You are on page 1of 5

HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (Tiết 1+2)

A. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC


1. Năng lực vật lí
- Phát biểu khái niệm dòng điện cảm ứng điện từ, hiện tượng cảm ứng điện từ
- Mô tả và tiến hành được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Nêu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng điện từ
2. Năng lực chung:
a. Năng lực tự chủ và tự học:
- Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được.
b. Năng lực giao tiếp và hợp tác:
- Chủ động làm các nhiệm vụ của nhóm phân công.
- Chủ động giao tiếp, thảo luận đưa ra ý kiến đóng góp xây dựng bài học.
- Chủ động tập hợp nhóm theo yêu cầu.
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
3. Phẩm chất:
- Khách quan, trung thực, cẩn thận trong quá trình quan sát.
- Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
B. ĐỐI TƯỢNG - CHUẨN BỊ
1) Đối tượng
- Học sinh lớp 9 sau khi học bài : Lực điện từ. Động cơ điện một chiều.
- Phạm vi lớp học: 29 học sinh
- Thời gian : 1 tiết (45p)
2) Chuẩn bị
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Tiết 1
1) Hoạt động 1: Khởi động, đặt vấn đề (15p)
- GV gợi học sinh nhớ lại thí nghiệm Ơxtet để từ đó đặt vấn đề “Nếu chọn nam châm chuyển động xunh quanh dây dẫn thì có xuất hiện
ngược lại dòng điện hay không?
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-5 bạn 1 nhóm), cho học sinh thảo luận trong vòng 7 phút về câu hỏi trên, sau đó đặt thêm câu hỏi
“Vậy để kiểm chứng thì chúng ta cần những dụng cụ gì để kiểm chứng?”
- HS các nhóm thảo luận với nhau rồi viết chung vào một tờ giấy A4.
- Hết thời gian giáo viên cho gọi các nhóm phát biểu ý kiến của mình rồi bổ sung cho từng nhóm nếu thiếu xót hoặc chưa hoàn thiện.
2) Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ (15p)
- GV giới thiệu học sinh phần mềm mô phỏng PHET simulation rồi giao
nhiệm vụ học sinh kiểm chứng xem khi di chuyển nam châm thì có
xuất hiện dòng điện hay không? Nếu có thì điều kiện gì để xuất hiện
dòng điện?
- HS mở máy tính sử dụng mô phỏng trên để kiểm chứng rồi thảo luận xem điều kiện gì để xuất hiện. Nếu học sinh chưa trả lời được thì
giáo viên có thể gợi ý thông qua phần mềm (bật chế độ hiện đường sức từ).
- GV nhận xét các nhóm rồi đưa ra định nghĩa hiện tượng cảm ứng điện từ. HS ghi bài vào vở.
- GV có thể thực hiện thí nghiệm thực tế để học sinh quan sát kỹ hơn về hiện tượng này.
- GV cho học sinh thực hiện điền vào chỗ trống của phần 1 a) của phần B để củng cố thêm kiến thức
3) Hoạt động 3: Thực hiện thí nghiệm thay đổi đường sức từ bằng cách đóng mở mạch điện (15p)
- GV đặt vấn đề: Ngoài cách thay đổi đường sức từ bằng cách đưa nam châm ra vào
vòng dây thì còn cách nào không?
- HS thảo luận để đưa ra đáp án. GV giới thiệu bộ thí nghiệm thay nam châm bằng
mạch điện sau đo yêu cầu HS làm thí nghiệm bằng phần mềm mô phỏng qua 3
trường hợp: Đóng khóa K; Giữ khóa K ở trạng thái đóng; ngắt khóa K và thực hiện
các câu hỏi trong phần b mục 1B sách tham khảo.
- GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm sau đó giải thích kỹ hơn tại sao trong trường
hợp này lại xuất hiện hiện tượng cảm ứng và đặt vấn đề vậy dòng điện cảm ứng là
gì?
Tiết 2
1) Hoạt động 1: Kiểm tra lại kiến thức buổi trước học sinh đã học (15p)
- GV kiểm tra lại kiến thức buổi trước đã học là hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? Và đưa ra vấn đề vậy dòng điện cảm ứng là gì?
- HS trả lời được là dòng điện xảy ra khi xuất hiện hiện tượng cảm ứng điện từ.
- GV đặt ra vấn đề vậy điều kiện gì để xuất hiện dòng điện cảm ứng?
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-5 bạn 1 nhóm)
2) Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng (20p)
- GV mở lại phần mềm mô phỏng PHET. Đặt ra câu hỏi với từng thí nghiệm

+ Với thí nghiệm 1: HS đã biết mật độ đường sức từ của nam châm thẳng thì ở gần hai đầu cực đường sức từ dày và càng ra xa thì chúng càng
thưa. Từ đó, yêu cầu HS so sánh số đường sức qua tiết diện cuộn dây ở các vị trí khác nhau gần hay xa nam châm, nhận xét khi di chuyển lại gần
và ra xa thì số đường sức từ thay đổi như thế nào ?
+ Với thí nghiệm 2: Khi chưa đóng khoá K thì số đường sức xuyên qua cuộn dây bằng không; khi đóng khoá K thì số đường sức qua cuộn dây
tăng từ không lên cực đại; khi chưa ngắt khoá K thì số đường sức xuyên qua cuộn dây không thay đổi; khi ngắt khoá K thì số đường sức xuyên
qua cuộn dây giảm đột ngột từ cực đại về không. Vậy từ đó đưa ra vấn đề là số đường sức từ thay đổi khi nào trước đóng khóa K và sau khi vừa
đóng?

- HS thảo luận và làm các yêu cầu GV đặt ra. Nếu học sinh chưa làm được thì gợi ý cho học sinh làm các câu hỏi trong sách hướng dẫn.
Sau đó GV nhận xét và đưa ra điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.
3) Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (10p)
- HS vận dụng kiến thức vừa học để giải thích nguyên tắc hoạt động của mô hình máy phát điện và của đinamô xe đạp.
- HS trả lời 2 câu hỏi trong sách hướng dẫn:
1. Tại sao khi cho nam châm quay quanh một trục đặt trước một cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
2. Tại sao khi quay núm của đinamô thì đèn xe đạp lại sáng ?
- Vận dụng trong thực tế: Máy phát điện
-

You might also like