You are on page 1of 1

NỘI DUNG GHI VỞ TUẦN 7

Tiết 13: Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA
GEN

I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng


- Gen/ADN → mARN→ polipeptit → Protein → Tính trạng
II. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường:
* Nhiều yếu tố của môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen:
1. Ví dụ 1: Ở giống thỏ Himalaya
* Hiện tượng:
- Có màu lông đen tại vị trí các đầu mút của tai, bàn chân, đuôi, mõm ...
- Những vị trí khác có màu lông trắng muốt.
* Giải thích:
- Các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn → có khả năng tổng hợp được sắc tố
mêlanin → lông màu đen
- Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn → không tổng hợp được Melanin → lông màu trắng
* Chứng minh:
- Cạo phần lông trắng trên lưng và buộc vào đó 1 cục nước đá, ở vị trí này lông mọc lên lại
có màu đen.
2. Ví dụ 2: Sự hình thành màu hoa ở cây cẩm tú cầu tùy thuộc vào độ pH của đất.
3. Ví dụ 3: Bệnh pheninkêtô niệu...
4. Kết luận;
Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
III. Mức phản ứng của kiểu gen
1. Khái niệm
- Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được
gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
2. Đặc điểm
- Mức phản ứng do gen quy định; cùng 1 kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng.
- Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là các tính trạng số lượng như: tính trạng
năng suất, khối lượng.... Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là các tính trạng
chất lượng như hàm lượng protein có trong sữa.... Mức phản ứng càng rộng, sinh vật càng
dễ thích nghi.
3. Sự mềm dẻo về kiểu hình (còn được gọi là thường biến)
- Hiện tượng 1 kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác
nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.
- Ý nghĩa: Giúp sinh vật thích nghi với môi trường.

You might also like