You are on page 1of 5

Câu hỏi ôn tập chương 2

Câu 1: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là
A. lai phân tích. B. lai khác dòng. C. lai thuận-nghịch D. lai cải tiến.
Câu 2: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân
C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
Câu 3. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:
A. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự thụ tinh đưa đến sự phân li của cặp
alen.
B. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh đưa đến
sự phân li và tổ hợp của cặp alen trên đó.
C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân li độc
lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.
D. Sự phân li của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh đưa đến sự
phân li và tổ hơp của cặp gen alen.
Câu 4: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ :
A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/16
Câu 5. Trong quy luật di truyền phân li độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi
n cặp tương phản. Số loại kiểu gen khác nhau ở F2 là:
A. 3n B. 2 C. (1:2:1)n D. (1:1)n
Câu 6: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen?
Aa xAa-- 1AA:2Aa:1aa -3
bb xbb 100% bb---1
Dd xDd 1DD :2 Dd:1dd-3
Ee xEe 1EE: 2Ee:1 ee-3
A. 10 loại kiểu gen. B. 54 loại kiểu gen. C. 28 loại kiểu gen. D. 27 loại kiểu gen.
Câu 7. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ
A. 50%. B. 15%. C. 25%. D. 100%.
Câu 8. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?
A. AA × Aa. B. AA × aa. C. Aa × Aa. D. Aa × aa.
Câu 9. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 25%. B. 12,5%. C. 50%. D. 75%.
Câu 10. Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, một cơ thể có kiểu gen
AaBbDd giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 8.
Câu 11. Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỷ lệ phân ly tính trạng 1:1 ở đời con là kết quả của phép lai nào sau
đây
A. AA × aa B. Aa × aa C. AA ×Aa D. Aa × Aa
Câu 12: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AABb  aabb cho ra đời con có bao nhiêu loại
kiểu gen? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13: Các gen phân li độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng,gen trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Cho
phép lai P: ♂ AaBbDd x ♀ AabbDD, tỉ lệ cá thể ở F1 mang kiểu gen giống bố là bao nhiêu ?
3 3 1 9
A. 16 B. 8 C. 8 D. 32
Câu 14: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb × aabb cho đời
con có bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 15: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau
A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen
C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen
Câu 16. Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con của phép lai Aa × Aa là:
A. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. B. 100% hoa đỏ.
C. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 100% hoa trắng.
Câu 17: Cho các nhận định về quy luật di truyền Menđen như sau:
(1) Quy luật độc lập của Menđen chỉ nghiệm đúng trong trường hợp một gen quy
định một tính trạng và trội hoàn toàn, các gen không alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
(2) Để thu được các tổ hợp ở F2, Menđen cho các con lai F1 tự thụ phấn.
(3) Phân li độc lập hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
(4) Quy luật phân li độc lập của Menđen là sự di truyền của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của
tính trạng khác. Số nhận định sai là:
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 18: Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd sẽ cho ở thế hệ
sau
A. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen B. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen
C. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen
Câu 19: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
A. gen trội. B. gen điều hòa. C. gen đa hiệu. D. gen tăng cường.
Câu 20: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi
A. ở một tính trạng. B. ở một loạt tính trạng do nó chi phối.
C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. D. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể.
Câu 21: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình
thành một tính trạng được gọi là hiện tượng
A. tương tác bổ trợ. B. tương tác bổ sung. C. tương tác cộng gộp. D. tương tác gen.
Câu 22: Thực chất của tương tác gen là
A. Nhiều gen không alen tác động qua lại để cùng chi phối 1 tính trạng.
B. Sự tác động qua lại giữa các sản phẩm của gen trong quá trình hình thành một KH.
C. Một gen có thể đồng thời quy định nhiều tính trạng.
D. Nhiều gen alen tác động qua lại để cùng chi phối 1 tính trạng.
Câu 23: Khi cho giao phấn 2 thứ bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau, F1 đều có quả dẹt. Cho F1 tự thụ
thu được F2 gồm 63 quả dẹt : 41 quả tròn : 7 quả dài.. Biết rằng các gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.
Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật di truyền nào ?
A. Át chế. B. Cộng gộp. C. Phân li độc lập. D. Bổ trợ.
Câu 24: Ở 1 loài thực vật, khi cho lai giữa cây có hạt đỏ với cây hạt trắng thu được F 1 toàn hạt đỏ. Cho F1 tự thụ
thu F2 phân li theo tỉ lệ 15 hạt đỏ : 1 hạt trắng. Biết rằng các gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Tính
trạng trên chịu sự chi phối của quy luật
A. tương tác át chế. B. tương tác bổ trợ.
C. tương tác cộng gộp. D. phân li độc lập.
Câu 25: Hội chứng Macphan ở người có chân tay dài, ngón tay dài, đục thủy tinh thể do tác động
A. cộng gộp. B. bổ trợ. C. át chế. D. gen đa hiệu.
Câu 26: Điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là hiện tượng phân li độc lập
A. có thế hệ lai dị hợp về cả 2 cặp gen
B. làm tăng biến dị tổ hợp
C. có tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen
D. có tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen
Câu 27: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F 1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí
quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng
di truyền
A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. tương tác bổ sung. D. trội không hoàn toàn.
Câu 28: Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?
A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú.
C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới. D. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp
Câu 29: Sự di truyền liên kết không hoàn toàn đã
A. khôi phục lại kiểu hình giống bố mẹ. B. hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. hình thành các tính trạng chưa có ở bố mẹ. D. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
Câu 30: Thế nào là nhóm gen liên kết?
A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
C. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
D. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
Câu 31. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là:
A. 8. B. 2. C. 4. D. 16
Câu 32. Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết,
phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
aB ab AB Ab Ab aB Ab aB
   
A. ab ab B. ab ab . C. ab aB . D. ab ab .
Câu 33. Một cơ thể khi giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử Ab chiếm tỉ lệ 26%. Kiểu gen và tần số hoán vị
gen lần lượt là:
Ab AB Ab AB
A. aB , 2%. B. ab , 48%. C. aB , 48%. D. ab , 2%.
Câu 34: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tượng hoán vị gen?
A. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
B. Giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng, tạo thành nhóm gen liên kết.
D. Là cơ sở cho việc lập bản đồ gen.
Câu 35: Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1). Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
(2). Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.
(3). Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.
(4). Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.
(5). Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.
A. 5      B. 2      C. 3      D. 4
Câu 36. Sự khác biệt cơ bản giữa hai quy luật liên kết gen và hoán vị gen trong di truyền thể hiện ở
A. vị trí của các gen trên NST
B. khả năng tạo các tổ hợp gen mới: liên kết gen hạn chế, hoán vị gen làm xuất hiện biến dị tổ hợp
C. Sự khác biệt giữa cá thể đực và cái trong quá trình di truyền các tính trạng
D. Tính đặc trưng của từng nhóm liên kết gen
AB
Câu 37: Cho cá thể có kiểu gen ab (các gen liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn. F1 thu được loại kiểu gen này với tỉ
lệ là:
A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 100%.
Câu 38: Ở đậu Hà Lan, biết một gen qui định một tính trạng, trội – lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Nếu lai
các cây đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 7 cặp tính trạng tương phản, theo lý thuyết đời F2 có
A. 37 kiểu gen và 27 kiểu hình. B. 27 kiểu gen và 37 kiểu hình.
7 7
C. 2 kiểu gen và 2 kiểu hình. D. 37 kiểu gen và 37 kiểu hình.
Câu 39: Cho các loài hoặc nhóm loài sinh vật sau đây: (1) Ruồi giấm, (2) động vật có vú, (3) dâu tây, (4) bướm, 
(5) ếch nhái, (6) cây chua me, (7) chim, (8) bò sát. Các loài hay nhóm loài có NST giới tính ở con đực là XX và
con cái là XY là:

A. 3, 4, 5, 7, 8 B. 2, 3, 4, 6, 7 C. 1, 4, 6, 7, 8 D. 1, 3, 4, 5, 7

Câu 40: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động vật?
(1) NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.. (2) NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.(3) Hợp
tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.(4) NST giới tính có thể bị đột biến về cấu
trúc và số lượng.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 41: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (X m), gen trội M tương
ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu.
Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XMXm x XmY. B. XMXM x X MY. C. XMXm x X MY. D. XMXM x XmY.
Câu 42: Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới
tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ phân tính 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi
đực mắt trắng?
A. ♀XWXW x ♂XwY B. ♀XWXw x ♂XwY C. ♀XWXw x ♂XWY D. ♀XwXw x ♂XWY
Câu 43: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình
thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được
đứa con khỏe mạnh là bao nhiêu?
A. 75% B. 100% C. 50% D. 25%
Câu 44: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình
thường. Một người nam bình thường lấy một người nữ bình thường mang gen bệnh, khả năng họ sinh ra được con
gái khỏe mạnh trong mỗi lần sinh là bao nhiêu?
A. 37,5% B. 75% C. 25% D. 50%
Câu 45: Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau được
gọi là
A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen. B. sự thích nghi kiểu hình.
C. sự mềm dẻo về kiểu hình. D. sự mềm dẻo của kiểu gen.
Câu 46: Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là
A. mức dao động. B. thường biến. C. mức giới hạn. D. mức phản ứng.
Câu 47: Mức phản ứng là
A. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.
B. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
C. khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường.
D. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 48: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Kiểu gen và môi trường. B. Điều kiện môi trường sống.
C. Quá trình phát triển của cơ thể. D. Kiểu gen do bố mẹ di truyền.
Câu 49: Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng
A. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường. B. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.
C. lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng. D. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.
Câu 50: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của
A. quá trình phát sinh đột biến. B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.
C. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.
Câu 51: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:
A. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.
C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.

You might also like