You are on page 1of 4

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ SINH 12

Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN
được gọi là A. codon. B. gen. C. anticodon D. mã di truyền.
Câu 2. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
B. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
C. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
D. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
Câu 3: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA
Câu 4: Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 5: Hầu hết các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. Điều này biểu hiện
đặc điểm gì của mã di truyền?
A. tính đặc hiệu. B. tính thoái hóa. C. tính phổ biến. D. MDT luôn là mã bộ ba.
Câu 6: Mã di truyền có một bộ ba mở đầu là A. GUA B. AUG C. UAX D. UUG
Câu 7: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. Prôtêin. B. ADN. C. mARN. D. tARN.
Câu 8: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. Prôtêin. B. ADN. C. mARN. D. tARN.
Câu 9: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’.
(3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ để tổng hợp nên mARN theo
nguyên tắc bổ sung theo chiều 5’ → 3’ .
(4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là
(2) → (1) → (3) → (4).
(1) → (4) → (3) → (2).
(1) → (2) → (3) → (4).
(2) → (3) → (1) → (4).
Câu 10: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để tổng hợp mạch mới theo
chiều 3’ → 5’.
B. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
C. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban
đầu.
D. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào (kì trung
gian).
Câu 11. Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:
1- Sự hình thành liên kết peptiet giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất
2 – Hạt bé của riboxom gắn với mARN tại mã mở đầu 3 – tARN có anticodon là 3’ UAX 5’ rời khỏi riboxom
4 – Hạt lớn của riboxom gắn với hạt bé 5 – Phức hợp [fMet – tARN] đi vào vị trí mã mở đầu
6 – Phức hợp [aa2 – tARN] đi vào riboxom 7 – Metionin tách rời khỏi chuỗi polipeptit
8 – Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2 9 – Phức hợp [aa1 – tARN] đi vào riboxom
A. 2 – 4 – 5 – 1 – 3 – 6 – 7 – 8 –9 B. 2 – 5 – 4 – 9 – 1 – 3 – 6 – 8 – 7
C. 2 – 5 – 1 – 4 – 6 – 3 – 7 – 9 – 8 D. 2 – 4 – 1 – 5 – 3 – 6 – 8 – 7 – 9
Câu 12: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN. D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 13: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ
enzim nối, enzim nối đó là A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza
Câu 14: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá. B. mARN. C. mạch mã gốc. D. tARN.
Câu 15: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.
B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
C. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.
D.Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN
Câu 16: Qúa trình dịch mã gồm các giai đoạn:
A. Hoạt hóa axit amin và kéo dài chuỗi polypeptit.
B. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.
C. Mở đầu, kéo dài chuỗi polypeptit và kết thúc.
D. Mở đầu, tổng hợp chuỗi polypeptit và kết thúc.
A 3

Câu 17: Có một phân tử ADN có khối lượng bằng 75.107 đơn vị cacbon và tỉ lệ G 2 tự nhân đôi 3 lần. Số
lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên là
N= M/300= 2500000, A/G= 3/2--.>A= 750000, G= 500000
Acc=Tcc= 7 x 750000=
Gcc= Xcc=7 x 500000=
A. G = X = 3,5.106, A = T = 5,25.106. B. G = X = 3,25.106, A = T = 5,5.106.
5 5
C. G = X = 3,5.10 , A = T = 5,25.10 . D. G = X = 3,25.106, A = T = 5,5.105.
Câu 18: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:
A. Vùng khởi động (P)  vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A.
B. Gen điều hoà (R)  vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A.
C. Gen điều hoà (R) vùng khởi động (P)  vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A.
D. Vùng vận hành (O)  vùng khởi động (P)  các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A.
Câu 19: Trong cơ chế điều hòa hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi
trường không có lactôzơ?
A. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.
C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
D. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các emzim phân giải đường lactôzơ.
Câu 20: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì
A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.
C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra. D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.
Câu 21: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có
lactozo và khi môi trường không có laztozo?
A. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế.
B. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã hóa tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 22. Thể đột biến là những cá thể mang  
A. đột biến lặn đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
B. gen đột biến làm biến đổi vật chất di truyền.  
C. các biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của ngoại cảnh.   
D. gen đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
Câu 23. Vai trò của đột biến gen là        
A. nguồn nguyên liệu bổ sung của quá trình chọn giống và tiến hoá.
B. nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
D. nguồn biến dị giúp sinh vật phản ứng linh hoạt trước môi trường.
Caâu 24.  Đột biến gen là
A. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit của phân tử mARN.
B. những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit của nhiễm sắc
thể.
C. những biến đổi trong cấu trúc của phân tử prôtêin liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit của phân tử
prôtêin.
D. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit của gen.

Caâu 25.  Căn cứ vào trình tự thứ tự của các nuclêôtít trước và sau đột biến của một đoạn gen, hãy cho biết
dạng đột biến:
Trước đột biến: 3’ A T T G X X T X X A A G A X T 5’
5’ T A A X G G A G G T T X T G A 3’
Sau đột biến : 3’ A T T G X X T T X A A G A X T 5’
5’ T A A X G G A A G T T X T G A 3’
A. Thay thế cặp X - G bằng cặp T - A. B. Thêm một cặp T-A.
C. Mất một cặp X-G. D. Thay thế cặp T - A bằng cặp X – G.
Caâu 26.  Những thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
A. ADN và prôtêin. B. mARN và prôtêin. C. tARN và prôtêin. D. rARN và prôtêin.
Caâu 27. Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon (quấn 1 ¾ vòng)
của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là.
A. Nuclêôxôm. B. ADN. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc.
Câu 28: Các mức độ xoắn của NST theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là
A. ADN+protein histôn  Nuclêôxôm  sợi cơ bản (mức xoắn 1, đk 11nm)  sợi nhiễm sắc (mức xoắn 2, đk
30nm)  siêu xoắn (mức xoắn 3, đk 300nm)  Crômatit.
B. Sợi nhiễm sắc  Crômatit  ADN +histôn (mức xoắn 1, đk 11nm)  NST đơn (mức xoắn 2, đk 30nm)  siêu
xoắn (mức xoắn 3, đk 300nm).
C. Nuclêôxôm  sợi cơ bản (mức xoắn 1, đk 11nm)  Crômatit (mức xoắn 2, đk 30nm)  ADN+histôn  sợi
nhiễm sắc (mức xoắn 2, đk 30nm)  siêu xoắn (mức xoắn 3, đk 300nm).
D. ADN+ protein histôn  Nuclêôxôm  sợi cơ bản (mức xoắn 1, đk 11nm)  Crômatit (mức xoắn 2, đk 30nm)
 siêu xoắn(mức xoắn 3, đk 300nm).
Câu 29: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đô ̣t biến lă ̣p đoạn làm gia tăng số lượng gen trên NST nên gây hậu quả nghiêm trọng nhất.
B. Đột biến đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một NST.
C. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
D. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn.
Câu 30: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là
A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 31: Một NST đơn có trình tự các gen như sau ABCDEFGHI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1
giao tử mang NST trên với trình tự các gen thay đổi là ABEDCFGHI. Có thể kết luận, trong giảm phân NST
trên đã xảy ra dạng đột biến:
A. Đảo đoạn B. Lặp đoạn C. Mất đoạn D. Chuyển đoạn
Câu 32: Dạng đột biến làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở Đại mạch thuộc dạng
A. mất đoạn nhiễm sắc thể. B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 33: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là
A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.
C. mất đoạn, chuyển đoạn. D. chuyển đoạn trên cùng một NST.
Câu 34 : Trong các dạng đột biến cấu trúc NST dạng nào gây hậu quả lớn nhất?
A.Đảo đoạn B.Mất đoạn C. Lặp đoạn D.Chuyển đoạn tương hỗ
Câu 35: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới
A. một số cặp nhiễm sắc thể. B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST. D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
Câu 36: Hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong một tế bào được gọi là
A. thể dị đa bội. B. thể tự đa bội. C. thể song nhị bội. D. đột biến lệch bội.
Câu 37: Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể một (2n - 1) ?
A.Bệnh hồng cầu hình liềm B. Hội chứng Tơcnơ C.Hội chứng Đao D. Hội chứng AIDS
Câu 38: Đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n là đột biến
A. thể dị đa bội. B. thể tự đa bội. C. thể song nhị bội. D. đột biến lệch bội.
Câu 39: Đột biến làm thay đổi về số lượng NST trong tế bào là đột biến
A. gen. B. cấu trúc NST. C. số lượng NST. D. lệch bội.
Câu 40: Ở Người, hội chứng Claiphentơ, Đao là dạng đột biến.... và có số lượng NST là…..
A. thể ba, 47. B. thể một, 45. C. thể một, 47. D. thể ba, 45.
Câu 41: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của ruồi
giấm thuộc thể một là
A. 12. B. 9. C. 16. D. 7.
Câu 42: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào
không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường
(1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
A. thể lưỡng bội B. thể đơn bội. C. thể tam bội. D. thể tứ bội.
Câu 43: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một cá thể của loài trong tế bào có 21 NST, cá thể đó thuộc thể
A. dị bội. B. tam nhiễm. C. tam bội. D. đa bội lệch.
Câu 44: Sự kết hợp giữa giao tử n của loài A với giao tử n của loài B tạo con lai bất thụ, đa bội hóa con lai tạo
ra thể:
A. bốn nhiễm. B. tứ bội. C. song nhị bội D. bốn nhiễm kép.
Caâu 45: Sự thụ tinh giữa giao tử n -1 với giao tử đơn bội n tạo ra thể đột biến
A. tam nhiễm. B. tam bội. C. một nhiễm. D. tứ bội
(n-1 ) x n 2n-1

You might also like