You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC HKI

(PHẦN TỰ LUẬN)

Câu 1: Giải thích các hiện tượng:

a. Tại sao rau sống cần phải ngâm vào nước muối hoặc thuốc tím pha
loãng từ 5-7 phút?

- Vì khi ngâm rau vào nước muối, nước muối là môi trường ưu trương nên
nước trong tế bào vi sinh vật trong rau sẽ bị hút ra ngoài (hiện tượng co nguyên
sinh), tế bào vi sinh vật không phân chia được. Vì thế nên vi sinh vật sẽ chết, rau
sạch hơn. Mục đích ngâm trong nước muối là để khử sạch vi sinh vật, vi khuẩn,
trứng giun… bám trong rau, bảo vệ sức khỏe chúng ta.

- Thuốc tím có tính oxi hóa mạnh, gây ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật
có trong rau.

- Lưu ý không nên ngâm trong xà phòng, vì nó chỉ có công dụng như chất
tẩy rửa, không thể khử khuẩn, diệt vi sinh vật trong rau.

b. Tại sao sau khi chẻ rau sống rồi ngâm vào nước sạch thì cây rau lại bị
cong ra ngoài?

- Vì lớp ngoài cùng của cây rau là lớp cutin có ngấm nước nhưng không bị
dãn nở bởi nước. Trong khi tế bào bên trong của rau thì ngấm nước và bị dãn nở
trong nước. Vì thế nên khi chẻ rau, rồi ngấm vào nước sạch đã làm lộ phần tế bào
rau bên trong ra ngoài nước. Nước lại là môi trường nhược trương, nước từ ngoài
sẽ đi vào bên trong tế bào rau và làm phồng phần tế bào rau phía trong lên, lớp
cutin bên ngoài giữ nguyên hình dạng ban đầu => Cây rau sẽ cong ra bên ngoài.

c. Nêu và giải thích hiện tượng nếu cho tế bào hồng cầu vào nước muối,
nước cất?

- Khi cho tế bào hồng cầu vào nước muối, nước muối là môi trường ưu
trương, nước trong tế bào hồng cầu sẽ đi ra ngoài và tb hồng cầu khi đó sẽ bị xẹp,
teo lại. (hiện tượng co nguyên sinh)

- Khi cho tb hồng cầu vào nước cất, nước cất là môi trường nhược trương
nên xảy ra hiện tượng phản co nguyên sinh, nước bên ngoài sẽ đi vào bên trong tb
minh anh nè
hồng cầu, làm nó phồng lên và vỡ ra, các sắc đỏ đi ra ngoài làm cho nước có màu
đỏ.

Câu 2: Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng?

- Cấu tạo: 1 phân tử bazo nito adenine, đường ribozo (C5H10O5), 1 nhóm
photphat PO4

- ATP là một hợp chất cao năng, vì lien kết giữa hai nhóm photphat mang
tích điện âm được gọi là lien kết cao năng. Hai nhóm photphat đó cùng mang điện
tích âm nên có xu hướng đẩy nhau làm hai nhóm photphat ngoài cùng dễ bị phá vỡ
là giải phóng năng lượng.

- Năng lượng được truyền cho các hợp chất khác để ATP tạo thành ADP
theo sơ đồ chuyển hóa sau:

ATP ADP + Pi + 7,3 kcal

- Vai trò:

+Cung cáp năng lượng để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.

+Giúp vận chuyển các chất qua màng sinh chất

+Sinh công cơ học

Câu 3: Lấy ví dụ về quá trình đồng hóa, dị hóa:

a. Đồng hóa: qt tổng hợp protein/lipit/glicozen từ glucose/cacbonhidrat.., qt


quang hợp, nguyên phân, tập thể dục để xây dựng khối cơ bắp,…

b. Dị hóa: qt tiêu hóa, hô hấp tế bào, hô hấp, chu trình crep…

Câu 4: Sơ đồ ức chế ngược (SGK) lười làm lắm hihi

Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:

-Nhiệt độ: Mỗi enzim chỉ phù hợp với một nhiệt độ tối ưu nhất định. Với
cùng một lượng cơ chất, nhiệt độ càng tăng cao (chưa vượt qua nhiệt độ tối ưu) thì
hoạt tính của enzim càng mạnh, tốc độ phản ứng nhanh, nhưng nếu nhiệt độ cao
quá so với nhiệt độ tối ưu thì hoạt tính của enzim sẽ không tăng mà thậm chí có thể
giảm/mất đi.
minh anh nè
-Độ pH: Mỗi enzim chỉ phù hợp với một độ pH nhất định. Ở môi trường có
độ pH đó thì enzim hoạt động mạnh nhất. Khi lệch sang hai phía của độ pH tối
thích, hoạt tính của enzim sẽ giảm xuống. VD: enzim pepsin trong dạ dày phù hợp
với độ pH là 2, trypsin trong tuyến tụy/ruột non hoạt động tối ưu ở độ pH là 8.5…

-Nồng độ enzim: Với cùng một lượng cơ chất, nồng độ enzim càng cao thì
hoạt tính của enzim càng mạnh, tốc độ phản ứng càng nhanh

-Nồng độ cơ chất: Với cùng một lượng enzim, khi tăng lượng cơ chất thì ban
đầu hoạt tính của enzim sẽ tăng, tốc độ phản ứng nhanh nhưng dần dần sẽ không
tăng mà thậm chí giảm xuống/mất đi do khi đó lượng enzim đã dùng hết..

-Chất hoạt hóa enzim: làm tăng hoạt động của enzim làm cho tốc độ phản
ứng nhanh

-Chất ức chế enzim: làm ức chế hoạt động của enzim, tốc độ phản ứng chậm

Câu 6: Tại sao khi tăng nhiệt độ lên cao thì enzim bị mất hoặc giảm hoạt tính?

-Do enzim được cấu tạo từ protein hoặc protein kết hợp với chất khác
(coenzim) nên khi tăng nhiệt độ lên cao hơn so với nhiệt độ tối ưu thì protein sẽ bị
biến tính, mà protein vốn bị ảnh hưởng chủ yếu ở cấu trúc bậc 3, nghĩa là cấu trúc
bậc 3 của protein khi đó bị thay đổi, bị phá vỡ dẫn tới enzim cũng sẽ mất hoặc
giảm.

minh anh nè

You might also like