You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI NIÊN LUẬN


ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG CÁO FACEBOOK: GIẢM
THIỂU CHI PHÍ QUẢNG CÁO CHO DOANH NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. Nguyễn Thị Vũ Hà


SINH VIÊN THỰC HIỆN : Trịnh Minh Hằng
MÃ SINH VIÊN : 18050448
LỚP : QH2018E KTQT CLC6
NGÀNH : Kinh tế quốc tế
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO : CLC

HÀ NỘI, 07/2021

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3
1. TỔNG QUAN VỀ FACEBOOK ADS ........................................................... 4
1.1. Facebook Ads là gì? .................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về Facebook Ads.............................................................. 4
1.1.2. Cách tính chi phí quảng cáo trên Facebook Ads ............................ 5
1.1.3. Các hình thức quảng cáo trên Facebook Ads.................................. 5
1.1.4. Các loại định dạng quảng cáo Facebook Ads.................................. 8
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC QUẢNG CÁO QUA FACEBOOK ADS
......................................................................................................................... 13
2.1. Facebook ads nhắm vào mục tiêu khách hàng .................................... 13
2.1.1. Nhu cầu của khách hàng. ................................................................ 13
2.1.2. Xác định khách hàng mục tiêu trên Facebook. ................................... 16
2.1.3. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu. ......................................... 18
3. THỰC TRẠNG CỦA FACEBOOK ADS TẠI VIỆT NAM ..................... 20
3.1. Doanh thu Facebook Ads tại Việt Nam ................................................ 20
3.2. Chiến dịch Facebook Ads tác động đến các công ty tại Việt Nam. .... 21
3.3. Sản phẩm phù hợp để quảng cáo .......................................................... 24
4. HIỆU QUẢ CỦA FACEBOOK ADS .......................................................... 25
4.1. Lợi ích của Facebook ads đem lại. ........................................................ 25
4.1.1. Ưu điểm ............................................................................................. 25
4.1.2. Nhược điểm ...................................................................................... 27
4.2. Đo lường hiệu quả quảng cáo Facebook .............................................. 28
4.2.1. Các chỉ số hiệu suất (Performance Metrics).................................. 28
4.2.2. Các chỉ số phân phối (Delivery Metrics)........................................ 30
4.2.3. Các chỉ số hành động (Engagement Metrics) ................................ 32
4.2.4. Các chỉ số tương tác video (Video Engagement Metrics) ............ 34
5. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP .... 36
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 39
LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thương mại điện tử đã và đang trở thành một xu thế tất yếu và thu hút được rất
nhiều các doanh nghiệp Việt Nam, giúp họ đáp ứng được yêu cầu phát triển xu thế
hội nhập nền kinh tế thế giới. Thương mại điện tử đã và đang thay đổi thế giới
cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và
đời sống. Với sự phổ biến của Internet và thương mại điện tử (TMĐT) như vậy.
Hiện nay, mạng xã hội đã trả thành một công cụ gần như không thể thiếu k ngày
của rất nhiều người tham gia Internet, đặc biệt là giới trẻ. Nó giúp cho người tham
gia có thể tìm hiểu thông tin, kết nối với bạn bè, mở rộng mối quan hệ, và cũng
giúp họ có thời gian thư giãn sau khi học tập và làm việc. Facebook là một trong
những trang mạng xã hội (MXH) phổ biến nhất trên thế giới.
Mạng xã hội hiện nay đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
của nhiều người, thời gian trung bình mỗi người xử dụng để lướt các mạng xã hội
trong đó có Facebook ngày càng tăng. Do đó đây trở thành một kênh hiệu quả để
doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình.
Các doanh nghiệp đã nhận thấy rằng nếu truyền thông trên MXH Facebook này
sẽ có lượng khách hàng tiền năng ghé thăm lớn thay vì sử dụng những chiến lược
quảng cáo khác tốn kém hơn. Thông qua đó các doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận
thấy nhu cầu khách hàng hơn. Đây là một trong những xu hướng mới của các doanh
nghiệp muốn lấn sâu sang thị trường TMĐT để quảng bá thương hiệu. Bên cạnh
đó, công cụ quảng cáo của Facebook (Facebook Ads) cho phép doanh nghiệp thiết
lập tệp đối tượng theo mong muốn giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn nữa trong việc
tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình, từ đó nâng cảo
tỉ lệ chuyển đổi, giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, việc xuất hiện thường xuyên trên mạng xã hội cũng giúp nâng cao độ
nhận diện thương hiệu, giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp nhiều hơn và từ đó
mở rộng thì phần của doanh nghiệp mình.
Chính vì thấy được những điều như trên, nhận ra tầm quan trọng của quảng cáo
qua mạng xã hội đặc biệt là Facebook với công cụ Facebook Ads, em lựa chọn chủ
đề: “Đề xuất nâng cao hiệu Quảng cáo Facebook: quả và giảm thiểu chi phí quảng
cáo cho doanh nghiệp”. Mong muốn rằng từ đó có thể làm rõ hơn tầm quan trọng
của Facebook Ads, đồng thời đem đến những giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp.

3
1. TỔNG QUAN VỀ FACEBOOK ADS
1.1. Facebook Ads là gì?
1.1.1. Khái niệm về Facebook Ads
1.1.1.1. Khái niệm
Facebook Ads (viết tắt của Facebook Advertising) là một dịch vụ quảng cáo
của Facebook. Đây là dạng quảng cáo được trả phí để hiển thị những chương trình
khuyến mãi, ưu đãi hoặc sản phẩm đến những đối tượng khách hàng tiềm năng
trên Facebook và những mạng xã hội liên kết với Facebook. Chờ đã, vậy có nghĩa
là bạn có thể quảng cáo trên Facebook? Nếu đấy là phản ứng của bạn sau khi nghe
định nghĩa Facebook Ads thì bạn có vẻ hơi đi sau thời đại “nhiều” chút rồi. Nhưng
đừng lo lắng, tôi đang giúp bạn đây.
Facebook đảm bảo tích cực thi hành các chính sách giúp bảo vệ trải nghiệm
của doanh nghiệp đối với các mạng quảng cáo và với các ứng dụng của bên thứ
ba. Bạn có thể chạy quảng cáo trên Facebook với bất kì ngân sách nào. Ngoài ra,
bạn có thể dùng các công cụ đánh giá của Facebook cho phép xem hiệu quả và kết
quả của chiến dịch bạn đang quảng cáo.
So với những hình thức quảng cáo truyền thống, Facebook sở hữu điểm ưu
việt hơn là có thể tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu, với tệp khách
hàng có thể tiếp cận lên tới con số đáng kinh ngạc. Giả dụ, bạn là một doanh nghiệp
bán mỹ phẩm với mức giá bình dân, đối tượng khách hàng bạn muốn nhắm tới là
học sinh sinh viên hoặc nữ giới tầm 18-30 tuổi, Facebook sẽ xác định được cụ thể
tệp bán hàng dành cho bạn. Bằng cách đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa
chi phí quảng cáo và gia tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng nhờ tiếp cận đúng với
đối tượng khách bạn mong muốn.a

1.1.1.2. Cách nhận biết Facebook Ads


Bởi vì Facebook nhận được rất nhiều dữ liệu từ người dùng (tất cả đều nhập
thông tin một cách tự giác về độ tuổi, giới tính, địa điểm và sở thích). Nên họ biết
được những người này là ai và thích gì.
Bởi vì lẽ trên, Facebook hiểu rất rõ về khách hàng của họ. Do đó họ có thể
“phân phát” những target ads (quảng cáo nhắm đến đối tượng). Bao gồm những
món hàng đến những người dùng có khả năng sẽ mua.

4
Có một vài tính năng mà quảng cáo Facebook nào cũng có. Và chính những
tính năng này đã phanh phui bản chất quảng cáo của nó.
Thông thường, những bài đăng quảng cáo sẽ có dòng "Được tài trợ"
(Sponsored) xuất hiện trên Bảng tin, Story của Facebook, Messenger, Instagram
hoặc xuất hiện trên Facebook Audience Network (Quảng cáo ở các ứng dụng và
trang thứ 3).
1.1.2. Cách tính chi phí quảng cáo trên Facebook Ads
Bạn sẽ chỉ phải trả tiền khi quảng cáo của bạn được người dùng click vào,
lượt like, chia sẻ hay tương tác truy cập vào website của bạn. Mức giá chi phí càng
cao thì quảng cáo của bạn càng có cơ hội xuất hiện nhiều hơn trên Facebook.
CPC: CPC là chữ viết tắt tiếng Anh của từ Cost per Click, đây là hình thức
quảng cáo trả phí được thanh toán dựa vào số click/bấm vào quảng cáo. Góp phần
mang lại hiệu quả lợi nhuận cho các doanh nghiệp
Bạn chỉ bị tính khi mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn, đó là lí do rõ
ràng nhất để bạn lựa chọn hình thức quảng cáo CPC. Điều này có nghĩa là bạn có
thể có được hàng ngàn “hiển thị miễn phí”. Tuy nhiên, nếu bạn có ngân sách thấp
(5 đô la một ngày hoặc thậm chí 20 đô la) và bạn không có thời gian để tối ưu hóa
thì lựa chọn tối ưu cho bạn là hình thức quảng cáo CPC.
Bên cạnh đó, CPC còn là một hệ thống quảng cáo thông minh cho phép lựa
chọn khách hàng phân vùng mục tiêu theo nhiều tiêu chí phân khúc ( tuổi, giới
tính,vị trí địa lí,…)
CPM: CPM (cost per 1000 impressions): giá mỗi 1000 lần hiển thị, số lần
hiển thị như số lượt xem. Khi chạy quảng cáo CPM, các doanh nghiệp/ cá nhân
phải đặt giá thầu mong muốn cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo và tùy chọn vị
trí đặt quảng cáo để hiển thị banner quảng cáo ở đâu trên website hay blog và các
chính sách đi kèm, mức giá của các gói CPM sẽ khác nhau.
CPM được tính tổng số tiền đã chi tiêu cho một chiến dịch quảng cáo chia
cho số lần quảng cáo đó được hiển thị sau đó nhân với 1000. Ví dụ bạn đã bỏ ra
50$ quảng cáo và được 10.000 lần hiển thị thì CPM sẽ là 5$.
1.1.3. Các hình thức quảng cáo trên Facebook Ads
1.1.3.1. Facebook Lead Ads
Facebook tạo ra Lead Ads để giúp người dùng và doanh nghiệp tương tác
một cách tự nhiên hơn, cho dù ở bất cứ nơi đâu. Thay vì hướng người dùng đến

5
một trang đích để xem thông tin ưu đãi thì Facebook Lead Ads sẽ cho phép khách
hàng truy cập vào quảng cáo của bạn mà không cần phải rời khỏi trang Facebook.
Facebook Lead Ads cũng được thiết kế hướng người dùng và sẽ tự động
điền bất cứ thông tin nào mà nó có thể thu thập được, như tên, địa chỉ email, hoặc
số điện thoại, để giảm bớt các bước mà người dùng cần thực hiện.
Khi khách hàng tiềm năng thấy quảng cáo của bạn trên Facebook, họ có thể
đăng ký để nhận ưu đãi hoặc yêu cầu cung cấp thêm thông tin - như demo sản
phẩm, hàng dùng thử, hoặc hướng dẫn, mà không cần rời khỏi trang Facebook.
Đây cũng chính là mẹo, kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook hiệu quả, làm tăng
tỷ lệ chuyển đổi một cách đáng kể.

1.1.3.2. Video Ads


Khi bạn muốn tìm một nền tảng phù hợp để quảng cáo video, thì Facebook
là tùy chọn đáng tin cậy nhất. Trên thực tế, người dùng xem khoảng 100 triệu giờ
video trên Facebook mỗi ngày, và 85% trong số đó là video bị tắt tiếng.
Hình thức chạy quảng cáo trên Facebook bằng video sẽ cho phép bạn quảng
bá các tính năng của sản phẩm, thu hút người xem với các âm thanh và hình ảnh
lôi cuốn, kết nối và khuyến khích mọi người mua hàng. Video ads cũng là một
cách hoàn hảo để tăng cường nhận diện thương hiệu và Re-target đối tượng khách
hàng tiềm năng dựa vào độ dài video mà họ đã xem. Trên các thiết bị di động,
người dùng thường thích xem các video ngắn, khoảng 15 giây. Các doanh nghiệp
có thể tận dụng lợi thế này để quảng bá về thương hiệu của mình và thu hút người
xem một cách ngắn gọn nhất.

1.1.3.3. Carousel Ads


Carousel ads là quảng cáo theo kiểu vòng xoay với nhiều sản phẩm và có
hiệu quả cao gấp 10 lần những hình thức quảng cáo trên Facebook thông thường
khác.
Carousel ads, hay còn gọi là Multi-Product Ads được thiết kế nhằm 3 mục
đích chính: thu hút khách truy cập website, tăng tỷ lệ chuyển đổi, và cải thiện kết
quả marketing. Nó có thể hiển thị tới 3 loại sản phẩm khác nhau trên cùng một đơn
vị quảng cáo trên bảng tin của người dùng trên máy tính hoặc điện thoại di động.
Mỗi sản phẩm trong Carousel ads sẽ có tên, mô tả, và liên kết sản phẩm riêng.
Carousel ads sẽ hiệu quả nhất khi kết hợp với Custom Audience (công cụ
tạo đối tượng tùy chỉnh) trên website. Chỉ cần bạn cho hiển thị top 3 sản phẩm bán

6
chạy nhất thì tỷ lệ nhấp chuột sẽ được cải thiện đáng kể. Bạn cũng có thể tạo
carousel ads dựa trên lượt truy cập website có chứa sản phẩm, sau đó hiển thị sản
phẩm được xem nhiều nhất, cùng với 2 sản phẩm có liên quan khác để đa dạng hóa
sản phẩm.

1.1.3.4. Boosted Page Posts (Quảng cáo bài viết)


Quảng cáo bài viết là một trong các hình thức quảng cáo trên Facebook đơn
giản nhất hiện nay. Mỗi khi bạn đăng một thứ gì đó lên Facebook Page, Facebook
sẽ gợi ý bạn tiếp cận nhiều người dùng hơn với chức năng quảng cáo bài viết
(Boosted Page Post)
Quảng cáo bài viết từ Facebook Page là một cách đơn giản và nhanh chóng
để hiển thị nội dung với những người có thể sẽ quan tâm, giúp tăng tăng tác cho
bài viết và tăng lượng độc giả của Page. Cho dù bạn không có kinh nghiệm quảng
cáo trên Facebook thì việc làm này vẫn sẽ mang lại những lợi ích nhất định.

1.1.3.5. Link Click Ads


Link click ads là hình thức quảng cáo trên Facebook tích hợp với website,
hướng khách hàng đến website khi họ click vào quảng cáo. Đây là một cách tuyệt
vời để bạn đo lường mức độ quan tâm của người xem, ở trong hoặc ngoài
Facebook. Nó sẽ giúp quảng bá cho website và dẫn trực tiếp khách hàng tiềm năng
đến trang đích.
Một điểm cộng của Link click ads là cho dù khách hàng nhấp chuột vào đâu
thì cũng không phải và vấn đề. Tất cả quảng cáo, từ phần ảnh trở xuống sẽ là một
nút ấn khổng lồ để dẫn khách hàng tới trang đích, giúp bạn tăng tỷ lệ nhấp chuột
lên gấp nhiều lần. Ngoài ra, hình thức quảng cáo Facebook này có thể được sử
dụng ở bất cứ đâu, cho phép bạn hiển thị cùng một quảng cáo trên nhiều bảng tin
khác nhau và tiếp cận nhiều người xem hơn.

1.1.3.6. Canvas Ads


Canvas ads là trải nghiệm quảng cáo toàn màn hình, giúp rút ngắn khoảng cách
giữa quảng cáo của bạn và khách hàng. Nó tạo cơ hội để bạn kể những câu chuyện
thú vị xung quanh sản phẩm theo nhiều cách khác nhau. Với Facebook canvas,
người dùng có thể xem những hình ảnh và video thú vị, xem carousel ads, cũng
như khám phá cuộc sống với những sản phẩm được quảng cáo. Người dùng
Facebook sẽ không thể xem quảng cáo của bạn, mà họ sẽ trở thành một phần trong
quảng cáo đó.
1.1.3.7. Dynamic ads
7
Dynamic ads của Facebook cho phép hiển thị quảng cáo với một hoặc nhiều
sản phẩm đến với những khách hàng tiềm năng hoặc những người đã từng truy cập
vào website của bạn. Dựa trên thói quen và hành vi của người dùng, mà bạn có thể
hiển thị những quảng cáo khác nhau với nhiều nhóm người khác nhau.
Hình thức quảng cáo trên Facebook này sẽ tự động quảng bá sản phẩm của
bạn tới những người đã thể hiện sự quan tâm trên website, ứng dụng, hoặc bất cứ
đâu trên Internet. Với Dynamic ads, các doanh nghiệp có thể:
Quảng bá tất cả sản phẩm mà không cần phải định cấu hình từng quảng cáo
riêng lẻ
Thiết lập các chiến dịch quảng cáo một lần duy nhất và liên tục tiếp cận
nhiều người dùng khác nhau vào đúng thời điểm hợp lý
Quảng cáo trên nhiều loại thiết bị
Hiển thị quảng cáo sản phẩm được người dùng yêu thích để tăng tỷ lệ
chuyển đổi

1.1.3.8. Collection Ads (Quảng cáo bộ sưu tập)


Collection ads là hình thức quảng cáo trên Facebook bằng bộ sưu tập, để
người dùng có thể dễ dàng khám phá, duyệt web, và chọn mua sản phẩm hoặc dịch
vụ trên thiết bị di động. Người dùng có thể click vào quảng cáo của bạn và tìm
kiếm nhiều sản phẩm hơn, hoặc tìm kiếm chi tiết sản phẩm, dịch vụ của bạn một
cách nhanh chóng mà không cần phải rời khỏi ứng dụng Facebook. Đây cũng là
một phương pháp hoàn hảo để tăng tương tác cho quảng cáo.
1.1.4. Các loại định dạng quảng cáo Facebook Ads
1.1.4.1. Hình ảnh
Theo một nghiên cứu, bạn chỉ có thể nhớ 10% văn bản sau 3 ngày khi đọc
bài quảng cáo, tuy nhiên bạn có thể nhớ tới 65% cùng văn bản đó nhưng có kèm
theo hình ảnh chứng minh. Do đó, quảng cáo kèm hình ảnh cực kì quan trọng bởi
nó giúp bạn gia tăng độ nhận diện thương hiệu đối với khách hàng. Mục đích của
quảng cáo dưới định dạng ảnh là sử dụng những hình ảnh đẹp, chất lượng cao,
mang nội dung hấp dẫn để thu hút sự chú ý của mọi người đến doanh nghiệp bạn
trên Facebook hoặc Instagram. Nhờ quảng cáo đúng cách, bạn có thể cung cấp sản
phẩm cho đối tượng khách hàng đang cần sản phẩm của bạn. Ngoài ra, bạn có thể
cung cấp những sản phẩm được ít người biết đến hơn tới đông đảo số lượng người

8
tiêu dùng hơn. Do đó, hàng tồn kho sẽ không còn là vấn đề với doanh nghiệp sử
dụng hình thức quảng cáo online.
Định dạng hình ảnh cũng là hình thức quảng cáo nhanh nhất & đơn giản
nhất. Bạn có thể tạo quảng cáo ảnh ngay từ Trang Facebook bằng cách đăng và
quảng cáo bài viết có hình ảnh.
Vị trí: Bảng tin Facebook, Cột bên phải trên Facebook (desktop), Bài viết
tức thời trên Facebook, Facebook Marketplace, Tin trên Facebook, Instagram
Stories, Bảng tin Instagram, Audience Network, Tin nhắn được tài trợ & Hộp thư
Messenger.

1.1.4.2. Video
Quảng cáo video là loại quảng cáo giúp bạn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
hoặc thương hiệu của mình qua video. Bạn có thể tạo quảng cáo video trong Trình
quản lý quảng cáo hoặc quảng cáo bài viết từ một Trang Facebook có video. Quảng
cáo video hiển thị trên Facebook, Instagram, Audience Network và Messenger.
Bạn có thể sử dụng quảng cáo video để:
Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình ở các vị trí khác
nhau trên hoặc ngoài Facebook. Bạn có thể phân phối quảng cáo video tới các vị
trí như Bảng tin Facebook, Instagram Stories hoặc Hộp thư Messenger. Quảng cáo
video hỗ trợ nhiều tỷ lệ khung hình tùy thuộc vào vị trí quảng cáo. Bạn cũng có
thể giới thiệu các đoạn nội dung khác nhau khi sử dụng tính năng tùy chỉnh tài sản
trong Trình quản lý quảng cáo.
Thu hút nhanh sự chú ý. Tạo video từ 15 giây trở xuống để thu hút đối tượng
và kể câu chuyện thương hiệu hoặc doanh nghiệp.
Truyền tải một thông điệp. Truyền tải một thông điệp đơn giản, rõ ràng để
thu hút mọi người hành động sau khi xem quảng cáo của bạn, chẳng hạn như mua
một sản phẩm cụ thể hoặc truy cập một trang web.
Cũng giống như quảng cáo hình ảnh, định dạng quảng cáo video cũng nhằm
mục đích thu hút sự chú ý của người tiêu dùng tới doanh nghiệp, từ đó gia tăng
doanh số bán hàng. Ngoài ra, quảng cáo video thu hút sẽ đem đến cái nhìn chân
thực và ấn tượng cho khách hàng, khiến thông điệp nhãn hàng muốn truyền tải trở
nên mạnh mẽ hơn và tinh tế hơn đối với người tiêu dùng.
Quảng cáo bằng video trên nền tảng mạng xã hội Facebook chính là sự bổ
trợ hoàn hảo cho quảng cáo bằng TVC trên các phương tiện truyền thông truyền
9
thống. Facebook có đến 2 tỷ người dùng truy cập mỗi ngày, do đó, thương hiệu có
thể tiếp cận tới bộ phận đông đảo quần chúng như học sinh, sinh viên, nhân viên
văn phòng hay doanh nhân… Đó hầu hết là những đối tượng khách hàng không có
thời gian xem TV nhưng có thói quen lướt mạng xã hội mỗi ngày. Doanh nghiệp
của bạn có thể tạo những hiệu ứng nhất định nhờ việc kết hợp hoàn hảo giữa hai
phương thức quảng cáo hiện đại và truyền thống này.
Vị trí: Bảng tin Facebook, Facebook In-Stream Video, Facebook
Marketplace, Tin trên Facebook, Instagram Stories, Bảng tin Instagram, Audience
Network, Hộp thư Messenger.

1.1.4.3. Bản trình chiếu


Quảng cáo bản trình chiếu kết hợp nhiều hình ảnh hoặc video, văn bản và
âm thanh để kể chuyện. Bạn có thể dùng 3 - 10 hình ảnh hoặc một video trong
quảng cáo bản trình chiếu. Loại quảng cáo này có sẵn cho lựa chọn định dạng Một
hình ảnh hoặc Một video. Quảng cáo bản trình chiếu xuất hiện trên Facebook,
Instagram, Audience Network và Messenger, đồng thời sử dụng cùng các số liệu
với quảng cáo một video.
Bạn có thể dùng quảng cáo bản trình chiếu để:

• Nhanh chóng và dễ dàng tạo quảng cáo lôi cuốn bằng ảnh hoặc video.
Tải ảnh lên từ trang Facebook của bạn, sử dụng thư viện ảnh dạng stock
của Facebook cũng như thêm văn bản và logo.
• Tiếp cận những người có kết nối Internet chậm. Quảng cáo bản trình
chiếu dùng ít dữ liệu hơn quảng cáo video. Bạn có thể tạo quảng cáo bản
trình chiếu và sử dụng tính năng nhắm mục tiêu theo kết nối để hiển thị
quảng cáo đến người có thiết bị cũ hơn hoặc kết nối chậm hơn.
• Đơn giản hóa một quá trình hoặc câu chuyện phức tạp. Khi dẫn dắt mọi
người qua từng bước một hoặc theo trình tự, hình ảnh có khả năng cho
thấy thay vì nói suông.
Ví dụ: giới thiệu sản phẩm thực trong quảng cáo bản trình chiếu. Bạn có thể
giới thiệu nhiều kiểu của cùng một sản phẩm hoặc các sản phẩm khác nhau bằng
cách hiển thị mỗi hình ảnh trong một thời gian ngắn để thu hút sự chú ý.

1.1.4.4. Quay vòng


Định dạng quay vòng cho phép bạn hiển thị 2 hoặc nhiều ảnh và/hoặc video
trong một quảng cáo, trong đó mỗi ảnh/video có tiêu đề, mô tả, liên kết và thông

10
điệp kêu gọi hành động riêng. Mọi người sẽ vuốt trên thiết bị di động hoặc nhấp
vào mũi tên trên màn hình máy tính để cuộn qua thẻ quay vòng.
Định dạng quay vòng có thể hỗ trợ nhiều nhu cầu và loại hình doanh nghiệp
khác nhau. Bạn có thể sử dụng tính năng này để giới thiệu bất động sản, dịch vụ,
sự kiện và hơn thế nữa.
Quảng cáo quay vòng có thể dùng để:

• Làm nổi bật nhiều sản phẩm được liên kết với các trang đích khác nhau
Cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn và tăng tỷ lệ click của bạn.
• Làm nổi bật nhiều tính năng của một sản phẩm. Chỉ ra các chi tiết hoặc khía
cạnh khác nhau của sản phẩm để khách hàng hiểu rõ hơn.
• Kể chuyện. Sử dụng các hình ảnh và/hoặc video nối tiếp nhau để minh họa
cho một câu chuyện hấp dẫn.
• Giải thích quá trình. Hướng dẫn từng bước cho mọi người về cách thức hoạt
động của doanh nghiệp bạn.
• Tạo một canvas lớn hơn. Hiển thị một hình ảnh lớn bằng tất cả thẻ gộp lại
để tạo thành một trải nghiệm quảng cáo sống động.
• Bán các lợi ích. Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong ngành dịch vụ,
hãy dùng hình ảnh và/hoặc video để giới thiệu về các lợi ích cho khách hàng
mới.
Bạn có thể tạo quảng cáo quay vòng trong Trình quản lý quảng cáo hoặc
trên Trang Facebook. Quảng cáo quay vòng sẽ hiển thị trong nhiều vị trí quảng cáo
trên Facebook, Instagram, Audience Network và Messenger.
Sau khi quảng cáo bắt đầu chạy, bạn có thể phân tích kết quả với số liệu về
quảng cáo quay vòng.

1.1.4.5. Trải nghiệm tức thì


Trải nghiệm tức thì là trải nghiệm toàn màn hình, mở ra sau khi người xem
nhấn vào quảng cáo của bạn trên thiết bị di động. Bạn có thể tạo Trải nghiệm tức
thì để nêu bật thương hiệu hoặc sản phẩm và dịch vụ bằng hình ảnh.
Sử dụng Trải nghiệm tức thì để:

• Thu hút sự chú ý của đối tượng. Trải nghiệm tức thì tải rất nhanh, mở rộng
ra toàn màn hình và hoạt động với tất cả các định dạng, bao gồm một hình
ảnh, video, thẻ quay vòng và bộ sưu tập.

11
• Kể câu chuyện thương hiệu của bạn. Tạo Trải nghiệm tức thì tùy chỉnh hoặc
chọn từ mẫu. Bạn có thể sử dụng văn bản mô tả, các yếu tố sáng tạo, nút và
liên kết để hướng dẫn mọi người tận hưởng trải nghiệm.
• Nêu bật sản phẩm hoặc dịch vụ. Tạo trải nghiệm hình ảnh lôi cuốn để giới
thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ. Kết nối danh mục với một số mẫu để sử dụng
nhiều tính năng hơn.
• Thêm nhiều nội dung vào quảng cáo hơn. Tận dụng cơ hội để phát triển
thông điệp hơn nữa khi bạn được chú ý. Thêm nhiều nội dung hơn nữa bằng
cách liên kết 2 hoặc nhiều Trải nghiệm tức thì.
Trong Trải nghiệm tức thì, mọi người có thể xem video, vuốt để xem hàng
loạt ảnh trong thẻ quay vòng, xem sản phẩm trong danh mục, khám phá hình ảnh
có sản phẩm được gắn thẻ và nhấn nút để chuyển đến trang web khác.
Quảng cáo có Trải nghiệm tức thì sẽ xuất hiện trong Bảng tin Facebook trên
điện thoại di động, Facebook Stories, Bảng tin Instagram, Instagram Stories và các
vị trí khác. Việc bạn có thể sử dụng vị trí quảng cáo nào phụ thuộc vào định dạng
quảng cáo và các thành phần của Trải nghiệm tức thì.
Sau khi chạy quảng cáo, bạn có thể phân tích kết quả với số liệu cho Trải
nghiệm tức thì. Số liệu bao gồm Thời gian xem trải nghiệm tức thì, Tỷ lệ phần
trăm xem trải nghiệm tức thì và hơn thế nữa.

1.1.4.6. Bộ sưu tập


Định dạng bộ sưu tập chứa một Trải nghiệm tức thì, tạo điều kiện để mọi
người dễ dàng khám phá, lướt xem và mua sản phẩm/dịch vụ từ điện thoại một
cách sống động và trực quan. Quảng cáo bộ sưu tập của bạn sẽ bao gồm một ảnh
bìa hoặc video bìa cùng nhiều sản phẩm được hiển thị bên dưới. Khi có người nhấn
vào quảng cáo, một Trải nghiệm tức thì toàn màn hình sẽ mở ra.
Bạn có thể sử dụng quảng cáo bộ sưu tập để:

• Khuyến khích mọi người khám phá sản phẩm. Ghép video hoặc hình ảnh
với sản phẩm liên quan để thu hút mọi người.
• Đảm bảo mọi người lướt xem không bị ngắt quãng trên thiết bị di động.
Những người nhấn vào quảng cáo có thể lướt xem nhiều sản phẩm hơn hoặc
tìm hiểu thêm về sản phẩm của bạn ở chế độ toàn màn hình.
• Chuyển muốn thành mua. Thu hút những khách hàng quan tâm tiếp tục mua
hàng trên trang web hoặc ứng dụng của bạn.

12
• Nêu bật danh mục sản phẩm. Đưa vào hình ảnh nhiều sản phẩm hoặc dịch
vụ để nêu bật những sản phẩm độc đáo và gợi ý mua nhiều sản phẩm.
Bạn có thể phân phối quảng cáo bộ sưu tập tại nhiều vị trí quảng cáo khác
nhau như Bảng tin Facebook, Bảng tin Instagram và Instagram Stories. Số sản
phẩm hiển thị dưới ảnh bìa hoặc video bìa có thể thay đổi tùy theo vị trí quảng cáo.

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC QUẢNG CÁO QUA FACEBOOK


ADS
2.1. Facebook ads nhắm vào mục tiêu khách hàng
2.1.1. Nhu cầu của khách hàng.
Nhu cầu của khách hàng nếu hiểu một cách đơn giản thì chính là những điều
mà khách hàng mong muốn cũng như cần được thỏa mãn bằng một cách nào đó.
Thông thường, những mong muốn này sẽ xuất hiện từ chính bên trong bản than
của họ và thể hiện được phần nào về tâm lý cũng như các vấn đề xoay quanh bản
than khách hàng. Đó chính là khoảng cách giữa việc họ có và muốn có. Nhu cầu
của khách hàng chính là yếu tố ở giữa của vấn đề này.
Bởi mang tính chất là tâm lý của mỗi cá nhân nên nhu cầu của khách hàng đôi
khi sẽ được xác định nhưng đôi khi việc xác định lại rất khó khăn. Bởi có những
nhu cầu của khách hàng nhưng chính họ lại không nhận thức được điều đó, vì thế
mà cần đến sự khơi gợi để khách hàng có thể biết được nhu cầu của mình là gì để
thực hiện những hành động thỏa mãn nhu cầu đó. Cũng sẽ có những nhu cầu mà
khách hàng đã tự nhận thức được một cách rõ ràng và qua đó, thôi thúc họ hành
động nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản than
Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm:
Chức năng
Khách hàng mong muốn sản phẩm sẽ hoạt động theo đúng chức năng nó
được giới thiệu để giúp họ xử lý các vấn đề của mình.
Giá cả
Khách hàng thường có những giới hạn chi tiêu cho các sản phẩm mình cần
mua
Sự tiện lợi
Sản phẩm cần là một giải pháp tiện lợi và dễ dàng để khách hàng xử lý vấn
đề của mình
Cách sử dụng
13
Cách sử dụng sản phẩm nên rõ ràng và dễ hiểu để không tạo thêm những
trở ngại không cần thiết cho khách hàng
Thiết kế
Khách hàng muốn thiết kế của sản phẩm phù hợp và dễ dàng để sử dụng
Sự tin cậy
Sản phẩm cần thể hiện các tính năng đúng như quảng cáo và giới thiệu mỗi
khi khách hàng sử dụng nó
Khả năng thể hiện
Sản phẩm cần thể hiện chính xác để giúp khách hàng đạt được mục tiêu
Sự hiệu quả
Khách hàng muốn sản phẩm hoạt được hiệu quả để tránh lãng phí thời gian
không cần thiết
Khả năng tương thích
Khách hàng cần những sản phẩm có khả năng tương thích và phù hợp cao
với những sản phẩm khách mà họ đang sử dụng.
Nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ:
Sự đồng cảm
Khi khách hàng tìm mua các hàng hóa và dịch vụ, họ muốn nhân viên bán
hàng sẽ là những người hiểu vấn đề họ đang gặp phải và thông cảm với họ
Sự công bằng
Từ các vấn đề về giá cả, dịch vụ đến các điều khoản hợp đồng, khách hàng
đều muốn nhận được sự công bằng từ các công ty
Sự minh bạch
Khách hàng muốn công ty cung cấp sản phẩm phải thật minh bạch. Khi thay
đổi giá cả, dịch vụ hay có những mất mát xảy ra, khách hàng cũng xứng đáng nhận
được các thông báo chính xác và cởi mở của doanh nghiệp
Khả năng kiểm soát
Khách hàng muốn cảm thấy họ có quyền kiểm soát mối liên hệ với doanh
nghiệp kể từ khi bắt đầu đến lúc mua hàng và cả sau đó, vì vậy hãy tạo cơ hội giúp
họ dễ dàng quay lại sau khi mua hàng, như đổi trả hàng, thay đổi các lựa chọn,..

14
Có sự lựa chọn
Khách hàng cần những lựa chọn khi họ đã quyết định mua từ một doanh
nghiệp. Hãy cung cấp cho họ các lựa chọn về sản phẩm, cách thanh toán, các gói
sử dụng,.. để khách hàng tự do lựa chọn
Thông tin
Khách hàng cần thông tin kể từ khi họ bắt đầu tiếp cận được với nhãn hàng
đến vài tháng sau khi mua. Vì vậy, các doanh nghiệp nên đầu tư vào việc cung cấp
các nội dung cung cấp và hướng dẫn khách hàng, giao tiếp với họ để đảm bảo
khách hàng đã có đầy đủ các thông tin mình cần
Khả năng tiếp cập dịch vụ
Khách hàng muốn được tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ. Điều này gợi ý các
doanh nghiệp cung cấp các kênh thông tin tương tác hai chiều trong các dịch vụ
khách hàng.
Phân tích nhu cầu của khách hàng:
Cách phân tích nhu cầu khách hàng thường được dùng trong việc hỗ trợ phát
triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu để đảm bảo những sản phẩm và thông
điệp mà nhãn hàng truyền tải này có khả năng cung cấp các đặc điểm và lợi ích
khách hàng cần thiết.
Phân tích các khảo sát nhu cầu khách hàng.
Việc phân tích nhu cầu khách hàng thường được thực hiện qua việc thực hiện
các khảo sát giúp công ty định vị khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của mình
trong thị trường cạnh tranh. Khảo sát chủ yếu hỏi những câu hỏi về thương hiệu
và đối thủ cạnh tranh, độ nhận diện sản phẩm của khách hàng và thái độ với thương
hiệu.
Các câu hỏi có thể bao gồm:

• Câu hỏi về những từ ngữ tích cực/tiêu cực gắn liền với thương hiệu
• Câu hỏi về các nhóm công ty tương tự hay những công ty đối thủ
• Câu hỏi so sánh và phân loại các nhãn hàng theo cách sử dụng
Phân tích means-end.
Sau khi đã thực hiện các khảo sát về nhu cầu khách hàng, có thể sử dụng các
câu trả lời để xác định bức tranh toàn cảnh về lý do giúp khác biệt với các đối thủ
cạnh tranh.
15
Sau đó, phân tích means-end sẽ phân tích những câu trả lời đã thu được ở các
khảo sát sơ cấp trước đó để tìm ra lý do thực sự khiến khách hàng mua sản phẩm
là gì. Các lý do chính có thể được nhóm thành những nhóm chính sau:

• Đặc điểm: Khách hàng có thể mua một hàng hóa hoặc dịch vụ bởi các đặc
điểm của sản phẩm đó. Ví dụ một khách hàng quyết định mua một chiếc
máy tính bởi nó nhỏ hơn và nhẹ hơn tất cả những chiếc máy tính khác trên
thị trường.
• Lợi ích: Khách hàng có thể mua một hàng hóa hoặc dịch vụ bởi những lợi
ích mà nó đem lại, hay những lợi ích mà họ nghĩ là sản phẩm có thể đem
lại. Ví dụ, cũng khách hàng đó có thể quyết định mua một chiếc máy tính
khác bởi nó có khả năng đồng bộ với các thiết bị của họ.
• Giá trị: Khách hàng có thể mua một hàng hóa hoặc dịch vụ bởi những giá
trị đặc biệt của sản phẩm mà họ nhìn thấy hoặc tin tưởng. Ví dụ, khách hàng
trên có thể mua máy tính của một nhãn hàng khác bởi họ tin rằng chiếc máy
tính này giúp họ sáng tạo hơn hay có thể khai mở tiềm năng của họ.
Những lý do trên thay đổi phụ thuộc vào từng người mua hàng, vì vậy rất quan
trọng để thực hiện các khảo sát, thu thập dữ liệu và phân loại các khách hàng theo
3 loại trên. Từ đó, có thể xác định những yếu tố tác động đến khách hàng đang tìm
kiếm và tập trung vào nó để phát triển sản phẩm trở nên cạnh tranh hơn trên thị
trường.
2.1.2. Xác định khách hàng mục tiêu trên Facebook.
• Tổng hợp các dữ liệu về khách hàng nhằm chọn chính xác mục tiêu trên
quảng cáo Facebook
Một trong những tính năng đặc trưng của quảng cáo Facebook đó chính là
Facebook cho phép tùy chọn từng đặc điểm một và từ từ phát thảo nên một khách
hàng cụ thể để nhắm chính xác đến một khách hàng mục tiêu. Chính vì thế phải
tận dụng điều này, hãy kết hợp những dữ liệu của facebook thu thập được về hành
vi tiêu dùng, xu hướng tìm kiếm hay vị trí địa lý để có thể cụ thể hóa đối tượng và
dần dần giúp cho quảng cáo facebook hướng đến một đối tượng cụ thể hơn và
chuẩn xác hơn.

Không cần thiết phải lựa chọn một hay nhiều những chiến lược quảng cáo
facebook mà tốt hơn hết nên kiểm tra chiến lược có phù hợp với đối tượng mục

16
tiêu nào từ đó đưa ra những quyết định chính xác để đưa những sản phẩm dịch vụ
đến với khách hàng.

Nên xác định được khách hàng muốn hướng đến để bán hàng từ đó có thể đưa
ra sự lựa chọn công cụ nào sẽ phù hợp với mục tiêu cần quảng cáo đó.

• Mở rộng hơn nữa tới những đối tượng có tính chất tương đồng khi quảng
cáo.
Việc tận dụng các tính năng đối tượng tương đồng để có thể tiếp cận được với
nhiều khách hàng khác hơn khi mà đã lựa chọn những chiến lượt phù hợp cho
khách hàng mục tiêu. Nếu việc không có danh sách về khách hàng cũng như là số
điện thoại thì hãy tận dụng lượng Fan trên trang Facebook có được, sẽ giúp ích rất
nhiều.
Những tính năng trên facebook có thể hỗ trợ tìm kiếm những khách hàng có
tính tương đồng bằng cách mở rộng phạm vi mà công cụ tìm kiếm hướng đến
nhưng vẩn trên cơ sở những đối tượng đó vẩn có những đặc điểm của khách hàng
mục tiêu đã đặt ra ban đầu.

• Tùy chỉnh những đối tượng trên facebook một cách tối ưu.
Công cụ tùy chỉnh đối tượng trên facebook ads là một trong những tính năng
bổ ích giúp cho liên kết với các mạng xã hội thông qua địa chỉ liên hệ. Để có thể
tối ưu hóa hiệu quả và tránh lãng phí trong quá tình chạy quảng cáo thì nên loại ra
ngoài danh sách những khách hàng không nằm trong mục tiêu quảng cáo.

• Luôn luôn sáng tạo thông qua những sự kiện


Nhiều doanh nghiệp đưa ra chiến lượt ngắn hạn để có thể tập trung bán hàng
cho một nhóm đối tượng trong một số sự kiện, dịp đặc biệt nào đói như bệnh nan
y, cưới hỏi,…
Facebook luôn có những công cụ nhằm giúp người chạy quảng cáo có thể cụ
thể hóa mục tiêu liên quan đến những vấn đề trong đời sống hằng ngày và nếu
những nhà quảng cáo thông minh biết tận dụng điều này thì có thể xây dựng được
đối tượng mục tiêu thực sự chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều.

• Căn cứ vào những hành vi mua hàng của khách hàng trong thời gian gần
nhất.

17
Năm 2013 khi Facebook đã đưa ra quyết định hợp tác với những nhà môi giới
dữ liệu như Acxiom, Epsilon,… thì công ty này đã có quyền truy cập hàng tỷ dữ
liệu. Chỉ riêng với Acxiom, CEO của doanh nghiệp này đã cho biết rằng họ nắm
giữ hơn 500 triệu thông tin người dùng trên thế giới.
Chính vì thế Facebook viết rất nhiều thứ về chúng ta và điều đó có thể thấy
được việc cho phép các nhà quảng cáo có thể sử dụng những dữ liệu đó để tiếp cận
đến khách hàng mục tiêu là hoàn toàn có thể.
2.1.3. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu.
Xây dựng Persona – chân dung khách hàng
Để thu thập persona từ đúng người, cách tốt nhất là sử dụng phương thức
nghiên cứu khách hàng – thông qua survey, interview. Dưới đây là một vài ghi chú
về thu thập dữ liệu bạn cần lưu tâm để xây dựng persona:

• Thông qua database khách hàng, bạn cần nắm bắt phương thức và lý do mà
các lead tiếp cận tới doanh nghiệp của bạn.
• Khi tạo form để khách hàng điền mẫu, bạn chú ý đặt một số thông tin cần
thiết để xây dựng persona. Ví dụ: Nếu persona của bạn cần thông tin về thu
nhập, nên bổ sung câu hỏi về thu nhập trong bảng hỏi.
• Sử dụng nhiều phương thức để thu thập thông tin khách hàng, qua survey,
điện thoại hoặc qua phỏng vấn trực tiếp. Tìm hiểu xem họ ưng ý điều gì ở
sản phẩm / dịch vụ của bạn.
Tìm kiếm đối tượng nghiên cứu
Khách hàng hiện tại.
Đây là đối tượng sẽ đóng góp rất nhiều yếu tố trong bản chân dung đang
tìm kiếm. Bởi chí ít, đối tượng này đã mua sản phẩm, và gắn bó ở mức độ nào đó
với thương hiệu.
Không chỉ tìm kiếm những khách hàng có đánh giá tích cực về thương hiệu,
phải đặc biệt lưu tâm tới đối tượng khách không hài lòng với sản phẩm / dịch vụ.
Đôi khi, số đông khách hàng khó tính lại giúp hiểu thêm về bản chất vấn đề mà
sản phẩm đang gặp phải.
Ví dụ:

18
Một nhóm đông khách hàng phàn nàn phần mềm thiết kế có giao diện thiếu
trực quan. Cho nên phải hiểu khách hàng là những người thích sự đơn giản và
thuận tiện.
Việc thu thập thông tin từ khách hàng không nhất thiết phải đi kèm quà
tặng. Bởi đôi khi, các bài khảo sát này là cơ hội để khách có thể bày tỏ những điều
họ muốn nói về sản phẩm, thương hiệu. Ai mà chẳng cảm thấy thích thú khi tiếng
nói của mình được coi trọng.
Vậy nên, khi thu thập thông tin, đừng quên thể hiện mục tiêu của bản khảo
sát, và nhấn mạnh rằng mỗi đóng góp của khách là rất có giá trị đối với hoạt động
kinh doanh.
Khách chưa mua hàng.
Đối với khách hàng tiềm năng, bản khảo sát là cơ hội tốt để bạn tìm hiểu lý
do vì sao họ quyết định không mua hàng, thanh lọc tính cách, hành vi và đưa chúng
vào bản chân dung khách hàng.
Đối tượng từ các nguồn khác.
Rất có thể, có những vị khách hàng tiềm năng chưa biết tới sự hiện diện của
thương hiệu bạn. Bằng mối quan hệ của mình, có thể tiếp cận họ thông qua bạn bè,
người thân, khách hàng hiện tại, các nền tảng mạng xã hội,…
Rất có thể, qua các bài survey, phỏng vấn, có thể tìm ra những điểm mới để
thể hiện vào persona của mình.
Một số tips trong quá trình phỏng vấn khách hàng.

• Sử dụng phần thưởng: Trong một số trường hợp, phải dùng phương thức
này để khích lệ khách hàng thực hiện hành động. Quà tặng là động lực để
họ bỏ chút thời gian trả lời câu hỏi.
• Số lượng người phỏng vấn: Thường là trong khoảng 3 – 5 người. Mỗi người
đại diện cho một nhóm đối tượng khác nhau, như khách hàng hiện tại, người
chưa mua sản phẩm, người chưa biết đến thương hiệu,…
• Số câu hỏi phỏng vấn: Nên trong khoảng 20 câu hỏi, về: Thông tin cá nhân,
sở thích, thói quen mua sắm, thói quen tìm kiếm thông tin, vấn đề đang gặp
phải,…
Sử dụng kết quả nghiên cứu để xây dựng persona.

19
Sau khi hoàn thành công đoạn thu thập thông tin, đã đến lúc chuyển đổi dữ
liệu thô thành những thông tin có nghĩa.
Việc đầu tiên cần làm là nhận diện và phân các nhóm dữ liệu có nhiều điểm
chung ra làm một. Sau đó là xây dựng một chân dung khách hàng hoàn chỉnh. Và
cuối cùng là phân phối persona đó đến các bộ phận cần sử dụng thông tin.
Một persona hoàn chỉnh cần các đề mục như sau:

• Thông tin chung: Nghề nghiệp, vị trí, gia đình (có bao nhiêu người, đã kết
hôn chưa).
• Thông tin về nhân chủng học: Giới tính, nhóm tuổi, thu nhập bình quân, vị
trí địa lý (thành thị hay nông thôn).
• Tính cách – hành vi: (Là người có tính cách như thế nào, thường xuyên tiếp
nhận / tra cứu thông tin từ đâu).
• Mục tiêu: (Mục tiêu cá nhân trong dài hạn và ngắn hạn).
• Vấn đề gặp phải với sản phẩm / vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
• Góp ý sản phẩm cần cải thiện những điều gì / Mong muốn giải pháp khắc
phục vấn đề trong cuộc sống.
Phải đảm bảo persona có tên và ảnh nhận diện rõ ràng. Điều này giúp ích cho
các bộ phận tiếp nhận thông tin (như phòng Marketing, phòng kinh doanh) dễ dàng
ghi nhớ các thông tin về chân dung khách hàng giả định này nhiều hơn.

3. THỰC TRẠNG CỦA FACEBOOK ADS TẠI VIỆT NAM


3.1. Doanh thu Facebook Ads tại Việt Nam
Trong năm 2018, quảng cáo chi tiêu cho Facebook tại Việt Nam chiếm đến 235
triệu USD
Theo số liệu dự đoán từ Công ty nghiên cứu thị trường ANTS, năm 2018, mức
độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam ước đạt 550 triệu USD, nhưng
trong đó quảng cáo chi tiêu cho Facebook chiếm đến 235 triệu USD
Cũng theo dự đoán của ANTS, năm 2019 và 2020, doanh thu quảng cáo của
Facebook tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh, trong khi các doanh
nghiệp/mạng quảng cáo trong nước cũng tăng trưởng nhưng rất ít
Năm 2019, doanh thu quảng cáo trực tuyến Việt Nam ước khoảng 648 triệu
USD, trong đó Facebook chiếm 275 triệu USD

20
Đến năm 2013, doanh thu của Facebook ước đạt hơn 30 triệu USD (chiếm
23%), năm 2015 tăng vọt lên 141,4 triệu USD (43%), năm 2017 đạt 200 triệu USD
(42,8%), năm 2018 ước đạt 235 triệu USD (42,7%).
Theo báo cáo chỉ số toàn cầu trong quý 3-2018 của We Are Social, Việt Nam
hiện có 64 triệu người dùng Internet, trong đó có đến 55 triệu người dùng
Facebook. Con số này tăng 20% so với thời điểm đầu tháng 1-2017.
Xét trên khía cạnh thu hút quảng cáo cũng như hiệu quả quảng cáo, Facebook
gần như không có đối thủ.
Theo kết quả khảo sát vừa được công bố đầu tháng 9-2018 của trang nghiên
cứu thị trường trực tuyến Q&Me, Facebook đang là mạng xã hội được sử dụng phổ
biến nhất tại Việt Nam với 98% người dùng. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng kinh
hoàng của nó với đời sống cư dân mạng Việt Nam.
Hiện Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về lượng người dùng tiếp cận các hình thức
quảng cáo trên Facebook với 49 triệu người dùng. Ở cấp độ thành phố, TP.HCM
đứng thứ 4 thế giới với 14 triệu người dùng.
Facebook được xem là kênh truyền thông phổ biến nhất mà hầu hết doanh
nghiệp đều có tài khoản, kế đến là YouTube. 99% các thương hiệu sử dụng
Facebook cho các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số.
3.2. Chiến dịch Facebook Ads tác động đến các công ty tại Việt Nam.
Maybeline Việt Nam
Maybelline là một trong những thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu thế giới và nổi
tiếng ở Việt Nam. Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các công thức khoa học tiên
tiến, xu hướng thời thượng và nét quyến rũ đến từ New York, thương hiệu này
nhắm mục tiêu mang đến những loại mỹ phẩm sáng tạo, tiện dụng và phải chăng.
Thương hiệu làm đẹp này muốn nhắm mục tiêu sản phẩm mới nhất - một loại
kem nền có tên Fit Me - đến phụ nữ trẻ Việt Nam. Cụ thể là Maybelline muốn thử
nghiệm những cách mới mẻ để triển khai chiến dịch ra mắt trên 2 nền tảng số là
Facebook và Instagram, từ đó nâng cao mức độ nhận biết và thúc đẩy lượt chuyển
đổi.
Để quảng bá loại kem nền mới, Maybelline đã chạy một chiến dịch kỹ thuật số,
lần đầu tiên kết hợp quảng cáo video trong luồng với Quảng cáo cộng tác. Mục
tiêu kép của thương hiệu này là hiểu rõ tác động của chiến dịch đối với mức độ

21
nhận biết sản phẩm và lượt chuyển đổi, cũng như truyền tải thông điệp mạnh mẽ
hơn.
Thương hiệu làm đẹp này đã chạy quảng cáo video trong luồng, nêu bật nhiều
loại kem nền khác nhau trong dòng sản phẩm Fit Me thông qua các video trên
Facebook Watch và Facebook. Ngoài ra, Maybelline cũng đã chạy Quảng cáo cộng
tác trên Facebook, phối hợp với một trang web thương mại điện tử để quảng bá và
hiển thị trực tiếp những sản phẩm mà mọi người có nhiều khả năng muốn mua.
Những người nhấp vào quảng cáo đều được chuyển đến trang web thương mại
điện tử đó, nơi họ có thể mua loại kem nền mới.
Chiến dịch này chạy trên Facebook và Audience Network, nhắm mục tiêu đến
phụ nữ trong độ tuổi từ 26 đến 35 có sở thích trang điểm. Maybelline cũng sử dụng
cách mua tiếp cận và tần suất cho hoạt động phân phối quảng cáo trong luồng. Nhờ
vậy mà thương hiệu này có thể tiếp cận mọi người nhiều lần trong suốt thời gian
chạy chiến dịch.
Chiến dịch đầu tiên mà Maybelline sử dụng quảng cáo trong luồng đã cho thấy
tác động rõ rệt đối với khả năng nhớ đến quảng cáo, cũng như sự gia tăng đáng kể
ở số lượt chuyển đổi. Sau đây là những kết quả mà chiến dịch này đạt được trong
khoảng thời gian 3 tuần từ tháng 10 đến tháng 11/2019:

• Tăng 18 điểm khả năng nhớ đến quảng cáo


• Tăng 6,2 điểm khả năng liên kết thông điệp
• Tỷ lệ xem hết video đạt 85%
• Tăng 81% lượt chuyển đổi
• Tăng gấp đôi doanh số
Lifebuoy Việt Nam
Thuộc tập đoàn Unilever, Lifebuoy là thương hiệu sữa tắm hàng đầu tại Việt
Nam với loạt sản phẩm đa dạng. Lifebuoy thường xuyên chạy nhiều chiến dịch tập
trung vào thương hiệu, đặc biệt là Tết Nguyên Đán - một dịp lễ quan trọng tại Việt
Nam.
Thương hiệu sữa tắm đề ra mục tiêu gia tăng mức độ phù hợp của thương hiệu
và tiếp cận thế hệ 8x - đầu 10x trong mùa lễ. Các quảng cáo có mục đích nâng cao
mức độ nhận biết về sản phẩm sữa tắm mới, phiên bản giới hạn (chế biến từ loài
dược thảo mà người Việt dùng để xua vận rủi theo phong tục Tết), đồng thời còn
thúc đẩy doanh số online.

22
Nhằm tiếp cận đối tượng thế hệ 8x - đầu 10x của Việt Nam, Lifebuoy đã sử
dụng quảng cáo Thực tế tăng cường để số hóa phong tục tắm gội xua vận rủi trong
dịp Tết. Bộ lọc thực tế tăng cường khiến mọi người thấy mình bị "nghiệp" vây
quanh, thể hiện bằng một lớp sương mờ tối trên màn hình thiết bị di động. Sau đó,
người xem có thể di chuyển trong khung và bộ lọc thực tế tăng cường sẽ "detox"
nghiệp cho họ. Kết quả là bộ lọc trở nên bóng bẩy, phơi phới.
Tất cả quảng cáo đều có thông điệp chúc mừng năm mới và quảng bá cho loại
sữa tắm mới. Người mua có thể nhấp để đi đến trang web của thương hiệu và mua
sản phẩm trực tiếp. Sau khi dùng bộ lọc thực tế tăng cường, mọi người có thể chia
sẻ với bạn bè. Để quảng bá thêm bộ lọc thực tế tăng cường và sản phẩm mới,
Lifebuoy còn sử dụng quảng cáo video trên Facebook, đồng thời hợp tác với nhiều
người sáng tạo nội dung qua một loạt quảng cáo nội dung có thương hiệu trên
Instagram.
Chiến dịch nhắm mục tiêu rộng đến người Việt trong độ tuổi 20-40. Lifebuoy
cũng sử dụng vị trí quảng cáo tự động để phân phối quảng cáo trên Facebook và
Instagram sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
Lifebuoy là thương hiệu đầu tiên tại châu Á - Thái Bình Dương sử dụng quảng
cáo Thực tế tăng cường và chiến dịch đã thành công trong việc tạo ra một trải
nghiệm độc đáo, sống động. Chỉ qua 8 ngày trong tháng 12/2019, chiến dịch đã
gia tăng được mức độ nhận biết thương hiệu và đạt được kết quả sau:

• Mức độ yêu thích thương hiệu tăng 24%


• Khả năng nhớ đến quảng cáo tăng 2,6 điểm
• Tiếp cận 12 triệu người
• Quảng cáo Thực tế tăng cường mang lại 11,5 triệu hành động
PepsiCo Việt Nam
Thành lập năm 1965 và có trụ sở tại New York, PepsiCo là tập đoàn đa quốc
gia hàng đầu về thực phẩm và đồ uống. Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, công
ty kinh doanh một loạt thương hiệu đồ uống và thức ăn vặt, trong đó có Doritos,
Lay's, Pepsi, Aquafina và các sản phẩm trà uống liền (hợp tác với thương hiệu
Lipton của Unilever). PepsiCo đang dẫn đầu ngành đồ uống không chứa cồn tại
Việt Nam.
Tại Việt Nam, PepsiCo đối mặt với nhiều thách thức khi bán đồ uống online vì
sản phẩm có mức giá thấp so với trọng lượng giao hàng. Công ty muốn tìm cách

23
khuyến khích mọi người đặt mua sản phẩm online, đặc biệt trong thời kỳ áp dụng
lệnh đóng cửa để ứng phó với đại dịch virus corona (COVID-19).
Để hỗ trợ PepsiCo, Facebook đề xuất giải pháp bán hàng qua đối thoại nhằm
tăng doanh số. Facebook giới thiệu Đối tác marketing Facebook là Hana.ai cho
PepsiCo, đồng thời hướng dẫn cách khởi tạo chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
Sau khi xây dựng và tích hợp trải nghiệm tự động cho Messenger để hỗ trợ bán
hàng qua đối thoại và quản lý danh sách cung ứng, PepsiCo tiến hành chiến dịch
quảng cáo click đến Messenger. Với định dạng quay vòng, những quảng cáo này
nêu rõ sản phẩm và chương trình ưu đãi của công ty, đồng thời thúc giục mọi người
bắt chuyện với thương hiệu qua Messenger để tìm hiểu thêm.
Khi tương tác với trợ lý kỹ thuật số do Messenger hỗ trợ của PepsiCo, khách
hàng có thể chọn mua đồ uống thông qua nhiều câu hỏi dẫn dắt, chẳng hạn như
khách muốn mua sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu và giao hàng ở đâu. Ngoài ra,
PepsiCo và Hana.ai còn xây dựng hệ thống tự động chuyển đơn hàng đặt qua
Messenger đến bộ phận quản lý danh sách cung ứng và hậu cần của PepsiCo. Từ
đó, họ tạo nên một quy trình xử lý đơn hàng liền mạch.
Chiến dịch diễn ra trong 4 tuần, nhắm mục tiêu những người ở độ tuổi 18-44,
đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, thích mua sắm online cũng như nước uống
không chứa cồn. Bên cạnh đó, PepsiCo nhắm mục tiêu quảng cáo đến Đối tượng
tùy chỉnh - gồm những người từng tương tác với Trang Facebook của công ty - và
đối tượng tương tự dựa trên nhóm người này.
Nhờ hợp tác với Facebook và thử nghiệm giải pháp bán hàng qua đối thoại,
PepsiCo đã gia tăng doanh số online thành công. Chiến dịch tháng 11-12/2020 của
họ đạt được kết quả như sau:

• Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo tăng 1,6 lần
3.3. Sản phẩm phù hợp để quảng cáo
Nhờ khả năng tương tác và tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng chính xác,
quảng cáo Facebook chính là lựa chọn hoàn hảo cho các bạn có ý định kinh doanh
những mặt hàng có được số đông người sử dụng quan tâm nói chung và người sử
dụng facebook quan tâm nói riêng. Hiểu một cách đơn giản, những sản phẩm dịch
vụ dùng để quảng cáo Facebook nên là những sản phẩm có những đặc tính sau :

24
• Thứ nhất, đó là sản phẩm dùng để bán cho người tiêu dùng, không phải là
nơi bán cho doanh nghiệp bởi Facebook là một nơi cho các cá nhân kết nối
với bạn bè và gia đình.
• Thứ hai, đó là các sản phẩm thú vị, mang nét độc đáo riêng. Thật vậy, những
sản phẩm độc đáo, mang phong cách riêng, ít tìm thấy trên thị trường khi
đưa vào quảng cáo Facebook sẽ mang lại hiệu quả rất cao.
• Bên cạnh đó, các sản phẩm có khả năng hòa hợp với đặc tính, niềm tin cá
nhân về chính trị, tín ngưỡng và phong trào xã hội cũng là một trong những
đối tượng nên quảng cáo Facebook. Do đó, nếu doanh nghiệp đang kinh
doanh trong lĩnh vực bất động sản, bán ô tô, máy in, thiết bị chống cháy,
thiết bị giáo dục… thì quảng cáo facebook chỉ phù hợp với mục đích làm
tiếp thị lại, còn nếu sử dụng dịch vụ quảng cáo facebook đại trà để tiếp cận
khách hàng thì điều đó là không thể bởi sẽ không thể tìm được những nhóm
đối tượng có khả năng hoặc đang có ý định mua hay sử dụng sản phẩm,
dịch vụ.

4. HIỆU QUẢ CỦA FACEBOOK ADS


4.1. Lợi ích của Facebook ads đem lại.
4.1.1. Ưu điểm
Facebook Lookalike Audiences
Lookalike audiences giúp bạn tiếp cận tới những người giống như những
khách hàng hiện tại của bạn, nhằm phục vụ cho nhu cầu quảng cáo tiếp thị hiệu
quả hơn.
Facebook Lookalike Audiences giúp bạn đối chiếu các danh sách trong Email
List. Sử dụng mô hình những người đăng ký để xây dựng các quảng cáo được
nhắm mục tiêu. Sau đó bạn có thể gửi những quảng cáo này đến những người đã
mua hàng của đối thủ cạnh tranh, sử dụng danh sách riêng của họ có sẵn trên nền
tảng.
Microtargeting.
Với khả năng Microtargeting "biến" quảng cáo Facebook trở thành một trong
những công cụ quảng cáo hiệu quả và dễ sử dụng. Bạn có thể nhắm mục tiêu định
vị các vị trí nhỏ nhất như quốc gia, tiểu bang, thành phố, làng, trung tâm mua sắm...
Điều này giúp tiếp cận đối tượng mục tiêu tốt hơn và tăng ROI.
Facebook Re-Targeting.

25
Facebook Retargeting, nói một cách đơn giản, là việc bạn quảng cáo tới những
khách hàng đã truy cập vào website của bạn, đã xem sản phẩm của bạn, đã có hứng
thú nhất định với sản phẩm. Vì thế, Facebook Retargeting đem lại hiệu quả cao
hơn quảng cáo thông thường.
Bằng cách đặt mã do Facebook cung cấp trên trang web, bạn có thể nhắm lại
mục tiêu khách truy cập trước đó trên trang của mình. Tính năng này có thể được
sử dụng để nhắm mục tiêu đến những người truy cập một số phần cụ thể trên trang
web của bạn.
Nhiều đơn vị quảng cáo trên Facebook
Trong số các mạng quảng cáo lớn, Facebook có nhiều đơn vị quảng cáo đa
dạng nhất, bao gồm các quảng cáo trên Newsfeed, quảng cáo Carousel, quảng cáo
Canvas, quảng cáo video, quảng cáo trên Instagram, quảng cáo sự kiện, quảng cáo
Facebook Lead và quảng cáo nhắm mục tiêu theo vị trí. Bạn có nhiều tùy chọn để
lựa chọn, phù hợp với chiến lược quảng cáo của mình.
Facebook là nền tảng mạng xã hội lớn nhất hiện nay
Facebook hiện có hơn 3,3 tỷ người dùng, dự kiến con số này vẫn tiếp tục tăng,
thống kê cho thấy hơn 70% người dùng Internet lướt Facebook là chủ yếu. Twitter
chỉ chiếm khoảng 1 nửa cơ sở người dùng Facebook, điều này có nghĩa là
Facebook cung cấp và hiển thị các nội dung mà bạn chia sẻ cho nhiều người dùng
khác nhau, phạm vi tiếp cận mở rộng.
Cải thiện lượt thích trang
Để người dùng tin tưởng thương hiệu của mình, một số doanh nghiệp bỏ tiền
ra mua lượt thích và số người theo dõi giả trên Facebook cũng như trên các nền
tảng mạng xã hội khác. Bằng cách quảng cáo trên Facebook giúp cải thiện số lượt
thích trang của bạn cũng như thu hút sự quan tâm của người dùng với các dịch vụ
mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.
Nền tảng quảng cáo đáng tin cậy
Facebook không ngừng cải tiến các tính năng quảng cáo của mình. Nền tảng
sử dụng các thuật toán và phương pháp tin cậy để phê duyệt và chạy các quảng cáo
được gửi.
Không cần đến trang Web khác

26
Facebook cho phép người dùng thiết lập một cửa hàng ngay trên nền tảng.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể bán hàng trực tiếp cho khách hàng của
mình ngay trên trang web liên kết. Về mặt kỹ thuật có thể hiểu bạn không cần đến
trang web riêng của mình. Tuy nhiên Facebook có thể "biến mất" lúc nào không
hay, vì vậy tốt nhất nên xây dựng một trang web riêng cho mình vẫn tốt hơn.
Nội dung được chia sẻ rộng rãi
Nếu nội dung mà bạn chia sẻ trên Facebook là các nội dung thú vị, hữu ích,
người dùng sẽ chia sẻ các nội dung này ngay trên trang cá nhân của họ. Điều này
giúp bạn có thể quảng cáo thương hiệu của mình mà không mất thêm chi phí nào
cả.
4.1.2. Nhược điểm
Khả năng cạnh tranh cao
Những gì tốt cho hoạt động quảng cáo thì chắc chắn không chỉ có một mình
bạn thực hiện, sẽ có những người tốt hơn, giỏi hơn bạn thực hiện. Chính vì vậy
bạn cần phải có những kế hoạch, chiến lược cũng những trau dồi những kiến thức
tốt nhất để có thể cạnh tranh được với đối thủ.
Số người nhìn thấy bài đăng giảm
Trừ khi trả tiền cho các quảng cáo Facebook, nếu không sẽ chẳng có ai nhìn
thấy các nội dung của bạn.
Số liệu thống kê bị báo cáo sai
Trong nhiều năm qua Facebook bị chỉ trích là báo cáo các số liệu thống kê
không chính xác. Có nhiều báo cáo liên quan đến việc Facebook "thổi phồng" các
số liệu thống kê. Một số ít trong số các số liệu thường bị báo cáo sai bao gồm:

• Báo cáo sai số liệu phát video.


• Số liệu bài viết tức.
• Số liệu các lượt giới thiệu ứng dụng.
Chính sách quảng cáo ngày càng khó
Facebook ngày càng thắt chặt việc quảng cáo, nếu bạn vi phạm tiêu chuẩn,
chính sách của họ thì sẽ bị khóa Fanpage, tài khoản quảng cáo mà không được
báo trước.

Quảng cáo mất tiền

27
Để tiếp cận nội dung của mình với các đối tượng nhắm mục tiêu buộc lòng
bạn phải chịu bỏ ra một khoản ngân sách. Ngân sách cho quảng cáo Facebook
càng nhiều thì cơ hội tiếp cận đối tượng càng lớn.

Chỉ người dùng đăng nhập tài khoản mới xem được quảng cáo

Chỉ có những ai đăng nhập được tài khoản Facebook của họ mới có thể xem
được các quảng cáo của bạn. Không giống như quảng cáo trên AdWords, các
quảng cáo của bạn được hiển thị cho tất cả người dùng trên Internet, với quảng
cáo Facebook mọi thứ chỉ hiển thị sau bước đăng nhập.

Facebook không còn là lựa chọn hàng đầu

Mặc dù có số lượng người dùng đông nhất so với các nền tảng mạng xã hội khác,
nhưng Facebook không còn là lựa chọn hàng đầu của người dùng khi mà các
mạng xã hội khác như Snapchat và Instagram đang dần thu hút người dùng với
các tính năng "độc đáo"

Dưới đây là một số nhược điểm, hạn chế khác của quảng cáo Facebook:

• Facebook là một mạng xã hội chứ không phải mạng lưới kinh doanh.
• Tỷ lệ chuyển đổi có thể thấp.
• Xuất hiện nhiều quảng cáo giả mạo.

Tóm lại, Facebook là một thị trường đầy tiềm năng, hãy tận dụng tốt những
cơ hội nó mang lại để thực hiện chiến lược Marketing Facebook
4.2. Đo lường hiệu quả quảng cáo Facebook
4.2.1. Các chỉ số hiệu suất (Performance Metrics)

Kết quả (results)

Kết quả là tổng số lần chiến dịch của bạn có thể nhận được kết quả mong
muốn.

Có thể nói đây là chỉ số quan trọng nhất của mỗi chiến dịch.

Điều này sẽ thay đổi dựa trên loại chiến dịch và mục tiêu bạn đã đặt.

Thường sẽ là một chỉ số được chuyển đổi. Ví dụ như lượng mua hàng trên
trang web hoặc số khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn đang chạy một chiến dịch
nâng cao nhận thức về thương hiệu, sản phẩm, bạn có thể lấy lưu lượng truy cập
hoặc số lần hiển thị làm mục tiêu cuối cùng của mình.

28
Một số loại phổ biến

Hãy tìm hiểu các loại “Kết quả” phổ biến cho một chiến dịch:

• Mua hàng trên trang web: Tổng số lần mua hàng diễn ra trên trang web
bạn.
• Khách hàng tiềm năng: Tổng số khách hàng có thể có được trên trang web
bạn.
• Biểu mẫu cho Khách hàng tiềm năng: Facebook hiện cung cấp “Quảng
cáo cho bạn – khách hàng tiềm năng” cho phép đối tượng người dùng gửi
thông tin liên hệ của họ (đã được điền trước vào biểu mẫu) ngay trong ứng
dụng Facebook. Chỉ số này tính thông qua tổng số lần gửi biểu mẫu đã
diễn ra.
• Các chuyển đổi tùy chỉnh (Số lượt tải xuống, số lượng đăng ký hội thảo
trên web, số lượt mua sản phẩm, …). Bạn cần theo dõi bất kỳ sự kiện nào
xảy ra trên trang web của mình dưới dạng chuyển đổi tùy chỉnh bằng Pixel
Facebook. Số lượt tải xuống cho Sách điện tử, lượt đăng ký hội thảo trên
web hoặc số lần dùng thử miễn phí đều là những “Kết quả” mà bạn có thể
sử dụng để theo dõi tối ưu cho chiến dịch của mình dưới dạng chuyển đổi
tùy chỉnh.

Chi phí cho Kết quả (CPR)

Trên các kênh PPC khác, chỉ tiêu này tương tự như “Chi phí cho mỗi hành
động” hay còn gọi là CPA.

Như đã đề cập trước đó, kết quả (hoặc hành động) cho chiến dịch bạn có thể
là 1 đăng ký mới, có 1 lượt bán hàng, một lần gửi biểu mẫu, … Nó sẽ khác nhau
dựa trên mục tiêu của chiến dịch mà bạn thực hiện.

Nhưng bất kể mục tiêu của chiến dịch cụ thể của bạn là gì, CPA là chỉ số
Facebook Ads quan trọng nhất để đo lường hiệu quả quảng cáo facebook.

Nếu một chiến dịch có CPA là 700.000 đồng cho mỗi khách hàng mới,
nhưng mỗi khách hàng chỉ có giá trị 350.000 đồng, bạn biết rằng chiến dịch
Quảng cáo trên Facebook có lợi nhuận âm và đang hoạt động không có tốt lắm.
Từ đó, bạn cần biết phải tối ưu lại mức phí của doanh nghiệp đầu tư.

29
CPA thực sự rất khác nhau tùy theo ngành. Wordstream đã sưu tập dữ liệu
CPA cho Facebook chỉ ra mức phí có thể tối ưu thấp tới 7,85 USD trong ngành
giáo dục và cao tới 55 USD trong ngành công nghệ.

>3. Tỷ lệ kết quả (Tỷ lệ chuyển đổi)

Tỷ lệ kết quả là tỷ lệ phần trăm kết quả mong muốn bạn đạt được so với tổng
số lần hiển thị.

Thông thường, tỷ lệ kết quả thường được gọi là tỷ lệ chuyển đổi trên các nền
tảng quảng cáo kỹ thuật số khác khi “Kết quả” là khách hàng hoặc là hành động.

Công thức cho tỷ lệ kết quả là: số kết quả / số lần hiển thị.

Chi tiêu

Chi tiêu là tổng số tiền chi cho quảng cáo của bạn trong khoảng thời gian đã
chọn.

Bạn cần phải theo dõi chi tiêu để tối ưu ngân sách tốt nhất cho bạn, đảm bảo
bạn có ngân sách. Nhưng ngoài ra bạn cần theo dõi các chỉ số chi phí khác (như
CPR và ROAS) để đảm bảo tối ưu tạo ra lợi nhuận tích cực.

ROAS (Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo)

Thực tế, ROAS (Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo) là số tiền doanh thu mà
công ty nhận cho mỗi 1 USD đầu tư vào quảng cáo.

ROAS là chỉ số đáng nói nhất nếu muốn chứng tỏ rằng chiến dịch quảng cáo
Facebook đã thành công.

Công thức để tính ROAS là Doanh thu/Chi tiêu.

Nếu bạn đang chạy một chiến dịch thương mại điện tử và theo dõi doanh
số của mình bằng Pixel Facebook, … Bạn có thể theo dõi ROAS trực tiếp trong
Quảng cáo Facebook. Đối với các chiến dịch khác, đó là điều bạn sẽ phải tính
toán tối ưu dựa trên giá trị của từng kết quả đạt được.
4.2.2. Các chỉ số phân phối (Delivery Metrics)

Lượt hiển thị

Số lần hiển thị là số lần quảng cáo sẽ xuất hiện trên màn hình trước khán giả.

30
Quảng cáo có càng nhiều lượt hiển thị thì nhận thức về thương hiệu hay sản
phẩm của bạn có thể càng cao. Quảng cáo của bạn sẽ mang lại hiệu quả nhất.

Đừng nhầm lẫn giữa lượt hiển thị và người xem. Lượt hiển thị là tổng số lần
quảng cáo của bạn đã được nhìn thấy, trong khi đó, lượng người xem là tổng số
của những đối tượng đã xem quảng cáo bạn.

Một người có thể thấy quảng cáo của bạn năm lần. Điều này sẽ tính 5 lần đối
với lần hiển thị, nhưng chỉ một lần đối với người xem.

Bạn cần tìm hiểu xem số lần hiển thị quảng cáo trên các nền tảng phát hành
để biết nơi quảng cáo bạn xuất hiện thường xuyên để phân tích, tối ưu mang lại
hiệu quả nhất.

CPM (Chi phí cho 1000 lần hiển thị)

CPM (chi phí cho 1000 lần hiển thị) là mức phí bạn cần chi trả để đạt được
1000 lần hiển thị.

Nhìn chung, CPM là một chỉ số phổ biến trên quảng cáo trực tuyến. Nó đo
lường hiệu quả đầu tư cho một chiến dịch quảng cáo. Đây cũng là một chỉ số
quảng cáo tuyệt vời để so sánh hiệu quả của quảng cáo giữa các bên phát hành và
chiến dịch quảng cáo khác nhau.

Nó cũng hữu ích trong việc hiểu giá cả đang dao động như thế nào cho vị trí
bạn đã chọn. Hãy nhớ rằng, Quảng cáo Facebook là một hệ thống đấu giá. CPA
của bạn có đang tăng vì đối tượng mục tiêu của bạn đang trở nên cạnh tranh hơn
không? Hay là vì tỷ lệ chuyển đổi đang giảm mạnh?

Nhìn vào CPM để xác định, tìm hiểu xem vị trí quảng cáo bạn có trở nên đắt
hơn không, cũng như so sánh hiệu quả của mức phí giữa các nền tảng. Dựa vào
đó, bạn có thể tối ưu mức phí đầu tư mang lại hiệu quả nhất cho chiến dịch quảng
cáo của mình.

Tần suất

Tần suất là số lần trung bình một người đã xem quảng cáo của bạn.

Đây cũng là một chỉ số đặc biệt quan trọng để đo lường hiệu quả quảng cáo
facebook nếu bạn có phạm vi tiếp cận đối tượng mục tiêu thực sự rất hẹp.

31
Mặc dù mọi người thường cần xem quảng cáo nhiều lần trước khi thay đổi.
Nhưng nếu họ đã xem một quảng cáo hơn 10 lần, bạn có thể đang làm quá tải đối
tượng của mình và cần mở rộng phạm vi tiếp cận.

Hãy theo dõi tần suất và phân tích số liệu, nhưng hãy nhớ rằng:

Cuối cùng nếu tỷ lệ chuyển đổi của quảng cáo bạn vẫn cao, có lẽ bạn vẫn
chưa làm quá tải đối tượng của mình. Quảng cáo vẫn mang lại hiệu quả.
4.2.3. Các chỉ số hành động (Engagement Metrics)

Hành động của các đối tượng

Số người đã thực hiện một hành động trên quảng cáo của bạn.

Chỉ số hành động của đối tượng bổ sung cho lượt xem. Chỉ số này cho thấy
số lượng người đã tham gia với doanh nghiệp bạn sau khi xem hoặc tham gia vào
quảng cáo.

Tương tác với bài đăng

Số lượng tương tác trên quảng cáo (hoặc trên tất cả các bài đăng, trong một
vài trường hợp). Đó có thể là nút tương tác trên quảng cáo và lượt comment, like,
share. Các tương tác cho phép mọi người chia sẻ các phản ứng khác nhau với nội
dung của nó: Thích, Yêu, Haha, Wow, Buồn hoặc Tức giận.

Tương tác với bài đăng cho thấy quảng cáo bạn có liên quan đến đối tượng
mục tiêu bạn. Điều này giúp bạn triển khai chiến dịch quảng cáo hoạt động tốt,
hiệu quả hơn.

Bình luận trong bài đăng

Số lượng bình luận về quảng cáo của bạn (hoặc tất cả các bài đăng, trong một
vài trường hợp).

Số lượng bình luận trong các bài đăng tính tất cả các bình luận mà mọi người
đã thực hiện trên quảng cáo của bạn khi quảng cáo đang chạy.

Nếu bạn đang chạy một chiến dịch lượt thích Trang, điều này cũng bao gồm
bình luận trên các bài đăng khác trên Trang của bạn được tính cho quảng cáo
bạn.

Lượt chia sẻ bài đăng

32
Số lượt chia sẻ của quảng cáo của bạn (hoặc tất cả các bài viết, trong một số
trường hợp).

Mọi người có thể chia sẻ quảng cáo và bài đăng của bạn trên Dòng thời gian
của riêng họ hoặc bạn bè của họ, theo nhóm và trên Trang của riêng họ.

Các chia sẻ được đánh giá cao hơn bất kỳ Chỉ số tương tác xã hội nào khác
(Tương tác và Bình luận). Và lượt chia sẻ đưa ra tín hiệu cho Facebook rằng
quảng cáo của bạn có lượng người xem phù hợp. Và Facebook sẽ thưởng cho các
nhà quảng cáo bằng mức phí thấp hơn cho mỗi kết quả.

Lượt nhấp chuột vào liên kết

Số lần nhấp vào liên kết quảng cáo đến các điểm đến hoặc trải nghiệm được
lựa chọn trong hoặc ngoài các tài sản thuộc sở hữu của Facebook.

Chỉ số đếm số lần nhấp liên kết được quy cho quảng cáo của bạn đưa đến các
điểm đến hoặc trải nghiệm được chọn. Ví dụ: chúng có thể bao gồm:

• Trang web
• Cửa hàng ứng dụng hoặc liên kết ứng dụng cụ thể
• Nhấp để gọi
• Nhấp để nhắn tin
• Liên kết bản đồ / hướng
• Facebook Canvas
• Biểu mẫu khách hàng tiềm năng của Facebook
• Chợ trên Facebook (Facebook Marketplace)
• Video được lưu trữ bởi một trang web khác (bao gồm các video được
nhúng trong các quảng cáo News Feed nhưng được lưu trữ trên nền tảng
video như YouTube hoặc Vimeo)

CTR (tính trên link)

Tỷ lệ phần trăm số người nhìn thấy quảng cáo của bạn và thực hiện nhấp
chuột liên kết vào quảng cáo.

CTR là một trong các chỉ số quan trọng nhất. Vì nó tác động đến Số Điểm
Phù Hợp Facebook (Relevance Score) của bạn. Đồng thời phân tích có bao nhiêu
đối tượng mục tiêu của bạn sẽ thấy quảng cáo của bạn và mức phí mà bạn phải
trả.

33
CTR trung bình trên tất cả các ngành trên quảng cáo Facebook chỉ là 0,9%.

CPC (tính trên link)

Về cơ bản, CPC là mức phí trung bình cho mỗi lần nhấp vào link quảng cáo.

Mức phí bạn phải trả cho một lần nhấp vào liên kết quảng cáo sẽ bị ảnh
hưởng bởi CTR. CTR càng cao, số tiền cho mỗi lần nhấp vào liên kết bạn sẽ trả
càng thấp. Điều này là do Facebook thưởng cho các nhà quảng cáo phù hợp cao
với đối tượng quảng cáo được thể hiện bằng cách có CTR cao.

Số lượt thích trang

Số lượt thích của Trang Facebook bao gồm từ chiến dịch quảng cáo.

Chỉ số này tính Số lượt thích trang Facebook bao gồm trực tiếp trên trang và
lượt thích xảy ra thông qua nút Thích trang trên quảng cáo.

Với việc giới thiệu các mục tiêu quảng cáo hiệu quả hơn như Chuyển đổi,
Lưu lượng truy cập và sự suy giảm phạm vi tiếp cận cơ bản trên Facebook, Phân
tích số lượt thích trang đã trở thành một thước đo vô nghĩa hàng đầu.

Nó không còn là một trong các chỉ số quảng cáo cốt lõi của Facebook. Bạn sẽ
thấy rằng bạn nhận được Số lượt thích trang bổ sung khi bạn chạy các chiến dịch
quảng cáo. Nhưng nếu tập trung vào chúng nữa là một sự lãng phí thời gian và
tiền bạc.
4.2.4. Các chỉ số tương tác video (Video Engagement Metrics)
Lượt xem video ba giây

Số lần video của bạn được xem trong tổng số ít nhất ba giây hoặc gần như
tổng thời lượng của video quảng cáo, tùy theo điều kiện nào xảy ra trước.

Ví dụ: Nếu ai đó xem video hai giây trong 1,94 giây hoặc xem video ba giây
trong 2,91 giây, thì đó được tính là một lần xem video ba giây. Mọi người thường
dừng xem trước khi kết thúc thực tế của video khi cuộn tín dụng (credits roll)
hoặc nội dung mờ dần, vì vậy 97% được coi là độ dài toàn bộ video.

Lượt xem video ba giây là chỉ số tuyệt vời để phân tích thời gian xem trên
các video. Nó thực sự rất ngắn, dài dưới 15 giây.

Chi phí cho mỗi lượt xem video ba giây

Chi phí trung bình cho mỗi lượt xem video trong vòng ba giây.

34
Chỉ số này được tính bằng tổng chi phí/số lượt xem video trong ba giây.

Lượt xem video mười giây

Số lần video của bạn được xem trong tổng số ít nhất mười giây hoặc gần như
tổng thời lượng của video quảng cáo, tùy theo điều kiện nào xảy ra trước.

Ví dụ: Nếu ai đó xem video năm giây trong 4,85 giây hoặc xem video mười
giây trong 9,7 giây, thì đó được tính là lượt xem video mười giây.

Giống như lượt xem video ba giây, lượt xem video mười giây là một Chỉ số
quan trọng để đo mức độ tương tác trên các video có độ dài lên đến 30 giây.

Tỷ lệ phần trăm video đã xem

Tỷ lệ phần trăm trung bình của video mà mọi người đã xem.

Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm trung bình video được xem trên tất cả
các lượt xem video quảng cáo của bạn. Bạn có thể thấy rằng video càng dài thì tỷ
lệ phần trăm video được xem càng thấp. Vì thế mức độ dừng xem lớn hơn cho
các video quảng cáo có độ dài hơn một phút.

Theo phân tích của Facebook cho thấy rằng các video ngắn hoạt động tốt
hơn. Tuy nhiên, họ không có khả năng giữ cho người dùng trên Facebook đủ lâu.
Nên họ đã điều chỉnh thuật toán của họ để ưu tiên cho các video quảng cáo dài
hơn.

Câu hỏi được đặt ra ở đây. Vậy khi họ phát trực tiếp, chỉ số này được tính
như thế nào? Chỉ số này không có tính năng đếm số lượt xem video khi họ phát
trực tiếp.

Số lượt xem 25% video

Tổng số lần video của bạn được xem ở mức 25% thời lượng, kể cả khi người
xem tua nhanh đến thời điểm này.

Số lượt xem 75% video

Tổng số lần video của bạn được xem ở mức 75% thời lượng, kể cả khi người
xem tua nhanh đến thời điểm này.

Số lượt xem 95% video

Tổng số lần video của bạn được xem ở mức 95% thời lượng, kể cả khi người
xem tua nhanh đến thời điểm này.
35
Số lượt xem 100% video

Số lần video của bạn được xem ở mức 100% thời lượng, kể cả khi người xem
tua nhanh đến thời điểm này.

5. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP
Tối ưu hóa phân phối

Việc cần thiết giúp quảng cáo Facebook có hiệu quả là phân tích xem mẫu
quảng cáo đó đã xác định được đúng đối tượng mua hàng chưa. Để làm điều này,
bạn có thể vào trình quản lý quảng cáo để xem mục phân tích, để thấy độ tuổi
nào có bình luận, nhắn tin cho bạn, giới tính nào, thành phố nào.

Ví dụ bạn chạy ads từ 18-65 tuổi, cả nam lẫn nữ, và toàn quốc. Sau 1 ngày
chạy bạn phân tích thì thấy chỉ có 25-34 mới bình luận, mà chỉ giới tính nữ, và
chỉ có ở Hà Nội và HCM. Vậy thì bạn sẽ sửa lại quảng cáo đúng đối tượng trên
để tránh phí ngân sách phân phối cho đối tượng khác

Tối ưu vị trí quảng cáo

Facebook hay “dụ dỗ”, hăm dọa người mới chạy ads bằng các chiêu như: “nếu
bạn xóa instagram đi, quảng cáo có thể giảm 30% tương tác…Tuy nhiên tùy vào
sản phẩm chạy quảng cáo mà bạn cần cân nhắc có nên tích hợp instagram vào
không. Vì nếu không nhiều khách hàng tiềm năng của bạn ở đó thì bạn đang phí
tiền. Hay có những vị trí quảng cáo rất nhiều người chen vào thì bạn nên thử một
vị trí quảng cáo khác, nơi có ít nhà quảng cáo cạnh tranh hơn thì chi phí ads của
bạn sẽ giảm hơn. Vậy nên hãy lưu ý chọn đúng vị trí quảng cáo để bài quảng cáo
hiệu qủa nhất.

Giảm chi phí tiếp cận khách hàng

• Tăng tiếp cận tự nhiên: dùng seo Facebook và hastag để người dùng có thể
tìm thấy bạn tự nhiên. Đã có tài liệu hướng dẫn SEO Facebook trên đây
rồi, bạn chỉ cần đọc và áp dụng thôi
• Giảm CPM: có thể dùng hình thức video để chạy ads, video cho CPM rẻ
hơn, tuy nhiên điểm khó là phải làm video kích thích người ta tương tác
hoặc khơi gợi cảm xúc

Tận dụng retargeting

Tiếp thị lại những người đã từng quan tâm đến sản phẩm của bạn thì nhiều khả
năng có thể chốt được đơn hơn so với những người mới. Như vậy bạn cần chạy
36
thêm chiến dịch để retargeting những người có quan tâm đến sản phẩm của bạn,
hãy đưa thêm ưu điểm của sản phẩm, bằng chứng, hoặc lí do họ nên mua sản
phẩm của bạn.

Tối ưu hình ảnh: trên Facebook có ảnh đẹp thì sẽ có giá rẻ.

Ảnh ấn tượng cũng cho giá rẻ. Vậy nên nhiệm vụ của bạn là làm cho hình ảnh
đẹp hơn, bắt mắt hơn, ấn tượng hơn.

Có nhiều cách tùy vào sản phẩm dịch vụ của bạn là gì. Tuy nhiên bạn có thể
dùng cách chọn người mẫu đẹp hơn (thuê người mẫu, hoặc chọn người đẹp để
lên photoshop thiết kế, phối màu sắc đẹp hơn(khả năng của designer) , chụp ảnh
với số lượng sản phẩm rất lớn (ý tưởng)

Tối ưu content: nghĩ ra tiêu đề và 8 dòng đầu tiên cho hay.

Dạo gần đây tôi thấy Facebook hiện từ 8 đến 10 dòng đầu tiên chứ không còn
6 dòng như năm trước nữa. Hãy đầu tư nhiều thời gian để tạo ra 8 dòng đầu tiên
này: đọc nghe hay và đánh vào lợi ích của khách hàng. Người ta thấy hấp dẫn
nhấp vào bài viết nhiều hơn thì chi phí ads của bạn cũng rẻ hơn

Nếu 2 tiêu đề mà nói về lợi ích như nhau thì tiêu đề nào đọc có vần điệu nghe
êm tai hơn thì sẽ có chi phí rẻ hơn. Trong đa số các trường hợp thì content tốt
hơn sẽ mang chi phí ads rẻ hơn, đa số các trường hợp khác nhau giữa lãi và lỗ thì
chỉ khác nhau ở content.

Khuyến khích hành động trong bài viết.

Làm cho khách hàng hành động lên bài quảng cáo càng nhiều thì chi phí càng
rẻ. Như vậy bạn phải cố gắng làm sao cho khách đọc xong phải hành động như
like, comment, share, nhấp vào link. Tôi đã chạy ads vừa bán dịch vụ Facebook
marketing vừa tặng ebook content chân kinh. Kết quả tương tác rất tốt. Tôi cũng
chạy cho một shop thời trang vừa bán đồ vừa giảm giá khi khách share bài viết.
Kết quả chi phí ads giảm hơn 50%.

Sử dụng công cụ Chatbot

Dùng chatbot gửi tin nhắn miễn phí đến khách hàng đã nhắn tin trao đổi: đây là
cách hay và giảm chi phí cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ phải làm là thiết kế chatbot rồi
gửi tin nhắn qua chatbot hàng loạt.

37
KẾT LUẬN
Mạng xã hội đang dần trở thành một kênh truyền thông giúp doanh nghiệp
quảng bá sản phẩm của mình một cách vô cùng là hiệu quả, và Facebook là một
trong số đó. Với công cụ hỗ trợ đắc lực của mình là Facebook Ads, Facebook
giúp những doanh nghiệp muốn quảng cáo hình ảnh, sản phẩm qua kênh của
mình thực hiện hoạt động quảng bá một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó chi phí dành cho quảng cáo Facebook nhìn chung còn khá
cao so với hiệu quả mà nó mang lại, do đó doanh nghiệp tiến hành quảng cáo
bằng Facebook Ads cũng cần có cho mình kế hoạch cụ thể, hợp lý và tính toán
mức chi ngân sách phù hợp để tránh lãng phí.

Quảng cáo qua các mạng xã hội sẽ ngày càng trở thành xu hướng trong
tương lai, với sự bùng nổ của Facebook Ads, Google Ads các mạng xã hội khác
như Instagram, Tiktok,… cũng đã và đang có cho mình công cụ quảng cáo riêng
để giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Các doanh nghiệp trong thời đại
số có vô vàn cách để tiếp cận với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình,
tuy nhiên thành công hay thất bại, có nhiều khách hàng hay không ai biết đến còn
phụ thuộc vào sự tính toán, khả năng lựa chọn cũng như đưa ra những quyết định
quảng cáo phù hợp. Nếu doanh nghiệp không được khách hàng biết đến, doanh
nghiệp sẽ không thể tồn tại.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Facebook Advertising Made Simple: A Step-by-Step Guide – Neil Patel

Facebook Ads: The Ultimate Guide For Businesses – Social Media Examiner

The Complete Guide to Getting Started with Facebook Ads – Buffer

Các loại định dạng quảng cáo trên Facebook|Facebook Business

https://www.facebook.com/business/help/

Sách Facebook Marketing 4.0

Sách Likeable Social Media

Sách Quảng Cáo Facebook Từ A Đến Z

https://sites.google.com/site/quangcaofbhieuqua/tin-tuc/cach-xac-dinh-doi-tuong-
muc-tieu-khi-chay-quang-cao-facebook/

39

You might also like