You are on page 1of 4

CHUYỂN ĐỘNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ.

NHIỆT NĂNG
A. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học.
- Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được.
- Chủ động làm các nhiệm vụ của nhóm phân công.
- Chủ động giao tiếp, thảo luận đưa ra ý kiến đóng góp xây dựng bài học.
- Chủ động tập hợp nhóm theo yêu cầu.
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được các chất được cấu tạo từ hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử; giữa các phân tử và nguyên tử có khoảng
cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
3. Kiến thức
- Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. Chúng luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.
- Mối quan hệ giữa chuyển động của các phân tử và nhiệt độ.
B. ĐỐI TƯỢNG - CHUẨN BỊ
1) Đối tượng
- Học sinh lớp 10 sau khi hoàn thành chương Các định luật bảo toàn
- Phạm vi lớp học: 29 học sinh
- Thời gian : 1 tiết (45p)
2) Chuẩn bị
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho học sinh xem video về chuyển động Brownian
https://www.youtube.com/watch?v=Cc-IT6wh4JQ

Đặt vấn đề: Tại sao các hạt phấn hoa hay hạt bụi lại chuyển động hỗn độn?
Hoạt động 2: Vật chất được cấu tạo từ phân tử và giữa chúng có khoảng cách
- GV cho HS xem video đổ muối vào nước
https://www.youtube.com/watch?v=4jJ5GGjj0Bs
Trả lời câu hỏi:
- Vì sao thể tích hỗn hợp lại gần như không thay đổi? (Vì phân tử đường đã xen lẫn vào phân tử nước)
- Có phải do nước bay hơi hay không? (Không phải do rượu bay hơi)
- Nếu làm với chất lỏng khác thì liệu có sự hao hụt thể tích không? (Làm với chất lỏng khác vẫn có sự hao hụt)
- Vậy nguyên nhân sự hao hụt thể tích là do đâu? (Nguyên nhân có sự hao hụt là do các phân tử đã xen lẫn vào nhau)
Từ các thí nghiệm đó rút ra được kết luận gì? (Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách)
GV đặt câu hỏi vậy nếu trộn 50 ml rượu vào 50 ml nước thì thể tích của hỗn hợp sau khi trộn sẽ như thế nào?
Cho học sinh làm bài 4 trang 136

Cho học sinh xem mô phỏng về cấu tạo của chất rắn, lỏng, khí để thấy được khoảng cách giữa các thể khác nhau như thế
nào.
Hoạt động 3: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên
- Giải thích lại câu hỏi ban đầu: Tại sao các hạt phấn hoa hay hạt bụi lại chuyển động hỗn độn?
- Cho học sinh video về chuyển động Brownian motion khác để thấy rõ sự va chạm
https://www.youtube.com/watch?v=4m5JnJBq2AU
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa

Hoạt động 4: Chuyển động của các phân tử và nhiệt độ có quan hệ với nhau hay không
GV cho HS xem video sau để thấy được sự khuếch tán và tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nhiệt độ.
GV đồng thời dùng mô phỏng để HS thấy tốc độ phân tử di chuyển nhanh khi khuếch tán.
https://www.youtube.com/watch?v=IgbR-K1ff-w

Hoạt động 5: Kiểm tra lại kiến thức học sinh


Dùng trò chơi quizizz: https://quizizz.com/admin/quiz/602e7d46ef8087001cbc3695

You might also like