You are on page 1of 7

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

Lê Minh Khuê
A. Tác giả:
 Sinh năm 1949, quê Tĩnh Gia - Thanh Hóa.
 Là nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
 Thuộc thế hệ các nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chông Mĩ, bắt đầu
viết văn từ những năm 1970.
B. Tác phẩm:
I) Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang
diễn ra ác liệt, bom Mĩ rải thảm trên tuyến đường Trường Sơn, chặt đứt con
đường huyết mạch từ miền Bắc chi viện cho miềnNam.
II) Chủ đề:
Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp giản dị trong tâm hồn, tính cách và phẩm chất anh
hùng của tuổi trẻ Việt Nam nói chung, của những thanh niên xung phong nói riêng
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
III) Tình huống truyện:
 Đó là tình huống đầy thử thách qua lần phá bom, công việc thường nhật của các
cô gái trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn.
 Tác giả đã đặt nhân vặt vào tình cảnh khắc nghiệt mà ranh giới giữa sự sống và
cái chết là rất mong mạnh và trong hoàn cảnh ấy, con người đã bộc lộ phẩm chất
của mình. Những cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường: Phương Định, Nho,
Thao là đại diện cho thế hệ trẻ VN thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tuy phải đối
mặt với hiểm nguy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, bất chấp khó khăn gian
khổ, giữ nguyên vẹn tâm hồn trong sáng, hồn nhiên đầy nhiệt huyết tuổi trẻ.
IV) Ngôi kể:
 Truyện kể từ ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định- nhân vật chính trong tác
phẩm.
 Tác dụng:
- Tạo điều kiện thuận lợi để miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật một cách chân
thực và sinh động.
- Tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên
tuyến đường Trường Sơn.
- Dễ dàng điều chỉnh nhịp kể, tăng tính chân thực cho câu chuyện.
V) Ý nghĩa nhan đề:
- NNSXX là một nhan đề lãng mạn, giàu chất thơ, mang nét đặc trưng của văn học
Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Hình ảnh NNSXX trở đi trở lại và mang nhiều ý nghĩa:
+ Nghĩa thực: gợi những vì sao tinh tú trên trời cao.
+ Nghĩa ẩn dụ (biểu tượng): Đó là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn trong sáng,
đầy mơ mộng, trẻ trung và những phẩm chất cách mạng vượt lên trên cái khốc
liệt của chiến tranh của những cô gái TNXP: Nho, Thao, Phương Định. Ba nữ
TNXP ấy là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Ngoài ra NNSXX còn là những ngôi sao trên bầu trời thành phố - hình ảnh
quê hương trong kí ức, hoài niệm, trong khát khao, hi vọng.
 Nhan đề góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

VI) Tóm tắt nội dung:


 Ba nữ TNXP Nho, Định, Thao làm thành một tổ trinh sát mặt đường, tại một
trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
 Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị.
 Nhiện vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp,
đánh dấu các trái bom đang nổ và phá bom.
 Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì phải thường xuyên chạy trên cao điểm
giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất kỳ. Họ phải đối mặt với thần
chết trong khi phá bom.
 Cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của trẻ, những giây phút
thanh thản, mơ mộng.
VII) Phân tích:
1. Vẻ đẹp của ba cô gái trinh sát mặt đường:
- Họ đều thuộc thế hệ những cô gái TNXP thời kì kháng chiến chống Mĩ mà
tuổi đời còn rất trẻ, thấm nhuần lí tưởng nên đã tạm xa gia đình, xa mái
trường, tình nguyện vào cái nơi mà sự mất còn chỉ diễn ra trong nháy mắt.
- Họ làm tổ trinh sát mặt đường gồm: Phương Định, Nho, chị Thao.
a. Hoàn cảnh sống chiến đấu:
 Họ sống trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường
Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn, sự hiểm nguy và ác liệt.
 Công việc của họ đặc biệt nguy hiểm: Phải chạy trên cao điểm cả ban ngày,
phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch; sau mỗi trận bom
phải đo khối lượng đất đã, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom.
 Công việc hằng ngày của các cô gái - một công việc nguy hiểm, luôn căng
thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh.
b.Những nét chung:
 Phẩm chất:
- Họ đều là những cô gái còn rất trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ.
- Dũng cảm, gan dạ, không sợ hi sinh: sẵn sàng nhận nhiệm vụ phá bom mà
không cần trợ giúp của đơn vị, dám đối mặt với thần chết mà không hề run sợ.
- Có tính đồng đội gắn bó, thân thiết; hiểu được tình hình, sở thích của nhau, chăm
sóc nhau rất chu đáo.
 Tâm hồn:
- Họ mang những nét tính cách đáng quý, đáng yêu của những cô gái trẻ: dễ xúc
cảm, nhiều ước mơ, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư.
- Họ sống hồn nhiên, thích ăn kẹo, thích hát và cũng thích làm đẹp trong cuộc
sống của mình.
-> Họ là những cô gái sống thật giản dị, hồn nhiên, yêu đời có tâm hồn trong
sáng và là những anh hùng phá bom trên tuyến đường Trường Sơn.
c. Những nét riêng: Mỗi người vẫn có những nét cá tính riêng:
 Nho là em út trong tổ trinh sát, tính trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ
nhàng, tâm hồn “mát mẻ như một que kem trắng”. Thế nhưng trong chiến đấu cô
lại rất dũng cảm, kiên định, có sức chịu đựng lớn..
 Chị Thao là chị cả trong đội trinh sát , có nhiều từng trải hơn. Chị mơ ước và dự
tính cho tương lai có vẻ thiết thực hơn. Nhưng cũng không thiếu những khát
khao, rung động của tuổi trẻ. Chị là một chỉ huy kiên định, cứng rắn, trong chiến
đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy.
 Phương Định là một cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng, hay sống với
những kỉ niêm tuổi thiếu nữ ở thành phố của mình.
 Cả ba cô gái đều có những nét tính cách đẹp đẽ, đáng yêu. Họ là những con
người sinh động từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm một cách tự nhiên. Ở họ
có sự kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng. Khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng
xông pha vào nơi nguy hiểm. Và cuộc sống ác liệt nơi chiến trường đã biến
những cô gái đáng yêu đó thành những anh hùng.
2. Nhân vật Phương Định:
a. Một cô gái xinh đẹp, nhạy cảm và lãng mạn: (tâm hồn trong sáng, mơ mộng)
- Những tưởng bom đạn, chiến tranh khiến cho tâm hồn xúc cảm của những TNXP
trở nên chai sạn, thô ráp, nhưng PĐ vẫn hiện lên mang những nét trẻ trung đầy nữ
tính.
- Cô quan tâm đến hình thức bên ngoài: luôn chăm chút cho ngoại hình và luôn tự
hào về một đôi mắt có cái nhìn sao mà xa xăm.
- Cô rất tự tin và tự hào về nét riêng của mình: cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa
loa kèn và tự đánh giá về ngoại hình của mình, thấy bản thân mình là một cô gái
khá.
- Cô thích làm duyên và đắm mình trong những cảm xúc riêng tư, thích ngắm
mình trong gương và làm điệu trước các anh bộ đội.
- Cô cũng rất hồn nhiên yêu đời và mang một tâm hồn mơ mộng:
+ Cô thích hát để quên đi những căng thẳng và thêm yêu đời, cô cứ thuộc một điệu
nhạc nào đó là cô bịa ra lời hát để ngân nga.
+ Hồn nhiên, vui thích, cuống cuồng trước cơn mưa đá bất ngờ giữa rừng.
+ Thả hồn trong những kỷ niệm xa xôi: Cô nhớ về những căn nhà nhỏ bên quảng
trường thành phố, những khung cửa sổ, những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội…
những kỷ niệm này nuôi dưỡng, sưởi ấm tâm hồn cô trong cuộc chiến tranh gian
khổ và ác liệt.
 PĐ vào chiến trường ba năm, hàng ngày phải đối mặt với những khó
khăn, gian khổ nhưng cô vẫn giữ nguyên vẹn thế giới tâm hồn của mình,
đó là biểu hiện của sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ đất Hà Thành.
b. Gắn bó yêu thương với tất cả đồng đội:
- Luôn quan tâm, lo lắng cho đồng đội: Khi đồng đội ở trên cao điểm, còn PĐ ở
trong hang để trực điện đài, cô gắt với đồng đội, sốt ruột chạy ra ngoài.
- Yêu thương, chăm sóc chu đáo cho đồng đội: cô bóc kẹo cho Nho ăn, khi Nho bị
thương thì lo lắng chăm sóc tận tình cho Nho và cảm thấy đau đớn như chính mình
bị thương.
- Cô thấu hiểu những cảm xúc tâm trạng chị Thao khi Nho bị thương và coi chị như
chị cả trong gia đình.

c. Nữ thanh niên xung phong mang phẩm chất anh hùng:


- PĐ đảm nhiệm một công việc vô cùng nguy hiểm, vất vả, nguy hiểm: cô thuộc tổ
trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn: “Khi bom nổ thì chạy lên đo khối
lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”
- PĐ rất quả cảm, kiên cường và giàu lòng yêu nước: Ba năm trên tuyến đường
Trường Sơn, phải đảm nhận một công việc mà dẫu đã làm bao nhiêu lần cũng không
thể quen, vẫn luôn thấy căng thẳng đến mức: “ thần kinh căng như chão và tim đập bất
chấp cả nhịp điệu”.
- Phẩm chất anh hùng của PĐ được Lê Minh Khuê thử thách trong một lần phá
bom nổ chậm. (Phá bom là công việc hết sức nguy, nhưng với PĐ và các cô gái TNXP
trong tổ trinh sát mặt đường, công việc đó được thể hiện như một thới quen. Tâm lí
cũng như phẩm chất của PĐ được miêu tả chính xác đến từng cảm giác, theo trình tự
thời gian). Cô đã:
+ Bình tĩnh, tự tin chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình khi đến gần quả bom, cô
không đi khom mà đi thẳng người như một sự thách thức.
+ Dũng cảm, gan dạ đối đầu với nguy hiểm: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả
bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt” nhưng cô không hề bỏ cuộc.
* Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, đối diện với quả bom, đối diện với cái chết im
lìm, tâm trạng của PĐ rất căng thẳng, nhất là khi thấy: “Vỏ bom nóng, 1 đầu cắm dưới
đất, biết đâu có dấu hiệu chẳng lành …Nhưng chính trong lúc nguy hiểm đó, PĐ vẫn
giục mình “nhanh lên một tí”và cảm giác của cô cũng trở lên sắc nhọn hơn. Cô vừa
khẩn trương, mau lẹ, vừa cẩn trọng đào đất xung quanh quả bom. .. Rồi cô tự tin thực
hiện thao tác phá bom.
* Khi chờ bom nổ: Tâm trạng hồi hộp, căng thẳng được đẩy lên cao độ, PĐ có
nghĩ tới cái chết nhưng là một cái chết mờ nhạt, điều cô quan tâm chính là “liệu mìn có
nổ, bom có nổ không?”…Đó là biểu hiện chân thực của người có tinh thần trách nhiệm
cao, quên mình trong công việc .
-> Như vậy bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cũng như ngôn ngữ độc thoại
nôi tâm… tác giả đã cho ta thấy được cái khốc liệt của chiến trường và vượt lên
trên cái khốc liệt đó, PĐ đã tỏa sáng phẩm chất anh hùng và thế giới tâm hồn
phong phú; Vẻ đẹp của PĐ tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ.

C) Luyện tập :
Bài tập 1:
a) Người kể chuyện trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi là ai? Cách chọn vai kể ấy
có ý nghĩa nghệ thuật gì?
b) Kể tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ Văn 9 có cùng đề tài với tác
phẩm này.
c) Trong đoạn trích sau có mấy câu rút gọn, hãy chép lại những câu văn đó:
(1) Chúng tôi bị bom vùi luôn. (2) Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt
láp lánh. (3) Cười thì hàm răng lóe lên khuôn mặt nhem nhuốc. (4) Những lúc đó
chúng tôi gọi nhau là “ những con quỷ mắt đen”.
Gợi ý:
a) Người kể- ý nghĩa.
b) HS kể đúng tên 2 tác phẩm.
c) 2 câu rút gọn. (câu 2,3)
Bài tập 2: Cho đoạn văn sau:
Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi.
Có bạn A cho rằng đoạn văn trên có thể được viết như sau:
Chỉ có Nho, Chị Thao với bom ngoài kia còn tôi ngồi đây và cao xạ đặt bên kia quả
đồi.
Theo em viết như vậy có ảnh hưởng gì đến hiệu quả diễn đạt?
Gợi ý:
Đoạn văn có 2 vế câu rất ngắn, mỗi câu là một cum từ  tạo ra sự căng thẳng dồn
nén đến ngat thở. Câu văn viết theo nhịp nhanh, cô đọng tỉnh lược mà làm nổi bật
từng hình ảnh mà Phương Định đang quan tâm. Điều đó thể hiện rõ sự quan tâm
của cô với chị Thao và Nho. Giúp người đọc thấy được sự ác liệt hiểm nguy vì bom
đạn luôn kề cận bên các cô thanh niên xung phong.

Bài tập 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu Phân tích tâm hồn trong
sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm của nhân vật Phương Định.
Gợi ý:
- Tâm hồn trong sáng, mơ mộng: (Chú ý phẩm chất ở mục a.)
- Cô là cô gái dũng cảm một ngày phá tới 5 quả bom, mỗi lần phá bom là một thử
thách…nhưng cô làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng hy sinh vì đất
nước...

Bài tập 4: Qua truyện Những ngôi sao xa xôi, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của
những cô thanh niên xung phong? Từ đó, em học tập được những đức tính tốt đẹp
nào của họ?
- Đó là vẻ đẹp giản dị, hồn nhiên , tươi trẻ.
- Họ còn đẹp hơn nữa bởi ý chí vượt lên khó khăn, nguy hiểm, tinh thần trách nhiệm
với công việc.
- Đặc biệt họ là những con người tuổi còn trẻ, luôn yêu đời, yêu cuộc sống những vẫn
sẵn sàng hy sinh vì đất nước.
* Học sinh tự bộc lộ những suy nghĩ của mình (học sinh nêu ra những đức tính tốt đẹp của
các nhân vật trong truyện).
D, BÀI TẬP (mở rộng):
Bài 1:
a. Cho những từ ngữ gạch chân trong đoạn trích sau có tác dụng liên kết câu chưa
chúng với câu nào? Đó là phép liên kết nào?
Dường như nhân vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim
đòng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên con số vĩnh cửu. Còn dằng kia, lửa
đang chui vào bên trong dây mìn, chui vào ruột quả bom...
b. Xác định phần phần khởi ngữ trong đoạn sau:
“Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”

Bài 2:
“Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới
chân cái hầm ba-ri-e cũ”.
a. Những câu văn trên viết về sự việc gì trong câu truyện.
b. Nếu các cau trên là: “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phá hai quả dưới lòng
đường. Chị Thao phá một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ” thì cấu trúc của câu thay
đổi như thế nào? Vậy cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn táy
và gợi cảm xúc như thế nào?
c. Viêt sđoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đoạn có sử dụng câu có thành phần khởi
ngữ. Nội dung trình bày cảm xúc của em về những nét chung về phẩm chất và tâm hồn
của những cô gái trong tổ trinh sát mặt đường ở tác phẩm trên.
Bài 3: Trong truyện ngắn NNSXX, nhà văn lê Minh Khuê viết:
“... Đại đội trưởng hỏi chúng tôi có cần người không. Tôi bảo không. Như mọi lần, chúng
tôi sẽ giải quyết hết.
- Hay lắm, cảm ơn các bạn !- Đại đội trưởng cảm ơn – cả đơn vị đang làm đường cho 1
trung đoàn tên lửa qua rừng. Đi từ sáng không ngủ .Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng
nhé”
(Trích Ngữ văn 9 tập 2 –trang 117)
a. Nêu hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường.
b. Xác định một thành phần biệt lập trong đoạn văn bản trên.
c. Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa cảm ơn
trong cuộc sống.
Bài 4:
a. Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau:
“Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc
hang”.
b. Chi tiết trận mưa đá ở cuối truyện có ý nghĩa gì?
Bài 5: Đọc đoạn trích sau:
... “Đường bị đánh lở loét, màu đát đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh.
Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá
to. Một vài thùng xăn hoặc ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”...
a. Nêu ngôi kể và tác dụng của ngôi kể trong đoạn trích trên?
b. Đoạn trích gợi nhớ khổ thơ nào trong bài thơ BTVTĐXKK của PTD.
c. Trong chương trình Ngữ văn 9, những truyện nào khác cũng đề cập đến ảnh hưởng của
chiến tranh tới đời sống con người.

You might also like