You are on page 1of 9

Thi thực hành Hóa phân tích

Bài 1. Khảo sát dung môi pha động phân


tích đồng thời Paracetamol và Cafein bằng
sắc ký lớp mỏng
1. Cơ sở lý thuyết: nguyên tắc của sắc ký lớp mỏng
Phương pháp tách các chất dựa trên khả năng bị hấp phụ khác nhau của chúng
trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ)

Pha tĩnh: chất rắn, pha động: dung môi.

Chất hấp phụ trong SKLM: như silicagel, nhôm oxyt, thạch cao,...

Các chất hấp phụ sử dụng không được có phản ứng hóa học của dung môi, chất bị
hấp phụ

Dung môi động: dung môi phân cực, ít phân cực hay hỗn hợp dung môi

Chọn dung môi và chất hấp phụ tùy thuộc vào chất cần xác định: chất xác định
không phân cực → chất hấp phụ có hoạt tính cao (hấp phụ mạnh), dung môi không/
ít phân cực. Chất phân cực chọn ngược lại

Sau khi cho dd chứa chất cần xác định lên hấp thụ → chất sẽ bị hấp phụ.

Khi triển khai cho dung môi động chạy → chất sẽ bị phản hấp phụ, di chuyển.

Thu được sắc ký đồ, tính Rf

2. Quy trình thực hành


a. Chuẩn bị dung dịch chuẩn
Pha 10 ml dung dịch chuẩn Para 10 mg/ml

Pha 10ml dung dịch chuẩn Cafein 5 mg/ml

Pha 10ml dung dịch chuẩn hỗn hợp Para 5mg/ml và cafein 2,5mg/ml

Thi thực hành Hóa phân tích 1


b. Pha dung môi
Pha hỗn hợp dung môi 1: cloroform - methanol 3:6

Pha hỗn hợp dung môi 2: cloroform - aceton - amonic 25% 8:2:0,1

Cho hệ dung môi đã pha vào bình sắc ký, đậy nắp để yên, chờ bão hòa dung môi

c. Chạy sắc ký
Lấy bản mỏng ở tủ sấy ra, để nguội, chấm dd chuẩn Para, cafein lên bản mỏng

Dựng bản mỏng đã chấm dung dịch vào bình sắc ký. Cho dung môi chạy đến 1
khoảng cách lề bản mỏng 0,5cm

Lấy bản mỏng ra, sấy khô bản mỏng

Dùng đèn UV soi bản mỏng ở bước sóng 254nm, đánh dấu vị trí các vết sắc kí.
Tính Rf

Bài 2: Định tính mẫu đa thành phần bằng


sắc ký bản mỏng
Định tính Paracetamol và Cafein

1. Chuẩn bị dung dịch chuẩn


Pha 10ml dung dịch chế phẩm X, Y (cân lượng chế phẩm = m viên/5)

2. Pha dung môi


Pha hỗn hợp dung môi cloroform- aceton- amoniac 25% theo tỉ lệ 8:2:0,1

Cho vào bình sắc ký, đậy nắp.

3. Chạy sắc ký
Lấy bản mỏng ở tủ sấy ra, để nguội, chấm dung dịch chế phẩm X, Y lên bản mỏng

Dựng bản mỏng đã chấm vào bình chạy sắc ký, cho dung môi chạy đến một
khoảng cách lề bản mỏng 0,5cm

Thi thực hành Hóa phân tích 2


Lấy bản mỏng ra, sấy khô bản mỏng.

Dùng đèn UV soi bản mỏng ở bước sóng 254 nm, đánh dấu vị trí vết sắc ký.

Đo định tính Rf, cho biết trong chế phẩm có Para, cafe không

Bài 3: Phân tích mẫu đơn thành phần bằng


quang phổ UV-VIS
1. Nguyên tắc của phương pháp đo phổ UV-VIS phổ
hấp thụ tử ngoại và khả kiến
Dựa trên sự hấp thụ ánh sáng (Bức xạ điện từ) của dung dịch chất nghiên cứu ở
vùng tử ngoại (UV) và khả kiến (VIS) ,tuân theo định luật Lamber-Beer :D=K.C.L

(D :mật độ quang của dd,K :hệ số hấp thụ,L:bề dày của lớp dd,C:nồng độ dd)

Khi C tính theo mol/l và bằng 1mol/l,L=1cm ta có

được gọi là hệ số hấp thụ phân tử,đặc trưng cho bản chất tan trong dd chỉ phụ
thuộc vào bước sống ánh sáng đơn sắc

Khi nồng độ C tính theo phần trăm (Kl/tt) và bằng 1%,L=1cm,ta có D=KCL=
được gọi là hệ số hấp thụ riêng hoặc hệ số tắt riêng

ĐỊnh luật Lambert-Beer chỉ đúng khi dùng bức xạ đơn sắc ->trong máy đo UV-VIS
phải dùng lăng kính hoặc cách tử để tạo bức xạ đơn sắc

Đường biểu diễn phụ thuộc của mật độ quang hay hệ số hấp thụ vào bước sóng
của ánh sáng gọi là quang phổ hấp thụ của chất nghiên cứu

2. Định tính một chất bằng phương pháp quang phổ


hấp thụ UV-VIS (Định tính vitamin B12)
Dựa trên việc đo phổ hấp phụ tia tử ngoại và khả kiến của chất đó

Thi thực hành Hóa phân tích 3


Thiết lập phổ hấp thụ bằng cách đo mật độ quang của một dung dịch có nồng độ
xác định với bức xạ có độ dài sóng giảm hoặc tăng dần ->vẽ đồ thị D-y

Trên phổ hấp thụ :xđ cực đại hấp phụ,các cực tiểu(nếu có)

Các chất khác nhau có phổ khác nhau ->dùng phổ hấp thụ để định tính hoặc thử
tinh khiết căn cứ vào dạng phổ,cực đại,cực tiểu,tỉ lệ cường độ hấp thụ của các cực
đại hoặc của các cực tiểu hấp thụ

3. Định lượng một chất bằng phương pháp UV-VIS


Dùng phương pháp đo trực tiếp

Dùng phương pháp đường chuẩn

4. Quy trình thực hành

1. Định tính B12


Pha loãng dung dịch tiêm vitamin B12 để có nồng độ khoảng 0,0100% (100ug/ml)

Cài đặt đèn, bước sóng từ 640nm đến 260nm

Quét phổ. So sánh với phổ chuẩn.

2. Định lượng
2.1 Phương pháp đo trực tiếp
Tính hàm lượng Vitamin B12 trong dung dịch phân tích dựa vào giá trị mật độ
quang đo được

Cho: Độ hấp thụ riêng E của vitamin B12 ở bước sóng 361nm bằng 207

2.2 Phương pháp đường chuẩn


Xây dựng đường chuẩn Vitamin B12 với các nồng độ 10,20,30,60,100 ppm

Đo mật độ quang dung dịch phân tích, dựa vào phương trình đường chuẩn để tính
ra kết quả

2.3 Phương pháp so sánh

Thi thực hành Hóa phân tích 4


Tính hàm lượng vitamin B12 trong dung dịch phân tích dựa vào phương pháp so sánh
với mẫu chuẩn

Kết luận:

Phương pháp đường chuẩn là phương pháp tối ưu nhất vì xác suất sai số thấp
đồng thời đơn giản, dễ thực hiện và phân tích được nhiều mẫu

Phương pháp trực tiếp sẽ dẫn đến sai số bởi sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố: nhiệt
độ phòng, độ ẩm

Phương pháp so sánh không có sự chính xác nhất định vì chỉ so sánh với mật độ
quang A gần giống nhất

Bài 4. Xác định hàm lượng sắt bằng phương


pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng
phương pháp đường chuẩn
1. Nguyên tắc định lượng Fe+++
Dựa trên phản ứng tạo phức màu đỏ giữa Fe+++ và CNS- trong môi trường acid:
Fe+++ + 3CNS- = Fe(CNS)3

Phức này có khả năng hấp thụ ánh sáng ở vùng khả kiến, do đó có thể dùng làm
phương pháp đo hấp thụ ở vùng khả kiến để định lượng Fe+++

Xây dựng đường chuẩn giữa độ hấp thụ quang và nồng độ Fe+++

Từ phương trình đường chuẩn suy ra nồng độ chất phân tích

2. Quy trình thực hành


a. Chuẩn bị dung dịch chuẩn Fe+++ 0,01M và dung dịch SCN- 0,1M
Pha 100 ml dung dịch Fe+++ 0,01M từ Fe2(S04)3 rắn

m= Cm.V.M= 0,2000g

Thực tế cân được


Thi thực hành Hóa phân tích 5


Pha 100ml dung dịch SCN- 0,1M từ NH4SCN rắn

m= Cm.V.M=0,76g

Thực tế cân được


b. Định lượng Fe
Khảo sát bước sóng cực đại hấp thụ của phức Fe+++

Sử dụng dung dịch số 3 để quét độ hấp thụ mật độ quang từ bước sóng 600nm đến
300nm

Chuẩn bị dãy dung dịch

dd Fe3+ 1 2 3 4 5 6 (0,0.1 ,0.2,0.3,0.4,0.5ml)

dd Fe3+ X,Y (0,4ml)+4mlNH4SCN 0,1M +0,4ml HCL 10% +nước cất vđ 10ml

Đo mật độ quang tại bước sóng hấp thụ cực đại đã chọn ở phần trên cho dãy chuẩn và
mẫu bt

Dựng pt đường chuẩn

Dựa vào pt đường chuẩn để tính nồng độ Fe3+ trong mẫu X,Y

Bài 5. PHÂN TÍCH MẪU ĐA THÀNH PHẦN


BẰNG QUANG PHỔ UV-VIS
1. Cơ sở lý thuyết
Dung dịch mẫu gồm có:

Caffein

Para

Nước cất

Trong một hỗn hợp gồm 2 thành phần nếu đo mật độ quang ở hai bước sóng thì bằng
tính toán cho phép, xác định được hai thành phần đó.

Thi thực hành Hóa phân tích 6


Đối với hỗn hợp caffein và paracetamol trong chế phẩm ta đo mật độ quang của dung
dịch ở hai bước sóng cực đại hấp thụ của nó

Dựa trên tính chất cộng tính mật độ quang có:

Giải hệ phương trình trên ta được C1, C2

Trong đó:

C1, C2 lần lượt là nồng độ của caffein, paracetamol của dung dịch đo

E1,E2

E1’, E2’

2. Cách tiến hành


Bước 1: Pha dung dịch Paracetamol 20 ppm và caffein 20 ppm từ dung dịch chuẩn
50mg/100ml

Bước 2: Xác định bước sóng hấp thụ cực đại của caffein và paracetamol bằng quét
phổ hấp thụ từ bước sóng 400nm đến 200nm. Từ đó xác định được E1, E2, E1’,
E2’

Bước 3: Pha mẫu dung dịch: giống cách pha của dung dịch gốc. Đem dung dịch
mẫu đo mật độ quang ở bước sóng được D1, ở được D2. Từ đó tính được nồng
độ của caffein và para có trong dung dịch mẫu Y cần định lượng

Thi thực hành Hóa phân tích 7


BÀI 6: ĐỊNH LƯỢNG BẰNG SẮC KÝ TRAO
ĐỔI ION
1. Cơ sở lý thuyết
Nguyên tắc của sắc ký trao đổi ion

Dựa trên phản ứng trao đổi thuận nghịch giữa các ion trong dung dịch chất nghiên
cứu với cái ion trong một chất gọi là ionit.

Ionit có khả năng trao đổi cation-cationit, anion-anionit

Quá trình trao đổi tuân theo định luật tác dụng khối lượng

Đối với Na2so4 khi tác dụng chạy qua cột trao đổi ion (chứa cationit ở dạng H+)
trong cột sẽ xảy ra phản ứng:

2RH + Na2so4 → 2RNa + H2so4

Dung dịch chạy từ cột ra là H2so4, đem định lượng dung dịch H2so4 này bằng dung
dịch Naoh đã biết nồng độ ⇒hàm lượng Na2so4 có trong mẫu phân tích

2. Các bước tiến hành


2.1 Chuẩn bị cột trao đổi ion
Lấy khoảng 10-15g cationit(acid mạnh) ngâm trong HCl 0,1N trong 2ngày,sau đó
cho vào cột trao đổi ion

Không được để bọt khí lấn vào,phải luôn luôn cho dung dịch gập trên cationit ít nhất
ít nhất 0,5cm trong quá trình chạy sắc ký cũng như không chạy

Cho chảy thêm 20ml HCL 0,1N để cationít hoàn toàn ở dạng acid RH

Rửa cột bằng nước cất đến khi nước chảy ra không còn acid tự do(thử bằng CT
Heliantin)

2.2 Chạy sắc kí


Cân chính xác 0,05g Na2so4/30ml nước, khuấy cho tan.
Cho chảy qua cột trao đổi ion với tốc độ chảy 5-10 giọt trong 1 phút

Thi thực hành Hóa phân tích 8


Rửa cốc bằng nước cất và cho chảy qua cột tiếp

Rửa cột tiếp bằng nước cất đến khi nào nước chảy ra không có acid (thử với chỉ thị)
Không được tạo bọt khí ở trong cột kể cả quá trình rửa cột
Gom tất cả dịch trao đổi, nước rửa vào bình nón, thêm chỉ thị Heliantin → chuẩn độ
bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1N đến khi màu chuyển từ đỏ sang vàng
Ghi thể tích Naoh
Tính % Na2so4 trong mẫu

Sau khi làm xong, đổ thêm 20ml Hcl 0,1N vào ngâm cationit.

Thi thực hành Hóa phân tích 9

You might also like