You are on page 1of 4

HÓA HỌC TRỰC TUYẾN TUẦN 14

ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI


A. LÝ THUYẾT
I- Vị trí và cấu tạo
1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở :
- Nhóm IA (trừ hiđro) và IIA, nhóm IIIA (trừ bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.
- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).
- Họ lantan và actini, được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.
2. Cấu tạo của nguyên tử kim loại
- Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e).
Ví dụ : Na : 1s22s22p63s1 ; Mg : 1s22s22p63s2 ; Al : 1s22s22p63s23p1
- Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn, và độ âm
điện nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim.
3. Cấu tạo tinh thể kim loại
- Hầu hết các kim loại ở điều kiện thường đều tồn tạiở thể rắn (trừ Hg) và có cấu tạo tinh thể.
- Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các
electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng
tinh thể.
4. Liên kết kim loại: Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại
trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
II- Tính chất vật lí của kim loại
1. Tính chất vật lí chung: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim
Tóm lại : Tính chất vật lí chung của kim loại như nói ở trên gây nên bởi sự có mặt của các
electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
2. Tính chất vật lí riêng
- Kim loại dẻo nhất là Au, sau đó đến Ag, Al, Cu, Sn,…
- Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,…
- Kim loại có khối lượng riêng D < 5 gam/cm3 là kim loại nhẹ, như : Na, Li, Mg, Al,…
- Kim loại có khối lượng riêng D > 5 gam/cm3 là kim loại nặng, như : Cr, Fe, Zn, Pb, Ag, Hg,…
- Kim loại nhẹ nhất là Li, kim loại nặng nhất là Os.
- Kim loại dễ nóng chảy nhất là Hg (-39oC).
- Kim loại khó nóng chảy nhất là W (3410oC).
- Kim loại mềm nhất là Cs, kim loại cứng nhất là Cr.
III- Tính chất hoá học chung của kim loại
Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố kim loại có bán kính tương đối lớn hơn và điện tích
hạt nhân nhỏ hơn so với phi kim, số electron hoá trị ít, lực liên kết với hạt nhân của những electron này
tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử. Vì vậy, tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử.
M → Mn+ + ne
1. Tác dụng với phi kim: Tác dụng với clo, oxi, lưu huỳnh.
2. Tác dụng với dung dịch axit
a. Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
b. Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc
3. Tác dụng với nước
4. Tác dụng với dung dịch muối
Chú ý điều kiện kim loại tham gia phản ứng với các chất trên.

1
HÓA HỌC TRỰC TUYẾN TUẦN 14

IV- DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI


1. Dãy điện hóa của kim loại Tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần
K+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ 2H+ Cu2+ Fe3+ Ag+ Hg2+ Pt2+ Au3+
K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Ag Hg Pt Au
Tính khử của kim loại giảm dần

2. Ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại


Dãy điện hoá của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử theo quy
tắc α (anpha): Phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử sẽ xảy ra theo chiều, chất oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá
chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Thí dụ : Phản ứng giữa 2 cặp Ag+/Ag và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Ag+ oxi hoá Cu tạo ra
ion Cu2+ và Ag.

2Ag+ + Cu → Cu2+ + 2Ag


Chất oxi hoá mạnh Chất khử mạnh Chất oxi hoá yếu Chất khử yếu

B- BÀI TẬP
Câu 1: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được
sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A. N, Si, Mg, K. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. K, Mg, Si, N.
Câu 2: Dãy gồm các ion X , Y và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s 2s 2p là:
+ - 2 2 6

A. Na+, Cl-, Ar B. Li+, F-, Ne C. Na+, F-, Ne D. K+, Cl-, Ar


Câu 3: Nguyên tử R có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s 2s 2p 3s 3p 4s . Vị trí của nguyên tố R
2 2 6 2 6 1

trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là


A. chu kì 3, nhóm VIIIA B. chu kì 4, nhóm IIA
C. chu kì 3, nhóm VIIA D. chu kì 4, nhóm IA
Câu 4: Ion X có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s 2 2s 2 2p6 . Nguyên tố X là
2+

A. Ne (Z = 10) B. Mg (Z = 12) C. Na (Z = 11) D. O (Z = 8)


2 2 6 2 1
Câu 5: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s 2s 2p 3s 3p . Số hiệu nguyên tử của X là
A. 15. B. 13. C. 27. D. 14.
Câu 6: Cấu hình electron của ion X là 1s 2s 2p 3s 3p 3d . Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học,
2+ 2 2 6 2 6 6

nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIB. B. chu kì 4, nhóm VIIIA.
C. chu kì 3, nhóm VIB. D. chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 7: Cấu hình electron của nguyên tử có số hiệu Z = 20 là:
A. 1s22s22p63s23p63d2 B. 1s22s22p63s23p8
2 2 6 2 2 6
C. 1s 2s 2p 3s 4s 4p D. 1s22s22p63s23p64s2
Câu 8: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng ?
A. Al B. Mg. C. Na. D. Cu.
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào một dung dịch axit X. Sau phản ứng thu được dung dịch
Y và khí Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (dư) vào Y, đun nóng thu được khí không màu T. Axit X là
A. H2SO4 đặc. B. HNO3. C. H3PO4. D. H2SO4 loãng.
Câu 10: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc,
nguội). Kim loại M là A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Ag.
Câu 11: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Ba. B. Na. C. Fe. D. K.
Câu 12: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

2
HÓA HỌC TRỰC TUYẾN TUẦN 14

Câu 13: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với
dung dịch AgNO3 ?
A. Fe, Ni, Sn. B. Al, Fe, CuO. C. Zn, Cu, Mg. D. Hg, Na, Ca.
Câu 14: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là (biết trong dãy điện hóa , cặp Fe3+/Fe2+ đứng
trước cặp Ag+/Ag): A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+ B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+
+ 3+ 2+ 2+
C. Ag , Fe , Cu , Fe D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+
Câu 15: Cho biế t thứ tự từ trái sang phải của các că ̣p oxi hoá - khử trong dãy điê ̣n hoá như sau : Zn2+/Zn ;
Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag
Các kim loa ̣i và ion đề u phản ứng đươc̣ với ion Fe2+ trong dung dich ̣ là
A. Zn, Cu2+ B. Ag, Fe3+ C. Ag, Cu2+ D. Zn, Ag+
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp
oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 17,92 lít B. 4,48 lít C. 11,20 lít D. 8,96 lít
Câu 17: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch
HNO3 đặc , nguội là:
A. Fe, Al, Cr B. Cu, Fe, Al C. Fe, Mg, Al D. Cu, Pb, Ag
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 10,27. B. 8,98. C. 7,25. D. 9,52.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4
loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 5,83 gam. B. 7,33 gam. C. 4,83 gam. D. 7,23 gam.
Câu 20: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là:
A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2 D. AgNO3 và Mg(NO3)2
Câu 21: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy
nhất, ở đktc). Khí X là A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO.
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3
1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam
muối. Giá trị của m là
A. 34,10 B. 31,32 C. 34,32 D. 33,70
Câu 23: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Ca.
Câu 24: Kim loại Ni đều phản ứng được với các dung dịch nào sau đây ?
A. NaCl,AlCl3 B. MgSO4 , CuSO4 C. AgNO3 , NaCl D. CuSO4 , AgNO3
Câu 25: Cho 11,2 lít hỗn hợp khí A gồm clo và oxi phản ứng vừa hết với 16,98 gam hỗn hợp B gồm
magie và nhôm tạo ra 42,34 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit hai kim loại. Thành phần % khối
lượng của magie và nhôm trong hỗn hợp B là :
A. 48% và 52%. B. 77,74% và 22,26%.
C. 43,15% và 56,85%. D. 75% và 25%.
Câu 26: Hoà tan hết 9,6 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được SO2 là sản phẩm
khử duy nhất. Cho toàn bộ lượng SO2 này hấp thụ vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem
cô cạn dung dịch được 18,9 gam chất rắn. Kim loại M đó là :
A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu.

Câu 27: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít
(đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là :
A. 66,75 gam. B. 33,35 gam. C. 6,775 gam. D. 3,335 gam.
Câu 28. Cho 2,24 gam Fe tác dụng hết với dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được m gam kim loại Cu. Giá trị
của m là
A. 3,20. B. 6,40. C. 5,12. D. 2,56.
Câu 29: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3 )2 . Sau

3
HÓA HỌC TRỰC TUYẾN TUẦN 14

khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào
thanh sắt). Giá trị của m là
A. 5,36 B. 3,60 C. 2,00 D. 1,44
Câu 30: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 31: Tính chất vật lý nào sau đây là tính chất chung của kim loại:
A. Độ cứng B. Khối lượng riêng C. Tính dẻo D. Nhiệt độ nóng chảy .
Câu 32: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 33: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là
A. Na. B. Mg. C. Al. D. K.
Câu 34: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ag + Cu(NO3)2.
Câu 35: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb?
A. Pb(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. Ni(NO3)2.
Câu 36. Hiện tượng nào sau đây xảy ra không đúng?
A. Cho mạt sắt vào dd CuSO4 ta thấy dd mất dần màu xanh của Cu2+.
B. Cho bột đồng vào dd Fe2(SO4)3 ta thấy dd chuyển dần sang mầu xanh của Cu2+.
C. Cho mẩu Natri vào dd CuSO4 ta thấy có chất rắn màu đỏ kết tủa.
D. Cho dd Fe(NO3)2 vào dd AgNO3 ta thấy chất rắn kết tủa.
Câu 37: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch
X là
A. 13,32 gam. B. 6,52 gam. C. 13,92 gam. D. 8,88 gam.
Câu 38: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc)
hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2
bằng 19. Giá trị của V là:
A. 2,24 B. 4,48 C. 5,60 D. 3,36
Câu 39: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO 3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy
(sản phẩm khử duy nhất, (ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. NO và Mg. B. N2O và Al. C. N2O và Fe. D. NO2 và Al.
Câu 40: Hòa tan Au bằng nước cường toan (dung dịch HNO3 đậm đặc và dung dịch HCl đậm đặc với tỉ lệ
mol 1:3) thì sản phẩm khử là NO (sản phẩm khử duy nhất); hòa tan Ag trong dung dịch HNO3 đặc thì sản
phẩm khử là NO2(sản phẩm khử duy nhất). Để số mol NO2 bằng số mol NO thì tỉ lệ số mol Ag và Au
tương ứng là
A. 1 : 2 B. 3 : 1 C. 1 : 1 D. 1 : 3

You might also like