You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Trình bày nguồn gốc và sự ra đời của thuyết kiến tạo trong dạy học.
2. Hãy vận dụng thuyết kiến tạo trong môn học mà anh/chị sẽ dạy học trong tương lai?

1. Trình bày nguồn gốc và sự ra đời của thuyết kiến tạo trong dạy học.
- Lý thuyết kiến tạo trong dạy học có nguồn gốc từ lý thuyết kiến tạo kiến thức của
J.Piaget. J. Piaget đã dùng hai khái niệm công cụ để phân tích sự phát triển trí tuệ trẻ
em đó là: thích nghi và cấu trúc. Theo lý thuyết kiến tạo nhận thức của J.Piaget thì học
tập là quá trình cá nhân hình thành tri thức cho mình, dưới dạng chung nhất cấu trúc
nhận thức có chức năng tạo ra sự thích ứng của cá thể với kích thích của môi trường,
cấu trúc nhận thức hình thành theo cơ chế đồng hóa và điều ứng.
- Xuất phát từ quan điểm của J.Piaget về bản chất của quá trình nhận thức, các vấn đề về
kiến tạo trong dạy học đã thu hút ngày càng nhiều các nhà nghiên cứu khác xây dựng
nên những lý thuyết về kiến tạo
+ VonGlaserfeld: Nhấn mạnh một số luận điểm cơ bản làm nền tảng cho lí thuyết kiến tạo
+ Clements và Battista cũng đưa ra một số triết lí về dạy học toán theo quan điểm kiến
tạo
- Mặc dù cách phát biểu về những luận điểm là khác nhau nhưng nhìn chung đều có điểm
chung: đó là tri thức được học sinh chủ động sáng tạo và phát hiện chứ không phải thụ
động tiếp nhận từ môi trường bên ngoài

2. Hãy vận dụng thuyết kiến tạo trong môn học mà anh/chị sẽ dạy học trong tương lai?
1 số quan điểm trong vận dụng thuyết kiến tạo trong dạy học
a. Học tập khám phá
- Người học được đưa vào các dạng hoạt động khám phá (inquiry) khác nhau. Ví dụ:
Trong khi học bài “Phản ứng của O2” trong môn hóa học, học sinh được thực hành các
thí nghiệm kết hợp O2 với các chất và quan sát phản ứng. → Sau đó rút ra kết luận về
các dạng phản ứng và các chất phản ứng được với O2. Hình thức này gọi là “khám phá
quy nạp”. Ví dụ 2: Trong khi học môn Toán học về “Định lý Pytago”, GV đưa ra định lí và
những kết luận tổng quát về định lý, học sinh kiểm nghiệm, phân tích, chứng minh định
lý. Hình thức này gọi là “khám phá diễn dịch”.
b. Học tập theo nhóm
- Học sinh thảo luận theo các nhóm nhỏ, đưa ra câu trả lời chung cho cả nhóm
c. Có một số gợi ý về mặt thực hành nhằm hỗ trợ giáo viên tổ chức hoạt động học tập
khám phá trên lớp.
- Kích thích sự tò mò. Vì trong quá trình tự phát hiện, học sinh là nhân tố chủ động nên
giáo viên cần tạo ra không khí học tập, kích thích sự suy nghĩ của học sinh.
- Giúp học sinh hiểu cấu trúc của những thông tin mới. J. Bruner nhấn mạnh rằng học
sinh nên hiểu cấu trúc của thông tin các em cần biết thông qua các ví dụ sinh động. Tài
liệu và phương tiện dạy học cần hỗ trợ quá trình tự tìm tòi tri thức của người học.
- Thiết kế các hoạt động dựa trên các tình huống có vấn đề. Học sinh cần tham gia tích
cực vào giải quyết vấn đề một cách thường xuyên.
- Phát triển trực giác trong lớp học. Suy nghĩ trực giác đối với Bruner là việc nắm bắt ý
nghĩa, tầm quan trọng, hay cấu trúc của một vấn đề mà không cần bằng chứng hoặc
hành động mang tính phân tích rõ ràng. Đưa vào bài học một số hoạt động khuyến khích
học sinh dự đoán và ước tính để tìm ra một câu trả lời cụ thể cho một vấn đề sẽ giúp
các em phát triển trực giác.
- Học tập cách giải quyết vấn đề (problem solving) là một dạng khác của phương pháp
khám phá.
Ví dụ về những vấn đề học tập: sự sống trên trái đất được hình thành như thế nào? Điều gì sẽ
xảy ra nếu nhiệt độ trung bình của trái đấy tiếp tục tăng lên? Ngăn chặn AIDS bằng cách nào?
Việc ăn kiêng và luyện tập có tác động như thế nào đến cơ thể? Loại chất thải lỏng nào gây
nguy hiểm nhất đối với trái đất? Nguồn nhiên liệu nào là sắp cạn kiệt? Việc giải quyết vấn đề
nêu trên trong lớp học không chỉ tạo điều kiện để học sinh tiếp cận vào những vấn đề của thế
giới thực tại mà còn tăng cường quá trình khám phá của học sinh. Việc cho học sinh tham gia
giải quyết các vấn đề là một hoạt động cần thiết với chính bản thân các em, cũng chính là mục
đích của quá trình dạy học.
Dựa vào cách khám phá, học sinh nhận ra rằng, để thu thập được thông tin, các em phải tự đặt
ra các câu hỏi, phát hiện vấn đề. Nhờ đó, không khí của lớp học sẽ hào hứng hơn. Không có câu
hỏi hay vấn đề nào đặt ra là “ngớ ngẩn” và học sinh cần tự tin với câu hỏi hay vấn đề mình đặt
ra. Học sinh thực hiện việc khám phá khi phải đối mặt với vấn đề các em chưa biết và cần tìm
hiểu, giải quyết dưới vai trò định hướng của giáo viên

Vận dụng thuyết kiến tạo trong dạy học bài “Câu điều kiện (Conditional Sentences)

SỬ DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC 5E

2.1 Gắn kết (Engagement)

Mục đích:

- Kích thích học sinh tự tìm hiểu về các cách nêu giả thiết cho một sự việc (Kích thích trí
tò mò về bài sắp được học)
- Gắn kết những kiến thức đã có trước đó của học sinh với bài học mới → Tạo sự hứng
thú về mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết
- Giúp giáo viên đánh giá được kiến thức nền tảng mà học sinh đã có về bài học trước khi
giới thiệu về bài mới

Hoạt động

Hoạt động GV Hoạt động HS

Yêu cầu học sinh thảo luận Thảo luận đưa ra câu trả lời

Đưa ra đề bài cho học sinh thảo luận:

- Trong trường hợp muốn nêu lên một


giả thiết, em sẽ dùng cách nói như
thế nào?
- Trong trường hợp giả thiết có điều
kiện, em sẽ nói như thế nào?
2.2. Khám phá (Exploration)

Mục đích: Học sinh được chủ động khám phá các khái niệm mới thông qua các trải nghiệm học
tập cụ thể.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Yêu cầu học sinh thảo luận về câu điều kiện Thảo luận theo nhóm

Các câu hỏi thảo luận: Trả lời câu hỏi

- Các em đã biết về câu điều kiện?

- Các em biết gì về cách dùng câu điều kiện ?

2.3. Giải thích (Explanation)

Mục đích:

Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tổng hợp kiến ​thức mới để học sinh hiểu và nắm được bài học

Phát triển năng lực trình bày, khái quát vấn đề cho học sinh

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Giới thiệu khái quát về các khái niệm liên Lắng nghe, ghi chép
Khái niệm quan
Đặt câu hỏi
- Khái niệm câu điều kiện

- Các dạng câu điều kiện


Hoạt động 2: - Yêu cầu học sinh đọc các ví dụ trong - Đọc ví dụ trước lớp và xác
Nội dung sách giáo khoa và xác định nội dung, kiểu định nội dung ví dụ + trả lời
câu của ví dụ câu hỏi đặt ra trong ví dụ

- Rút ra khái quát, kết luận câu điều kiện, - Ghi chép
các dạng câu điều kiện, công thức của
các dạng câu điều kiện, hòa hợp giữ chủ
ngữ - động từ trong câu điều kiện

- Đưa ra những ví dụ minh họa cụ thể về - Đặt câu hỏi nếu không hiểu
từng dạng câu điều kiện: về nội dung kiến thức hoặc ví
dụ cô giáo minh họa
+ Ví dụ: câu điều kiện loại 1

If it is sunny, I will go fishing.

+ Ví dụ: câu điều kiện loại 2

If I were you, I would go abroad

Hoạt động 3 Gọi học sinh trả lời câu hỏi, phát biểu ý Học sinh trình bày ý kiến
kiến cá nhân riêng của mình về bài học

2.4. Áp dụng cụ thể (Elaborate)

Mục đích:

- Giúp học sinh có cơ hội thực hành và vận dụng các kiến thức đã học được ở bước Giải thích,
giúp học sinh làm sâu sắc hơn các hiểu biết, khéo léo hơn các kỹ năng, và có thể áp dụng được
trong những tình huống và hoàn cảnh đa dạng khác nhau. Điều này giúp các kiến thức trở nên
sâu sắc hơn.
- Giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề nhanh nhạy qua trò chơi, ghi nhớ bài học

- Giai đoạn này cũng nhằm giúp học sinh củng cố kiến ​thức trước khi được đánh giá thông qua
các bài kiểm tra.

=> Khác với cách học thụ động, ở đây học sinh được làm chủ, chiếm lĩnh tri thức

Hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ Đưa hình thức trò chơi: Học sinh chơi trò chơi theo
hướng dẫn của GV
“Trò chơi truyền điện”
+ Người được chỉ định trả lời câu
Hoạt động Nội dung: Giáo viên gọi một người bất kì đặt
hỏi
3: Chơi trò câu, sau khi trả lời xong người đó sẽ phải
chơi chỉ định một bạn để trả lời tiếp + Sau đó chỉ định một bạn khác
và người được chỉ định tiếp tục
Người trả lời sai sẽ bị phạt hát một bài
trả lời
hoặc….

+ Người trả lời sai hoặc không trả


lời được thì thực hiện thử thách
theo yêu cầu của GV

+ Giáo viên nhận xét câu trả lời

Cuối cùng chốt lại kiến thức đã học + Lắng nghe nhận xét
2.5. Đánh giá (Evaluation)

Hoạt động của GV

- Đặt câu hỏi mở rộng cho học sinh thảo luận:

“Em đã học được gì sau bài học và ứng dụng nó vào thực tiễn đời sống như thế nào?”

- Giao một bài tập trắc nghiệm nhanh có các câu hỏi về kiến thức đã học để kiểm tra nhanh quá
trình tiếp thu của học sinh

Hoạt động của HS

- Ghi chép những kiến thức đã được chốt lại và đặt câu hỏi nếu có

- Trả lời câu hỏi mở rộng trước lớp

- Làm bài tập trắc nghiệm

You might also like