You are on page 1of 5

MÁY ẢNH

A. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC


1. Năng lực vật lí
- Nêu được máy ảnh có các bộ phần chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim
.
2. Năng lực chung:
a. Năng lực tự chủ và tự học:
- Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được.
b. Năng lực giao tiếp và hợp tác:
- Chủ động làm các nhiệm vụ của nhóm phân công.
- Chủ động giao tiếp, thảo luận đưa ra ý kiến đóng góp xây dựng bài học.
- Chủ động tập hợp nhóm theo yêu cầu.
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
3. Phẩm chất:
- Khách quan, trung thực, cẩn thận trong quá trình quan sát.
- Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
B. ĐỐI TƯỢNG - CHUẨN BỊ
1) Đối tượng
- Học sinh lớp 9 sau khi học bài 54: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính
- Phạm vi lớp học: 30 học sinh
- Thời gian : 1 tiết (45p)
2) Chuẩn bị
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1) Hoạt động 1: Khởi động, đặt vấn đề (5p)
- GV đặt câu hỏi về các ứng dụng của thấu kính trong cuộc sống.
- HS liệt kê các ứng dụng như kính hiển vi, kính thiên văn, máy chiếu, máy ảnh, kính cận.
- GV đặt vấn đề Vậy máy ảnh là ứng dụng của thấu kính nào, nguyên lí hoạt động như thế nào?
2) Hoạt động 2: Tìm hiểu về máy ảnh lỗ kim (15p)
- GV đưa hình ảnh về máy ảnh lỗ kim và cấu tạo của máy ảnh lỗ kim.
- Đặt vấn đề: Vậy hình ảnh của máy ảnh lỗ kim thu được trên màn như thế nào? Hãy vẽ hình ảnh thu được trên màn của
một cái cây.

- HS thảo luận theo bàn về hình ảnh thu được và vẽ ra giấy.


- GV nhận xét về hình ảnh thu được, đưa ra đáp án và giải thích vì sao.

- GV đặt câu hỏi vậy làm thế nào để tăng kích thước của ảnh.
- HS thảo luận rồi đưa ra đáp án. GV gọi HS khác nhận xét về câu trả lời rồi đưa ra đáp án.
3) Hoạt động 3: Cấu tạo của máy ảnh đơn giản (15p)
- GV đặt vấn đề: Vậy nếu tăng độ to của lỗ kim thì hiện tượng xảy ra sẽ như thế nào? Hãy vẽ hình ảnh thu được trên
màn.
- Hs hoạt động theo bàn vẽ hình ảnh tạo thành. GV quan sát hình ảnh các nhóm, gọi lên trình bày về hình ảnh thu được
và lí giải tại sao.
- GV đặt câu hỏi: Vậy làm cách nào để khắc phục hiện tượng ảnh bị mờ như thế này?
- GV lắng nghe các giải pháp của học sinh rồi dẫn đến cấu tạo của máy ảnh đơn giản.

- GV đưa ra kết luận về cấu tạo của máy ảnh.


4) Hoạt động 4: Luyện tập (10p)
- GV đưa ra các câu hỏi xung quanh máy ảnh.

You might also like