You are on page 1of 2

NỘI DUNG GHI VỞ TUẦN 8

Tiết 15, 16: Bài 16, 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

I. Các đặc trưng di truyền của quần thể


1. Định nghĩa quần thể
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong cùng 1 khoảng không gian xác định, ở vào
1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra các thế hệ mới.
2. Đặc trưng di truyền của quần thể
- Vốn gen: Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Mỗi QT có 1
vốn gen đặc trưng thể hiện qua tần số alen và thành phần kiểu gen (tỉ lệ kiểu gen).
- Tần số alen: Tỉ lệ giữa số lượng alen đó/tổng số các loại alen của gen đó trong quần thể tại
một thời điểm xác định.
- Tần số kiểu gen của quần thể: Tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó/tổng số cá thể trong quần thể.
* Cách tính tần số tương đối của các alen.
- Khi một gen có 2 alen A và a thì trong quần thể có 3 loại kiểu gen (AA; Aa; aa)
- Quy ước tần số tương đối (tỉ lệ) của kiểu gen AA là d, của Aa là h và aa là r.
- Gọi p là tần số tương đối của alen A, q là tần số tương đối của alen a
- Ta có: p = d + h/2; q = r + h/2; p+q= 1.
II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
1. Quần thể tự thụ phấn.
1. Quần thể tự thụ phấn.
Nếu ở thế hệ xuất phát (P) xét 1 quần thể có 100% cá thể có KG dị hợp Aa sau n thế hệ tự
thụ phấn thì tỉ lệ KG như sau:
n
1
+ Tần số kiểu gen AA = aa = ( 1 −   )/2
2
n
1
+ Tần số kiểu gen Aa =  
2
→ Thành phần kiểu gen (cấu trúc di truyền) của QT cây tự thụ phấn thay đổi theo chiều hướng
tần số kiểu gen đồng hợp tử tăng dần, tần số kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ tự thụ
phấn.
2. Quần thể giao phối gần
- Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen
đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử.
III. Cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối
1. Quần thể ngẫu phối
a. Khái niệm
- Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao
phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
b. Đặc điểm di truyền của QT ngẫu phối
- Có lượng biến dị di truyền rất lớn làm nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
- Trong điều kiện nhất định, tần sô các kiểu gen được duy trì không đổi → Duy trì sự đa
dạng di truyền của QT.
2. Trạng thái cân bằng di truyền
a. Định luật Hardi - Valberg
- Nội dung: Trong 1 quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen
thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo
công thức: p2 + 2pq + q2 = 1.
→ Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh sự cân bằng DT trong QT giao phối.
b. Điều kiện nghiệm đúng:
+ Quần thể có kích thước lớn.
+ Sức sống, khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể ngang nhau.
+ Không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch.
+ Không có sự di - nhập gen.
c. Ý nghĩa của định luật Hardi - Valberg:
+ Từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn → tần số alen lặn, alen trội → tần số các loại kiểu gen
trong quần thể.
+ Giải thích được tại sao trong tự nhiên có những quần thể tồn tại được thời gian dài.

You might also like