You are on page 1of 4

KIỂM TRA NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI HIỆN NAY


Trương Văn Tuấn – Khoa QLGD
I. Đặt vấn đề
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) là một trong các
nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. CTGDPT mới ban hành
theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo đặt ra nhiều yêu cầu mới đòi hỏi người cán bộ quản lý trường phổ
thông phải nâng cao hơn về phẩm chất và năng lực quản trị nhà trường; trong
đó, công tác kiểm tra nội bộ nhà trường là một trong những nhiệm quan
trọng và cần thiết trong việc kiểm soát chất lượng giáo dục của đơn vị nhằm
góp phần vào sự thành công của CTGDPT nói riêng, của công cuộc đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam nói chung.
II. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và những yêu cầu đối với
người cán bộ quản lý giáo dục trong nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trường học
2.1. Công tác kiểm tra nội bộ trong bối cảnh thực hiện chương trình
giáo dục phổ thông mới hiện nay
Kiểm tra là hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính tri - xã hội,
tổ chức kinh tế nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Qua kiểm tra các cơ quan, tổ
chức đánh giá đúng mực việc làm, từ đó đề ra chủ trương, phương hướng, biện
pháp, hoạt động tiếp theo.
Kiểm tra nội bộ nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
hiệu trưởng. Đây cũng chính là một trong những chức năng quản lý mà người
cán bộ quản lý phải thực hiện. Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập
Ban kiểm tra nội bộ với các cán bộ, GV là thành viên của đoàn kiểm tra nội bộ.
Đối tượng kiểm tra nội bộ của nhà trường là GV, nhân viên làm việc trong các
lĩnh vực được ghi trong quyết định kiểm tra.
Nghị quyết 29 của BCHTW khóa XI về Đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng chỉ
đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm
bảo, từ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của
các cơ sở giáo dục,…Trong đó, xác định trách nhiệm, đẩy mạnh phân cấp, tăng
cường hiệu lực quản lý, giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục.
Nghị quyết 29 đã chỉ rõ 3 nội dung cần phải đổi mới: 1) Chương trình và
sách giáo khoa; 2) Phương pháp dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; và 3)
Cơ chế quản lý nhà nước về giáo dục. Đồng thời, Nghị quyết 29 cũng xác định
một trong những khâu then chốt là Đổi mới cơ chế quản lý, trong đó, đẩy mạnh
hoạt động thanh tra, kiểm tra là một giải pháp quan trọng. Do vậy, vai trò của
công tác thanh, kiểm tra có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh

1
đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay. Có thể nói, cùng với công tác thanh
tra, kiểm tra nội bộ có vai trò quan trọng trên hai mặt sau đây:
Thứ nhất, kiểm tra giúp người CBQL xem xét, đánh giá lại những nhiệm
vụ GV, NV nhà trường đang thực hiện, khả năng đáp ứng được yêu cầu của
cấp trên đề ra, để từ đó CBQL có thể điều chỉnh các nội dung, biện pháp cụ
thể hơn, hiệu quả hơn. Hoạt động kiểm tra nếu được bảo đảm duy trì thường
xuyên sẽ tác động mạnh mẽ đến đội ngũ GV, NV đang thực hiện nhiệm vụ,
giúp họ nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về trách nhiệm của bản thân
trong hoạt động giảng dạy, giáo dục.
Bên cạnh đó, kiểm tra còn phát hiện các điều kiện cơ sở vật chất - kỹ
thuật, phương tiện, đồ dùng dạy và học… đảm bảo để đội ngũ GV thực hiện
nhiệm vụ. Qua kiểm tra, CBQL phát hiện và điều chỉnh, bổ sung các yếu tố
này, kịp thời động viên đối tượng được thanh tra thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao.
Thứ hai, kiểm tra giúp người CBQL phát hiện những vấn đế phát sinh
trong thực tiễn hoạt động của tổ chuyên môn và các bộ phận khác trong nhà
trường. Như đã nói, kiểm tra không chỉ giám sát việc thực hiện mục tiêu, nội
dung, phương pháp giáo dục mà còn có ý nghĩa phòng ngừa, uốn nắn những
vi phạm của GV, NV trong việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn
nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường. Đó là ý nghĩa thiết thực
trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay là góp phần vào việc bảo đảm chất
lượng giáo dục của mỗi nhà trường, bảo đảm nâng cao trình độ học vấn cho
người học một cách thực chất.
2.2. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và những yêu cầu đặt ra
cho công tác kiểm tra nội bộ hiện nay
Trong thời gian qua, các cơ sở giáo dục ở các địa phương trên cả nước đã
có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động trong việc tổ chức
hoạt động kiểm tra nội bộ ở đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu tinh thần của Nghị
quyết 29. Tuy nhiên, cũng còn những cơ sở giáo dục còn những mặt hạn chế,
tồn đọng nhất định trong hoạt động quản lý giáo dục. Một trong những
nguyên nhân là công tác kiểm tra nội bộ chưa được HT quan tâm đánh giá và
thực hiện đúng mức, dẫn đến một số mặt còn hạn chế, tồn đọng sau đây:
- Công tác tự kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức. Qua thực tế cho
thấy, một số CBQL chưa đầu tư xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ cụ thể,
chu đáo, nội dung chưa tập trung vào trọng tâm, trọng điểm theo kế hoạch
nhiệm vụ năm học mà còn dàn trải, chưa có sự phân công cụ thể nhiệm vụ
của các thành viên trong đoàn kiểm tra, công bố thời gian kế hoạch kiểm tra
chưa kịp thời…dẫn đến chưa tác động mạnh mẽ ý thức của đội ngũ cán bộ,
giáo viên, người lao động của đơn vị về ý nghĩa của nhiệm vụ quan trọng
này.
- Quy trình kiểm tra còn thiếu và chưa chặt chẽ; thực hiện chưa đầy đủ
các nội dung đã xác định trong kế hoạch tự kiểm tra. Người CBQL chưa
bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về công tác kiểm tra
2
nội bộ, chưa bám sát các văn bản pháp quy hiện hành như: Chuẩn hoá quy
trình thanh tra, kiểm tra theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng
10 nám 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan
hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh
tra.
- Công tác lưu trữ hồ sơ kiểm tra chưa đúng quy định. Qua thanh tra
của cấp trên phát hiện một số cơ sở giáo dục chưa lưu trữ hồ sơ quản lý của
nhà trường đầy đủ, đúng theo hướng dẫn chung. Vẫn còn tình trạng thất lạc
các loại hồ sơ minh chứng cho hoạt động kiểm tra như: chưa có biên bản tự
kiểm tra, báo cáo kết quả tự kiểm tra, kết luận sau khi kiểm tra để điều chỉnh,
sửa chữa sai sót… Và nhất là chưa quan tâm giải quyết dứt điểm những mâu
thuẫn nội bộ phát sinh trong nhà trường.
Trước yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục, công tác thanh, kiểm tra cần
phải đổi mới, từ quan điểm đổi mới thanh tra giáo dục “đẩy mạnh hoạt động
thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành theo hướng tăng cường phân
cấp, đẩy mạnh công tác tự kiểm tra của cơ sở giáo dục”. Do vậy, vai trò của
người CBQL ở cơ sở và công tác kiểm tra nội bộ càng có ý nghĩa hết sức
quan trọng.
Chỉ thị 5972/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, trong đó nhấn
mạnh, vai trò của “người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục
tổ chức quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò công tác thanh tra và trách nhiệm của
các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động trong toàn ngành giáo dục đối với công tác thanh
tra”. Người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục chỉ đạo tổ
chức Thanh tra trực thuộc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm có trọng
tâm, trọng điểm; kịp thời tiến hành thanh tra đột xuất khi cần thiết. Tổ chức
thanh tra, kiểm tra đúng quy trình quy định, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm
các vi phạm. Thực hiện việc công khai kết luận thanh tra nhằm tác động vào
cả hệ thống. Đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết
luận thanh tra theo đúng quy định. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra hành
chính, thanh tra chuyên ngành theo hướng tăng cường phân cấp, đẩy mạnh
công tác tự thanh tra, kiểm tra của cơ sở giáo dục.
Chính vì vậy, công tác kiểm tra nội bộ cần được CBQL nhà trường tập
trung các vấn đề bức xúc được dư luận quan tâm, các vấn đề nóng trong xã
hội như: dạy thêm, học thêm, thu chi tài chính, sử dụng sổ sách, tuyển sinh
đầu cấp, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời.
III. Kết luận
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) là một trong các
nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. CTGDPT mới đặt ra nhiều
yêu cầu đòi hỏi người cán bộ quản lý trường phổ thông phải nâng cao hơn về
3
phẩm chất và năng lực quản trị nhà trường;…Trong đó, công tác kiểm tra nội
bộ trường học của người CBQL được xem là hết sức quan trọng, có ý nghĩa
to lớn trong việc bảo đảm chất lượng dạy học, giáo dục của mỗi đơn vị góp
phần vào sự thành công của CTGDPT nói riêng, của công cuộc đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục Việt Nam nói chung.

IV. Tài liệu tham khảo


1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần
thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban
hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết sổ 29-
NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị 8 Ban Chấp hành Trung
ương Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

3. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình,
SGK GDPT.
4. Chỉ thị 5972/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.
5. Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành
trong lĩnh vực giáo dục
6. Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định
việc thực hiện kết luận thanh tra.

You might also like