You are on page 1of 3

BÀI THỰC HÀNH SỐ 4

(Tên bài) HỢP CHẤT CARBONYL - CARBOHYDRATE- AMINE


Phần A. Thiết kế câu hỏi khi sử dụng thí nghiệm trong dạy học tích cực
(chuẩn bị trước mỗi buổi thực hành)
Thí nghiệm 4: Thí Nghiệm Của Glucose, Saccharose Thuốc Thử Tollens
1. Vị trí bài học sử dụng ThN(ghi tên bài, phần, chương, lớp sử dụng ThN)
Carbohydrate-Glucose - chương 2– lớp 12
2.Mục tiêu
2.1 Năng lực
*Năng lực hóa học
a) Năng lực nhận thức hóa học
1. Nắm được tính chất vật lý, ứng dụng của glucose và saccharose
2. Tính chất hóa học của glucose ( phản ứng tollens), các ứng dụng trong thực
tiễn.
b) Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
1. Viết tường trình hóa học
2. Quan sát hiện tượng thí nghiệm, hình ảnh, video, tìm hiểu thông tin… rút ra kết luận
về tính chất hóa học của glucose và saccharose
3. Quan sát hiện tượng thí nghiệm, hình ảnh, video, tìm hiểu thông tin… rút ra kết luận
về hiện tượng phản ứng.
c) Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
1. Loại bỏ được một số chất thải sau khi thí nghiệm để bảo vệ môi trường.
Vệ sinh các dụng cụ sau khi thí nghiệm
*Các năng lực
a) Năng lực chung
1. Năng lực tự chủ, tự học.
2. Năng lực hợp tác.
3. Năng lực giao tiếp.
4. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
b) Năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
2. Năng lực thực hành hóa học.
3. Năng lực tính toán.

2.2 Phẩm chất


Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng,
chí công vô tư; Tự lập, tự chủ, tự tin; Có trách nghiệm với bản thân, cộng
đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

3. Kiến thức liên quan đã có:


- Glucose và saccharose là 2 hợp chất xuất hiện nhiều trong cuộc sống của chúng ta.
- Với glucose có trong nhiều loại thực phẩm như mật ong, các loại thuốc và hoa
quả.
Saccharose có nhiều trong cây mía và củ cải đường, có vị ngọt và tan nhiều trong
nước đặc biệt là nước nóng.
- Ứng dụng của glucose có mặt rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta như điều
chế dược phẩm hay làm đồ uống lên men
Ví dụ: CH3OH; CH3-CH2-OH
- Tính chất lý hóa: Cả glucose và saccharose đều là các chất rắn có dạng tinh thể và
tan tốt trong nước. Glucose có phản ứng đặc biệt là phản ứng tráng gương còn
saccharose thì không có. Nhưng khi thủy phân trong acid saccharose lại có phản
ứng tráng gương vì sản phẩm thủy phân sinh ra có glucose
4. Phương pháp sử dụng ThN (kiểm chứng, phát hiện và giải quyết vấn đề, nghiên cứu):
Phương pháp nghiên cứu
Lí do: - Nhằm mục đích giúp học sinh biết làm thí nghiệm để tìm ra và khắc sâu hơn, kĩ hơn tính
chất hóa học của alcohol nhờ thí nghiệm.
- Thấy được tầm quan trọng của thí nghiệm
5. Lời dẫn, giải thích và các câu hỏi của GV
* Trước khi bắt đầu chúng ta cần để các vật dụng cá nhân không cần thiết cho buổi học( điện
thoại, đồ ăn,…), không làm việc riêng và đùa nghịch trong phòng thí nghiệm, không tự tiện sử
dụng hóa chất khi chưa có sự đồng ý từ giáo viên.
* Thí nghiệm glucose và saccharose với tollens:,cả lớp nghiên cứu sgk và tài liệu kết hợp với
theo dõi vide và quan sát thí nghiệm của giáo viên để thực hiện thí nghiệm theo nhóm ( 4-5
người) với dụng cụ:
+ Dung dịch glucose, saccharose, dd AgNO3/NH3, nước
+ Ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet
- Cách tiến hành: Chuẩn bị hai ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm 2 đến 3 ml dung dịch
glucose và saccharose thêm vào mỗi ống nghiệm 3 – 4 giọt AgNO3, lắc nhẹ, cho tiếp vào ống
nghiệm thứ 3 – 4 giọt NH3 đến khi kết tủa tan dần. Sau đó đặt 2 ống nghiệm vào cốc nước nóng.
Quan sát hiện tượng.
- Mời 1- 2 nhóm báo cáo lại kết quả( mỗi nhóm 1 thí nghiệm); các nhóm khác góp ý, bổ sung và
phản biện.
6. Rút kinh nghiệm
- Đa số các học sinh thao tác, lắp ráp dụng cụ dễ dàng, sử dụng hóa chất thuần thục, tuân thủ các
nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. Các thí nghiệm thực hành đều đạt kết quả tốt, học
sinh tự tin hơn khí tiếp xúc với dụng cụ, hóa chất. Các nhóm hoàn thành tốt báo cáo kết quả thí
nghiệm, tự tin trong báo cáo kết quả.

You might also like