You are on page 1of 8

SỰ LAN TRUYỀN VÀ PHẢN XẠ ÂM.

Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
A. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Năng lực vật lí
- Nêu được các môi trường mà âm có thể truyền qua và nhận xét được tốc độ truyền âm trong các môi trường khác
nhau.
- Nêu được biểu hiện của âm phản xạ. Nhận biết được những vật phản xạ âm tốt và những vật phản xạ âm kém.
- Giải thích được những trường hợp nghe thấy tiếng vang. Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dung để chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
2. Năng lực chung:
a. Năng lực tự chủ và tự học:
- Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được.
b. Năng lực giao tiếp và hợp tác:
- Chủ động làm các nhiệm vụ của nhóm phân công.
- Chủ động giao tiếp, thảo luận đưa ra ý kiến đóng góp xây dựng bài học.
- Hỗ trợ các thành viên hoàn thành phiếu học tập.
- Chủ động tập hợp nhóm theo yêu cầu.
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
3. Phẩm chất:
- Khách quan, trung thực, cẩn thận trong quá trình quan sát.
- Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
B. ĐỐI TƯỢNG - CHUẨN BỊ
1) Đối tượng
- Học sinh lớp 7 sau khi học bài : Nguồn âm. Độ cao và độ to của âm.
- Phạm vi lớp học: 29 học sinh
- Thời gian : 1 tiết (45p)
2) Chuẩn bị
- Các bộ thí nghiệm: bộ thí nghiệm truyền âm bằng trống, bộ thí nghiệm bằng loa điện, video về ô nhiễm tiếng ồn
- Các phiếu học tập dùng cho các nhóm hoạt động học.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động (5p)
 GV đưa ra các hình ảnh và video về âm thanh để học sinh  HS quan sát hiện tượng ở video và các hình vẽ và trả
nhớ lại bài học buổi trước và khơi gợi cho học sinh âm thanh
lời câu hỏi ở sách hướng dẫn.
có thể lan truyền trong các môi trường khác nhau và ô nhiễm
âm thanh sẽ có ảnh hưởng như thế nào với con người.  Chỉ ra âm từ nguồn âm được truyền qua những môi
https://www.youtube.com/watch?v=q9ezMbDpIHI (âm thanh
trường nào và những âm thanh nào ảnh hưởng xấu
lan truyền trong các môi trường khác nhau)
tới sức khỏe con người.
https://www.youtube.com/watch?v=ldR1RcOjVp8

 Đưa ra câu hỏi thông qua video về âm thanh có thể lan truyền
trong các môi trường khác nhau, tạo ra tiếng vang và có
những âm thanh có thể làm ảnh hưởng xấu đến đời sống sức
khỏe con người.
Hoạt động 2: Sự lan truyền âm (25p)
 GV chia lớp ra thành 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ làm thí nghiệm  Học sinh lắng nghe và ghi chép bài.
về sự lan truyền âm trong ba môi trường rồi cứ 7p thì đổi thí
nghiệm cho nhau.
 Thí nghiệm 1: Sự lan truyền âm trong môi trường không khí

 Học sinh tiến hành lắp ráp các bộ phận thí nghiệm.
Bộ thí nghiệm bằng trống:  Tiến hành thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện
- Một quả bóng nhưa nhỏ tượng.
- Một dùi trống và hai trống nhựa
- Giá, dây treo
 Thí nghiệm 2: Sự lan truyền âm trong môi trường chất rắn
Chuẩn bị: bút chì, bàn học
GV cho học sinh tiến hành thí nghiệm qua trò chơi:  Học sinh lắng nghe và thực hiện trò chơi mà giáo
Một bạn A đứng ở đầu bàn làm nhiệm vụ gõ. Một bạn đứng ở viên đưa ra để nhận ra sự truyền âm trong môi
khoảng giữa bàn làm nhiệm vụ trọng tài xác nhận tiếng gõ của trường chất rắn.
bạn A. Các bạn còn lại đứng quay lưng vào bàn làm nhiệm vụ
nghe và đếm tiếng gõ.
Cách chơi :
- Bạn A gõ nhẹ vào mặt bàn một số lần sao cho các bạn kia
không nghe thấy tiếng gõ khi đứng quay lưng vào bàn.
Trọng tài có thể kiểm tra điều này bằng cách hỏi các bạn
kia xem bạn A đã gõ chưa, nếu bạn A gõ rồi mà các bạn
kia không biết là được.
- Sau đó trọng tài yêu cầu từng bạn áp tai xuống đầu kia của
mặt bàn để đếm và nghe tiếng gõ của bạn A (trọng tài chú
ý nhắc nhở các bạn không được nhìn bạn A và áp tai
xuống bàn ở cùng một vị trí giống nhau).
- Các bạn lần lượt nói số tiếng gõ mà mình nghe thấy. Sau
đó trọng tài xác nhận số lần mà bạn đó đã gõ. Những bạn
nói đúng tiếp tục tham gia lại trò chơi cho đến khi chỉ còn
lại một bạn nói đúng. Đó là bạn thính tai nhất của nhóm.
 Thí nghiệm 3: Sự lan truyền âm trong môi trường chất lỏng

Bộ thí nghiệm:
 Học sinh thực hiện thí nghiệm lắng nghe nguồn âm
- Một cốc nước phát ra.
- Một nguồn âm không thấm nước ( có thể đặt trực tiếp vào
cốc nước)
 Sau khi 3 nhóm hoàn thành xong 3 thí nghiệm thì giáo viên
 Học sinh đọc thông tin được ghi trong sách hướng
tổng kết lại là âm thanh truyền được trong các môi trường dẫn và trả lời câu hỏi trong sách. (phần 2)
rắn, lỏng và khí. Sau đó GV cho học sinh đọc thông tin ở
mục 2 của hoạt động B để rút ra âm thanh không thể truyền
trong chân không.
 GV cho học sinh luyện tập mục 3, 4 để nắm chắc hơn kiến
thức
Hoạt động 3: Phản xạ âm – Tiếng vang (5p)
 GV cho học sinh xem video sau  Học sinh xem video và đọc thông tin để hiểu về
https://www.youtube.com/watch?v=nkpvTcTcWDM phản xạ âm và tiếng vang.

Cho học sinh đọc thông tin trang 102 và 103, đồng thời làm mục
2, 3 ở phần II.

Hoạt động 4: Ô nhiễm tiếng ồn (7p)


 GV trình chiếu powerpoint về nội dung của ô nhiễm tiếng ồn  Học sinh chú ý quan sát powerpoint và trả lời các
( bao gồm trò chơi ô chữ bí mật, tiếng ồn và phân loại tiếng ồn, câu hỏi giáo viên đưa ra
tình hình ô nhiễm tiếng ồn ở VN và tác hại của ô nhiễm tiếng
ồn)
Hoạt động 5: Tổng kết và mở rộng (3p)
GV tổng kết các kiến thức đã học trong tiết học và cho học sinh
làm hoạt động luyện tập, vận dung và tìm tòi mở rộng ở trong
sách hướng dẫn

You might also like