You are on page 1of 3

HÓA HỌC 12 GV: BÙI THỊ HIỆP

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1- TUẦN 9


Câu 1. Trong cây xanh, tinh bột được tạo thành từ quá trình:
A. hô hấp B. quá trình khử C. quá trình oxi hoá D. quang hợp
Câu 2. Các este là…(1)…ở điều kiện thường và chúng …(2)…. So với các axit có cùng khối lượng mol phân
tử hoặc phân tử có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước…(3)….Cụm từ còn
thiếu ở các vị trí (1), (2), (3) trong phát biểu trên lần lượt là
A. chất lỏng hoặc rắn; rất ít tan trong nước; thấp hơn hẳn
B. chất lỏng hoặc rắn; tan nhiều trong nước; thấp hơn hẳn
C. chất khí hoặc lỏng; rất ít tan trong nước; cao hơn hẳn
D. chất lỏng hoặc rắn; rất ít tan trong nước; cao hơn hẳn
Câu 3. Ở điều kiện thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn. Khi trong phân tử có gốc hidrocacbon không
no, chất béo ở trạng thái lỏng. Khi trong phân tử có gốc hidrocacbon no, chất béo ở trạng thái rắn. Tripanmitin
là một chất béo rắn, có công thức là
A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5 B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5
C. (CH3[CH2]14COO)3C3H5 D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5
Câu 4. X là một amin bậc 1. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng không màu. Khi để trong không khí, X bị
chuyển thành màu đen vì bị oxi hóa. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím, tạo được kết tủa trắng khi tác
dụng với nước brom. X là
A. anilin B. alanin C. etyl amin D. đimetyl amin
Câu 5. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt các dung dịch saccarozơ, glucozơ, fructozơ là
A. nước brom, AgNO3/NH3 B. dung dịch I2, Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
C. quỳ tím, AgNO3/NH3 D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, AgNO3/NH3
Câu 6. Đặc điểm chung trong cấu tạo của glucozơ và fructozơ ở dạng mạch hở là đều có
A. 5 nhóm –OH liên kết với 5 nguyên tử cacbon liền kề
B. 1 nhóm –CHO
C. 1 nhóm –CO
D. 5 nhóm –OH
Câu 7. Khối lượng (gam) kết tủa trắng được tạo thành trong phản ứng hoàn toàn của 4,65 gam anilin với nước
brom chứa 0,12 mol Br2 bằng
A. 16,5 B. 39,6 C. 13,2 D. 5,5
Câu 8. Cho các chất etyl axetat, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, triolein. Số chất bị thủy
phân trong môi trường axit là
A. 4 B. 6 C. 3 D. 5
Câu 9. Khi đun nóng chất nào sau đây với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH ?
A. CH3COOC2H5 B. HCOOC2H5 C. CH3COOCH3 D. HCOOCH3
Câu 10. Khi thủy phân (xúc tác axit) một este thu được glixerol và hỗn hợp axit stearic và axit panmitic theo
tỉ lệ mol 1: 2. Este có thể có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. (C17H35COO)C3H5(C15H31COO)2 B. (C17H35COO)2C3H5(C15H31COO)
C. (C17H33COO)C3H5(C15H31COO)2 D. (C17H33COO)2C3H5(C15H31COO)
Câu 11. Cho m gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1,5 M. Giá trị m là
A. 44,1 gam B. 11,025 gam C. 22,05 gam D. 88,2 gam
Câu 12. Cho các dung dịch chứa từng chất sau: glyxin; alanin; valin; lysin; axit glutamic. Dung dịch không
làm quỳ tím đổi màu là
A. lysin B. axit glutamic
C. glyxin, alanin và valin D. glyxin, alanin, lysin
Câu 13. Hexametylenđiamin có công thức:
A. NH2[CH2]6COOH B. NH2[CH2]6NH2 C. C2H5NH[CH2]3CH3 D. NH2[CH2]5NH2
Câu 14. Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường kiềm thu được 2 sản phẩm
tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. CH2=CH-COO-CH3 B. HCOO-C(CH3)=CH2
C. HCOO-CH=CH-CH3 D. CH3COO-CH=CH2
Câu 15. Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO 2 sinh ra trong quá trình này
được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 20 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là
75% thì giá trị của m là
A. 24 B. 30 C. 15 D. 18

Trang - 1 -
HÓA HỌC 12 GV: BÙI THỊ HIỆP

Câu 16. Phát biểu không đúng nói về cấu trúc của tinh bột là
A. tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắc xích -glucozơ liên kết với nhau
B. mạch tinh bột kéo dài, amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh, amilopectin có cấu trúc mạch không phân
nhánh
C. có 2 dạng tinh bột: amilozơ và amilopectin
D. trong amilopectin có các liên kết -1,4-glicozit và -1,6-glicozit
Câu 17. Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?
A. CH3-N(CH3)-CH2-CH3 B. CH3-NH-CH2-CH3
C. CH3-CH2-NH2 D. CH3-CH(NH2)-CH3
Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
B. Các chất béo được tạo thành từ phản ứng đun nóng glixerol với axit axetic có xúc tác H2SO4 đặc
C. Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
D. Khi thủy phân chất béo trong môi trường axit không thu được axit béo
Câu 19. Mô tả nào dưới đây không hoàn toàn đúng với glucozơ ?
A. Có nồng độ khoảng 0,1% hầu như không đổi trong máu người
B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín
C. Là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm
D. Chất rắn, màu trắng, rất ít tan trong nước và có vị ngọt
Câu 20. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào ống nghiệm chứa dung dịch X, đun nóng nhẹ, không thấy sinh ra kết
tủa Ag bám trên thành ống nghiệm. X có thể là chất nào sau đây?
A. Saccarozơ B. Glucozơ C. Fructozơ D. Metyl fomat
Câu 21. Đun nóng 0,2 mol este đơn chức X với 270 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 19,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOC2H5 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. C2H3COOC2H5
Câu 22. Để tráng bạc một số ruột phích, người ta thủy phân 51,3 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng
tráng bạc. Giả thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo ra là
A. 64,8 gam B. 32,4 gam C. 16,2 gam D. 14,5 gam
Câu 23. Cho 1,35 gam một amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được 2,445
gam muối. Công thức phân tử của X là
A. C3H9N B. CH5N C. C2H7N D. C4H11N
Câu 24. Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat B. metyl propionat C. metyl axetat D. propyl axetat
Câu 25. Tính chất không phải của aminoaxit ở điều kiện thường là
A. chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước B. nhiệt độ nóng chảy cao
C. chất lỏng, ít tan trong nước D. tính chất lưỡng tính
Câu 26. Không sử dụng saccarozơ để
A. làm thực phẩm
B. pha chế thuốc
C. làm nguyên liệu trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích
D. sản xuất tơ nhân tạo và thuốc súng không khói
Câu 27. Để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ, ta có thể dùng:
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thường
B. Hồ tinh bột
C. dung dịch AgNO3/NH3
D. nước brom
Câu 28. Cho 22,05 gam axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư
vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH phản ứng là
A. 0,70 B. 0,65 C. 0,55 D. 0,50
Câu 29. Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số
chất khác gây nên. Để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, ta có thể dùng
A. muối ăn B. giấm ăn C. nước vôi trong D. axit clohiđric
Câu 30. Amino axit là những hợp chất hữu cơ ........................., trong phân tử chứa đồng thời nhóm chức
................. và nhóm chức ................... Cụm từ còn thiếu ở các chỗ trống lần lượt là :
A. đa chức, cacbonyl, hidroxyl B. tạp chức, amino, cacboxyl
C. đơn chức, amino, cacboxyl D. tạp chức, cacbonyl, amino

Trang - 2 -
HÓA HỌC 12 GV: BÙI THỊ HIỆP

Câu 31. Hiện tượng thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Cách tiến hành thí nghiệm Hiện tượng
X Nhỏ nước brom vào X Mất màu nước brom
Y Bước 1: Đun nóng Y với
dung dịch H2SO4 loãng
Bước 2: Trung hòa dung dịch
thu được
Bước 3: Đun nóng dung dịch Kết tủa Ag
thu được sau bước 2 với dung
dịch AgNO3/NH3
Z Nhỏ Z vào Cu(OH)2 trong môi Kết tủa tan, tạo dung dịch xanh lam
trường kiềm, lắc đều.
T Nhỏ dung dịch Iot vào T, lắc Màu xanh tím
đều

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là


A. glucozơ, saccarozơ, fructozơ, hồ tinh bột B. glucozơ, hồ tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ
C. fructozơ, hồ tinh bột, glucozơ, etyl axetat D. fructozơ, xenlulozơ, glucozơ, hồ tinh bột
Câu 32. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ. Nếu hiệu suất phản ứng
đạt 60%, để điều chế được 1 tấn xenlulozơtrinitrat thì khối lượng xenlulozơ cần dùng gần bằng:
A. 3,055 tấn B. 0,327 tấn C. 0,91 tấn D. 5,613 tấn

Câu 33. Amin nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường, tan nhiều trong nước, có mùi khai?
A. C6H5NH2 B. C6H5CH2NH2
C. C2H5NHCH2CH2CH3 D. CH3NH2
Câu 34. Chất nào sau đây là este?
A. CH3COOH B. CH3COOCH2C6H5 C. CH3CHO D. CH3COCH3
Câu 35. Có ba chất hữu cơ: H2NCH(CH3)COOH, HOOCC3H5(NH2)COOH và H2N[CH2]6NH2. Để nhận ra
dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử là
A. dung dịch NaOH B. dung dịch HCl C. dung dịch NaCl. D. giấy quỳ tím
Câu 36. Chất béo tác dụng được với H2 với tỉ lệ mol 1:3 (xúc tác Ni, t0) thu được tristearin là
A. Tripanmitin B. Trilinolein C. Trilinolenin D. Triolein
Câu 37. Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loại thực vật, có nhiều nhất trong:
A. cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt B. các loại cây họ đậu
C. quả dứa, xoài D. quả nho chín
Câu 38. Để điều chế etyl axetat, cần đun sôi hỗn hợp các chất nào sau đây với axit sunfuric đặc?
A. Ancol metylic, axit etanoic B. Ancol etylic, axit axetic
C. Acol metylic, axit axetic D. Ancol etylic, axit propionic
Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 27,44 lít khí O 2, thu được
23,52 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 450ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn
dung dịch sau phản ứng thì thu được 28,5 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z
(MY<MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a:b là
A. 3:5 B. 3:2 C. 4:3 D. 6:1
Câu 40. Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic dùng làm dược phẩm.
(b) Saccarozơ có một nhóm –CHO trong phân tử nên được dùng làm nguyên liệu trong kĩ thuật tráng gương.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(d) Trong cơ thể người, tinh bột bị thủy phân thành fructozơ nhờ các enzim trong nước bọt và ruột non.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2

Trang - 3 -

You might also like