hoặc được giảm thuế quan
song có lộ trình kéo dài đến 10 năm tại Mexico).
Hàng rau quả: các nước trong CPTPP đều cam kết dỡ bỏ hàng rào thuế quan, song các điều kiện này chủ
yếu mang tính kế thừa từ FTA song phương và đa phương trước đó.

5
STT Ngành nghề Ảnh hưởng của CPTPP đối với Việt Nam
- Ngành thức ăn chăn nuôi: ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI (thị phần chiếm trên 60%) với
nguồn nguyên liệu đầu vào (ngô, đậu tương…) chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia khác. Các ưu đãi
về thuế nhập khẩu trong CPTPP sẽ tiếp tục củng cố vị thế của các doanh nghiệp sản xuất khối FDI và
ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp nội địa sản xuất ngành.
5 Lương thực, Tác động tiêu cực:
thực phẩm, đồ - Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống năm 2017 khoảng 3,2 tỷ USD,
uống, thuốc lá trong đó, xuất khẩu sang nhóm nước CPTPP chỉ đạt 370 triệu USD, chiếm 11,5% tổng kim ngạch. Ngược
lại, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này ghi nhận 2,2 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ các nước CPTPP
chiếm tới 45% (khoảng 1,1 tỷ USD).
- Chính sách thuế quan đối với các sản phẩm trong ngành về cơ bản chia làm 2 xu hướng: (i) bị áp dụng
hạn ngạch thuế quan với các sản phẩm thế mạnh của mỗi nước như: các sản phẩm bơ, trứng, sữa
(Australia, New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico); thịt lợn, thịt gà (Nhật Bản, Canada); hoặc (ii) cam
kết giảm thuế trong thời gian lâu hơn so với các ngành nghề khác như: sản phẩm thực phẩm thủy sản
đông lạnh (Mexico).
- Bên cạnh đó các quy định phi thuế quan ngày càng được tăng cường như: các biện pháp phòng vệ thương
mại và hàng rào kỹ thuật cũng gâp áp lực đáng kể đến các doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực này của
Việt Nam.
6 Khoáng sản, Tác động không đáng kể:
dầu khí - Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khoáng sản, dầu khí sang các nước CPTPP năm 2017 ghi nhận ở mức
1,7 tỷ USD chiếm 27,6% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khoáng sản, dầu khí. Trong đó tập
trung vào các thị trường châu Á (Nhật Bản, Malaysia, Singapore) và Australia.
- Mặc dù vậy, song những lợi ích mà CPTPP mang lại cho Việt Nam trong lĩnh vực khoáng sản, dầu khí là
không đáng kể bởi Việt Nam chủ động bảo lưu thuế xuất khẩu các mặt hàng này nhằm hạn chế xuất khẩu
các nguyên liệu thô, ít giá trị gia tăng như: (i) khoáng sản, (ii) quặng, (iii) than và (iv) nhóm vàng và vàng
trang sức.

6
TỶ TRỌNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG CỦA VIỆT NAM
SANG CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CPTPP 2017
Lương thực, thực phẩm,
Dệt may, da giày Gỗ và các sản phẩm từ gỗ
đồ uống, thuốc lá

13,8% 11,5%
19,1%
1,8%
38,3%
48,1%

38,1%
42,7%
86,7%

Nhóm nước CPTPP Nhóm nước CPTPP Nhóm nước CPTPP


Hoa Kỳ Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Các nước khác Các nước khác Các nước khác

Thủy sản Nông nghiệp Khoáng sản, dầu khí

8,2%
24,7% 27,6%
13,2%

58,3% 5,6%
16,9% 66,8%
78,6%

Nhóm nước CPTPP Nhóm nước CPTPP Nhóm nước CPTPP


Hoa Kỳ Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Các nước khác Các nước khác Các nước khác

7
Báo cáo này được thực hiện bởi Khối Nghiên cứu chiến lược và Quan hệ kinh doanh quốc tế – Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. Các
thông tin nêu trong báo cáo được thu thập từ các nguồn thông tin đáng tin cậy với mức cẩn trọng tối đa có thể để thể hiện quan điểm của
Khối. Báo cáo này thuộc bản quyền của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Nghiêm cấm mọi hành động sao chép một phần hoặc toàn
bộ nội dung báo cáo và/hoặc xuất bản mà không được sự cho phép của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

You might also like