You are on page 1of 10

ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG

Mục lục
Chương 2: Nửa nhóm, Vị nhóm và Nhóm 1

1 Nửa nhóm và Vị nhóm 2


1.1 Phép toán hai ngôi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.2 Nửa nhóm và Vị nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.3 Nửa nhóm con và Vị nhóm con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.4 Đồng cấu và Đẳng cấu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.5 Phép thử tính Tính kết hợp Light . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.6 Ôn tập - Thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

1
ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG

Chương 2: Nửa nhóm, Vị nhóm và Nhóm


Một cấu trúc có thể hiểu nôm na là một tổng thể mà trên đó ta có thể thực hiện một hay
một vài phép toán và các phép toán này thỏa mãn một số quy luật nhất định. Tại sao lại cần
thiết đặt ra và tìm hiểu các cấu trúc? Vì rất nhiều vấn đề tính toán thực tiễn trong những tình
huống tưởng chừng khác nhau và phức tạp, nhưng lại có chung một số quy luật nhất định mà
ta có thể sử dụng một cách hiệu quả. Ví dụ, cộng hai số, nhân hai số, cộng hai ma trận, nhân
hai ma trận vuông, và nối các ảnh xạ trên cùng một tập hợp là các phép tính hoàn toàn khác
biệt. Tuy nhiên, các phép tính này có chung 2 quy luật: có một phần tử đơn vị (số không với
phép cộng, số một với phép nhân, ánh xạ đồng nhất với phép nối ánh xạ) và tính kết hợp. Khái
niệm nửa nhóm và vị nhóm được đưa ra để mô tả và tìm hiểu các tính chất này. Tiếp đến, khái
niệm nhóm được giới thiệu và sử dụng để mô tả các đối xứng mà ta có thể thấy ở khắp nơi.

1 Nửa nhóm và Vị nhóm


1.1 Phép toán hai ngôi

ĐỊNH NGHĨA 1.1 (Phép toán hai ngôi)


Giả sử T là một tập hợp. Một phép toán hai ngôi trên T là một ánh xạ

p:T ×T →T

Ta cũng có thể kí hiệu x ∗ y = p(x, y) và gọi dây là phép toán hai ngôi ∗ trên T.

VÍ DỤ 1.1.

• Phép cộng và phép nhân là các phép toán hai ngôi trên các tập hợp số
(N, N0 , Z, Q, R, C)

• Phép cộng hai vectơ trong không gian Rn là một phép toán hai ngôi trên Rn .

• Gọi Matr,s (R) là tập hợp các ma trận r × s với các ô là các số thực. Phép cộng hai ma
trận là một phép toán hai ngôi trên Matr,s (R).

• Gọi Matr (R) là tập hợp các ma trận vuông r × r với các ô là các số thực. Phép nhân hai
ma trận là một phép toán hai ngôi trên Matr,s (R).

VÍ DỤ 1.2. Giả sử n ∈ Z là một số nguyên thỏa mãn n ≥ 2. Các phép toán sau định nghĩa
tốt các phép toán hai ngôi trên Z/nZ:

• Phép cộng (+) Z/nZ × Z/nZ → Z/nZ


(x̄, ȳ) 7→ x̄ + ȳ := x + y

• Phép nhân (·) Z/nZ × Z/nZ → Z/nZ


(x̄, ȳ) 7→ x̄ · ȳ := x · y

VÍ DỤ 1.3. Giả sử n ∈ Z là một số nguyên thỏa mãn n ≥ 2. Phép nhân (·)

(Z/nZ)× × (Z/nZ)× → (Z/nZ)×

(x̄, ȳ) 7→ x̄ · ȳ := x · y

định nghĩa tốt một phép toán hai ngôi trên (Z/nZ)× . Nhận xét rằng ở đây ta không có phép
cộng trên (Z/nZ)× .

2
ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG

VÍ DỤ 1.4. Giả sử X là một tập hợp, Phép nối

Map(X ) × Map(X ) → Map(X )

(g, f ) 7→ g ◦ f .
là một phép toán 2 ngôi trên Map(X ).
VÍ DỤ 1.5. Nếu ∗ là một phéo toán hai ngôi trên một tập hợp T, thì công thức x ◦ y = y ∗ x
định nghĩa một phép toán hai ngôi khác trên T, gọi là phép lật của ∗.
Một phép toán hai ngôi có thể được biểu diễn bằng một bảng tính, gọi là bảng tính Cayley.
Ví dụ 1.6. Bảng tính Cayley cho phép cộng Z/3Z:

+ 0̄ 1̄ 2̄
0̄ 0̄ 1̄ 2̄
1̄ 1̄ 2̄ 0̄
2̄ 2̄ 0̄ 1̄

ĐỊNH NGHĨA 1.2 (Các thuộc tính của Phép toán hai ngôi)

Giả sử T là một tập hợp và ∗ là một phép toán 2 ngôi trên T.

• là giao hoán nếu với mọi x, y ∈T, x ∗ y = y ∗ x;

• là kết hợp nếu với mọi x, y, z ∈ T, (x ∗ y) ∗ z = x ∗ (y ∗ z);

• e ∈ T là một đơn vị trái của ∗ nếu với mọi x ∈T, e ∗ x = x;

• e ∈ T là một đơn vị trái của ∗ nếu với mọi x ∈T, x ∗ e = x;

• e ∈ T là đơn vị của ∗ nếu với mọi x ∈T, x ∗ e = e ∗ x = x;

Nếu một phép toán hai ngôi có đơn vị, đơn vị đó là duy nhất.
MỆNH ĐỀ 1.1.Giả sử T là một tập hợp và ∗ là một phép toán hai ngôi trên T. Nếu e và e′
là đơn vị của ∗ thì e = e′
CHỨNG MINH. Theo giải thiết, ta có e = e ∗ e′ vìe′ là một đơn vị và e′ = e ∗ e′ vì e cũng là
một đơn vị. Do đó e = e′ .

ĐỊNH NGHĨA 1.3 (Tập ổn định)

Giả sử T là một tập hợp và ∗ là một phép toán hai ngôi trên T. Một tập con D ⊂ T
được gọi là một ổn định đối với ∗ nếu mọi phân tử x, y ∈D, x ∗ y ∈ D. Nếu D ổn định
đối với ∗, thì phép toán ∗ hạn chế vào tập D tạo thành một phép toán hai ngôi trên D,
gọi là phép toán cảm sinh trên D từ (T, ∗).

VÍ DỤ 1.7. Xét phép cộng trên Z. Tập hợp số nguyên chẵn

2Z = {· · · , −4, −2, 0, 2, 4, · · · }
là tập ổn định đối với phép công. Tập hợp số nguyên lẻ

1 + 2Z = {· · · , −5, −3, −1, 1, 3, 5, · · · }

3
ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG

không ổn định đối với phép cộng.


VÍ DỤ 1.8. Giả sử X là một tập hợp. Xét tập hợp Map(X ) với phép toán hai ngôi là phép
nối. Các tập con Inj(X ), Sur(X ), Bij(X ) của Map(X ) là các tập ổn định đối với phép nối.
VÍ DỤ 1.9. (Phản ví dụ)
• Xem phép trừ như phép toán 2 ngôi (x, y) 7→ x − y trên Z. Tập con N ⊂ Z không ổn định
với phép trừ.

• Xem phép chia như phép toán 2 ngôi (x, y) 7→ x


y trên Q-{0}. Tập con Z-{0} ⊂ Q-{0}
không ổn định với phép chia.

ĐỊNH NGHĨA 1.4 (Tính giản ước)

Giả sử T là mộ tập hợp và ∗ là một phép toán hai ngôi trên T.

• ∗ được gọi là giản ước trái nếu với mọi x, y, z ∈ T, z ∗ x = z ∗ y dẫn đến x = y;

• ∗ được gọi là giản ước phải nếu với mọi x, y, z ∈ T, x ∗ z = y ∗ z dẫn đến x = y;

• ∗ được gọi là giản ước nếu ∗ giản ước trái và giản ước phải.

1.2 Nửa nhóm và Vị nhóm


Khái niệm nửa nhóm và vị nhóm đưa ra trong định nghĩa sau đây có thể khái quát tính kết hợp
và đơn vị trong các phép toán tưởng chứng như rất khác nhau ( cộng hai số, nhân hai số, cộng
hai ma trận. nhân hai ma trân vuông, nối hai ánh xạ, v.v.).

ĐỊNH NGHĨA 1.5 (Nửa nhóm - Vị nhóm)

Giả sử T là một tập hợp và ∗ là một phép toán hai ngôi trên T.

• (T, ∗) là một nửa nhóm nếu ∗ là kết hợp;

• (T, ∗) là một nửa nhóm giao hoán nếu ∗ là kết hợp và giao hoán;

• (T, ∗) là một vị nhóm nếu ∗ là kết hợp và ∗ có 1 đơn vị e;

• (T, ∗) là một vị nhóm giao hoán nếu ∗ là kết hợp, giao hoán và ∗ có một đơn vị
e.

VÍ DỤ 1.10
• Các phép cộng trong Ví dụ 1.1 tạp thành các vị nhóm giao hoán với đơn vị là 0 ( hay ma
trận với các ô đều là 0).

• (Tiếp ví dụ 1.1.) Phép nhân hai ma trận trân Matr (R) tạo thành một vị nhóm với đơn
vị là ma trận đơn vị với số 1 trên các ô đường chéo và số 0 trên các ô khác. Vị nhóm
(Matr (R),·) là không giao hoán nếu r ≥ 2.

• (Tiếp ví dụ 1.2.) ((Z/nZ), +) là một vị nhóm giao hoán với đơn vị 0̄.

• (Tiếp ví dụ 1.2.)((Z/nZ), ·) là một vị nhóm giao hoán với đơn vị 1̄.

• (Tiếp ví dụ 1.3.) ((Z/nZ)× , ·) là một vị nhóm giao hoán với đơn vị 1̄.

4
ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG

• (Tiếp ví dụ 1.4.) Giả sử X là một tập hợp khác rỗng. Khai đó (Map(T ), ◦) là một vị nhóm
với đơn vị 1X . Vị nhóm này không giao hoán nếu X có nhiều hơn một phần tử.
VÍ DỤ 1.11 (Tiếp ví dụ 1.5.) Gọi (T, ∗) là một nửa nhóm và viết ◦ là phép lật của ∗. Khi đó
(T, ◦) cũng là một nửa nhóm. Nếu (T, ∗) là một vị nhóm với đơn vị e, thì (T, ◦) cũng là một
vị nhóm với đơn vị e.

ĐỊNH NGHĨA 1.6 (Tập sinh của Nửa nhóm)

Giả sử (T, ∗) là một nửa nhóm. Một tập con Y ⊂ T được gọi là tập sinh của (T, ∗) nếu
mọi phần tử x ∈ T đều có thể viết thành tích hữu hạn

x = y1 ∗ y2 ∗ · · · ∗ yn−1 ∗ yn

với y1 , y2 , · · · , yn−1 , yn ∈ Y . Nhận xét rằng trong một nửa nhóm ta có tính kết hợp nên
ta không cần đặt các dấu ngoặc để chỉ rõ trình tự thực hiện phép tính ∗.

VÍ DỤ 1.12.
• Tập hợp {1} là một tập sinh của (N, +). tập hợp {0,1} là một tập sinh của (N0 , +).
• Xét phép cộng trên Z, Khi này, tập hợp {-1,0,1} là một tập sinh.
VÍ DỤ 1.13. Giả sử Σ là một tập hợp ( hữu hạn hay vô hạn). Mỗi s ∈ Σ được xem như một
chữ cái; tập hợp Σ được xem như một bảng chữ cái. Các chữ cái viết liên tiếp nhau hữu hạn lần
tạo thành một từ. Tập hợp các từ khác rỗng tạo thành từ Σ được kí hiệu là Σ+ . Tập hợp các từ
có thể là rỗng tạo thành từ Σ+ được kí hiệu là Σ∗ . Trên các tập hợp Σ+ và Σ∗ ta có phép toán
hai ngôi là viết nối liền hai từ. Ta thấy rằng Σ+ là nửa nhóm và Σ∗ là vị nhóm với tập sinh là
Σ. Ta gọi Σ+ là nửa nhóm tự do trên và gọi Σ∗ là vị nhóm tự do trên Σ.

1.3 Nửa nhóm con và Vị nhóm con

ĐỊNH NGHĨA 1.7 (Nửa nhóm con)


Giả sử (T, ∗) là một nửa nhóm. Một tập con Y ⊂ T là một nửa nhóm con nếu với mọi
x, y ∈ Y, x ∗ y ∈ T . Nói cách khác, Y ⊂ Y là một nửa nhóm con khi và chỉ khi Y là tập
ổn định đối với ∗. Nhận xét rằng (Y, ∗) là một nửa nhóm.

VÍ DỤ 1.14. Giả sử (T, ∗) là một nửa nhóm. Khi đó T là một nửa nhóm con, gọi là nửa nhóm
con tầm thường của (T, ∗).
VÍ DỤ 1.15. Xét nửa nhóm (R>0 , ·) với R>0 = {r ∈ R : r > 0} là một tập hợp số thực dương.
Với mọi R > 0, viết R>R = {r ∈ R : r > R. Khi đó R>1 là một nửa nhóm con của (R>0 , ·).
Ngược lại R 1 không phải là một nửa nhóm con của (R>0 , ·).
2

MỆNH ĐỀ 1.2(Tâm của Nửa nhóm). Gọi (T, ∗) là một nửa nhóm. với mỗi tập con X ⊂ T ,
đặt
CentT (X) = {t ∈ T : t ∗ x = x ∗ t},
gọi là tâm của X trong T. Khi đó CentT (X) là một nửa nhóm con của T.
CHỨNG MINH. Ta cần chỉ ra nếu x, y ∈ CentT (X), thì x ∗ y ∈ CentT (x). Thật vậy, với mọi
t ∈ T , ta có x ∗ t = t ∗ x và y ∗ t = t ∗ y, do đó
(x ∗ y) ∗ t = x ∗ (y ∗ t) = x ∗ (t ∗ y) = (x ∗ t) ∗ y = (t ∗ x) ∗ y = t ∗ (x ∗ y)

5
ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG

Vì thế (x∗y)∗t = t∗(x∗y) với mọi t ∈ T , dẫn đến x∗y ∈ CentT (X). Mệnh đề được chứng minh.

ĐỊNH NGHĨA 1.8 (Vị nhóm con)

Giả sử (V, ∗) là một vị nhóm với đơn vị e. Một tập con Y ⊂ V là một vị nhóm con
nếu e ∈ Y và nếu với mọi x, y ∈ Y, x ∗ y ∈ Y . Nói cách khác, Y ⊂ V là một vị nhóm con
khi và chỉ khi e ∈ Y và Y là một nửa nhóm con của T . Nhận xét rằng (Y, ∗) là một vị nhóm.

VÍ DỤ 1.16. Giá sử (V, ∗) là một vị nhóm với đơn vị e. Khi đó V và {e} là hai vị nhóm
con, gọi là các vị nhóm con tầm thường của (V, ∗).
VÍ DỤ 1.17.( Tiếp ví dụ 1.15). Xét nửa nhóm (R>0 , ·) với đơn vị 1. Viết R≥R = {r ∈ R :
r ≥ R}. Tập con R≥ 1 ⊂ R>0 là một vị nhóm con của (R>0 , ·). Ngược lại, R>1 , tuy là một
nửa nhóm con nhưng không phải là một vị nhóm con của (R>0 , ·) vì nó không chứa đơn vị 1.
MỆNH ĐỀ 1.3(Tâm của Vị nhóm). Gọi (V, ∗) là một vị nhóm với đơn vị e. Với mỗi tập con
X⊂ V, tâm CentV (X) là một vị nhóm con của (V, ∗).
CHỨNG MINH. Từ Mệnh đề 1.2 ta biết tâm CentV (X) là một nửa nhóm con của V . Mặt
khác, nhận xét rằng e ∈ V vì với mọi v ∈ V, e ∗ v = v ∗ e. Vì thế tâm CentV (X) là một vị nhóm
của (V, ∗).

1.4 Đồng cấu và Đẳng cấu


Một đồng cấu từ một cấu trúc đến một cấu trúc khác là một ánh xạ bảo toản cấu trúc.

ĐỊNH NGHĨA 1.9 (Đồng cấu nửa nhóm)


Giả sử (T, ∗) và (S, ◦) là hai nửa nhóm. Một ánh xạ f : T → S là một đồng cấu nửa
nhóm nếu với mọi x, y ∈ T, f (x ∗ y) = f (x) ◦ f (y).

Khái niệm đẳng cấu được đưa ra để phát biểu một cách chính xác thế nào là hai cấu trúc
giống nhau.

ĐỊNH NGHĨA 1.10 (Đẳng cấu nửa nhóm)


Giả sử (T, ∗) và (S, ◦) là hai nửa nhóm. Một ánh xạ f : T → S là một đồng cấu nửa
nhóm nếu:

(i) f là một song ánh.

(ii) f : T → S là một đồng cấu nửa nhóm.

(iii) f −1 : S → T là một đồng cấu nửa nhóm

GHI CHÚ : Nhận xét rằng 1T là một đồng cấu nửa nhóm với mọi nửa nhóm T . Nhận xét
rằng nếu f : T → S là một đẳng cấu nửa nhóm, thì f −1 : S → T cũng là một đẳng cấu nửa
nhóm.
MỆNH ĐỀ 1.4. Giả sử T,S,R là các nửa nhóm.

6
ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG

(1) Nếu f : T → S và g : S → R là hai đồng cấu nửa nhóm thì g ◦ f : T → R là một đồng cấu
nửa nhóm.

(2) Nếu f : T → S và g : S → R là hai đẳng cấu nửa nhóm thì g ◦ f : T → R là một đẳng cấu
nửa nhóm.

ĐỊNH NGHĨA 1.11 (Đồng cấu vị nhóm)


Giả sử (V, ∗) và (U, ◦) là hai vị nhóm với các đơn vị lần lượt là eV và eU . Một
ánh xạ f : V → U là một đồng cấu vị nhóm nếu f (eV ) = eU và với mọi
x, y ∈ V, f (x ∗ y) = f (x) ◦ f (y).

ĐỊNH NGHĨA 1.12 (Đẳng cấu vị nhóm)


Giả sử (V, ∗) và (U, ◦) là hai vị nhóm với các đơn vị lần lượt là eV và eU . Một ánh xạ
f : V → U là một đẳng cấu vị nhóm nếu:

(i) f là một song ánh.

(ii) f : V → U là một đồng cấu vị nhóm.

(iii) f −1 : U → V là một đồng cấu vị nhóm

GHI CHÚ : Nhận xét rằng 1V là một đồng cấu vị nhóm với mọi nửa nhóm V . Nhận xét rằng
nếu f : V → U là một đẳng cấu vị nhóm, thì f −1 : U → V cũng là một đẳng cấu vị nhóm.
MỆNH ĐỀ 1.5. Giả sử W,V,U là các vị nhóm.

(1) Nếu f : W → V và g : V → U là hai đồng cấu nửa nhóm thì g ◦ f : W → U là một đồng
cấu vị nhóm.

(2) Nếu f : W → V và g : V → U là hai đẳng cấu vị nhóm thì g ◦ f : W → U là một đẳng


cấu nửa nhóm.

1.5 Phép thử tính Tính kết hợp Light


Phép thử tính kết hợp Light là một thuật toán kiểm tra tính kết hợp của một phép toán hai
ngôi bằng cách sử dụng bảng tính Cayley. Ta sẽ mô tả tổng quát và chạy thuật toán Light trên
ví dụ sau:
VÍ DỤ 1.18. Phép toán hai ngôi ∗ trên tập hợp ∆={x,y,z} được cho bởi

∗ x y z
x y z y
y z y z
z y z y

Giả sử T là một tập hợp khác rỗng và ∗ là một phép toán hai ngôi trên T. Thuật toàn Light
kiểm tra tính chất kết hợp của ∗ bao gồm 3 bước.
Bước 1: Tìm một tập sinh S của (T, ∗).
VÍ DỤ 1.19. Ở đây Σ = {x} là một tập sinh của ∆ vì x1 = x, x2 = y, x3 = x2 ∗ x = y ∗ x = z.
Bước 2: Với mỗi phần tử s ∈ S, lập bảng tính Cayley cho tập hợp T với phép toán hai ngôi ∗s
cho bởi
x ∗s y = x ∗ (s ∗ y)
Bảng tính (T, ∗s ) này được lập bảng bằng ba bước:

7
ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG

(i) lấy hàng s của bảng (T, ∗) làm hàng đầu của (T, ∗s );

(ii) trích các cột tương ứng của (T, ∗) vào bảng (T, ∗s );

(iii) viết ra bảng (T, ∗s ).

VÍ DỤ 1.20. Tập sinh Σ của ∆ chỉ có 1 phần tử x, vì tế ta chỉ cần lập một bảng tính Cayley
cho (∆, ∗x ). Đầu tiên, hàng x của (∆, ∗) là (y, z, y):
y z y

Ta thêm vào 3 cột cho bảng (∆, ∗s ) lần lượt như sau: cột đầu tieenvaf cột thứ ba của (∆, ∗x ) là
cột y của (∆, ∗x ), đó là cột chứa (z, y, z) :
y z y
z z
y y
z z

Cột giữa của bảng (∆, ∗x ) là cột z của (∆, ∗), đó là cột chứa (y, z, y):
y z y
y
z
y

Vậy bảng (∆, ∗x ) là


∗x x y z
x z y z
y y z y
z z y z

Bước 3: Xét đẳng thức


(x ∗ s) ∗ y = x ∗ (s ∗ y)
nếu ta cố định x ,vế trái là hàng x ∗ s của bảng tính (T, ∗), và vế phải là hàng x của bảng tính
(T, ∗s ). Với mỗi phần tử s ∈S, ta kiểm tra tính kết hợp

(x ∗ s) ∗ y = x ∗ (s ∗ y)

như sau: với mỗi phần tử x ∈T, kiếm tra hàng x ∗ s của (T, ∗) và hàng x của (T, ∗s ) là giống
nhau. Tính kết hợp của ∗ được thỏa mãn khi và chỉ khi tất cả các cặp hàng này giống nhau.
VÍ DỤ 1.21 Bảng (∆, ∗) là
∗ x y z
x y z y
y z y z
z y z y

Bảng (∆, ∗x ) là
∗x x y z
x z y z
y y z y
z z y z

8
ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG

Ta kiểm tra sự giống nhau của 3 cặp hàng:

(i) hàng x ∗ x = y của (∆, ∗) và hàng x của (∆, ∗x ): cùng bằng (z, y, z);

(ii) hàng y ∗ x = z của (∆, ∗) và hàng y của (∆, ∗x ): cùng bằng (y, z, y);

(iii) hàng z ∗ x = y của (∆, ∗) và hàng z của (∆, ∗x ): cùng bằng (z, y, z).

Vậy (∆, ∗) thỏa mãn tính kết hợp và là một nửa nhóm. Ta thấy (∆, ∗) là một nửa nhóm giao
hoán, nhưng không phải là một vị nhóm vì nó không có đơn vị.
GHI CHÚ : Ta nhận thấy (∆, ∗) là một nửa nhóm và có một tập sinh chỉ gồm một phần tử.
Nửa nhóm (∆, ∗) là ví dụ của một nửa nhóm đơn sinh, nghĩa là một nửa nhóm có một phần
tử sinh

9
ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG

1.6 Ôn tập - Thực hành


Ôn tập

Bạn cần hiểu các kiến thức sau trước khi tiếp tục:

(1) Định nghĩa phép toán hai ngôi, tập ổn định, tập sinh.

(2) Các tính chất giao hoán, kết hợp của một phép toán hai ngôi. Đơn vị của một phép
toán hai ngôi.

(3) Định nghĩa nửa nhóm và vị nhóm.

(4) Định nghĩa nửa nhóm con và vị nhóm con.

(5) Dịnh nghĩa đồng cấu và dẳng cấu giữa các nửa nhóm vị nhóm.

(6) Chạy thuật toán Light trên một bảng tính Cayley.

Thuật ngữ tiếng Anh:

• phép toán hai ngôi: binary operation;

• tính kết hợp: associativity, tính giao hoán: commutativity;

• đơn vị: identity;

• ổn định: stable, tập ổn định: stable set, tập sinh: generating set;

• nửa nhóm: semigroup, vị nhóm: monoid;

• đồng cấu: homomorphism, đẳng cấu: isomorphism:

• đồng cấu nửa nhóm: semigroup homonorphism, đẳng cấu nửa nhóm: semigroup isomor-
phism;

• đồng cấu vị nhóm: monoid homomorphism, đẳng cấu vị nhóm: monoid isomor
phism;

• phép thử tỉnh kết hợp Light: Light’s associativity test;

• nửa nhóm đơn sinh: monogenic semigroup;

10

You might also like