You are on page 1of 1

NỘI DUNG GHI VỞ TUẦN 9

Chương IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC


Bài 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (BDTH)
1. Khái niệm
- Là quá trình tạo giống thuần chủng có kiểu hình mong muốn bằng phương pháp lai
tạo
- Cơ sở khoa học: Dựa trên nguồn nguyên liệu là các biến dị tổ hợp phát sinh trong
lai tạo.
- Biến dị tổ hợp là sự sắp xếp lại các alen đã có ở thế hệ trước thông qua sinh sản
hữu tính; Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do, hoán vị gen.
2. Quy trình
- Tạo các dòng thuần chủng khác nhau
- Lai các dòng thuần chủng qua các thế hệ để tạo nguồn nguyên liệu (BDTH)
- Chọn các cá thể có tổ hợp gen mong muốn
- Tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo giống thuần chủng có kiểu hình mong muốn
II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao
1. Khái niệm ưu thế lai
Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển
cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
- Giả thuyết siêu trội: ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu
hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp:
- Ví dụ: Kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với kiểu gen AABBCC, aabbcc,
AabbCC, AABBcc.
3. Phương pháp tạo ưu thế lai
- Tạo dòng thuần khác nhau: Cho tự thụ phấn qua 5 - 7 thế hệ.
- Lai các dòng thuần chủng khác nhau để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất.
* Đặc điểm ưu thế lai
- Ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì tỷ lệ dị hợp giảm dần.
- Ưu thế lai phụ thuộc vào tổ hợp lai.
- F1 được dùng làm sản phẩm, không dùng làm giống vì đời sau sẽ phân tính.

You might also like