You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ HỌC KÌ I

A- Tự Luận:

Câu 1: Phân tích tác động của người Giéc-man đối với quá trình hình thành
quan hệ sản xuất phong kiến:

- Nêu sự sụp đổ của đế quốc Roma: năm 476, ĐQ Roma bị người Giecman xâm
chiếm dẫn đến diệt vong.

-Hoạt động của người Giecman:

+Xóa bỏ, thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, lập ra vương quốc mới của người
GM như vương quốc của người Ăng-glo Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, VQ
Tây Gốt, Đông Gốt,…

+Người GM tự vưng vương và phong cấp tước vị cho nhau như bá tước,
công tước, nam tước… => hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.

+Chiếm ruộng đất của chủ nô Roma và chia cho nhau => ưu tiên cho các
tướng lĩnh, thủ lĩnh, quý tộc của thị tộc, bộ lạc được phần nhiều hơn.

 Hình thành lực lượng xã hội mới: Quý tộc vũ sĩ, Nông dân.

+Từ bỏ tôn giáo nguyên thủy (tôn giáo của người GM) và đi theo Kito Giáo
của người RM. Cho xây dung nhà thờ, ban cấp ruộng đất theo tước vị cho quý tộc
và nhà thờ => xuất hiện quý tộc tăng lữ.

-Tác động:

+Đưa đến sự ra đời của các vương quốc mới trên lãnh thổ Roma

+Xóa bỏ chủ nô, giải phóng nô lệ => quan hệ bóc lột và nền dân chủ chủ nô
không còn.

 Sự hình thành của các lực lượng xã hội mới; quan hệ sản xuất bóc lột mới
phong kiến:

*Quý tộc: Quý tộc vũ sĩ, Quý tộc tăng lữ => những người có địa vị, kinh tế, chính
trị => trở thành lãnh chúa, là giai cấp thống trị và bóc lột.

minhanh nè
*Nông nô: -Xuất thân từ nô lệ được giải phóng; nông dân bị mất ruộng đất

-Nhận ruộng đất của lãnh chúa để sản xuất => bị lệ thuộc thân phận vào lãnh chúa
=> phải nộp tô thuế, làm nghĩa vụ lao dịch cho lãnh chúa.

 Quan hệ bóc lột: Lãnh chúa – Nông nô qua tô, ruộng

Câu 2: Vai trò của nông nô trong lãnh địa:

-Khi người GM tấn công đế quốc RM (476), những hoạt động của họ đã đưa đến
sự ra đời của các lực lượng mới trong xã hội và hình thành quan hệ bóc lột mới
giữa: Lãnh chúa – Nông nô

-Vai trò của người nông nô:

+Là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.


-Xuất thân từ nô lệ được giải phóng; nông dân bị mất ruộng đất

-Nhận ruộng đất của lãnh chúa để sản xuất => bị lệ thuộc thân phận vào lãnh chúa => phải
nộp tô thuế, làm nghĩa vụ lao dịch cho lãnh chúa.

Vì kinh tế chính trong lãnh địa là sản xuất nông nghiệp mà nông nghiệp gắn
liền với nông nô => đây chính là lực lượng sản xuất chính, tạo của cải, vật chất cho
xã hội.

+Mọi thứ trong lãnh địa như lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép…
đều do nông nô sản xuất

 Nông nô chính là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

Câu 3: Vai trò của thành thị:

- Sự ra đời của thành thị: Đầu thế kỉ XI, do sự phát triển của kinh tế hàng
hóa, sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm. Các thợ thủ công và
thương nhân trốn khỏi lãnh địa hoặc chuộc lại thân phận => tìm đến ngã ba, ngã tư
đường để dễ dàng trao đổi sp

=> thành thị được hình thành

- Trong thành thị, hoạt động chính là sản xuất thủ công và buôn bán, tổ chức
thành các phường thủ công và thương hội, đặt ra những quy chế riêng (phường
minhanh nè
quy). Dân cư chủ yếu là thương nhân và thợ thủ công, họ được tự do, không lệ
thuộc vào lãnh chúa.

- Vai trò:

+Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp trong lãnh địa;
thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường làm cho yếu tố kinh tế hàng hóa giản đơn
phát triển.

+Tác động tích cực làm suy yếu chế độ phong kiến phân quyền, hình
thành chế độ phong kiến tập quyền. Từ đó thống nhất quốc gia, thống nhất dân tộc.

+Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

+Đem đến không khí tự do và mở mang tri thức, tạo tiền đề cho sự ra
đời của các trường đại học lớn như Oxford, Sorbonne, Bologna,…

 Sự ra đời của thành thị làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa ở châu Âu có
những chuyển biến rõ rệt, đưa xã hội Tây Âu bước vào giai đoạn mới.

 Thành thị ra đời và phát triển chính là biểu hiện của sự phát triển chế độ
phong kiến ở châu Âu hay nó còn được ví như “bông hoa rực rỡ nhất của
thời trung đại”

Câu 4: Hệ quả của phát kiến địa lí:

- Do sự phát triển của sản xuất, nhu cầu của con người về hương liệu, vàng
bạc, thị trường ngày càng tăng. Con đường buôn bán giữa phương Tây, phương
Đông bị người A-rập khống chế. Do đó, với nhu cầu tìm ra những con đường mới,
đó là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.

- Con người đã nhờ vào sự phát triển tiên tiến của KH-KT: sử dụng la bàn,
máy đo góc thiên văn để hỗ trợ khi đi biển; vẽ được bản đồ, hải đồ; có những hiểu
biết tương đối chính xác về Trái Đất; đóng được tàu lớn… và được chính quyền
ủng hộ. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám
hiểm vào khoảng cuối TK XV, đầu TK XVI (Đi-a-xơ đi qua vòng cực Nam Châu
Phi, Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới…)

- Hệ quả:

minhanh nè
**Tích cực

+Mang lại cho con người hiểu biết, tri thức mới (về Trái Đất…), con
đường mới, dân tộc mới, vùng đất mới, nền văn hóa mới.

+Giao lưu văn hóa được mở rộng. Một nền văn hoá thế giới bắt đầu
hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các loại sách, các tập du kí và bản đồ
địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hoá và văn minh
khác nhau.

+Con đường thương mại phát triển và mở rộng, hình thành con đường
thương mai quốc tế. Đưa người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng
thương.

+Thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, đặc biệt là buôn bán đường
biển. Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, làm cho đời sống thành thị nơi đây trở
nên phồn vinh.

+Dẫn tới sự nảy sinh và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đồng thời
thúc đẩy làm suy yếu và sụp đổ chế độ phong kiến ở châu Âu.

 Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực
giao thông và tri thức.

**Tiêu cực

+Quá trình thực dân và buôn bán nô lệ. Các nước châu Âu đi xâm
chiếm, bóc lột trở thành các nước thực dân. Các nước bị bóc lột gọi là thuộc địa.
Họ bóc lột, vơ vét được nhiều của cải quý như vàng bạc, châu báu ở châu Á, châu
Mĩ, châu Phi mang về châu Âu làm kinh tế nơi đây phát triển phồn thịnh. Đồng
thời, họ còn buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi đưa sang châu Mĩ bắt ép, bóc lột
sức lao động….

minhanh nè

You might also like