You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA


Lớp Bồi dưỡng CBQL trường Trung học tỉnh Tiền Giang

Tên tiểu luận:


CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRỪ VĂN THỐ,
THỊ XÃ CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG NĂM HỌC 2021 – 2022

Học viên: HỨA VĂN TẤN


Đơn vị công tác: Trường Trung học cơ sở Trừ Văn Thố, Thị xã Cai
Lậy, tỉnh Tiền Giang.

TIỀN GIANG, THÁNG 10/ 2021


1
MỤC LỤC

STT NỘI DUNG TRANG


1. Lý do chọn đề tài: 2
1.1. Lý do pháp lý 2
1
1.2. Lý do về lý luận 2
1.3. Lý do thực tiễn 4
2. Tình hình thực tế về công tác tự đánh giá chất lượng 5
giáo dục tại trường trung học cơ sở Trừ Văn Thố, thị xã
Cai Lậy, tỉnh Tiền giang.
2.1. Khái quát về Trường Trung học cơ sở Trừ Văn 5
Thố
2.2. Thực trạng công tác tự đánh giá chất lượng giáo 7
dục tại trường Trung học cơ sở Trừ Văn Thố.
2 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 11
trong công tác tự đánh giá của trường Trung học cơ sở Trừ
Văn Thố
2.3.1. Điểm mạnh: 11
2.3.2. Điểm yếu 12
2.3.3. Cơ hội 13
2.3.4. Thách thức 14
2.4. Kinh nghiệm thực tế của trường Trung học cơ sở 14
Trừ Văn Thố về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục
3. Kế hoạch hành động thực hiện công tác tự đánh giá 15
chất lượng giáo dục tại trường Trung học cơ sở Trừ
3
Văn Thố, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền giang.năm học 2021
– 2022
4. Kết luận và kiến nghị 23
4.1. Kết luận 23
4
4.2. Kiến nghị 23
Tài liệu tham khảo 25
1. Lý do chọn đề tài:

1.1. Lý do pháp lý:


2
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là mục tiêu hàng đầu mà nhà trường
đã xác định đầu tư, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Trong nhiều năm qua, trường đã
thực hiện tốt các cuộc vận động và chủ đề các hoạt động trọng điểm trong năm học
mà Bộ và Sở Sở Giáo dục và Đào tạo đã đề ra. Hoạt động kiểm định chất lượng
giáo dục là hoạt động hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo. Trong đó, công tác tự đánh giá là khâu quan trọng.
Nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo đôn đốc triển khai đã dược ban hành. Cụ thể:

- Nghị quyết 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được hội nghị
Trung ương 8 (khóa XI) thông qua, đã nêu “Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất
lượng giáo dục. Định kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các
chương trình đào tạo; công khai kết quả kiểm định…”

- Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ


Giáo dục và đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công
nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Công văn 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc hướng


dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông.

- Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15 tháng 01 năm 2013 về việc


xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường tiểu học và trường trung học.

- Thông tư số 125/2014/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2014 về


việc hướng dẫn nội dung, mức chi đối với hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên.

- Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tiền Giang về kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia giai đoạn 2021-2025
3
- Công văn số 1608/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 18/10/2021 của Sở Giáo dục
và Đào tạo Tiền Giang về việc hướng dẫn thực hiện công tác KĐCLGD và báo cáo
kết quả thực hiện Quy chế công khai năm học 2021- 2022.

Từ những cơ sở pháp lý trên, ta nhận thấy công tác tự đánh giá chất lượng
giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục là cấp thiết, là liên tục, thường xuyên
và phải thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn từ các cấp.

1.2. Lý do về lý luận:

Điều 2 của Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ


trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo
dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. “Kiểm định chất lượng cơ
sở giáo dục là hoạt động đánh giá giáo dục (bao gồm tự đánh giá và đánh giá
ngoài) để xác định mức độ cơ sở giáo dục đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục và công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng
giáo dục của cớ quan quản lý nhà nước về giáo dục”. Trong đó, tự đánh giá là
khâu đầu tiên trong tổng thể các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Tự đánh
giá thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong tất cả các hoạt
động, nghiên cứu và dịch vụ xã hội.

Theo tài liệu học tập “Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trường phổ thông”
năm 2020 của trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh thì “Kiểm
định chất lượng giáo dục không thể tách rời công tác tự đánh giá”. Tự đánh giá là
một khâu quan trọng trong hoạt động kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục. Đây
là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng,
hiệu quả hoạt động giáo dục - dạy học, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật
chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó điều chỉnh các nguồn lực và quá
trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Tự đánh giá không chỉ tạo
cơ sở cho công tác đánh giá ngoài mà còn tạo điều kiện để cơ sở giáo dục cải tiến
chất lượng.
4
Quy trình tự đánh giá theo Điều 23 của Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT gồm
các bước như sau:

Bước 1: Thành lập hội đồng tự đánh giá

Bước 2: Lập kế hoạch tự đánh giá

Bước 3: Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng

Bước 4: Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí

Bước 5: Viết báo cáo tự đánh giá

Bước 6: Công bố báo cáo tự đánh giá

Bước 7: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Như vậy, tự đánh giá được thực hiện theo một quy trình chặc chẽ, khoa
học, giúp nhà trường thấy rõ bức tranh thực trạng khách quan về chất lượng
giáo dục của nhà trường, tự nhìn nhận lại các hoạt động giáo dục, các điều
kiện khác của trường mình, các điểm mạnh, điểm yếu để lên kế hoạch hành
động duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục. Giúp nhà trường và các
cơ quan quản lý giáo dục xây dựng chính sách, đầu tư nguồn lực để không
ngừng nâng cao chất lượng của nhà trường. Góp phần nâng cao trách nhiệm
của nhà trường đối với xã hội của nhà trường. Do đó, việc nghiên cứu lý luận
để công tác tự đánh giá tại trường Trung học cơ sở Trừ Văn Thố, Thị xã Cai
Lậy, tỉnh Tiền Giang có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành công của
nhà trường trong thời gian tới.

1.3. Lý do thực tiễn

Căn cứ Thông tư số18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục


và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công
nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trường trung học cơ sở Trừ Văn Thố
đã tích cực thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường qua từng năm
học. Tiến hành tự đánh giá để rút ra được những mặt mạnh, yếu trong hoạt động
giáo dục của nhà trường. Từ đó, đề ra những giải pháp cải tiến chất lượng giáo dục
cho từng tiêu chí mà kế hoạch đã đề ra; xây dựng các biện pháp cải tiến, nâng cao
5
chất lượng giáo dục, phấn đấu đạt chuẩn đánh giá kiểm định chất lượng cơ sở giáo
dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai và thực hiện công tác tự đánh giá tại
trường gặp không ít khó khăn như: Việc lưu trữ hồ sơ minh chứng nhà trường chưa
khoa học, minh chứng qua nhiều năm bị thất lạc, hư hỏng. Việc khôi phục minh
chứng mất nhiều thời gian. Cơ sở vật chất để lưu trữ tài liệu minh chứng chưa bảo
đảm an toàn, khoa học. Nhiều minh chứng trong các tiêu chí trùng nhau. Hội đồng
tự đánh giá chưa được tập huấn về công tác kiểm định chất lượng mà chủ yếu dựa
vào văn bản của cấp trên tự tìm hiểu và thực hiện. Một số giáo viên chưa tích cực,
thậm chí không hợp tác trong việc tìm kiếm minh chứng. Các thành viên trong hội
đồng tự đánh giá hoạt động chưa thật hiệu quả do thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn...Với nhận thức sâu sắc của toàn Hội đồng về công tác kiểm định chất lượng,
là cơ sở để nâng chất lượng các hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường.
Nhằm xác định được thực tế nhà trường đạt mức độ nào, từ đó biết rõ thực trạng
chất lượng giáo dục của trường để có kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục tốt hơn.
Chính vì thế, nhà trường đã đăng ký kiểm định chất lượng và chuẩn quốc gia trong
năm 2022

2. Tình hình thực tế về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục tại
trường Trung học cơ sở Trừ Văn Thố, Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

2.1. Khái quát đặc điểm trường Trung học cơ sở Trừ Văn Thố:

Trường trung học cơ sở Trừ Văn Thố được thành lập vào ngày 30 tháng 7
năm 1997 theo Quyết định số 54/QĐ-UB ngày 30/7/1997 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện Cai Lậy trên cơ sở đổi tên từ trường trung học cơ sở Trừ Văn Thố
1 nằm trên địa bàn khu 3 thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Với
diện tích 7.076m2, gồm có 33 phòng (trong đó phòng học 23 phòng; phòng làm
việc và phục vụ 10 phòng, tất cả được xây dựng từ những năm 1960)

Năm 2008 trường được tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới, địa điểm
xây dựng cụm dân cư khu 1, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, địa
chỉ hiện nay nằm trên đường Trương Văn Điệp, Khu phố 1, phường 1 thị xã Cai
Lậy. Với kết cấu một trệt 03 lầu gồm các khu: Khu phòng học, khu hành chánh,
6
khu sân chơi và bãi tập, khu nhà xe học sinh và giáo viên các phòng đều được bố trí
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động.

Từ lúc thành lập trường đến nay, đội ngũ quản lý của trường có 04 lần thay
đổi Hiệu trưởng, lần 1 vào năm 1997, lần 2 vào năm 2002, lần 3 vào năm 2006, lần
4 vào năm 2016, 01 Phó Hiệu trưởng không đổi; 01 Phó Hiệu trưởng thay đổi 03
lần, lần 1 vào năm 2004, lần 2 vào năm 2006, lần 3 năm 2008. Các chức danh Tổ
trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Chi đoàn
tương đối ổn định; nhà trường đã từng bước khẳng định được chất lượng giáo dục
của mình; xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, tâm
huyết với nghề dạy học. Năm học 2021-2022, trường có 30 lớp với tổng số 1302
học sinh cùng với 70 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 51 cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 72,85%. Nhà trường
luôn tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tay nghề thông qua dự giờ, hội giảng, mở
chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối. Công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, học sinh cuối cấp luôn được quan tâm nên tỷ lệ học
sinh lên lớp hằng năm được nâng lên; số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thị xã,
cấp tỉnh được duy trì và phát huy về chất lượng lẫn số lượng. Năm 2018 trường xây
dựng đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1.

Trường có Chi bộ độc lập với 18 đảng viên trực thuộc Đảng bộ phường 1
nhiều năm liền đạt “Trong sạch, vững mạnh”. Đảng viên Chi bộ luôn gương mẫu
trong tất cả các hoạt động của nhà trường. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể được
phát huy vai trò góp phần giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thực hiện theo nguyên lý giáo dục, nhà trường kết hợp tốt giữa ba môi
trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội đã làm cho chất lượng giáo dục của
nhà trường đã không ngừng nâng cao.

2.2. Thực trạng công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục tại trường Trung
học cơ sở Trừ Văn Thố, Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Trước yêu cầu thực tiễn về việc nâng cao chất lượng giáo dục, trường Trung
học cơ sở Trừ Văn Thố đã triển khai công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục theo
7
quy trình hướng dẫn. Hiệu trưởng tổ chức họp toàn Hội đồng sư phạm nhà trường
và nêu lên ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng
giáo dục. Bên cạnh đó Hiệu trưởng cũng khẳng định vai trò tất cả các thành viên
của nhà trường và tiến hành tập huấn công tác kiểm định cho từng thành viên trong
Hội đồng tự đánh giá nhằm đưa ra phương hướng, giải pháp và tháo gỡ khó khăn
khi thực hiện. Dưới đây là thực trạng công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục tại
trường Trung học cơ sở Trừ Văn Thố:

(xem lại 7 bước chứ không phải 6 bước nhé=> chỉnh sửa, bổ sung)

2.2.1 Thành lập Hội đồng tự đánh giá:

Việc thành lập hội đồng tự đánh giá là việc làm rất quan trọng vì có sự tham
gia của nhiều người thì công việc mới đạt hiệu quả cao, nhà trường đã thành lập
Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục gồm 25 thành viên với đầy đủ các thành
phần: Hiệu trưởng (Chủ tịch Hội đồng), Phó Hiệu trưởng (phó Chủ tịch hội đồng);
nhóm thư ký, Tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên phụ trách các bộ phận, đoàn thể
trong nhà trường… là thành viên hội đồng. Hội đồng tự đánh giá phân công cụ thể
nhiệm vụ cho từng thành viên theo chức năng, năng lực mỗi người để hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.

Nhằm góp phần thành công cho công tác tự đánh giá, Chủ tịch Hội đồng tự
đánh giá của trường đã xác định rõ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn tài chính
và thời gian cần thiết để thực hiện. Việc dự kiến các thông tin minh chứng cần thu
thập cho từng tiêu chí cũng được Hội đồng xác định và phân công một cách cụ thể,
khoa học.

2.2.2 Lập kế hoạch tự đánh giá:

Hiệu trưởng là chủ tịch Hội đồng tự đánh giá, là người xây dựng kế hoạch tự
đánh giá, phê duyệt và phát hành đến từng thành viên của hội đồng tự đánh giá.
Trên cơ sở thực tế của nhà trường Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thật chi tiết, rõ
ràng, xác định rõ mục đích, phạm vi tự đánh giá và thời gian thực hiện cho từng
hoạt động.
8
Mặc dù có dự kiến tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá cho hội đồng tự đánh giá,
giáo viên, nhân viên nhưng còn sơ sài, chưa bổ sung, điều chỉnh khi cần thiết; chưa
bổ sung nguồn kinh phí chi cho hoạt động tự đánh giá.

2.2.3 Thu thập, xử lý và phân tích minh chứng:

Khi được Chủ tịch hội đồng giao nhiệm vụ, các nhóm, từng cá nhân tiến
hành việc thu thập xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng của từng tiêu
chuẩn, tiêu chí. Các thông tin, minh chứng thu thập được các nhóm kiểm tra
độ tin cậy, tính chính xác, mức độ phù hợp liên quan đến tiêu chí. Hội đồng tự
đánh giá kiểm tra kết quả thu thập của từng nhóm để biết tính chính xác về
thực trạng các hoạt động của nhà trường. Sau đó sắp xếp và lưu trữ hồ sơ từng
tiêu chí.

Trường THCS Trừ Văn Thố với qui mô lớn, nhiều lần thay đổi Hiệu
trưởng và phó Hiệu trưởng nên việc thu thập minh chứng gặp nhiều khó khăn;
Giáo viên chưa hợp tác trong quá trình thu thập thông tin minh chứng. Việc
thu thập và xử lý thông tin còn gặp nhiều khó khăn do khối lượng công việc
nhiều, chủ yếu là làm công tác chuyên môn nên chỉ sử dụng ít thời gian cho
việc thu thập thông tin minh chứng, phần lớn là dồn cho nhóm trưởng. Hơn nữa
bộ phận văn thư là giáo viên kiêm nhiệm còn nhiều lúng túng trong công việc
xử lí văn bản, việc lưu trữ hồ sơ cũng chưa khoa học, chưa đúng yêu cầu.

2.2.4 Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí:

Từng nhóm thực hiện việc đánh giá tiêu chí thông qua phiếu đánh giá. Hội
đồng tự đánh giá xem xét, thảo luận các nội dung của từng phiếu đánh giá tiêu
chí, chỉnh sửa hoàn thiện hơn. Sau đó gởi thư ký hội đồng tự đánh giá tổng
hợp.

Trong quá trình viết phiếu tự đánh giá, nội dung một số phiếu chưa đầy đủ
như kế hoạch cải tiến chất lượng, biện pháp, nhân lực, tài chính, thời gian hoàn
thành, tính khả thi.

2.2.5 Viết báo cáo tự đánh giá:


9
Kết quả tự đánh giá được trình bày dưới dạng một bản báo cáo theo cấu trúc và
hình thức thống nhất theo qui định. Qua việc thu thập, phân tích đánh giá tiêu chí,
từng nhóm viết lại báo cáo bằng văn bản phản ánh thực trạng chất lượng trường về
công tác tự đánh giá của từng nhóm qua từng tiêu chí. Báo cáo được trình bày đúng
theo cấu trúc và hình thức quy định: mô tả hiện trạng, những điểm mạnh, điểm yếu,
kế hoạch cải tiến tự đánh giá.

Trong quá trình viết báo cáo gặp rất nhiều khó khăn vì chưa được tập huấn về
công tác viết báo cáo kiểm định chất lượng giáo dục mà chỉ dựa vào tự nghiên cứu
các văn bản để viết, nên việc xác định điểm mạnh điểm yếu chưa rõ ràng và cụ thể,
dẫn đến việc cải tiến chất lượng chưa đúng nội dung trọng tâm; chưa có kế hoạch
phát huy những điểm mạnh và biện pháp khắc phục những tồn tại của trường.Tuy
nhiên, báo cáo được Hiệu trưởng phân công nhận xét, đánh giá chéo ở các nhóm và
thông qua hội đồng tự đánh giá để chỉnh sửa, bổ sung và hiệu trưởng phê duyệt.

2.2.6 Công bố báo cáo tự đánh giá.

Sau khi phân công các nhóm viết báo cáo trên cơ sở phân tích các minh
chứng đã thu thập được, Hiệu trưởng tổng hợp lại các kết quả của từng nhóm theo
phân công theo từng tiêu chí, làm bản dự thảo báo cáo tự đánh giá. Thực hiện công
bố kết quả tự đánh giá vào phiên họp hội đồng sư phạm của nhà trường, nhằm đánh
giá, rút kinh nghiệm kết quả một giai đoạn của công tác tự đánh giá và lưu giữ hồ
sơ.

Kết quả tự đánh giá năm học 2021 – 2022 của nhà trường như sau: Đánh giá
tiêu chí mức 1, 2 và 3
Kết quả
Tiêu chuẩn,
Đạt
tiêu chí Không đạt
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí 1.1 X X X
Tiêu chí 1.2 X X
Tiêu chí 1.3 X X X
Tiêu chí 1.4 X X X
10

Kết quả
Tiêu chuẩn,
Đạt
tiêu chí Không đạt
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chí 1.5 X X
Tiêu chí 1.6 X X
Tiêu chí 1.7 X X
Tiêu chí 1.8 X X
Tiêu chí 1.9 X X
Tiêu chí 1.10 X X
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Tiêu chí 2.1 X X X
Tiêu chí 2.2 X X
Tiêu chí 2.3 X X
Tiêu chí 2.4 X X X
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Tiêu chí 3.1 X X
Tiêu chí 3.2 X X
Tiêu chí 3.3 X X X
Tiêu chí 3.4 X X
Tiêu chí 3.5 X X X
Tiêu chí 3.6 X X X
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí 4.1 X X X
Tiêu chí 4.2 X X X
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Tiêu chí 5.1 X X X
Tiêu chí 5.2 X X X
Tiêu chí 5.3 X X
Tiêu chí 5.4 X X
Tiêu chí 5.5 X X X
Tiêu chí 5.6 X X X

- Mức 1: Số lượng tiêu chí đạt 28/28 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 100%
11
- Mức 2: Số lượng tiêu chí đạt 28/28 tiêu chí, đạt tỷlệ: 100%
- Mức 3: Số lượng tiêu chí đạt 14/20 tiêu chí, đạt tỷlệ: 70%; Số lượng tiêu
chí không đạt 6/20 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 30%

Kết quả: Trường đạt mức 2

2.2.6 Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Với nhận thức sâu sắc của toàn Hội đồng về công tác kiểm định chất lượng, là
cơ sở để nâng chất lượng các hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường.
Nhằm xác định được thực tế nhà trường đạt mức độ nào, từ đó biết rõ thực trạng
chất lượng giáo dục của trường để có kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục tốt hơn.
Hiệu trưởng báo cáo tự đánh giá về Phòng Giáo dục và Đào tạo và đề nghị sự hỗ
trợ từ phía lãnh đạo các cấp trong quá trình thực hiện cải tiến nâng cao chất lượng.
Chính vì thế, nhà trường đã đăng ký kiểm định chất lượng và chuẩn quốc gia trong
năm 2022

2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác tự
đánh giá của trường Trung học cơ sở Trừ Văn Thố:

2.3.1. Điểm mạnh:

a. Về lãnh đạo nhà trường:

Ban giám hiệu có trình độ quản lý, chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có
chuyên môn vững, nhiệt quyết và đã được bồi dưỡng lớp Cán bộ quản lý nên cũng
nắm được công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tự đánh giá chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ
thể, rõ ràng cho từng thành viên, tích cực chỉ đạo, theo dõi, giám sát và giúp đỡ các
thành viên trong hội đồng tự đánh giá, tạo được sự đồng thuận cao trong tập thể
giáo viên.

Hiệu trưởng cập nhật thường xuyên, đầy đủ các văn bản chỉ đạo các cấp có
thẩm quyền và ngành giáo dục về công tác kiểm định chất lượng giáo dục là cơ sở
pháp lí vững chắc cho công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục.

Ban giám hiệu và một số giáo viên cột cán của trường đã được tập huấn về
công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục nên công việc khá thuận lợi.
12
b. Về đội ngũ giáo viên:

Đội ngũ giáo viên nói chung thành viên Hội đồng tự đánh giá nói riêng, nhận
thức được tầm quan trong của công tác tự đánh giá nhà trường, nhiệt tình, có trình
độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, biết ứng dụng công nghệ thông tin, đoàn
kết.

Thành viên Hội đồng tự đánh giá có tinh thần học hỏi, trách nhiệm cao, có khả
năng phân tích, tổng hợp, biết lựa chọn phù hợp nên việc tìm kiếm, thu thập minh
chứng ít tốn thời gian và đánh giá tiêu chí đạt hiệu quả chính xác và thiết thực. Các
thành viên trong ban thư ký có năng lực soạn thảo văn bản vững vàng.

c. Về cơ sở vật chất:

Trường học được xây dựng trên địa bàn khá thuận lợi, cơ sở vật chất được đầu
tư khang trang, sạch đẹp, có đầy đủ các phòng chức năng đáp ứng được yêu cầu đổi
mới trong công tác dạy và học của trường. Từ đó, nhà trường hỗ trợ khá đầy đủ
thiết bị, vật dụng, phòng ban cho hội đồng tự đánh giá làm việc.

2.3.2. Điểm yếu:

- Thời gian tập huấn cho Hiệu trưởng, cũng như việc tập huấn lại cho các
thành viên trong Hội đồng tự đánh giá còn ít còn thiếu chi tiết, nên việc tiếp thu
nhận thức về nội dung, kỹ năng làm công tác tự đánh giá của các thành viên hội
đồng còn hạn chế.

- Các thành viên trong hội đồng tự đánh giá dù đã được Hiệu trưởng tổ chức
tập huấn về công tác tự đánh giá nhưng cách thức tìm minh chứng, cách mã hóa
minh chứng, mô tả hiện trạng còn theo hình thức liệt kê. Kỹ năng phân tích, đánh
giá lựa chọn minh chứng cốt lõi chưa tốt; chưa mô tả được hiện trạng, điểm mạnh,
điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng chưa được cụ thể. Mặc khác, các thành viên
trong nhóm phụ trách tiêu chí được phân công chưa có sự phối hợp tự tìm minh
chứng dẫn đến mâu thuẩn, không nhất quán trong việc diễn đạt mô tả tiêu chí và
mất nhiều thời gian trong việc tìm minh chứng. Đặc biệt hơn là công tác tự đánh
giá thường thực hiện theo qui trình ngược như mô tả hiện trạng, đánh giá tiêu chí…
xong mới tìm minh chứng.
13
- Bên cạnh đó còn không ít giáo viên, nhân viên chưa hiểu rõ mục đính, qui
trình tự đánh giá trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục nên còn e ngại, chưa
sâu sát, hợp tác chưa tốt, thậm chí có cả dấu hiệu chống đối khi phân công nhiệm
vụ.

- Nhiều lần thay đổi Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng, chưa có nhân viên văn
thư chính quy các minh chứng lưu trữ ở đơn vị chưa khoa học, một số minh chứng
bị thất lạc nên việc phục hồi cũng như việc thu thập minh chứng gặp nhiều khó
khăn.

- Trong một năm học nhà trường có nhiều kế hoạch hoạt động, giáo viên chủ
yếu thực hiện chuyên môn, chưa chú trọng lắm công tác kiểm định chất lượng.

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dự trù nguồn kinh phí còn hạn chế, chưa đáp
ứng phần nào công sức để tạo động lực cho thành viên tham gia hội đồng tự đánh
giá thực hiện nhiệm vụ.

2.3.3. Cơ hội:

Trường Trung học cơ sở Trừ Văn Thố được sự lãnh đạo sâu sát của Đảng bộ,
chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn, trực tiếp là Phòng Giáo dục và
Đào tạo thị xã Cai Lậy trong việc thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo
dục.

Được sự đồng thuận và quan tâm sâu sát của Ủy ban Nhân dân thị xã Cai Lậy
trường được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo tiêu chuẩn
trường chuẩn quốc gia, đây là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập trong nhà trường.

Nhiều năm liền, kết quả học sinh giỏi vượt bậc, đạt chất lượng hai mặc giáo
dục. Nhà trường nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh

2.3.4. Thách thức:

Trường Trung học cơ sở Trừ Văn Thố, nằm trên khu đô thị, kinh tế thương
mại, địa bàn giáp ranh các xã, phường khác. Phụ huynh nghề nghiệp chính là buôn
bán và làm nông nghiệp, nên họ chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em,
14
từ đó công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường chưa thật tốt thường
hay bỏ mặc cho nhà trường.

Cơ chế, quy định đặc biệt là công tác tổ chức nhân sự cho nhà trường thực
hiện chưa nhất quán, hệ thống văn bản của các cấp về công tác tự đánh giá chất
lượng giáo dục còn có nhiều thay đổi, điều chỉnh nên không khỏi ảnh hưởng đến
công tác này. Nhà trường phải nghiên cứu và điều chỉnh khá nhiều lần để phù hợp
với các yêu cầu của quy định mới.

Nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm định chất lượng còn hạn chế, việc
huy động nguồn lực về tài chính bên ngoài gặp nhiều khó khăn.

2.4. Kinh nghiệm thực tế của trường Trung học cơ sở Trừ Văn Thố về công
tác tự đánh giá chất lượng giáo dục:

Bản thân là Hiệu trưởng nhà trường, giữ vai trò là Chủ tịch của Hội đồng tự
đánh giá chất lượng giáo dục, phải nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí tầm quan trọng
của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục. Từ đó Hiệu trưởng trên cơ sở thực
tế về công tác tự đánh giá phải đề ra được nhiều biện pháp khắc phục những khó
khăn, tồn tại, tháo gỡ vướn mắc trong quá trình tự đánh giá giáo dục của đơn vị:

- Hiệu trưởng tuyên truyền, quán triệt, ý nghĩa, mục đích, lợi ích và tầm quan
trọng của công tác tự đánh giát, triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, thông tư
liên quan tới công tác tự đánh giá cho các thành viên trong nhà trường nhằm thông
suốt, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò thành viên của hội đồng tự đánh giá.
- Cần nhiều thời gian cho việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác tự đánh
giá cho các thành viên trong hội đồng tự đánh giá. Định hướng quy hoạch các
nguồn hỗ trợ cho công tác tự đánh giá của nhà trường.

- Khi thành lập hội đồng tự đánh giá, Hiệu trưởng sáng suốt cân nhắc trong
việc lựa chọn người có năng lực, nhạy bén, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, biết
ứng dụng công nghệ thông tin, thành thạo tổng hợp và viết báo cáo văn bản tham
gia thành viên hội đồng tự đánh giá.
15
- Xác định công tác tự đánh giá là công việc phải làm thường xuyên, liên tục
và phải có kế hoạch định hướng chiến lược lâu dài nhằm thuận lợi cho việc thu thập
minh chứng.

- Việc làm không thể thiếu của hiệu trưởng là phải xây dựng kế hoạch tự đánh
giá thật chi tiết, rõ ràng, cụ thể, bố trí thời gian hợp lý để thực hiện. Định kỳ đánh
giá việc thực hiện kế hoạch để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đầu năm có dự trù kinh phí để thực hiện
công tác tự đánh giá chất lượng.

- Hướng dẫn chi tiết việc thu thập thông tin, xử lý, phân tích minh chứng. Tổ
chức thảo luận kĩ các nội dung của từng phiếu đánh giá tiêu chí

- Hàng tháng trong năm học Hiệu trưởng nhắc nhở, tăng cường quan tâm đến
công tác lưu trữ hồ sơ và các minh chứng. Việc tự đánh giá chất lượng giáo dục ở
trường là đánh giá thực, số liệu chính xác và nguồn minh chứng phải đáng tin cậy.

- Hiệu trưởng tạo được sự đồng thuận trong tập thể giáo viên toàn trường, kịp
thời động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt nhiệm vụ được phân
công theo kế hoạch.

- Một số văn bản hướng dẫn chưa thống nhất hoặc chưa cụ thể dẫn đến việc
chỉ đạo đôi lúc còn lúng túng khi thực hiện.

- Để có được những thành tựu nhất định, bản thân là Hiệu trưởng luôn tự học
tập, tự rèn luyện và có đủ trình độ, năng lực, nắm được định hướng phát triển
chung của ngành và đặc thù riêng của đơn vị, địa phương. Đồng thời, luôn tuân thủ
đúng theo các văn bản chỉ đạo, các chế độ chính sách của ngành Giáo dục Đào tạo,
của Đảng và Nhà nước quy định về công tác tự đánh giá. Biết vận dụng các kỹ
năng quản lý vào nhà trường.

3. Kế hoạch hành động thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục tại
trường Trung học cơ sở Trừ Văn Thố, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm học
2021– 2022
16

Tên Mục tiêu/ Người Điều kiện Biện pháp Dự kiến Biện
công kết quả thực hiện/ thực hiện thực hiện khó khăn, pháp khắc
việc cần đạt phối hợp rủi ro phục
1.Thành - Chọn Hiệu -Thời - Hiệu trưởng - Giáo - Đề xuất
lập hội được trưởng, gian: Từ dự kiến thành viên văn với Phòng
đồng tự thành viên phó hiệu ngày viên của Hội thư làm Giáo dục
đánh giá hội đồng trưởng, 16/11/202 đồng tự đánh công tác tuyển văn
tự đánh Chủ tịch 1 đến ngày giá gồm 25 kiêm thư chuyên
giá hiểu công đoàn, 23/11/202 người: Hiệu nhiệm, trách.
biết về nhà Tổng phụ 1 trưởng, 02 Phó chưa được -Tập huấn
trường, có trách đội, -Địa điểm: Hiệu trưởng, tập huấn nghiệp vụ
khả năng Bí thư phòng họp Chủ tịch công kỹ năng công tác
thu thập, Đoàn, thư đoàn, Bí thư làm công văn thư.
- Các văn
phân tích, ký hội Đoàn, Thư ký tác văn thư
bản hướng - Vận
đánh giá đồng, tổ hội đồng, tổ nên việc
dẫn thực động,
được chất trưởng trưởng chuyên lưu trữ hồ
hiện công thuyết
lượng giáo chuyên môn các tổ, sơ chưa
tác tự đánh phục các
dục của môn các văn thư, giáo khoa học.
giá chất thành viên
nhà tổ, giáo viên dạy Tin -Một số
lượng giáo tham gia
trường. viên kiêm học (thư ký thành viên
dục một cách
nhiệm, tổng hợp), ngại khó, tự giác,
nhân viên giáo viên kiêm không
tích cực.
phụ trách nhiệm, nhân muốn
các bộ viên phụ trách tham gia
phận. các bộ phận vào hội
-Thông qua đồng tự
buổi họp liên đánh giá.
tịch để triển
khai dự kiến
thành viên của
hội đồng tự
17

Tên Mục tiêu/ Người Điều kiện Biện pháp Dự kiến Biện
công kết quả thực hiện/ thực hiện thực hiện khó khăn, pháp khắc
việc cần đạt phối hợp rủi ro phục
đánh giá.

- Triển khai
quyết định
thành lập hội
đồng tự đánh
giá, phân công
nhiệm vụ cụ
thể từng thành
viên.

2. Xây - Kế - Hiệu -Từ - Hiệu trưởng -Kế hoạch - Điều


dựng kế hoạch phải trưởng 24/11/202 xây dựng dự không phù chỉnh kế
hoạch tự cụ thể, chi - Thư ký 1 đến ngày thảo kế hoạch hợp với hoạch thảo
đánh giá tiết, rõ hội đồng. 30/11/202 tự đánh giá từng thời luận,
ràng, xác 1 -Triển khai điểm và thống nhất
định được -Họp hội trước hội đồng chỉ tiêu chỉ tiêu
thời gian đồng tự Sư phạm dự không khả
hoàn thảo kế hoạch thi
đánh giá.
thành. tự đánh giá để
-Hội đồng
- Quán các thành viên
tự đánh
triệt cho thảo luận,
giá thảo
các thành đóng góp ý
luận, đóng
viên trong kiến để hoàn
góp ý kiến
hội đồng thành kế
để xây
tự đánh hoạch
dựng hoàn
giá về -Ban hành kế
chỉnh kế
nhiệm vụ, hoạch chính
hoạch.
công việc thức.
mình sẽ
18

Tên Mục tiêu/ Người Điều kiện Biện pháp Dự kiến Biện
công kết quả thực hiện/ thực hiện thực hiện khó khăn, pháp khắc
việc cần đạt phối hợp rủi ro phục
làm và
thời gian
sẽ hoàn
thành.

3.Tập - Giúp các -Hiệu - Từ - Chuẩn bị cơ - Giáo -Tổ chức


huấn thành viên trưởng 10/12/202 sở vật chất để viên chán, đa dạng
nghiệp trong hội -Thành 1 đến tập huấn. không tích các hình
vụ thu đồng tự viên của 17/12/202 - Thư ký cực tham thức tập
thập đánh giá hội đồng 1 tổ chức chuẩn bị biểu gia tập huấn
minh có kỹ năng tự đánh tập huấn mẫu đánh giá huấn. - Vận
chứng, thu thập và giá. kỹ năng tự tiêu chí cho -Không đủ động sự hỗ
xử lý xử lý minh đánh giá thành viên hội kinh phí trợ từ phía
- Các tổ
thông tin chứng, cho toàn đồng tự đánh chi cho tập cha mẹ
chức đoàn
và viết viết phiếu thể các giá. huấn học sinh
thể trong
phiếu tự tự đánh thành viên và các
trường. -Hiệu trưởng -Hiệu
đánh giá. trong hội mạnh
triển khai nội trưởng
giá. đồng tự thường
dung tập huấn không có
đánh giá quân. Xây
kỹ năng thu khả năng
tại phòng dựng quy
thập thông tin tập huấn.
họp của chế chi
và cách viết
trường. Sử tiêu nội
phiếu báo cáo
dụng Tivi bộ.
tự đánh giá
loại lớn,
máy tính,
tài liệu văn
bản liên
quan đến
công tác tự
19

Tên Mục tiêu/ Người Điều kiện Biện pháp Dự kiến Biện
công kết quả thực hiện/ thực hiện thực hiện khó khăn, pháp khắc
việc cần đạt phối hợp rủi ro phục
đánh giá.

- Kinh phí
tổ chức tập
huấn.

4.Thu Thu thập Các thành -Từ Thu thập -Minh - Phục hồi
thập đầy đủ các viên được 20/12/202 thông tin từ chứng bị minh
thông thông tin phân công 1 đến Hiệu trưởng, thất lạc, chứng
tin, minh minh theo quyết 30/3/2022. Phó hiệu hư hỏng -Rà soát
chứng. chứng phù định từng - Phương trưởng phụ - Minh văn bản
hợp với tiêu chuẩn tiện; máy trách chuyên chứng hướng dẫn
từng tiêu in, máy vi môn, Phó hiệu không phù thu thập
chí, từng tính, máy trưởng phụ hợp minh
chỉ báo photo, các trách cơ sở vật chứng
- Các bộ
theo yêu loại văn chất, các bộ
phận -Động
cầu. phòng phận, Đoàn
không hợp viên,
phẩm thể, văn thư,
tác cung khuyến
khác. kế toán,…
cấp thông khích hoặc
tin chế tài.

5. Mã Sắp xếp 5 nhóm - Từ - Căn cứ vào Trùng Photo các


hóa thông tin, phụ trách 01/4/2022 văn bản hướng minh minh
minh minh 5 tiêu đến dẫn đánh mã chứng ở chứng bổ
chứng chứng chuẩn 10/4/2022 số, chỉ số, tiêu các tiêu sung đầy
theo từng -Phương chí, tiêu chuẩn chuẩn đủ cho
chỉ số, mã tiện: Máy và hộp đựng từng tiêu
số, tiêu vi tính, minh chứng chí.
chí, tiêu máy in, phù hợp với
chuẩn và máy từng tiêu
20

Tên Mục tiêu/ Người Điều kiện Biện pháp Dự kiến Biện
công kết quả thực hiện/ thực hiện thực hiện khó khăn, pháp khắc
việc cần đạt phối hợp rủi ro phục
thứ tự hộp photo, hộp chuẩn
đựng dựng minh - Thảo luận
chứng, tủ các thành viên
kệ lưu trữ trong nhóm và
hồ sơ. liên hệ nhóm
khác để thống
nhất mã minh
chứng.

6. Viết Đánh giá -Nhóm - Từ ngày Căn cứ vào -Các -Tập huấn
phiếu được các thư ký 12/4/2022 nội dung nhóm viết cho hội
đánh giá tiêu chí - Nhóm đến ngày hướng dẫn của báo cáo đồng tự
tiêu chí cần đạt chuyên 25/4/2022 mẫu phiếu qua loa. đánh giá
của từng trách theo - Phương đánh giá để - Các báo kỹ năng
tiêu chuẩn phân công. tiện: Máy viết báo cáo cáo chưa viết báo

vi tính, đúng cấu trúc cụ thể, rõ cáo một

máy in, và hình thức ràng cách khoa

phiếu đánh theo quy định. học, chi

giá - Thảo luận tiết và rõ

các thành viên ràng.

trong nhóm,
phân công các
thành viên phụ
trách các tiêu
chí đánh giá.

7.Viết Viết được -Hiệu -Từ ngày - Báo cáo đầy - Báo cáo - Nghiên
báo cáo báo cáo tự trưởng 26/4/2022 đủ theo trình còn sai sót cứu văn
tự đánh đánh giá -Hội đồng đến ngày tự các tiêu chí về cấu trúc bản hướng
giá hoàn chỉnh và chính dẫn để viết
21

Tên Mục tiêu/ Người Điều kiện Biện pháp Dự kiến Biện
công kết quả thực hiện/ thực hiện thực hiện khó khăn, pháp khắc
việc cần đạt phối hợp rủi ro phục
tự đánh 10/5/2022 - Hoàn tất các tả. đúng cấu
giá - Phương phụ lục theo trúc. Sau

tiện: Máy hướng dẫn tự đó cho hội

vi tính, đánh giá. đồng kiểm

máy in. tra, đóng


góp ý
kiến, sửa
chữa.

8. Công -Toàn thể - Hiệu -Từ -Họp hội đồng Một số -Tiếp tục
bố kết giáo viên, trưởng 15/5/2022 sư phạm công giáo viên tuyên
quả tự nhân viên -Hội đồng đến ngày bố kết quả tự không truyền,
đánh nhà trường sư phạm 20/5/2022 đánh giá. quan tâm nâng cao
giá. nắm được -Phương - Công bố bản đến kết nhận thức
tình hình tiện: báo cáo tại thư quả tự về công
của nhà phòng viện, niêm yết đánh giá tác tự đánh
trường để họp, bảng tại trường giá cho
có kế báo cáo tự giáo viên
hoạch cải đánh giá.
tiến trong
thời gian
tới.

9. Tổng -Đánh giá -Hiệu -Thời - Họp hội -Thiếu Đưa vào
kết, kết quả trưởng gian: từ đồng tự đánh kinh phí quy chế
đánh giá thực hiện, -Toàn thể 22/5/2022 giá chi tiêu
rút kinh hội đồng đến - Đưa vào xét nội bộ để
nghiệm , tự đánh 27/5/2022. thi đua cuối khen
tuyên giá -Phương năm thưởng
dương tiện: cho giáo
22

Tên Mục tiêu/ Người Điều kiện Biện pháp Dự kiến Biện
công kết quả thực hiện/ thực hiện thực hiện khó khăn, pháp khắc
việc cần đạt phối hợp rủi ro phục
khen phòng viên làm
thưởng các họp, bảng tốt.
cá nhân, chấm
tập thể có công.
thành tích
tốt trong
quá trình
thực hiện
công tác tự
đánh giá.

10. Xây - Nâng -Toàn thể Từ tháng Thống kê các Kế hoạch Thảo luận,
dựng kế cao chất giáo viên, 6 năm chỉ số chưa đạt không khả thống nhất
hoạch lượng giáo nhân viên 2022 của từng tiêu thi và khó kế hoạch
cải tiến dục của của nhà chí để đề ra thực hiện để thực
chất nhà trường trường giải pháp cải hiện
lượng - Hoàn tiến trong thời
nhà thiện mục gian tới
trường tiêu tự - Xây dựng kế
đánh giá. hoạch cải tiến
trong thời gian
tới.

4. Kết luận và kiến nghị:

4.1. Kết luận:

Trường phổ thông khi kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành đạt kết quả khả quan,
đây đã đánh giá một một thành quả mà trường có được dựa, quan trong hơn là một
thương hiệu giáo dục cho nhà trường nhằm thu hút nguồn lực tài chính, nhân tài và
23
đặc biệt là thu hút đầu vào học sinh, đây là điểm then chốt mà mọi nhà trường phải
phát huy.

Vì vậy trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục thì hoạt động tự đánh
giá là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng. Đó là hoạt động tự xem xét, kiểm tra,
đánh giá của nhà trường theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ
giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả giáo
dục, nhân lực, vật lực cũng như điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức,… Từ đó
tiến hành điều chỉnh, cải tiến, nâng cao quản lý và chất lượng giáo dục của nhà
trường. Đây cũng là quá trình tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, là một quá trình
tự học, tự nghiên cứu và tự hoàn thiện. Chính vì vậy, muốn quản lý tốt công tác tự
đánh giá, đòi hỏi người hiệu trưởng cần phải nhận thức sâu sắc về mục đích, tầm
quan trọng của công tác này. Từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong tập thể giáo
viên, nhân viên, giúp họ thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác tự đánh giá,
xem đây là việc làm thường xuyên, liên tục không dừng lại, ngày càng nâng cao
dần chất lượng giáo dục, từng bước tạo dựng thương hiệu cho nhà trường.

4.2. Kiến nghị:

4.2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Chợ Gạo:

Luân chuyển Viên chức quản lý (Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng) ít nhất hết
một nhiệm kỳ hoặc khi cần thiết để việc quản ký, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo
dục tốt hơn, hoặc viên chức quản lí nghỉ hưu chú ý đến công tác bàn giao công việc
quản lí nhà trường phải hoàn chỉnh, đúng đủ các loại văn bản thực hiện của nhà
trường.

Tham mưu với UBND thị xã tuyển dụng, bổ sung nhân viên văn thư chính
quy để việc lưu trữ hồ sơ khoa học hơn cũng như nhân viên chuyên trách các bộ
phận khác để việc cải tiến chất lượng được khả thi.

Đầu tư quỹ đất, cơ sở vật chất cho nhà trường để phục vụ tốt cho việc dạy và
học.

Hỗ trợ thường xuyên cho nhà trường trong công tác tự đánh giá chất lượng
giáo dục.
24
4.2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang:

Thường xuyên mở lớp tập huấn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục
cho cán bộ quản lý và giáo viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 của Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8


năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quy định về kiểm định
chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ
sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28 tháng 12


năm 2018 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ
thông.
25
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15
tháng 01 năm 2013 về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 125/2014/TTLT-BTC-BGD&ĐT


ngày 27 tháng 8 năm 2014 về việc hướng dẫn nội dung, mức chi đối với hoạt động
kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường
xuyên.

6. Luật Giáo dục 2019 và luật Giáo dục được sửa đổi và bổ sung một số điều
năm 2009, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

7. Thầy Mai Hoàng Sang,Thầy Phan Tấn Chí (2012), Chuyên đề 7 Đánh giá,
kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông thuộc Module 7- Chương trình BDCBQL
Trường phổ thông, Lưu hành nội bộ tại Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Tp.HCM.

8. Sở Giáo dục Đào tạo Tiền Giang, Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 12


tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về kiểm định chất lượng
giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025.

9. Sở Giáo dục Đào tạo Tiền Giang, Công văn số 1540/SGDĐT-KTKĐCLGD


ngày 07/10/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD), công nhận trường
đạt chuẩn quốc gia (CQG) năm học 2021-2022.

10. Báo cáo tự đánh giá - Trường Trung học cơ sở Trừ văn Thố, năm 2021.

11. Một số tiểu luận các khóa trước.

You might also like