You are on page 1of 5

MẮT

A. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC


1. Năng lực vật lí
- Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới.
- Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.
- Nêu được cách mà mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.
- Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách khắc phục các tật này.
2. Năng lực chung:
a. Năng lực tự chủ và tự học:
- Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được.
b. Năng lực giao tiếp và hợp tác:
- Chủ động làm các nhiệm vụ của nhóm phân công.
- Chủ động giao tiếp, thảo luận đưa ra ý kiến đóng góp xây dựng bài học.
- Chủ động tập hợp nhóm theo yêu cầu.
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
3. Phẩm chất:
- Khách quan, trung thực, cẩn thận trong quá trình quan sát.
- Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
B. ĐỐI TƯỢNG - CHUẨN BỊ
1) Đối tượng
- Học sinh lớp 9 sau khi học bài 55: Máy ảnh
- Phạm vi lớp học: 30 học sinh
- Thời gian : 1 tiết (45p)
2) Chuẩn bị
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1) Hoạt động 1: Khởi động, đặt vấn đề (10p)
- GV cho học sinh đọc thông tin về mắt và cho dự đoán các bộ phận của mắt.
“Để nhìn được các vật, mắt người cũng có cấu tọa và cơ chế tạo ảnh ảnh giống như một máy ảnh. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể
thủy tinh (có tác dụng như một thấu kính hội tụ) và màng lưới (còn gọi là võng mạc, có các tế bào hình nón, hình que nhận kích thích ánh sáng
ảnh thu được trên võng mạc đưa thông tin theo các dây thần kinh lên não bộ để xử lí và cho ta cảm giác nhìn thấy vật)”. (trang 140)
- HS thảo luận với nhau và đưa các bộ phận quan trọng của mắt. GV nhận xét và đưa ra hình ảnh cấu tạo mắt.
- GV đặt vấn đề vậy ảnh thu được trên mắt và camera có đặc điểm gì giống và khác nhau. HS thảo luận và trả lời các đặc điểm ảnh tạo bởi
cả camera và mắt.

2) Hoạt động 2: Sự tạo ảnh của mắt và tiêu cự của mắt. (10p)
- GV đặt vấn đề để hs thảo luận: Làm thế nào mà mắt người có thể thu được ảnh rõ nét trên võng mạc?

- GV đặt câu hỏi vậy sự thay đổi tiêu cự của mắt như thế nào?
- HS thảo luận để trả lời và tính tiêu cự của từng trường hợp.
- GV nhận xét và đưa kết quả.

3) Hoạt động 3: Tìm hiểu về mắt cận và mắt lão (20p)


- GV chia lớp thành các nhóm, nửa lớp sẽ tìm hiểu về mắt cận và nửa lớp tìm hiểu về mắt lão.
+ Tìm hiểu về tật mắt cận/lão là như thế nào?
+ Tìm hiểu về ảnh tạo thành của mắt cận/lão như thế nào trên võng mạc?
+ Cách khắc phục tật.
- HS:
+ Hoạt động thảo luận theo nhóm 3-4 người, nửa nhóm của lớp tìm hiểu mắt cận và nửa còn lại tìm hiểu mắt lão.
+ Đưa ra những gì tìm hiểu được trong sách và những kiến thức cuộc sống đã biết sau khi thảo luận.
- GV nhận xét ý kiến của từng nhóm và đưa ra kiến thức về mắt cận và mắt lão.

4) Hoạt động 4: Tổng kết lại kiến thức đã học (5p)

You might also like